You are on page 1of 11

Ở Việt Nam có rất nhiều loài cá nuôi như cá nước ngọt nuôi, cá biển nuôi:

Đối với cá loài cá nuôi đặt điểm dễ nhận điện bụng cá to, thân hình ngắn bởi chúng ít vận
động do được nuôi nhốt trong lồng chật hẹp
I. Cá nuôi nước ngọt:
1. Họ cá chép: (Cyprinidae)
Các loài thuộc họ cá chép,họ cá vược được nuôi tại Việt Nam khác là phổ biến như cá
trắm cỏ, cá mè trắng, cá rô phi, cá chim, cá chép,…. Các loài này thường sinh sống ở các
tầng đáy sông hoặc sống ở các vùng có nước chảy yếu.
a. Cá trắm cỏ(Ctenopharyngodon idella):
Là loài cá nước ngọt sống ở tầng giữa và tầng dưới, môi trường nước phải trong sạch,
nơi gần bờ có nhiều cỏ nước, rong thuỷ sinh.Loài cá có khả năng thích ứng rộng với điều
kiện môi trường trung tính. Thích ứng với nhiệt độ từ 13-32 độ C, nhiệt độ phù hợp là 22-28
độ C, khoảng PH thích hợp từ 5-6, ngưỡng ô-xi từ 3mg/1l trở lên. Với môi trường khá là ổn
định thì thức ăn của cả loài cũng khá là phong phú. Đối với thức ăn của chúng Thức ăn chính
là cỏ, lá, rau, bèo dâu, bèo tấm, lá ngô… Cá trắm cỏ cũng ăn các loại bột ngũ cốc như bột
sắn, bột ngô, bột mì, bột gạo, bột đậu tương, cám gạo. Do vậy, có thể ứng dụng nhiều
phương pháp nuôi: nuôi đơn, nuôi ghép trong ao.

Hình 1:Cá trăm cỏ nuôi


Sau khi được nuôi trong môi trường khác thuận lợi đầy đủ chất đinh dưỡng và sự thích
nghi của chúng đối với môi trường nước Cá trắm cỏ nuôi 1 năm đạt cỡ 0,7 - 1,5kg trung bình
đạt 1kg/con, nuôi 2 năm đạt cỡ 2 - 3kg/con. Cá trắm cỏ chịu được lạnh, nhưng lại dễ bị mắc
bệnh đốm đỏ và gây tử vong cao. Vì vậy, cần giữ gìn môi trường nước trong sạch và phát
hiện trị bệnh kịp thời.
b. Cá chép(Cyprinus carpio)
Cá chép là loài cá thường sống tầng đáy và tầng giữa. Trong điều kiện để nuôi được cá
chép môi trường ao nuôi cá luôn thoáng sạch, không bị ô nhiễm, nhiệt độ nước dao động
khoảng 20-30 độ C, nước ao luôn có màu xanh nõn chuối (độ trong từ 10-20 cm), độ ph từ
6,5-8,5, oxy từ 3-8 mg/l, cò từ 3-10mg/l, nước ao không được có H2S, hàm lượng NH4 nhỏ
hơn 1mg/l, hàm lượng sắt tổng cộng không vượt quá 0,2 mg/l, põ khoảng 0,5mg/l và hàm
lượng hữu cơ từ 10-20mgo2/l. Khả năng thích ứng với môi trường cao và đồng thời cũng
thích ứng với môi trường nuôi chung với các loài cá khác trong môi trường nuôi.Đối với sự
thích úng của môi trường như thế thì thức ăn của chúng cũng rất đa dạng, đối với mỗi giai
đoạn sinh trưởng thì thức ăn của chúng cũng được thay đổi. Khi trưởng thành cá chép ăn
sinh vật ở đáy như nguyên thể, giun, ấu trùng côn trùng, ăn mùn bã hữu cơ, mần non thực

1
Hình ảnh trích từ nguồn kĩ thuật nông nghiệp

1
vật. Cá cũng ăn các loại thức ăn mà con người cung cấp:bột ngũ cốc các loại, bột cá bột tôm,
rau, bèo, phân động vật, đồ thừa nhà bếp.

