You are on page 1of 4

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


KHOA LUẬT
----- š › & š › ----
-

Luật Đất Đai

Trình bày quan điểm của bản về chế độ sở hữu toàn


dân về đất đai ở Việt Nam hiện nay

Giảng viên: Đào Thị Nhung


Sinh viên: Trương Thị Lệ Quyên
Lớp: 47K19
Số thứ tự: 46
Trình bày quan điểm của bản về chế độ sở hữu toàn dân về đất đai ở Việt Nam hiện nay

Đất đai là một tài nguyên vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế của
nước ta nếu được sử dụng và khai thác một cách hợp lý. Hơn nữa hiện
nay Việt Nam đang là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 3 thế giới với nền
tảng vững chắc là nền văn minh lúa nước, không quá khi nói gạo là nông
sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Do đó chế độ sở hữu về ruộng đất
hợp lý là một trong những yếu tố quan trọng để thúc đẩy kinh tế phát
triển nhanh hơn.

Hiện nay, trên thế giới đang tồn tại song song hai chế độ về sở hữu đất
đai là chế độ sỡ hữu tư nhân và chế độ sở hữu toàn dân về đất đai. Có thể
hiểu sở hữu tư nhân về đất đai nghĩa là một cá nhân được độc chiếm một
mảnh đất. Tuy nhiên sở hữu tư nhân về đất đai sẽ dẫn tới độc quyền kinh
doanh, từ đó cản trở việc giải phóng sức sản xuất trong nông nghiệp, làm
giảm đáng kể sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Sở hữu toàn dân về
đất đai có thể hiểu là phần đất trong lãnh thổ quốc gia thuộc sở hữu của
tất cả mọi người, không ai có quyền độc chiếm.

Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai có ưu điểm hơn so với chế độ sở hữu
tư nhân về đất đai. Với chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, mọi người đều
có quyền bình đẳng về đất đai.

Một nhà triết học nổi tiếng cũng cho rằng “Đất đai tồn tại trước con
người, không ai có được độc quyền sở hữu đất đai.” Ngoài ra, chỉ có tập
trung đất đai thì mới có thể tạo được sức mạnh kinh tế cho đất nước, nếu
đất đai bị chia nhỏ như chế độ sở hữu tư nhân về đất đai, nếu các cá nhân
sở hữu độc quyền đất đai có trình độ lạc hậu thì sẽ không thể sử dụng đất
một cách hiệu quả và hợp lý.

Đất nước Việt Nam hiện nay đã trải qua thời kỳ dựng nước và giữ nước
lâu dài trong nhiều thế hệ, không biết đã có bao nhiêu mồ hôi sương máu

Trương Thị Lệ Quyên


STT: 46
Trình bày quan điểm của bản về chế độ sở hữu toàn dân về đất đai ở Việt Nam hiện nay

của các anh hùng đã rơi xuống để bảo vệ lãnh thổ nên không ai có thể tùy
tiện sử dụng và mua bán đất đai. Do đó ở Việt Nam hiện nay chỉ có duy
nhất một chế độ sở hữu về đất đai đó là chế độ sở hữu toàn dân về đất đai
được quy định tại điều 4 Luật Đất đai 2013. Toàn bộ phần đất trong lãnh
thổ Việt Nam đều thuộc sở hữu của toàn dân, do Nhà nước đại diện sở
hữu và thống nhất quản lý.

Thứ nhất, đất đai do Nhà nước đại diện sở hữu là một hệ quả tất yếu, bảo
đảm chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Việc không thừa nhận chế độ chế độ sở
hữu toàn dân về đất đai sẽ khiến đất đai tập trung vào một số người, từ đó
sẽ xảy ra tình trạng bóc lột những người không có đất. Việc không thừa
nhận sở hữu toàn dân về đất đai cũng có thể dẫn đến tình trạng người
nước ngoài sở hữu đất trong nước, từ đó sẽ xâm phạm đến chủ quyền
lãnh thổ, chủ quyền quốc gia của nước ta.

Thứ hai, trước kia khi nhà nước ta còn ở chế độ phong kiến, sự tồn tại
chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, đặc biệt là đất đai là tư liệu sản
xuất quan trọng nhất đã gây ra tình trạng người không có đất bị bóc lột.
Mà hiện nay Nhà nước ta là nhà nước của dân do dân vì dân, có nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Do vậy, để loại trừ nguyên
nhân, nguồn gốc của bóc lột và bất công trong xã hội thì Nhà nước phải là
người đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý đất đai.

Thứ ba, khi áp dụng chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, nhà nước là người
đại diện sở hữu và thống nhất quản lý, khi đó đất đai sẽ được khai thác và
sử dụng một cách hợp lý và thích hợp, khắc phục và hạn chế thấp nhất sự
phân hóa giàu nghèo, bất bình đẳng về thu nhập từ đất đai. Chẳng hạn,
Nhà nước đã thông qua các hoạt động đo đạc, kiểm tra,... từ đó quy định
mục đích sử dụng của những mảnh đất cụ thể, từ đó có thể giúp người
dân khai thác và sử dụng đất hợp lý hơn. Khi người dân muốn chuyển đổi

Trương Thị Lệ Quyên


STT: 46
Trình bày quan điểm của bản về chế độ sở hữu toàn dân về đất đai ở Việt Nam hiện nay

mục đích sử dụng đất cần phải làm thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử
dụng.

Ngoài ra, việc áp dụng chế độ sở hữu toàn dân về đất đai phù hợp với
quan điểm chính trị của nước ta: “Tất cả quyền lực thuộc về nhân dân.”
Đồng thời chế độ này cũng tạo điều kiện để người lao động có cơ hội tiếp
cận với đất đai tự ho hơn. Người lao động được hưởng ích từ đất một
cách có lợi, công bằng và bình đẳng hơn. Mặt khác, sở hữu toàn dân cũng
tạo thuận lợi cho việc quản lý nhà nước bằng thẩm quyền quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất, tạo ra những điều kiện trong việc hoạch định chính
sách vĩ mô, xây dựng nền tảng các cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng đáp
ứng những đòi hỏi của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên đất
nước ta.

Hiện nay, đất nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóc
đất nước nên chế độ đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện
chủ sở hữu và thống nhất quản lý là điều kiện hết sức quan trọng. Hình
thức sở hữu này tạo điều kiện thuận lợi nhất để Nhà nước ta thực hiện
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, xây dựng và phát triển đất nước.

Mặc dù đất đai thuộc sở hữu toàn dân nhưng quyền định đoạt đất thuộc
về quyết định của nhà nước, các vấn đề như thu hồi đất, bồi thường đất
với giá rẻ là điều khó tránh khỏi. Từ đó, việc tham nhũng, lạm quyền của
các cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương là điều tất yếu.

Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng của mỗi quốc gia, chế độ
sở hữu về đất đai hợp lý sẽ giúp cho việc khai thác tài nguyên quan trọng
này có hiệu quả. Ở Việt Nam hiện nay, chế độ sở hữu đất đai là chế độ sở
hữu toàn dân về đất đai.

Trương Thị Lệ Quyên


STT: 46

You might also like