You are on page 1of 16

Ứng dụng mô hình giun quế

II. Quy trình sản xuất giun quế


1. Giới thiệu về giun quế
1.1. Giới thiệu chung
- Giun quế (trùn quế, giun đỏ) có tên khoa học là Perionyx excavatus, chi
Pheretima, họ Megascocidae, ngành ruột khoang.
- Thuộc nhóm trùn ăn phân, sống trong môi trường có nhiều chất hữu cơ đang
phân hủy, trong tự nhiên ít tồn tại với phần thể lớn và không có khả năng cải
tạo đất trực tiếp như một số loài trùn địa phương sống trong đất trực tiếp như
một số loài trùn địa phương sống trong đất.
- Trùn quế là một trong những giống trùn đã được thuần hóa, nhập nội và đưa
vào nuôi công nghiệp với các quy mô vừa và nhỏ. Đây là loài trùn mắn đẻ,
xuất hiện rải rác ở vùng nhiệt đới, dễ bắt bằng tay, vì vậy rất dễ thu hoạch.
- Kích thước trùn quế trưởng thành từ 10- 15cm:
 nước chiếm khoảng 80-85%, chất khô khoảng 15-20%
 hàm lượng các chất (tính trên trọng lượng chât khô): protein 68-70%,
chất đường 12-14%, tro 11-12%.
 Với hàm lượng protein cao nên trùn quế được xem là nguồn dinh
dưỡng bổ sung quý giá cho các loài gia súc, gia cầm, thủy hải sản...

Bảng so sánh thành phần dinh dưỡng giữa thịt giun quế với một
số thức ăn chăn nuôi thông thường

1.2. Đặc tính sinh học của giun quế


- Hình dạng bên ngoài:
 Kích thước tương đối nhỏ, độ dài 10-15cm.
 Thân hơi dẹt, bề ngang của con trưởng thành có thể đạt 0,1 – 0,2 cm.
 Màu sắc: có màu từ đỏ đến màu mận chín (tùy theo tuổi), màu nhạt dần
về phía bụng.
 Hai đầu hơi nhọn. Cơ thể trùn có hình thoi dài nối với nhau bởi nhiều đốt,
trên mỗi đốt có một vành tơ. Khi di chuyển, các đốt co duỗi kết hợp với
các lông tơ phía trên bên dưới các đốt bám vào cơ chất, giúp đẩy cơ thể
di chuyển một cách dễ dàng.
- Cấu tạo cơ thể:
 Hô hấp qua da, có khả năng hấp thu Oxy và thải CO2 trong môi trường
nước, điều này giúp cho chúng có khả năng sống trong nước nhiều lần,
thậm chí là trong nhiều tháng.
 Tiêu hóa: Trùn quế nuốt thức ăn bằng môi ở lỗ miệng và lượng thức ăn
mỗi ngày được nhiều nhà khoa học ghi nhận là tương đương với trọng
lượng cơ thể của nó. Sau khi qua hệ thống tiêu hóa với nhiều vi sinh vật
cộng sinh, chúng thải ra phân (Vermicas) ra ngoài rất giàu sinh dưỡng (hệ
số tiêu hóa ở đây khoảng 0.7), những vi sinh vật cộng sinh có ích trong
hệ thống tiêu hóa này sẽ theo phân ra khỏi cơ thể trùn nhưng vẫn còn
hoạt động ở “màng dinh dưỡng” trong một thời gian dài.

