You are on page 1of 4

1.

Chuyên gia có thể cho biết khi nào thì có thể xác định là một quốc gia đã “không
thực thi phán quyết của DSB”?
Những trường hợp được xác định là “không thực thi phán quyết của DSB”
- Về thời gian: 
Về nguyên tắc, các phán quyết của DSB phải được thực hiện “ngay lập tức”. Tuy nhiên,
trong trường hợp bên có nghĩa vụ thực thi các KN & PQ của DSB có lý do chính đáng
cho việc không thể thực thi ngay thì bên đó được thực hiện trong một khoảng thời gian
hợp lý.
Theo Điều 21.3 DSU quy định các khoảng thời gian hợp lý để thực thi. Tuy nhiên, thời
gian đó có thể dài hoặc ngắn hơn, tùy thuộc vào các trường hợp cụ thể.
- Nếu các bên vi phạm không thực thi nghĩa vụ của họ theo phán quyết trong một khoảng
thời gian hợp lý thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng các biện pháp: (i) bồi thường và (ii)
trả đũa thương mại - tạm hoãn thi hành các nhượng bộ. Theo tinh thần của Điều 22.1
DSU thì đây chỉ là những biện pháp mang tính tạm thời. Điều này có thể hiểu rằng việc
sử dụng những biện pháp này có mục đích chính là răn đe hoặc thúc đẩy việc thực hiện
những KN & PQ chính thức của DSB. Chính vì vậy, các biện pháp này không được
khuyến khích thực hiện, mà giải pháp tốt nhất vẫn là các bên thực thi đầy đủ các KN &
PQ của DSB.
2. Như chuyên gia đã chia sẻ thì khi không thực thi phán quyết của DSB thì bên bị
vi phạm có thể áp dụng các biện pháp tạm thời như bồi thường và trả đũa thương
mại, vậy thì biện pháp bồi thường trong Cơ chế giải quyết tranh chấp của DSB sẽ
được hiểu như thế nào ạ?
Bồi thường là biện pháp chế tài mang tính tạm thời được áp dụng khi phán quyết giải
quyết tranh chấp của DSB không được thực thi hoặc thực thi không đầy đủ trong khoảng
thời gian hợp lý và chỉ được áp dụng cho đến khi bên vi phạm thực thi KN & PQ của
DSB hoặc đi đến một thỏa thuận chung. Trong biện pháp này, bên thua kiện sẽ phải đưa
ra mức nhượng bộ thương mại bổ sung (thường là trong những lĩnh vực kinh tế liên quan
đến lĩnh vực hai bên tranh chấp với nhau) mà bên thắng kiện cho là tương xứng và hợp lý
để bù đắp thiệt hại do hàng rào thương mại mậu dịch liên quan gây ra.
3. Vậy thì có điều kiện hay nguyên tắc nào được đặt ra đối với biện pháp này không
ạ?
- Về cách thức bồi thường, cũng như về mức bồi thường sẽ do các bên thỏa thuận nhưng
không phải là việc thanh toán một khoản tiền cho bên bị vi phạm mà thông qua việc áp
dụng các nhượng bộ, bên bị vi phạm được hưởng lợi ích hay cam kết mở cửa thị trường
mới từ bên thua kiện trong những lĩnh vực mà bên thắng kiện quan tâm.
- Về nguyên tắc, biện pháp bồi thường phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện, thống
nhất giữa các bên tranh chấp và phải phù hợp với các hiệp định của WTO. Đồng thời, khi
đưa ra yêu cầu bồi thường đối với quốc gia thua kiện thuộc một trong các Thành viên
kém phát triển nhất, các quốc gia là bên thắng kiện cần phải “kiềm chế một cách thích
hợp” và cần có lưu ý đặc biệt đến tình hình của quốc gia bên kia. Chính vì vậy, DSB vẫn
sẽ là cơ quan xác định hình thức và nội dung bồi thường có hợp lý hay không và cũng
đồng thời có thẩm quyền quyết định cho phép áp dụng biện pháp này để phòng ngừa
những trường hợp biện pháp bồi thường không phù hợp với những quy định có liên quan
trong WTO.
3. Dựa trên kinh nghiệm trên thực tế của các chuyên gia thì các quy định về biện
pháp này đã được áp dụng ra sao? 
Thông thường, trên thực tế, các bên không thể thỏa thuận và đi đến thống nhất về biện
pháp bồi thường trong thời hạn 20 ngày kể từ khi hết thời hạn hợp lý. Bởi vì việc bồi
thường phải đạt được sự thống nhất của các bên tranh chấp, mà 20 ngày là thời hạn quá
ngắn để các bên có được tiếng nói chung. Đặc biệt, trong trường hợp việc bồi thường
được áp dụng dưới hình thức cắt giảm thuế quan thì theo nguyên tắc Tối huệ quốc (Most
favoured nation - MFN), các thành viên còn lại của WTO ngoài bên bị xâm phạm lợi ích
cũng sẽ được hưởng lợi, đồng nghĩa với việc bên vi phạm bị thất thu nhiều khoản thuế
quan. Từ đó vô hình chung khiến cho bên có nghĩa vụ bồi thường càng khó chấp nhận
thỏa thuận bồi thường. Khi này, để đảm bảo các KN & PQ của DSB được thực thi thì bên
nào đang viện dẫn đến các thủ tục giải quyết tranh chấp cũng có thể yêu cầu DSB cho
phép thực hiện biện pháp trả đũa thương mại.
