You are on page 1of 54

NGUỒN ĐIỀU CHỈNH

- Nguồn văn bản: Hiến pháp, bộ luật, luật, pháp lệnh (quản lý ngoại hối), nghị định
(nghị định 21/2021), văn bản hướng dẫn (thông tư, nghị quyết)
- Nguồn không phải là văn bản: tập quán, án lệ, đạo đức xh
- Nguồn khác: áp dụng tương tự, lẽ công bằng

VẤN ĐỀ 1: NGHĨA VỤ
1. KHÁI QUÁT VỀ NGHĨA VỤ
A. Khái niệm
- Định nghĩa: Điều 274 BLDS 2015
- Đặc trưng:
Nghĩa vụ là một quan hệ có 2 chủ thể trở lên
Quan hệ nghĩa vụ, 1 chủ thể có 1 vai trò nhất định (1 người có quyền và 1 người có
nghĩa vụ tương ứng)
Quan hệ mang tính chất ràng buộc pháp lý
Ranh giới với nghĩa vụ đạo lý
B. Đối tượng
1. Tài sản
2. Làm một công việc
3. Không làm một công việc
C. Chủ thể
- Chủ yếu là cá nhân, pháp nhân
- Phải có quyền hoặc có nghĩa vụ
D. Các loại nghĩa vụ
*Nghĩa vụ riêng lẻ: Điều 287
- Phía người có nghĩa vụ nhiều hơn 1
- Phần của từng người được xác định
=> Hệ quả: Mỗi người có nghĩa vụ chỉ chịu trách nhiệm đối với phần của mình. => có
lợi cho người có nghĩa vụ
*Nghĩa vụ liên đới: Điều 288
- Điểm chung với nghĩa vụ riêng lẻ: là 1 mqh nghĩa vụ, phái người có nghĩa vụ nhiều
hơn 1.
- Khác biệt: mqh với người có quyền, mỗi người phải chịu trách nhiệm toàn bộ với
người có quyền. => có lợi cho người có quyền
Vd: A cho B vay tiền đề phục vụ gia đình của B
Theo LHNGD, B + vợ B liên đới trả tiền
A có thể yêu cầu B hoặc vợ B trả tiền
II. PHÁT SINH CHẤM DỨT NGHĨA VỤ
A. Căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ
Điều 275
*Hành vi pháp lý đơn phương
- Theo Đ166, là 1 giao dịch dân sự thể hiện ý chí của 1 người nhầm xác lập, thay đổi,
chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự.
- Trong thực tiễn, HVPLDP khá đa dạng:
+ Di chúc
+ Từ chối nhận tài sản
+ từ bỏ quyền sở hữu
Chịu sự điều chỉnh của các quy định về giao dịch dân sự.
- TH làm phát sinh nghĩa vụ: HVPLDP chỉ tạo nghĩa vụ cho chính tác giả của hv đó.
*Thực hiện công việc không có ủy quyền
- Theo Điều 574
Có 1 người có công việc cần phải thực hiện
1 người khác thực hiện công việc đó -> tự nguyện
Thực hiện vì lợi ích của người có công việc
Người có cv không biết hoặc biết mà không phản đối
- Nghĩa vụ phát sinh: Điều 576 (nghĩa vụ trả chi phí + nghĩa vụ phải trả thù lao)
Thông thường bắt đầu từ quan hệ láng giềng, thân thích.
Ngày nay, không giới hạn, thực tiễn giải quyết trong kinh doanh thương mại.
*Chiếm hữu, được lợi không có căn cứ pháp luật
- Trong TH có chiếm hữu, sử dụng, được lợi mà không có căn cứ pháp luật thì làm
phát sinh ít nhất 3 nghĩa vụ:
● Nghĩa vụ hoàn trả tài sản, khoản lợi (Điều 579, Điều 580)
● Nghĩa vụ hoàn trả hoa lợi, lợi tức (Điều 581). Đây là nghĩa vụ có điều kiện: chỉ
hoàn trả khi không ngay tình
● Nghĩa vụ liên quan đến chi phí phát sinh (Điều 583)
VD: A trả tiền nhầm vào tài khoản của B. Khoản tiền nhận nhận nhầm là “được lợi”
B. Căn cứ chấm dứt nghĩa vụ
Về cơ bản, nghĩa vụ không tồn tại vĩnh viễn
Điều 372
1. Nghĩa vụ được hoàn thành
2. Thỏa thuận giữa các bên
3. Bên có quyền miễn việc thực hiện nghĩa vụ
- NV là quan hệ mang lại lợi ích cho người có quyền => Người có quyền định
đoạt nó
- Căn cứ này được làm rõ ở Đ376
- Miễn thực hiện nghĩa vụ thông thường mang lại lợi ích cho người có nghĩa vụ
nhưng cần có sự đồng ý của người có nghĩa vụ
4. Nghĩa vụ được thay thế bằng nghĩa vụ khác
5. Nghĩa vụ được bù trừ (Đ378)
Để bù trừ thì phải tồn tại ít nhất 2 nghĩa vụ giữa cùng chủ thể
+ 1 người vừa có quyền, vừa có nghĩa vụ trong 2 mqh nghĩa vụ ấy
+ 2 nghĩa vụ tài sản cùng loại, thông thường là nv trả tiền
+ 2 nv đến hạn cùng lúc
6. Bên có quyền và bên có nv hòa nhập làm 1 (Điều 380)
Vd: Công ty A nợ công ty B một khoản tiền, sau đó công ty A sáp nhập vào
công ty B => hòa nhập
7. Thời hiệu miễn trừ nv đã hết (Điều 381)
Trên thực tế, thời hiệu miễn trừ nv rất hiếm
VD: A nợ B một khoản tiền. Hết thời hiệu 3 năm nhưng B không đòi => B hết
thời hiệu khởi kiện nhưng A không chấm dứt nghĩa vụ.
8. Bên có nghĩa vụ là cá nhân chết hoặc là pháp nhân chấm dứt tồn tại mà nv phải
do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện
=> nv mang tính chất nhân thân không được cụ thể hóa trong BLDS
9. Bên có quyền là cá nhân chết mà quyền yêu cầu không thuộc di sản thừa kế
hoặc là pháp nhân chấm dứt tồn tại mà quyền yêu cầu không được chuyển giao
cho cá nhân khác (Điều 382)
=> Đây là nv mang tính chất nhân thân gắn với người có quyền
=> Khi người có quyền ra đi => Chấm dứt
10. Vật đặc định không còn mà được thay thế bằng nv khác.
Chỉ chấm dứt khi đáp ứng 2 điều kiện:
+ Vật đặc định không còn
+ NV giao vật đặt định được thay thế bằng NV khác
=> Đây là điều luật không chuẩn mực
VD: A trả cho B 1 vật đặc định (xe máy, laptop của B). Trước khi A trả cho B,
vật đặc định bị mưa lũ cuốn trôi. VDD không còn nhưng trong trường hợp bất
khả kháng => NV chấm dứt, có thay thế hay không thì tùy thuộc vào hoản
cảnh. Kết hợp với Đ383.
III. THỰC HIỆN NGHĨA VỤ
A. Nguyên tắc thực hiện nghĩa vụ (Điều 277 và tiếp theo)
BLDS 2005, có quy định nguyên tắc thực hiện nghĩa vụ Đ283
BLDS 2015, các nguyên tắc được quy định tại Điều 3
B. Một số quy định chung về thực hiện nghĩa vụ
1. Địa điểm thực hiện nghĩa vụ
- Điều 277
- Thực hiện nv mà không đúng địa điểm => xem như chưa thực hiện.
- Địa điểm thực hiện nghĩa vụ do các bên thỏa thuận.
Thực tế, các bên thường không thỏa thuận về địa điểm thực hiên nv.
- Khi không có thỏa thuận, thực hiện theo quy định của PL:
+ Bất động sản: nơi có BDS
+ Động sản: Nơi cứ trú hay trụ sở của bên có quyền
Quy định này bảo vệ người có quyền nhưng bảo vệ có giới hạn. Nơi cư trú/trụ sở khác
với địa chỉ của người có quyền.
Điều luật này phân loại nv: nv có đối tượng là ĐS và BĐS, tập trung vào tài sản
Nhưng thực tế có nghĩa vụ đối tượng không phải là tài sản.
Khoản 2 chỉ áp dụng khi không có thỏa thuận nhưng BLDS không có quy định về
hình thức thỏa thuận.
2. Thời điểm, thời hạn thực hiện nv
- Điều 278
- Biết được thời hạn, thời điểm => nv có bị vi phạm thời hạn hay không
- Xác định thời hạn, thời điểm thực hiện nv:
+ Trước tiên, được sd trên cơ sở thỏa thuận
Trên thực tế, các bên thường thỏa thuận về thời hạn, thời điểm thực hiện nv
+ Th không có thỏa thuận thì PL có đưa ra thời hạn thực hiện NV
+ Trong thực tiễn còn TH các bên không thỏa thuận, luật chưa quy định
=> K1 Đ278 => quyết định của cơ quan có thẩm quyền
+ Trong một số TH, không có cả 3 căn cứ trên
=> Mỗi bên có thể thực hiện nv hoặc yêu cầu nhưng trong một thời gian hợp lý
(K3 Đ278)
Vậy thế nào là hợp lý? => BLDS chưa quy định
=> áp dụng tương tự PL. NQ01/2019/HDTP liên quan đến hoạt động vay tài
sản
Thì thời gian hợp lý là 3 tháng.
3. Thực hiện nv thông qua người thứ ba
- Điều 283
- Thông thường, NV sẽ do người có NV thực hiện.
Tuy nhiên trong thực tiễn, NV có thể được thực hiện thông qua người thứ 3
- Để thực hiện NV thông qua người thứ 3
+ Cần có sự đồng ý của người có quyền
+ Tạo sự an toàn cho người có quyền
- Giả sự người thứ 3 không thực hiện hoặc thực hiện không đúng NV.
=> người có NV vẫn phải chịu trách nhiệm.
IV. THAY ĐỔI CHỦ THỂ TRONG QHNV
Thông thường nghĩa vụ hình thành và chấm dứt giữa các chủ thể ngay từ đầu. Trong
quá trình thực hiện nghĩa vụ có thể có những biến động về chủ thể:
- Phía người có quyền có thể thay đổi: chuyển giao quyền yêu cầu hay thế quyền
- Phía người có nghĩa vụ: chuyển giao nghĩa vụ từ người này sang người khác hay thế
nghĩa vụ.
1. Chuyển giao quyền yêu cầu
- Quyền yêu cầu có thể chuyển giao từ người này sang người khác trên cơ sở thỏa
thuận hoặc trên cơ sở của pháp luật.
*Chuyển giao quyền yêu cầu theo thỏa thuận: Đ365
- Điều kiện để chuyển giao quyền yêu cầu: chuyển giao theo thỏa thuận, không cần sự
đồng ý của người có nghĩa vụ.
- Có 1 số trường hợp, quyền yêu cầu không được chuyển giao (điểm a K1 Đ365)
- Thông báo chuyển giao quyền yêu cầu
+ Phải thông báo cho người có nghĩa vụ biết
+ Cách thức thông báo: bằng văn bản
+ Nếu không thực hiện thông báo bằng văn bản
=> Hệ quả nếu không thực hiện thông báo bằng văn bản được quy định ở Đ369.
- Điều 368: Trường hợp quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm thì
việc chuyển giao quyền yêu cầu bao gồm cả biện pháp bảo đảm đó.
*Chuyển giao quyền yêu cầu theo pháp luật:
- Trong thực tiễn, có những chuyển giao quyền yêu cầu không trên cơ sở thỏa thuận
mà do PL quy định.
2. Chuyển giao nghĩa vụ
*Chuyển giao nghĩa vụ theo thỏa thuận
- Khi chuyển giao nghĩa vụ là có sự thay đổi từ phía người có nghĩa vụ => thay đổi
khả năng thực hiện nghĩa vụ => ảnh hưởng trực tiếp đến người có quyền
=> BLDS đòi hỏi khi chuyển giao nghĩa vụ cần phải có sự đồng ý của người có quyền
- Về nguyên tắc, nghĩa vụ có thể được chuyển giao từ người này sang người khác trên
cơ sở thỏa thuận Đ370
Tuy nhiên, có ngoại lệ: trừ quyền nhân thân hoặc pháp luật có quy định.
- Hệ quả của chuyển giao nghĩa vụ:
+ Khi nghĩa vụ được chuyển giao, người nhận chuyển giao trở thành bên có
nghĩa vụ
+ Nếu nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm (Điều 371) => BP bảo đảm chấm dứt
? Vì sao BP bảo đảm chấm dứt
=> Khi chuyển giao nghĩa vụ => thay đổi người thực hiện nghĩa vụ => phải có sự
đồng ý của người có quyền => K cần biện pháp bảo đảm vì đã kiểm tra khả năng thực
hiện nghĩa vụ của người thế nghĩa vụ.
Tất cả những gì gắn liền với nhân thân, khi chuyển giao nghĩa vụ phải được chuyển
giao theo.
*Chuyển giao nghĩa vụ theo pháp luật:
- Trên thực tế, có những nghĩa vụ được chuyển giao từ người này sang người khác
theo quy định của pháp luật.
Ví dụ: Điều 614
- Có thể xảy ra trường hợp người có nghĩa vụ mới không thực hiện được nghĩa vụ
được giao => Người có quyền có được quay trở lại chuyển giao nghĩa vụ hay không ?
=> Tự trả lời

VẤN ĐỀ 2: HỢP ĐỒNG


I. KHÁI NIỆM VỀ HỢP ĐỒNG
1. Khái niệm hợp đồng
- Điều 385
- Để có hợp đồng, các bên cần phải đạt được sự thỏa thuận (có sự thống nhất ý chí của
ít nhất 2 chủ thể)
- Nếu hợp đồng là thỏa thuận thì không phải thỏa thuận nào cũng là hợp đồng. Để là
hợp đồng thì thỏa thuận phải có nội dung nhất định, xác lập thay đổi, chấm dứt quyền,
nghĩa vụ dân sự.
2. Phân loại hợp đồng
- Hợp đồng rất đa dạng, do đó các nhà làm luật cố gắng phân hợp đồng thành các loại.
Mỗi loại hợp đồng sẽ có 1 hệ thống quy định tương ứng
- Trong BLDS có phân loại hợp đồng: Điều 402
3. Nội dung của hợp đồng
- Hợp đồng là thỏa thuận của các bên
- Để đạt được thỏa thuận thì thông thường có 1 lời đề nghị giao kết hợp đồng và được
chấp nhận. Trong 1 số trường hợp, các thống nhất với nhau về nội dung hợp đồng
nhưng hợp đồng chưa thực sự tồn tại và muốn sự tồn tại của hợp đồng phục thuộc vào
1 điều kiện xảy ra trong tương lai.
II. GIAO KẾT HỢP ĐỒNG
- Có đề nghị giao kết hợp đồng (K1 Điều 386)
+ Không phải lời đề nghị nào cũng được coi là đề nghị giao kết hợp đồng
+ Đề nghị giao kết hợp đồng thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và bị ràng
buộc, chứa những nội dung chủ yếu của hợp đồng mà người giao kết muốn xác lập
+ Chủ thể được đề nghị: BLDs 2005 là chủ thể được xác định, BLDS 2015 bổ
sung gửi đến công chúng
Trong lời đề nghị giữa chủ thể xác định biết được người chấp nhận, số lượng chấp
nhận
Trong lời đề nghị giữa công chúng, không xác định được chủ thể chấp nhận
=> Nguy cơ: Số lượng hàng, dịch vụ gửi tới ít hơn
Có lời đề nghị chưa chắc đã có hợp đồng => Chỉ có hợp đồng khi lời đề nghị được
chấp nhận
*Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng (Đ393)
- Chấp nhận là sự trả lời của bên được đề nghị
- Nội dung trả lời:
+ Theo BLDS, để được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng thì đó phải
là chấp nhận toàn bộ lời đề nghị.
+ Trả lời là tấm gương phản chiếu của lời đề nghị.
- Cách thức trả lời:
+ Thông thường, sự trả lời thể hiện bằng 1 hành động cụ thể
+ Khi người được đề nghị im lặng => BLDS quy định im lặng không được xem
là lời chấp nhận trừ khi có thỏa thuận khác hoặc theo thói quen.
*Giao kết hợp đồng có điều kiện phát sinh (Điều 120)
Đề cập đến 2 loại giao dịch:
- Giao dịch có điều kiện phát sinh
- Giao dịch đã tồn tại nhưng có điều kiện phát sinh -> biến mất
Đây là trường hợp các bên đã thống nhất về hợp đồng nhưng lệ thuộc vào điều kiện
xảy ra trong tương lai thì hợp đồng mới phát sinh và tồn tại.
III. Thời điểm giao kết hợp đồng
1. Tầm quan trọng
- Vai trò của việc xác định thời điểm giao kết hợp đồng
+ Để xác định luật điều chỉnh hợp đồng vì theo nguyên tắc luật điều chỉnh hợp
đồng là luật có hiệu lực tại thời điểm hợp đồng được giao kết.
+ Biết được thời điểm hợp đồng có hiệu lực pháp luật (Điều 401)
Trong thực tiễn, đôi khi việc xác định hợp đồng được giao kết ở thời điểm nào được
tính theo phút.
2. Cách xác định
- Điều 400
*Hợp đồng không được giao kết trực tiếp
Không trực tiếp giao kết mà thông qua trao đổi thông tin (qua bưu điện, email,...)
-> Lúc đó lời đề nghị và lời chấp nhận không được thực hiện cùng 1 lúc
Trên thế giới có 2 luồng ý kiến:
- Trường phái 1, xác định khi lời đề nghị được chấp nhận
- Trường phái 2, được người đề nghị chấp nhận (ở Việt Nam)
*Hơp đồng được giao kết thông qua im lặng khi các bên có thỏa thuận về một khoảng
thời gian
*Hợp đồng được giao kết thông qua lời nói
- Đó là thời điểm các bên thỏa thuận với nhau về nội dung của hợp đồng
- Nội dung của hợp đồng có thể do các bên quy định hoặc theo luật định
*Hợp đồng được giao kết bằng văn bản
- Người cuối cùng thể hiện sự đồng ý có vai trò quan trọng
- Chữ ký không phải là dấu hiệu duy nhất của sự đồng ý
- Trong thực tiễn xảy ra trường hợp các bên thỏa thuận bằng lời nói trước sau một thời
gian mới lập thành văn bản => BLDs 2015 lấy thời điểm thỏa thuận bằng lời nói.