Hình 2: Cá chép nuôi ở ao


Lượng thức ăn đồi dào và lượng nước thích hợp đồng thời làm cho sự phát triển cơ thể
và sinh sản tăng nhanh. Cá chép có khả năng chống chịu với môi trường khắc nghiệt cao hơn
các loài cá khác. Trong ao, cá chép thường được nuôi ghép với tỷ lệ 5%, tối đa không quá
10%. Cá chép nuôi sau 1 năm có thể đạt 0,3 - 0,5kg/con, cá 2 tuổi nặng 0,7 - 1kg/con, cá 3
tuổi nặng 1 - 1,5kg/con. Cá tự đẻ trong ao và có thể cho đẻ nhân tạo dễ dàng.
Cá chép là loài cá phổ biến đối với đời sống con người làm thức ăn, lương thực hàng
ngày để cung cấp nhu cầu cho con người,làm các giá trị kinh tế cao. Bên cạnh làm lương
thực hàng ngày cá chép còn được nuôi làm cá cảnh như cá koi, cá vàng,.. làm cảnh, trang trí
trong không gian.

Hình 3: Đàn cá Koi cảnh Hình 4: Bể nuôi cá vàng cảnh


Các loài cá chép làm cảnh chúng sống trong môi trường như hồ, bể thủy sinh.Với môi
trường nước được đảm bảo và thức ăn được chọn loc. Nhiệt độ nước: 20 – 25 độ C,môi
trường nước: thích hợp với môi trường nước hơi kiềm, độ cứng thấp. pH trong nước khoảng
2
Trích từ khoa học công nghệ sinh học
3
Trích cá cảnh Việt Nam

2
7,2 – 0,7Cá chép Koi càng lớn thì càng yêu cầu lượng oxy hòa tan cao, chính vì thế hồ nuôi
phải có bơm sục khí. hàm lượng oxy hòa tan tối thiểu cần phải duy trì là 2,5mg/l.Với các loài
cá cảnh thường xuyên cung cấp hàm lượng oxy hòa tan rất nhiều. Thức ăn của chúng là bo
bo, trùng chỉ, sinh vật phù du ,rong rêu, giun đất, vitamin, bột cá. Cá nuôi làm cảnh khả năng
chống chịu với điều kiện môi trường thay đổi kém, khi mô trường thay đổi các loài các
thường dễ bị các loại bệnh về cá.
Như vậy cho thấy phân bộ cá chép(Cyprinus carpio) đa dạng về các loài cá nuôi, làm
thức ăn cho con người giàu chất dinh dưỡng , làm cho con người thấy được vẻ đẹp của nó và
muốn sở hữu nó, đồng thời làm giá trị kinh tế cho giúp ích cho đời sống con người.
c. Cá trôi (Cirrhinus):
Cá trôi là cá có nguồn gốc từ Đông Á.Là loài sống ở tầng đáy, nơi có nước ẩm,thích
nước chảy và ưa hoạt động .Ở nhiệt độ 10 0C cá ít hoạt động. Có lối sống ưu hoạt động trong
công tác nuôi cá trôi phải đạt điều kiện 32-38 0C thì lúc ấy cá phát triển mạnh và lớn
nhanh.Oxy hòa tan tối thiểu 0,32-0,48 mg/l, oxy cho cá phát triển tốt nhất từ 250-876
mgO2/kg/h. Cá trôi chủ yếu ăn mùn bã hữu cơ, các loại rêu, tảo bám đáy. Thức ăn thích hợp
là tảo silic, tảo sợi. Nuôi trong ao cá ăn tạp.

Sự sinh sản của cá trôi rất nhanh , với điều kiện thích hợp phát triển mạnh từ 1-4kg. Cá
trôi là nguồn dinh dưỡng cho con người có giá trị phòng bệnh.
d. Cá diếc( Carasius auratus):
Cá diếc là loài có kích thước nhỏ , lớn chậm hơn cá chép. Có vây lưng dài nhỏ dần về
phía đuôi. Vây đuôi xòe hai thùy nhọn xiên bằng nhau. Toàn thân có màu bạc, bụng màu
nhạt hơn phía lưng. Ở Việt Nam, cá diếc là loại sống phổ biến ở ao hồ, ruộng vùng đồng
bằng hay vùng cao.Là loài sống ở tầng đáy và tầng giữa. Sống trong môi trường nước có độ
đất không quá mặn, lượng oxy hòa tan trong nước cao.Thức ăn của chúng như cám, bột đậu
tương hàm lượng có độ đạm 38-40%. Sự thích nghi đối với môi trường làm cá sinh sản mạnh
e. Kết luận:
Qua các phân họ cá chép(Cyprinus carpio) cho thấy được họ cá chép(Cyprinidae) chúng
đều có tập tính, khả năng tìm kiếm thức ăn ở tầng đáy và tầng giữa, thức ăn của chúng là các
mùn bã hữu cơ, rêu,tảo và các động vật phù du. Với nhiệt độ môi trường ấm và lượng oxy
bão hòa cao làm cho chúng phát triển nhanh và khả năng sinh sản mạnh. Đồng thời, với sự
tăng trưởng mạnh và sự dinh dưỡng của chúng mang lại nhằm giúp cho cá có giá trị kinh tế
cao, đáp ứng nhu cầu của con người.
2. Họ cá chạch(Cobitidae):
Cá chạch bùn(Misgurnus Anguillicaudatus Cantor)
Cá chạch thường có thân tròn, dẹt bên, đầu nhỏ, hơi tròn, mắt bé, miệng thấp có râu. Da
mỏng, dưới da có nhiều tuyến nhờ nên rất trơn nhẵn, vảy nhỏ nằm sâu dưới da, vây lưng

