You are on page 1of 9

I.

Lý luận chung về biện pháp bảo đảm

1. Khái niệm biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ


- Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là biện pháp trong đó bên bảo đảm sử dụng tài sản thuộc
quyền sở hữu của mình hoặc sử dụng uy tín của mình để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ của
mình hoặc của chủ thể khác
→ Về bản chất: Nghĩa vụ phụ/ kèm theo nhằm bảo đảm cho các nghĩa vụ khác → tài sản được
bảo đảm thường là tài sản của bên bảo đảm chứ không phải tài sản của bên nhận bảo đảm

→ VD: A là người bán quần áo, B là người mua áo với giá trị chiếc áo 1tr. B nói A giữ áo để
ngày mai B đến mua. Nhưng A chỉ có lời hứa của B chứ không có gì bảo đảm để B mua áo, lỡ
ngày mai B không mua thì A mất cơ hội kinh doanh. Nên A là bên có quyền có quyền yêu cầu B
đặt cọc. B đặt cọc 200k
→ Người thứ 3: Đứng ra bảo lãnh, thực hiện nghĩa vụ cho bên có quyền thay cho người có nghĩa
vụ; tài sản, uy tín đều là thứ có thể để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ >< thường bảo đảm bằng tài
sản nhiều hơn
→ Vi phạm nghĩa vụ → phải chịu trách nhiệm pháp lý

2. Đặc điểm
- Là biện pháp bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng
- Biện pháp bảo đảm được áp dụng chỉ khi nghĩa vụ được bảo đảm bị vi phạm
- Mang tính bổ sung
3. Các loại biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
- 9 biện pháp: Điều 292
+ Theo thỏa thuận
+ Theo luật định
- Cầm giữ tài sản: Bên có nghĩa vụ chưa thực hiện nghĩa vụ/ chưa thực hiện đầy đủ → bên có tài
sản có quyền cầm giữ tài sản
- Lưu ý: Khoản 4 điều 4 nghị định 21/2021:
+ Xác định tên/ không xác định tên
→ Nội dung thỏa thuận phù hợp với biện pháp nào thì thực hiện HĐ theo biện pháp đó

4. Nghĩa vụ được bảo đảm thực hiện


- Khoản 2 điều 293
- Phạm vi:
+ Thỏa thuận
+ Pháp luật
→ Bảo đảm toàn bộ, kể cả nghĩa vụ trả lãi, tiền phạt và bồi thường thiệt hại ⇒ Có thể không phải
là nghĩa vụ do các bên thỏa thuận trước mà các bên có thể thỏa thuận/ được đảm bảo ⇔ đó là
trách nhiệm pháp lý mà các bên phải thực hiện khi vi phạm HĐ
- Nghĩa vụ hình thành trong tương lai ⇔ Tài sản hình thành trong tương lai

