You are on page 1of 4

1.

Khái niệm

- Gtri thẩm mĩ là là khả năng của văn học có thể phát hiện và miêu tả nhiều vẻ đẹp
của cuộc sống một cách sinh động, giúp con người cảm nhận được và biết rung
động một cách tinh tế sâu sắc trước vẻ đẹp của cuộc đời.

+ Văn học đem đến cho con người những vẻ đẹp muôn hình, muôn vẻ của cuộc đời
(thiên nhiên, đất nước, con người, cuộc đời, lịch sử,…).

+ Văn học đi sâu miêu tả vẻ đẹp con người (ngoại hình, nội tâm, tư tưởng – tình
cảm, những hành động, lời nói,…).

+ Văn học có thể phát hiện ra vẻ đẹp của những sự vật rất nhỏ bé, bình thường và
cả những, vẻ đẹp đồ sộ, kì vĩ.

2. Cơ sở

Từ nhu cầu thẩm mĩ: Con người luôn có nhu cầu cảm thụ và thưởng thức cái
đẹp, và trong sự tồn tại của mình, con người không những muốn cuộc sống tốt hơn
mà còn đẹp hơn.

Vhoc bắt nguồn đsong nhưng k rập khuôn, phản ánh đsong một cách khô khan, thô
ráp mà hướng đến tìm kiếm cái đẹp trong đsong. Vhoc p đáp ứng nhu cầu về cái
đẹp của con người, đồng thời cũng làm đẹp cho đời sống, cho tâm hồn con người.

“Nghệ thuật giúp cho những ai k có khả năng cảm thụ được cái đẹp có thể tìm hiểu
và làm quen với cái đẹp”. Bởi thế giới hiện thực đã cỏ sẵn cái đẹp nhưng không
phải ai cũng có thể nhận biết và cảm thụ. Nhà văn, bằng năng lực của mình đã đưa
cái đẹp vào tác phẩm một cách nghệ thuật, giúp người đọc vừa cảm nhận được cái
đẹp cuộc đời vừa cảm nhận được cái đẹp của chính tác phẩm.

Chính như Pautopxki cũng khẳng định: “Niềm vui của nvan chân chính là đc làm
người dẫn đường đến xứ sở của cái đẹp” hay nói như Thạch Lam: “Công việc của
nvan là phát hiện cái đẹp chính ở chỗ mà k ai ngờ tới, tìm cái đẹp bị che lấp bới sự
việc cho ng khác một bài học trông, nhìn và thưởng thức” -> Phát hiện và phản ánh
cái đẹp chính là thiên chức của nvan, từ đó làm nên gtri thẩm mĩ cho tp.

3. D/c

a. Vhoc phản ánh và stao cái đẹp


- Nội dung

+ Ngay từ những câu ca dao gieo mình trên “luống đất dân cày”, cha ông ta
đã gửi gắm vào đó những vẻ đẹp bình dị của đời sống, của thiên nhiên và con
người lao động. Ra đời bên cối giã gạo, bên nhịp đưa nôi, dưới ánh trăng thanh, ca
dao đã thể hiện bao vẻ đẹp của quê hương. Đó là vẻ đẹp thiên nhiên thơ mộng, hữu
tình với ánh trăng vàng làm xao xuyến lòng ng:

“Hỡi cô tát nc bên đàng

Sao cô múc ánh trắng vàng đổ đi”

Đó là vẻ đẹp của người dân lao động:

“Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”

Hay ta cũng bắt gặp vẻ đẹp trong tình yêu lứa đôi: thủy chung, son sắt:

“Muối ba năm muối đương còn mặn

Gừng 9 tháng gừng hãy còn cay

Đôi ta nghĩa nặng tình dày

Có xa nhau đi nữa cũng 3 vạn 6 nghìn ngày mới xa”

+ Đến với vhoc trung đại, bên cạnh việc phản ánh hiện thực xã hội đổi trắng
thay đen, các tgia đã đem đến những vẻ đẹp thiên nhiên vừa giản dị, trữ tình vừa
hùng tráng, kì vĩ:

“Long lanh đáy nước in trời

Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng”

Qua chùm 3 bài thơ thu của Nguyễn Khuyến, ta cũng bắt gặp vẻ đẹp những mùa
thu của miền quê Bắc Bộ rất đỗi bình dị mà duyên dáng

Vhoc trung đại cũng ca ngợi những vẻ đẹp trong tình cảm của con người. Đó là
những rung động đầu đời trong ty Kim-Kiều “Ng quốc sắc,…”
Hay đó là vẻ đẹp của những người tráng sĩ với sức vóc cường tráng, oai hùng và
mãnh liệt, kết tinh vẻ đẹp của một thời đại

D/c: Tỏ lòng – Phạm ngũ lão

Cảm hoài – Đặng Dung: “Quốc thù vị báo đầu tiên bạch/ Kỉ độ long tuyền đái
nguyệt ma”

+ Xuyên theo chặng hành trình của vhoc, thơ văn hiện đại càng đi sâu vào
việc tìm kiếm những vẻ đẹp thời đại mới. Đó là khúc giao mùa với vẻ đẹp thơ
mộng, nên thơ trữ tình trong “Sang thu” – Hữu Thỉnh:

“Bỗng nhận ra hương ổi


Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về”

Hay thiên nhiên tràn đầy sức sống, rộn thanh, ngát hương và rạo rực xuân tình
trong thơ XD: “Đây mùa thu tới”, “Vội vàng”.

