You are on page 1of 15

09/10/2021

NGÀNH LUẬT DÂN SỰ

www.huflit.edu.vn

179

Ngành luật dân sự


• Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều
chỉnh
• Các nguyên tắc cơ bản của LDS
• Chủ thể của QHPLDS
• Cá nhân
• Pháp nhân
• Một số ND cơ bản của LDS (Các chế định trong
LDS)
• Tài sản
• Quyền sở hữu
• Thừa kế
• Hợp đồng

www.huflit.edu.vn

180

1
09/10/2021

Khái niệm
• Ngành Luật dân sự là một ngành luật độc lập trong
hệ thống PL VN, bao gồm tổng thể các QPPLDS do
NN ban hành nhằm điều chỉnh các QHTS và các QH
nhân thân phi tài sản hoặc có liên quan đến tài sản
của cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác dựa
trên nguyên tắc bình đẳng pháp lý, quyền tự định
đoạt, quyền khởi kiện dân sự và trách nhiệm tài sản
của những người tham gia quan hệ đó

www.huflit.edu.vn

181

Đối tượng điều chỉnh


• Đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự bao gồm các quan hệ tài
sản mang tính hàng hóa, tiền tệ, và quan hệ nhân thân được
các quy phạm pháp luật dân sự tác động tới.
• Quan hệ tài sản: QH giữa người với người thông qua một TS
nhất định (lợi ích vật chất)
• Quan hệ về sở hữu
• QH về nghĩa vụ, hợp đồng
• QH bồi thường thiệt hại
• QH về thừa kế
• Quan hệ nhân thân: Là QHXH phát sinh giữa các chủ thể bởi
những lợi ích tinh thần. (Không tính được thành tiền và không
thể chuyển giao)
• Bao gồm: QH nhân thân gắn với TS và QH nhân thân không gắn
với TS

182

2
09/10/2021

Quan hệ nhân thân (?)

• QHNT gắn với tài sản (Quyền tác giả; quyền sở hữu công
nghiệp; quan hệ về quyền nhân thân đối với quyền tác giả
tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; quan hệ nhân
thân đối với quyền tác giả cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi
hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh; bí mật kinh
doanh, nhãn hiệu hàng hóa…)
• QHNT ko gắn với tài sản (quyền kết hôn, quyền có họ tên,
quyền lao động, quyền về học tập; quan hệ về bảo vệ
danh dự, nhân phẩm, uy tín; QH về việc nhận, không nhận
cha, mẹ, con...)

www.huflit.edu.vn

183

Phương pháp điều chỉnh


• Là cách thức, biện pháp mà thông qua đó, luật dân sự
tác động đến các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân
sao cho sự tác động của pháp luật dân sự phù hợp với
knh chất, đặc điểm của các quan hệ tài sản và quan hệ
nhân thân là đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự.
• Đặc điểm: (đây chính là các phương pháp điều chỉnh)
• Đảm bảo Anh bình đẳng giữa các chủ thể tham gia quan hệ
• Đảm bảo quyền tự lựa chọn và tự định đoạt của các chủ thể
• Các chủ thể chịu trách nhiệm dân sự đối với hành vi của
mình
• Đảm bảo quyền khởi kiện, quyền yêu cầu của các chủ thể

184

3
09/10/2021

Các nguyên tắc cơ bản của LDS


(SGT p201-203)
• Nguyên tắc bình đẳng
• Nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận
• Nguyên tắc thiện chí, trung thực
• Nguyên tắc tôn trọng lợi ích của NN, lợi ích công
cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác
• Nguyên tắc tự chịu trách nhiệm dân sự

www.huflit.edu.vn

185

Chủ thể QHPL DS


(xem p203-210); đã học trong phần QHPL
• Cá nhân- phải có tư cách chủ thể (năng lực chủ thể)
• Năng lực pháp luật:
Là khả năng của cá nhân có quyền và nghĩa vụ dân sự
(VD: quyền có họ tên, quyền được bảo vệ danh dự, nhân
phẩm, uy tín; quyền sở hữu tài sản hợp pháp; quyền tham
gia giao kết hợp đồng…)
• Năng lực hành vi
Là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác
lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.
• Tuổi (từ đủ 18t trở lên)
• Khả năng nhận thức

