You are on page 1of 11

KỲ THI OLYMPIC TRUYỀN THỐNG 30 - 4 LẦN THỨ XXII

ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ MÔN: ĐỊA LÝ ; LỚP: 10

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH QUẢNG NGÃI


TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ KHIẾT
Câu 1: (4 điểm)
a) Hãy xác định tọa độ địa lý của nước A ở nội chí tuyến, cho biết vào ngày 22/6 góc nhập xạ
tại điểm cực Bắc của nước đó là 89056’ và tại điểm cực Nam là 75007’; giờ của điểm cực
Đông và điểm cực Tây của nước đó sớm hơn giờ kinh tuyến gốc (GMT) lần lượt là 7 giờ 17
phút 36 giây và 6 giờ 48 phút 36 giây
b) Dựa vào bảng số liệu sau:
Số ngày có đêm dài suốt 24 giờ ở các vĩ độ
Vĩ độ 66033’ 700 750 800 850 900
Số ngày có đêm dài 24 giờ 1 65 103 134 161 186
- Cho biết bảng số liệu trên thuộc bán cầu nào? Tại sao?
- Nhận xét và giải thích hiện tượng có số đêm dài suốt 24 giờ ở các vĩ độ theo bán cầu đã nêu
đúng ở ý trên.

Đáp án câu 1:

Nội dung Điểm


a) Tính tọa độ địa lý nước A 2,0
* Tính vĩ độ
- Ngày 22/6 Mặt Trời lên thiên đỉnh tại chí tuyến Bắc và góc nhập xạ tại điểm cực Bắc, cực
Nam của nước A lần lượt là 89056’ và 75007’ nên A nằm ở Bắc bán cầu.
- A nằm trong vùng nội chí tuyến nên φ < α. Áp dụng công thức ta có:
H = 900 + φ – α (h là góc nhập xạ, φ là vĩ độ địa điểm cần tính, α là độ xích vĩ của Mặt Trời
- góc nghiêng của tia sáng Mặt Trời với mặt phẳng xích đạo)
- Vĩ độ điểm cực Bắc của nước A: φ = 89056’ - 900 + 23027’ = 23023’B 0,5
- Vĩ độ điểm cực Nam của nước A: φ = 75007’ - 900 + 23027’ = 8034’B 0,5
* Tính kinh độ
- Điểm cực Đông, cực Tây của nước A hơn giờ kinh tuyến gốc là 7h17’36’’ và 6h48’36’’
nên A nằm ở bán cầu Đông
- Trung bình cứ 15 kinh độ chênh lệch nhau 1 giờ (60 phút) nên 1 phút chênh lệch nhau số
kinh độ là: 150 : 60’ = 0015’
- Kinh độ của điểm cực Đông của A: 7h17’36’’ x 0015’ = 109024’Đ 0,5
- Kinh độ của điểm cực Tây của A: 6h48’36’’ x 0015’ = 102009’Đ 0,5
Vậy tọa độ địa lý của nước A là:
23023’B 109024’Đ
8034’B 102009’Đ
b) 2,0
- Bảng số liệu trên thuộc bán cầu Nam. Vì số ngày có đêm dài 24 giờ ở cực là 186 ngày 0,5
- Nhận xét và giải thích
+ Nhận xét: Ở vòng cực chỉ có 1 ngày có đêm dài suốt 24 giờ, càng về phía cực số ngày có 0,5
đêm dài 24 giờ càng tăng và đạt 186 ngày ở cực Nam.
+ Giải thích: do vòng phân chia sáng tối vào ngày 22/6 ở phía trước vòng cực Nam nên ở 1,0
vòng cực Nam có phần khuất trong bóng tối chỉ 1 ngày. Từ ngày 22/6 đến 22/12, Mặt Trời
chuyển động biểu kiến về phía chí tuyến Nam, đường phân chia sáng tối càng lùi dần về
phía cực nên càng về cực số ngày có đêm dài 24 giờ tăng lên. Tại cực Nam, luôn khuất
trong bóng tối 186 ngày.
Câu 2: (4 điểm)
a) Sự phân bố lục địa và đại dương ảnh hưởng như thế nào đến đặc điểm khí hậu trên Trái
Đất?
b) Hãy tính nhiệt độ tại đỉnh núi cao 3.500m và độ cao 200m bên sườn núi khuất gió. Biết
rằng tại sườn đón gió ẩm ở độ cao 100m có nhiệt độ là 250C.
c) Quy luật địa đới được thể hiện qua mạng lưới sông ngòi trên Trái Đất như thế nào?