5. Tài sản được sử dụng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ


- Điều 295
- Về nguyên tắc, tài sản bảo đảm PHẢI THUỘC SỞ HỮU CỦA BÊN BẢO ĐẢM ⇔ không
được lấy tài sản của người khác để đem ra bảo đảm, vì tài sản của mình thì mình mới có quyền
định đoạt tài sản đó
>< Ngân hàng đứng ra thuê/ vay 1 cái gì đó đối với công ty B, ngân hàng vẫn có thể lấy tài sản
của công ty ông A để thế chấp đứng ra thuê/ vay từ công ty B
- Mô tả chung >< Phải xác định được
+ Liên quan đến đất đai, phải cắm ranh và xác định ranh giới rõ ràng. VD như 1 miếng đất
trên giấy tờ có thể nhìn được, nhưng khi mang ra thế chấp thì đi thực tế lấy miếng đất
không có rào chắn, không cắm cọc được → dễ lấn qua đất người khác
- Có thể là tài sản hiện có/ tài sản hình thành trong tương lai:
+ Tài sản hình thành trong tương lai ⇔ tiền lãi, hoa lợi, lợi tức
+ Cần phải có sự giám định xem tài sản đó có thể hình thành trong tương lai hay không
- Giá trị tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm
+ VD: Nợ 50tr, mang 50tr ra bảo đảm + nợ 20tr ở người khác → Theo điều 296 thì không
được lấy 50tr đi bảo đảm cho 50tr nợ người A và 20tr nợ người B NẾU 2 BÊN KHÔNG
CÓ THỎA THUẬN TRƯỚC
>< Nếu có 150tr thì tức là số tiền bảo đảm > TỔNG nghĩa vụ → vẫn có thể lấy 150tr làm tài sản
bảo đảm cho nhiều người
→ Nếu 1 khoản tài sản bảo đảm dùng để bảo đảm cho 1 nghĩa vụ → giá trị tài sản có thể LỚN -
NHỎ - BẰNG giá trị nghĩa vụ
- Khoản 2 điều 296 → Bắt buộc yêu cầu về hình thức
- Điều 296: Một tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ
1. Một tài sản có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, nếu có giá trị tại thời điểm
xác lập giao dịch bảo đảm lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có
thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
2. Trường hợp một tài sản được bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì bên bảo đảm phải thông
báo cho bên nhận bảo đảm sau biết về việc tài sản bảo đảm đang được dùng để bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ khác. Mỗi lần bảo đảm phải được lập thành văn bản.
→ Bảo vệ cho người đến sau ⇔ người đó phải được biết về khoản nợ mà người nợ mình nợ
người khác
→ Không thông báo và không lập thành văn bản → Vi phạm khoản 2 điều 117
3. Trường hợp phải xử lý tài sản để thực hiện một nghĩa vụ đến hạn thì các nghĩa vụ khác tuy
chưa đến hạn đều được coi là đến hạn và tất cả các bên cùng nhận bảo đảm đều được tham gia xử
lý tài sản. Bên nhận bảo đảm đã thông báo về việc xử lý tài sản có trách nhiệm xử lý tài sản, nếu
các bên cùng nhận bảo đảm không có thỏa thuận khác.
→ A cho B vay 1 tỷ, đáo hạn vào tháng 2/2024; sau đó, C cho B vay 1 tỷ, đáo hạn vào tháng
6/2024 → Đến tháng 2/2024, B không thực hiện nghĩa vụ → phải xử lý tài sản bảo đảm → Xử lý
tài sản bảo đảm và trả luôn cho C

6. Xử lý tài sản bảo đảm


- Điều 299
- Tài sản bảo đảm vẫn đang thuộc về bên CÓ NGHĨA VỤ → bên có quyền/ bên nhận bảo đảm
không có quyền định đoạt tài sản bảo đảm như tài sản của mình
→ Trễ hạn >< do sự kiện khách quan → bên đặt cọc không bị mất cọc → đọc án lệ
- Biện pháp bảo lãnh
+ VD: A là người có nghĩa vụ cần thực hiện, B là người đứng ra bảo lãnh thực hiện nghĩa
vụ và có thỏa thuận với bên C là B phải đứng ra bảo lãnh khi A không có khả năng thực
hiện nghĩa vụ (vd: công ty A phá sản) → B phải thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn cuối
cùng mà A phải thực hiện nghĩa vụ vì A không có khả năng thực hiện nghĩa vụ