186

4
09/10/2021

Mức độ năng lực hành vi HVDS


• Đầy đủ NLHVDS: Người thành niên (từ đủ 18t trở
lên và có khả năng nhận thức)
• Một phần NLHVDS: Người chưa thành niên (6t-
<18t)
• Không có NLHVDS: Người chưa đủ 6t
• Mất NLHVDS
• Hạn chế NLHVDS
• Người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ
hành vi

www.huflit.edu.vn

187

Chủ thể QHPLDS


• Pháp nhân- là một tổ chức có tư cách pháp lý độc
lập, có thể tham gia vào các hoạt động kinh tế,
chính trị, xã hội...
• Điều kiện để trở thành PN (4 điều kiện, xem 207-208)
• Phân loại PN:
• PN thương mại
• PN phi thương mại
• Năng lực chủ thể của PN
• Các pháp nhân khác nhau có năng lực chủ thể
khác nhau.
www.huflit.edu.vn

188

5
09/10/2021

Một số ND cơ bản của LDS


• Tài sản
• Vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản
• TS bao gồm bất động sản và động sản
• Quyền sở hữu: chiếm hữu, sử dụng và định đoạt
• Quyền Chiếm hữu: nắm giữ, quản lý, chi phối TS
• Quyền Sử dụng: quyền khai thác công dụng, hưởng hoa
lợi, lợi tức (khai thác và hưởng lợi ích từ khối TS khai
thác được)
• Quyền định đoạt: chủ SHTS chuyển giao QSHTS cho
người khác hoặc từ bỏ quyền SH đối với t/s.
à PHẢI CÓ NLHVDS

189

Quyền chiếm hữu (lưu ý)


• Chiếm hữu hợp pháp: Là chiếm hữu có căn cứ PL
• Chiếm hữu không hợp pháp: Là chiếm hữu ko có căn
cứ PL
• Chiếm hữu ngay tình: người chiếm hữu không biết và
không buộc phải biết về việc chiếm hữu của mình là không
có căn cứ pháp luật
• Chiếm hữu không ngay tình: người chiếm hữu biết hoặc
buộc phải biết về việc chiếm hữu của mình là không có căn
cứ pháp luật
• Chiếm hữu công khai
• Chiếm hữu liên tục

www.huflit.edu.vn

190

6
09/10/2021

BT tình huống: Những TH sau đây là


chiếm hữu hợp pháp hay không hợp pháp?
• 1. A là chủ sở hữu chiếc xe đạp
• 2. A được chủ sở hữu ủy quyền quản lý căn nhà
trong 1 tháng khi chủ nhà đi công tác
• 3. A thuê trâu của B để cày ruộng trong thời hạn 3
ngày
• 4. Trên đường đi làm về, A nhặt được một chiếc
điện thoại di động Nokia. A mang về nhà mình cất
và không thông báo giao nộp cho Công an xã.

www.huflit.edu.vn

191

• 1. A là chủ sở hữu chiếc xe đạp à hợp pháp


• Giải thích: A là chủ sở hữu chiếc xe đạp nên việc chiếm hữu của A là
có căn cứ pháp luật theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 165 Bộ
luật dân sự năm 2015
• 2. A được chủ sở hữu ủy quyền quản lý căn nhà trong 1 tháng khi
chủ nhà đi công tác à hợp pháp
• Giải thích: A được chủ sở hữu ủy quyền quản lý căn nhà trong 1
tháng khi chủ nhà đi công tác thì việc chiếm hữu của A là có căn cứ
pháp luật theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 165 Bộ luật dân sự
năm 2015 : “ Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản "
• 3. A thuê trâu của B để cày ruộng trong thời hạn 3 ngày à hợp pháp
• Giải thích: A thuê trâu của B để cày ruộng trong thời hạn 3 ngày.
Giữa A và B đã có giao dịch hợp pháp. nên việc chiếm hữu của A
được xác định : Có căn cứ pháp luật theo quy định tại điểm c khoản 1
Điều 165 Bộ luật dân sự năm 2015 : “ Người được chuyển giao quyền
chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của
pháp luật ". Còn B là chủ sở hữu Con trâu nên B được coi là chiếm
hữu có căn cứ pháp luật theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 165
Bộ luật dân sự năm 2015