4
Cá trôi trắng

3
không co sgai cứng, vây ngực và vây bụng ngắn, vây đuôi rộng. Là loài cá sống ở tầng đáy,
có sức thích nghi ở môi trường xấu. Môi trường nuôi chạch phải đảm bảo điều kiện: mực
nước không quá 40cm, trong ao phải có mương hố sâu 50-60cm để chạch trú ẩn và nuôi
trường nước luôn sạch. Chạch ăn tạp, lúc nhỏ ăn động vật là chính, về sau chuyển dần sang
ăn tạp, Giai đoạn trưởng thành ăn thực vật là chủ yếu. Cỡ dưới 5cm chủ yếu ăn luân trùng,
râu ngành, chân chèo và các động vật phù du khác. Cỡ 5-8cm ngoài thức ăn ĐVPD, chạch
còn ăn giun nhỏ và ấu trùng muỗi lắc. Cỡ 8-9 cm chạch còn ăn tảo khuê, thân lá cây cỏ non
và hạt ngũ cốc, cỡ trên 9 cm chạch chuyển sang ăn thức ăn là thực vật là chính. Nuôi trong
ao chạch còn ăn các thức ăn tinh.

5
0
Nhiệt độ phù hợp cho chạch sinh trưởng 15-30 C ở nhiệt độ này chạch ăn khỏe và mau
lớn. Và chạch trưởng thành có thể nặng 30-60g. Khả năng sinh sản nhiều vào các mùa sinh
sản nhất là từ tháng 5-7 lượng trứng theo chiều dài thân. Cá chạch bùn là loại đặc sản nước
ngọt có thành phần chất bổ dưỡng cao. Để đáp ưng nhu cầu ngày càng cao của con người và
giá trị kinh tế cao cá chạch là cá đang được nuôi nhân giống nhiều.
3. Họ tra (Pangasiidae):
a. Cá tra nuôi( Pangasianodon hypophthalmus)
Cá tra nuôi có đặc điểm Vây lưng của các loài cá này nằm gần đầu, thông thường cao và
có hình tam giác, khoảng 5-7 tia vây và 1-2 gai. Vây hậu môn hơi dài, với 26-46 tia. Thông
thường chúng có hai cặp râu hàm trên và một cặp râu cằm, mặc dù ở cá tra dầu trưởng thành
chỉ có các râu hàm trên. Thân hình đặc chắc. Vây béo (mỡ) nhỏ cũng tồn tại. Cá tra là loài cá
nuôi cổ truyền trong ao đất. Cá có khả năng sống tốt trong điều kiện nước đọng, hàm lượng
chất hữu cơ và oxy hòa tan thấp. Cá tra là động vật ăn tạp. Cá nuôi trong ao sử dụng các loại
thức ăn khác nhau như cá tạp,cua ốc, thức ăn viên, tấm rau muống,.. Thức ăn có nguồn gốc
từ động vật hàm lượng đạm cao sẽ giúp cá lớn nhanh.

