You are on page 1of 10

NỘI DUNG THẢO LUẬN MÔN LUẬT HÌNH SỰ - PHẦN CHUNG

I. NỘI DUNG CÁC BUỔI THẢO LUẬN


STT THẢO LUẬN LẦN NỘI DUNG THẢO LUẬN
1 1 Cụm 1: - Nhận định: 2, 6, 13, 14, 15.
- Các bài tập: 1, 3,7,9.
(5 câu NĐ và 4 BT)
2 2 Cụm 2: Nhận định: 1, 2, 4, 5, 6,
Bài tập: 1, 6, 7.
(5 câu nhận định và 3 bài tập)
3 3 Cụm 2: Nhận định: 8, 9, 10, 15, 16,
Bài tập: 9, 10, 11.
(5 câu nhận định và 3 bài tập)
4 4 Cụm 2: Nhận định: 18, 20, 22, 27, 28
Bài tập: 12, 14, 16.
(5 câu nhận định và 3 bài tập)
5 5 Cụm 3: Câu nhận định: 1, 3, 8, 9, 11.
Bài tập: 2, 4, 6
(5 câu nhận định và 3 bài tập)
6 6 Cụm 3: Nhận định: 14, 17, 19, 21, 29.
Các bài tập: 10, 12, 13
(5 câu nhận định và 3 bài tập)
7 7 Cụm 4: - Các câu nhận định: 3, 7, 11, 12, 13, 16
Các bài tập: 1, 5, 9, 11,
(6 câu NĐ và 4 BT)
8 8 Cụm 4: Nhận định: 20, 22, 37, 39, 43,
Các bài tập: 12, 17, 18, 19
(5 câu NĐ và 4 BT)
9 9 Cụm 4: Nhận định: 45, 47, 60, 64, 65
Các bài tập: 20,21, 22, 24
(5 câu NĐ và 4 BT)

II. YÊU CẦU:


- Sinh viên làm việc nhóm trước khi thảo luận online
- Sinh viên nộp lại kết quả thảo luận nhóm cho giáo viên thảo luận, vào đầu buổi thảo luận (ghi
rõ Sv nào có tham gia, SV nào không tham gia thảo luận). Đối với giờ học online thì gửi qua
mail cho GV thảo luận trước 01 ngày.
- Mỗi nhóm từ 7 đến 10 sinh viên. Lớp trưởng chia nhóm dựa vào danh sách lớp (hoặc SV tự
chọn nhóm).
III. ĐÁNH GIÁ ĐIỂM BỘ PHẬN 30 %: GV thảo luận đánh giá dựa trên các tiêu chí sau:
 Điểm chuẩn bị bài tập nhóm (kết quả nộp lại cho GV thảo luận)
 Điểm trình bày, thảo luận tại lớp/online
 Điểm thưởng
IV. THÔNG TIN GV THẢO LUẬN
 ThS. Nguyễn Thị Minh Trâm
 Email: ntmtram@hcmulaw.edu.vn
 Zoom: ID: 7250254115 - Pass: 284790

