You are on page 1of 3

20/03/2024

LUẬT ĐẤT ĐAI


BÀI 1 - KHÁI NIỆM LUẬT ĐẤT ĐAI

1. Khái niệm
1.1 Sở hữu
– Sở hữu tài sản - quan hệ đối với tài sản: Xác định quyền năng của chủ thể đối với tài sản
Ví dụ: A có quyền đối với tài sản
– Bản chất của sở hữu là lợi ích và trước hết là lợi ích kinh tế
– Quyền năng đối với tài sản, giống với đất đai
– Dưới góc độ pháp lý, quan hệ sở hữu được hiểu là các quyền năng pháp lý
₊ Trong quá trình xác lập và vận động của các quyền năng kinh tế với đối tượng sở hữu
₊ Theo các quy định của pháp luật

1.2 Chế độ sở hữu (Chế độ pháp lý về sở hữu)


– Khái niệm: là toàn bộ các quy định của pháp luật về quan hệ sở hữu và cơ chế vận hành của
chúng
₊ Khi quan hệ sở hữu được thể chế hóa dưới dạng các quy định của pháp luật

– Nhận dạng chế độ sở hữu:


₊ Căn cứ vào khách thể của quan hệ sở hữu » Chế độ sở hữu đối với tài sản
→ Chế độ sở hữu đối với đất đai
₊ Căn cứ vào chủ thể của quan hệ sở hữu
→ Chế độ sở hữu toàn dân, chế dộ sở hữu tư nhân đối với …
₊ Về mặt chủ quan: các quyền năng sở hữu
₊ Về hình thức: Kết cấu của chế độ sở hữu thể hiện thông qua các hình thức sở hữu cụ thể
mang tính quy ước

– Hình thức sở hữu:


₊ Trên cơ sở chế độ sở hữu
₊ PL lại tiếp tục quy định những hình thức sở hữu cụ thể:
• Hình thức sở hữu nhà nước
• Hình thức sở hữu tập thể
• Hình thức sở hữu chung (đối với đất đai)
₊ Việc thừa nhận những hình thức sở hữu là tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh thực tế
của từng quốc gia/từng thời kỳ
₊ Mục đích quan trọng nhất là phát triển LLSX
₊ Trong mỗi chế độ sở hữu đất đai, có thể:
• Có nhiều hình thức sở hữu (Hầu hết)
• Có một hình thức sở hữu (Một số quốc gia trong đó có Việt Nam)

1.3 Nhận định


° Sở hữu đơn nhất đối với đất đai không phải là sản phẩm đặc thù của Việt Nam, của hệ thống
XHCN
° Sở hữu đa hình thức hay đơn hình thức chưa phản ánh hết bản chất của chế độ sở hữu
° Quan trọng nhất vẫn là cấu trúc quyền sở hữu
° Dù đất đai thuộc sở hữu của ai cũng đều có sự hạn chế nhằm đảm bảo lợi ích chung của
cộng đồng

– Các nước Xã hội chủ nghĩa:


₊ Liên Xô cũ: thiết lập chế độ công hữu hóa - Sai lầm
₊ Việt Nam: Quốc hữu hóa tài sản là đất đai ở Việt Nam, không hiểu rõ, xác định không
đúng mục đích của chế độ sở hữu đất đai
₊ Đánh đồng giữa mục đích của chế độ sở hữu trong thời kỳ quá độ với mục đích của CNXH

– Sai mục đích:


₊ Đấu tranh giai cấp, xóa bỏ quan hệ sản xuất bóc lột
₊ Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản
₊ Phát huy được tiềm năng của tư liệu sản xuất → Xây dựng được tiềm năng của tư liệu
sản xuất → Xây dựng nền tảng vật chất cho mục tiêu XHCN
→ Cuối cùng: Mục tiêu xây dựng CNXH không đạt được
Tài sản công còn bị rơi vào tình trạng vô chủ, bị sử dụng lãng phí, kém hiệu quả

– Khắc phục:
₊ Tư hữu hóa triệt để - cực đoan
₊ Không đem lại hiệu quả như mong muốn

– Ở Việt Nam: Từ 1975 đến 1980: nước ta còn tồn tại nhiều hình thức sở hữu đối với đất
đai
₊ SHTN: 71,5%
₊ SHTT: 23%
₊ SHTN: Còn lại

– Hiến pháp 1980:


₊ Toàn bộ đất đai thuộc SHTD
₊ Cách thức xác lập:
• Không phải là tuốc đoạt và cũng phải là mua quyền sở hữu một cách sòng phẳng
• Người dân vẫn sử dụng đất đó, quyền và nghĩa vụ không thay đổi
• Đất đó tuy không còn sở hữu của họ nhưng thuộc SHTD trong đó có họ
• Trên thực tế, hiện nay vẫn còn nhiều người thuộc trường hợp này vẫn mặc nhiên coi
đất đai là sở hữu của mình, vẫn đòi lại đất mà NN đã trao cho người khác sử dụng

– Tại sao là sở hữu toàn dân?

Toàn dân không phải 1 cá nhân cụ thể, mà mỗi cá nhân chỉ là một thành tố cấu thành toàn dân.
₊ Quan hệ mang tính nền tảng: Tránh hệ lụy
₊ Yếu tố truyền thống - lịch sử: đấu tranh dai dẳng, kéo dài, chiến đấu với giặc ngoại xâm,
sự hy sinh đối với nhiều người
₊ Nguốn gốc của đất đai: tặng vật của thiên nhiên, không ai tạo ra
₊ Nhu cầu thiết yếu của xã hội trong sử dụng đất đai
₊ Phù hợp với mối tương quan với chế độ sở hữu tài sản gắn liền với đất
LƯU Ý:
– Vấn đề quan trọng: quyền và nghĩa vụ các bên
₊ Cái quyết định đến bản chất của chệ độ sở hữu chính là cấu trúc quyền năng và chủ thể
tham gia quan hệ sở hữu
₊ Việc quá đề cao vai trò của hình thức sở hữu đã được thực tế chứng minh là sai lầm

You might also like