IV. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng
- Hợp đồng là 1 giao dịch dân sự, do đó đề có hiệu lực thì hợp đồng phải đáp ứng các
điều kiện của giao dịch dân sự được quy định tại Điều 117 BLDS 2015
- Bên cạnh các quyết định có hiệu lực của giao dịch dân sự thì BLDS 2005 có bổ sung
về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, trong đó có quy định về hình thức của hợp
đồng. BLDS 2015 đã theo cách tiếp cận khác, không còn quy định về điều kiện có
hiệu lực của hợp đồng nữa.
V. Trường hợp hợp đồng không đáp ứng các điều kiện có hiệu lực
Khoản 1 Điều 407
Các quy định về giao dịch vô hiệu từ Đ123 -> Đ133 cũng được áp dụng với hợp đồng
vô hiệu
Thực chất tính từ Đ122 trở đi
Bên cạnh những trường hợp vô hiệu trong phần giao dịch dân sự thì trong phần hợp
đồng có đưa ra 1 số trường hợp vô hiệu đặc biệt.
1. Hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được
- Điều 408
- Khái niệm: Hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được có thể từ thời điểm
giao kết hoặc sau thời điểm giao kết.
- Điều 408 chỉ bàn về TH1, còn TH2 xem Điều 402
Trong thực tiễn việc xác định hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được không
được rõ ràng.
*Phạm vi áp dụng Điều 408
- Trước đây, BLDS 2005 quy định tại Đ411, đối tượng của giao dịch dân sự không thể
thực hiện được là do nguyên nhân khách quan.
- Trong thực tiễn, có những hợp đồng mà đối tượng của nó không thể thực hiện dược
do nguyên nhân chủ quan
=> Sự khác biệt giữa văn bản và thực tiễn
2. Trong BLDS 2005, có quy định không thể thực hiện được kể từ thời điểm ký kết
hợp đồng => giới hạn phạm vi áp dụng, k thể bằng miệng mà bằng văn bản
Ngày nay, đã thay đổi chữ “ký” thành chữ “giao”
3. Điều 132 đưa ra 2 loại thời hiệu
- 2 năm
- vô thời hiệu
Trong cả 2 danh sách này không có Điều 408. Nói cách khác, Điều 408 chưa quy định
về thời điểm tuyên bố hợp đồng vô hiệu.
Ở mức độ lý luận, nếu ra áp dụng thời hiệu 2 năm -> hết 2 năm không thể công nhận
Do đó ở mức độ lý luận sẽ thuyết phục khi ra không áp dụng thời hiệu
Trong thực tiễn xét xử, TAND tp HCM đã theo phương án này.
4. Hợp đồng chính và hợp đồng phụ vô hiệu
K2, 3 Đ407
*Hợp đồng chính vô hiệu
- QH giữa các hợp đồng có thể là hợp đồng chính hoặc hợp đồng phụ
- Theo K2 Đ407, hợp đồng chính vô hiệu không làm cho hợp đồng phụ vô hiệu mà
làm cho hợp đồng phụ chấm dứt.
#Tuy nhiên, nguyên tắc này không áp dụng đối với biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa
vụ
- Trong trường hợp, hợp đồng chính vô hiệu thì biện pháp bảo đảm không chấm dứt
*Hợp đồng phụ vô hiệu
- Khi hợp đồng phụ vô hiệu sẽ không làm chấm dứt hay ảnh hưởng đến hợp đồng
chính
?Khi các bên thỏa thuận hợp đồng phụ và chính không thể tách rời nhau thì ở đây blds
k cho biết khi nào tồn tại thỏa thuận và khi nào hợp đồng phụ không thể tách rời hợp
đồng chính => Tùy vào hoàn cảnh cụ thể mà đưa ra đánh giá.
VI. HIỆU LỰC THỰC HIỆN, HOÃN, SỬA ĐỔI, CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG
1. HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG
K2 Đ3 + Đ401
Trên cơ sở 2 điều khoản vừa nêu trên:
+ hiệu lực của hợp đồng trong mqh với các bên
+ hiệu lực của hợp đồng đối với bên thứ 3
*HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG TRONG MQH GIỮA CÁC BÊN
- Thỏa thuận không vi phạm điều cấm, không trái đạo đức xã hội => có hiệu lực
- 1 khi hợp đồng có hiệu lực => hợp đồng trở thành luật của các bên
*HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG TRONG MQH VỚI NGƯỜI THỨ 3
Hợp đồng do các bên tạo lập ra nên về nguyên tắc hợp đồng chỉ xử lý quan hệ giữa
các bên
Trong mqh với người thứ ba, có 3 điểm lưu ý:
- Mặc dù người thứ 3 không phải thực hiện hợp đồng, tuy nhiên theo k2 đ3 người thứ
3 phải tôn trọng hợp đồng
- vì người thứ 3 không tham gia vào xác lập hợp đồng nên hợp đồng không thể tạo lập
nghĩa vụ cho người thứ 3.
- nếu các bên không thể tạo lập nghĩa vụ cho người thứ 3 thì bên hoàn toàn có thể tạo
lập quyền cho người thứ 3
2. THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG
BLDS có rất nhiều quy định về thực hiện hợp đồng (Đ409 và tiếp theo)
- Trước đây, trong phần thực hiện hợp đồng, BLDS có 1 điều luật là nguyên tắc thực
hiện hợp đồng (Đ412) đến BLDS 2015, điều luật về nguyên tắc thực hiện hợp đồng
không còn được giữ lại vì đã có điều 3.
- Thực hiện hợp đồng bao gồm/thực chất là thực hiện các nghĩa vụ phát sinh trong hợp
đồng. Thực hiện hợp đồng phải tuân thủ các quy định về thực hiện nghĩa vụ.
- Ngoài các nguyên tắc trên, BLDS còn bổ sung thêm 1 số quy định về thực hiện hợp
đồng ở Đ409 và tiếp theo.
3. HOÃN THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG
Đ411 sử dụng khái niệm hoãn thực hiện hợp đồng nhưng lại không cho biết hoãn thực
hiện hợp đồng nghĩa là gì
- Ở góc độ lí luận, chúng ta có thể hiểu hoãn thực hiện hợp đồng là khi hợp đồng có
hiệu lực pháp lý đến hạn thực hiện nhưng thời điểm thực hiện bị chuyển sang thời
điểm khác.
- Hợp đồng bị hoãn là hợp đồng vẫn còn hiệu lực, các bên vẫn tự ràng buộc bởi pháp
luật.
Ví dụ: A bán tài sản cho B, A có nghĩa vụ giao tài sản cho B. Nếu A được quyền hoãn
thì A được tạm thời chưa giao tài sản cho B. Nếu A bán cho C => A vi phạm hợp
đồng.
*Căn cứ hoãn thực hiện hợp đồng
Trên cơ sở Đ411, 1 bên được quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ của mình khi:
- TH1: Bên kia đã vi phạm nghĩa vụ của họ (K2 Đ411)
- TH2: 1 bên được quyền hoãn THNV của mình nếu bên kia có nguy cơ không thực
hiện đúng nghĩa vụ của mình khi đến thời hạn. Có lý do có rằng bên kia có khả năng
vi phạm -> mang tính trừu tượng
*So với BLDS trước đây, K1 đã được mở rộng
K1 trong BLDS trước đây đề cập đến bên kia giảm sút tài sản nghiêm trọng => Ngày
nay, giảm sút khả năng thực hiện 1 cách nghiêm trọng (cả nghĩa vụ tài sản và nghĩa vụ
nhân thân)
4. SỬA ĐỔI HỢP ĐỒNG
Sau khi hợp đồng được xác lập 1 cách hợp pháp, những gì các bên thỏa thuận ràng
buộc các bên.
Tuy nhiên, trong quá trình tồn tại, hợp đồng có thể bị sửa đổi -> nội dung ban đầu
được thay thế.
TH sửa đổi hợp đồng rất phổ biến trên thực tế.
*Hình thức sửa đổi
Theo K3, hình thức hợp đồng ban đầu như thế nào thì hình thức hợp đồng được sửa
đổi cũng phải như vậy.
Tuy nhiên, quy định cứng nhắc nếu PL k quy định hình thức nhất định để hợp đồng có
hiệu lực.
*Căn cứ sửa đổi
- Theo K1 Đ421, việc sửa đổi này có thể trên cơ sở thỏa thuận của các bên.
- Căn cứ theo quy định của PL (K2 Đ421)
Điều 420 là quy định mới so với BLDS trước đây, cho phép tòa án, trọng tài can thiệp
vào nội dung của hợp đồng đã được xác lập 1 cách hợp pháp trong khi đó Đ3 K2... =>
không thống nhất
=> Đ 420 là ngoại lệ của K2 Đ3
KHÁI NIỆM THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG KHI HOÀN CẢNH THAY ĐỔI CƠ BẢN
Ví dụ: DN A của VN kí hợp đồng DN B của EU để mua nguyên vật liệu để sx hàng
hóa. Hợp đồng có thời hạn 5 năm, nhưng từng năm các bên phải nêu rõ số lượng cần
mua. Đến năm 3, mặt hàng đấy trên thực tế=1/3 giá trên hợp đồng.
=> thương lượng bất thành => K1 Đ420
XỬ LÝ HỢP ĐỒNG KHI HOÀN CẢNH THAY ĐỔI CƠ BẢN
- K2,3 Đ420
- các bên phải thương lượng
=> Hệ quả: sửa đổi hợp đồng hoặc chấm dứt hợp đồng
Tòa án chỉ có quyền sửa đổi khi có yêu cầu (1 bên) _ K3 Đ420
- Khi Tòa án, trọng tài can thiệp: sửa đổi/chấm dứt hợp đồng
- Khi hợp đồng rơi vào hoàn cảnh thay đổi cơ bản, các bên có thể tiến hành thương
lượng với nhau.
? Trong quá trình thương lượng/ Tòa án, trọng tài giải quyết
=> K2, 3 => hợp đồng còn nguyên giá trị, bên thứ 3 phả tôn trọng trừ tường hợp có
thảo thuận khác => hợp đồng vẫn tiếp tục.
5. CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG
- Đ22, Đ23, Đ27, Đ28
- Trong 1 số hệ thống pháp luật, không có sự phân biệt hủy bỏ và đơn phương chấm
dứt hợp đồng mà chỉ phân biệt hệ quả khác.
+ Đơn phương chấm dứt triệt tiêu hợp đồng trong tương lai
+ Hủy bỏ triệu tiêu hợp đồng tại thời điểm giao kết
- Mặc dù có sự phân biệt nhưng giữa đơn phương chấm dứt và hủy bỏ vẫn có điểm
chung
*ĐIỂM CHUNG:
- Về căn cứ: Theo BLDS, hợp đồng có thể bị hủy bỏ, đơn phương chấm dứt theo
những căn cứ
+ Đ423, Đ428 theo thỏa thuận
+ theo quy định của PL. Trong thực tế, phần hợp đồng dân sự thông dụng có rất
nhiều quy định cho phép hủy bỏ hay đơn phương chấm dứt hợp đồng (K1 Đ320)
+ Trong thực tế, có những trường hợp hợp đồng xứng đáng bị hủy bỏ, đơn
phương chấm dứt nhưng các bên chưa thỏa thuận, pháp luật chưa quy định.
Ví dụ: A bán tài sản cho B, A giao dịch cho B nhưng B chưa trả tiền. A cho B
vay tài sản, thỏa thuận B trả lãi hàng tháng. Hợp đồng vay có thời hạn 2 năm. B trả lãi
được 3 tháng đầu.
=> Tiêu chí quét: vi phạm nghiêm trọng hợp đồng
Khái niệm vi phạm nghiêm trọng (Đ423) là vi phạm tới mức làm cho bên kia không
đạt được mục đích khi giao kết.
- Trong LTM, có khái niệm hủy bỏ hợp đồng và có khái niệm chấm dứt hợp đồng là
đơn phương đình chỉ hợp đồng.
=> không dùng vi phạm nghiêm trọng mà dùng là vi phạm cơ bản.
- Mặc dù LDS và LTM dùng 2 thuật ngữ khác nhưng về cơ bản, LDS kế thừa LTM
theo hướng nhấn mạnh tác động của vi phạm đến mục đích đạt được hay không.
- Trong thương mại, kèm theo vi phạm gây thiệt hại đến mức những đòi hỏi phải
chứng minh có thiệt hại hay không, trong khi đó đơn phương chấm dứt hợp đồng
không xem xét đến thiệt hại.
=> HỆ QUẢ
Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng hay hủy bỏ thì thỏa thuận các bên xác lập không
ràng buộc các bên nữa (K1 Đ427 + K2 Đ428). Tuy nhiên, có 1 số nghĩa vụ vẫn được
duy trì về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và giải quyết tranh chấp.
*KHÁC BIỆT
- Hiệu lực
+ Khi hủy bỏ hợp đồng, hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết =>
khôi phục lại tình trạng ban đầu (K2 Đ427) => phải trao lại cho nhau những gì đã
nhận.
+ Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng, hợp đồng chấp dứt kể từ thởi điểm bên
kia nhận được thông báo chấm dứt.
- Hệ quả:
+ Hủy bỏ hợp đồng: giống với vô hiệu hợp đồng => đều phải hoàn trả, nhưng
hệ quả của hủy bỏ hợp đồng và vô hiệu hợp đồng không được nhầm lẫn. Căn cứ dẫn
đến hợp đồng vô hiệu tồn tại ở thời điểm giao kết, còn đối với hủy bỏ hợp đồng thì tồn
tại sau thời điểm giao kết.
Lưu ý: BLDS quy định về hủy bỏ hợp đồng và đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng
lại không cho biết khi nào thì hủy bỏ, khi nào thì đơn phương chấm dứt hợp đồng.
Có quy định cho rằng dựa vào tính chất của hợp đồng thì có thể phân biệt được nếu là
hợp đồng mua bán => hủy bỏ, nếu là hợp đồng thuê => đơn phương chấm dứt.
Nếu cần khôi phục lại tình trạng ban đầu => hủy bỏ. Nếu k cần => đpcd.

VẤN ĐỀ 3: BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGHĨA VỤ


I. KHÁI NIỆM BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGHĨA VỤ
- Ở góc độ lí luận, bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là cơ chế cho phép người có quyền
được quyền sử dụng khi nghĩa vụ bị vi phạm trong quan hệ nghĩa vụ.
- Vì không có định nghĩa, nội hàm về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thay đổi theo thời
gian. Có những thứ trước đây cho rằng đó là bảo đảm THNV nhưng ngày nay không
còn giữ lại quan điểm ấy nữa, đó là trường hợp phạt vi phạm hợp đồng.
Ngược lại, có những thứ trước đây k, nhưng ngày nay lại tồn tại trong bảo đảm
THNV: bảo lưu quyền sở hữu.
II. SỰ CẦN THIẾT CỦA BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGHĨA VỤ
- Trong thực tế, không hiếm trường hợp nghĩa vụ không được thực hiện, bị vi phạm
=> người có quyền bị ảnh hưởng => người có quyền có nhu cầu được bảo vệ => các
nhà làm luật đề ra những biện pháp bảo đảm để bảo vệ người có quyền.
- Đặc tính/ chức năng biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được xem xét trong mối
quan hệ với nghĩa vụ
Mặc dù BLDS k thể hiện rõ nhưng có 2 chức năng:
+ bảo đảm là biện pháp mang tính dự phòng khi nghĩa vụ bị vi phạm.
+ Tính năng phụ: so với quan hệ nghĩa vụ. Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là phụ,
nghĩa vụ được bảo đảm là chính => Bên cạnh Đ407, còn khi nghĩa vụ bị chấm dứt,
biện pháp bảo đảm đương nhiên chấm dứt.
III. CÁC LOẠI BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGHĨA VỤ
- Đ292:
+ Các biện pháp bảo đảm chính là các giao dịch dân sự (1->8): chịu sự chi phối
của các quy định về GDDS (Đ116 đến tiếp theo), phần lớn là các hợp đồng (Đ385 và
tiếp theo). Bảo lãnh có lúc là hợp đồng, có lúc là hành vi pháp lý đơn phương.
+ Biện pháp bảo đảm không là GDDS mà do luật quy định.
IV. NGUỒN ĐIỀU CHỈNH
Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được quy định chủ yếu bởi BLDS (Đ292
và tiếp theo). Bên cạnh đó, còn có nghị định số 21/2021, lĩnh vực Ngân hàng về bảo
lãnh, luật nhà ở, luật đất đai,...
Án lên số 11 về thế chấp, số 25 về đặt cọc, số 36 về thế chấp,...
V. QUY ĐỊNH CHUNG
A. NGHĨA VỤ ĐƯỢC BẢO ĐẢM
1. CÁC LOẠI NGHĨA VỤ ĐƯỢC BẢO ĐẢM
- Điều 293, nghĩa vụ nào cũng được bảo đảm.
- Trong thực tiễn nghĩa vụ được bảo đảm tập trung vào nghĩa vụ trong hợp đồng và
phổ biến nhất là nghĩa vụ trong hợp đồng vay
- Theo BLDS thì nghĩa vụ được bảo đảm có thể là nghĩa vụ hiện tại, hiện tại ở đây là
hiện tại so với biện pháp bảo đảm. Một nghĩa vụ hiện tại là nghĩa vụ tồn tại ở thời
điểm xác lập bpbd. Ví dụ: A cho B vay và C đứng ra bảo đảm. Thì trong TH này
nghĩa vụ được bảo đảm là nghĩa vụ...
- Nghĩa vụ được bảo đảm có thể là nghĩa vụ có điều kiện. Ở đây BLDS cũng không
cho biết nv có dk là nv gì. Đó có thể là nv có dk phát sinh hay là nv có dk thực hiện.
Ví dụ: A cam kết bảo lãnh cho B trong trường hợp B cho con của A vay tiền. Chúng
ta đã có bp bảo đảm nhưng nghĩa vụ bảo đảm ...