Đáp án câu 2:

Nội dung Điểm


a) Sự phân bố lục địa và đại dương ảnh hưởng đến đặc điểm khí hậu trên Trái Đất: 1,0
- Ảnh hưởng đến đặc điểm nhiệt, mưa (nhiệt độ cao nhất và thấp nhất đều nằm trên lục địa, 0,25
biên độ nhiệt năm ở đại dương nhỏ hơn trong lục địa; càng vào sâu trong lục địa, mưa càng
ít…) từ đó làm sinh kiểu khí hậu hải dương và khí hậu lục địa.
- Làm cho các đai khí áp không liên tục mà bị chia cắt thành các khu khí áp riêng biệt. 0,25
- Hình thành các khu khí áp thay đổi theo mùa sinh ra gió mùa: mùa đông, lục địa lạnh đi 0,25
nhiều, hình thành các cao áp (ví dụ: áp cao Xibia trên lục địa Á-Âu); mùa hạ, lục địa bị đốt
nóng, hình thành hạ áp (ví dụ: áp thấp Iran trên lục địa Á-Âu).
- Trong phạm vi hẹp ven biển và thời gian ngắn trong một ngày đêm, sự chênh lệch khí áp 0,25
giữa đất liền và đại dương đã làm sinh ra gió đất và gió biển.
b) 1,5
- Tại đỉnh núi cao 3.500m có nhiệt độ 4,60C vì cứ lên 100m thì nhiệt độ không khí giảm 0,60C. 0,75
- Tại sườn khuất gió ở độ cao 200m sẽ có nhiệt độ 37,60C do khối không khí ẩm bị biến tính 0,75
khi xuống núi ở sườn khuất gió và cứ xuống 100m thì nhiệt độ không khí tăng 10C.
(HS ghi rõ phép tính và kết quả)
c) Quy luật địa đới được thể hiện qua mạng lưới sông ngòi trên Trái Đất: 1,5
- Chế độ nước sông phản ánh tính địa đới thông qua nguồn cung cấp nước ở các vành đai như
sau:
+ Ở vành đai xích đạo: dòng chảy sông suối nhiều nước quanh năm, phản ánh đúng chế độ 0,25
nước mưa lớn và quanh năm ở xích đạo.
+ Ở vành đai nhiệt đới: có một mùa mưa và một mùa khô nên sông ngòi tuy có dòng chảy 0,25
thường xuyên quanh năm nhưng thủy chế lại theo mùa: một mùa kiệt, một mùa lũ.
+ Ở cận nhiệt đới: tính địa đới phản ánh rõ ở bờ tây các lục địa. Sông ngòi đầy nước vào thu 0,25
đông, cạn nước vào hè thu, tương ứng với chế độ mưa của kiểu khí hậu Địa Trung Hải.
+ Ở vành đai ôn đới lạnh và cận cực ở rìa Bắc lục địa Âu-Á và Bắc Mỹ, vào mùa đông nước 0,25
sông đóng băng ở các vùng băng giá, sang xuân và đầu hạ có lũ do tuyết tan
+ Ở cực nước sông ở thể rắn. 0,25
- Quy luật địa đới thể hiện ở nguồn cung cấp nước: Càng gần xích đạo, lượng nước do mưa 0,25
cung cấp càng lớn; càng gần cực, lượng nước do băng tuyết tan cung cấp càng lớn.
Câu 3: (4 điểm)
a) Tại sao cơ cấu dân số trẻ hoặc cơ cấu dân số già đều cần phải quan tâm để có sự điều chỉnh thích
hợp?
b) Cho bảng số liệu sau:
Mật độ dân số của một số khu vực tập trung dân cư trên thế giới
(Đơn vi: người/km2)
Vùng Mật độ dân số Vùng Mật độ dân số
Châu Á gió mùa 250 Đông Nam Mỹ 100
Đông Bắc Bắc Mỹ 60 Tây Phi 50
Châu Âu (trừ Nga) 100 Bắc Phi 49
- Vì sao dân cư tập trung đông đúc nhất ở khu vực châu Á gió mùa?
- Nguyên nhân tập trung dân cư ở khu vực này với khu vực Đông Bắc Bắc Mỹ có gì khác
nhau?
c) Giả sử tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta là 1,2% và không đổi trong suốt thời gian
sau, hãy trình bày cách tính và điền vào bảng sau:
Năm 2000 2005 2010 2015
Số dân (triệu người) 83,1

Đáp án câu 3:

Nội dung Điểm


a) Cơ cấu dân số trẻ hoặc cơ cấu dân số già đều cần phải quan tâm để có sự điều chỉnh 1,0
thích hợp vì
- Cơ cấu dân số trẻ: 0,5
+ Số lượng trẻ em đông tạo ra nguồn dự trữ lao động dồi dào, bảo đảm lực lượng lao
động để phát triển kinh tế đất nước và có thị trường tiêu thụ rộng lớn.
+ Tuy nhiên, trẻ em đông đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết: nhu cầu về giáo dục,
chăm sóc sức khỏe thế hệ trẻ, sức khỏe sinh sản vị thành niên, việc làm….
- Cơ cấu dân số già: 0,5
+ Tỷ lệ phụ thuộc ít, không chịu sức ép về giáo dục; chất lượng cuộc sống được nâng
lên.
+ Tuy nhiên, phải đối mặt với các vấn đề: thiếu lao động, hỗ trợ và chăm sóc y tế cho
người già, nguy cơ suy giảm dân số, suy giảm lao động.
b) 1,5
- Dân cư tập trung đông đúc nhất ở khu vực châu Á gió mùa vì
+ Tính chất sản xuất: Khu vực trồng lúa nước phát triển từ lâu. Hoạt động này vừa đồi 0,25
hỏi tập trung lao động lại vừa đáp ứng được nguồn lương thực cho nhiều người trên
một đơn vị diện tích đất đai. Những nơi tập trung hoạt động này cũng là những nơi có
mức độ tập trung dân cư cao nhất.
+ Lịch sử cư trú: là những nơi cư dân cư trú ổn định từ hàng ngàn năm. 0,25
+ Gia tăng dân số: khu vực này luôn duy trì mức sinh khá cao. Trong thế kỷ 20, phần 0,25
lớn các quốc gia ở đây đều có tỉ lệ gia tăng dân số cao.
+ Điều kiện tự nhiên: điều kiện thuận lợi cho cư trú và sản xuất (địa hình, đất đai, khí 0,25
hậu, nguồn nước…).
- Sự khác nhau về nguyên nhân của phân bố dân cư ở hai khu vực: 0,5
+ Nguyên nhân tập trung dân cư ở Đông Nam Á: lịch sử cư trú lâu đời và hoạt động
sản xuất lúa nước.
+ Nguyên nhân tập trung dân cư ở Đông Bắc Bắc Mỹ: lịch sử nhập cư và các hoạt
động kinh tế phi nông nghiệp (đặc biệt công nghiệp).
c) Áp dụng công thức: 1,5
Dn = D0 (1+ Tg)n => D0 = Dn/(1 + Tg)n trong đó:
Dn: dân số năm sau
D0: dân số năm trước
n: khoảng cách năm
Tg: Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên
- Gọi dân số nước ta năm 2000 là D0, năm 2005 là D5, năm 2010 là D10, năm 2015 là
D15
- Áp dụng công thức ta có:
D0 = 78,3 triệu người 0,5
D10 = 88,2 triệu người 0,5
D15 = 93,6 triệu người 0,5
Năm 2000 2005 2010 2015
Số dân (triệu người) 78,3 83,1 88,2 93,6
Câu 4: (4 điểm)
a) Tại sao nông nghiệp được xem là cơ sở để tiến hành công nghiệp hóa ở nhiều nước đang
phát triển ?
b) Tại sao nói công nghiệp tạo điều kiện khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên
nhiên, làm thay đổi sự phân công lao động và giảm mức độ chênh lệch về trình độ phát triển
kinh tế giữa các vùng?

Đáp án câu 4:

Nội dung Điểm


a) Nông nghiệp được xem là cơ sở để tiến hành công nghiệp hóa ở nhiều nước đang 2,0
phát triển  vì
- Quá trình một xã hội chuyển dịch từ một nền kinh tế chủ yếu dựa trên cơ sở nông nghiệp
sang một nền kinh tế cơ bản dựa vào sản xuất công nghiệp được gọi là quá trình công
nghiệp hóa.
- Nông nghiệp là cơ sở tiến hành công nghiệp hóa ở nhiều nước đang phát triển là vì:
+ Nông nghiệp cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến và công nghiệp 0,5
nhẹ (phân tích và cho ví dụ).
+ Trong giai đoạn đầu công nghiệp hóa ở nhiều nước đang phát triển, nông nghiệp là nguồn 0,5
thu ngoại tệ cung cấp nguồn vốn cho công nghiệp hóa hoặc có thể trao đổi lấy máy móc,
trang thiết bị (phân tích và cho ví dụ).
+ Là thị trường tiêu thụ của công nghiệp: ở hầu hết các nước đang phát triển, các sản phẩm 0,5
công nghiệp được tiêu thụ ở thị trường trong nước chủ yếu và trước hết là thị trường nông
nghiệp, nông thôn (phân tích và cho ví dụ).
+ Nông nghiệp là khu vực dự trữ và cung cấp nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp 0,5
trong quá trình công nghiệp hóa (phân tích và cho ví dụ).
b) Công nghiệp tạo điều kiện khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, 2,0
làm thay đổi sự phân công lao động và giảm mức độ chênh lệch về trình độ phát triển
kinh tế giữa các vùng vì
- Công nghiệp tạo điều kiện khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên 1,0
+ Công nghiệp phát triển tạo điều kiện khai thác có hiệu quả tài nguyên ở khắp mọi nơi từ
trên mặt đất, dưới lòng đất, kể cả đáy biển.
+ Công tác thăm dò, khai thác và chế biến tài nguyên được thực hiện tốt đã mở rộng danh
mục các loại tài nguyên phục vụ cho công nghiệp.
+ Công nghiệp có mặt trên nhiều lãnh thổ đã góp phần rút ngắn khoảng cách về trình độ
phát triển kinh tế giữa các vùng.
- Công nghiệp làm thay đổi sự phân công lao động: dưới tác động của công nghiệp, không 0,5
gian kinh tế đã bị biến đổi sâu sắc.
+ Hoạt động công nghiệp kéo theo các dịch vụ. Nơi diễn ra hoạt động công nghiệp, có các
hoạt động dịch vụ phục vụ cho nó như nhu cầu lương thực, thực phẩm, nơi ăn chốn ở của
công nhân, đường giao thông, cơ sở chế biến….
+ Công nghiệp tạo điều kiện hình thành các đô thị hoặc chuyển hóa chức năng của chúng,
đồng thời là hạt nhân phát triển các không gian kinh tế.
- Hoạt động công nghiệp làm giảm bớt sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa thành thị 0,5
và nông thôn. Chính công nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt kinh tế của nông thôn, làm cho
nông thôn nhanh chóng bắt nhịp được với đời sống đô thị.
Câu 5: (4 điểm) Cho bảng số liê ̣u:
DÂN SỐ, SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC VÀ BÌNH QUÂN LƯƠNG
THỰC/NGƯỜI
CỦA THẾ GIỚI GIAI ĐOẠN 1950-2014.
Năm Dân số Sản lượng lương thực Bình quân lương thực
(triệu người) (triệu tấn) (kg/người)
1950 2508 676 269,5
1990 5292 1950 368,5
2000 6067 2060 339,5
2011 7000 2325 332,1
2014 7200 2527 350,9
a. Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất tốc đô ̣ tăng trưởng dân số, sản lượng lương thực và
bình quân lương thực/ người của thế giới giai đoạn 1950-2014.
b. Qua biểu đồ rút ra những nhâ ̣n xét cần thiết. Giải thích vì sao sản lượng lương thực
của thế giới tăng?

Đáp án câu 5:

Nội dung Điểm


a) Vẽ biểu đồ 2,5
- Tính tốc độ tăng trưởng: Bảng tốc đô ̣ tăng trưởng dân số, sản lượng lương thực và bình 0,5
quân lương thực/ người của thế giới (đơn vị %)
Năm Dân số Sản lượng lương thực Bình quân lương thực
1950 100,0 100,0 100,0
1990 211,0 288,5 136,7
2000 241,9 304,7 126,0
2011 279,1 343,9 123,2
2014 287,1 373,8 130,2
- Biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ đường; chính xác, đủ, đẹp. Các dạng biểu đồ khác 2,0
không cho điểm.
Thiếu một trong các yếu tố: số liệu, tên biểu đồ, chú giải, đơn vị trục tung, trục hoành... trừ
0,25đ. Trục tung chia tỉ lệ sai, trục hoành chia khoảng cách sai trừ 0,5đ/ý.
b) Nhận xét và giải thích 1,5
* Nhận xét.
- Giai đoạn 1950-2014, dân số, sản lượng lương thực, bình quân lương thực đầu người đều 0,25
tăng nhưng tốc đô ̣ tăng trưởng có sự khác nhau.
+ Dân số tăng liên tục, tăng từ 2508 triệu người => 7200 triệu người, tăng được 4692 triệu 0,25
người, gấp 2,87 lần, tương ứng 187,1%.
+ Sản lượng lương thực tăng liên tục, tăng từ 676 triệu tấn => 2527 triệu tấn, tăng được 0,25
1851 triệu tấn, gấp 3,74 lần, tương ứng 273,8%.
+ Bình quân lương thực đầu người tăng nhưng có sự biến động, tăng từ 269,5 kg/người => 0,25
350,9 kg/người, gấp 1,3 lần, tương ứng 30,2%.
=> Sản lượng lương thực tăng nhanh nhất, tiếp đến là dân số và tăng chậm nhất là bình 0,25
quân lương thực đầu người
* Giải thích
Sản lượng lương thực của thế giới tăng do thâm canh, áp dụng khoa học kĩ thuâ ̣t vào sản 0,25
xuất (giống, phân bón, thủy lợi, chăm sóc...) và khai hoang mở rô ̣ng diê ̣n tích, tăng vụ...

You might also like