You are on page 1of 8

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


------------------- -----------------------------------

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: ĐẠI HỌC LOẠI HÌNH ĐÀO TẠO: CHÍNH QUY
1. TÊN HỌC PHẦN
Tiếng Việt: Luật đất đai
Tiếng Anh: Law on Land
Mã học phần: LUKD 1010 Tổng số tín chỉ: 2

2. BỘ MÔN PHỤ TRÁCH GIẢNG DẠY: Pháp luật kinh doanh

3. ĐIỀU KIỆN HỌC TRƯỚC: Luật dân sự 1, 2; Luật hành chính

4. MÔ TẢ HỌC PHẦN
Những vấn đề lý luận cơ bản về ngành luật đất đai; Chế độ quản lý nhà nước
về đất đai; Chế độ sử dụng đất đai; Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất; Các
thủ tục hành chính trong quản lý và sử dụng đất đai; Vi phạm pháp luật về đất đai và
trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với hành vi vi phạm pháp luật về đất đai; Giải quyết
khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai.

5. MỤC TIÊU HỌC PHẦN


Mục tiêu của học phần nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản của pháp luật
về đất đai của Việt Nam. Rèn luyện kỹ năng lựa chọn chế độ sử dụng đất phù hợp
với từng điều kiện khác nhau, thực hiện các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất
đai. Rèn luyện kỹ năng giải quyết các tình huống về xử lý vi phạm, giải quyết khiếu
nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai.
6. NỘI DUNG HỌC PHẦN
PHÂN BỐ THỜI GIAN
Trong đó Ghi chú
Tổng
Bài tập,
STT Nội dung số
Lý thuyết thảo luận,
tiết
kiểm tra
1 Chương 1 3 2 1
2 Chương 2 7 3 4

1
3 Chương 3 3 2 1
4 Chương 4 6 3 3
5 Chương 5 3 2 1
6 Chương 6 3 2 1
Cộng 25 14 11

Nội dung học phần:


Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NGÀNH LUẬT ĐẤT ĐAI
Khái quát chương : Khái niệm, đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh của
ngành luật đất đai; Nguồn và hệ thống Luật đất đai; Quan hệ pháp luật đất đai; Các
nguyên tắc cơ bản của Luật đất đai; Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của
pháp luật về đất đai ở Việt Nam.
1.1. Khái niệm, đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh của ngành luật
đất đai
1.1.1. Khái niệm ngành luật đất đai
1.1.2. Đối tượng điều chỉnh của ngành luật đất đai
1.1.3. Phương pháp điều chỉnh của ngành luật đất đai
1.2. Nguồn và hệ thống Luật đất đai
1.2.1. Nguồn của ngành luật đất đai
1.2.2. Hệ thống Luật đất đai
1.3. Quan hệ pháp luật đất đai
1.3.1 Khái niệm, đặc điểm của quan hệ pháp luật đất đai
1.3.2. Các yếu tố cấu thành của quan hệ pháp luật đất đai
1.4. Các nguyên tắc cơ bản của Luật đất đai
1.4.1. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu
và thống nhất quản lý.
1.4.2. Ưu tiên bảo vệ đối với người sử dụng đất nông nghiệp
1.4.3. Khuyến khích đầu tư vào đất đai
1.4.4. Sử dụng đất đúng quy hoạch, kế hoạch, đúng mục đích và tiết
kiệm, hiệu quả.
1.5. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về đất đai ở Việt
Nam
1.5.1. Thời kỳ trước khi có Luật đất đai 1987
1.5.2. Thời kỳ áp dụng Luật đất đai 1987
1.5.3. Thời kỳ áp dụng Luật đất đai 1993
1.5.4. Thời kỳ áp dụng Luật đất đai 2003
1.5.5. Thời kỳ áp dụng Luật đất đai 2013
Tài liệu tham khảo:

2
- Bài giảng Luật đất đai, Khoa Luật - ĐH Kinh tế quốc dân, Hà Nội.2014.
- Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992, 2013
- Luật cải cách ruộng đất 1953.
- Luật đất đai 1987, 1993, 2003, 2013

