You are on page 1of 5

Mở Đầu

1. Tổng quan về sản xuất và nuồi cá Giò ở VN


1.1 Giới thiệu về cá Giò và sản xuất tại Việt Nam

- Cá Giò tên khoa học là ( Rachycentron canadum ) hay còn được gọi với tên phổ biến
khác là cá Bớp, tên tiếng anh được gọi là Black kingfish Cobia. Là loài cá ăn thịt,
thức ăn chủ yếu của chúng là cá loài cá nhỏ, tôm, cua, mực, một số loài động vật
khác…
- Ngoài các loài cá thương phẩm khác, từ năm 2002 đến nay cá Giò hiện là đối tượng
được nuôi để phát triền về kinh tế biển. Đã có những nghiên cứu sinh sản nhân tạo
về cá Giò được viện nghiên cứu Hải sản tiến hành tư năm 1992 đến năm 1999 trong
đề tài “Nghiên cứu công nghệ sinh sản nhân tạo và nuôi một số loài cá biển”. Với
đặc điểm sinh sản nhanh và có giá thành cao cá Giò chở thành đối tượng nuôi được
ưu chuộng của các ngư dân vùng biển.
-
1.2 ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁ GIÒ

- Phân bố

+ Cá giò thường sinh sống đơn lẻ, ngoại trừ hằng năm đến mùa sinh sản sẽ tụ hợp lại
thành đàn, cá Giò thương tụ hợp tại các rạn san hô, xác tàu, bến cảng, phao, và ốc đảo.
Nó là cá nổi, nhưng nó có thể đi vào cửa sông và rừng ngập mặn để tìm kiếm con mồi.

+ Cá Giò được tìm thấy trong vùng biển nhiệt đới ấm Tây và Đông Đại
Tây Dương, khắp Caribe, và ở Ấn Độ-Thái Bình Dương trừ Ấn Độ, Úc và Nhật Bản.Nó
là sinh vật rộng nhiệt (eurythermal), tức là chịu đựng một phạm vi nhiệt độ rộng, từ 1,6-
32,2 °C. Nó cũng là sinh vật rộng muối (euryhaline), sống ở độ mặn 5 tới 44,5 ppt.

- Sinh thái

+ Cá Giò ăn chủ yếu cua, mực và cá. Cá Giò sẽ theo loài động vật lớn như cá mập, rùa
và cá đuối để ăn thức ăn thừa. Nó là một con cá rất tò mò, thể hiện chút sợ hãi với tàu
thuyền.
+ Cá ăn thịt cá giò là không rõ nhiều, nhưng cá nục heo cờ
(Coryphaena hippurus) được biết đến ăn thịt con chưa trưởng thành và cá mập mako
vây ngắn (Isurus oxyrinchus) ăn con trưởng thành.
+ Cá giò thường bị ký sinh bởi giun tròn, sán lá, sán, copepoda.
- Đặc điểm hình thái

+Thân hình thon rất dài, chiều dài thân bằng 5,5 -7.5 lần chiều cao
Mõm nhọn hơi chếch ,hàm dưới dài hơn hàm trên lưng và hai bên sườn có màu nâu
đậm ,có 2 dải hẹp màu trắng bạc chạy dài từ mắt đến đuôi. Bụng có màu trắng sữa
hoặc vàng nhạt kích cỡ cá đánh bắt được thường có chiều dài 90-110cm, có con đạt
200cm, trọng lượng 68kg.

- Đặc điểm môi trường sống

+ Cá Giò thường sống ở những vùng có nền đáy khác nhau như đáy bùn, cát ,sỏi, rạn
san hô, rạn đá xa bờ và cả vùng đầm lầy rừng gập mặn, sống ở nhiều tầng nước khác
nhau, ưa vùng nước sạch, thích hợp cả những vùng sóng gió.
- Dinh dưỡng va sinh trưởng

+ Cá Giò là động vật ăn thức ăn là thịt các loại cá tạp các loại giáp xác và nhuyễn thể.
Cá giò hoạt động mạnh nên lên lượng tiêu thụ năng lượng và oxi rất lớn. Hệ số thức cá
tạp 7-9, thức ăn công nghiệp 1,2 -1,8. Cá Giò sinh trưởng rất nhanh, sau một năm nuôi
cá thể đạt 5-8kg/con. Cá Giò chỉ sinh trưởng mạnh vào mùa hè, mùa đông cá sinh
trưởng chậm lại, cá ngừng ăn khi nhiệt độ dưới 18 độ C.

- Sinh sản

+ Cá Giò sinh sản tự nhiên ngoài biển khơi, với mức sinh sản của cá Giò cao, có thể
6 triệu trứng /1 lần đẻ. Trứng cá Giò nổi và có 1 giọt dầu, cá Giò đẻ nhiều lần trong một
mùa và chỉ đẻ 1 lần/đợt mùa đẻ chính ở Việt Nam từ tháng 4 đến tháng 6.Tại Đài Loan
cá Giò đẻ tập trung vào tháng 2 đến tháng 5 sau đó đẻ theo chu kì đến tháng 10. Ấu
trùng mới nở có kích thước khoảng 3mm sống trôi nổi, có sức tăng trưởng rất nhanh, có
thể đạt 8-10cm sau 45 ngày tuổi.

- Giá trị kinh tế

+ Cá Giò có hàm lượng chất dinh dưỡng cao, giàu acid béo không no, rất được thị
trường quốc tế ưu chuộng.
Sản phẩm cá Giò được sử dụng dưới dạng cá tươi, đông lạnh nguyên con, fillet, hun
khói, là đối tượng có tiềm năng trong khu vực. Hiện nay cá giò được chuộng cả trong cả
ở thị trường nội địa. Cá Giò trong nước giao động từ 45,000 đến 70,000 đồng/kg
- Tình hình nuôi

+ Cá Giò là loài cá ăn nổi có tập tính di cư. Cá Giò có vùng phân bố rộng, từ vùng nhiệt
đới, cận nhiệt đới đến các vùng nước ấm của biển ôn đới. Vùng sinh thái sống của cá
tương đối đa dạng, ở ven biển, các rạng san hô đến vùng biển khơi. Đối với nghề nuôi
trồng thủy sản, cá Giò là đối tượng tương đối mới từ năm (2002) nhưng có nhiều ưu
điểm quan trọng để phát triển thành một đối tượng nuôi biển công nghiệp có giá trị
thương phẩm cao tương tự như cá hồi ở châu á. Nuôi cá giò đã phát triển khá nhanh ở
Đài Loan, Trung Quốc trong những năm gần đây.

+ Năm 1996-1997,trong đề tài nuôi cá biển của Việt Hải đã cho sinh sản được
một số cá giò bột nhưng các vấn đề kĩ thuật ương nuôi chưa được giải
quyết,đây là giai đoạn sơ khai của nghiên cứu sinh sản loài cá này ở Việt Nam.
Tài liệu tham khảo
[1] Hoang Luan, Kỹ Thuật Sản Xuất Và Nuôi Cá Giò Tại Việt Nam.123.doc (2002)

You might also like