- Nghĩa vụ tương lai. BLDS không cho biết. Tương lai ở đây là tương lai so với bpbd,
đây là nv mà tại thời điểm xác lập bpbd ch tồn tại mà tồn tại ở tương lai. VD: A cho B
vay vào năm 2020, B thế chấp tài sản của mình cho A để bảo đảm, trong hợp đồng thế
chấp, các bên thảo luận nếu A tiếp tục cho B vay trong vòng 5 năm tới thì sẽ được bảo
đảm bởi thế chấp 2020. Đến năm 2022, A cho B vay một khoản tiền mới => Nv cho
vay năm 2022 là nghĩa vụ tương lai đối với thế chấp 2020. Tương tự năm 2020 có
thảo luận về lãi suất (lãi suất phát sinh trong tương lai, chẳng hạn vào năm 2021) => là
nghĩa vụ tương lai. => Giúp các bên không cần nhiều bpbd để thực hiện nv, nhất là đối
với bpbd có tài sản lớn.
- Điều 294 Khoản 2 kế thừa nghị định 163 sửa đổi 2011, tuy nhiên nghị định 163, khi
nghĩa vụ trong tương lai được hình thành, các bên không phải đăng kí lại bpbd. Tuy
nhiên, BLDS 2015, các bên không phải xác lập lại. (không phải đăng ký thì vẫn phải
đi công chứng lại)
Trong thế chấp, đặc biệt thế chấp q sd đất, có 3 giai đoạn:
Thứ nhất, các bên có hợp đồng thế chấp
Thứ hai, công chứng hợp đồng thế chấp
Thứ 3, đăng ký hợp đồng thế chấp
2. PHẠM VI NGHĨA VỤ ĐƯỢC BẢO ĐẢM
- Điều 293
- Khi nv được bảo đảm thì có thể toàn bộ nghĩa vụ được bảo đảm hoặc một phần nghĩa
vụ được bảo đảm. Vậy khi nào toàn phần, khi nào toàn bộ?
=> Trên cơ sở Đ293, muốn 1 phần thì phải nói ra, không nói ra suy luận là toàn bộ.
Khi bảo đảm toàn bộ thì: toàn bộ ở đây là toàn bộ những thứ được liệt kê ở Đ293 (nợ
gốc, lãi, tiền bồi thường, tiền phạt vi phạm hợp đồng). Vì vậy những thứ không được
liệt kê sẽ không được bảo đảm, chẳng hạn như chi phí tố tụng.
B. TÀI SẢN ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ BẢO ĐẢM
1. YÊU CẦU ĐỐI VỚI TÀI SẢN BẢO ĐẢM
- Trong 9 BPBD, thì có tới 7 bpbd bằng tài sản, chỉ có 2 bpbd
Vì vậy các nhà làm luật đã phải thiết kế thêm các quy định về tài sản được bảo đảm.
- Điều 295
So với BLDS trước đây thì BLDS 2015 đã có sự thay đổi cách điều chỉnh tài sản được
bảo đảm
Trong BLDS trước đây, các nhà lập pháp theo pp liệt kê, một điều luật cho tiền/ giấy
tờ có giá, một điều luật...
PP liệt kê này có ưu điểm là cụ thể, tuy nhiên cách tiếp cận này thường không đầy đủ,
chẳng hạn trước đây bàn về tài sản hình thành trong tương lai được bảo đảm thì BLDS
bàn về tính tương lai của vật mà không bàn về tính tương lai của quyền tài sản. Vì vậy
BLDS 2015 đã sử dụng pp khái quát nhất có thể, ưu điểm: giúp nhiều tài sản được đưa
vào bảo đảm và phù hợp với tính triết lí chung của BLDS 2015 là làm sao để tài sản
được sử dụng nhiều hơn.
Trước đây trong phần bpbd thì BLDS có đưa ra một số yêu cầu cho tài sản được bảm
đảm, các yêu cầu ấy hiện tại không được nhắc lại trong Đ295 nữa. Ví dụ: yêu cầu là
tài sản được phép giao dịch. Trong 7 bpbd bằng tài sản thì 6 tài sản này được hình
thành trên cơ sở gdds, còn cầm giữ tài sản xuất phát từ giao dịch dân sự.
Trước đây trong phần bảo đảm thực hiện nv, blds cho biết vật hình thành trong tương
lai và vật hiện tại là gì thì ở Đ295 chỉ nêu vật hiện tại và vật tương lai mà không định
nghĩa vì đã bổ sung ở Đ108.
BLDS vẫn giữ yêu cầu tài sản bảo đảm phải thuộc sở hữu của bên bảo đảm. BLDS
2015 đã bổ sung thêm 2 ngoại lệ: đối với bảo lưu q sở hữu và cầm giữ tài sản.
Ví dụ: A là chủ sở hữu chiếc xe, cho B mượn xe, trong thời gian cho B mượn xe thì xe
bị hỏng nên B mang xe đến chỗ C để sửa, nếu B không trả tiền cho C thì theo luật C
được quyền sở hữu tài sản.
2. CÁCH THỨC SỬ DỤNG TÀI SẢN ĐỂ BẢO ĐẢM
- Có 2 cách thức chính mà tài sản được sử dụng để bảo đảm:
Cách 1: Bên có tài sản vẫn giữ tài sản, đó là trường hợp của thế chấp tài sản. Ưu điểm:
người bảo đảm vẫn giữ tài sản nên người bảo đảm vẫn có thể khai thác được tài sản.
Tuy nhiên, nhược điểm mà pl phải tìm cách xử lý:
+ Bên bảo đảm vẫn giữ tài sản nên vẫn tiếp tục khai thác tài sản, có thể làm
tăng giá trị tài sản hoặc giảm sút đi giá trị tài sản đó (khắc phục ở Đ320).
+ Tài sản tiếp tục thuộc quản lý của người bảo đảm, có thể làm bất lợi cho bên
nhận bảo đảm (khắc phục K8 320)
+ Trong thực tế, do ts vẫn thuộc q sở hữu của bên bảo đảm nên có thể dẫn đến
bên bảo đảm đem tài sản đó đi phạm tội => bị tịch thu tang vật => Tòa án xử lý:
không tịch thu ts thế chấp
Cách 2: Người bảo đảm không giữ tài sản bảo đảm => Giao cho bên nhận bảo đảm
(cầm cố) / giao cho người thứ ba.
- Trước ưu và nhược điểm của 2 pp trên, các nhà làm luật giao cho 2 bên tự thỏa
thuận.
3. CÁCH THỨC XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM KHI NGHĨA VỤ BỊ VI PHẠM
Có 2 cách xử lý cơ bản sau đây:
Cách 1: Xử lý tài sản theo thỏa thuận (Đ303)
Cách 2: Trong trường hợp không thỏa thuận hay không được thỏa thuận thì phải xử lý
theo quy định của pháp luật. Theo PL có thể xử lý bằng cách bên nhận bảo đảm nhận
chính tài sản bảo đảm.
4. XỬ LÝ KHOẢN TIỀN THU ĐƯỢC TỪ VIỆC BÁN TÀI SẢN
- Khi bán tài sản, chúng ta thu được một khoản tiền, sau khi trừ đi chi phí thì khoản
tiền ấy được sử dụng để thực hiện nghĩa vụ, có 3 khả năng xảy ra:
+ Số tiền xử lý và nghĩa vụ bằng nhau
+ Số tiền xử lý ít hơn nghĩa vụ: BLDS theo hướng, phần chưa được thanh toán
vẫn phải tiếp tục thực hiện. Cách thực hiện tư tưởng này đã có sự thay đổi trong
BLDS. Đ307, phần nghĩa vụ chưa được thanh toán được xác định là nghĩa vụ không
có bảo đảm.
Ví dụ: A cho B vay số tiền 1 tỷ, B thế chấp trị giá 800tr, C là người đứng ra bảo lãnh.
Theo K3 Đ307, không có bảo đảm bằng bảo lãnh nhưng thực tế vẫn bảo đảm bằng thế
chấp.
+ Số tiền xử lý lớn hơn: K3 Đ307, số phần dư trả lại cho chủ sở hữu tài sản.
C. HIỆU LỰC CỦA BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM
- Biện pháp bảo đảm tồn tại giữa bên nhận bảo đảm và bên bảo đảm. Vì vậy khi xem
xét hiệu lực của bpbd thì phải nghiên cứu hiệu lực của bpbd trong mqh giữa các bên.
Rất nhiều bpbd bằng tài sản, khi bảo đảm bằng tài sản, quan hệ bảo đảm không chỉ
giới hạn bởi các bên mà còn liên quan đến người thứ ba, chẳng hạn người thứ ba mua
lại bpbd. Vì vậy khi nghiên cứu về hiệu lực của bpbd thì phải nghiên cứu về hiệu lực
của bpbd đối với người thứ ba.
1. ĐỐI VỚI CÁC BÊN
- Điều 401 bàn về hiệu lực của hợp đồng trong mqh giữa các bên
- K1 Đ310 bàn về hiệu lực cầm cố của hợp đồng đối với các bên
- Điều 319 bàn bề hiệu lực thế chấp của hợp đồng đối với các bên
Tuy nhiên nguyên tắc này có ngoại lệ của nó, 1 là theo thỏa thuận của các bên (thỏa
thuận sau thời điểm giao kết), 2 là trên cơ sở quy định của pháp luật. Chẳng hạn theo
luật nhà ở, luật đất đai, thì thế chấp nhà ở, thế chấp đất đai phải được công chứng,
chứng thực.
2. ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA
- Xác lập hiệu lực đối với người thứ ba có vai trò quan trọng để xác lập được quyền
lợi của người nhận bảo đảm và người thứ ba.
- Về thuật ngữ ám chỉ hiệu lực của bpbd đối với người thứ 3 đã có sự thay đổi: “Hiệu
lực đối kháng với người thứ ba” Đ297
- Căn cứ xác lập:
Đăng ký xác lập: ghi nhận bpbd
...
Khi bên nhận bảo đảm chiếm giữ, nắm giữ tài sản bảo đảm..
Lưu ý: chiếm giữ, nắm giữ chứ không phải chiếm hữu. Đối tượng được nắm giữ,
chiếm giữ phải là tài sản bảo đảm, những thứ khác không tạo lập hiệu lực đối kháng.
Ví dụ: A thế chấp tài sản của mình cho ngân hàng 1 khi vay tiền cho ngân hàng 1, A
giao cho ngân hàng 1 cầm giữ giấy tờ liên quan đến tài sản.
- Trong thực tế, nghị định số 21/2021 có quy định như sau đối với kí quỹ: Kí quỹ có
hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ khi tài sản dược chuyển vào tài khoản của tổ
chức tín dụng-
*Hệ quả của hiệu lực đối kháng:
- Theo Điều 297, chúng ta có 2 hệ quả của hiệu lực đối kháng
+ Bên nhận bảo đảm được quyền truy đòi tài sản bảo đảm. Vd: A thế chấp tài
sản cho B, thế chấp này đã được đăng ký cho nên có hiệu lực đối kháng với người thứ
ba, vì một lí do mà tài sản nằm trong tay của C. A vi phạm nghĩa vụ, B phải xử lý tài
sản bảo đảm. Có quy định nào cho phép B được đòi tài sản từ C? => Điều 166 không
giải quyết được => Áp dụng 297
+ Được thanh toán theo Đ308, bpbd nào có hl đối kháng sớm thì người
3. BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM CỤ THỂ
Hiện nay BLDS ghi nhận 9 bpbd: cầm cố, thế chấp, đặt cọc,...
*Đặt cọc
- Chế định đặt cọc đã tồn tại ở Việt Nam từ rất lâu, về cơ bản, đặt cọc không có sự
thay đổi giữa các bộ luật. Có một điểm đã thay đổi đó là hình thức của đặt cọc. Trước
đây hình thức của đặt cọc phải bằng văn bản, tuy nhiên trong thực tiễn xét xử tòa án
đã lạm dụng yêu cầu hình thức này để vô hiệu đặt cọc. Hiện nay, văn bản/miệng
- Đây là chế định được sử dụng nhiều nhưng không có nhiều quy định => tranh chấp
mà văn bản k có câu trả lời => bổ sung bằng án lệ (án lệ số 25). Ngoài ra nghị quyết
số 01/2004 có giải thích một số quy định về đặt cọc.
- Khái niệm đặt cọc: Điều 328 BLDS 2015
Là bpbd bằng tài sản, tuy nhiên không phải tài sản nào cũng được sử dụng để đặt cọc.
BLDS có liệt kê các loại tài sản có thể đặt cọc: tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật
có giá trị khác (tức là tiền và vật). Vậy không phải loại ts nào cũng có thể đặt cọc (như
giấy tờ có giá, quyền sử dụng)
- Về cách thức giao tài sản: Đây là bpbd mà bên giữ tài sản giao ts cho bên nhận đặt
cọc.
Giao tài sản để bảo đảm -> Khi giao tà sản phải thể hiện mục đích giáo -> nếu không
nói mà đặt cọc -> tiền ứng trước
- Đối tượng được bảo đảm: đảm bảo việc giao kết, đảm bảo việc thực hiện hợp đồng
- Xử lý tài sản đặt cọc: lưu ý hợp đồng giao kết được thực hiện và hợp đồng không
được giao kết không được thực hiện
● Hợp đồng giao kết, được thực hiện
=> đặt cọc hết chức năng của nó, về mặt nguyên tắc phải hoàn trả tài sản đặt
cọc, hoặc có thể thỏa thuận để tiếp tục nghĩa vụ.
● Hợp đồng không được giao kết, không được thực hiện
=> Phải xem xét ai là người làm cho hợp đồng k được giao kết, k được thực
hiện
Thứ nhất: Do bên đặt cọc từ chối giao kết, từ chối thực hiện -> Do lỗi của bên
đặt cọc -> bên đặt cọc mất ts cọc
Thứ hai: Do bên nhận đặt cọc từ chối giao kết, từ chối thực hiện -> Bên nhận
cọc phải hoàn trả tài sản cọc và đền bù, bồi thường một khoản tương đương
Cách thức phạt nêu trên là quy định của pháp luật, Bộ luật cho phép các bên
được quyền thỏa thuận khác.
- Một số lưu ý bổ sung về đặt cọc
● Thứ nhất, về sở hữu tài sản trong thời gian đặt cọc
Trong thời gian đặt cọc, tài sản cọc vẫn thuộc sở hữu của bên đặt cọc, chưa
chuyển quyền sở hữu cho bên nhận cọc.
● Thứ hai, “Khi một bên từ chối”
Từ chối ở đây có nghĩa là có thể làm nhưng không làm. Trong thực tế, vẫn có
xảy ra trường hợp muốn nhưng không thể làm được. Trong trường hợp này, án
lệ số 25 theo hướng không phạt cọc nhưng vẫn phải hoàn trả cọc lại.
Bên cạnh đó có thể xảy ra trường hợp, hợp đồng không thể giao kết do lỗi cả 2
bên. Trong trường hợp này theo nghị quyết số 01/2004/H Đ – TP, thì không
phạt cọc.
● Tranh chấp về đặt cọc có thời hiệu khởi kiện hay không?
=> Điều 328 chưa có câu trả lời. BLDS có 2 quy định liên quan dẫn tới cách
hiểu khác nhau.
Thứ nhất, khoản 2 Điều 155, không áp dụng thời hiệu khởi kiện trong th yêu
cầu bảo vệ quyền sở hữu
Thứ hai, Điều 429, tranh chấp về thực hiện hợp đồng là 3 năm
=> Thực tiễn xét xử khá lúng túng, mỗi tòa xử theo một kiểu
=> Nên xử lý như sau:
Tranh chấp về trả ts cọc thực chất là đòi bảo vệ q sở hữu => áp dụng k2 Đ155
Tranh chấp về khoản tiền đền bù tương ứng => Điều 429
*Cầm cố, thế chấp
- Điều 309 và Điều 317
- BLDS ghi nhận 2 bpbd song song nhau: cầm cố và thế chấp.
Cầm cố và thế chấp là 2 bpbd khác nhau
- Điểm khác:
Khái niệm cầm cố, thế chấp đã có sự thay đổi giữa các bộ luật, trước đây phân biệt
cầm cố và thế chấp bằng đối tượng cc, tc. BLDS 1995: phân biệt giữa động sản (cầm
cố) và bất động sản (thế chấp). Hiện nay, chúng ta dựa vào cách thức sử dụng tài sản:
giao tài sản (cầm cố), không giao tài sản (thế chấp)
- Mặc dù cầm cố và thế chấp khác nhau nhưng khi xử lý tài sản cầm cố và thế chấp thì
như nhau. Cách thức xửu lý ts cc và tc được điều chỉnh bằng 1 quy định: Điều 303 =>
bán tài sản cc/tc, thanh toán ts cc/tc giống như nhau
*Ký cược:
- Khái niệm ký cược: Là bpbd giống như cầm cố, thế chấp ts bằng ts
- Không phải ts nào cũng được sd để ký cược, so với đặt cọc thì ts ký cược và ts đặt
cọc là như nhau. Như vậy ts ký cược và ts đặt cọc hẹp hơn ts cc và tc. Ký cược giống
đặt cọc: giao ts cho bên nhận bảo đảm.
- Tuy nhiên, ký cược và đặt cọc lại rất khác nhau về nghĩa vụ được bảo đảm:
Trong đặt cọc, đối tượng được bảo đảm là giao kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng,
không bị giới hạn về hợp đồng nào hay nghĩa vụ nào. Ký cược:
+ Chỉ được áp dụng trong hợp đồng thuê. Nếu không phải hd thuê thì không áp dụng
ký cược
+ Hợp động thuê bất kì, vd như thuê động sản sách, xe,... thì không phải nghĩa vụ nào
trong hợp đồng thuê động sản cũng được bảo đảm. Chỉ một nghĩa vụ được bảo đảm
bởi ký cược: trả hay không trả tài sản.
Ví dụ: A cho B thuê xe B 1 tuần có bảo đảm bằng ký cược một khoản tiền. Vì lí do cá
nhân, B đã chấm dứt hợp đồng thuê trước thời hạn, thì lúc này B có vi phạm hợp đồng
nhưng không vi phạm nghĩa vụ hoàn trả tài sản (không áp dụng ký cược).
- Xử lý tài sản ký cược:
● Thứ nhất, nghĩa vụ được thực hiện thì chức năng bảo đảm của ts chấm dứt =>
phải trả ts bảo đảm.