Hình 5: cá tra
Vào mùa sinh sản cá tra thường rơi vào tháng 5-7 dương lịch. Khi đến tuổi thuần thục cá
sẽ di cư về khúc sông thuộc địa phận Campuchia và Thái Lan nơi điều kiện để chúng tìm bãi

5
Kĩ thuật nuôi cá chạch trong ao đất

4
đẻ. Cá nuôi trong ao thì chúng đẻ tại ao, khi được nuôi trong ao thời gian nuôi trung bình 10
tháng cá đạt cỡ 0,7-1,5 kg/. Là cá có giá trị kinh tế cao và dễ nuôi.
b. Cá basa(Pangasius bocourti):
Cá basa là cá da trơn, có thân dài, chiều dài chuẩn bằng 2,5 lần chiều cao thân. Ðầu cá ba
sa ngắn, hơi tròn, dẹp bằng, trán rộng, miệng hẹp, nằm hơi lệch dưới mõm. Dải răng hàm
trên to và rộng, có thể nhìn thấy khi miệng khép. Có 2 đôi râu, râu hàm trên bằng chiều dài
đầu, râu mép dài tới hoặc quá gốc vây ngực. Mắt to, bụng to, lá mỡ rất lớn, phần sau thân
dẹp, bên lưng và đầu màu xám xanh, bụng trắng bạc. Sống ở mọi tầng nước . Cá ba sa sống
chủ yếu ở nước ngọt, chiụ được nước lợ nhẹ, nồng độ muối 12 %, chịu đựng được ở nơi
nước phèn có pH >5,5. Ngưỡng nhiệt độ từ 18-40 độ C, ngưỡng oxy tối thiểu là 1,1mg/lít .
Loài cá ba sa là ngành cá nuôi kinh tế của vùng đồng bằng sông cửu long đặc biệt trong hình
thức nuôi tăng sản.
4. Họ Cá thát lát (Notopteridae)
Cá thát lát(Notopterus notopterus)
Cá thát lát có thân dài, dẹt, có đuôi rất nhỏ, vày phủ toàn thân . Miệng tương đối to có
mõm ngắn bằng, rạch miệng kéo dàu đến trước ổ mắt. Vây hậu môn gắn liên vây đuôi. Loại
cá thát lát thường thấy có màu xanh ở lưng và có mùa trắng bạc ở bụng, phía dưới viền
xương có nắp mang màu vàng. Cá thường sống ở vùng tầng giữa và tầng đáy của mực nước.
Cá thích sống trong môi trường có thực vật thủy sinh lớn, nước trung bình có độ Ph từ 6,5
đến 7 , nhiệt độ thích hợp 26-28 0C, tuổi thọ trên 10 tuổi, kích thước 90cm. Cá thát lát thuộc
loài cá ăn tạp và rất thích ăn thức ăn tươi sống,kết hợp thức ăn tự chế và cám công nghiệp
đều trong quá trình nuôi giúp cá phát triển nhanh hơn.

Hình 6: Cá thát lát nuôi


Với môi trường nước bão hòa và lượng ăn tạp thì cá thát lát cũng có tốc độ phát triển khá
nhanh, có thể nuôi từ 5-6 tháng đại 0,4-0,5 kg. Cá thát lát cho thịt ngon, đặc biệt là thịt dẻo,
loài cá này được ưu chộng làm món chả cá thát lát , coi như đặc sản. Ở một số địa phương đã
nhân giống và nuôi cá trong môi trường nhân tạo ao, ruộng, mương cho năng suất cao. Cá
thát lát phân bố khá rộng rãi chủ yếu là ở các vùng đồng bằng sông Cửu long, sông Đồng
Nai và các tỉnh miền trung
5. Họ Cá tai tượng(Osphronemidae)
Cá tai tượng (Osphronemus goramy)
Cá tai tượng có thân dẹt bên, dài gần gấp đôi chiều cao. Mõm nhọn, miệng khá
rộng, vây lưng dài, tia vây mềm đầu tiên của vây bụng hình sợi, kéo dài về phía sau. Vây
đuôi tròn. Chuyên sống ở vùng nước nước lặng, nhiều cây thủy sinh và có khả năng thích
nghi cao với sự biến đổi khác nghiệt của môi trường. Cá tai tượng chúng có thể sống được cả
ở những nơi nước tù, lợ và thiếu oxy do có một cơ quan hô hấp phụ nằm ẩn dưới cung mang

6
Tạp chí thủy sản

5
thứ nhất. Cá có thể sinh trưởng tốt trong môi trường nước có độ pH từ 4-5,nhiệt độ nước từ
22-300C nếu nhiệt độ thấp hơn sẽ khiến cá mắc bệnh và giảm khả năng sinh sản. Cá tai
tượng thuộc nhóm cá ăn tạp thiên về thực vật. Khi còn nhỏ chúng có xu hướng ăn các loại
động vật côn trùng như: trùng chỉ, loăng quăng, sinh vật phù du, sâu bọ. Đến giai đoạn
trưởng thành sẽ chuyển sang nhóm thực vật như rau bèo..