192

7
09/10/2021

• 4. Trên đường đi làm về, A nhặt được một chiếc điện


thoại di động Nokia. A mang về nhà mình cất và không
thông báo giao nộp cho Công an xã. à Không hợp pháp
• Giải thích: Chiếc điện thoại di động Nokia là tài sản do
A nhặt được và không thông báo giao nộp cho Công an
xã nên việc chiếm hữu của A được xác định là không có
căn cứ pháp luật và không ngay tình. Bởi, theo quy định
tại điểm d khoản 1 Điều 165 Bộ luật dân sự năm 2015 : “
Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác
định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ
quên, bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phù hợp với
điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác
của pháp luật có liên quan ". A nhặt được điện thoại di
động nhưng không làm các thủ tục theo đúng quy định
của luật nên việc chiếm hữu của A không được công
nhận là có căn cứ.

193

BT tình huống: Những TH sau đây là chiếm


hữu hợp pháp hay không hợp pháp? (KT)
• 5. A là chủ sở hữu xe ô tô Vios biển kiểm soát 30X -
32680, 4 chỗ B thuê để sử dụng trong vòng 2 tuần. Sau
khi sử dụng được 1 tuần, B cho C thuê lại mà A không
biết.
• 6. Do không biết nên A mua phải chiếc xe đạp bị trộm
cắp.
• 7. Vì tin tưởng bạn nên A mua chiếc xe máy không có
giấy tờ. Nguồn gốc của chiếc xe do bạn của A mượn của
người khác.
• 8. A cho B thuê xe máy. B cho C thuê lại sau khi được sự
đồng ý của A

194

8
09/10/2021

• 5. A là chủ sở hữu xe ô tô Vios biển kiểm soát 30X - 32680, 4 chỗ B


thuê để sử dụng trong vòng 2 tuần. Sau khi sử dụng được 1 tuần, B
cho C thuê lại mà A không biết. Việc chiếm hữu của C là à
Không hợp pháp không ngay tnh
• Giải thích: Bởi A là chủ sở hữu chiếc xe Vios biển kiểm soát 30X -
32680 nên việc chiếm hữu của A được coi là có căn cứ pháp luật ; B
là người thuê xe nên việc chiếm hữu của B được xác định là có căn cứ
pháp luật theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 165 Bộ luật dân sự
năm 2015. Người được chuyển giao quyền chiếm hữu chỉ được giao
lại cho người khác khi được sự đồng ý của chủ sở hữu ; trong tnh
huống này, A là chủ sở hữu nhưng không biết việc B cho C thuê lại do
đó giao dịch của B và C không được coi hợp pháp. Việc chiếm hữu
của C là không có căn cứ pháp luật.
• 6. Do không biết nên A mua phải chiếc xe đạp bị trộm cắp. à Không
hợp pháp nhưng ngay tnh
• Giải thích: Do không biết nên A mua phải chiếc xe đạp bị trộm cắp.
Việc chiếm hữu của A là không có căn cứ pháp luật ( do không nằm
trong các trường hợp chiếm hữu có căn cứ theo quy định tại Điều
165 Bộ luật dân sự năm 2015 ) nhưng A không biết nguồn gốc xe là
do trộm cắp hơn nữa, xe đạp là động sản không phải đăng ký sở hữu
nên A không buộc phải biết theo quy định của pháp luật ; do đó, A
được xác định là chiếm hữu ngay tnh đối với chiếc xe đạp
195

• 7. Vì tin tưởng bạn nên A mua chiếc xe máy không có


giấy tờ. Nguồn gốc của chiếc xe do bạn của A mượn của
người khác. à không hợp pháp không ngay tình
• Giải thích: vì tin tưởng bạn nên A mua chiếc xe máy
không có giấy tờ. Nguồn gốc của chiếc xe do bạn của A
muon của người khác. Việc chiếm hữu của A được xác
định là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật và không
ngay tình. Do đối tượng giao dịch là xe máy - đông sản
phải đăng ký sở hữu nên trong trường hợp này A bắt
buộc phải biết người giao dịch với mình có quyền hay
không.
• 8. A cho B thuê xe máy. B cho C thuê lại sau khi được sự
đồng ý của A. à hợp pháp
• Giải thích: A cho B thuê xe máy. B cho C thuê lại sau khi
được sự đồng ý của A. Việc chiếm hữu của A, B và C đều
được xác định là chiếm hữu có căn cứ pháp luật

196

9
09/10/2021

Một số ND cơ bản của LDS (?)


