You are on page 1of 4

Lan Anh:

Chào mừng quý vị khán giả quay trở lại với chương trình “Bản án mỗi tuần”. Và tôi Lan Anh rất hân
hạnh được đồng hành cùng các bạn trong số phát sóng lần này các bạn đừng quên chương trình được
phát sóng lúc 8h sáng thứ 6 hằng tuần do kênh Ulaw TV tổ chức thực hiện nhé.

Ở số phát sóng thứ tư tuần này chúng ta sẽ được tìm hiểu về một chủ đề mới mà cá nhân Lan Anh thấy
rất phổ biến hiện nay đó chính là: Đặt cọc
Ở vấn đề này chúng ta sẽ có những kiến thức mới và câu hỏi được đặt ra trong Án lệ số 25/2018AL,
quyết định số 49 ngày 18/10/2018 của toà án nhân dân cấp cao tại TP.HCM và Bản án số 26 ngày
11/6/2019 của toà án nhân dân tỉnh Quảng Ninh. Các bạn hãy chờ xem ở mỗi quyết định, bản án như
vậy thì hướng giải quyết của chúng mình như thế nào nhé!!!!
Không để các bạn chờ lâu, chúng ta sẽ bước vào phần 1: những kiến thức cần được đề cập để làm rõ nét
hơn về chủ đề chính: Đặt cọc.

Hôm nay Lan Anh sẽ mời Vũ Thị Thuỳ Dương Phó giáo sư Tiến sĩ trường Đại học Luật đồng hành
cùng với mình lần này. Mời các bạn trở về trường quay
Lan Anh: Rất vui khi được gặp Dương, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá vấn đề Đặt cọc nhé
Dương: Đây là vấn đề rất hay vì vậy tôi đã sẵn sàng

