You are on page 1of 5

Đề cương ôn tập giữa kì môn Sinh học

A- Lý thuyết
Câu 1: Trình bày các khái niệm
- Di truyền là hiện tượng truyền đạt các tính trạng bố mẹ, tổ tiên cho cac thế
hệ con cháu.
- Biến dị là hiện tượng con sinh ra khác với bố mẹ và khác nhau về nhiều chi
tiết.
- Tính trạng là những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lý của mọt cơ thể.
- Cặp tính trạng tương phản là hai trạng thái biểu hiện trái ngược nnhau của
cùng loại tính trạng.
- Nhân tố di truyền là nhân tố quy định tính trạng của sinh vật.
- Giống thuần chủng là giống có đặc tính di truyền đồng nhất, các thế hệ sau
giống thế hệ trước.
- Kiểu hình là tổ hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể.
- Kiểu gen là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể.
- Thể đồng hợp: kiểu gen chứa các cặp gen gồm hai gen tương ứng giống
nhau.
Ví dụ: AABBdd, aabbdd, AABBDD.
- Thể dị hợp là kiểu gen chứa cặp gen gồm 2 gen tương ứng khác nhau.
Ví dụ AaBbDd.
Câu 2: Phương pháp nghiên cứu của Menden có gì độc đáo? Trình bày thí nghiệm
phép lai một cặp tính trạng của Mendenn.
a. Điểm độc đáo
1) Chọn các dòng thuần khác nhau bằng cách cho tự thụ phấn liên tiếp nhiều
thế hệ dùng làm dạng bố mẹ trong các phép lai

2) Theo dõi trước tiên kết quả di truyền riêng biệt của từng tính trạng qua vài
thế hệ, trong đó thế hệ cây lai thứ nhất hay F1 sinh ra do giao phấn giữa hai
dạng bố mẹ thuần chủng khác nhau, còn thế hệ cây lai thứ hai hay F2 sinh ra
từ sự tự thụ phấn của các cây lai F1, rồi sau đó mới tiến hành nghiên cứu sự di
truyền đồng thời của hai hoặc nhiều tính trạng

3) Khái quát và lí giải các kết quả thí nghiệm thu đc bằng toán thống kê và xác
suất 
4) Kiểm tra lại một cách cẩn thận các giả thuyết khoa học bằng các phép lai
thuận nghịch và lai phân tích.
b. Trình bày thí nghiệm phép lai một cặp của Menden
- Trước hết, ông cắt bỏ nhị từ khi chưa chín ở hoa của cây chọn làm mẹ để
ngăn sự tự thụ phấn.
- Khi nhị đã chín, ông lấy phấn của các hoa trên cây được chọn làm bố rắc
vào đầu nhụy hoa của các hoa đã được cắt nhị ở trên cây được chọn làm mẹ.
- F1 được tạo thành tiếp tục tự thụ phấn để cho ra F2.
- Sau đó ông tiến hành phân tích kết quả các phép lai thì đều thu được F1
đồng nhất 1 tính trạng, tỉ lệ kiểu hình F2 là 3:1.
Câu 3: Lai phân tích là gì? Ý nghĩa của phép lai phân tích.
- Phép lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định
kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn tương tứng.
- Ý nghĩa:
 Xác định kiểu gen của cơ thể mang tính trạng trội là đồng hợp tử hay dị
hợp tử. Vì cơ thể mang tính trạng lặn chỉ cho một loại giao tử nên tỉ lệ
phân tính về kiểu hình ở thế hệ lai phản ánh tỉ lệ các loại giao tử của cơ
thể có kiểu hình trội đem lai.
 Xác định độ thuần chủng của giống.
Câu 4: Biến dị tổ hợp là gì? Ý nghĩa của biến dị tổ hợp.
- Biến dị tổ hợp là sự tổ hợp các nhân tố di truyền của bố và mẹ cho con, dẫn
đến xuất hiện kiểu gen và kiểu hình ở thế hệ sau khác với bố, mẹ.
- Ý nghĩa:
 Giải thích tính đa dạng của loài, sự khác nhau giữa con cháu với ông bà,
bố me.
 Các biến dị tổ hợp là nguyên liệu cung cấp cho quá trình chọn lọc các
giống tốt và là nguyên liệu cung cấp cho chọn lọc tự nhiên, thúc đẩy tiến
hóa.
Câu 5: Trình bày cấu tạo và chức năng của các phân tử ADN và ARN. NTBS là
gì? Hệ quả của NTBS trong phân tử ADN
Nội dung ADN ARN
Cấu tạo - Là một loại axit nucleic, - Là một loại axit nucleic,
được cấu tạo từ các được cấu tạo từ các
nguyên tố C, H, O, N và nguyên tố C, H, O, N và P
P.
- Thuộc loại đại phân tử có - Thuộc loại đại phân tử có
kích thước và khối lượng kích thước và khối lượng
lớn. nhỏ hơn nhiều so với
ADN.