 Đâylà một trong những nguyên nhân làm cho phân giun có hàm lượng
dinh dưỡng cao, và có hiệu quả cải tạp đất tốt hơn dạng phân hữu cơ
phân hủy bình thường trong tự nhiên.
1.3. Đặc tính sinh lý của Giun quế
- Giun quế rất nhạy cảm, chúng phản ứng mạnh với ánh sáng, nhiệt sộ và biên
độ nhiệt cao, độ mặn và điều kiện khô hạn.
- Nhiệt độ:
 Nhiệt độ thích hợp: trong khoảng 20- 30 o C. Đặc biệt ở nhiệt độ khoảng
30oC, độ ẩm thích hợp, chúng sinh trưởng và sinh sản rất nhanh.
 Ở nhiệt độ quá thấp, chúng sẽ ngừng hoạt động và có thể chết, hoặc khi
nhiệt độ của luống nuôi quá cao cũng sẽ chết.
- Ph: thích hợp nhất vào khoảng 7.0- 7.5, nhưng chúng có khả năng chịu được
phổ Ph khá rộng, từ 4-9, nếu Ph quá thấp, chúng sẽ bỏ đi.
- Trùn quế thích nghi với phổ thức ăn khá rộng, chúng ăn bất kỳ chất thải hữu
cơ nào có thể phân hủy trong tự nhiên (rác đang phân hủy, phân gia súc, gia
cầm,..). Tuy nhiên thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao sẽ hấp dẫn chúng,
giúp chúng sinh trưởng và sinh sản tốt hơn.
- Trong tự nhiên, trùn quế thích sống nơi ẩm thấp, gần cống rãnh hoặc nơi có
nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy và thối rữa như trong đống phân động vật,
các đống rác hoại mục.
1.4. Sinh sản và phát triển
- Sinh sản rất nhanh, trong điều kiện thích hợp từ một cặp ban đầu có thể tạo
ra từ 1000 -1500 cá thể một năm.
- Là sinh vật lưỡng tính, chúng có đai và các lỗ sinh dục nằm ở phía đầu của
cơ thể, có thể giao phối chéo cới nhau để hình thành kén ở mỗi con, kén
được hình thành ở đai sinh dục, trong mỗi kén màng từ 1-20 trúng. Mỗi khén
có thể nở từ 2-10 con.
- Sau khoảng 20-37 ngày, giun quế trưởng thành và bắt đầu xuất hiện đai sinh
dục, từ lúc này chúng bắt đầu có khả năng bắt cặp và sinh sản.
1.5. Tác dụng của giun quế
- Là loài thức ăn giàu đạm, chất lượng cao để nuôi gia súc, gia cầm và thủy
hải sản, đồng thời làm giảm chi phí thức ăn chăn nuôi.
Thả giun quế cho cá ăn

Băm giun quế cho gà

- Phân giun làm thức ăn cho gia súc, gia cầm, thủy sản và là một loại phân
hữu cơ thiên nhiên giàu dinh dưỡng nhất mà con người từng biết đến.
- Giun được sử dụng trong y học cổ truyền làm thuốc chữa nhiều loại bệnh
cho con người: bệnh huyết áp, tim mạch, thần kinh, kháng ung thư, hen
suyễn, sốt rét,...
- Làm thực phẩm cho người và sản xuất mỹ phẩm.

