You are on page 1of 10

30 CÂU HỎI ‘‘NHÀ ĐỊA THÔNG THÁI’’

Câu 1. (NB) Địa hình cao nhất của nước ta được phân bố chủ yếu ở khu vực nào?

A. Tây Bắc

B. Đông Bắc

C. Bắc Trung Bộ

D. Tây Nguyên

Đáp án: A. Tây Bắc

Câu 2. (NB) Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm lao động nước ta?

A. Chất lượng lao động đang được nâng lên

B. Lao động trình độ cao chiếm đông đảo

C. Nguồn lao động dồi dào và tăng nhanh

D. Công nhân kĩ thuật lành nghề còn thiếu

Đáp án: B. Lao động trình độ cao chiếm đông đảo

Câu 3. (NB) Trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của nước ta, ngành chiếm tỉ
trọng cao nhất là ngành nào?

A. Trồng trọt

B. Thủy sản

C. Chăn nuôi

D. Dịch vụ nông nghiệp

Đáp án: A. Trồng trọt


Câu 4. (TH) Nước ta nhận được lượng bức xạ Mặt Trời lớn vì:

A. Nằm trong vùng nội chí tuyến, có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh

B. Nằm trong khu vực gió mùa châu Á, có các khối khí hoạt động theo mùa

C. Nằm gần biển Đông, có lượng mưa và độ ẩm lớn.

D. Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp, lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang.

Đáp án: A. Nằm trong vùng nội chí tuyến, có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh

Câu 5. (TH) Sự phân bố dân cư chưa hợp lí ở nước ta làm ảnh hưởng rất lớn đến
việc nào dưới đây?

A. Đào tạo và sử dụng nguồn lao động

B. Xuất khẩu lao động, giải quyết việc làm

C. Thực hiện các giải pháp kiềm chế tốc độ dân số

D. Sử dụng lao động, khai thác tài nguyên

Đáp án: D. Sử dụng lao động, khai thác tài nguyên

Câu 6. (TH) Nghề làm muối ở các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ phát triển mạnh do
yếu tố nào dưới đây?

A. Nền nhiệt cao, ít cửa sông lớn đổ ra biển

B. Nền nhiệt thấp, ít cửa sông lớn đổ ra biển

C. Nền nhiệt cao, nhiều cửa sông đổ ra biển

D. Nền nhiệt thấp, nhiều cửa sông đổ ra biển

Đáp án: A. Nền nhiệt cao, ít cửa sông lớn đổ ra biển

Câu 7. (VD) Hệ sinh thái rừng ngập mặn phát triển ở Nam Bộ là do:
A. Khí hậu phân mùa mưa – mùa khô rõ rệt

B. Có sự di chuyển của các dòng hải lưu

C. Khí hậu cận xích đạo, đất mặn nhiều

D. Có vùng biển nông, thềm lục địa mở rộng

Đáp án: C. Khí hậu cận xích đạo, đất mặn nhiều

Câu 8. (VD) Thế mạnh tự nhiên hàng đầu đối với phát triển kinh tế - xã hội ở
Đồng bằng sông Cửu Long là gì?

A. Tài nguyên đất đa dạng, màu mỡ

B. Mạng lưới sông ngòi chằng chịt

C. Khí hậu cận xích đạo, ít thiên tai

D. Tài nguyên biển phong phú, giàu có

Đáp án: A. Tài nguyên đất đa dạng, màu mỡ

Câu 9. (VD) Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc lần thứ
27 được tổ chức ở đâu?

A. Anh

B. Tây Ban Nha

C. Ai Cập

D. Maroc

Đáp án: C. Ai Cập

Câu 10. (VDC) Cho biết lần lượt tên các loại gió ảnh hưởng tới thời tiết sườn
Đông và sườn Tây dãy Trường Sơn trong hai câu thơ dưới đây:
“Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây

Bên nắng đốt, bên mưa quây”

(Trích “Sợi nhớ sợi thương” – Phan Huỳnh Điểu)

A. Tín phong bán cầu Bắc và gió mùa Đông Nam

B. Gió mùa Tây Nam và gió phơn Tây Nam

C. Gió mùa Đông Nam và Tín phong bán cầu Bắc

D. Gió phơn Tây Nam và gió mùa Tây Nam

Đáp án: D. Gió phơn Tây Nam và gió mùa Tây Nam

Giải thích: Thời kì được nhắc đến trong hai câu thơ là mùa hạ khi Tây Trường Sơn
chịu ảnh hưởng của gió mùa mùa hạ có hướng Tây Nam gây mưa lớn (mưa quây);
Đông Trường Sơn hay duyên hải miền Trung chịu ảnh hưởng của hiện tượng phơn
khô nóng (nắng đốt).

Câu 11: Đường biên giới trên đất liền của nước ta có chiều dài khoảng?

A. 1.100 Km
B. 2.100 Km
C. 1.400 Km
D. 4.600 Km
Đáp án: D

Câu 12: Địa hình núi nước ta có những hướng chính là:

A. Hướng vòng cung


B. Hướng Tây bắc - Đông nam và hướng vòng cung
C. Hướng Tây bắc - Đông nam
D. Hướng Đông bắc - Tây nam và hướng vòng cung
Đáp án: B

Câu 13: Khu vực miền núi nước ta có tiềm năng thủy điện lớn vì?

