You are on page 1of 4

TS.

Nguyễn Xuân Quang


Trưởng khoa Luật Dân sự

VẤN ĐỀ 1: KHÁI LUẬN LUẬT DÂN SỰ VN


I. Đối tượng điều chỉnh
1. Khái niệm
- Là qhxh phát sinh giữa cá nhân, pháp nhân về quyền, nghĩa vụ trong lĩnh vực nhân
thân và tài sản.
- Đc hình thành trên cơ sở:
+ Bình đẳng
+ Tự do ý chí
+ Độc lập về tài sản
+ Tự chịu trách nhiệm
- Luật Dân sự không điều chỉnh toàn bộ qhxh. Những quan hệ PL mà Luật không
điều chỉnh thì các quy phạm khác lên án (VD: Quy phạm đạo đức, quy phạm phong
tục tập quán...)
- Đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự: Điều 1 Bộ Luật Dân sự
- Quan hệ nhân thân là quan hệ gắn liền với 1 con người
- Điều kiện kinh tế quyết định PL là trước hết, sau đó đến điều kiện chính trị, văn
hóa, xh.

2. Phân loại
- Căn cứ vào tính chất của các quan hệ
a. Quan hệ nhân thân do luật dân sự điều chỉnh
- Khái niệm: Quan hệ giữa người với người về một lợi ích tinh thần
- Quan hệ nhân thân không liên quan đến yếu tố tài sản (quan hệ nhân thân thuần
túy về tinh thần)
VD: danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền được có họ, tên; quyền được sống...
- Quan hệ nhân thân có liên quan đến yếu tố tài sản
VD: quyền cho không người khác công bố, phổ biến sản phẩm.
- Đặc điểm:
+ Không mang nội dung kinh tế
+ Không tính đc bằng tiền
+ Không thể chuyển giao trừ trường hợp luật có quy định khác
- BLDS 2015 quy định là pháp luật có quy định khác.
+ Không thể bị kê biên.
+ BLDS 2015 bổ sung quyền chuyển đổi giới tính

b. Quan hệ tài sản


- Khái niệm: là quan hệ giữa người với người về lợi ích vật chất.
- Điều 105 BLDS 2015 định nghĩa tài sản
- Tài sản bao gồm bất động sản và động sản (Điều 107 BLDS 2015)
- Tài sản hiện có là tài sản đã hình thành và chủ thể đã xác lập quyền sở hữu, quyền
khác đối với tài sản trước hoặc tại thời điểm xác lập giao dịch.
- Tài sản hình thành trong tương lai gồm:
+ Tài sản chưa hình thành
+ Tài sản đã hình thành nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời
điểm xác lập giao dịch.
- Đặc điểm quan hệ tài sản:
+ Tính ý chí
+ Nội dung kinh tế: toàn bộ hoạt động sản xuất, phân phối, lưu thông và tiêu thụ
sản phẩm.
+ Tính đền bù ngang giá
+ Chủ yếu nhằm thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng

II. Phương pháp điều chỉnh của LDSVN


1. Khái niệm
- Là cách thức, biện pháp mà NN sử dụng để tác động lên qhxh; định hướng những
quan hệ này phát sinh, thay đổi, chấm dứt theo mục tiêu định hướng của Nhà nước.
- Cụ thể là phương pháp:
+ Phương pháp thỏa thuận
+ Phương pháp tự định đoạt
+ Định hướng cách ứng xử
III. Định nghĩa LDSVN và phân biệt với các ngành luật khác
1. Định nghĩa
2. Phân biệt với các ngành luật khác
- Với luật Hình sự/Hành chính/Thương mại/Hôn nhân & gia đình

IV. Nguyên tắc cơ bản và nguồn của LDSVN


1. Các nguyên tắc cơ bản của LDSVN
a. Khái niệm
- Là những tư tưởng chỉ đạo trong xây dựng, thực hiện, áp dụng PL.
b. Các nguyên tắc
- Điều 3 - Điều 6 BLDS 2015
- Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân
biệt đối xử; đc PL bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.
- Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình
trên cơ sở:
+ tự do
+ tự nguyện cam kết
+ thỏa thuận
- Mọi cam kết, thỏa thuận:
+ không vi phạm điều cấm của luật
+ không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được
chủ thể khác tôn trọng.
- Cá nhân, pháp nhân phải:
+ xác lập
+ thực hiện
+ chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình 1 cách trung thực, thiện chí

2. Nguồn của LDSVN


a. Khái niệm
- Nguồn của LDS chính là cơ sở kinh tế, chính trị xh, văn hóa để hình thành nên PL.
- Kinh tế quyết định đến chính sách nói chung, PL nói riêng
- Phong tục tập quán điều chỉnh ứng xử của cá nhân, tổ chức trong từng vùng miền
do tập quán sx, kinh doanh, văn hóa chi phối... (miền xuôi và miền ngược, nông
thôn và thành thị...)
- Các loại nguồn:
+ VBQPPL
+ Tập quán
+ Án lệ

3. Áp dụng PL dân sự
a. Khái niệm
- Là hoạt động của CQ nhà nước, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào những sự kiện
thực tế, dựa trên những QPPL dân sự phù hợp với sự kiện thực tế đó để đưa ra quyết
định.

b. Quá trình áp dụng PL


- Xác định sự thật khách quan
.... trong file ppt

You might also like