7. Phương thức xử lý tài sản bảo đảm


- Nếu đụng tới tài sản bảo đảm → CẦN PHẢI thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm
→ Vì nếu không quy định thì sẽ áp dụng khoản 2 điều 303: Mặc nhiên áp dụng biện pháp bán
đấu giá và chịu sự điều chỉnh của luật đấu giá ⇔ Tài sản bảo đảm thuộc quyền sở hữu của bên đi
bảo đảm nhưng lại giao cho bên còn lại (bên chủ nợ)
→ Có thể thỏa thuận như bán tài sản (cầm cố, thế chấp) >< thường rất ít vì người nợ/ người chủ
sở hữu tài sản bảo đảm không biết người giữ tài sản bảo đảm bán với giá bao nhiêu (ví dụ bảo
đảm bằng 1 căn nhà 10 tỷ, nhưng người có quyền lại móc nối với người mua để bán với giá 8 tỷ
→ người nợ vẫn còn nợ 2 tỷ) ⇒ người nợ/ giữ tài sản đảm bảo sẽ không đồng ý
→ Nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế ⇔ Giá trị tài sản bảo đảm nhỏ hơn hoặc đúng bằng
giá trị nghĩa vụ
- Đọc điều 305 + so sánh với nghị định 21/2021
- Định giá tài sản - điều 306
+ Tổ chức định giá khác nhau với những loại tài sản khác nhau
→ Cập nhật liên tục
+ Bán đấu giá
+ Chỉ những cơ quan, tổ chức được PL cho phép mới có quyền định giá
- Điều 307:
+ Xử lý xong tài sản bảo đảm → phải thanh toán chi phí theo thứ tự ưu tiên theo điều
308… rồi mới trả nợ
→ KHÔNG PHẢI XỬ LÝ XONG LÀ TRẢ NỢ NGAY
→ Không phải nghĩa vụ nào được xác lập trước/ đáo hạn trước thì được thanh toán trước
+ Xử lý tài sản bảo đảm không phải chuyển quyền sở hữu mà chỉ đơn giản là xử lý tài sản
bảo đảm
→ Phân rạch ròi ra phần nào để trả nợ; phần nào trả lại cho chủ sở hữu
⇒ Tài sản bảo đảm không đóng vai trò quá quan trọng ⇒ có những trường hợp có tài sản bảo
đảm LỚN HƠN nghĩa vụ/ khoản nợ nhưng chưa chắc được cho vay ⇔ tài sản phức tạp

8. Hiệu lực của biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
- Ví dụ: Thế chấp quyền sử dụng đất → Yêu cầu: công chứng, chứng thực + đăng ký giao dịch
bảo đảm
- Đối với các bên:
+ Thỏa thuận
+ Luật định
- Đối với người thứ 3: Hiệu lực đối kháng với người thứ 3 - điều 297 + nghị định 102/2017
+ Đăng ký biện pháp bảo đảm
+ Nắm giữ hoặc chiếm hữu tài sản bảo đảm
● VD: Chở xe vào tiệm cầm đồ, chủ tiệm cầm đồ có hiệu lực đối kháng với người
thứ 3
⇒ Quyền ưu tiên trong việc thanh toán tài sản
- Điều 298: Đăng ký biện pháp bảo đảm
1. Biện pháp bảo đảm được đăng ký theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.
Việc đăng ký là điều kiện để giao dịch bảo đảm có hiệu lực chỉ trong trường hợp luật có quy
định.
2. Trường hợp được đăng ký thì biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ
ba kể từ thời điểm đăng ký.
3. Việc đăng ký biện pháp bảo đảm được thực hiện theo quy định của pháp luật về đăng ký biện
pháp bảo đảm.
→ Đăng ký biện pháp bảo đảm: Thông báo với CQNN có thẩm quyền rằng tài sản của mình đã
được đem đi bảo đảm cho người khác
⇒ ~ thông báo thông tin công khai → tầng bảo mật thông tin để người nhận tài sản bảo đảm có
căn cứ/ yên tâm để nhận tài sản đó >< có những trường hợp mà pháp luật yêu cầu đăng ký
- Xác định ưu tiên thanh toán: Nhìn vào nhiều nghĩa vụ
+ Bước 1: Xem nghĩa vụ nào được phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ 3
→ Nghĩa vụ nào phát sinh thì được thanh toán TOÀN BỘ trước rồi mới chia cho những cái còn
lại
+ Bước 2: Nếu nhiều nghĩa vụ cùng được phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ 3,
xem xét xem nghĩa vụ nào được phát sinh hiệu lực trước thì ƯU TIÊN THANH TOÁN
TRƯỚC
→ Nghĩa vụ nào được giao kết trước thì thanh toán cho nghĩa vụ đó rồi mới thanh toán cho các
nghĩa vụ sau
→ B đưa A thế chấp tài sản vào ngày 11/2
B đưa tài sản cho C để cầm cố vào ngày 12/2
A mới đi đăng ký tài sản bảo đảm vào ngày 13/2
→ Hiệu lực đối kháng với người thứ 3 của C được phát sinh trước (nên C được ưu tiên thanh
toán nghĩa vụ trước) do cầm cố không cần đi đăng ký, thời điểm chuyển giao tài sản là thời điểm
phát sinh hiệu lực với người thứ 3 DÙ GIAO DỊCH CỦA A ĐƯỢC XÁC LẬP TRƯỚC >< Thế
chấp cần phải đăng ký nên hiệu lực đối kháng với người thứ 3 phát sinh từ thời điểm đăng ký
chứ không phát sinh từ thời điểm giao dịch
+ Bước 3: Sau khi chia cho các nghĩa vụ phát sinh hiệu lực đối với người thứ 3 xong thì
chia tài sản bảo đảm cho các nghĩa vụ còn lại