CHÚC CÁC EM SINH VIÊN (ANH CHỊ HỌC VIÊN) HỌC TỐT
MÔN LUẬT HÌNH SỰ
THẢO LUẬN LẦN 1
I. Trắc nghiệm tự luận: Những nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao?
2. Đối tượng điều chỉnh của luật hình sự là tất cả các quan hệ xã hội phát sinh khi có một tội
phạm được thực hiện.
6. Quan hệ pháp luật hình sự chỉ là quan hệ xã hội giữa nhà nước và người phạm tội khi có
một tội phạm được thực hiện.
13. Một tội phạm chỉ được coi là thực hiện tại Việt Nam nếu tội phạm đó bắt đầu và kết thúc
trên lãnh thổ Việt Nam.
14. Một số điều luật của BLHS năm 2015 được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện
trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.
15. BLHS năm 2015 không được áp dụng đối với hành vi phạm tội do người nước ngoài, pháp
nhân thương mại nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ Việt Nam.
II. BÀI TẬP
Bài tập 1
A là học viên của một trường dạy nghề. Vì có xích mích cá nhân với B là bạn cùng lớp nên đã
đánh B bị thương tích với tỷ lệ thương tật 30%. Vì thế, B phải điều trị tại bệnh viện 15 ngày và chi phí
điều trị tại bệnh viện là 15.300.000 đồng. Việc A cố ý gây thương tích cho B đã làm phát sinh các
quan hệ pháp luật sau:
- A bị Tòa án tuyên phạt 1 năm tù về việc gây thương tích cho B (Theo quy định tại Điều 134
BLHS);
- A phải bồi thường cho B toàn bộ số tiền chi phí điều trị tại bệnh viện;
- A bị trường dạy nghề buộc thôi học vì có vi phạm nghiêm trọng quy chế của Nhà trường.
Anh (chị) hãy xác định:
1. Quan hệ nào là quan hệ pháp luật hình sự? Tại sao?
2. Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật hình sự trong vụ án này là gì?
3. A có thể nhờ người khác tham gia quan hệ pháp luật hình sự thay mình được không? Tại
sao?
4. Quyền và nghĩa vụ pháp lý của A trong quan hệ pháp luật hình sự?
Bài tập 3
Pháp nhân thương mại A phạm tội sản xuất, buôn bán hàng cấm theo quy định tại Điều 190
BLHS. Toà án tuyên phạt pháp nhân thương mại A 1 tỷ đồng theo quy định tại điểm a khoản 5
Điều 190 BLHS. Ông X không thực hiện hành vi phạm tội mà chỉ là người đại diện theo pháp luật
cho Pháp nhân thương mại A thực hiện các thủ tục trong quá trình tiến hành tố tụng.
Anh (chị) hãy xác định:
1. Quan hệ xã hội nào sau đây là quan hệ pháp luật hình sự? Tại sao?
a. Quan hệ giữa Nhà nước với ông X
b. Quan hệ giữa Nhà nước với pháp nhân thương mại A
c. Quan hệ giữa pháp nhân thương mại A với ông X
2. Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật hình sự trong vụ án này là gì?
Bài tập 7
A là công dân Việt Nam thường xuyên sang Trung Quốc móc nối với B và C (đều là công dân
Trung Quốc) để thực hiện việc buôn bán người. A về Việt Nam dụ dỗ, hứa hẹn một số phụ nữ Việt
Nam qua Trung Quốc kiếm việc làm với thu nhập cao. A đã đưa một số cô gái Việt Nam qua
Trung Quốc và bán họ cho B và C. Tại Trung Quốc, A cùng B và C đã hiếp dâm các cô gái này rồi
sau đó bán họ cho những người Trung Quốc lấy về làm vợ. Trong vụ án này, có hai hành vi được
thực hiện: hành vi hiếp dâm và hành vi mua bán người.
Anh (chị) hãy xác định:
1. BLHS Việt Nam có hiệu lực áp dụng đối với hành vi mua bán người không? Tại sao? Chỉ rõ căn
cứ pháp lý;
2. BLHS Việt Nam có hiệu lực áp dụng đối với hành vi hiếp dâm không? Tại sao? Chỉ rõ căn cứ
pháp lý.
Bài tập 9
Dựa vào quy định tại Điều 133 BLHS năm 1999 và Điều 168 BLHS năm 2015 về tội “cướp tài
sản”.
Anh (chị) hãy xác định:
1. Điều luật nào quy định “hình phạt nặng hơn”? Tại sao?
2. Điều luật nào được áp dụng đối với hành vi phạm tội xảy ra trước ngày 01/7/2016 nhưng sau
ngày 01/7/2016 mới đem ra xét xử? Tại sao?
Biết rằng:
Khoản 1 Điều 133 BLHS 1999 là khoản có khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật, quy định:
“Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị
tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba
năm đến mười năm.”.
Khoản 4 Điều 133 BLHS năm 1999 là khoản có khung hình phạt nặng nhất của điều luật, quy
định: “Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười tám năm đến hai
mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình”.