Hình 7: Cá tai tượng cảnh Hình 8: Cá tai tượng ăn


Cá tai tượng thích nghi với môi trường thiếu oxy và phát triển mạnh, khi nuôi trong môi
trường thiếu oxy thì cá có thể đạt 1.5-3kg tùy giới tính. Giống cá tai tượng có thể làm thức ăn
cung cấp chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó cá thích nghi tốt với nhiều môi trường và có các màu
sắc sặc sỡ thường được ưu chuộng làm cảnh. Đối với các cá cảnh thì chúng có khả nằn sinh
trưởng tốt và sức đề kháng cao. Nuôi cá tai tượng giúp cho con người đáp ứng được nhu cầu
thực phạm và cũng mang lại niềm vui khi nuôi cá, đồng thời làm tăng giá trị kinh tế của loài
và bảo tồn được nguồn giống.
6. Họ cá tầm( Acipenseridea)
Cá tầm(Acipenser)
Cá tầm là cá sống ở tầng đáy. Cá có thân dàu và rất thuôn, di chuyển nhiều và thay đổi
vùng sinh thái. Cá tầm thuộc loài cá không xương, bộ xương chỉ là sun. Thân cá hình ống
gồm 5 hàng xương gai( sụn), day dày, nhám không vảy, màu sắc thay đổi tùy loài, tuổi và
tùy vùng sinh thái. Đuôi cá dạng chia chẻ đôi, miệng cá nhỏ nằm ngang, không răng, mũi
dài nhọn, có 4 râu hình trụ cứng, dùng quậy để kiếm mồi. Cá tầm thường sinh sống ở nơi
có môi trường nhiệt cần có giàu hàm lượng oxy . Môi trường ôn đới như nước ta để nuôi
được cá tầm cần phải lấy nước từ cá nguồn nước tự nhiên như từ các mạch nước ngầm với
nguồn nước mạch ngầm giàu oxy trong nước trước khi đưa về hệ thống nuôi
Cá tầm là loài cá sống nước sạch, vì vậy phù hợp nuôi bằng thức ăn công nghiệp. Bên
cạnh thức ăn công nghiệp cung cấp thêm thức ăn chứa nhiều đạm , hàm lượng đạm 42-
45%, vì cá tầm phát triển tốt cần thức ăn nhiểu đạm. Môi trường trong sạch và chế độ ăn
hợp lý làm cho sự sinh trưởng của cá tầm cũng phát triển mạnh. Sau thời gian nuôi 10-16
tháng cá đã đạt trọng lượng 1,4-2kg/con.
Các loài cá tầm hiện nuôi tại Việt Nam là các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao
với các sản phẩm từ thịt, đặc biệt là trứng. Việc phát triển nuôi cá tầm tại các thủy vực
nước lanhk ở Việt Nam là một thành công trong việc tận dụng nguồn lợi tự nhiên có ăn và
chưa được sử dụng từ trước tới nay.Việc nuôi cá nhằm góp phần bền vững cho nghề nuôi
cá và phát triển kinh tế thủy sản trong nước.
7. Họ cá hồi (Salmonidae):
Cá hồi vân ( Oncorhynchus mykiss)
Cá hồi được nuôi ở nước ta là loại cá hồi vân. Chúng có thân thon dài,10-12 tia vây
lưng,8-12 vây hậu môn. Cá hồi vân có các chấm màu đen hình sao trên thân. Khi thành
thục, trên lườn cá xuất hiệ các vân màu hồng, đây là đặc điểm đặc trưng của các đực khi