4. (Chuyên gia) có nhắc đến một biện pháp khác là trả đũa thương mại, chuyên gia có thể
chia sẻ thêm cho các bạn sinh viên được biết về biện pháp trả dũa thương mại này có được
không ạ?
Trong khuôn khổ WTO, trả đũa thương mại được hiểu là việc tạm hoãn thi hành các
nhượng bộ hoặc những nghĩa vụ khác theo các hiệp định có liên quan đối với bên thua
kiện khi không thực hiện KN & PQ của DSB và đồng thời các bên cũng không thỏa
thuận được biện pháp bồi thường thỏa đáng nào trong vòng 20 ngày sau ngày hết hạn thời
hạn hợp lý. Trong một số trường hợp, khi các hiệp định có liên quan của WTO đặt ra quy
định cấm việc trả đũa thì các biện pháp trả đũa này sẽ không được thực hiện và khi ấy,
DSB không được cho phép tạm hoãn thi hành các nhượng bộ hoặc những nghĩa vụ khác
nếu hiệp định có liên quan cấm việc tạm hoãn thi hành như vậy. 
Cơ chế giám sát việc thực thi các KN & PQ của DSB quy định 3 mức độ của trả đũa
thương mại như:
i) Trả đũa song hành;
ii) Trả đũa chéo lĩnh vực; 
iii) Trả đũa chéo Hiệp định;
5. Biện pháp bồi thường có đặt ra một số nguyên tắc để việc áp dụng được thực thi
vậy thì có lưu ý nào đặc biệt đối với trả đũa thương mại không thưa (Chuyên gia)
- Giống như bồi thường, trả đũa cũng chỉ là biện pháp tạm thời được đưa ra trong trường
hợp các KN & PQ không được thực hiện hoặc thực thi không đầy đủ trong khoảng thời
gian hợp lý và chỉ được áp dụng cho đến khi bên vi phạm thực thi KN & PQ của DSB
hoặc đi đến một thỏa thuận chung.
- Đồng thời, nếu phát hiện thấy có sự triệt tiêu hay làm phương hại đến lợi ích bắt nguồn
từ biện pháp do Thành viên kém phát triển nhất thực hiện, các bên nguyên đơn cần phải
“kiềm chế một cách thích hợp” trong việc tạm hoãn thi hành các nhượng bộ hoặc những
nghĩa vụ khác theo những thủ tục này. Ngoài ra, cần lưu ý là mức độ đình chỉ các nghĩa
vụ được DSB cho phép áp dụng phải tương đương với mức độ quyền lợi bị triệt tiêu hoặc
bị gây phương hại. Như trong vụ tranh chấp chuối - EC, Trọng tài đã khẳng định rằng
“mức độ triệt tiêu hoặc gây phương hại” là mức độ thiệt hại của các quyền lợi do việc
thực hiện biện pháp không phù hợp với các quy định trong WTO gây ra, chứ không phải
thiệt hại do việc thực hiện biện pháp bị tranh chấp trong vụ kiện ban đầu. Cũng trong vụ
kiện này, Cơ quan phúc thẩm xác định mức độ thiệt hại dựa trên thiệt hại của bên đi kiện
trong hoạt động thương mại với bên thua kiện, còn các thiệt hại với các quốc gia thứ ba
(thiệt hại gián tiếp) sẽ không được tính đến.
5. Theo chuyên gia thì có bất kỳ ngoại lệ nào cho nguyên tắc này không?
Vẫn sẽ có một ngoại lệ liên quan đến các tranh chấp về biện pháp trợ cấp bị cấm, theo
Điều 4.10 của Hiệp định SCM (Hiệp định về Trợ cấp và các Biện pháp đối kháng -
Agreement on Subsidies and Countervailing measures) thì bên bị xâm phạm đến quyền
lợi có thể áp dụng các biện pháp đối kháng phù hợp. Tính “phù hợp” ở đây được hiểu là
có thể cao hơn so với mức độ triệt tiêu quyền lợi do bị vi phạm.  