THẢO LUẬN LẦN 2


I. Trắc nghiệm tự luận: Nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao?

1. Căn cứ để phân loại tội phạm theo Điều 9 BLHS năm 2015 là mức hình phạt do Tòa án áp dụng
đối với người phạm tội.
2. Những tội phạm mà người thực hiện bị Toà án tuyên phạt từ 3 năm tù trở xuống đều là tội phạm
ít nghiêm trọng.
4. Trong một tội danh luôn có cả ba loại cấu thành tội phạm: cấu thành cơ bản, cấu thành tăng
nặng và cấu thành giảm nhẹ.
5. Trong cấu thành tội phạm giảm nhẹ không có dấu hiệu định tội.
6. Một tội phạm mà trên thực tế chưa gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội là tội phạm có cấu thành
hình thức.

II. BÀI TẬP

Bài tập 1
A trộm cắp tài sản của B trị giá 70 triệu đồng. Hành vi của A cấu thành tội trộm cắp tài sản theo
khoản 2 Điều 173 BLHS và bị Tòa án tuyên phạt 2 năm tù giam.
Anh (chị) hãy xác định:
1. Căn cứ vào Điều 9 BLHS thì loại tội phạm mà A thực hiện là loại tội gì? Tại sao?
2. Tội trộm cắp tài sản là tội phạm có cấu thành tội phạm (CTTP) vật chất hay CTTP hình
thức? Tại sao?
3. Hành vi phạm tội của A thuộc trường hợp CTTP cơ bản, CTTP tăng nặng hay CTTP giảm
nhẹ? Tại sao?

Bài tập 6
A 15 tuổi 6 tháng đã thực hiện hành vi được quy định tại khoản 3 Điều 260 BLHS. Hãy xác định
A có phải chịu TNHS về hành vi của mình hay không.
(Biết rằng tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ (Điều 260 BLHS) được thực hiện
với lỗi vô ý).
Bài tập 7
A là bác sĩ đa khoa có mở phòng mạch riêng. Trong lúc khám bệnh A đã kê toa thuốc cho bé
Hoài Trung (3 tuổi) theo toa của người lớn. Do sơ suất, A không kiểm tra toa thuốc trước khi trao
cho người nhà của bé Trung. Người nhà của bé Trung đến tiệm thuốc do H đứng bán. H bán thuốc
theo toa của A mặc dù trên toa thuốc có ghi tuổi của bệnh nhân là 3 tuổi. Bé Trung do uống thuốc
quá liều nên bị tử vong.
Anh (chị) hãy xác định:
1. Đối tượng tác động của hành vi phạm tội của A là gì?
2. Hành vi của A đã xâm phạm khách thể trực tiếp nào?
3. Quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả trong vụ án này thuộc loại nào? Tại sao?
4. Lỗi của A là loại lỗi gì? Tại sao?
5. H có lỗi trong việc gây ra cái chết của bé Trung không? Nếu có là lỗi gì? Tại sao?

THẢO LUẬN LẦN 3

8. Mỗi tội phạm chỉ có một khách thể trực tiếp.


9. Mọi tội phạm suy cho cùng đều xâm hại đến khách thể chung.
10. Một tội phạm nếu trên thực tế đã làm cho đối tượng tác động của tội phạm tốt hơn so với tình
trạng ban đầu thì không bị coi là gây thiệt hại cho xã hội.
15. Đối tượng tác động của Tội đua xe trái phép (Điều 266 BLHS) là xe ôtô, xe máy hoặc các loại
xe khác có gắn động cơ.
16. Mọi xử sự của con người gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho xã hội đều được coi là
hành vi khách quan của tội phạm.