7
Tạp chí thủy sản

6
đến mùa sinh sản.Cá hồi là cá ôn đới, thích hợp khí hậu lạnh, nhiệt độ là 10-20 0C,là loài
cá ưu thích nước sạch nên hàm lượng oxy hòa tan trong nước cao.
Để nuôi cá hồi phải là nguồn nước lạnh và sạch. Môi trường sinh trưởng cá cần có
dòng nước chảy, do vậy, các bể nuôi thường được đặt gần đầu những con suối. Nước
chảy từ đầu nguồi phải được lọc sạch. Thức ăn cũng là một phần quan trọng trong sự
phát triển và sinh trưởng của cá, các thức ăn có nguồn gốc thực vật như ngô, đậu
rộng,lúa mì,.. chính nguồi thức ăn này cung cấp protein, cacbonhydrate và chất béo. Với
sự thích ứng với môi trường sống thì cá tăng trưởng mạnh, có kích thước khá to và khả
năng sinh sản của chúng cũng phát triển. Sau thời gian nuôi cá có thể đạt trọng lượng 1-
1,5kg/con.
Ở nước ta cá hồi nuôi được nuôi phổ biến có nguồn nước lạnh như Sapa , Lâm
Đồng,.., cá hồi mang lại giá trị kinh tế cao nhất là ở những nơi phát triển khu du lịch và
góp phần trong công tác nuôi lai giống mới cho đất nước, đáp ứng nhu cầu của con
người.

II. Cá nước mặn


1. Họ cá vược( Percidae):
Cá chẽm (Lates calcarifer)
Cá chẽm là loại cá có thể sống ở khu vực có nước mặn và nước mặn. Cá chẽm có cơ thể
dài, miệng rộng, không cân, hàm trên kéo dài tới tận sau mắt. Đầu nhọn, nhìn bên lõm phía
lưng và lồi ở phía trước vây lưng. Vây dạy lược rộng. Cá chẽm là loại cá di cư xuôi dòng.
Chúng thường sống ở vùng nước ven bờ cửa sông, rừng ngập nằm cho tới độ sâu 40m. Cá
chẽm phát triển và sinh trưởng ở nhiệt độ 15 - 280C, độ mặn: 2 - 35‰, độ sâu 5 - 20m. Giai
đoạn cá mới nở thường phân bố ven biển gần các cửa sông nước lợ, cá cỡ 1cm có thể tìm
thấy cả trong các thủy vực nước ngọt. Trong tự nhiên, cá chẽm sinh trưởng ở nước ngọt,
nước lợ và di cư ra vùng nước mặn để đẻ. Ở Việt Nam nuôi cá lồng ngoài biển hoặc nuôi
trong ao nuôi tôm. Cá chịu lạnh không tốt nhưng chịu nóng tốt, không đòi hỏi môi trường
phải quá khắc khe. Cá là động vật ăn tạp, chúng chỉ bắt mồi sống và di động. Từ các loài
thực vật đến cá loài động vật.

Hình 9: Cá chẽm nuôi thành công ở Việt Nam

Khi với môi trường có độ mặn nhất định, pH 7,5-8,5 với oxy hòa tan là 4mg/l và lượng
thức ăn do con người cung cấp có thể thu hoạch được cá thương phẩm. Sau thời gian nuôi
10-12 tháng cá đạt cỡ thương phẩm trung bình 1,2kg/con, tỷ lệ sống >70%, nuôi lâu thì cá có
thể đạt trọng lượng cơ thế là 7-8kg/con. Cá được đánh giá là một trong 10 loài cá biển ngon
nhất có giá trị kinh tế cao và thị trường khá ổn định. Những năm gần đây, cá chẽm là đối
tượng cá được nuôi khá thành công ở nhiều địa phương. Cá mang lại năng suấ và mang lại
8
Tạp chí thủy sản