● Khó khăn: khi nghĩa vụ bị vi phạm, Điều 329 quy định nếu bên thuê không trả
ts thì bên cho thuê được quyền đòi tài sản. Tuy nhiên BLDS theo hướng nếu ts
không còn thì ts ký cược thuộc về bên cho thuê.
Bình luận 2 ý:
“Tài sản thuê không còn”: ts thuê không còn sự hiện diện về mặt vật lý (vd xe
bị mất, xe bị cháy,...); nghĩa rộng: không còn về mặt sử dụng
“Tài sản thuê thuộc bên cho thuê”: thường ở đây được hiểu là thuộc sở hữu của
bên cho thuê, thay thế cho ts thuê; Tuy nhiên, khả năng xảy ra ts thuê và ts ký
cược không cùng một giá trị => Điều 305
*Ký quỹ
- Khái niệm ký quỹ: Đây vẫn là bpbd bằng tài sản vì vậy các quy định về ts bd vẫn
được áp dụng cho ký quỹ
- Ký quỹ có một số điểm chung và điểm khác biệt cơ bản so với đặt cọc:
● Điểm chung:
+ Bị giới hạn
+ Tiền, kim khí quý, đá quý
● Khác
+ Ký quỹ có giấy tờ có giá
+ Ký quỹ người nhận ts bảo đảm không phải là một bên mà là người thứ ba.
Người thứ ba ở đây là tổ chức tín dụng.
- Trong quá trình xây dựng bộ luật 2015, Bộ tư pháp đã bổ sung thêm người thứ ba
bên cạnh các tổ chức tín dụng, đó là công ty chứng khoán. Tuy nhiên không được sử
dụng trong Điều 330, bởi vì khi liệt kê thêm công ty chứng khoán thì phải liệt kê các
tổ chức khác => Không đưa các tổ chức thứ ba khác vào BLDS 2015 => Nếu có quy
định riêng thì áp dụng quy định chuyên biệt, nếu không có thì áp dụng Điều 330.
- Xử lý ts ký quỹ
● TH nghĩa vụ được hoàn thành thì ts ký quỹ phải được trả cho bên bảo đảm dù
BLDS không nêu rõ.
● TH nghĩa vụ bị vi phạm, tổ chức tín dụng sẽ thanh toán cho bên bảo đảm, bồi
thường thiệt hại do bên có nghĩa vụ gây ra sau khi trừ chi phí dịch vụ
- Thực tế, ký quỹ được áp dụng nhiều nhưng không có tranh chấp nhiều, có thể do
xuất hiện người thứ ba
*Bảo lưu quyền sở hữu
- Điều 331 -> Điều 334
- Bảo lưu q sở hữu tồn tại trong hợp đồng mua bán, theo đó bên bán giao tài sản
nhưng vẫn giữ quyền sở hữu vì bên mua chưa trả hết tiền và sở hữu ấy được bảo lưu
cho đến khi bên mua trả hết tiền.
Ví dụ: A bán cho B một chiếc xe theo hướng B trả góp. A thỏa thuận với B khi nào B
chưa trả tiền hết thì A vẫn là chủ chiếc xe
- Bảo lưu q sở hữu đã tồn tài trong hợp đồng mua bán nhưng BLDS 2015 trao cho bảo
lưu q sở hữu một chức năng mới là chức năng bảo đảm.
- Xác lập bảo lưu quyền sở hữu:
Bảo lưu q sở hữu không đương nhiên tồn tại, bảo lưu q sở hữu phải được thỏa thuận,
nếu không có thỏa thuận thì không tồn tại. Thỏa thuận này phải làm bằng văn bản tuy
nhiên BLDS không có quy định về hệ quả khi thiếu văn bản => Nếu không có văn bản
vẫn có thể thiết lập nếu có thể chứng minh được.
- Bảo lưu q sở hữu có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của người thứ ba. Vd A bán xe cho
B, thỏa thuận A là chủ sở hữu, sau đó B lại bán xe cho C, trên cùng một tài sản lại có
2 người là chủ sở hữu => áp dụng Hiệu lực đối kháng thông qua đăng ký.
- Quyền và nghĩa vụ của các bên trong thời gian bảo lưu quyền sở hữu:
Thông thường tài sản đã được giao cho bên mua nhưng người bán vẫn giữ quyền sở
hữu, từ đó có 2 câu hỏi: Ai sẽ là người hưởng hoa lợi, lợi tức phát sinh từ ts; và khi có
rủi ro về ts thì ai sẽ chịu?
=> Thông thường chủ sở hữu là người hưởng hoa lợi, lợi tức nhưng Điều 333 thì
người mua hưởng hoa lợi lợi tức
=> Khi ts xảy ra rủi ro vd như bị cháy không rõ nguyên nhân, lũ cuốn trôi thì ?
PL VN khác với nhiều PL là can thiệp vào vấn đề rủi ro là do bên mua chịu cho dù
người mua chưa là chủ sở hữu
- Xử lý tài sản được bảo lưu quyền sở hữu
+ Thứ nhất, nghĩa vụ được hoàn thành => bảo lưu q sở hữu chấm dứt, bên mua
trở thành chủ sở hữu đầy đủ
+ Khi nghĩa vụ không được hoàn thành hay bên mua không trả tiền => Nếu
không có bảo lưu q sở hữu thì người bán phải hủy bỏ hợp đồng mua bán nhưng có bảo
lưu q sở hữu thì người bán không cần làm thủ tục hủy bỏ hợp đồng vì người bán vẫn
là chủ sở hữu nên được quyền đòi ts từ người mua
*Cầm giữ tài sản
- Cầm, giữ tài sản không cần có thỏa thuận -> được hoàn thành trên cơ sở quy định
của luật -> biện pháp bảo đảm luật định (không được thỏa thuận)
- Hiện nay, CGTS chỉ được áp dụng cho hợp đồng song vụ, theo đó bên đang giữ tài
sản là đối tượng của hợp đồng song vụ, tiếp tục được giữ tài sản khi bên kia vi phạm
nghĩa vụ.
Ví dụ: A mang tài sản cho B sửa -> QH hợp đồng gia công -> quan hệ hợp đồng song
vụ
Đến hạn, A không trả tiền cho B -> B có quyền giữ tài sản của A.
=> Quyền cầm giữ tài sản được duy trì, vì vậy nếu người có quyền không còn nắm giữ
tài sản thì quyền cầm giữ tài sản chấm dứt.
Tuy nhiên, khi nghĩa vụ được thực hiện -> người cầm giữ phải hoàn trả tài sản.
- Trước đây, nghĩa vụ chấm dứt khi người có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ
- Bây giờ, chấm dứt khi:
+ Người có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ
+ Có người thứ 3 thực hiện nghĩa vụ
+ Chủ sở hữu mới thực hiện nghĩa vụ thay thế khi tài sản là đối tượng giao dịch
mua bán.
- Phạm vi của cầm giữ tài sản: chỉ áp dụng cho tài sản đang là đối tượng trong HỢP
ĐỒNG SONG VỤ.
VD: A là chủ sở hữu, B là người chiếm hữu tài sản -> B có nghĩa vụ trả A
Nếu ngay tình thì B trả tài sản cho A, A có nghĩa vụ trả tiền quản lý tài sản => Đây là
quan hệ song vụ, không phải hợp đồng song vụ => k dc áp dụng cầm giữ tài sản
- Đối tượng được cầm giữ là tài sản
Trong thực tiễn, đối tượng được cầm giữ k phải tài sản mà là giấy tờ quan trọng liên
quan đến tài sản => Luật nên mở rộng cho đối tượng không phải tài sản.
- Xung đột quyền trong 1 tài sản đang bi cầm giữ, có thể trên tài sản đó được áp dụng
quyền bởi người khác
Nếu việc thế chấp xuất hiện sau quyền cầm giữ => cái nào có hiệu lực đăng ký trước
thì ưu tiên trước => Khó khăn, nếu thế chấp trước: Nghị định 21 bổ sung
*Bảo lãnh, tín chấp
● BẢO LÃNH
- Bảo lãnh là biện pháp bảo đảm không bằng tài sản mà bằng nghĩa vụ của
người thứ 3 (so với quan hệ nghĩa vụ -> phải xuất hiện người thứ 3) nếu k có
người thứ 3 thì không có bảo lãnh.
Ví dụ: Chi nhánh Cty A vay tiền ngân hàng, A bảo lãnh => Cty A mới thực
chất là bên có nghĩa vụ chứ k phải là ng thứ 3 bảo lãnh.
- Người thứ 3 cam kết thực hiện nghĩa vụ
+ có thù lao: thường người bảo lãnh là ngân hàng
+ không có thù lao: thường là người thân trong gia đình
- BLDS dùng từ “người thứ 3” liệu có thể hiểu ngoài cá nhân ra thì còn có
nhiều người bảo lãnh, pháp nhân?
=> Tòa án chấp nhận bảo lãnh là pháp nhân, đồng thời cho phép liên đới bảo
lãnh.
- Thời điểm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh lệ thuộc vào nghĩa vụ được bảo đảm
(thời điểm thực hiện nghĩa vụ) => Điều 335
1. Nghĩa vụ được bảo đảm đến hạn nhưng bị vi phạm -> có lợi cho người có
quyền
2. Nghĩa vụ được bảo đảm đến hạn nhưng phải chứng minh rằng người có
nghĩa vụ không có khả năng thực hiện -> có lợi cho người bảo lãnh, k lợi cho
người có quyền vì phải chứng minh.
=> Theo BLDS thì
+ thời điểm (1) luôn được áp dụng để bảo vệ
+ muốn thời điểm (2) thì chỉ khi nào các bên thỏa thuận.
Còn theo thực tiễn xét xử đang có 1 xu hướng là đối với trường hợp bảo lãnh
không có thù lao (người trong gia đình) thì theo hướng áp dụng thời điểm (2)
nhầm bảo vệ cho người bảo lãnh.
- Khi phải thực hiện mà người bảo lãnh không thực hiện:
+ Chậm thực hiện: bồi thường thiệt hại
+ bảo đảm: bằng tài sản của người bảo lãnh nếu có thỏa thuận (cầm cố,
thế chấp)
=> Người bảo lãnh được quyền đòi người được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ
hoàn trả cho mình sau khi thực hiện bảo lãnh.
● TÍN CHẤP
- Tín chấp độc lập với bão lãnh. Tín chấp là 1 bp bảo đảm xuất hiện người thứ
3 nhưng đặc thù so với bảo lãnh, đặc thù từ nghĩa vụ được bảo lãnh (chỉ áp
dụng cho HỢP ĐỒNG VAY). Đặc biệt, người cho vay phải là tổ chức tín
dụng mới được áp dụng và người đi vay phải là cá nhân, hộ gia đình nghèo,
nghĩa vụ xuất phát từ hợp đồng vay: vay để sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng.
- Người thứ 3 bảo đảm: phải là tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở (như hội phụ
nữ xã, phường)
- Phụ thuộc vào thỏa thuận, BLDS k đi vào quá chi tiết
- Hình thức bằng văn bản
- Thực tiễn được áp dụng ở xã, phường
- Thường không có tranh chấp như các bp bảo đảm khác

VẤN ĐỀ 4: TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ


ĐIỀU 351: TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ DO VI PHẠM NGHĨA VỤ
=> tồn tại 1 nghĩa vụ giữa các bên và nghĩa vụ đó bị vi phạm => phát sinh trách nhiệm
dân sự
Nếu giữa các bên không tồn tại nghĩa vụ hay nghĩa vụ không bị vi phạm thì không
phát sinh trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ.
BLDS có quy định bên có nghĩa vụ mà vi phạm nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm
dân sự đối với bên có quyền nhưng trách nhiệm dân sự là gì thì BLDS không cho biết.
Có thể hiểu trách nhiệm dân sự là hệ quả của việc vi phạm nghĩa vụ của bên nghĩa vụ
cho người có quyền.
Trách nhiệm ở đây có thể là là trách nhiệm thực hiện đúng nghĩa vụ, trách nhiệm bồi
thường thiệt hại, chịu lãi chậm trã,...
Căn cứ làm phát sinh từng loại trách nhiệm là khác nhau.
PHẦN 1: TRÁCH NHIỆM TIẾP TỤC THỰC HIỆN NGHĨA VỤ
ĐIỀU 352
- Nội hàm của trách nhiệm tiếp tục thực hiện nghĩa vụ: có vi phạm nghĩa vụ => bên có
quyền yêu cầu bên nghĩa vụ tiếp tục thực hiện nghĩa vụ
- Trước đây BLDS 2005, có quy định tiếp tục thực hiện nghĩa vụ khi nghĩa vụ bị vi
phạm nhưng chỉ đối với một số nghĩa vụ đặc thù: nghĩa vụ trả vật đặc định,...
- Trên cơ sở các quy định đã có, BLDS 2015 có quy định khái quát về tiếp tục thực
hiện nghĩa vụ ở Đ352, k giới hạn ở 1 nghĩa vụ nào cả, được áp dụng cho tất cả các loại
nghĩa vụ.
- Đ352 chỉ có kế tiếp ngay Đ351 giới thiệu về trách nhiệm dân sự nói chung.
- Tại sao trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ lại là trách nhiệm đầu tiên trong trách nhiệm
dân sự?
=> Vì có 2 luồn tư tưởng: Khi có vi phạm nghĩa vụ thì trách nhiệm đầu tiên phải là bồi
thường thiệt hại, nhưng có tư tưởng thứ 2 là khi có vp nghĩa vụ thì bp được ưu tiên
hàng đầu là thực hiện nghĩa vụ để cho người có quyền được thực hiện điều mà họ
muốn.
- Điều 352 chưa có thiết kế ngoại lệ, vì trên thực tế có những trường hợp k muốn tiếp
tục thực hiện nghĩa vụ.
+ Việc buộc tiếp tục thực hiện k còn phù hợp với quy định của pháp luật.
+ Việc buộc tiếp tục thực hiện trái với đạo đức xh, thuần phong mỹ tục
+ Việc buộc tiếp tục thực hiện làm cho bên có nghĩa vụ bỏ ra 1 chi phí quá lớn
- Cơ chế để bảo đảm cho việc tiếp tục thực hiện một cách hiệu quả
+ Ở Pháp, có cơ chế: áp dụng trong 1 đơn vị thời gian, nếu k sẽ bị phạt một
khoản tiền
+ Ở Việt Nam: nghĩa vụ trả tiền => trả thêm một khoản tiền lãi trong một đơn
vị thời gian; K2 Đ438, trả lãi,...
Trong thực tiễn xét xử, đã có Tòa án vận dụng triết lý tiếp tục thực hiện nghĩa
vụ và buộc chịu một khoản tiền nếu không tiếp tục thực hiện nv.
PHẦN 2. TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
1. CĂN CỨ PHÁT SINH NGHĨA VỤ
- Trên cơ sở Đ360 áp dụng cho nghĩa vụ nói chung chung trong đó có vi phạm nghĩa
vụ hợp đồng (ở đây, để trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh ta phải hội tụ đủ
điều kiện nhất định)
1. Phải có vi phạm nghĩa vụ (Đ351)
2. Phải có thiệt hại, có vi phạm nhưng không có thiệt hại thì không có trách
nhiệm bồi thường thiệt hại
3. Phải có mqh nhân quả giữa hành vi vi phạm nghĩa vụ và thiệt hại phát sinh
? Có phải chứng minh lỗi (nhận thức) của bên vi phạm hay không
=> Trong BLDS 2005 ngoài 3 điều kiện nêu trên thì BLDS 2005 đòi hỏi thêm yếu tố
lỗi của bên vi phạm (lỗi ở đây có thể là lỗi cố ý hoặc vô ý).
=> BLDS 2015 đã thay đổi rất cơ bản về yêu cầu này. Đ360 BLDS 2015 không đề cập
đến từ “lỗi”, tức là không cần phải chứng minh lỗi của người vi phạm. Tuy nhiên
Đ360 có đưa ra “trừ trường hợp luật có quy định khác” => nếu luật có quy định khác
đòi hỏi lỗi nhận thức thì phải xem xét nhận thức của bên có lỗi. Tham khảo Điều 461
BLDS 2015.
2. THIỆT HẠI ĐƯỢC BỒI THƯỜNG
- Điều 361 và Điều 419
- Theo PL Việt Nam, có 2 loại thiệt hại được bồi thường: thiệt hại vật chất và tổn thất
tinh thần. 2 loại thiệt hại này khác nhau, thiệt hại vật chất thông thường là thiệt hại xác
định được và quy đổi thành tiền được. Thiệt hại về tinh thần rất khó xác định, khó
định giá được bằng tiền.
*Thiệt hại về vật chất
- Có thể là thiệt hại về tài sản. Chẳng hạn A gửi xe cho B, B có nghĩa vụ trả xe nhưng
B làm mất xe -> B vi phạm nghĩa vụ -> gây thiệt hại về vật chất (thiệt hại về tài sản:
giá trị chiếc xe)
- Có thể là những chi phí phát sinh từ việc vi phạm. Chẳng hạn trong ví dụ trên, B làm
mất xe -> A và B bỏ công sức đi tìm -> Khi đó A có bỏ ra chi phí -> phát sinh chi phí
do vi phạm.
- Đối với lĩnh vực hợp đồng thì Đ419 đã bổ sung một vấn đề mới dựa vào Luật thương
mại: khoản lợi đáng ra được hưởng cũng được coi là thiệt hại do vi phạm hợp đồng.
Ví dụ: A cho B thuê tài sản tỏng vòng 1 năm, vì lí do cá nhân B chấm dứt sớm hợp
đồng trước thời hạn vào cuối tháng thứ 8. Vậy B là người vi phạm hợp đồng -> gây
cho A thiệt hại, A không nhận được tiền thuê đáng ra được hưởng thêm từ 4 tháng
cuối (khoản lợi sau khi trừ đi những chi phí phát sinh)
*Tổn thất tinh thần
- Điều 361 Khoản 3, thiệt hại được bồi thường có thể là thiệt hại do tổn thất về tinh
thần. Điều 419 cũng ghi nhận bồi thường do tổn thất về tinh thần.
