You are on page 1of 2

Hình thức trách nhiệm vật chất do vi phạm hợp đồng

- Khái niệm vi phạm hợp đồng


Vi phạm hợp đông là hành vi của một bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo các điều
kiện hợp đồng. Điều kiện hợp đồng là bất kỳ điều kiện nào đã được các bên thoả thuận cụ thể trong hợp đồng
hoặc được xác định áp dụng bằng cách khác, ví dụ từ những thông lệ tập tục hoặc các quy phạm dự liệu khi các
bên không thoả thuận. Mọi sai lệch so với các điều kiện này đều được coi là vi phạm hợp đồng. Trên thực tế,
người ta có thể chia vi phạm hợp đồng thành: a) từ chối thực hiện nghĩa vụ, b) không có khả năng thực hiện hợp
đồng và c) thực hiện không đầy đủ theo các điều kiện của hợp đồng
- Về nguyên tắc, có 4 hậu quả pháp lý có thể áp dụng cho vi phạm hợp đồng bao gồm: đề bù thiệt hại,
phạt hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu thực hiện hợp đồng, trong đó đền bù thiệt hại là hậu quả
pháp lý phổ biến nhất được áp dụng, các hậu quả pháp lý khác là những ngoại lệ và chỉ được áp dụng
rất hạn chế.
+ Bồi thường thiệt hại: là một chế tài tài sản dùng để bù đắp những thiệt hại thực tế cho bên bị vi phạm. Chức
năng chủ yếu của chế tài này là bội hoàn, bù đắp, khôi phục lợi ích vật chất bị thiệt hại cho bên bị vi phạm. Căn
cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại:
 Có hành vi vi vi phạm hợp đồng
 Có thiệt hại thực tế xảy ra
 Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm với thiệt hại xảy ra
 Có lỗi của bên vi phạm
Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm đền bù các thiệt hại trực tiếp và các thiệt hại xảy ra từ quan hệ
nhân quả đối với hành vi vi phạm bao gồm các thiệt hại gián tiếp, chi phí bổ sung, thanh toán cho các bên thứ
ba, thất thoát lợi nhuận,.. Bên bị vi phạm có nghĩa vụ hạn chế và chứng minh các thiệt hại thực tế xảy ra. Các
yêu cầu tòa án về chứng cứ xác định thiệt hại là chặt chẽ và nghiêm ngặt.
+ Phạt hợp đồng: hay còn gọi là đền bù thiệt hại đã được ước lượng trước. Đây là chế tài được áp dụng nhằm
củng cố quan hệ hợp đồng, nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật đồng thời phòng ngừa vi phạm pháp luật. Cách
xác định thiệt hại ước lượng tùy theo từng hợp đồng cụ thể, song có thể là một khoản tiền nhất định cho mỗi
ngày chậm thi hành nghĩa vụ hoặc một phầm trăm nhất định của gia trị hợp đồng. Luật Việt Nam hạn chế mức
phạt là 5% (điều 378 BLDS) hoặc 8% (điều 228 LTM) giá trị phần nghĩa vụ bị vi phạm. Bên vi phạm có nghĩa
vụ nộp phạt theo thỏa thuận, bất luận thiệt hại thực tế đã xảy ra hay chưa.
+ Hủy bỏ hợp đồng: có thể phân loại vi phạm hợp đồng thành 2 loại: vi phạm những điều khoản chủ yếu và vi
phạm những điều khoản không chủ yếu. Các điều kiện nào là chủ yếu được xác định tùy theo trường hợp cụ thể.
Đối với vi phạm các điều khoản không chủ yếu, bên bị vi phạm không có quyền yêu cầu hủy bỏ hợp đồng, mà
chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại. Ngược lại đối với vi phạm các điều khoản chủ yếu, bên bị vi phạm có
thể lựa chọn:
 Tiếp tục thực hiện hợp đồng và đòi đền bù thiệt hại
 Hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại
Phạm vi yêu cầu bồi thường thiệt hại trong trường hợp hủy bỏ hợp đồng bao gồm các lợi ích và giá trị mà bên bị
vi phạm mất đi nếu như hợp đồng chưa được giao kết (điều 419 BLDS, điều 237 LTM).
+ Yêu cầu thực hiện hợp đồng: đối với các hợp đồng liên quan đến vật dặc định, ví dụ: đồ cổ, tranh sách báo cũ
không có vật thay thế, đối với các hợp đồng mua bán đất, thuê mua doanh nghiệp, bên bị vi phạm có quyền yêu
cầu tòa án buộc bên vi phạm thực hiện hợp đồng. Đây là những trường hợp đặc biệt ngoại lệ mà việc dùng tiền
đền bù thiệt hại cho người bị vi phạm tỏ ra không hợp lý.
- Các bên được miễn trách nhiệm vật chất do vi phạm hợp đồng trong hai trường hợp sau:
+ Trường hợp miễn trách đã thỏa thuận trong hợp đồng
+ Trường hợp bất khả kháng (điều 77 LTM, điều 308 BLDS). Bất khả kháng có nghĩa là tất cả các sự kiện nằm
ngoài sự kiểm soát hợp lý của bất kỳ một bên nào ngăn cản hoặc làm trì hoãn việc thực hiện bất kể một trách
nhiệm nào trong bản hợp đồng. bất khả kháng bao gồm, song không giới hạn ở những sự kiện như chiến tranh,
bạo loạn, nổi loạn, các hành động phá hoại, đình công, đóng cửa nhà máy hay bãi công những bộ luật mới hay
những quy định của chính phủ, hỏa hoạn, cháy nổ, các tai nạn khác, lũ lụt, động đất hay các hiện tượng thiên
nhiên bất bình thường khác.

You might also like