Ruốc trùn quế

- Góp phần bảo vệ môi trường và phát triển nông nghiệp sinh thái
2. Mô hình và kỹ thuật nuôi giun quế
2.1. Các mô hình nuôi giun quế:
2.1.1. Nuôi trong khay chậu
- Áp dụng cho những hộ gia đình không có đất sản xuất hoặc muốn tận dụng
tối đa các diện tích trống có thể sử dụng được. Mô hình này có thể sử dụng
các công cụ đơn giản, rẻ tiền như các thùng gỗ, thau chậu, thùng số,... Các
thùng gỗ chỉ nne có kích thước vừa phải (vào khoảng 0,2 đến 0,4 mét vuông,
với chiều cao khoảng 0,3m)
- Yêu cầu:
 Các dụng cụ này nên được đặt trên những cái khung có nhiều tầng để dễ
chăm sóc và tận dụng được không gian.
 Các dụng cụ nuôi nên được che mưa gió, đặt ở nơi có ánh sáng hạn chế
càng tốt.
 Khay chậu cần có lỗ đục thoát nước, những lỗ này được chặn bằng bông
gòn, lưới,.... để không thất thoát con giống.
- Ưu điểm: dễ thực hiện,c so thể sử dụng lao động phụ trong gia đình hoặc tận
dụng thời gian rảnh rỗi. Công tác chăm sóc thuận tiện vì dễ quan sát và gọn
nhẹ.
- Nhược điểm: tốn nhiều thời gian hơn các mô hình khác, số lượng sản phẩm
có giới hạn, việc chăm sóc cho giun quế cần phải chú ý cẩn thận hơn.
2.1.2. Nuôi trên đồng ruộng có mái che
- Thích hợp cho quy mô gia đình vừa phải và mở rộng.
- Thích hợp cho những vườn cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm có bóng
râm vừa phải.
- Các luống nuôi có thể là ô đào sâu trong đất hoặc làm bằng các vật liệu nhẹ
như bạt không thấm nước, gỗ,.. có bề nganh từ 1-2m, độ sâu khảng 30-30
cm, đảm bảo thoát nước và thông thoáng. Mái che nên ở dạng cơ động để dễ
di chuyển, thay đổi trong những thời tiết khác nhau. Độ dày chất nên bắt đầu
và thức ăn nên được bổ sung hàng tuần. Luống nuôi cần được che phủ để
giữ ẩm, kích thích hoạt động của giun quế và cần 1 diện tích tương đối lớn.
2.1.3. Nuôi trong đồng ruộng không có mái che
- Là phương pháp nuôi truyền thống ở các nước đã phát triển công nghệ nuôi
giun quế như Mĩ, Úc,... và có thể thực hiện ở quy mô lớn.
- Luống nuôi có thể nổi hoặc âm vào mặt đất, bề ngang khoảng 1-2m, chiều
dài thường không gưới hạn mà tùy theo diện tích nuôi.
- Nếu cho lượng thức ăn ban đầu và bổ sung hàng tuần thì việc này cũng khá
dễ dàng.
- Tuy nhiên, phương pháp này dễ bị tác động mạnh với các yếu tố thời tiết, có
thể gây tổn hại đến giun quế và cần một diện tích tương đối lớn.
2.1.4. Nuôi trong nhà với quy mô công nghiệp và bán công nghiệp
- Là dạng cải tiến và mở rộng của mô hình mái che trên đồng ruộng và nuôi
trong thau chậu.
- Các khung nuôi có thể được xây dựng kiên cố trên mặt đất có kích thước
rộng hơn hoặc được sắp thành nhiều tầng.
- Việc chăm sóc có thể thực hiện bằng tay hoặc các hệ thống tự động tùy theo
quy mô.
- Ưu điểm: chủ động được điều kiện nuôi. Chăm sóc tốt, nuôi theo quy mô lớn
- Nhược điểm: chi phí xây dựng cơ bản và trang thiết bị cao.
3. Yêu cầu với nuôi giun quế
Muốn nuôi giun trong hộ gia đình cần tối thiểu 2 điều kiện sau:
- Có nguồn phâ động vật tại chỗ (phân bò, dê, thỏ, lợn, gà,..) hay các nguồn
rác thải hữu cơ (rơm, rạ, rau củ, bã trái cây,...)
- Có chuồng nuôi thích hợp: các dụng cụ đựng phải đảm bảo thoát nước,
không ngập úng và chứa đựng được.
Ngoài ra còn cần các yêu cầu kĩ thuật như:
- Về người nuôi (hiểu một số đặc điểm, đặc tính sinh lý, sinh thái cơ bản của
giun quế; có kiến thức cơ bản về quy trình, công nghệ nuôi giun; thực hành
đúng yêu cầu kĩ thuật,...)

