You are on page 1of 3

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHÍNH THỨC HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA

Môn: ĐỊA LÍ
Ngày thi: 27/12/2019
(Hướng dẫn chấm có 03 trang)

I. HƯỚNG DẪN CHUNG


1) Giám khảo chấm đúng như đáp án - thang điểm.
2) Nếu có câu nào, ý nào mà thí sinh có cách trả lời khác so với đáp án nhưng đúng thì vẫn cho
điểm tối đa của câu, ý đó theo thang điểm.
3) Giám khảo không quy tròn điểm thành phần của từng câu, điểm của bài thi.

II. ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM


Câu Ý Nội dung Điểm
1 a Giải thích tại sao vùng ôn đới ở bán cầu Bắc trong năm có bốn mùa rõ rệt, mưa
2,00
(3,0 nhiều, mưa khác nhau giữa bờ đông và bờ tây lục địa.
điểm) - Bốn mùa: Ở vĩ độ trung bình nên có sự khác nhau rõ rệt về thời gian chiếu 0,50
sáng và sự thu nhận bức xạ mặt trời trong các khoảng thời gian khác nhau (21/3
- 22/6 - 23/9 - 22/12) của chuyển động Trái Đất quanh Mặt Trời.
- Mưa nhiều: Do áp thấp, gió Tây ôn đới, dòng biển nóng, frông. 0,50
- Bờ tây mưa nhiều, quanh năm, nhiều vào đông xuân: Do gió Tây ôn đới và 0,50
dòng biển nóng (quanh năm), frông; có sự tranh chấp giữa các khối khí và frông
lúc chuyển mùa,...
- Bờ đông mưa ít, mưa nhiều vào mùa hạ: Do dòng biển lạnh; mùa hạ nóng. 0,50
b Tại sao sự phân bố thảm thực vật ở môi trường đới nóng có tính địa đới và phi địa
1,00
đới?
- Địa đới: Rừng xích đạo; rừng nhiệt đới ẩm, xavan. Phân bố phụ thuộc vào khí 0,50
hậu; khí hậu là yếu tố chịu tác động trực tiếp của năng lượng mặt trời, thay đổi
theo vĩ độ.
- Phi địa đới: Rừng nhiệt đới ẩm, xavan; các đai cao. Phân bố phụ thuộc vào khí 0,50
hậu; khí hậu thay đổi theo độ cao địa hình và bờ đông, tây lục địa - được hình
thành do nội lực.
2 Phân tích tác động của công nghiệp hoá đến chuyển dịch cơ cấu lao động theo
(2,0 ngành kinh tế ở các nước đang phát triển. Tại sao tỉ lệ dân đô thị ở các nước này 2,00
điểm) ngày càng tăng?
- Khái niệm về công nghiệp hoá, chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành. 0,50
- Tăng lao động công nghiệp; giảm lao động nông, lâm, ngư nghiệp,... 0,50
- Thúc đẩy đô thị hoá, từ đó tăng lao động phi nông nghiệp. 0,50
- Dân đô thị tăng do: Công nghiệp hoá phát triển; điều kiện sống thuận lợi, dễ 0,50
kiếm việc làm,...
3 a Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, giải thích tại sao sông ngòi nước
1,50
(3,0 ta nhiều, phần lớn là sông nhỏ và có sự khác nhau về hướng chảy.
điểm) - Sông nhiều: Do mưa nhiều, cường độ lớn, tập trung; địa hình 3/4 đồi núi. 0,50
- Sông nhỏ: Được hình thành chủ yếu do mưa cắt xẻ bề mặt địa hình, lãnh thổ 0,50
kéo dài, hẹp ngang,...; ít sông hình thành do đứt gãy kiến tạo.
- Hướng chảy khác nhau: Do các khu vực khác nhau có hướng núi, hoặc hướng 0,50
nghiêng địa hình khác nhau.
b Tại sao nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới nhưng có cả sinh vật cận nhiệt 1,50
đới và ôn đới?