A. Lượng mưa lớn tập trung ở miền núi


B. Phần lớn lãnh thổ nước ta là đồi núi
C. Vùng đồi núi có các sông lớn và dài, nước chảy quanh năm
D. Vùng đồi núi có nhiều sông chảy trên địa hình dốc, nhiều thác gềnh
Đáp án: D

Câu 14: Đai ôn đới gió mùa trên núi ở độ cao trên (m):
A. 2.500m
B. 2.600m
C. 2.700m
D. 2.800m

Đáp án: B

Câu 15: Khu vực có động đất rất yếu ở nước ta là?

A. Miền trung
B. Nam bộ
C. Tây bắc
D. Đông bắc
Đáp án: B

Câu 16: Tính chất gió mùa của khí hậu nước ta được quy định bởi?
A. Nằm trong vị trí nội chí tuyến Bắc bán cầu
B. Ảnh hưởng của biển Đông
C. Sự hiện diện của các khối khí hoạt động theo mùa
D. Hình dạng lãnh thổ hẹp ngang và kéo dài từ Bắc vào Nam
Đáp án: C

Câu 17: Từ sau đổi mới đến nay, nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời như:

A. Viễn thông, tư vấn đầu tư, thương mại


B. Viễn thông, ngân hàng, tư vấn đầu tư
C. Viễn thông, chuyển giao công nghệ, tư vấn đầu tư
D. Viễn thông, chuyển giao công nghệ, giao thông vận tải
Đáp án: C

Câu 18: Gia tăng dân số giảm nhưng mỗi năm dân số nước ta vẫn tăng thêm trung
bình hơn 1 triệu người, nguyên nhân là do?

A. Quy mô dân số lớn, cơ cấu dân số trẻ


B. Mức tử xuống thấp và ổ định
C. Sự phát triển kinh tế - xã hội và các chính sách dân số
D. Chất lượng cuộc sống được nâng cao
Đáp án: A

Câu 19: Nhân tố có tính chất quyết định đến đặc điểm nhiệt đới của nền nông
nghiệp nước ta?

A. Đất feralit dồi dào


B. Khí hậu nhiệt đới ẩm
C. Địa hình đa dạng
D. Nguồn nước phong phú
Đáp án: B

Câu 20: Những động vật nào sau đây không tiêu biểu cho phần lãnh thổ phía
Nam?

A. Thú lớn (voi, hổ, báo...).

B. Thú có lông dày (gấu, chồn...)

C. Thú có móng vuốt.

D. Trăn, rắn, cá sấu...

Đáp án: B

Câu 21: Vùng kinh tế nào ở nước ta không tiếp giáp với Biển Đông?

A. Duyên hải Nam Trung Bộ

B. Đồng bằng sông Hồng

C. Đông Nam Bộ

D. Tây Nguyên

Đáp án: D

Câu 22: Vị trí địa lý nước ta tiếp giáp với Biển Đông nên

A. Có nhiệt độ trung bình năm cao

B. Lượng mưa, độ ẩm lớn

C. Khí hậu có sự phân mùa


D. Mạng lưới sông ngòi dày đặc

Đáp án: B

Câu 23: Nước ta không có nhiều hoang mạc như ở 1 số quốc gia cùng vĩ độ ở Tây
Á, Bắc Phi chủ yếu là do

A. Nằm trong vùng nội chí tuyến

B. Đất nước nhiều đồi núi

C. Vị trí tiếp giáp với Biển Đông

D. Lãnh thổ trải dài theo chiều Bắc – Nam

Đáp án: C

Câu 24: Hệ sinh thái rừng chiếm ưu thế trong các hệ sinh thái rừng ven biển là

A. Rừng ngập mặn

B. Rừng phèn

C. Rừng trên đảo

D. Rừng trên đất cát pha ven biển

Đáp án: A

Câu 25: Đai ôn đới gió mùa trên núi chỉ có ở vùng núi
A. Đông Bắc.
B. Tây Bắc.
C. Trường Sơn Bắc.
D. Trường Sơn Nam
Đáp án: B

Câu 26: Khu vực chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của gió mùa Đông Bắc?

A. Vùng núi Tây Bắc

B. Vùng núi Đông Bắc

C. Vùng núi Trường Sơn Bắc

D. Đồng bằng sông Hồng

Đáp án: B

Câu 27: Tính chất của các khối khí hoạt động ở vào mùa hạ là

A. Nóng ẩm

B. Lạnh khô

C. Lạnh ẩm

D. Nóng khô

Đáp án: A

Câu 28: Quá trình chính trong sự hình thành và biến đổi địa hình ở Viêt Nam là

A. Quá trình xâm thực – bóc mòn

B. Quá trình xâm thực – bồi tụ

C. Quá trình bồi tụ trầm tích

D. Quá trình thổi mòn – bồi tụ

Đáp án: B

Câu 29: Quá trình feralit diễn ra mạnh mẽ ở vùng


A. Dãy núi cao

B. Đồi núi thấp

C. Thung lũng sông

D. Đồng bằng châu thổ

Đáp án: B

Câu 30: Ở vùng lãnh thổ phía Bắc, thành phần loài chiếm ưu thế là

A. Xích đạo.

B. Nhiệt đới.

C. Cận nhiệt.

D. Ôn đới.

Đáp án: B

You might also like