4. Quy trình kỹ thuật nuôi giun quế


4.1. Chọn giống
- Giống giun chọn thả đảm bảo về hình dáng và kích thước đặc trung cho
giống, đa số trùn có màu đỏ đậm, chui xuống luống nuôi hoặc vận động
không quá chậm khi bị bắt/
- Khi mua giống tốt nhất là mua ở dạng sinh khối (có lẫn cả giun bố mẹ, giun
con, trứng kén giun chưa nở và cơ chất mà giun đang sống quen), để giun
không bị “sốc” trong môi trường mới lạ và sinh sản nhanh hơn.
4.2. Chọn chỗ nuôi
- Tùy theo khả năng và quy mô kinh doanh mà chúng ta chọn chỗ nuôi thích
hợp. Có các phương pháp như: Nuôi giun trong hố đất, nuôi trong thùng
hộp, trong bể xây.
- Tuy nhiên, nếu chọn được hướng chuồng phù hợp thì sẽ đảm bảo được các
điều kiện về nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng… trong chuồng nuôi, tạo điều kiện
sống tốt nhất giúp trùn sinh trưởng và phát triển. Cũng như chuồng nuôi các
động vật khác, nguyên tắc làm chuồng là phải đảm bảo thoáng mát về mùa
hè và ấm áp về mùa đông. Chính vì vậy, chuồng nuôi thường được đặt theo
hướng Đông Nam hoặc hướng Nam (như hình dưới đây). Khi đặt chuồng
nuôi trùn theo một trong hai hướng này sẽ tạo điều kiện cho ánh sáng buổi
sáng chiếu vào chuồng, lượng ánh sáng này có chứa tia cực tím giúp chuồng
nuôi được khô ráo, sạch sẽ và còn góp phần tiêu diệt vi khuẩn làm môi
trường trong chuồng nuôi trùn được tốt hơn.

4.3. Chuẩn bị dụng cụ


- Cây chĩa 6 răng: Dùng để xới, thu hoạch, chăm sóc giun.
- Tấm che phủ: thường làm bằng bao tải đay hoặc chiếu cói là tốt nhất
 Tạo bóng tối và giữ độ ẩm cho luống giun.
- Thùng tưới: sử ụng các loại thùng có vòi sen như thùng tưới rau. Nếu không
có thùng tưới thì có thể vẫy nước qua sàn rổ.
- Gáo múc thức ăn: Có thể dùng ca múc nước bằng nhựa có cán hoặc mũ bảo
hộ lao động bằng nhựa, có buộc thêm cán bằng tre trúc.
4.4. Chế biến chất nền
Chất nền là phần rất quan trọng để nuôi trùn quế. Cần chuẩn bị chất nền sạch
và có nhiều dinh dưỡng, thậm chí là tận dụng phân bò cũ để làm chất nền.
Một số phương pháp để làm chất nền cũng cần được tham khảo để lựa chọn
được cách làm chất nền và thức ăn tốt nhất. Bạn có thể tham khảo 2 phương
pháp phổ biến dưới đây.
Ủ nóng
Để ủ nóng thì bạn cần phải có phân của gia súc như là phân bò, phân trâu…
Rồi phủ rơm rạ hay là lá cây khô vào. Bởi trùn quế hơi kỵ nước tiểu của các
loại động vật cho nên bạn cũng cần phải loại bỏ nước tiểu nếu như có.
Ở phần mặt nền cứng bạn hãy tạo ra một lớp phân gia súc dày khoảng 1/2
gang tay và trải lên đó thêm một lượng chất độn tương ứng có chứa vôi bột.
Lặp đi lặp lại công việc này cho tới khi phần mềm dày khoảng 1m thì cắm
một ống thông khí vào giữa để đảm bảo thông khí được tốt hơn.
Hãy tạo ra hỗn hợp phân gia súc cùng với chất độn với tỷ lệ 7:3 là tốt nhất.
Bạn cũng nên chú ý che phủ mưa nắng bằng những thứ có sẵn như là các
tấm tranh hoặc lá cuối. Sau khoảng 1 tuần thì thực hiện tưới nước và đảo lại
chất nền để giúp cho chất nền có được lượng khí và độ ẩm phù hợp. Lặp đi
lặp lại quá trình trên 3-4 lần là bạn đã tạo xong chất nền.
Ủ nguội
Với phương pháp ủ nguội thì bạn thực hiện tương tự như với ủ nóng, tuy
nhiên không sử dụng vôi bột. Ngoài ra thì với cách này bạn cũng cần phải có
một khoảng thời gian lên tới 3 tháng thì chất nền mới sử dụng tốt được.
Ủ hỗn hợp