• Thừa kế
Chuyển dịch tài sản của người chết cho người còn sống
TS để lại được gọi là di sản
• Thừa kế theo di chúc: theo ý chí của người để lại di sản
• Người TK không phụ thuộc vào ND di chúc: Con chưa
thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; con thành niên mà
không có khả năng lao động à được hưởng phần di sản
bằng 2/3 suất của một người TK theo PL nếu di sản được
chia theo PL
• Thừa kế theo pháp luật: chia theo hàng thừa kế
• ĐK: Không có di chúc, DC không hợp pháp
• Thứ tự chia: Theo hàng thừa kế
Lưu ý: Người của hàng TK sau chỉ được nhận di sản khi hàng TK
trước ko còn ai

197

Thừa kế (tt)
• Hàng thừa kế:
Hàng TK1 • Vợ, chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi
Hàng TK2 • Ông bà nội ngoại, anh, chị em ruột, cháu nội, ngoại của
người chết
Hàng TK3 • cụ nội, ngoại; bác, chú, cậu cô, dì ruột; cháu ruột của
người chết; chắt ruột
• Thừa kế thế vị:
• Con của người để lại di sản chết trước/ cùng thời điểm
với người để lại di sản
• Có 2 TH TKTV:
• Cháu thế vị cha mẹ để hưởng di sản của ông bà
• Chắt thế vị cha mẹ để hưởng di sản của cụ

www.huflit.edu.vn

198

10
09/10/2021

BT chia thừa kế
• Ông A có khối di sản để lại là 900 triệu đồng. Ông
có vợ là B, có con là C và D. C có con là T và H; D có
con là M và N và L. C chết trước A, D và M chết
cùng thời điểm với A. Ông A chết không để lại di
chúc.
• Chia di sản thừa kế của ông A

www.huflit.edu.vn

199

không để lại di chúc


900 triệu
A+B
chết trước chết cùng
C D
chết cùng
T H M N L

Di sản của A chia theo TK


Hàng TK thứ nhất: B, C, D è 900tr : 3 = 300tr
Do C chết trước A, và D chết sau A nên con của C (T, H) và con của D (M,
N, L) được thừa kế thế vị
C = T+H = 300tr à T, H = 150tr;
D= N + L =300tr à N, L = 300tr: 3 = 150tr

200

11
09/10/2021

BT chia thừa kế
• Ông A kết hôn với bà B và có hai người con chung là
C sinh năm 1976 và D sinh năm 1980. C bị tâm thần
từ nhỏ, D có vợ là E và có con là D1, D2, D3. Vợ
chồng D không có tài sản gì và sống nhờ nhà của
ông bà A – B. Tháng 10/2016, D chết. Tháng
01/2017, bà B chết.
• Chia di sản của bà B biết rằng, căn nhà là tài sản
chung của ông A, bà B trị giá 1,2 tỷ đồng. Biết rằng,
mẹ bà B là cụ G còn sống.

201

TS chung 1,2 tỷ Mẹ B làG - Di sản B: 600 tr (=1,2 tỷ: 2)


(còn sống) - Chia đều cho những người thuộc

A+B (1/2017)
hàng TK1:
G (mẹ); A (chồng); C , D (con) = 4p
à Vậy mỗi người được hưởng:
600tr : 4= 150tr

C(bị tâm thần) D+E


(10/2016)
Nhưng Do D chết trước Bà con
của D được thừa kế thế vị:
D1 à D1, D2, D3 sẽ được hưởng
phần của D là 150tr
à mỗi người sẽ được:
D2 150tr: 3 = 50tr

D3
202

12
09/10/2021

BT chia thừa kế (kiểm tra)


• Ông A, bà B có con chung là C, D (đều đã thành niên
và có khả năng lao động). C có vợ là M có con X,Y. D
có chồng là N có một con là K. Di sản của A là 900
triệu. Chia thừa kế trong các trường hợp riêng biệt
sau:
1. C chết trước A. A di chúc hợp pháp để lại toàn bộ di
sản cho X .
2. C chết trước A . D chết sau A (chưa kịp nhận di sản)
3. A chết cùng thời điểm với C. A di chúc để lại cho K
½ di sản