- Cấu tạo theo nguyên tắc - Cấu tạo theo nguyên tắc
đa phân với các đơn phân đa phân với các đơn phân
là các nucleotit. Có 4 loại là nucleotit. Có 4 loại Nu:
Nu: A, T, G, X. A, U, G, X

- Gồm cấu trúc 2 mạch - Có cấu trúc 1 mạch đơn.


song song.

- Có liên kết hidro và liên - Chủ yếu là liên kết


kết photphodieste. photphodieste, có ít liên
kết hidro ở tARN và
rARN.
- Các nu ở hai mạch liên
kết với nhau theo nguyên - Có NTBS ở tARN và
tắc bổ sung. rARN
Chức năng - Lưu giữ, bảo quản và - Trực tiếp tham gia vào
truyền đạt thông tin di quá trình tổng hợp protein
truyền.

- Nguyên tắc bổ sung: là nguyên tắc cặp đôi giữa cá Nu trong đó A liên kết
với T bằng 2 liên kết Hidro, G liên kết với X bằng 3 liên kết Hidro và ngược
lại.
- Hệ quả NTBS:
 Tính chất bổ sung của hai mạch. Khi biết trình tự sắp xếp các nuclêôtit
trong mạch đơn này thì có thể suy ra trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong
mạch đơn kia.
 Về mặt số lượng và tỉ lệ các loại đơn phân trong ADN:
A=T, G=X  A+G= T+ X
Tỉ số (A+T)/ (G+X) trong các ADN khác nhau thì các ADN khác nhau và
đặc trưng cho từng loài.
Câu 6: So sánh đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa phân tử ADN, ARN.
- Điểm giống nhau:
 Đều là thành phần cấu trúc trong tế bào.
 Đều là axit nucleic.
 Cấu tạo theo nguyên tắc đơn phân, gồm 4 loại Nucleotit.
 Có liên kết photphodieste.
- Điểm khác nhau:
Dấu hiệu so sánh ADN ARN
Số mạch 2 mạch đơn 1 mạch đơn
Số nucleotit Rất lớn, hàng triệu đơn Số lượng ny ít hơn từ hàng
phân trăm đến hàng nghìn đơn
phân.
Cấu tạo nucleotit Có 4 loại Nu: A, T, G, X Có 4 loại Nu: A, U, G, X
Liên kết hóa học Có cả liên kết hidro và liên - Phân tử mARN chỉ
kết hidro có liên kết
photphodieste.
- Phân tử tARN và
rARN có cả liên kết
photphodieste và
liên kết hidro.
Nguyên tắc bổ Các Nu ở 2 mạch liên kết Chỉ phân tử tARN và
sung theo nguyên tắc bổ sung rARN có nguyên tắc bổ
sung.
Chức năng Lưu giữ, bảo quản và Trực tiếp tham gia vào quá
truyền đạt thông tin di trình tổng hợp protein
truyền.

Bài tập
Câu 1: Ở đậu Hà Lan tính trạng thân cao là trội với thân thấp. Hoa đỏ là trội so với
hoa trắng.
a. Quy ước gen và cho biết kiểu gen của những cây có kiểu hình sau:
Cây thân cao, hoa trắng thuần chủng. Cây thân thấp, hoa đỏ, thuần chủng. Cây
thân cao hoa đỏ.
b. Viết các giao tử có thể được tạp ra từ các cây có KG như trên.

Câu 2:
a. Một phân tử ADN có 5000 cặp nu. Tính chiều dài và khối lượng phân tử
ADN đó., A= 750. Nu còn lại

You might also like