7
lợi ích kinh tế cao đáp ứng được nhu cầu tiêu thu trong cả nước và xuất khẩu, góp phần đa
dạng hóa đối tượng nuôi. Ở Việt Nam cá được phân bố ở phía đông vịnh Bắc Bộ và vùng
biển miền trung.
2. Họ cá song(Serranidae):
Cá mú (Epinephelinae)
Cá mú thuộc loại cá biển chúng được xem là loại cá dữ bởi có hàm to, răng sắc nhọn và
là động vật ăn thịt. Cá mú có kích thước đa dạng, tùy theo phân loại và độ tuổi mà kích
thước cân nặng khác nhau, cá mú trung bình nặng tầm 1 - 3 kg, có loại lên đến hơn hàng
trăm ki lô gam.Cá mú có thân dài và dẹp, trơn nhẫn chứa nhiều thịt, miệng rộng với những
chiếc răng sắc nhọn, hàm dưới hơi nhô ra. Cá mú có rất nhiều màu sắc và hoa văn khác
nhau.Cá mú là loài cá tập tính chuyển giới tính, thông thường lúc cá còn nhỏ là cá cái khi lớn
chuyển thành cá đực. Nước ta nuôi cá mú dưới hai dạng khác nhau là nuôi trong ao và nuôi
trong lồng lưới.
Đối với nuôi trong ao với vị trí phải có đủ nguồn nước biển, độ mặn trong nước khoảng
18-32% và nhiệt độ 27-300C , hàm lượng oxy hòa tan trên 3mg/l, pH từ 7-8. Vị trí nuôi
không bị ô nhiễm do nước thải. Có nguồn cá giống rô phi và nguồn cá ăn tạp quanh
năm.Thức ăn của chúng là cá con cá rô phi con, các loài cá ăn tạp hoặc tôm tép nhỏ và các
loại thức ăn viên rải đều khắp ao. Khi thu hoạch cho thấy cá mũ có kích cỡ 1-1,2kg/con.
Cá mũ được nuôi trong lồng lưới, lồng lưới được đặt ở các vùng nước yên tĩnh, tại các
vùng đầm phá,eo vịnh khuất gió ở các khu vực sông hoặc đảo, không bị ô nhiễm, có độ mặn
20-32 ppt, pH 7,5-8,3 oxy hòa tan 4-8 ppm. Thức ăn của cá mú là các loại thủy hải sản sống
như cua, ghẹ, cá vụn cá loại, … Nuôi trong lồng thì thu hoạch dễ dàng. Nuôi 6-8 tháng cá đạt
0,6-0.8kg có thể thu hoạch
Với hai môi trường nuôi khác nhau nhưng cá có kích thước tăng trưởng phát triển và
thích ứng với môi trường sống. Việt Nam đang mở rộng quy mô nuôi cá mú, tạo được giống
cá mú có thể làm mùng nổ nghề nuôi cá mũ, một nghề có lợi nhuận cao mà hiện nay còn hạn
chết. Cá loài cá mú có giá trị kinh tế cao và thị trường tiêu thụ lớn.
3. Họ cá dìa(Siganidae)
Cá dìa (Siganus guttatus ):
Cá dìa có đặc biểm thân hình dẹp tròn, da trơn màu nâu xám, vây sắc xanh nhạt, trên
thân hình có những chấm nâu đen, đầu nhỏ, mắt đen tròn. Mình hình bầu dục dài và dẹp hai
bên, vây tròn nhỏ. Vây ngực hình tròn lớn vừa phải. Vây bụng ở dưới ngực , vây đua bằng
phẳng hoặc hơi chia thùy. Đây là loài sống ở vùng ven biển. Ở nước ta phân bố nhiều nhất
tại các vùng biển Thừa Thiên Huế, tỉnh Quảng Nam và Quảng Trị,…

8
9

Hình 10: Cá Dìa Siganus guttatus

Cá dìa được ương tại các khu vực của sông hoặc cá đầm nước mặn nơi đây nguồn nước
không bị ô nhiễm, thảm thực vật phong phú nguồn thức ăn tự nhiên đồi dào. Độ pH 7,5-8,6,
độ mặn 15-30% , nơi có nước chảy nhẹ, phải kín gió để cá con phát triển tốt . Cá dìa hoạt
động và kiếm mồi vào ban đêm, thức ăn chủ yếu là thực vật thủy sinh, mùn bã hữu cơ, chúng
có thể ăn thức ăn tổng hợp. Chất lượng nước và tính ổn định của các yếu tố môi trường đóng
vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển của cá nuôi . Tốc độ tăng
trưởng tuyệt đối về chiều dài khá tương đồng và sự tăng trưởng về mặt khối lượng cũng tăng
rất nhiều . Với giá trị kinh tế cao nhưng nước ta đang còn hạn chế về việc nuôi trông loài
thủy sản này mặc dù mất ít chi phí. Loài này chưa được nuôi phổ biến ở nước ta. Vì vậy,
nước ta tích cực phát triển nhân giống và nuôi loài cá dìa.
4. Họ cá bớp(Rachycentridae)
Cá bớp (Rachycentron canadum)
Cá bớp là loại cá biển nuôi quan trọng trong nghề nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam nói
chung, đặc biệt được nuôi ở các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ nước ta. Chúng có đầu khá to,
miệng rộng trông tròn trịa với lớp da dày. Loài này có tốc độ tăng trưởng rất nhanh đòi hỏi
điều kiện môi trường và dinh dưỡng cực kì cao. Các yêu cầu sinh lý, dinh dưỡng và môi
trường của chúng vượt xa các yêu cầy của các loài cá biển nuôi khác và rất khó đáp ứng. Vì
vậy cá bớp cần một môi trường nước có nồng độ oxy cao, dòng chảy mạnh và độ sâu lớn.
Thức ăn của chúng là cá tạp, thức ăn viên cho những ngày mưa gió, cá loài cá nhỏ.
Môi trường đóng vai trò quan trọng trong nuôi cá biển. Cá bớp là loài có tốc độ sinh
trưởng nhanh, có sự cạnh tranh lớn về thức ăn và không gian sống . Sau 12-16 tháng nuôi ,
cá nóp đạt khối lượng từ 4,5 -7,5kg/con.
5.

