You are on page 1of 3

1.

Trường hợp không thực thi phán quyết của DSB;


(Ngọc Bình)
2. Bồi thường và trả đũa thương mại (Cơ chế phù hợp hay chưa?)
2.1. Bồi thường:
Bồi thường là biện pháp chế tài mang tính tạm thời được áp dụng khi phán quyết giải
quyết tranh chấp của DSB không được thực thi; đó là biện pháp chế tài mà trong đó
bên thua kiện sẽ phải đưa ra mức nhượng bộ thương mại bổ sung mà bên thắng kiện
cho là hợp lý để bù đắp thiệt hại do hàng rào thương mại mậu dịch liên quan gây ra.
* Cơ sở pháp lý: Điều 22 DSU.
* Hình thức:
- Hình thức bồi thường do các bên thỏa thuận nhưng không phải đơn thuần được hiểu
là việc thanh toán một khoản tiền cho bên bị vi phạm mà nên được hiểu rộng hơn như
thông qua việc áp dụng các nhượng bộ, cho bên bị vi phạm được hưởng lợi ích hay
cam kết mở cửa thị trường mới của bên thua kiện trong những lĩnh vực mà bên thắng
kiện quan tâm,...
* Nguyên tắc:
- Biện pháp bồi thường phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện, thống nhất giữa các
bên tranh chấp và phải phù hợp với các hiệp định của WTO 1 ⇒ DSB vẫn sẽ là cơ quan
xác định hình thức và nội dung bồi thường có hợp lý hay không và cũng đồng thời có
thẩm quyền quyết định cho phép áp dụng biện pháp này để phòng ngừa những trường
hợp biện pháp bồi thường không phù hợp với những quy định có liên quan trong
WTO.
* Nhận xét: Biện pháp bồi thường đặt ra một số nguyên tắc ràng buộc các bên trong
giải quyết tranh chấp nên đã trở thành một trong những lý do khiến cho các thành viên
của WTO hiếm khi đạt được thỏa thuận về bồi thường trong giai đoạn này 2. Chính vì
vậy mà khi các bên không thể thỏa thuận và đi đến thống nhất về biện pháp bồi
thường trong thời hạn 20 ngày kể từ khi hết thời hạn hợp lý thì bên nào đang viện dẫn
đến các thủ tục giải quyết tranh chấp cũng có thể yêu cầu DSB cho phép thực hiện
biện pháp trả đũa thương mại.
2.2. Trả đũa thương mại - Retaliation (Hoãn thực hiện cam kết nhượng bộ thương
mại - suspension of concession)
* Cơ sở pháp lý: Điều 22 DSU
* Điều kiện:
- Trong trường hợp bên thua kiện không thực hiện khuyến nghị và phán quyết của
DSB và các bên cũng không thỏa thuận được biện pháp bồi thường thỏa đáng nào
trong vòng 20 ngày sau ngày hết hạn thời hạn hợp lý, thì bất cứ bên nào đã viện dẫn
tới các thủ tục giải quyết tranh chấp cũng có thể yêu cầu DSB cho phép tạm hoãn thi
hành việc áp dụng đối với Thành viên liên quan những nhượng bộ hoặc những nghĩa
vụ khác theo các hiệp định có liên quan3.
- Đối với trường hợp khi các hiệp định có liên quan của WTO đặt ra quy định cấm
việc trả đũa thì các biện pháp trả đũa này sẽ không được thực hiện. Trên nguyên tắc
việc trả đũa thương mại chỉ được thực hiện trong phạm vi lĩnh vực liên quan đến vụ