9. Hệ quả của hiệu lực đối kháng với người thứ 3


- Nghị định 21/2021 + điều 297
- Điều 7 nghị định 21/2021: Quyền truy đòi tài sản bảo đảm
1. Quyền của bên nhận bảo đảm đối với tài sản bảo đảm trong biện pháp bảo đảm đã phát sinh
hiệu lực đối kháng với người thứ ba không thay đổi hoặc không chấm dứt trong trường hợp tài
sản bảo đảm bị chuyển giao cho người khác do mua bán, tặng cho, trao đổi, chuyển nhượng,
chuyển giao khác về quyền sở hữu; chiếm hữu, sử dụng hoặc được lợi về tài sản bảo đảm không
có căn cứ pháp luật và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Quyền truy đòi của bên nhận bảo đảm đối với tài sản bảo đảm không áp dụng đối với tài sản
sau đây:
a) Tài sản bảo đảm đã được bán, được chuyển nhượng hoặc đã được chuyển giao khác về quyền
sở hữu do có sự đồng ý của bên nhận bảo đảm và không được tiếp tục dùng để bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận;
b) Tài sản thế chấp được bán, được thay thế hoặc được trao đổi theo quy định tại khoản 4 Điều
321 của Bộ luật Dân sự;
c) Tài sản bảo đảm không còn hoặc bị thay thế bằng tài sản khác quy định tại Điều 21 Nghị định
này;
d) Trường hợp khác theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan.
3. Trường hợp bên bảo đảm là cá nhân chết, pháp nhân chấm dứt tồn tại thì quyền truy đòi tài sản
bảo đảm của bên nhận bảo đảm không chấm dứt nhưng thực hiện theo quy định tại Điều 658 của
Bộ luật Dân sự và quy định khác về thừa kế của Bộ luật Dân sự trong trường hợp bên bảo đảm là
cá nhân chết hoặc thực hiện theo quy định của pháp luật về giải thể pháp nhân, phá sản trong
trường hợp bên bảo đảm là pháp nhân bị giải thể, bị tuyên bố phá sản.
II. Đ292 - Các biện pháp bảo đảm -