Bài tập 9
Chị Y vừa được công ty thương mại X tuyển vào làm thủ quỹ. Biết rõ việc này, ba tên A, B, C
(đã thành niên và đều là thành phần thất nghiệp, nghiện ngập) đã chặn đường chị Y đòi Y phải
giao nộp cho chúng 5 triệu đồng, nếu không chúng sẽ tố cáo hành vi tham ô mà chị Y đã thực hiện
trước đây ở một cơ quan nhà nước. Lo sợ bị mất việc làm, chị Y đã tự ý lấy số tiền 5 triệu trong
công quỹ của công ty X và giao cho bọn chúng. Vụ việc bị phát hiện.
Anh (chị) hãy xác định: chị Y có được coi là bị cưỡng bức không? Nếu có thì là loại cưỡng
bức gì và có ảnh hưởng như thế nào đến trách nhiệm hình sự của Y?
Bài tập 10
A có nhiệm vụ quản lý và bảo vệ khu rừng của nông trường X. B đã nhiều lần vào khu rừng
trên để chặt trộm cây bạch đàn. Một buổi A bắt quả tang B đang chặt trộm bạch đàn. A buộc B
phải về trụ sở của nông trường để xử lý theo quy định. B xin tha nhưng A không chấp nhận. Trên
đường trở về trụ sở nông trường, lợi dụng trời tối và đoạn đường khó đi, B đã dùng rìu chặt cây
chém hai nhát vào đầu A làm A té quỵ, B tiếp tục chém nhiều nhát vào vùng ngực và mặt của A.
Khi thấy A nằm bất động B xách rìu đi về phía rừng. Một lúc sau có người phát hiện và A đã được
cứu sống. Giấy chứng thương ghi nhận A bị thương tật với tỷ lệ 65%. Biết rằng hành vi của B cấu
thành 2 tội: tội giết người (Điều 123 BLHS) và tội trộm cắp tài sản (Điều 173 BLHS).
Anh (chị) hãy xác định:
1. Đối tượng tác động và khách thể của tội phạm do B thực hiện.
2. Công cụ phạm tội trong vụ án này là gì? Dấu hiệu công cụ phạm tội có phải là dấu hiệu
định tội của các tội phạm trên hay không? Tại sao?
3. Loại hậu quả do hành vi phạm tội của B gây ra?
4. Lỗi của B trong việc gây thương tích cho A? Tại sao?
Bài tập 11
Do mâu thuẫn với mẹ ruột mình (bà Liêu), sau một hồi cãi vã với mẹ, Trung liền mang can
nhựa đi mua 3 lít xăng đem về nhà. Lúc này cháu Thảo (con gái Trung) đang ngủ trên giường, chị
Xuân (vợ Trung) đang bế đứa con gái 2 tuổi là cháu Vy. Thấy Trung tay cầm can xăng với thái độ
rất hung hăng, chị Xuân liền can ngăn, nhưng Trung gạt chị Xuân ra, vừa quát: “Tao đốt nhà rồi trả
cho bà Liêu”, vừa tưới xăng lên nền nhà và vách nhà bằng gỗ. Chị Xuân một tay bế con, một tay
giật can xăng trên tay Trung. Tức thì Trung bật quẹt, lửa bùng cháy. Sau đó hàng xóm đến can
ngăn và dập lửa.
Kết quả là cháu Vy bị bỏng nặng và chết ngay sau đó. Chị Xuân và Trung cũng bị bỏng nhưng
thoát chết (chị Xuân bị bỏng nặng với tỷ lệ thương tật là 41%). Một phần vách nhà và tài sản trong
nhà (gồm giường, tủ, bàn ghế) bị cháy, thiệt hại về tài sản là 10 triệu đồng.
Anh (chị) hãy xác định:
1. Đối tượng tác động của hành vi phạm tội của Trung là gì?
2. Hành vi của Trung đã xâm phạm khách thể trực tiếp nào?
3. Xét về hình thức thể hiện hành vi phạm tội của Trung thuộc loại nào?
4. Loại hậu quả do hành vi phạm tội của Trung gây ra là gì? Mức độ thiệt hại của mỗi loại hậu
quả là như thế nào?
5. Dạng quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của tội phạm trong vụ án này. Tại sao?
6. Lỗi của Trung đối với từng loại thiệt hại trong vụ án trên? Tại sao?