1 Khoản 1 Điều 22 DSU


2 Trường Đại học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình Pháp luật về Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế, Nhà
xuất bản Tư pháp, tr. 76
3 Khoản 2 Điều 22 DSU
kiện. DSB không được cho phép tạm hoãn thi hành các nhượng bộ hoặc những nghĩa
vụ khác nếu hiệp định có liên quan cấm việc tạm hoãn thi hành như vậy4.
- Việc tạm hoãn thi hành các nhượng bộ hoặc những nghĩa vụ khác chỉ là những biện
pháp tạm thời được đưa ra trong trường hợp các khuyến nghị và phán quyết không
được thực hiện trong khoảng thời gian hợp lý; chỉ được áp dụng cho đến khi bên vi
phạm thực thi phán quyết của DSB hoặc đi đến một thỏa thuận chung.
* Nguyên tắc cơ bản:
- Mức độ đình chỉ các nghĩa vụ được DSB cho phép áp dụng phải tương đương với
mức độ triệt tiêu hoặc gây phương hại5.
* Phân loại:
Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO quy định những mức độ của trả đũa thương
mại như sau:
a) Trả đũa song hành
b) Trả đũa chéo lĩnh vực
c) Trả đũa chéo Hiệp định
* Bảng so sánh

Trả đũa song Trả đũa chéo lĩnh Trả đũa chéo
hành vực Hiệp định

Cơ sở pháp lý Điều 22.3 (a) Điều 22.3 (b) Điều 22.3 (c)
Định nghĩa Trả đũa song song Trả đũa chéo lĩnh Trả đũa chéo Hiệp
thực chất là việc vực là hình thức trả định là trả đũa
bên thắng kiện đũa nhằm vào lĩnh trong một lĩnh vực
không phải thực vực khác lĩnh vực thuộc phạm vi điều
hiện các nhân bị thiệt hại trong chỉnh của một hiệp
nhượng thuế quan trường hợp việc trả định khác nếu việc
đối với hàng hoá đũa song song trả đũa song song
của bên thua kiện không thể thực và trả đũa chéo lĩnh
trong cùng lĩnh vực hiện được. vực đều không thể
mà bên thắng kiện thực hiện được.6
bị thiệt hại.

Nguyên tắc Bên nguyên đơn Bên quốc gia thắng Bên quốc gia thắng
(Nguyên tắc phải cần trước tiên tạm kiện cho rằng việc kiện cho rằng việc
được áp dụng hoãn thi hành tạm hoãn thi hành tạm hoãn thi hành
theo thứ tự ưu những nhượng bộ các nhượng bộ các nhượng bộ
tiên nhất định là hoặc những nghĩa hoặc các nghĩa vụ hoặc các nghĩa vụ
song song → chéo vụ khác trong cùng trong cùng lĩnh vực khác là không thực
lĩnh vực → chéo những lĩnh vực mà là không thực tế tế hoặc không hiệu

4 Khoản 5 Điều 22 DSU


5 Khoản 4 Điều 22 DSU
6 Trung tâm WTO và Hội nhập - VCCI, “Trình tự giải quyết tranh chấp”,
[https://trungtamwto.vn/chuyen-de/177-trinh-tu-giai-quyet-tranh-chap], truy cập ngày 28/05/2022
hiệp định) DSU đã xác định là hoặc không hiệu quả đối với những
có vi phạm hoặc quả đối với cùng lĩnh vực khác trong
làm triệt tiêu hoặc lĩnh vực đó, thì bên cùng hiệp định và
gây phương hại (Ví đó có thể tạm hoãn những tình huống
dụ: Nước A thiết thi hành những đủ nghiêm trọng,
lập hàng rào đối nhượng bộ hoặc thì bên đó có thể
với sản phẩm dép những nghĩa vụ tìm kiếm việc tạm
nhập khẩu từ nước khác trong những hoãn thi hành
B thì khi trả đũa lĩnh vực của cùng nhượng bộ hoặc
thương mại, nước một hiệp định những nghĩa vụ
B sẽ thiết lập hàng khác theo một hiệp
rào thuế tương tự định có liên quan
đối với sản phẩm khác
giày nhập khẩu từ
nước A)

*Nhận xét:
Cho tới nay các khuyến nghị và phán quyết của DSB thường được thực thi bởi các
thành viên và cơ chế trả đũa thương mại ít được sử dụng. Điều này thể hiện sự tôn
trọng của các thành viên tham gia WTO dành cho cơ chế GQTC của WTO nói riêng
cũng như sự tín nhiệm đối với hệ thống WTO và luật của tổ chức nói chung7.

7 Khóa luận tốt nghiệp (bổ sung)

You might also like