Xa hơn nữa, ta bắt gặp vẻ đẹp của thiên nhiên thơ mộng, trữ tình: dòng sông
Hương êm đềm, thủy chung hay sông Đà “tuôn dài như một áng tóc trữ tình” trên
mây trời Tây Bắc

Đặc biệt, văn học thời kì này đã đi sâu tìm kiếm vẻ đẹp tâm hồn của con
người thời đại mới. Như Nguyễn Minh Châu đã nói: “Nvan p là ng tìm kiếm những
hạt ngọc quý ẩn trong bề sâu tâm hồn con người”. Đó có thể là vẻ đẹp bị ẩn khuất
đi sau nhân hình méo mó, bị chôn vùi đi bởi cái đói, cái nghèo. Nhưng Thạch Lam
vẫn tìm thấy vẻ đẹp tâm hồn thơ ngây, bay bổng của chị em cô bé Liên giữa bóng
tối phố huyện bao trùm hay Kim Lân cũng tìm thấy giữa cái tối sầm của đói nghèo
những khao khát đẹp đẽ, đó là được sống, sống cho ra người.

Đó cũng có thể là vẻ đẹp của tình người có sức mạnh nâng đỡ, cảm hóa trong “Gió
lạnh đầu mùa” – Thạch Lam hay “Chiếc lá cuối cùng” – O.henry.

Hay ta cũng có thể bắt gặp vẻ đẹp của những con người lặng thầm cống hiến cho tổ
quốc trong thời kì mới: là những anh thanh niên, cô kĩ sư trong “Lặng lẽ Sa Pa”, là
những người lái đò ngày đêm đương đầu với thiên nhiên hung bạo trong “Người lái
đò sông Đà”.
- Nghệ thuật

Gtri thẩm mĩ k chỉ nằm ở ndung tp mà còn thể hiện ở ngthuat. Đó có thể là vẻ đẹp
của một tứ thơ, một h/a hay một nhãn tự,…

Vdu như trong dân gian, mượn tứ thơ “tát nc đầu đình” để tỏ bày tấm chân tình của
chàng trai. Tứ thơ ấy đẹp bởi nó mang đậm nét của ng dân thôn quê: mãnh liệt,
chân thực nhưng duyên dáng, nhẹ nhàng và tinh tế

Hay đó cũng là vẻ đẹp của nghệ thuật ngôn từ. Được thể hiện rõ nét trong những
trang viết của Ng Tuân, bơi nvan là người suốt đời đi tìm cái đẹp, tôn thờ cái đẹp
và coi cái đẹp là thứ tôn giáo của đời mình. Ông chính là “phù thủy của ngôn từ”,
từng con chữ trong trang viết của NT đều lấp lánh gtri thẩm mĩ

- Gtri thẩm mĩ k chỉ dừng lại ở việc stao cái đẹp trong văn học mà còn nâng cao
năng lực thị hiếu cho con người về cái đẹp

+ Vhoc bồi đắp cho cái đẹp, giúp cho csong của con người trở nên thanh cao
hơn, đẹp đẽ hơn; làm cho tâm hồn con người thêm tinh tế và phong phú hơn

VD: Từ vhoc dân gian, với những câu ca dao, tục ngữ: “Tốt gỗ hơn tốt nc sơn”

Hay “Trong đầm gì đẹp bằng sen/…/”

-> Vhoc giúp con người hiểu cái đẹp là sự cao quý trong phẩm chất, cốt cách; vẻ
đẹp sẽ vượt lên trên mọi tối tăm, bùn nhơ để giữ lấy mọi tinh túy, tinh khiết

Hay cái đẹp cũng đơn thuần là sự giản dị, hài hòa với thiên nhiên:

“Thu ăn măng trúc đông ăn giá

Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao”

Và cái đẹp cũng có thể tiềm tàng ở chính những không gian tối tăm, bẩn thỉu của
cái bạo tàn, cái xấu, cái ác: “chữ ng tử tù” – nt. Cái đẹp ấy sẽ có sức mạnh phi
thường, gắn kết những con người tri âm tri kỉ, cảm hóa con ng và hướng con người
tới chân-thiện-mĩ

Puskin với “Tôi yêu em” cũng cho ta thấu hiểu vẻ đẹp đích thực của tình yêu cao
thượng, đó k phải là ty chiếm hữu mà là sự hi sinh

You might also like