THẢO LUẬN LẦN 4

18. Hậu quả của tội phạm là dấu hiệu luôn được quy định trong cấu thành tội phạm cơ bản.
20. Người mắc bệnh tâm thần thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS
thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.
22. Lỗi là thái độ tâm lý của người phạm tội đối với người bị hại.
27. Tuổi chịu TNHS là tiền đề để xác định lỗi của người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội.
28. Trong mọi trường hợp sai lầm về pháp luật, người thực hiện hành vi không phải chịu trách
nhiệm hình sự.

Bài tập 12
Ngày 14/2, khi đang đi xe máy trên đường thì A phát hiện chị X có đeo sợi dây chuyền trên cổ
nên A nảy sinh ý định chiếm đoạt. A chạy xe đến gần chị X và nhanh tay giật sợi dây chuyền trên
cổ chị X rồi bỏ chạy. Do bị giật bất ngờ nên chị X bị mất thăng bằng, té đập đầu xuống đất dẫn đến
chấn thương sọ não và tử vong.
(Biết rằng: Hành vi cướp giật tài sản nêu trên thuộc trường hợp được quy định tại Khoản
4 Điều 171 BLHS).
Anh (chị) hãy xác định:
1. Đối tượng tác động của hành vi phạm tội do A thực hiện?
2. Hành vi của A đã xâm phạm đến khách thể trực tiếp nào?
3. Loại hậu quả của hành vi phạm tội do A thực hiện?
4. Thái độ tâm lý đối với hành vi cướp giật tài sản và gây ra cái chết cho nạn nhân của A
trong vụ án này có phải trường hợp “hỗn hợp lỗi” hay không? Tại sao?
Bài tập 14
Trong một lần đi chơi, A (học sinh lớp 9 Trường THCS T) nảy sinh tình cảm với B, cô nữ
sinh lớp 8 của một trường khác. Trong thời gian quen nhau, nhiều lần nghe B kể X là người yêu cũ
của B hay nhắn tin với cô để mong nối lại tình cảm. Do ghen tuông, A quyết định tìm X đánh dằn
mặt. Trước khi đi, A chuẩn bị một con dao nhọn. Đến trước cổng trường của bạn gái, do không
biết mặt của X nên khi thấy một nam sinh lớp 10 cùng B đi ngang qua, A nghĩ là X nên xông vào
đánh và rút dao đâm hai nhát ngay tim làm nạn nhân chết tại chỗ. Tuy nhiên nạn nhân không phải
là X.
(Biết rằng hành vi của A cấu thành tội giết người tại Khoản 2 Điều 123 BLHS)
Anh (chị) hãy xác định:
1. Đối tượng tác động và khách thể bị xâm phạm trong vụ án trên;
2. Trong trường hợp trên có sai lầm thực tế hay không? Nếu có thì đó là sai lầm nào? Tại sao?
3. Quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của tội phạm trong vụ án này thuộc dạng nào? Tại
sao?

Bài tập 16
Vì muốn giết người có bất đồng với mình A đã nghiên cứu lịch và nơi sinh hoạt của B. A quan
sát thấy trên giường B thường nằm có người đang ngủ. A lẻn vào nhà dùng dao găm đâm nhiều
nhát liên tiếp, nhưng không thấy B phản ứng. Giám định pháp y xác định B đã chết trước đó vì
một cơn đau tim.
Anh (chị) hãy xác định:
1. A có phạm tội hay không?
2. Bạn dùng lý thuyết nào sau đây để xác định về trách nhiệm đối với A:
- Lý thuyết về quan hệ nhân quả;
- Lý thuyết về sai lầm và ảnh hưởng của sai lầm đến trách nhiệm hình sự.

You might also like