1
- Vị trí trong vùng nhiệt đới nên sinh vật nhiệt đới là đặc trưng. 0,25
- Có cả sinh vật cận nhiệt đới và ôn đới do:
+ Khí hậu có mùa đông lạnh với 2 - 3 tháng nhiệt độ trung bình dưới 18 oC ở phần lãnh thổ từ 0,25
dãy Bạch Mã trở ra.
+ Địa hình tạo ra đai cao khí hậu cận nhiệt đới gió mùa trên núi, đai ôn đới gió 0,50
mùa trên núi.
+ Vị trí địa lí ở trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động thực vật, có các 0,50
loài từ phương Bắc, Himalaya tới; con người nhập nội các giống phi nhiệt đới.
4 a Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích sự phân hoá nhiệt độ
(3,0 trung bình tháng I, tổng lượng mưa từ tháng XI - IV ở miền khí hậu phía Bắc nước 1,50
điểm) ta.
- Giới hạn: Từ dãy Bạch Mã trở ra. 0,25
- Nhiệt độ:
+ Theo Bắc - Nam: Phía bắc thấp, từ Hoành Sơn vào Bạch Mã cao hơn, do tác 0,50
động khác nhau của gió mùa Đông Bắc.
+ Theo Đông - Tây, độ cao: Vùng núi thấp hơn đồng bằng, chủ yếu do độ cao. 0,25
- Tổng lượng mưa: Từ nam sông Cả vào Bạch Mã mưa nhiều do gió mùa đông 0,50
kết hợp với địa hình núi, một số núi cao ở phía Bắc mưa khá nhiều do độ cao,
còn lại tương đối đồng nhất vì địa hình thấp và chịu tác động gió mùa đông.
b Giải thích tại sao đất ở đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi nước ta khác nhau theo
1,50
độ cao. Tại sao đất cát biển có nhiều ở đồng bằng ven biển Bắc Trung Bộ?
- Giới hạn của đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi. 0,25
- Độ cao từ 600 - 700 m đến 1600 - 1700 m: Nhiệt độ giảm làm hạn chế quá 0,50
trình phân giải chất hữu cơ, mùn được tích luỹ, hình thành đất feralit có mùn
với đặc tính chua. Đồng thời quá trình phong hoá yếu đi, nên tầng đất mỏng.
- Độ cao trên 1600 - 1700 m: Nhiệt độ thấp, quá trình feralit ngừng trệ, hình 0,25
thành đất mùn.
- Đất cát biển (diện tích, đặc tính, phân bố) liên quan đến sự hình thành đồng 0,50
bằng chủ yếu do biển.
5 a Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, giải thích tại sao sự phân bố dân
2,00
(3,0 cư nước ta khác nhau giữa đồng bằng với trung du, miền núi.
điểm) - Mật độ dân số cả nước; cao ở đồng bằng, thấp ở trung du, miền núi. 0,50
- Đồng bằng: Kinh tế phát triển, giao thông thuận lợi, chủ yếu trồng trọt (nhất là 0,75
lúa nước), nhiều đô thị; địa hình bằng phẳng, nguồn nước phong phú, đất màu
mỡ, khí hậu không khắc nghiệt,...
- Trung du, miền núi: Kinh tế chậm phát triển, giao thông khó khăn, chủ yếu 0,75
làm nghề rừng và chăn thả; địa hình bị chia cắt, khí hậu, nguồn nước và đất đai
có nhiều hạn chế,...
b Việc đẩy mạnh xuất khẩu lao động hiện nay ở nước ta có tác động như thế nào đến
1,00
phát triển kinh tế - xã hội?
- Tích cực: Đóng góp vào GDP; giảm sức ép việc làm, tăng thu nhập, nâng cao 0,50
trình độ lao động,...
- Tiêu cực: Lao động trẻ, khoẻ không trực tiếp sản xuất trong nước; chất lượng 0,50
cuộc sống bị ảnh hưởng,...
6 a Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, giải thích tại sao giao thông
1,00
(3,0 đường hàng không nước ta hiện nay phát triển nhanh.