Phân chất độn xếp lớp và đánh đống như phương pháp ủ nóng. Sau 4 – 6
ngày nhiệt độ đống ủ phân lên cao 70 độ C. Tưới nước cho ẩm rồi lấy bùn
chát kín. Sau 2 tháng có thể đem sử dụng.
4.5. Thả trùn quế
- Thả theo một đường thẳng giống như dạng luống.
- Thời điểm tốt nhất trong ngày để thả trùn quế và buổi sáng, và chỉ mất chưa
tới 10 phút trùn quế sẽ chui hết xuống chất nền. Những con mà không chui
được xuống đất hoặc ngọ nguậy tại chỗ là những con kém chất lượng do bị
thương, bạn có thể gom lại và loại bỏ.
- Khi đã thả trùn quế xong bạn hãy dùng dụng cụ tưới nước để tưới nhẹ
nhàng. Có thể tưới giống như là tưới rau theo từng luống, nếu vào những
ngày nắng nóng thì tưới nhiều lần để hạ nhiệt cho môi trường của trùn quế.
Có một lưu ý là khi thả trùn quế chỉ nên thả khoảng 10kg/m2 mà thôi.
4.6. Tạo ẩm
Độ ẩm phù hợp của môi trường để nuôi trùn quế đó là nếu bạn lấy một nắm
chất nền trong tay và bóp nhẹ thì phải có nước chảy ra trong kẽ ngón tay.
Nếu như không có nước chảy ra thì môi trường quá khô và nếu nước chảy
thành dòng thì là quá ẩm. Thông thường thì mỗi ngày bạn nên tưới nước
khoảng 2 lần là đủ. Vào mùa hè thì tưới nhiều hơn 1 lần và vào mùa đông thì
có thể ít hơn một lần.

4.7. Chăm sóc


- Rải thức ăn khoảng 5cm trên mặt chất nền, và bạn hãy cho trùn quế ăn tiếp
khi nào thấy thức ăn trên bề mặt đã hết. Thông thường thì sau khi thả trùn
quế 1-2 ngày chúng ta mới cho ăn lần đầu tiên.
- Thức ăn của trùn quế cũng cần được cho vào những bể hoặc thùng nước để
ngâm trong 1-2 ngày, việc này giúp cho thức ăn trở thành dạng sệt giúp trùn
quế ăn dễ dàng hơn. Vào những thời điểm khác nhau trong năm thì tần suất
cho trùn quế ăn cũng khác nhau, dựa vào nhu cầu và tốc độ phân hủy của
môi trường. Sau khi cho trùn quế ăn bạn cũng hãy tưới nước và đậy các tấm
che chắn lại.
 Mùa hè: 2-3 ngày cho trùn quế ăn 1 lần. Lượng thức ăn dày 2-3cm.
 Mùa đông: 3-5 ngày cho trùn quế ăn 1 lần. Lượng thức ăn dày 4-5cm.
4.8. Phòng bệnh
Để đảm bảo năng suất thu hoạch thì trong quá trình nuôi trùn quế bạn cũng
hãy thực hiện một số phương pháp bảo vệ hoặc phòng bệnh.
- Theo dõi môi trường nuôi trùn quế, nếu thấy có gián, rết, kiến… thì cần phải
thực hiện tiêu diệt.
- Thực hiện công tác che chắn thật kỹ lưỡng để đề phòng gà, vịt, chuột… ăn
mất trùn quế.
- Không để trùn quế tiếp xúc với các chất hóa học như nước rửa bát, bột giặt,
xà phòng….
- Để nuôi trùn quế tốt hơn nữa thì bạn có thể chú ý tới thời tiết mưa nắng,
tiếng ồn xung quanh, độ pH của chất nền…
- Ngoài ra thì nếu như các bạn thấy lượng trùn khá nhiều hoặc có nhu cầu để
tạo các luống mới bằng cách nhân lên từ luống cũ, thì
 Hãy chuẩn bị chất nền với kích thước tương đương luống cũ nhưng độ
dày chỉ bằng một nửa mà thôi.
 Sau đó thì hãy dùng xẻng hoặc đồ chuyên dụng để xúc một nửa trùn quế
và cả phân hay chất nền từ luống cũ sang.
 Chờ 1 ngày rồi mới cho trùn quế mới ăn, cũng như là lượng thức ăn bằng
một nửa so với trùn quế cũ mà thôi. Chỉ nên nhân luống mới sau khi
luống cũ đã ổn định từ 2-4 tháng để đảm bảo tỷ lệ thành công là cao nhất.