1. Thế chấp
- Điều 317 BLDS
- Không giao tài sản + chỉ giao giấy tờ của tài sản đó
→ Phân biệt với cầm cố

Thế chấp Cầm cố

Không giao tài sản (chỉ giao giấy tờ, tài liệu Giao tài sản
liên quan đến tài sản)
- Tài sản VẪN THUỘC QUYỀN SỞ HỮU của bên thế chấp
→ Vẫn có thể khai thác, sử dụng tài sản + hưởng hoa lợi, lợi tức
→ Chỉ không được phá hủy, làm hư/ hỏng tài sản → không được làm những gì làm giảm giá trị
của tài sản
⇒ Có lợi cho bên chủ sở hữu ⇔ vẫn chiếm hữu được tài sản + áp dụng với tài sản khó chuyển
giao
- Tài sản thế chấp: Điều 318
+ Bất động sản
● Toàn bộ
● Một phần
→ Kèm vật phụ
● Quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền → Phải bao gồm tài sản gắn liền
+ Tài sản thế chấp có bảo hiểm (xe, nhà, tranh của họa sĩ nổi tiếng,...) → Phải thông báo
cho tổ chức bảo hiểm
- Án lệ 11/2017
- Điều 325
- Tài sản đang được dùng trong lưu thông: 1 dạng tài sản đặc biệt
+ Bên thế chấp vẫn có những quyền lợi nhất định
- Điều 320, 321
- Quyền sử dụng đất có phải là đối tượng của cầm cố hay không? ⇒ Có

2. Cầm cố
- Giao tài sản
→ Người nhận cầm cố không được khai thác tài sản, phải giữ gìn tài sản không được hư hỏng,
hao mòn >< Nếu bên chủ sở hữu cho phép, thỏa thuận thì bên nhận cầm cố VẪN CÓ THỂ khai
thác tài sản

BĐS CÓ THỂ là đối tượng của cầm cố


+ Điều 310
+ PL không cấm cũng không quy định cụ thể đối tượng tài sản được cầm cố là gì
+ Thực tế có cầm cố
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất → hình thức hữu hình biểu hiện quyền sử dụng đất: vô
hình
- BĐS: đất đai: không thuộc sở hữu riêng của cá nhân mà là sở hữu chung của toàn dân
→ Chỉ xét về quyền sử dụng đất