9
Báo nông nghiệp

9
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. https://tepbac.com/tin-tuc/full/dac-diem-sinh-hoc-va-ky-thuat-nuoi-mot-so-loai-ca-
nuoc-ngot-28191.html)
2. Kĩ thuật nuôi cá chép (https://dantocmiennui.vn/ky-thuat-nuoi-ca-chep/141154.html)
3. Cách nuôi cá Koi đơn giản, khoa học giúp cá lớn nhanh, mãn
nhãn(https://may3a.com/cach-nuoi-ca-koi/)
4. Các loại cá nước ngọt dễ nuôi ở Việt Nam- Danh sách các loại cá nước ngọt ở Việt
Nam (https://khomay3a.com/cac-loai-ca-nuoc-ngot-de-nuoi-nd148.html)
5. Kĩ thuật nuôi cá trôi(http://bomviethuynh.vn/news/Ky-thuat-thuy-san/Ky-thuat-nuoi-
Ca-troi-35/)
6. Nuôi cá diếc thương phẩm cho lãi ròng(https://vietq.vn/nuoi-ca-diec-thuong-pham-
cho-lai-rong-nguoi-nong-dan-ke-cao-goi-ngu-d128094.html)
7. Tổng hợp các loài cá nước ngọn phổ biến tại việt nam (https://khoahoc.tv/tong-hop-
cac-loai-ca-nuoc-ngot-pho-bien-tai-viet-nam-ban-nen-biet-116216)
8. Nuôi cá chạch- hướng mới nhiều triển vọng (https://thuysanvietnam.com.vn/nuoi-ca-
chach-huong-moi-nhieu-trien-vong)
9. Cá chạch bùn(Misgurnus Anguillicaudatus Cantor)( https://dopa.vn/ca-chach-bun-
misgurnus-anguillicaudatus-cantor/)
10. Kĩ thuật nuôi cá tra thương phẩm trong ao
11. Nuôi cá tra thương phẩm trong ao đất
(file:///C:/Users/Admin/Downloads/fn_10_nhatlong.pdf)
12. Đặc điểm sinh trưởng của cá basa và cá tra (https://nongnghiep.farmvina.com/sinh-
truong-sinh-san-ca-tra-ca-basa/)

10
13. Kĩ thuật nuôi cá thát lát cườm (http://khuyennongqnam.gov.vn/)
14. Cá thát lát (https://vi.wikipedia.org/wiki/)
15. Cá tai tượng
16. Trung tâm khuyến nông lâm đồng – kĩ thuật nuôi cá chẽm
(https://khuyennong.lamdong.gov.vn/thong-tin-nong-nghiep/thuy-san/)
17. Tạp chí thủy sản Việt Nam(https://thuysanvietnam.com.vn/phat-trien-nghe-nuoi-ca-
chem-giong-van-la-yeu-to-quan-trong/)
18. Luận văn nuôi cá mú (https://luanvan.co/luan-van/nuoi-ca-mu-40482/)
19. Hiện trạng kĩ thuật nuôi cá mú trong lồng của tỉnh kiên
giang(https://tapchi.vaas.vn/sites/tapchi.vaas.vn/files/tapchi/2022-02/tc19.pdf)
20. Nghiên cứu lưu trữ cá nâu ( scatophagus argus) và cá dìa ( siganus guttatus) giống
qua lũ lụt(https://tapchidhnlhue.vn/index.php/id20194/article/view/993/403_
21. Tạp chí thủy sản Việt Nam(https://thuysanvietnam.com.vn/ca-dia-loai-nuoi-nuoc-lo-
dang-gia/)
22. Hiện trạng nghề các bớp thương phẩm ở kiên
giang(https://sti.vista.gov.vn/tw/Lists/TaiLieuKHCN/Attachments/321943/
CVv400S22021026.pdf)
23. Tạp chí thủy sản cá hồi(https://tepbac.com/species/full/176/ca-hoi.htm/)

11

You might also like