4.9. Thu hoạch giun quế


Có nhiều cách thu hoạch nhưng cách hữu hiệu nhất là phương pháp nhử mồi:
- Sau khi cho giun ăn được 3 ngày dùng tay hốt trên bề mặt luống nơi chúng
ta đã cho thức ăn (vì giun sẽ tập trung ở nơi có nhiều thức ăn).
- Trải tấm bạt ra ở sân giữa trời nắng rồi đổ hỗn hợp này lên bạt sau đó gạt bỏ
phân giun bên trên ra lần lượt vì giun sợ nắng nên chốn xuống phía dưới cho
đến khi chỉ còn giun. Nếu ở trời rét thì ta dùng đèn cao áp rọi thẳng xuống
tấm bạt đã đổ hỗn hợp giun ra.
(*) Chú ý: Lớp phân giun bên trên này không nên bỏ làm phân mà cho
trở lại luống để tiếp tục nuôi như là sinh khối và giun sẽ được nhân
luống rất nhanh vì sinh khối này chứa rất nhiều ấu trùng.
- Thời gian thu hoạch: Phụ thuộc vào mật độ thả, điều kiện nhiệt độ (nhiệt độ
cao giun phát triển nhanh, nhiệt độ thấp giun phát triển chậm) nhưng thường
sau 2 – 3 tháng là ta có thể thu hoạch.
4.10. Nhân giống giun quế
- Nếu giống thả ban đầu là giống thuần thì thời gian đầu luống chưa có ấu
trùng và giun chưa thích nghi được với nơi ở mới. Sau 2 tháng thì nơi nuôi
giun đã được nhân đầy với lượng giun được nhân đôi. Lúc này ta có thể tách
giun để nhân hoặc cho gia súc, gia cầm ăn.
- Cách nhân luống: Bổ sung thức ăn trên mặt luống cho giun ăn. Lúc này
giun trưởng thành tập trung trên bề mặt luống, ta gạt lấy phần trên mặt luống
khoảng 15cm bỏ vào luống mới và tiếp tục cho luống cũ ăn cho đến khi đầy
luống sinh khối. Đối với luống mới thả giống sau 2 tháng ta mới có thể thu
hoạch được.
4.11. Bảo quản
- Sau khi thu hoạch trùn làm sạch phân xong, dùng cám gạo (loại cám có được
từ xay lúa) tỷ lệ 1/3 nghĩa là cứ 3kg trùn cho vào 1kg cám, bà con lắc đều
cho cám tẩm quanh trùn (có thể dùng bột bắp, bột gạo….cũng được). Sau
khoảng 3 phút trùn sẽ chết, lúc này có thể dùng sàng nhỏ để tách trùn ra
hoặc để nguyên cám đem phơi cũng được (Nếu phơi chung với cám thì sẽ
không bảo quản được lâu). (Lấy phần cám sau khi tách được trộn với thức
ăn cho những chú heo, bò hoặc gà, vịt thường bị bệnh hoặc yếu ăn, chỉ sau
một thời gian ngắn khả năng kháng bệnh của chúng sẽ thể hiện rõ rệt).
- Sau khi phơi nắng được 2 ngày thì trùn đã khô (có thể bỏ trực tiếp trong
chảo, để lên bếp than và đảo đều nếu trời nắng không tốt). Trùn khô có màu
nâu sẫm và có mùi thơm đặc trưng, đem xay thành bột và bảo quản nơi khô,
ráo. Trùn sấy khô có thể để lâu không bị mất mùi hoặc hư hỏng.
- Đánh giá chất lượng trùn sau bảo quản: Đánh giá chất lượng sản phẩm sau
bảo quản là khâu quan trọng trong việc bảo quản. Nhằm kiểm tra và đánh
giá phẩm chất của sản phẩm để phát hiện những hư hỏng, thiếu sót trong qui
trình, thao tác bảo quản tìm ra nguyên nhân để điều chỉnh kịp thời. Đánh giá
chất lượng sản phẩm bằng cảm quan là phương pháp đánh giá đơn giản và
dễ thực hiện.
III. Ưu, nhược điểm và kết quả dự kiến
- Ưu điểm: Việc nuôi giun quế ít rủi ro, kỹ thuật đơn giản, tốn ít công chăm
sóc, mang lại nhiều lợi ích.
 Vốn đầu tư nuôi giun chỉ cần rất ít (nuôi để dùng trong chăn nuôi gia
đình chỉ cần vài trăm ngàn đến một vài triệu đồng; Nuôi giun hàng hóa
cần vài ba triệu đồng, đến một vài chục triệu đồng);
 Chi phí đầu tư nuôi giun không lớn. Mặt bằng nuôi giun có thể tận dụng
trong vườn nhà hoặc các bãi nuôi công nghiệp, các chuồng trại cũ bỏ
không như chuồng trâu bò, lợn, gà; hoặc làm các lều lán, nhà tạm có mái
che; sử dụng các vật dụng đơn giản như chum, chậu, khay gỗ, thùng xốp,
thùng nhựa v.v…
 Thức ăn để nuôi giun chủ yếu tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có như rác
hữu cơ (rau, củ, hoa, quả, vỏ trái cây loại bỏ, rơm rạ, các loại bã đã p dầu
…), phân trâu, bò, dê, lợn, gà … rất dồi dào và rẻ tiền. Nuôi giun ít bị
bệnh, ít rủi ro, kỹ thuật Luận văn tốt nghiệp Đào Thị Chung Thúy –K16
CHMT 23 đơn giản, dễ làm, sớm có thu nhập; Đồng thời nuôi giun tốn ít
công chăm sóc. Vì vậy giá thành sản xuất giun và phân giun rất thấp. Nếu
sản xuất hàng hóa để bán thì có lợi nhuận đáng kể, mang lại giá trị kinh
tế cao.
 Giun và phân giun với nhiều tác dụng như: Là nguồn thức ăn chăn nuôi
chất lượng cao và nhiều công dụng cho nhiều loại gia súc, gia cầm, thủy
sản; là nguồn phân hữu cơ sạch và quí đối với cây trồng (nhất là hoa, cây
cảnh…); Giun còn là nguồn nguyên liệu để sản xuất và chế biến thực ph
m, thực ph m chức năng, dược ph m, mĩ ph m…với nhu cầu rất lớn cả
với thị trường trong nước và xuất kh u. Chính vì vậy đầu ra cho việc nuôi
giun hàng hóa là vô cùng thuận lợi.
 Giun sinh sản rất nhanh, nên chỉ cần đầu tư con giống một lần đầu tiên.

