You are on page 1of 18

LUẬT ĐẤT ĐAI

(Thời lượng: 2 tín chỉ)

Giảng viên
ThS. NGÔ GIA HOÀNG
nghoang@hcmulaw.edu.vn
GIỚI THIỆU MÔN HỌC
- Tên môn: Luật Đất đai
- Số tín chỉ: 02
- Môn học tiên quyết: Lý luận nhà nước và pháp luật;
Luật dân sự (phần quyền sở hữu tài sản, thừa kế);
Luật Tố tụng dân sự; Luật hành chính (phần chung);
Luật hình sự; Chủ thể kinh doanh.
GIỚI THIỆU MÔN HỌC
- Nội dung môn học:
• Bài 1. Chế độ sở hữu đất đai
• Bài 2. Những vấn đề chung về Luật Đất đai
• Bài 3. Quản lý thông tin, dữ liệu và tài chính về
đất đai
• Bài 4. Điều phối đất đai
• Bài 5. Quyền của người sử dụng đất
• Bài 6. Nghĩa vụ của người sử dụng đất
• Bài 7. Các hoạt động đảm bảo việc chấp hành
pháp luật đất đai
VĂN BẢN PHÁP LUẬT
• Luật Đất đai 2013 (sửa đổi 2018);
• Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đất đai 2013;
• Nghị định 44/2014/NĐ-CP về giá đất;
• Nghị định 45/2014/NĐ-CP về thu tiền sử dụng đất;
• Nghị định 46/2014/NĐ-CP về thu tiền thuê đất;
• Nghị định 47/2014/NĐ-CP về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi
Nhà nước thu hồi đất;
• Nghị định 135/2016/NĐ-CP sửa đổi Nghị định quy định về thu tiền
SDĐ, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước
• Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi nghị định hướng dẫn LĐĐ;
• Nghị định 148/2020/NĐ-CP sửa đổi một số nghị định hướng dẫn
Luật Đất đai;
• Thông tư 02/2015/TT-BTNMT hướng dẫn Nghị định 43/2014/NĐ-
CP và Nghị định 44/2014/NĐ-CP.
• Thông tư 33/2017/TT-BTNMT về hướng dẫn Nghị định
01/2017/NĐ-CP sửa đổi nghị định hướng dẫn Luật đất đai và sửa đổi
thông tư hướng dẫn thi hành Luật đất đai…
TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Giáo trình, sách chuyên khảo

- Các bài viết tạp chí: Khoa học pháp lý Việt Nam,
Luật học, Nhà nước và pháp luật, Nghiên cứu lập
pháp, Dân chủ & Pháp luật,…
BÀI 1
CHẾ ĐỘ SỞ HỮU
ĐẤT ĐAI
Giảng viên: ThS. Ngô Gia Hoàng
1. Khái niệm chế độ sở hữu đất đai
2. Các mô hình sở hữu đất đai trên thế giới
3. Lược sử quan hệ sở hữu đất đai ở Việt Nam
4. Chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai ở Việt
Nam
4.1.Khái niệm sở hữu toàn dân
4.2. Cơ sở xác lập chế độ sở hữu toàn dân
4.3. Đặc trưng của chế độ sở hữu toàn dân
5. Quá trình hoàn thiện chế độ sở hữu
1. Khái niệm chế độ sở hữu đất đai
+ Phương diện kinh tế: sở hữu đất đai là phạm trù
kinh tế chỉ mối quan hệ giữa người với người trong
việc xác định ai là chủ của đất đai;
+ Phương diện pháp lý: sở hữu đất đai là tổng thể
các quy định pháp luật quy định về (quyền của chủ
sở hữu) quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối
với đất đai.
2. Các mô hình sở hữu đất đai trên thế giới
+ Mô hình đa hình thức: sở hữu sở hữu nhà nước, sở hữu
cộng đồng (sở hữu chung) và sở hữu tư nhân; VD: Mỹ,
Trung Quốc (sở hữu tập thể & sở hữu nhà nước), Pháp,…
+ Mô hình sở hữu đơn nhất (sở hữu nhà nước hoặc của nhà
vua); VD: Việt Nam, Lào (sở hữu toàn dân), Cu Ba, Triều
Tiên (sở hữu nhà nước), Vương quốc Anh,…
3. Lược sử quan hệ sở hữu đất đai ở Việt Nam
4. Chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai ở
Việt Nam
- Điều 53 Hiến pháp 2013
- Điều 197 BLDS 2015
- Điều 4 Luật Đất đai 2013
4.1. Khái niệm sở hữu toàn dân
Sở hữu toàn dân là hình thức sở hữu của toàn thể nhân
dân đối với đất đai, trong đó quyền sở hữu được thực
hiện bởi một tổ chức đại diện do nhân dân lập ra là
Nhà nước.
à Là hình thức sở hữu mang tính trừu tượng.
à Quyền sở hữu đất đai thực chất thuộc về Nhà nước
à Sở hữu nhà nước là hình thức sở hữu duy nhất đối
với đất đai.
4.2. Cơ sở xác lập sở hữu toàn dân
- Cơ sở lý luận: Học thuyết Karl Marx – Freidrich Engels
về CNXH & quốc hữu hóa đất đai
à Nguồn gốc của đất đai: Đất
đai không phải sản phẩm do con
người tạo ra nên con người
không có quyền sở hữu đối với
đất đai;
à Về phương diện xã hội:
nhằm xóa bỏ bóc lột, bất công
trong XH do tư hữu tư liệu SX;
à Về phương diện kinh tế: thuận lợi cho sử dụng đất hiệu
quả và phát triển kinh tế.
4.2. Cơ sở xác lập sở hữu toàn dân (tt)
- Cơ sở thực tiễn:
+ Miền Bắc từ năm 1954: vấn đề cải cách ruộng đất,
hợp tác hóa nông nghiệp;
+ Miền Nam từ 1975: vấn đề hợp tác hóa nông nghiệp
và cải tạo nhà đất xã hội chủ nghĩa ;
=> Đến cuối năm 1979, hơn 95% diện tích đất ở miền
Nam thuộc sở hữu của Nhà nước (thông qua quốc hữu
hóa) và sở hữu tập thể (thông qua phong trào hợp tác
hóa), chỉ khoảng 5% thuộc sở hữu tư nhân.
4.3. Đặc trưng của chế độ sở hữu toàn dân
(1) Quyền sở hữu được thực hiện thông
qua cơ chế đại diện nhiều tầng cấp

(2) Đất đai không thể là đối tượng của


quan hệ dịch chuyển quyền sở hữu
(3) Cần bảo đảm công bằng trong tiếp
cận QSDĐ khi thực hiện quyền sở hữu
đối với đất đai;

(4) Chế độ pháp lý đối với đất đai


và chế độ pháp lý đối với tài sản gắn
liền với đất không thống nhất;
5. Quá trình hoàn thiện chế độ sở hữu
Câu hỏi: Việt Nam có nên tư hữu hóa đất đai
như đa số các nước phát triển không, tại sao?

You might also like