1. Điểm khác biệt giữa đặt cọc, cầm cố và thế chấp


- Đặt cọc Là việc bên đặt cọc giao cho bên nhận đặt cọc một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá
quý hoặc vật có giá trị khác trong thời hạn nhất định để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng
(Điều 328 BLDS năm 2015)
- Cầm cố Là việc bên cầm cố giao tài sản thuộc quyền cầm cố của mình ( ko bao gồm bất
động sản) cho bên nhận cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khi xác lập giao dịch dân sự (Điều
309 đến Điều 316 BLDS năm 2015)
- Thế chấp Là việc bên thế chấp dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên nhận thế chấp khi đã xác lập giao dịch dân sự (Điều 317
đến Điều 327 BLDS năm 2015.)
- Bên nhận cọc: nghĩa vụ bảo quản, giữ gìn tài sản và không được khai thác, sử dụng tài sản đó, trừ
trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Tài sản đặt cọc vẫn thuộc sở hữu của bên đặt cọc.
- Người nhận cầm cố: có quyền đòi lại tài sản đó ở bất cứ người nào.
- Bên cầm cố vẫn là chủ sở hữu tài sản, vẫn còn một số quyền của chủ sở hữu (khoản 1 Điều 312
BLDS 2015)
- Bên thế chấp có nghĩa vụ “bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp” và “áp dụng các biện pháp cần
thiết để khắc phục, kể cả phải ngừng việc khai thác công dụng tài thế chấp nếu do việc khai thác
đó mà tài sản thế chấp có nguy cơ mất giá trị hoặc giảm sút giá trị”.
2. Thay đổi giữa BLDS 2015 và BLDS2005 về đặt cọc:
Thay đổi giữa BLDS 2015 và BLDS 2005 về đặt cọc.
- Thứ nhất, BLDS 2015 không bắt buộc việc đặt cọc phải được lập thành văn bản như BLDS
2005.
Vì đã có tòa cho rằng đây là điều kiện có hiệu lực của đặt cọc dù đã có thỏa thuận giữa các bên và có
việc chuyển khoản thực tiễn. Đây cũng là bất cập của BLDS 2005
- Thứ hai, ở BLDS 2015 đã thay thế cụm từ “hợp đồng dân sự” của BLDS 2005 thành cụm từ “hợp
đồng”. Điều này cho thấy sự mong muốn mở rộng phạm vi điều chỉnh của chế định đặt cọc đó là
không chỉ quy định tại “hợp đồng dân sự” mà còn quy định ở nhiều loại hợp đồng khác nữa. Vì
cụm từ “hợp đồng” bao gồm rất nhiều loại hợp đồng như thương mại, lao động,…
3. Theo BLDS, khi nào bên đặt cọc mất cọc, bên nhận cọc bị phạt cọc?
3.3. Theo BLDS, khi nào bên đặt cọc mất cọc, bên nhận cọc bị phạt cọc?
Câu trả lời cho câu hỏi này đều được nêu rõ tại khoản 2 điều 328
- Bên đặt cọc mất cọc: bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng. Tài sản đặt cọc thuộc về
bên nhận cọc theo quy định tại
Ví dụ:
A và ông B ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, ông B đặt cọc 150 triệu đồng. Ông B hẹn 1
tuần sau sẽ giao tiếp số tiền còn lại nhưng không thực hiện. Sau đó ông B xin gia hạn thêm 1 tháng nữa
sẽ thanh toán nốt số tiền còn lại nếu không hợp đồng này sẽ bị hủy bỏ. Đã quá thời hạn nhưng ông B
vẫn chưa thanh toán số tiền còn lại. Lúc này ông B được coi là đã từ chối giao kết hợp đồng nên số
tiền 150 triệu ông B đặt cọc sẽ thuộc về bà A.
- Bên nhận đặt cọc bị phạt cọc khi bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết hợp đồng, thực hiện hợp
đồng. Lúc này bên nhận cọc phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá
trị tài sản đặt cọc. Tuy nhiên điều này chỉ xảy ra nếu như các bên không có thỏa thuận khác theo quy
định tại khoản 2 Điều 328 BLDS 2015.
4. Nếu hợp đồng được đặt cọc không được giao kết, thực hiện vì lý do khách quan, bên nhận cọc
có nghĩa vụ trả lại tài sản đặt cọc cho bên đặt cọc không? Vì sao?
3.4. Nếu hợp đồng được đặt cọc không được giao kết, thực hiện vì lý do khách quan, bên nhận cọc
có nghĩa vụ trả lại tài sản đặt cọc cho bên đặt cọc không? Vì sao?
- Theo Nghị quyết số 01/2003 của Hội đồng thẩm phán thì trong trường hợp “có sự kiện bất khả
kháng hoặc có trở ngại khách quan thì không phạt cọc”. Tức là trong trường hợp vì lý do khách quan
dẫn tới việc không thể giao kết hay thực hiện hợp đồng bên nhận cọc có nghĩa vụ trả lại tài sản đặt
cọc cho bên đặt cọc và ngược lại.
Lan Anh: Vừa rồi, Lan Anh và Thuỳ Dương đã trả lời những câu hỏi về đặt cọc mà các bạn đã gửi về
chương trình hôm nay, mong đó sẽ là thông tin hữu dụng đối với các bạn nhé!
Lan Anh: Và tiếp theo để tìm hiểu rõ hơn về quyết định số 49 ngày 18/10/2018 của toà án nhân dân
cấp cao tại TP.HCM, biên tập viên nhóm 3 đã dựng lên một câu chuyện được lấy cảm hứng từ bộ phim
đang khá hot ở thời điểm hiện tại: Queen of tears với hai nhân vật: Ý An trong vai giám đốc điều hành
Công ty Cổ phần TV-TM-DV Địa ốc Hoàng Quân, một người kiêu hãnh cả đời chưa từng quỳ gối
khuất phục bất cứ ai, dường như được sinh ra với đôi môi chỉ để ra lệnh cho người khác và Nam Đức
trong vai một luật sư tốt nghiệp thủ khoa đầu ra trường Đại học Luật tpHCM, vừa có trí thông minh
vừa có vẻ ngoài điển trai, anh ấy chuyên gia “dọn dẹp" những vấn đề pháp lí của công ty nhà vợ nhưng
Nam Đức vốn có xuất thân từ vùng nông thôn nên khi kết hôn anh ấy lại có vẻ sợ vợ và luôn dè chừng
những quyết định và hành động mà anh cho là “gia trưởng” của cô vợ
Lan Anh: Và sau đây không để các bạn chờ đợi lâu hơn nữa, đối với bản án lần này và những câu hỏi
được đặt ra, chúng ta cùng xem họ sẽ giải quyết như thế nào nhé!

Sau đó diễn, sau khi diễn xong.

Lan Anh: Phần trình diễn vừa rồi có để lại ấn tượng cho các bạn không ạ?
- Lan Anh tin rằng qua phần trình diễn này các bạn đã có câu trả lời cho những câu hỏi còn khúc
mắc của mình
Lan Anh: Và tiếp theo, chúng ta sẽ đi tìm chìa khoá cho những câu hỏi của Bản án số 26 ngày
11/6/2019 của toà án nhân dân tỉnh Quảng Ninh. Chúng ta hãy cùng quay trở về trường quay:
 Ở phần này, Lan Anh xin mời anh Vũ Văn An – Chuyên viên tư vấn pháp lý đến để
chia sẻ quan điểm của mình về bản án trên
Lan Anh: Lan Anh xin mời các bạn chú ý lên màn ảnh nhỏ để theo dõi phần tóm tắt Bản án do btv
nhóm 3 phối hợp thực hiện

3.8. Đoạn nào cho thấy Toà án đã áp dụng Án lệ số 25/2018/AL?