điểm) - Nước ta nằm trên ngả tư đường hàng không quốc tế,... 0,25
- Chú trọng đào tạo đội ngũ phi công, kĩ sư, kĩ thuật viên, tiếp viên; ứng dụng 0,25
nhanh các tiến bộ khoa học, kĩ thuật và công nghệ hiện đại,...
- Hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, kinh tế tăng trưởng nhanh, chất lượng 0,25
2
cuộc sống nâng cao,...
- Chính sách phát triển hợp lí, nhiều thành phần kinh tế tham gia, chiến lược 0,25
phát triển táo bạo.
b Căn cứ vào bảng số liệu sau, nhận xét và giải thích về trị giá xuất khẩu hàng công
2,00
nghiệp của nước ta giai đoạn 2010 - 2018.
- Nhận xét:
+ Tổng giá trị tăng nhanh và liên tục. 0,25
+ Công nghiệp nặng: Trị giá lớn nhất và tăng nhiều, tăng trưởng nhanh nhất, tỉ 0,25
trọng lớn nhất và tăng liên tục.
+ Công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp: Trị giá khá lớn và tăng ít hơn, 0,25
tăng trưởng khá, tỉ trọng tương đối lớn và giảm.
+ Khoáng sản: Trị giá nhỏ nhất và giảm nhanh, tăng trưởng âm, tỉ trọng nhỏ 0,25
nhất và giảm.
- Giải thích:
+ Phát triển các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao và giá trị xuất khẩu 0,25
lớn; thu hút đầu tư nước ngoài, nhất là các tập đoàn kinh tế lớn (Samsung, LG,
Formosa, Toyota,...); mở rộng thị trường.
+ Công nghiệp nặng, nhất là ngành chế tạo có giá trị hàng hoá cao; liên doanh 0,25
nhiều với nước ngoài, tham gia được vào chuỗi giá trị toàn cầu,...
+ Công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp có giá trị hàng hoá không cao, thị 0,25
trường nhiều cạnh tranh,...
+ Khoáng sản: Giá trị hàng hoá thấp; sản lượng khai thác, xuất khẩu hạn chế. 0,25
7 a Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, giải thích tại sao Trung du và
(3,0 miền núi Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng cần có sự liên kết với nhau trong quá 2,00
điểm) trình phát triển bền vững.
- Vị trí địa lí liền kề nhau, TD&MNBB nằm ở phần thượng, trung lưu của các 0,50
hệ thống sông, ĐBSH nằm ở phần hạ lưu,...
- Mỗi vùng có đặc trưng phát triển kinh tế - xã hội riêng:
+ TD&MNBB: Khai thác, chế biến khoáng sản; thuỷ điện; trồng và chế biến 0,50
cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới; chăn nuôi gia súc;
các cửa khẩu, nhiều dân tộc ít người,...
+ ĐBSH: Lương thực, thực phẩm; công nghiệp chế biến; cảng biển lớn, dân 0,50
cư đông, nhiều lao động kĩ thuật cao, nhiều đô thị vừa và lớn,...
- Liên kết để phát huy thế mạnh và khắc phục hạn chế của mỗi vùng, phát triển 0,50
kinh tế - xã hội, sử dụng hợp lí tự nhiên và bảo vệ môi trường,...
b Đồng bằng sông Cửu Long cần thực hiện những giải pháp nào trong sản xuất nông 1,00
nghiệp để thích ứng với biến đổi khí hậu?
- Biến đổi khí hậu: Xâm nhập mặn, hạn hán, mực nước lũ hạ thấp,... 0,25
- Giải pháp:
+ Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; tạo các giống mới phù hợp, áp dụng 0,50
tiến bộ khoa học kĩ thuật và công nghệ vào sản xuất,...
+ Quy hoạch các vùng sản xuất phù hợp với điều kiện sinh thái bị biến đổi,... 0,25
Tổng điểm toàn bài 20,00

----------HẾT----------

You might also like