Ví dụ: Chị A là Việt kiều, kí hợp đồng phẩu thuật thẩm mỹ với bác sĩ B, Bác sĩ B cam
kết sẽ phẩu thuật thẩm mỹ tốt cho chị đó. Sau đó, bs B đã phẩu thuật => Kết quả:
Ngực của chị B không nâng lên được mà còn tụt xuống => chị A yêu cầu bồi thường
thiệt hại vật chất => yêu cầu bồi thường thêm tổn thất tinh thần. ?Yêu cầu của chị A
đối với ông B về tổn thất tinh thần có được chấp nhận không?
=> Điều 361 bàn về bồi thường thiệt hại về tinh thần khi xâm phạm về tính mạng, sức
khỏe, danh dự, nhân phẩm và các yếu tố nhân thân khác. Tuy nhiên để áp dụng Điều
361 phải chứng minh về việc xâm phạm yếu tố nhân thân.
Đối với lĩnh vực hợp đồng, trước đây không có đề cập đến tổn thất về tinh thần.
3. MỨC BỒI THƯỜNG
- Điều 13, Điều 360 BLDS 2015 thiệt hại được bồi thường toàn bộ. Điều đó có nghĩa
là, thiệt hại thực tế bao nhiêu thì bồi thường bấy nhiêu. Nguyên tắc này có ngoại lệ:
+ Trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Điều đó có nghĩa là mức bồi thường có
thể không là toàn b nếu các bên có thỏa thuận khác. Thỏa thuận khác ở đây có thể thỏa
thuận lớn hơn hoặc nhỏ hơn thiệt hại thực tế. Thỏa thuận ở đây về nguyên tắc là được
chấp nhận theo Điều 360 và Điều 13 nhưng loại thỏa thuận như vậy có thể nguy hiểm
cho bên yếu thế. Đối với trường hợp đó, PL có giới hạn ở K3 Điều 406, Điều 405: nếu
thỏa thuận đấy giảm trách nhiệm của bên mạnh thế hay tăng trách nhiệm của bên yếu
thế thì thỏa thuận đấy không có giá trị pháp lý => quay lại nguyên tắc bồi thường toàn
bộ.
Ví dụ: A là công ty dịch vụ, ký 1 thỏa thuận đưa B sang nhập học, trong thỏa thuận có
đưa ra nội dung, trong TH B có vi phạm thì B phải bồi thường ít nhất 2 triệu yên. =>
Tòa án không chấp nhận thỏa thuận đấy.
A là công ty vận chuyển, nhận vận chuyển bưu phẩm cho B trong hợp đồng do A soạn
có nội dung nếu A làm mất bưu phẩm, A phải hoàn trả lại cước phí cho B và không
chịu trách nhiệm gì nữa => miễn trách nhiệm, không có giá trị pháp lý.
+ Trừ trường hợp Luật có quy định khác. Thực tế cho thấy luật có quy định
theo hướng có những trường hợp thiệt hại không bồi thường toàn bộ mà chỉ bồi
thường một phần.
⮚ TH1: Khi bên bị thiệt hại cũng có lỗi (Đ363)
⮚ TH2: Khi bên bị thiệt hại không ngăn chặn hạn chế thiệt hại
(Đ362)
4. NGHĨA VỤ NGĂN CHẶN, HẠN CHẾ THIỆT HẠI
Điều 362
- Trong LTM, chúng ta có quy định bên có quyền có nghĩa vụ hạn chế tổn thất, tuy
nhiên trong BLDS trước đây chưa có quy định như vậy. Điều 362 BLDS 2015 đã bổ
sung nghĩa vụ ngăn chặn hạn chế thiệt hại của bên có quyền.
- Nếu không ngăn chặn, không hạn chế mà có thể ngăn chặn, hạn chế được => hệ quả:
thiệt hại đáng ra có thể ngăn chặn, hạn chế được thì không được bồi thường.
PHẦN 3: TRÁCH NHIỆM CHỊU LÃI CHẬM TRẢ
ĐIỀU 357
Trong thực tế tồn tại rất phổ biến nghĩa vụ trả tiền. Thực tế thường xuyên nghĩa vụ trả
tiền bị vi phạm.
Trong trường hợp chậm trả tiền tức là vi phạm nghĩa vụ, thì người có nghĩa vụ vẫn
phải tiếp tục trả tiền trên cơ sở Đ352. Bên cạnh trách nhiệm ấy tồn tại 1 trách nhiệm
nữa: trách nhiệm chịu lãi chậm trả.
Theo Đ357, cứ chậm trả thì phải trả lãi.
- Ở đây trách nhiệm chịu lãi chậm trả vẫn thực hiện cho dù không có thỏa thuận.
- Không cần chứng minh thiệt hại vì không lệ thuộc vào thiệt hại.
?Chậm trả tính lãi trên khoản tiền nào => chậm trả tiền gốc sẽ làm phát sinh lãi.
Chẳng hạn phải trả cho ai đó 1 khoản tiền, đến hạn chưa trả thì lãi chậm trả phát sinh
trên khoản tiền gốc.
?Chậm trả lãi trên khoản tiền lãi => Đ357 không nói rõ, không phân biệt tiền gốc hay
tiền lãi. Tuy nhiên đối với hợp đồng vay, BLDS đã bàn về lãi của lãi K5 Đ466.
*Mức lãi
2 TH: có thỏa thuận và không có thỏa thuận
- Không thỏa thuận: áp dụng theo luật định (K2 Đ468)
- Có thỏa thuận: BLDS 2005 không giới hạn về mức lãi.
*Chịu lãi trong thời gian bao lâu
- Thời gian tính lãi càng cao thì trách nhiệm càng lớn, vì vậy vấn đề tính thời gian
chậm trả là rất quan trọng.
- Theo Đ357, chịu lãi trong tg chậm trả. Điều đó có nghĩa là chừng nào chưa trả thì
chứng đó làm phát sinh lãi tương ứng với tg chậm trả. Vậy phải xác định thời điềm
đầu và thời điểm kết thúc tg chậm trả.
- Trong thực tiễn xét xử, chúng ta thường xuyên gặp TH tòa án xét tg chậm trả đến tg
yêu cầu xét xử. Cách tuyên từ lúc xét xử đến lúc trả tiền, là không đúng. Chống lại
thực tiễn vừa rồi, Tòa án tối cao đã ban hành Án lệ số 08, theo hướng tiếp tục xét xử
tới ngày xét xử và tiếp tục tính lãi đến khi thanh toán. Tuy nhiên án lệ chỉ áp dụng đối
với tín dụng thôi => ban hành nghị quyết về lãi và phạt vi phạm theo hướng có tính
liên tục, trừ Đ13 nq01/2019.
*Khả năng kết hợp giữa lãi và bồi thường thiệt hại
- Khi chậm trả tiền phát sinh giữa lãi và Đ357, thực tế cho thấy chậm trả tiền còn có
thể làm phát sinh thiệt hại. Bên cạnh lãi chậm trả có bồi thường hay không?
Ví dụ: A cam kết trả tiền cho B vào ngày 11 tháng 4 để B có tiền trả tiền cho C nếu B
không có tiền trả cho C thì B sẽ bị C phạt. Đến ngày 11 tháng 4, A không trả tiền cho
B => B bị C phạt => Ngoài lãi thì còn bồi thường thiệt hại
- Khi chậm trả mà đáp ứng Điều 360 và cả Điều 357 thì có thể kết hợp với nhau.
PHẦN 4: CÁC LOẠI TRÁCH NHIỆM KHÁC
Trách nhiệm do không thực hiện hoặc không được thực hiện 1 cv khác (Đ358 K1)
Ví dụ: A cung cấp cho B dịch vụ là quét sơn nhà cho B. Tuy nhiên A không thực hiện
việc quét sơn nên B thuê xe quét sơn (giá chi phí thường cao). Chênh lệch phí mà B
phải trả cho xe cao hơn trả cho A => trách nhiệm thuộc về A
PHẦN 4. TRƯỜNG HỢP KHÔNG PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM
- Theo Đ351, mặc dù có vi phạm nghĩa vụ thì bên có nghĩa vụ không phải chịu trách
nhiệm dân sự nếu thuộc một trong 2 trường hợp sau đây:
+ Khi xảy ra sự kiện bất khả kháng
+ Khi người có quyền có lỗi hoàn toàn
1. KHI XẢY RA SỰ KIỆN BẤT KHẢ KHÁNG
- Điều 351 không cho biết thế nào là sự kiện bkk mà chỉ nêu hậu quả của skbkk
- Dấu hiệu của sự kiện bkk:
A vận chuyển hàng cho B bằng đường thủy, khi vận chuyển, tàu của A bị chìm do
mưa lớn và gió lốc => chìm cả hàng của B => A không giao hàng được cho B => A vi
phạm nghĩa vụ giao hàng => thuộc TH bất khả kháng?
Trong phần chung, BLDS đã cho biết khi nào là sk bkk ở Đ156, hội đủ 1 lúc 3 điều
kiện sau đây:
+ Sk bkk là sự kiện khách quan
+ sk ấy không lường trước được
+ không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng bp cụ thể
- Hệ quả của skbkk
+ bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự
+ trừ TH có thỏa thuận khác
Trong thực tế A vẫn đồng ý bồi thường cho B
2. HOÀN TOÀN DO LỖI CỦA BÊN CÓ QUYỀN
Ví dụ: Điện lực A bán điện cho doanh nghiệp B, hằng tháng điện lực A gửi hóa đơn
cho DN B và DN B thanh toán theo hóa đơn. Người của điện lực A viết hóa đơn nhằm
1 số 0 => Trong TH này B không phải chịu trách nhiệm dân sự
Ví dụ: án lệ số 23
Trong luật thương mại, cũng có TH vi phạm do sự kiện bkk hay vi phạm do lỗi của
bên có quyền nhưng luật thương mại không dùng cụm từ “ không phải” mà dùng từ
“miễn”
+ miễn: đã phát sinh
+ không phải chịu: chưa phát sinh hoặc có thể đã phát sinh rồi
Trong thực tiễn, nó cũng k có nhiều sự khác biệt bởi vì trong cả 2 trường hợp ng có
nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự.
PHẦN 5: PHẠT VI PHẠM HỢP ĐỒNG
1. KHÁI NIỆM PHẠT VI PHẠM HỢP ĐỒNG
- Là 1 chế tài cho vi phạm hợp đồng
- Có điểm chung so với bồi thường thiệt hại: đều xuất phạt từ hành vi vi phạm
- Tuy nhiên, phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại là khác nhau
- Bồi thường thiệt hại căn cứ phát sinh là do luật định không cần thỏa thuận
- Còn trong phạt vi phạm thì phải trên cơ sở thỏa thuận, không có thỏa thuận sẽ không
có phạt vi phạm hợp đồng.
- Thỏa thuận này có nội dung là bên vi phạm trả cho bên bị vi phạm 1 khoản tiền
- Tuy nhiên, phạt vi phạm và btth lại khác nhau về khoản tiền, btth lệ thuộc vào mức
độ thiệt hại, còn trong phạt vi phạm thì k lệ thuộc vào mức độ thiệt hại mà do các bên
thỏa thuận. Phạt vi phạm dc áp dụng ngay cả khi không có thiệt hại.
- Đây là thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng BLDS không nó về thời điểm thỏa
thuận. Các bên hoàn toàn có thể xác lập hợp đồng phạt vi phạm sau thời điểm giao kết
hợp đồng nhưng phải trước khi có vi phạm hợp đồng.
2. MỨC PHẠT HỢP ĐỒNG
- Do các bên thỏa thuận. Có thể theo hướng ấn định 1 khoản tiền nhất định.
- BLDS 2015 khi bàn về mức phạt đã bổ sung “trừ trường hợp luật liên quan có quy
định khác” => Như vậy, mức phạt k phải do các bên thỏa thuận nếu luật có liên quan
có quy định khác. Ví dụ: luật thương mại áp dụng cho hợp đồng thương mại (không
dc vượt quá 8% giá trị nghĩa vụ bị vi phạm). Luật xây dựng 2014 có quy định về mức
phạt do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt qua 12% giá trị nghĩa vụ vi phạm.
Giới hạn 12 % này chỉ áp dụng cho công trường xây dựng dùng ngân sách nhà nước.
+ Mức giới hạn không dựa vào giá trị của hợp đồng mà dựa vào giá trị của
nghĩa vụ bị vi phạm. Thông thường giá trị của nghĩa vụ bị vi phạm nhỏ hơn giá trị của
hợp đồng.
+ Ở đây mức giới hạn dựa vào giá trị của nghĩa vụ. Tuy nhiên thực tế cho thấy
có những nghĩa vụ không được trị giá được bằng tiền hoặc khó trị giá được bằng tiền,
ví dụ nghĩa vụ quảng cáo, nghĩa vụ tiếp thị,...
=> Như vậy theo luật dân sự mức phạt là do các bên tự thỏa thuận. Ưu điểm: đề cao ý
chí, sự tự định đoạt của các bên. Tuy nhiên quy định này lại có giới hạn của nó, vì dựa
vào tự do hợp đồng mạnh thế có thể áp đặt yếu thế, mức phạt có thể là quá lớn hoặc
quá nhỏ so với thiệt hại thực tế. Chính vì vậy, một số hệ thống ghi nhận quyền điều
chỉnh của cơ quan tài phán.
3. QUAN HỆ GIỮA PHẠT VI PHẠM VÀ CHẾ TÀI KHÁC
- Phạt vi phạm xuất phát từ hv vp hợp đồng, hv vp hợp đồng lại có thể làm phát sinh 1
số chế tài khác (bồi thường thiệt hại, hủy bỏ đơn phương chấm dứt hợp đồng,...)
? Phạt vi phạm có thể kết hợp với các chế tài khác hay không
*Phạt và bồi thường thiệt hại
- Trong luật thương mại, phạt và bồi thường đương nhiên được kết hợp với nhau mà
không cần có thỏa thuận. Vì vậy, khi có vp, bên chịu thiệt hại có thể yêu cầu bồi
thường thiệt hại và yêu cầu phạt
- Điều 418 BLDS khẳng định phạt và bồi thường thiệt hại k dc kết hợp trừ khi các bên
có thể thỏa thuận về sự kết hợp
=> LTM cho kết hợp có lẽ là do mức phạt quá thấp (8%) => có thể chưua bảo vệ đủ
người bị thiệt hại.
BLDS do các bên tự thỏa thuận và không có giới hạn nào cả.
*Phạt và hủy bỏ đơn phương chấm dứt hợp đồng
- Khi hợp đồng bị hủy bỏ, đơn phương chấm dứt hợp đồng, hợp đồng đương nhiên bị
chấm dứt. Ngày nay BLDS 2015 đã cụ thể hơn ở Đ428.

VẤN ĐỀ 5: TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG
1. KHÁI QUÁT
- Là một dạng trách nhiệm dân sự nhưng đây là trách nhiệm về bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng.
- BLDS có quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nhưng không cho biết khi
nào là btthnhd
=> Thông thường thiệt hại ngoài hợp đồng là thiệt hại phát sinh giữa các chủ thể
không có quan hệ hợp đồng. Chẳng hạn A lái xe vượt ẩu gây tai nạn cho B, một người
hoàn toàn xa lạ so với A. Trong thực tế, thiệt hại vẫn có thể là ngoài hợp đồng mặc dù
giữa các bên có quan hệ hợp đồng.
Tình huống: A cho B thuê nhà để làm trụ sở => giữa A và B tồn tại 1 hợp đồng thuê
tài sản. Do bất cẩn A làm cháy nhà của mình và lan sang nhà B làm hư hỏng văn
phòng của B. => nằm ngoài hợp đồng vì không lq đến hợp đồng thuê tài sản.
2. NGUỒN ĐIỀU CHỈNH
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đã tồn tại rất sớm ở VN, trong Bộ
luật Hồng Đức đã có quy định về btthnhd. Sau này khi đất nước thống nhất, Tòa án nd
tối cao ban hành thông tư 172/1973, đặt nền mống của quy định về tnbtthnhd.
- BLDS 1995, BLDS 2005, BLDS 2015
- Luật TNBT của nhà nước 2009 và được sửa đổi 2017
- Dưới luật, Tòa án tối cao đã ban hành nghị quyết số 03/2006 để hướng dẫn áp dụng
blds 2005, Tòa án mới thông qua nghị quyết mới đối với blds 2015
(những quy định chung, những th bt cụ thể, trách nhiệm bt của nhà nước)
PHẦN 1: QUY ĐỊNH CHUNG
I. CĂN CỨ LÀM PHÁT SINH TRÁCH NHIỆM BTTH NGOÀI HỢP ĐỒNG
Đ584
Trên cơ sở Đ584, chúng ta có 2 loại trách nhiệm btth nhd
- Loại 1: Do người gây ra
- Loại 2: Do tài sản gây ra
LOẠI 1: DO NGƯỜI GÂY RA
Hội đủ 3 dk:
- Phải có 1 ng xâm phạm tới quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Nq số
03/2006/HDTP khái quát điểu kiện như sau: phải có hành vi trái pháp luật => là hv
của con người, trái với quy định của pl. Nếu không có hv trái pháp luật thì k làm phát
sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho dù có thiệt hại.
- Phải có thiệt hại. Nếu không có thiệt hại thì k làm phát sinh trách nhiệm bồi thường
cho dù có hv trái pháp luật.
- Có mqh nhân quả giữa hv trái pháp luật và thiệt hại. Nếu không có qh nhân quả thì k
làm phát sinh trách nhiệm bt cho dù có thiệt hại hay hv trái pl. Vậy qh nhân quả là gì?
=> là hv trái pl, là nguyên nhân dẫn tới thiệt hại, là kqua tất yếu của hv trái pl
Trong BLDS 2005 kế thừa BLDS trước đây thì có yêu cầu lỗi của người gây thiệt hại.
“lỗi vô ý hay cố ý” của người gây thiệt hại. Đây là điều kiện gây tranh cãi.
LOẠI 2: DO TÀI SẢN GÂY RA
II. XÁC ĐỊNH TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC BỒI THƯỜNG
Pháp luật VN k đưa ra định nghĩa thiệt hại được bồi thường mà đưa ra liệt kê, căn cứ
vào đối tượng bị xâm phạm (Đ589...)
=> Cách thức liệt kê thiệt hại này có ưu điểm của nó: dễ áp dụng. Tuy nhiên, nhược
điểm: vì liệt kê nên có thể k đầy đủ. Chẳng hạn Đ592 bàn về bồi thường thiệt hại do
danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm. Có những đối tượng bị xâm phạm mà k dc
liệt kê vd như xâm phạm hình ảnh, xâm phạm đời sống riêng tư,...