3. Đặt cọc
- Chỉ có 1 điều 328 BLDS 2015 (# thế chấp, cầm cố có nhiều điều luật
- Đối tượng đặt cọc: Tiền, kim khí quý, đá quý, vật có giá trị khác
→ Cầm cố, thế chấp: đảm bảo thực hiện nghĩa vụ
# Đặt cọc: Đảm bảo giao kết, thực hiện hợp đồng => Chưa có hợp đồng
- VD: Ngày 19/3 đặt cọc 30% để mua 1 đôi giày vào ngày 21/3, tức ngày 21/3 là ngày sẽ giao kết
hợp đồng
→ Từ 19/3 đến 21/3 mà vi phạm/ không thực hiện HĐ đặt cọc → không được giao kết hợp đồng
(vd: vấn đề bảo hành, đổi trả, hoàn tiền,...)
→ Đến ngày 21/3 mà:
+ Người mua không đến mua: Mất cọc
+ Người bán đã bán hết, không chừa cho bên mua: Phải trả cho người mua tiền đặt cọc +
phạt cọc bằng số tiền mà người mua đặt cọc (trả lại 30% cọc và trả thêm 30% phạt cọc)
→ Giao 1 chiếc thì có bị coi là không thực hiện HĐ không? Có được khắc phục, giao thêm
không? Nếu trong hộp giày có 1 chiếc nằm ngoài ý chí người bán thì sao?
- Biện pháp đặt cọc không phụ thuộc vào hiệu lực của nghĩa vụ mà các bên đang bảo đảm
→ Đặt cọc có chức năng: Đảm bảo cho “nghĩa vụ chính" được thực hiện → HĐ đặt cọc là 1 HĐ,
→ HĐ đặt cọc có LIÊN QUAN đến nghĩa vụ chính → điều kiện để thi hành hợp đồng chính ><
HĐ đặt cọc KHÔNG PHỤ THUỘC vào HĐ chính
- Các bên có quyền thỏa thuận tiền đặt cọc trừ vào tiền thanh toán
+ VD: Mua giày 1tr, đặt cọc 333k thì chỉ cần trả 667k chứ không cần trả cọc rồi trả lại tiền
- Không có quy định về hình thức → các bên có thể thỏa thuận về hợp đồng đặt cọc
- Điều 37 nghị định 21/2021
⇒ Nếu là bên đặt cọc thì NÊN làm giấy đặt cọc chứ không đặt cọc miệng ⇔ không xác định rõ
tiền đặt cọc hoặc tiền trả trước thì số tiền này được coi là tiền trả trước (A với B thỏa thuận
miệng, A gửi trước tiền cho B nhưng đến khi sau, B không giao hàng, A nói B phải phạt cọc ><
B kêu đó chỉ là tiền trả trước chứ không phải là tiền đặt cọc nên không chịu phạt cọc → Theo
điều 37 Nghị định 21/2021
- PL không cho phép dùng ngoại tệ và vàng là tài sản bảo đảm trong GDDS trong nước +
phương tiện thanh toán trong lãnh thổ VN (ngoại tệ) + trao đổi, thực hiện GDDS (vàng)
+ Bản án số 15/2014 của TAND tỉnh Khánh Hòa
- Hệ quả: Hợp đồng được giao kết, thực hiện
+ Trả lại tiền cọc
+ Được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền (thỏa thuận)
- Án lệ số 25/2018
+ Sự kiện bất khả kháng (Act of God) - khoản 1 điều 156 BLDS
+ Không thể được coi là không lường trước được ⇔ Phải biết cơ quan NN có thể làm chậm
>< Vẫn có thể coi là việc đó là do khách quan
- Trả tiền trước + không giao kết HĐ = không phải trả phạt cọc, chỉ cần hoàn trả cho nhau những
gì đã nhận
>< Đặt cọc: Nếu vi phạm thì phải trả cọc + trả phạt cọc
⇒ Bồi thường thiệt hại là 1 vấn đề khác (vd như chi phí cơ hội, bên có lỗi gây thiệt hại,...)
- VD: A là bên mua, đặt cọc với B là bên bán 30% giá trị đôi giày, nhưng lúc sau giá giày tăng, B
CÓ THỂ chịu phạt cọc và không giao kết hợp đồng nếu việc chịu phạt + trả cọc mà B vẫn lời
>< Nếu lúc sau, không giao kết hợp đồng cũng lỗ mà thực hiện hợp đồng cũng lỗ → có thể áp
dụng điều 420

Hoàn cảnh thay đổi cơ bản (điều 420) Sự kiện bất khả kháng (điều 156)

- Sự kiện khách quan

- Có thể khắc phục được; có thể lường trước - Không thể lường trước được, không thể khắc
được vào thời điểm thiệt hại xảy ra/ thời điểm phục được
đem ra tranh chấp
>< Vào thời điểm các bên giao kết thì các bên
KHÔNG BIẾT được sự kiện đó có thể xảy ra
→ Nếu tiếp tục thực hiện hợp đồng thì không
đạt được mục đích giao kết ban đầu
⇒ Covid diễn ra năm đầu: sự kiện bất khả kháng >< diễn ra năm thứ 2,3,4: hoàn cảnh thay đổi cơ
bản
- Tòa yêu cầu 2 bên sửa → nếu không sửa được thì hủy bỏ hợp đồng
>< Khó áp dụng

4. Ký cược
- Điều 329

5. Ký quỹ
- Điều 330
- Đối tượng ký quỹ: Tiền, kim khí quý, đá quý, giấy tờ có giá
- Nếu không thực hiện nghĩa vụ → Tiền ký quỹ dùng để thanh toán nghĩa vụ

6. Bảo lưu quyền sở hữu


- Điều 331 BLDS 2015
- Bên bán vẫn giữ đồ/ sản phẩm cho đến khi bên mua thực hiện hết nghĩa vụ/ trả hết tiền