Chương 2. CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI


Khái quát chương : Một số quy định chung trong quản lý nhà nước về đất đai; Quản
lý địa giới hành chính và xác lập các loại bản đồ về đất đai; Quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất; Giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; Thu hồi đất; Đăng ký
quyền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thống kê, kiểm kê đất
đai; Tài chính về đất đai và giá đất; Quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản.
2.1. Một số quy định chung trong quản lý nhà nước về đất đai
2.1.1. Các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai
2.1.2. Các tổ chức dịch vụ công trong quản lý và sử dụng đất đai
2.1.3. Các nội dung quản lý nhà nước về đất đai
2.2. Quản lý địa giới hành chính và xác lập các loại bản đồ về đất đai
2.2.1. Quản lý địa giới hành chính
2.2.2. Xác lập các loại bản đồ
2.3. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
2.3.1. Hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
2.3.2. Nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
2.3.3. Căn cứ để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
2.3.4. Nội dung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
2.3.5. Kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
2.3.6. Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
2.3.7. Lấy ý kiến quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
2.3.8. Thẩm quyền quyết định, xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất
2.3.9. Công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
2.3.10. Thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
2.3.11. Điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
2.4. Giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất
2.4.1. Giao đất
2.4.2. Cho thuê đất
2.4.3. Chuyển mục đích sử dụng đất
2.5. Thu hồi đất
2.5.1. Các trường hợp thu hồi đất
2.5.2. Thẩm quyền thu hồi đất
2.5.3. Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người có đất bị thu hồi
3
2.6. Đăng ký quyền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
2.6.1 Đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
2.6.2. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
2.7. Tài chính về đất đai và giá đất
2.7.1. Nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất
2.7.2. Các quy định về giá đất
Tài liệu tham khảo:
- Bài giảng Luật đất đai, Khoa Luật - ĐH Kinh tế quốc dân, Hà Nội.2014.
- Luật đất đai 2013;
- Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật đất đai.
- Nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết về giá
đất.
- Nghị định 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất.
- Nghị định 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê
mặt nước.
- Nghị định 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.

Chương 3. CHẾ ĐỘ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI


Khái quát chương 3: Phân loại đất đai; Chế độ sử dụng đất nông nghiệp; Chế độ sử
dụng đất phi nông nghiệp; Quy chế đối với đất chưa sử dụng.
3.1. Khái niệm và phân loại đất đai
3.1.1. Khái niệm đất đai
3.1.2. Phân loại đất đai
3.2. Chế độ sử dụng nhóm đất nông nghiệp
3.2.1. Một số quy định chung về đất nông nghiệp
3.2.2. Một số quy định cụ thể đối với đất trồng lúa
3.2.3. Một số quy định cụ thể đối với đất rừng
3.2.4. Một số quy định cụ thể đối với đất nuôi trồng thủy sản và làm
muối
3.3. Chế độ sử dụng đất phi nông nghiệp
3.3.1. Một số quy định cụ thể đối với đất ở
3.3.2. Một số quy định cụ thể đối với đất xây dựng trụ sở cơ quan,
công trình sự nghiệp
3.3.3. Một số quy định cụ thể đối với đất quốc phòng, an ninh
3.3.4. Một số quy định cụ thể đối với đất sản xuất kinh doanh phi nông
nghiệp
3.3.5. Một số quy định cụ thể đối với đất dùng vào mục đích công cộng
4
3.3.6. Một số quy định cụ thể đối với đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng
3.3.7. Một số quy định cụ thể đối với đất nghĩa trang, nghĩa địa
3.3.8. Một số quy định cụ thể đối với đất sông ngòi, kênh, rạch, suối và
mặt nước chuyên dùng.
3.4. Quy chế đối với đất chưa sử dụng
3.4.1. Quản lý đất chưa sử dụng
3.4.2. Quy chế đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng
Tài liệu tham khảo:
- Bài giảng Luật đất đai, Khoa Luật - ĐH Kinh tế quốc dân, Hà Nội.2014.
- Luật đất đai 2013;
- Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật đất đai.

Chương 4. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT


Khái quát chương : Khái niệm người sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử
dụng đất; Quyền, nghĩa vụ của tổ chức sử dụng đất; Quyền, nghĩa vụ của hộ gia
đình, cá nhân, cộng đồng dân cư sử dụng đất; Quyền, nghĩa vụ của người Việt Nam
định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng đất.
4.1. Khái niệm người sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất
4.1.1. Khái niệm người sử dụng đất
4.1.2. Các căn cứ xác lập quyền sử dụng đất
4.1.3. Phân loại người sử dụng đất
4.2. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất
4.2.1. Quyền và nghĩa vụ chung của người sử dụng đất
4.2.2. Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, góp vốn,
cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất
4.3. Điều kiện thực hiện các quyền của người sử dụng đất

Tài liệu tham khảo:


- Bài giảng Luật đất đai, Khoa Luật - ĐH Kinh tế quốc dân, Hà Nội.2014.
- Luật đất đai 2013;
- Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật đất đai.
- Nghị định 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.
- Trần Quang Huy: Những bất hợp lý giữa các quy định của pháp luật đối với doanh
nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong lĩnh vực đất đai. Tạp chí Luật học Số
5.2005, Tr.9-16.