- Nhược nhiểm: Cần phải đảm bảo nhiều điều kiện như đảm bảo các yếu tố
chuồng trại kiên cố, có mái che, ánh sáng vừa phải, nguồn thức ăn đầy đủ và
một điều quan trọng là độ ẩm tốt.
- Kết quả dự kiến:
 Từ 1 kg giun giống, sau 60 ngày nuôi có thể thu được 2 đến 3 kg giun.
Nếu thả giống với mật độ 3 - 4 kg/m2 , sẽ cho thu hoạch từ 6 - 10 kg/m2
- lần, mỗi năm có thể thu 6 - 7 lần.
 Nếu đầu tư 3 – 4 triệu đồng giun giống (giá 100.000 - 150.000 đ/kg) để
nuôi 10 m2 ban đầu, sẽ thu 6 – 8 triệu đồng/lần, 36 – 48 triệu đồng/năm;
lãi 25 - 30 triệu đồng/năm (nếu gửi ngân hàng chỉ lãi 600 - 800 ngàn
đồng/năm).
 Nếu nuôi 100 m2 giun sẽ có thu nhập từ 25 - 30 triệu đồng/tháng, lãi 18 -
20 triệu đồng/tháng, hiệu quả hơn rất nhiều loại vật nuôi khác

You might also like