7. Bảo lãnh
- Điều 335
VD: A nợ B 100tr. C bảo lãnh cho A
=> A là ng được bảo lãnh, B là ng nhận bảo lãnh, C là ng bảo lãnh
→ Về bản chất, nghĩa vụ vẫn là nghĩa vụ của A >< C là người thực hiện
*Bảo lãnh KHÔNG PHẢI LÀ CHUYỂN GIAO NGHĨA VỤ mà chỉ là một biện pháp bảo đảm
+ Nếu C không thể thực hiện nghĩa vụ → B có quyền yêu cầu A thực hiện nghĩa vụ bởi vì
nghĩa vụ giữa A và B vẫn tồn tại
>< Trong chuyển giao nghĩa vụ: C là bên thế nghĩa vụ. Nếu C chết thì B KHÔNG CÓ QUYỀN
ĐÒI A
- Người thứ 3 thực hiện thay nghĩa vụ cho 1 bên khác
- 2 trường hợp:
+ Luật định: Khoản 1 điều 335: Đến hạn + không thực hiện/ thực hiện KHÔNG ĐÚNG
nghĩa vụ
+ Theo thỏa thuận các bên (phải có A, B, C): Đến hạn + khi bên được bảo lãnh KHÔNG
CÓ KHẢ NĂNG thực hiện (phá sản, trốn ra nước ngoài, dòng vốn đã đầu tư cái khác mà
chưa thu được lãi về,...)
→ Trường hợp đặc biệt được đưa vào luật
- Hệ quả:
+ Đến thời điểm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì phải thực hiện
→ Hết thời hạn thực hiện nghĩa vụ chính → Bắt đầu thời hạn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
+ Nếu C bảo lãnh cho A >< đến lúc phải thực hiện nghĩa vụ thì C cũng không thể thực
hiện nghĩa vụ mà gây thiệt hại → B có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại
+ Nếu C (bên bảo lãnh) đã trả cho B (bên nhận bảo lãnh) 100tr thì B (bên nhận bảo lãnh)
KHÔNG ĐƯỢC ĐÒI A (bên được bảo lãnh) → Nghĩa vụ giữa A và B đã chấm dứt
→ C có quyền đòi A thanh toán lại 100tr
- Khoản 1 điều 341: A nợ B 100tr, C bảo lãnh => B miễn cho C thì B cũng miễn luônc ho A
- Đ336 Phạm vi bảo lãnh
+ Một phần
+ Toàn bộ
- Có thể dùng uy tín cá nhân để bảo lãnh → Bảo lãnh là biện pháp bảo đảm ĐẶC BIỆT
- Tài sản có thể đưa ra thực hiện biện pháp bảo đảm
*Phân biệt bảo lãnh - thế chấp tài sản của người thứ 3 để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ
VD: Ông A vay của ông B 2 tỷ đồng, ông C có đứng ra thế chấp tài sản quyền sử dụng đất của
mình để bảo đảm cho nghĩa vụ của ông . Đến hạn, ông A đã không thực hiện được nghĩa vụ của
mình và ông B đã yêu cầu xử lý tài sản bảo đảm của ông C để thực hiện nghĩa vụ. Theo anh chị,
việc ông B yêu cầu như vậy có hợp lý không? Vì sao?

8. Tín chấp
- Điều 344, 345 BLDS 2015
- Tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở xác nhận hộ nghèo và đứng ra để giúp những người này bằng
danh tiếng/ đảm bảo cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay để sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng của 1
tổ chức tín dụng
9. Cầm giữ tài sản
- Điều 346 BLDS 2015
- Phát sinh từ HĐ chính trong quá trình thực hiện HĐ → bên đang giữ tài sản có quyền này ⇒
Không phát sinh từ 1 HĐ về cầm giữ tài sản
⇒ Không cần các bên phải bảo đảm với nhau về biện pháp này

You might also like