=> Trước những trường hợp chưa được liệt kê thì xử lí như sau: áp dụng tương tự
pháp luật. Tuy nhiên để áp dụng tương tự pháp luật thì phải có quy định tương tự (
Đ585.1)
=> Nhìn 1 cách tổng thể chúng ta có loại thiệt hại được bồi thường, 1 là thiệt hại vật
chất, 2 là tổn thất tinh thần.
1. BỒI THƯỜNG VỀ VẬT CHẤT
Thứ nhất, khi tài sản bị xâm phạm Đ589:
- Theo Đ589 thì thiệt hại khi tài sản bị xâm phạm bao gồm
+ tài sản bị mất
+ tài sản bị hư hỏng
=> chi phí ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại
+ bị hủy hoại
=> giá trị tài sản bị hủy hoại
Thứ hai, sức khỏe bị xâm phạm Đ590:
- Khi sức khỏe bị xâm phạm thì người chịu thiệt hại đầu tiên là người bị xâm phạm,
còn có thể có người khác bị thiệt hại (người chăm sóc,...). Sau một thời gian điều trị
thì cá nhân có sức khỏe bị xâm phạm quay lại được tình trạng ban đầu, tuy nhiên thực
tế cho thấy có những trường hợp sau khi điều trị, cá nhân ấy k thể quay lại trình trạng
ban đầu.
+ Đối với người có sức khỏe bị xâm phạm: Khi 1 cá nhân có sức khỏe bị xâm
phạm, PL ghi nhận 2 loại thiệt hại dc bồi thường (Chi phí hợp lí để khôi phục tình
trạng ban đầu. Nghị quyết số 03/2006, đã chi tiết hóa chi phí này; Bồi thường mất
giảm thu nhập của người bị xâm phạm, cụ thể hóa ở nghị quyết số 03)
+ Đối với người khác: Có thể kéo theo người khác bị thiệt hại (người chăm
sóc mất giảm thu nhập, người thân bỏ chi phí đi thăm,...). Hiện nay BLDS chỉ quan
tâm đến người chăm sóc. Thực tế có trường hợp Tòa án cho phép người thân của
người bị xâm phạm được bồi thường thiệt hại. Đối với người chăm sóc, BLDS theo
hướng người này có thể có thiệt hại là những chi phí hợp lí (chi phí đi lại, mất giảm
thu nhập).
?Một người có sức khỏe bị xâm phạm thì có bao nhiêu người chăm sóc được bồi
thường
=> Nghị quyết số 03 k thể hiện dc rõ nét nhưng có quy định là 1 người thôi.
Trong thực tiễn xét xử, Tòa án cũng cho phép 2 người chăm sóc được bồi thường.
+ Sau điều trị: Sau thời gian điều trị cá nhân có thể hồi phục như ban đầu => k
đề cập. Tuy nhiên có những trường hợp k thể hồi phục như ban đầu:
- Cá nhân bị mất khả năng lao động: Đ590.1.c => k cho biết khi nào
thuộc trường hợp này. Nghị quyết số 03 đã chi tiết hóa th này tại 1.4 (từ 81% trở lên)
- Cá nhân mất hoàn toàn khả năng lao động: Đ593 => bồi thường đến
khi người đó hi sinh => k cho biết khi nào thuộc TH này và Nghị quyết số 03 cũng
vậy. Trong thực tiễn xét xử thì Tòa án có xu hướng coi người mất khả năng lao động
từ 91% trở lên thuộc trường hợp này.
- Cá nhân bị giảm sút khả năng lao động: BLDS và nghị quyết chưa trả
lời. Trong thực tiễn xét xử thì Tòa án có cho bồi thường, đó là bồi thường giảm sút thu
nhập. Thời gian cho bồi thường là cho đến khi người đó đến tuổi nghỉ hưu
Thứ ba, khi tính mạng bị xâm phạm Đ591:
- Trong thực tế, khi 1 người bị xâm phạm thì người đó có thể bị chết ngay hoặc cá
nhân đó k chết ngay mà một thời gian sau chết và cái chết ấy gắn liền với TH bị xâm
phạm.
+ Giai đoạn trước khi chết: Tùy theo thời gian thiệt hại có thể lớn hay nhỏ.
BLDS 2005 có liệt kê chi phí cứu chữa dc bồi thường, nghị quyết số 03 có bổ sung
mất giảm thu nhập. Cách quy định như BLDS trước đây là chưa đầy đủ. Chúng ta cần
theo triết lý sức khỏe bị xâm phạm. Do đó toàn bộ thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
phải dc áp dụng
+ Giai đoạn sau khi chết: Tính mạng thực sự bị xâm phạm. Cái cần đền bù k
phải là tính mạng mà là hệ quả của việc cái chết gây ra (chi phí mai táng, tiền cấp
dưỡng cho người còn sống). Người được bồi thường tiền cấp dưỡng? Mức tiền cấp
dưỡng là bao nhiêu? => BLDS chưa cho biết, xem nghị quyết 03 => tập trung vào
quan hệ nhân thân. Cấp dưỡng bao lâu? => Điều 593. Thời điểm bắt đầu => BLDS
trước đây chưa cho biết thời điểm bắt đầu, để thống nhất áp dụng pháp luật: từ thời
điểm cá nhân chết. ?Trường hợp đứa trẻ trong bào thai mẹ khi cha chết => quan điểm
về thời điểm hình thành cấp dưỡng khác nhau. Hoặc là ngay thời điểm người cha chết
hoặc là khi thời điểm đứa trẻ sinh ra. => Áp dụng theo hướng khi đứa trẻ sinh ra vì
trong thời gian đứa trẻ chưa sinh ra thì cha chỉ áp dụng cho mẹ đứa bé, và năng lực
dân sự cá nhân chỉ áp dụng từ khi sinh ra.
Thứ 4, khi danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm: Đ592
- Khi danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm thì có 2 loại thiệt hại vật chất được bồi
thường: mất giảm thu nhập; chi phí hợp lí
+ mất giảm thu nhập: Trong thực tiễn xét xử, rất hiếm khi TA chấp nhận bồi
thường mất giảm thu nhập trong trường hợp này vì rất khó chứng minh mối quan hệ
nhân quả.
+ chi phí hợp lí: nghị quyết số 03
❖ Khi xem xét thiệt hại vật chất, BLDS thường cho bồi thường chi phí hợp lý:
? Thế nào là hợp lí => nq 03 phần 4 I => Chi phí thực tế cần thiết, phù hợp với
giá trung bình ở địa phương.
? BLDS và nghị quyết chưa cho biết bỏ ra chi phí mà k hợp lí thì xử lý như thế
nào? => cắt bỏ chi phí bất hợp lí và giữ lại phần hợp lí.
? BLDS ghi nhận chi phí hợp lý và nghị quyết số 03 chi tiết theo phương pháp
liệt kê nhưng liệt kê mở.
❖ Bên cạnh việc bồi thường vật chất thì cũng có quy định về bồi thường về mặt
tinh thần nhưng dc quy định muộn hơn vì các lí do (tổn thất về tinh thần rất khó
xác định, quy đổi bằng tiền như thế nào, là nội tâm gắn liền với chủ thể => tình
cảm k thể đo bằng tiền)
=> PL mang tính chất trải nghiệm, từng bước ghi nhận, k ghi nhận một cách ồ
ạt.
2. BỒI THƯỜNG VỀ MẶT TINH THẦN
Thứ nhất, tài sản bị xâm phạm
- Không có quy định.
Thứ hai, khi sức khỏe bị xâm phạm
- K2 Đ590
- Trước đây, người gây thiệt hại chịu trách nhiệm bồi thường, thực tế cho thấy k
phải do người gây ra mà do tài sản gây ra.
- Chủ thể được bồi thường: người có sức khỏe bị xâm phạm => trong mọi
trường hợp đều phải bồi thường về mặt tinh thần.
- Trong thực tế, k chỉ cá nhân đó bị tổn thất về tinh thần mà có thể cả người
thân của họ cũng bị tổn thất về tinh thần. Tuy nhiên, hiện nay BLDS k nói rõ và nghị
quyết chỉ cho bồi thường người bị xâm phạm.
- Bồi thường bao nhiêu? => Cho các bên tự thỏa thuận, trong trường hợp k tự
thỏa thuận dc thì Tòa án sẽ ấn định, tuy nhiên Tòa án k tự ấn định 1 cách tùy ý mà luật
đưa ra 1 chừng mực nhất định (tối đa k quá 50 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy
định tại thời điểm giải quyết bồi thường).
Thứ ba, khi tính mạng bị xâm phạm
Do người và tài sản chịu trách nhiệm bồi thường
Mức bồi thường: theo thỏa thuận, Theo Tòa án ấn định thì không được vượt qua 100
tháng lương cơ sở
So với BLDS trước đây, mức tối đa được tăng 40 tháng lương
=> TH do tính mạng bị xâm phạm chưa chắc cao hơn TH do sức khỏe bị xâm phạm
=> BLDS 2015 sửa đổi nhằm tăng tính răng đe và bảo vệ gia đình nạn nhân. Chưa ghi
rõ 1 người hay 1 gia đình => BLDS quy định 1 người
Thứ tư, khi danh dự, nhân phẩm bị xâm phạm
Nghị quyết số 03/2006, trong mọi trường hợp khi xác định có xâm phạm nhân phẩm,
uy tín thì người bị xâm phạm phải được bồi thường
Lưu ý
- Phạm vi áp dụng: BLDS dùng từ “người chịu trách nhiệm” cho nên về mặt lí thuyết
có thể hiểu đó là thiệt hại do người gây ra hoặc tài sản gây ra. Tuy nhiên, ở trường hợp
này chỉ có thể do NGƯỜI gây ra.
- Khác với sức khỏe, tính mạng bị xâm phạm, chỉ áp dụng cho cá nhân thì danh dự
nhân phẩm, uy tín có thể là của cá nhân hoặc PHÁP NHÂN.
-Nguyên lý xác định tổn thất về tình thần giống với các trường hợp trước: theo thỏa
thuận; khi Tòa án can thiệt thì ấn định tối đa 10 tháng lương. Mức tối đa này không
phù hợp với pháp nhân, tuy nhiên luật chỉ quan tâm đến cá nhân. Trước đây BLDS
không nói rõ tối đa cho đối tượng nào, BLDS 2015 “cho 1 người” => Bổ sung này
nhận được khá nhiều sự phản đối, họ cho rằng “cho 1 người” không cần thiết. Tuy
nhiên, nó thật sự cần thiết, ví dụ khi cả gia đình bị xúc phạm?
Thứ năm, khi thi thể bị xâm phạm
II. CÁC NGUYÊN TẮC BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
- Điều 585
KHOẢN 1
*Nguyên tắc 1: bồi thường toàn bộ
- Nguyên tắc bồi thường toàn bộ: Nguyên tắc này đã tồn tại trong BLDS trước đây,
tuy nhiên hiểu thế nào là toàn bộ thì lại có cách hiểu khác nhau. Có 2 cách hiểu
+ Toàn bộ là toàn bộ những thiệt hại được pháp luật quy định. Cách hiểu này
thuận lợi cho tòa án bởi vì cứ dựa vào quy định mà xác định nhưng lại rất bất lợi cho
người bị thiệt hại vì có những thiệt hại mà các nhà làm luật chưa quy định.
+ Toàn bộ là toàn bộ thiệt hại trong thực tế, có bao nhiêu thì bồi thường bấy
nhiêu. BLDS 2015 đã được sửa lỗi để củng cố quan điểm thứ hai, Điều 585 khoản 1
đã bổ sung từ “thực tế” để nhấn mạnh quan điểm này.
*Nguyên tắc 2: Thiệt hại phải được bồi thường kịp thời
- Luật không làm rõ thế nào là bồi thường kịp thời. Nghị quyết 03 có nói thêm là Tòa
án phải giải quyết nhanh chóng, có thể áp dụng một trong các biện pháp tạm thời. Nên
hiểu “bồi thường kịp thời” chứ không phải “giải quyết kịp thời” do đó nên hiểu thiệt
hại phải được bồi thường sớm nhất có thể. Chậm bồi thường nên theo hướng phát sinh
lãi chậm trả.
- Về hình thức bồi thường: Theo khoản 1 các bên có thể thỏa thuận bồi thường bằng
tiền, hiện vật hay bằng công việc cụ thể. Ở đây, BLDS lại chưa dự liệu là nếu không
đạt được thỏa thuận thì bồi thường như thế nào. Trong thực tiễn xét xử, Tòa án có xu
thế có xu hướng cho bồi thường bằng tiền.
- Phương thức bồi thường: Các bên có thể thỏa thuận theo khoản 1, bồi thường 1 lần
hay nhiều lần. Chẳng hạn bồi thường 1 lần 1 khoản tiền rồi qh 2 bên chấm dứt. BLDS
chưa dự liệu là bồi thường như thế nào nếu các bên k đạt được thỏa thuận. Tòa án theo
hướng không thỏa thuận thì tiền cấp dưỡng được bồi thường theo định kì.
KHOẢN 2: GIẢM MỨC BỒI THƯỜNG
Thiệt hại mà 1 người phải chịu có thể lớn hơn kinh tế của họ, nếu bắt họ bồi thường
thì họ không có khả năng và có thể đẩy họ vào con đường phạm tội để có tiền bồi
thường. Quy định ở khoản 2 mang tính chất nhân văn cao
- Trước đây, BLDS có quy định làm cho người đọc hiểu rằng chỉ áp dụng cho người
gây ra mà thôi. Tuy nhiên, trách nhiệm bồi thường có thể phát sinh do tài sản gây ra.
BLDS 2015 đã được thiết kế cho phép áp dụng cho cả 2 trường hợp là người và tài sản
gây ra.
- Trước đây, để xin giảm mức bồi thường người trách nhiệm trước hết phải chứng
minh mình có lỗi vô ý, do đó nếu có lỗi cố ý thì không bao giờ xin giảm mức bồi
thường được. Khi phân tích ở góc độ lỗi có thể xảy ra 3 trường hợp: lỗi vô ý, lỗi cố ý,
không có lỗi. BLDS 2015 đã bổ sung thêm trường hợp không có lỗi.
- Mức giảm: BLDS chỉ ghi nhận yêu cầu giảm nhưng giảm bao nhiêu thì không cho
biết. Trong thực tế đã có TH Tòa án theo hướng giảm 30%
KHOẢN 3: MỨC BỒI THƯỜNG KHÔNG CÒN PHÙ HỢP VỚI THỰC TẾ
Một khi đã ấn định được mức bồi thường, nhất là của Tòa án, thì các bên phải tuân
thủ. Tuy nhiên có trường hợp không còn phù hợp với thực tế nữa, khi đó các chủ thể
liên quan có thể yêu cầu thay đổi (tăng hoặc giảm)
KHOẢN 4: TRONG TRƯỜNG HỢP NGƯỜI BỊ THIỆT HẠI CÓ LỖI
Trong việc phát sinh thiệt hại thì có thể có vai trò của người bị thiệt hại. Trong trường
hợp này, người bị thiệt hại sẽ không được bồi thường toàn bộ, thiệt hại tương ứng với
phần lỗi của họ sẽ không được bồi thường.
BLDS không cho biết việc xem xét lỗi của người bị thiệt hại như thế nào => Tòa án tự
xác định
KHOẢN 5: NGUYÊN TẮC NGĂN CHẶN HẠN CHẾ THIỆT HẠI
Trong thực tế, người bị thiệt hại có thể ngăn chặn hạn chế thiệt hại nhưng họ lại không
tìm cách ngăn chặn hạn chế thiệt hại. Rất nhiều hệ thống đã ghi nhận nghĩa vụ hạn chế
thiệt hại, và BLDS 2015 ghi nhận chính thức tại K5 Đ585
IV. BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NHIỀU NGƯỜI GÂY RA
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại thông thường là trách nhiệm của 1 chủ thể, tuy nhiên
trong 1 số trường hợp, chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường lại nhiều hơn 1 người, đó
là trách nhiệm liên đới. Với trách nhiệm liên đới thì người bị thiệt hại rất có lợi vì có
thể lựa chọn chủ thể có thể thực hiện.
Trong phần bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, có rất nhiều trường hợp hình thành
trách nhiệm liên đới. Trong đó có Điều 587
Điều 587
1. QUAN HỆ VỚI NGƯỜI BỊ THIỆT HẠI
- Tiêu chí quy trách nhiệm liên đới: Nhiều người cùng gây thiệt hại => BLDS chưa
quy định khi nào là cùng gây thiệt hại. Không được nhầm lần “cùng gây thiệt hại” với
“đều gây thiệt hại”.
- Trong thực tiễn, Tòa án hiểu “cùng gây thiệt hại” theo nghĩa rộng do đó càng phát
sinh trách nhiệm liên đới, có lợi cho người bị hại.
2. QUAN HỆ GIỮA NHỮNG NGƯỜI LIÊN ĐỚI
Trong mối qh giữa những người liên đới, việc xác định mức trách nhiệm của từng
người liên đới là dựa vào mức độ lỗi của từng người. Trong trường hợp không xác
định được mức lỗi của từng người thì chia đều cho mỗi người.
V. NĂNG LỰC CHỊU TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
Điều 586
Người gây thiệt hại thông thường là người chịu trách nhiệm bồi thường. Tuy nhiên có
những người không có khả năng tự chịu trách nhiệm thực hiện => Phát sinh vấn đề
năng lực chịu trách nhiệm bồi thường
- Trường hợp 1: Người gây thiệt hại đủ 18 tuổi
=> Có đủ năng lực chịu trách nhiệm bồi thường, K1 khẳng định họ phải tự chịu trách
nhiệm bằng tài sản của mình. Trong trường hợp này, người thân không phải chịu trách
nhiệm.
=> Trong trường hợp, người đó mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn nhận thức
làm chủ hành vi, BLDS quy định thêm trách nhiệm của người giám hộ.
Các điều kiện quy trách nhiệm cho người giám hộ: Người được giám hộ không có đủ
tài sản, người giám hộ có lỗi trong quản lý. Trong trường hợp người giám hộ không có
lỗi trong quản lý thì không phải chịu trách nhiệm.