3. 8. Đoạn nào cho thấy Tòa án đã áp dụng Án lệ số 25/2018/AL?
3.8. Đoạn nào cho thấy Toà án đã áp dụng Án lệ số 25/2018/AL?
Đoạn cho thấy Toà án đã áp dụng Án lệ số 25/2018/AL thuộc phần Nhận định của Toà án, cụ thể
như sau:
“Căn cứ theo Án lệ số 25/2018/AL được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua
ngày 17 tháng 10 năm 2018 và được công bố theo Quyết định số 269/QĐ-CA ngày 06 tháng 11 năm
2018 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao: “Trường hợp bên nhận đặt cọc không thể thực hiện đúng
cam kết là do yếu tố khách quan và bên nhận đặt cọc không phải chịu phạt cọc”.

3. 9. Việc TA áp dụng Án lệ số 25/2018/AL vào hoàn cảnh trong vụ việc này có thuyết phục
không? Vì Sao?
3.9. Việc Toà án áp dụng Án lệ số 25/2018/AL vào hoàn cảnh trong vụ việc này có thuyết phục
không? Vì sao?
Việc Tòa án áp dụng Án lệ số 25/2018/AL vào hoàn cảnh trong vụ việc này là thuyết phục.
Vì nội dung Án lệ số 25/2018/AL là do yếu tố khách quan tác động tới, do cơ quan thi hành án dân
sự chậm trễ trong việc chuyển quyền sở hữu, làm ảnh hưởng tới việc thực hiện thỏa thuận của nguyên
đơn và bị đơn. Bản án số 26, do nguyên đơn (ông P) và bị đơn (ông I) khi thỏa thuận cá nhân với nhau
về hợp đồng đặt cọc nhưng lại không xem xét, tuân thủ các quy định của pháp luật nên dẫn đến hợp
đồng đặt cọc vô hiệu và ông I cũng không phải chịu phạt đặt cọc. Trong trường hợp này, ông P biết rõ
rằng ông I không có xe ô tô để bán và cũng không có đủ điều kiện nhập xe để bán cho ông P.
Do đó, việc ông I không thể thực hiện được theo thỏa thuận là do yếu tố khách quan.

3. 10. Việc Tòa Án “không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông P về việc yêu cầu ông I phải trả
số tiền phạt cọc là 450.000.000đ” có phù hợp với Án lệ số 25/2018/AL không? Vì sao?

3.10. Việc Toà án “không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông P, về việc yêu cầu ông I phải trả số
tiền phạt cọc là 450.000.000đ” có phù hợp với Án lệ số 25/2018/AL không? Vì sao?
Việc Tòa án “không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông P, về việc yêu cầu ông I phải trả số tiền
phạt cọc là 450.000.000đ” phù hợp với Án lệ số 25/2018/AL. Vì vụ việc tương tự, có tình tiết, sự kiện
pháp lý giống nhau phải được giải quyết như nhau. Trường hợp này điểm giống nhau đều là không thực
hiện thỏa thuận đúng thời hạn do nguyên nhân khách quan và không phải lỗi do người nhận đặt cọc.
Theo thực tế, ông I cũng đã từng nhờ em gái mua được ô tô nhập khẩu từ Mỹ về Việt Nam để sử
dụng (có thể dưới dạng quà tặng, quà biếu), nên ông mới đồng ý mua hộ ông P; nhưng hoàn toàn phụ
thuộc vào chính sách quản lý của Nhà nước ở từng thời điểm và hoàn toàn phụ thuộc vào người thân
bên Mỹ và Đại lý nhập khẩu. Vì ông I không có xe ô tô để bán và cũng không có đủ điều kiện nhập
khẩu xe để bán cho ông P; ông P biết rõ điều này và không có tài liệu, chứng cứ gì chứng minh rằng
ông I có khả năng bán xe ô tô cho ông P, nhưng cố tình từ chối thực hiện. Do đó, việc ông I không thực
hiện được thỏa thuận là do yếu tố khách quan.

Lan Anh:
Xin cảm ơn anh đã dành thời gian tới chương trình của chúng tôi để chia sẻ những thông tin và kiến
thức bổ ích tới mọi người.
Xin cảm ơn quý khán giả đã dành thời gian và sự quan tâm đến chương trình “Bản án mỗi tuần” do
kênh Ulaw TV tổ chức thực hiện. Sự quan tâm của các bạn đã giúp chúng tôi có được cơ hội để thực
hiện chương trình này, với mong muốn chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm về Pháp Luật. Mỗi tuần, chúng
tôi đều nhận được một lượng lớn những câu hỏi quan tâm đến các vấn đề pháp lý và đó là một động lực
rất lớn để chúng tôi tiếp tục thực hiện chương trình ngày một chu toàn và thú vị hơn.
Vì vậy nếu các bạn có câu hỏi, hay thắc mắc gì xin vui lòng liên
hệ: bananmoituan@email.hcmulaw.edu.vn

Còn bây giờ xin chào quý khán giả và hẹn gặp lại các bạn ở số phát sóng thứ 5. Chúc các bạn có một
ngày làm việc hiệu quả. Xin chân thành cảm ơn.

You might also like