7. Chuyên gia đã nhắc đến ba mức độ trả đũa được quy định trong DSU. Vậy thì có những
khác biệt cơ bản nào giữa các mức độ trả đũa này? (Lần lượt trình bày định nghĩa và
nguyên tắc)
Trả đũa song hành Trả đũa chéo lĩnh vực Trả đũa chéo hiệp định
(song song)
Định Trả đũa song song Trả đũa chéo lĩnh vực Trả đũa chéo hiệp định là
nghĩa thực chất là việc bên là hình thức trả đũa trả đũa trong một lĩnh vực
thắng kiện không nhằm vào lĩnh vực thuộc phạm vi điều chỉnh
phải thực hiện các khác lĩnh vực bị thiệt của một hiệp định khác nếu
nhân nhượng thuế hại trong trường hợp việc trả đũa song song và
quan đối với hàng việc trả đũa song song trả đũa chéo lĩnh vực đều
hoá của bên thua kiện không thể thực hiện không thể thực hiện được.
trong cùng lĩnh vực được. 
mà bên thắng kiện bị
thiệt hại.
Nguyên Bên nguyên đơn cần Khi quốc gia thắng Khi quốc gia thắng kiện
tắc trước tiên tạm hoãn kiện cho rằng việc trả cho rằng cả việc trả đũa
thi hành những đũa song song là không song song và trả đũa chéo
nhượng bộ hoặc thực tế hoặc không lĩnh vực đều không thực tế
những nghĩa vụ trong hiệu quả thì quốc gia hoặc không hiệu quả, hoặc
cùng những lĩnh vực đó có thể tạm hoãn thi đối với tình huống “đủ
mà DSU đã xác định hành các nhượng bộ nghiêm trọng” thì quốc gia
là có vi phạm hoặc hoặc các nghĩa vụ đó có thể tạm hoãn thi hành
làm triệt tiêu hoặc trong những lĩnh vực nhượng bộ hoặc những
gây phương hại.  của cùng một hiệp nghĩa vụ theo một hiệp
định. định khác.
8. Chuyên gia có nhìn nhận thế nào đối với việc áp dụng biện pháp trả đũa thương
mại này trên thực tế ạ?
- Nhìn chung, cho tới nay, các KN & PQ của DSB thường được thực thi bởi các thành
viên và cơ chế trả đũa thương mại ít được sử dụng. Điều này thể hiện sự tôn trọng của các
thành viên tham gia WTO dành cho cơ chế GQTC của WTO nói riêng cũng như sự tín
nhiệm đối với hệ thống WTO và luật của tổ chức nói chung. 
- Dẫu vậy, cơ chế trả đũa thương mại trong DSU còn một số bất cập, hạn chế như sau:
Theo Điều 22.6 DSU thì DSB cho phép việc trả đũa trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày
hết thời hạn hợp lý, trừ trường hợp tất cả các thành viên DSB đồng thuận không thông
qua yêu cầu hoặc có sự khiếu nại của thành viên liên quan về mức độ trả đũa cũng như sự
vi phạm các nguyên tắc và thủ tục quy định tại Điều 22.3 DSU. Quy định này là bất cập
bởi vì thời hạn 30 ngày nói trên chủ yếu mang tính lý thuyết. Trên thực tế, trong hầu hết
các trường hợp, mỗi khi một bên yêu cầu áp dụng biện pháp trả đũa thì bên kia đều khiếu
nại. Do đó DSB thường chỉ cho phép áp dụng các biện pháp trả đũa khi các khiếu nại đã
được giải quyết theo thủ tục quy định tại Điều 21.5 bởi Ban hội thẩm (và Cơ quan phúc
thẩm nếu có).
- Một số chuyên gia khác thì cho rằng việc áp dụng trả đũa như là biện pháp cưỡng chế là
quá yếu và rất khó có thể lường trước được hiệu quả kinh tế của nó đối với bên thắng
kiện, đặc biệt trong các vụ tranh chấp thương mại giữa các nước nhỏ với các nước lớn.
Tuy nhiên lại có một số ý kiến cho rằng trả đũa thương mại là xâm phạm đến nguyên tắc
cơ bản của WTO (nguyên tắc tối huệ quốc) do đó tạo nên tình huống khi mà cả hai nước
-  nước vi phạm quy định của WTO thực hiện các biện pháp bảo hộ mậu dịch và nước bị
thiệt hại do hành vi vi phạm của bên kia sau đó đáp trả bằng các biện pháp trừng phạt
thương mại - cuối cùng đều đi lệch khỏi cam kết tự do hóa mậu dịch của mình. Tuy
nhiên, theo quan điểm của chúng tôi (Chuyên gia), việc quốc gia thắng kiện thực hiện các
biện pháp trả đũa hay đền bù chỉ là đang tạm dừng các thỏa thuận thương mại mang tính
ưu đãi để thiết lập hàng rào thương mại tương ứng với phần quyền lợi bị xâm phạm bởi
quốc gia thua kiện, do đó việc đi lệch khỏi cam kết tự do hóa mậu dịch chỉ mang tính tạm
thời và thực tế cũng không phải chủ đích chính của các quốc gia. Ngoài ra, cơ chế này
của WTO tạo động cơ cho các doanh nghiệp trong nước chống lại các biện pháp bảo hộ
mậu dịch, từ đó thúc đẩy quốc gia phát triển tiến hành các nghĩa vụ tự do hóa thương mại.
Bởi khi một quốc gia nếu áp dụng biện pháp bảo hộ mậu dịch

You might also like