203

1. C chết trước A, A di chúc


toàn bộ TS cho X
900 triệu A + B - Vợ A là B được hưởng
phần di sản không phụ
thuộc ND di chúc (hưởng
2/3 suất theo PL)
- àB được hưởng 200tr
M+C D+N - X được nhận 700tr

X Y K
3. A chết cùng C. A di chúc K ½ di sản
2. C chết trước A, D chết sau A. A chết không để à K được 450tr; 450tr còn lại chia
lại di chúcà chia theo PL theo PL (3 người TK B, C, D= 150tr)
- Hàng TK thứ 1: B, C, D (900tr:3 = 300tr/1 suất Do C chết, X, Y TK thế vị, nên X=Y=
à Do C, D đều đã chết nên con của C là X, Y và 75tr
con của D là K sẽ được thừa kế thế vị Tuy nhiên do B là người hưởng TK ko
Vậy: B = 300tr phụ thuộc vào ND di chúc, =2/3 suất
X+ Y = 300tr à X, Y mỗi người 150tr theo PL, B sẽ được hưởng 200tr. Phần
K= 300tr 50tr còn thiếu lấy từ K

204

13
09/10/2021

Một số ND cơ bản của LDS


• Hợp đồng
• Là sự thỏa thuận của các bên về việc xác lập, thay
đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ
• Nội dung HĐ: là tổng hợp các điều khoản mà chủ
thể tham gia giao kết, thỏa thuận
• ĐK có hiệu lực HĐ:
• Chủ thể ký kết HĐ Hợp pháp: có NLHVDS
• CT ký kết HĐ phải tự nguyện:
• ND HĐ không trái PL, đạo đức XH
• Thủ tục và hình thức tuân theo những thể thức nhất
định
• HĐ vô hiệu (xem p226-227)

www.huflit.edu.vn

205

Điều kiện về chủ thể của hợp đồng: Phải có


năng lực chủ thể để thực hiện hợp đồng.
• BT tình huống: Công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng X được
thành lập căn cứ theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp,
mã số doanh nghiệp là 0123456789, người đại diện theo pháp
luật là ông Vũ Ngọc X - Chủ tịch Hội đồng thành viên công ty.
Trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Công ty X có đăng ký
các loại hình kinh doanh: xây dựng dân dụng, cầu đường bộ, kinh
doanh vật liệu xây dựng. Trong quá trình hoạt động, Công ty X do
ông Vũ Ngọc X đại diện đã nhập số lượng lớn dược phẩm từ An
Đô và các thực phẩm chức năng để kinh doanh trên thị trường.
Công ty X có ký hợp đồng bán một lô hàng là sản phẩm chức
năng TOF có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh gan cho Công ty cổ
phần Dược phẩm A, giá trị lô hàng là 500 triệu đồng. Sau khi
thanh toán, Công ty cổ phần A phát hiện ra nguồn gốc xuất xứ
của lô hàng không rõ ràng nên đã yêu cầu Công ty X phải bồi
thường. Theo Bộ luật Dân Sự năm 2015 thì Công ty X có được
phép xác lập và thực hiện hợp đồng mua bán này không ?

206

14
09/10/2021

Điều kiện về hình thức: Phải tuân thủ về


hình thức
• BT tình huống: Giữa ông Nguyễn Văn A và anh
Nguyễn Văn B đã giao kết một hợp đồng tặng cho
bất động sản và đối tượng gồm quyền sử dụng 200
m2 đất và nhà ở gắn liền trên đất thuộc sở hữu hợp
pháp của ông A. Hợp đồng này đã được chứng thực
tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của ông A

www.huflit.edu.vn

207

• à Theo quy định tại Điều 459 Bộ luật Dân sự năm 2015
về tăng cho bất động sản : “ 1. Tăng cho bất động sản
phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực
hoặc đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở
hữu theo quy định của pháp luật. 2. Hợp đồng tặng cho
bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký, nếu
bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp
đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao
tài sản ”.
• Căn cứ vào quy định này có thể thấy, đối với hợp đồng
tặng cho bất động sản của ông A cho anh B tuy đã được
lập thành văn bản và được chứng thực nhưng vẫn chưa
có hiệu lực pháp luật do các bên chưa thực hiện việc
đăng ký tài sản tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Chính vì vậy, ông A hoàn toàn có quyền lấy lại tài sản của
mình mặc dù đã giao tài sản cho anh B sử dụng

208

15

You might also like