5
Chương 5. CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG
ĐẤT ĐAI
Khái quát chương 5: Khái quát về thủ tục hành chính trong quản lý và sử dụng đất
đai; Nội dung cơ bản của các thủ tục hành chính trong quản lý và sử dụng đất đai.
5.1. Khái quát về thủ tục hành chính trong quản lý và sử dụng đất đai
5.1.1. Khái niệm thủ tục hành chính
5.1.2. Các loại thủ tục hành chính trong quản lý và sử dụng đất đai
5.2. Giới thiệu một số thủ tục hành chính trong quản lý và sử dụng đất đai
5.2.1. Thủ tục giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất
5.2.2. Thủ tục đăng ký cấp giấy chứng nhận
5.2.3. Thủ tục chuyển quyền sử dụng đất
5.2.4. Thủ tục thu hồi đất
Tài liệu tham khảo:
- Bài giảng Luật đất đai, Khoa Luật - ĐH Kinh tế quốc dân, Hà Nội.2014.
- Luật đất đai 2013;
- Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật đất đai.
- Nghị định 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.

Chương 6. GIÁM SÁT, THANH TRA, KIỂM TRA, GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP,
KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, KHIẾU KIỆN VÀ XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ
ĐẤT ĐAI
Khái quát chương 6: Nội dung của chương 6 nghiên cứu về các hoạt động giám sát,
thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực đất đai; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo,
khiếu kiện và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
6.1. Giám sát, thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực đất đai
6.1.1. Giám sát trong lĩnh vực đất đai
6.1.2. Thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực đất đai
6.2. Giải quyết tranh chấp đất đai
6.2.1. Khái niệm và các loại tranh chấp đất đai
6.2.2. Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai
6.2.3. Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai
6.3. Giải quyết khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện trong lĩnh vực đất đai
6.3.1. Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai
6.3.2. Giải quyết tố cáo trong lĩnh vực đất đai
6.3.3. Giải quyết khiếu kiện trong lĩnh vực đất đai
6.4. Vi phạm pháp luật đất đai và xử lý vi phạm pháp luật đất đai
6.4.1. Vi phạm pháp luật đất đai
6
6.4.2. Xử lý vi phạm pháp luật đất đai
Tài liệu tham khảo:
- Bài giảng Luật đất đai, Khoa Luật - ĐH Kinh tế quốc dân, Hà Nội.2014.
- Luật đất đai 2013;
- Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật đất đai.
- Nghị định 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực đất đai.
- Pháp luật đất đai - Bình luận và giải quyết tình huống, Trần Quang Huy, Nguyễn
Văn Phương. NXB Tư pháp, 2005.

7. GIÁO TRÌNH
- Bài giảng Luật đất đai, Khoa Luật - ĐH Kinh tế quốc dân, Hà Nội.2014.
- Giáo trình Luật đất đai. Trường Đại học Luật, NXB Công an nhân dân 2017.
- Giáo trình Luật Đất đai. Khoa Luật, Đại học quốc gia. NXB Đại học Quốc
gia Hà Nội, 2004.

8. TÀI LIỆU THAM KHẢO


- Các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai.
- Pháp luật đất đai - Bình luận và giải quyết tình huống, Trần Quang Huy,
Nguyễn Văn Phương. NXB Tư pháp, 2005.

9. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC


Điểm học phần được tính trên cơ sở điểm kiểm tra giữa kỳ (20%), điểm
chuyên cần (10%) và điểm thi kết thúc học phần (70%).
Để được tham dự kỳ thi kết thúc học phần, sinh viên phải tham dự bài giảng
trên lớp từ 80% số giờ học trở lên.
Thang điểm kiểm tra giữa kỳ, điểm chuyên cần, điểm thi kết thúc học phần
được tính từ 0 đến 10 điểm, lấy lẻ đến 0,5. Điểm học phần được tính từ 0 đến 10, lấy
lẻ đến một chữ số thập phân.

Hà Nội, ngày 2 tháng 2 năm 2020


TRƯỞNG BỘ MÔN HIỆU TRƯỞNG

TS. Dương Nguyệt Nga PGS,TS. Phạm Hồng Chương

7
8

You might also like