- Trường hợp 2: Người gây thiệt hại chưa đủ 18 tuổi
=> quy trách nhiệm của cha mẹ. Khi đó phải phân độ tuổi của người gây thiệt hại:
+ Người gây thiệt hại chưa đủ 15 tuổi: trách nhiệm trước tiên thuộc về cha mẹ.
Nếu cha mẹ không có tài sản mà con có thì con chịu trách nhiệm.
+ Người đủ 15 đến chưa đủ 18 tuổi: Trong trường hợp này, ưu tiên trách nhiệm
của người con. Khi người con không đủ tài sản mới tính tới trách nhiệm của cha mẹ.
So với người giám hộ thì trách nhiệm của cha mẹ năng nề hơn. Khi đó, không cân
phải chứng minh lỗi quản lý của cha mẹ => Khác với người giám hộ vì nếu đòi hỏi
người giám hộ quá cao thì không ai nhận làm người giám hộ cả. Cho dù cha mẹ có ly
hôn thì vẫn phải chịu trách nhiệm với người con. Trong thực tiễn, Tòa án còn theo
hướng, khi li hôn mà con sống với cha thì mẹ vẫn phải tiếp tục liên đới => Hướng giải
quyết thuyết phục. Ở đây không cần chứng minh con có sống với cha mẹ hay không.
VI. THỜI HIỆU KHỞI KIỆN, GIẢI QUYẾT BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI

Trách chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có thời hiệu khởi kiện hay không?
=> Nếu căn cứ vào Điều 588 thì CÓ.
Tuy nhiên chúng ta đang quan tâm tới tranh chấp TH phát sinh do xâm phạm các yếu
tố nhân thân. Đ156 quy định những TH không áp dụng thời hiệu khởi kiện. Hiện nay
có 2 quan điểm
+ Bảo vệ quyền nhân thân => Thầy
+ Đối với TH khác có thời hiệu khởi kiện. 1 số điểm lưu ý:
Thứ nhất là về thời hạn: trước đây là 2 năm, sau này là 3 năm
Thời điểm bắt đầu: BLDS trước đây từ thời điểm quyền và lợi ích bị xâm
phạm.
BLDS 2015 theo hướng khi biết quyền và lợi ích bị xâm phạm.
PHẦN 2: MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Các quy định chung đôi khi chưa đủ để bảo vệ người bị thiệt hại, vì vậy các nhà làm
luật đã phải thiết kế thêm một số quy định cụ thể để đáp ứng nhu cầu của người bị
thiệt hại. BLDS không phân, tự phân nhóm để dễ nhận biết: 3 nhóm
Nhóm 1. Thiệt hại do người gây ra
Nhóm 2. Thiệt hại do tài sản gây ra
Nhóm 3. Những trường hợp khác
I. BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGƯỜI GÂY RA
Hoặc 1 người chịu trách nhiệm do hành vi mà mình gây ra, hoặc chịu trách nhiệm do
người khác gây ra.
1. Thiệt hại trong trường hợp phòng vệ
- Trong thực tế, 1 người có thể bị tấn công và người đó phòng vệ, trong quá trình
phòng vệ người đó có thể gây ra thiệt hại. Khi phòng vệ, người phòng vệ có thể gây
thiệt hại trong khuôn khổ phòng vệ chính đáng, khi đó theo đoạn 1 Đ594 quy định thì
không cần bồi thường.
- Trong trường hợp vượt qua giới hạn phòng vệ chính đáng, đoạn 2 Đ594 thì người đó
phải chịu trách nhiệm bồi thường. Và có phải bồi thường toàn bộ thiệt hại hay không?
=> Văn bản hiện nay chưa rõ ràng. Quan điểm của các tác giả chưa thống nhất. Theo
giáo trình của trường DH Luật Hà Nội thì người đó phải bồi thường toàn bộ thiệt hại.
Tuy nhiên, quan điểm như vậy không thực sự thuyết phục. Đã có Tòa án tuyên không
phải bồi thường toàn bộ.
2. Thiệt hại trong tình thế cấp thiết
Trong thực tế, có trường hợp 1 người gây ra thiệt thại trong tình thế cấp thiết để bảo
vệ lợi ích cao hơn => Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường.
Ngược lại người gây ra tình thế cấp thiết có phải chịu TNBT không thì luật chưa quy
định.
3. Thiệt hại khi dùng chất kích thích
Điều 596
- Khoản 1 quy trách nhiệm cho người dùng chất kích thích sau đó gây ra thiệt hại dù
người này say đến mức k có nhận thức thì vẫn phải chịu TNBT. Quy định này vẫn tồn
tại trong BLDS trước đây và đồng thời bổ sung: BLDS lúc trước có quy định thêm lỗi,
rất khó chứng minh. Tuy nhiên với BLDS 2015 thì K1 này k cần thiết vì BLDS 2015
k đòi hỏi thêm lỗi nhận thức, vì vậy dù có trong tình trạng nhận thức hay k nhận thức
đều phải BT. Nhưng giữ lại cũng k ảnh hưởng gì.
- K2 quy trách nhiệm cho người không trực tiếp gây ra thiệt hại khi họ làm người khác
k nhận thức do chất kích thích gây ra thiệt hại.
=> K1 và K2 có thể kết hợp liên đới đối với người gây ra thiệt hại và người k trực tiếp
gây ra thiệt hại nhưng cố ý làm cho người khác lâm vào tình trạng mất nhận thức.
4. Thiệt hại do người của pháp nhân gây ra và bồi thường thiệt hại do người làm công,
người học nghề gây ra
Điều 597 và Điều 600
- Điều 597 và Điều 600 có điểm chung, đây là trường hợp 1 người gây thiệt hại khi
thực hiện 1 công việc do người khác giao. => Người giao công việc có chịu trách
nhiệm bồi thường hay không? => Có
- Điểm khác biệt giữa 2 điều này là chủ thể giao công việc.
- Điều 597 và điều 600 giải quyết 2 quan hệ:
+ Đối với người bị thiệt hại và người giao việc: Đây là trường hợp BTTH do
người khác gây ra, người gây ra thiệt hại là người thực hiện công việc, người chịu
trách nhiệm là người giao công việc. Để quy trách nhiệm cho người giao công việc thì
phải xác định được người gây thiệt hại họ gây thiệt hại trong khi thực hiện công việc
(nhiệm vụ) được giao. Xem xét thế nào là công việc được giao? Nếu các chủ thể liên
quan xác định rõ ràng cv được giao thì dựa vào đó mà xem xét. Trong thực tiễn, cv
được giao đôi khi k được xác định rõ ràng. Khi đó, Tòa án quyết định giải thích theo
nghĩa rộng cv được giao.
Ví dụ: khi thuê 1 người thợ, k nói rõ cv được giao, người thợ đó hàn hỏng => xem xét
nghĩa rộng thì hàn vẫn trong cv người thợ.
1 người thuê người dọn cỏ, khi người dọn cỏ đốt cỏ làm cháy nhà => xem xét cv được
giao đốt cỏ cũng coi như dọn cỏ.
Điều 587 và Điều 600 bàn về thiệt hại áp dụng cho bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng chứ k áp dụng cho thiệt hại trong hợp đồng. Chẳng hạn A đến thực tập tại
doanh nghiệp B và gửi xe ở chỗ của B, do sơ suất của nhân viên của B mà A bị mất
xe. Người của B gây thiệt hại khi thực hiện cv được giao nhưng qh giữa A và B k phải
là qh ngoài hợp đồng mà trong hợp đồng gửi giữ => Do đó, k áp dụng Điều 597 hay
Điều 600.
Bên cạnh khả năng quy trách nhiệm cho người giao việc thì có thể quy trách
nhiệm cho cv được giao hay k? Hiện nay điều 597 và Điều 600 k thực sự rõ nét, nếu k
cho phép yêu cầu người gây thiệt hại BT thì chống lại quyền lợi của người bị thiệt hại
trong trường hợp người giao việc k có khả năng chi trả bồi thường. Luật nước ngoài
cho phép người gây thiệt hại và người giao việc liên đới bồi thường => bảo vệ quyền
lợi của người bị thiệt hại
+ Đối với người gây thiệt hại và người giao việc: Sau khi bồi thường thì
người giao việc có quyền yêu cầu người gây thiệt hại bồi hoàn, nhưng chỉ khi người
gây thiệt hại có lỗi, tuy nhiên blds k nói khi nào người gây thiệt hại được coi là có lỗi.
Ở đây chúng ta đang giải quyết mqh nội bộ giữa người giao việc và người thực hiện
công việc, bởi người bị thiệt hại đã được bồi thường rồi.
5. Thiệt hại phát sinh trong thời gian trường học, bệnh viện, pháp nhân trực tiếp quản

Điều 599
Đề cập đến 3 đối tượng:
*Người dưới 15 tuổi gây ra trong thời gian trường học
- Trong thời gian nhà trường quản lý thì người học có thể gây thiệt hại, do đó câu hỏi
đặt ra nhà trường có phải chịu trách nhiệm bồi thường hay không?
- Để áp dụng 599 thì:
+ Người gây thiệt hại phải là người chưa đủ 15 tuổi
+ Trong BLDS 2005, thì người ch đủ 15 tuổi phải gây thiệt hại trong thời gian
học tại trường. Ví dụ: đang học đánh nhau, ra chơi đánh nhau. Tuy nhiên cái nội hàm
trong thời gian học ở trường quá hẹp bởi vì học sinh có thể không học tại trường
nhưng vẫn chịu sự quản lý của trường. Thay cụm từ đang trong thời gian học bằng
cụm từ “trong thời gian nhà trường trực tiếp quan lý” => xác định thời gian gây thiệt
hại phải trong thời gian nhà trường trực tiếp quản lý hay không.
+ Điều kiện: Nhà trường có lỗi trong quản lý học sinh. Việc học sinh gây thiệt
hại trong thời gian trường trực tiếp quản lý chưa đủ để quy trách nhiệm bồi thường
cho nhà trường mà phải xem xét việc trường có lỗi hay k trong quản lý hs.
- Điều 597 và Điều 600 khác với Điều 599: Điều 599 không được yêu cầu bồi hoàn.
- Trước đây trong BLDS 1995, thì trường và gia đình liên đới bồi thường, nhưng ngày
nay Điều 599 quy trách nhiệm hoặc cho gia đình hoặc cho trường, chứ k có liên đới
với nhau.
*Người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại
- Nếu người mất năng lực hành vi dân sự mà được giao cho 1 pháp nhân trực tiếp
quản lý thì phải chịu trách nhiệm bồi thường nếu người đó gây ra thiệt hại. Tương tự
như trường hợp người dưới 15 tuổi, pháp nhân chỉ chịu TNBT khi có lỗi trong quản
lý. Và ở đây pháp nhân cũng k được yêu cầu bồi hoàn.
II. BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO TÀI SẢN GÂY RA
- Tài sản k phải là chủ thể nhưng khi gây ra thiệt hại thì phải quy trách nhiệm cho
người.
- BLDS trước đây là liệt kê những trường hợp do tài sản gây ra, chẳng hạn: BTTH do
gia súc gây ra, do cây cối gây ra, do công trình xây dựng gây ra,... Quy định như vậy
là chưa đầy đủ, vì vậy BLDS 2015 đưa ra quy định quét những trường hợp còn lại.
- Mặc dù thiệt hại do tài sản gây ra nhưng chủ thể liên quan k thể chịu trách nhiệm,
nếu do lỗi của người bị thiệt hại hay do bất khả kháng gây ra.
1. Trường hợp chịu trách nhiệm BTTH do tài sản gây ra
*BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
Điều 601
- Phạm vi áp dụng: Chế định này áp dụng khi thiệt hại do nguồn ngu hiểm cao độ gây
ra. Vì vậy phải xác định được thế nào là nguồn nguy hiểm cao độ. BLDS đã cho biết
thé nào là nguồn nguy hiểm cao độ tại Khoản 1. Danh sách nguồn nguy hiểm cao độ
là danh sách liệt kê mở vì có thêm câu “các nguồn khác do pháp luật quy định”. Trên
thực tiễn thì chưa thấy trường hợp khác. Có 2 nguồn nguy hiểm cao độ phổ biến nhất:
phương tiện giao thông vận tải cơ giới (xe máy, xe ô tô, đường bộ, đường thủy) và hệ
thống tải điện.
- Chủ thể chịu trách nhiệm:
Trong thực tiễn, nguồn nguy hiểm cao độ là ô tô, xe máy thường xuyên được sử dụng
bởi con người và người sd k cẩn thận, gây thiệt hại => thiệt hại k thực sự do nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra mà do người gây ra (k thể áp dụng Điều 601). Trong thực
tiễn xét xử thì Tòa án vẫn áp dụng chế định này cho thiệt hại do người gây ra nhưng
nguồn nguy hiểm cao độ là công cụ do người đó sd => Tòa án vẫn áp dụng chế định
này nhằm bảo vệ người bị thiệt hại (xác định cả thiệt hại do người gây ra và do tài sản
gây ra). Góc độ văn bản thì những trường hợp này k áp dụng nhưng thực tiễn vẫn áp
dụng chế định này. Nhiều tác giả cho rằng hướng giải quyết như vậy là sai. Tuy nhiên,
hướng của Tòa án như thế chưa thực sự tệ, sai nhưng không xấu vì bảo vệ cho nạn
nhân. Ở nước ngoài (Pháp) có quy định chuyên biệt về vấn đề này.
Theo khoản 2, chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này
phải bồi thường.
Khoản 4: BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật =>
người chiếm hữu, sd trái pháp luật là người chịu trách nhiệm. Tuy nhiên BLDS còn
quy trách nhiệm liên đới cho chủ thể cho chủ thể khác là chủ sở hữu hoặc người được
giao cho chiếm hữu sử dụng nếu người đó có lỗi.
*BTTH do súc vật gây ra
- Phạm vi áp dụng: chế định này áp dụng khi thiệt hại do súc vật gây ra tuy nhiên
BLDS lại chưa cho biết súc vật ở đây là gì. => Súc vật ở đây phải là tài sản. Trong
thực tiễn xét xử, Tòa án hiểu khái niệm súc vật theo khái niệm tương đối rộng. Chẳng
hạn khi trầu bò gây thiệt hại thì Tòa án coi trâu bò là súc vật. Vẫn trong thực tiễn xét
xử, khi con ngỗng gây thiệt hại, Tòa án cũng xác định đây là thiệt hại do súc vật gây
ra. Tương tự khi chó gây thiệt hại thì Tòa án cũng áp dụng chế định này. Chế định này
đã tồn tại ở VN từ rất lâu, trong thông tư 103/1972.
- Xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường: chủ sở hữu. Tuy nhiên, trong thực
tiễn rất khó để xác định ai là chủ sở hữu nên Tòa án phải dựa vào các chứng cứ gián
tiếp xác nhận chủ sở hữu.
- Trong BLDS trước đây, chúng ta chưa bàn tới trường hợp thiệt hại do súc vật gây ra
cho người chiếm hữu, sử dụng. BLDS 2015, nguyên tắc là chủ sở hữu nếu giao cho
người khác chiếm hữu, sd thì người được giao là người chịu trách nhiệm
- Khoản 3, tương tự nguồn nguy hiểm cao độ.
- Ngoài ra BLDS có bàn về trường hợp người thứ 3 hoàn toàn có lỗi.
*BTTH do thiệt hại do cây cối gây ra
- Có những trường hợp không được liệt kê nhưng cây vẫn gây ra thiệt hại, chẳng hạn
cây có rễ mọc lên làm hỏng tường nhà hàng xóm => không đổ, không gãy nhưng vẫn
gây thiệt hại
- Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường: trước đây quy định là chủ sở hữu => bất cập:
có những TH k rõ ai là chủ sở hữu. Thực tế: nếu cây thuộc đồng sở hữu thì các đồng
sở hữu cùng chịu TN.
*BTTH do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra
- Điều 605 BLDS 2015
- Đây cũng là TH thiệt hại do tài sản gây ra
- Đối tượng gây thiệt hại: công tình xây dựng. BLDS k định nghĩa nhưng có thể hiểu
đó là những thứ do con người tạo ra => những thứ gây thiệt hại do tự nhiên thì k phải.
Trong thực tiễn xét xử, Tòa án hiểu công trình xây dựng tương đối rộng, có thể là nhà,
biển quảng cáo,... Trước đây, BLDS có liệt kê những tình huống mà công trình xd gây
ra thiệt hại: đổ, sụp, lở => Phương pháp liệt kê như vậy k ổn, bởi có những trường hợp
công trình xây ra thiệt hại nhưng k thuộc các điều trên.
- Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường: chủ sở hữu, hoặc người được giao chiếm hữu,
quản lý, sử dụng.
Lưu ý: Thực tế chủ sở hữu có thể có thay đổi, vậy chủ mới hay chủ cũ sẽ chịu TNBT?
=> xác định chủ sở hữu ở thời điểm gây thiệt hại => chuẩn về mặt pháp luật nhưng lại
bất lợi cho người bị thiệt hại.
Trong thực tế, khi công trình xây dựng gây thiệt hại thì có thể có lỗi của những người
tham gia thi công, xây dựng => ngoài chủ sở hữu thì có thể quy trách nhiệm cho người
khác hay không? => Trong BLDS trước đây thì luật k bàn về trách nhiệm liên đới, tuy
nhiên kinh nghiệm thực tiễn nước ngoài cho thấy việc đưa đơn vị thi công để chịu
trách nhiệm liên đới đã được chấp nhận.
BLDS bàn về trách nhiệm liên đới của người thi công nhưng thực tế cho thấy chủ thể
có lỗi có thể k phải là thi công: kiến trúc sư, những nhà cung cấp nguyên vật liệu,...
Do đó ngoài người thi công được quy định ở điều luật này, chúng ta còn có thể quy
trách nhiệm cho các chủ thể khác.
*BTTH do tài sản khác
- Trong thực tế, chúng ta vẫn có thể gặp những trường hợp khác. Ví dụ: A là chủ sở
hữu cát, cát bay ngoài đường bay vào mắt gây nguy hiểm cho người đi đường
=> Bổ sung quy định quét ở K3 Đ584 bàn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài
sản gây ra và k giới hạn ở một tài sản cụ thể => do đó nếu 1 trường hợp gây thiệt hại
mà k nằm trong các quy định trên thì có thể áp dụng điều này.
2. Trường hợp KHÔNG phải BTTH do tài sản gây ra
- Có những TH tài sản gây ra thiệt hại, nhưng chủ sở hữu hay người chiếm hữu, quản
lý, sử dụng k phát sinh trách nhiệm bồi thường. Căn cứ theo K2 Đ584 thì có 2 trường
hợp:
*Do sự kiện bất khả kháng: K2 Đ584
- Để không chịu TNBT thì chúng ta phải chứng minh thực sự thiệt hại là do bất khả
kháng.
- Có 3 điều kiện:
1. Khách quan
2. không lường trước được
3. không thể khắc phục được
=> Cần cẩn thận khi dùng sự kiện, hệ quy chiếu để đánh giá
Ví dụ: A xây tường khi tường mới được xây xong thì có mưa lớn nên tường của A đổ
gây thiệt hại cho người hàng xóm là B. A có chịu TNBT không?
=> Đánh giá: k dựa vào mưa to gió lớn được, mà tường đổ mới gây thiệt hại cho B
nhưng có thể lường trước được và có thể tìm cách khắc phục được.
*Do người thiệt hại có lỗi hoàn toàn:
- Trường hợp này trong thực tế rất hiếm xảy ra
- BLDS k phân biệt thì lỗi ở đây có thể là lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý.
- Đối với nguồn nguy hiểm cao độ thì chỉ đối với lỗi cố ý (Đ601)
III. TRƯỜNG HỢP KHÁC VỀ BTTH
1. BTTH do làm ô nhiễm môi trường
- ô nhiễm ở đây có thể là môi trường đất, nước, không khí,...
- khi môi trường bị ô nhiễm thì có 2 dạng thiệt hại chính:
+ Thứ nhất, thiệt hại cho chính môi trường, BLDS k điều chỉnh, quy định tại
luật bảo vệ môi trường.
Đối tượng bị thiệt hại ở đây là môi trường, môi trường k phải chủ thể cũng k
thuộc sở hữu của 1 ai. Nếu môi trường bị ảnh hưởng trong cấp huyện, quận thì ủy ban
nhân dân huyện, quận yêu cầu. Vượt qua cấp huyện thì tỉnh yêu cầu, quá cấp tỉnh thì
bộ môi trường yêu cầu.
+ Thứ hại, thiệt hại cho người khác. Chẳng hạn: môi trường bị ô nhiễm, hoa
màu bị chết. Đối với trường hợp này thì áp dụng BLDS => ai bị thiệt hại thì người đó
được bồi thường.
=> Khi làm ô nhiễm môi trường thì k chỉ làm thiệt hại cho 1 người mà là nhiều người.
Rất nhiều nước yêu cầu kiện tập thể, để tiết kiệm hơn rất nhiều.
- Để áp dụng Đ602 thì phải chứng minh 2 yếu tố quan trọng:
+ Chứng minh được có sự việc làm ô nhiễm môi trường (tuy nhiên, MT k bất
biến mà luôn thay đổi);
+ Chứng minh thiệt hại do sự việc ô nhiễm môi trường đó gây ra (từ việc làm ô
nhiễm MT đến khi ô nhiễm thì có khoảng thời gian rất xa)
2. BTTH do xâm phạm đến quyền lợi của người tiêu dùng
- Điều 608
- Chế định này đã tồn tại trong BLDS 1995 nhưng rất ít cơ hội được áp dụng.
- Thông thường thiệt hại do hàng hóa gây ra, chẳng hạn khi mua dồ ăn về và bị ngộ
độc do đồ ăn. => k thuộc điều 608, mà theo quy định về hợp đồng nếu giữa người mua
và người bán có quan hệ hợp đồng.
Nếu A mua đem về cho C ăn mà C bị ngộ độc thì là qh ngoài hợp đồng => áp dụng
Đ608
- Đối với trường hợp này thì thiệt hại rất ít với 1 cá nhân. Nhưng nếu tính tổng số
người bị thiệt hại thì rất lớn. => Nên có cơ chế tập thể để tiết kiệm tiền kiện tụng.
- Để áp dụng Đ608 thì phải chứng minh được hàng hóa ấy k đảm bảo chất lượng, thực
tế cho thấy việc xác định hàng hóa k đảm bảo chất lượng k đơn giản.
- Trước đây chế định này áp dụng cho hàng hóa k đảm bảo chất lượng tuy nhiên ở
Đ608 thì chúng ta thấy bên cạnh hàng hóa có thêm từ “dịch vụ”
3. BTTH do xâm phạm thi thể
- Đ606
- Trong thực tế, việc xâm phạm tới thi thể rất phổ biến và một số ví dụ sau đây cho
thấy việc xâm phạm thi thể là rất phổ biến và nghiêm trọng. Vì vậy BLDS đã bổ sung
Đ606
- Thiệt hại được bồi thường:
+ Thiệt hại về vật chất (chi phí để khắc phục hạn chế thiệt hại) => hiện nay
chưa có bất kì hướng dẫn nào để xác định chi phí thực tế. Đối với chi phí mang tính
tâm linh thì không được bồi thường. Chi phí được bồi thường: chi phí tìm thi thể,...
+ Thiệt hại về tinh thần: giống như tính mạng được xâm phạm nhưng chỉ tối đa
30 tháng lương.
- Trong thực tế, xâm phạm tới thi thể cũng gắn liền với xâm phạm tính mạng.
? Vậy có được kết hợp xâm phạm thi thể với xâm phạm tính mạng không
=> BLDS k đề cập đến, cho nên ở góc độ văn bản chúng ta chưa có câu trả lời
- Ở góc độ thực tiễn xét xử, trong vụ án của bác sĩ Cát Tường, Tòa án xử lý: đối với
thiệt hại vật chất thì cho kết hợp với thiệt hại do tính mạng (tiền trợ cấp cho con, tiền
mai táng); Đối với tổn thất về tinh thần, Tòa án cho bồi thường 60 tháng lương nhưng
k thật sự rõ nét có được kết hợp hay không.
- Ở góc độ lý luận, đối với thiệt hại vật chất thì việc cho kết hợp là điều dễ hiểu và dễ
kết hợp; đối với thiệt hại tinh thần, tồn tại những tồn thất về tinh thần khác nhau đối
với xâm phạm tính mạng và xâm phạm thi thể, do tồn tại song song với nhau nên cho
kết hợp.
4. BTTH do xâm phạm đến mồ mã
- Đ607
- Thực tế cho thấy việc xâm phạm tới mồ mã rất phổ biến. Có thể là cố ý (ghét nhau,
trộm,...); Không cố ý (khi xây dựng công trình,...) => tương tự như thi thể, rất khó xác
định việc có xâm phạm tới tài sản hay xâm phạm đến chủ thể nào nên BLDS bổ sung
là hợp lý.
- Thiệt hại về vật chất: những chi phí ngăn chặn thiệt hại về vật chất => chưa có văn
bản hướng dẫn xác nhận => trong thực tiễn có thể là chi phí cho xây dựng lại mồ mã
hay chi phí cho mồ mã quay lại thực trạng ban đầu. BLDS k nói rõ bồi thường cho ai,
trong thực tiễn xét xử, người được bồi thường là gia đình có mồ mã bị xâm phạm,
nhưng người được bồi thường k giới hạn với gia đình có mồ mã mà ai bỏ ra chi phí
xây dựng mồ mã cũng được bồi thường.
- BLDS 2005 k nói tới tổn thất tinh thần nhưng vụ việc ở Hà Đông có khẳng định đến
có tổn thất tinh thần và áp dụng 10 tháng lương. BLDS 2015 bổ sung về bồi thường
tổn thất tinh thần.
+ mức tối đa: 10 tháng lương
+ tối đa ấy áp dụng cho 1 mồ mã bị xâm phạm.
+ bồi thường cho thứ tự hàng thừa kế.
BTTH ngoài hợp đồng tồn tại rất nhiều qua những VB chuyên môn khác, tùy vào đối
tượng bị xâm phạm, chủ thể bị xâm phạm.
PHẦN 3: TRÁCH NHIỆM BT CỦA NHÀ NƯỚC
I. KHÁI QUÁT
- So với TN dân sự nói chung thì trách nhiệm bồi thường của nhà nước xuất hiện
muộn hơn bởi lẽ nhà nước trước đây được thể hiện qua vua, mà vua thì không bao giờ
cho mình là sai -> k bao giờ chịu trách nhiệm cả. Tuy nhiên, tư duy về nhà nước đã
dần dần thay đổi, họ cho rằng nhà nước cũng phải bình đẳng với các chủ thể khác. Với
nhà nước pháp quyền thì nhà nước cũng phải tuân theo pháp luật -> khi sai vẫn phải
chịu TN. Ngày nay, rất nhiều hệ thống đã ghi nhận trách nhiệm bồi thường của nhà
nước, Việt Nam chúng ta cũng theo cơ chế này.
- Hiện nay, Việt Nam đã có chế định TNBT của nhà nước. Nội hàm trách nhiệm bồi
thường của nhà nước:
Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước có dùng từ ngữ lạ: TNBT mà không có từ
“thiệt hại”. Luật này ghi nhận ít nhất 3 loại TNBT của nhà nước:
+ Loại 1: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Với trách nhiệm này thì thiệt hại
đóng vai trò quan trọng, không có thiệt hại thì không làm phát sinh trách nhiệm bồi
thường và mức độ trách nhiệm lệ thuộc vào thiệt hại. Thông thường, có thời hiệu khởi
kiện.
+ Loại 2: Trách nhiệm hoàn trả tài sản (Điều 30). Lúc này trách nhiệm là trả
lại tài sản cho người bị xâm phạm. Đặc tính của trách nhiệm này là KHÔNG lệ thuộc
vào thiệt hại. Thông thường không có thời hiệu khởi kiện.
+ Loại 3: Trách nhiệm phục hồi danh dự (Điều 31 và Điều 56 đến tt). Đặc
tính không lệ thuộc vào thiệt hại nên không cần chứng minh có thiệt hại. Thông
thường không có thời hiệu khởi kiện.
- ĐẶC ĐIỂM của các loại BTTH mà nhà nước phải chịu
+ Luật trách nhiệm BTTH của nhà nước chỉ đề cập đến trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do người gây ra. Do đó, nếu thiệt hại do tài sản gây ra thì không áp dụng Luật
Trách nhiệm Bồi thường nhà nước mà áp dụng BLDS. Thiệt hại do người gây ra
nhưng không phải là người bất kỳ. Theo Điều 1 LBTTNCNN thiệt hại do người thi
hành công vụ gây ra và đối tượng này đã được khái quát tại khoản 2 Điều 3.
+ TNBT của nhà nước ở luật này có phạm vi bị giới hại ở 2 khía cạnh.
THỨ NHẤT, là hoạt động chịu sự điều chỉnh của luật này. Tại điều 1, luật này
chỉ liệt kê 3 hoạt động (quản lý hành chính, tố tụng, thi hành án) => quy định này có
lỗ hở là nếu NN gây thiệt hại ở các hoạt động khác thì sao? Ví dụ: quân sự, lập
pháp,...
THỨ HAI, giới hạn về các hành vi trong lĩnh vực. Chẳng hạn liên quan đến thi
hành án thì luật chỉ đề cập đến thi hành án hình sự và dân sự thôi, k hề đề cập đến thi
hành án hành chính. Đối với những hành vi của người thi hành công vụ không được
liệt kê trong luật này thì xử lý ntn? => Trường hợp này không áp dụng được luật này
=> áp dụng BLDS. Tuy nhiên. Khi quay lại BLDS thì không rõ là đang quy trách
nhiệm cho người thi hành công vụ hay cho nhà nước? => Trong trường hợp này, nên
coi nhà nước như 1 pháp nhân, khi đó có thể áp dụng BTTH do người của pháp nhân
gây ra thì có thể quy trách nhiệm cho nhà nước.
- Các quy định BTTN của nhà nước đã tồn tại trong BLDS 1995. Đến 2003, QH ban
hành 1 nghị định trong nhà nước về vấn đề bồi thường do oan sai trong nhà nước. Đến
2009, có luật BT của NN => 2017 thì sửa đổi, bổ sung.
II. CĂN CỨ XÁC ĐỊNH TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC
Điều 7 Luật TNBTCNN
- Trên cơ sở Khoản 1 Điều 7, ta thấy căn cứ làm phát sinh TNBT của nhà nước có
những điểm tương đồng so với TNBTTT ngoài hợp đồng ở BLDS.
+ Thứ nhất, có phải hành vi gây thiệt hại
+ Thứ hai, có thiệt hại xảy ra do hành vi đó
+ Thứ ba, mqh nhân quả giữa hành vi và thiệt hại xảy ra
- Tuy nhiên, có điểm khác biệt:
+ Đây là hành vi của người thi hành công vụ khi thực hiện công vụ
+ Phải có văn bản xác định hành vi trái pháp luật rồi mới được quyền yêu cầu
bồi thường. Hoặc phải có lồng ghép với các vụ án dân sự, hình sự, hành chính (Điều
8, 9, 10, 11, 12) => Đòi hỏi như vậy rất bất lợi cho người bị thiệt hại, vì phải có thủ
tục xin văn bản xác định hvtpl.
+ Về thiệt hại: phải có thiệt hại theo quy định của luật này theo Điều 7 => nếu
k được quy định thì k được quyền áp dụng luật này.
III. CÁC NGUYÊN TẮC BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
Điều 4 LTNBTCNN
- So với pháp luật dân sự thì chúng ta có một số nguyên tắc chung:
+ Thiện chí, trung thực, bình đẳng
+ Bồi thường kịp thời
+ Nếu người bị thiệt hại có lỗi thì không được bồi thường toàn bộ.
- So với luật dân sự thì luật TNBT của nhà nước cụ thể hơn: Tại điều 44, có quy định
tạm ứng kinh phí bồi thường; còn BLDS thì k rõ.
- Trong Luật TNBT của nhà nước không tồn tại một số nguyên tắc trong BLDS. Ví
dụ: nguyên tắc bồi thường toàn bộ, nguyên tắc người gây thiệt hại có khó khăn thì
được xin giảm một phần chi phí bồi thường,...
- Ngược lại, có những nguyên tắc không có trong BLDS nhưng có trong LTNBTCNN:
Theo khoản 4, nhà nước giải quyết yêu cầu bồi thường sau khi có văn bản xác định
hvtpl.
IV. THIỆT HẠI ĐƯỢC BỒI THƯỜNG
Cũng như luật dân sự, LTNBTCNN ghi nhận 2 loại thiệt hại được bồi thường, được
quy định tại Điều 22 đến Điều 32.
- THIỆT HẠI VẬT CHẤT:
+ Cơ bản giống luật dân sự. Chẳng hạn, khi bàn về tài sản bị xâm phạm thì dân
sự có tài sản bị mất, tài sản bị hư hỏng,... đây cũng là thiệt hại được bồi thường ở luật
TNNN;...
+ Ở đây chỉ là cơ bản tương đồng thôi, khi phân tích kĩ thì vẫn có sự khác biệt.
Chẳng hạn ở khoản 4 Điều 25 LTNBT, cả BLDS và luật này đều cho bồi thường chi
phí mai táng. Trong LDS thì là chi phí hơn lý còn trong luật này thì theo bảo hiểm xã
hội.
- TỔN THẤT TINH THẦN: Luật TNBT nhà nước tiến bộ hơn rất nhiều.
Ví dụ Điều 27, mức tổn thất về tinh thần có chi phí bồi thường cao hơn dân sự. Ở dân
sự là tối đa 100 mức lương cơ sở. Còn luật BTTHCNN thì xác định là 360 tháng
lương cơ sở.
V. THỦ TỤC GIẢI QUYẾT BỒI THƯỜNG
- Nếu người thi hành công vụ có hành vi trái pháp luật dẫn đến vụ án hành chính, hình
sự -> yêu cầu giải quyết bồi thường có thể được lồng ghép với vụ án hành chính, hình
sự => được giải quyết luôn 1 lần, điều 55 luật này.
- Còn đối với ngoài tố tụng hành chính, ngoài tố tụng dân sự thì người bị thiệt hại phải
làm các bước sau đây:
+ Bước 1. Tiến hành khiếu nại để có văn bản xác định hvtpl
+ Sau bước 1 thì có 3 năm để yêu cầu bồi thường. Có 2 khả năng:
Hoặc yêu cầu cơ quan quản lý người thi hành công vụ giải quyết (người
làm trong ủy ban gây thiệt hại -> được quyền yêu cầu ủy ban nhân dân chịu tn)
=> nếu cơ quan đó k giải quyết thỏa đáng có thể yêu cầu ra tòa theo thủ tục dân
sự.
Hoặc có thể khởi kiện trực tiếp ra Tòa.
VI. HOÀN TRẢ SAU KHI BỒI THƯỜNG
TNBTTH của nhà nước là trách nhiệm dùng tiền ở ngân sách => sau khi bồi thường
cho người bị thiệt hại thì cơ quan quản lý người thi hành công vụ phải có TRÁCH
NHIỆM yêu cầu người thi hành công vụ gây ra thiệt hại hoàn trả khoản tiền đã bồi
thường.
Quy định Điều 64 -> Điều 72, lưu ý;
- Căn cứ phát sinh nghĩa vụ hoàn trả:
Người thi hành công vụ có lỗi gây thiệt hại. So với luật TNBTNN trước đây đã có sự
thay đổi, trước đây ở lĩnh vực thi hành hình sự, người thi hành công vụ phải có lỗi cố
ý -> theo hướng như vậy vì cho rằng trogn tố tụng hình sự phải phản ứng nhanh mà
phản ứng nhanh thì có thể gây thiệt hại. Ở luật 2017, không phân biệt mức độ lỗi, cứ
có lỗi phải hoàn trả.
- Mức hoàn trả (Điều 65), 2 căn cứ
+ mức độ lỗi của người thi hành công vụ
+ số tiền nhà nước đã bồi thường
=> Thực tế, nghĩa vụ hoàn trả này không thực sự phổ biến.
- Nghĩa vụ hoàn trả: ở đây là nghĩa vụ trả cho nhà nước 1 khoản tiền. Nghĩa vụ này có
thể được coi là nghĩa vụ mang tính chất tà sản. Tuy nhiên, ở luật 2017 lại coi đây là 1
nghĩa vụ mang tính chất nhân thân nhiều hơn (Điều 72)

You might also like