You are on page 1of 6

VẤN ĐỀ 1: NGHĨA VỤ

I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC THÀNH PHẦN CỦA


QUAN HỆ NGHĨA VỤ
1. Khái niệm nghĩa vụ
- Nghĩa thứ nhất: là một quan hệ pháp luật dân sự
- Nghĩa thứ hai: là xử sự chủ quan của chủ thể (điều 274 BLDS 2015)
2. Đặc điểm của nghĩa vụ
- Là một sự ràng buộc pháp lý phát sinh trên cơ sở sự thỏa thuận giữa
các bên hoặc theo quy định của pháp luật
- Quan hệ nghĩa vụ là một quan hệ pháp luật dân sự mang tính tương
đối (sở hữu là tuyệt đối)
- Trong quan hệ nghĩa vụ, bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ vì
lợi ích của bên có quyền hoặc lợi ích của người thứ ba do bên có
quyền chỉ định (mua bảo hiểm)
- Các quan hệ nghĩa vụ đều có chế tài kèm theo để đảm bảo việc thực
hiện nghĩa vụ
3. Các thành phần của quan hệ nghĩa vụ
a. Chủ thể của quan hệ nghĩa vụ
- Là những người tham gia vào quan hệ nghĩa vụ, có quyền và nghĩa vụ
phát sinh từ quan hệ đó
- Bên có quyền
- Bên có nghĩa vụ
b. Khách thể và đối tượng của nghĩa vụ
- Khách thể:
 Hành vi là cái mà các chủ thể đều hướng tới, là khách thể của
mọi quan hệ nghĩa vụ
- Đối tượng (điều 276 BLDS):
 Là tài sản (vật, tiền, giấy tờ có giá, quyền tài sản)
 Công việc phải thực hiện hoặc không được thực hiện
 Phải được xác định
 Không vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội (quy định
ở phần chung)
c. Nội dung của quan hệ nghĩa vụ
- Là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ
nghĩa vụ
II. CĂN CỨ PHÁT SINH NGHĨA VỤ (điều 275 BLDS 2015)
- Hợp đồng (điều 385 BLDS 2015)
 Là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc
chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự
- Hành vi pháp lý đơn phương
 Là hành vi thể hiện ý chí của một bên chủ thể, qua đó, làm phát
sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự
- Thực hiện công việc không có ủy quyền (điều 574 đến 578)
 Điều kiện
 Không có nghĩa vụ thực hiện công việc
 Đã tự nguyện thực hiện công việc đó
 Vì lợi ích của người có công việc được thực hiện
 Người có công việc không biết hoặc biết mà không phản
đối
- Chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc đuộc lợi về tài sản không có căn cứ
pháp luật (điều 579 đến điều 583 BLDS 2015)
 Chiếm hữu, sử dụng tài sản không có căn cứ pháp luật
 Được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật
- Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật
- Căn cứ khác do pháp luật quy định
III. CÁC LOẠI NGHĨA VỤ
1. Nghĩa vụ riêng rẽ (điều 287 BLDS 2015)
- Là nghĩa vụ có nhiều người tham gia, khi đó, nhiều người cũng thực
hiện một nghĩa vụ, nhưng mỗi người có một phần nghĩa vụ nhất định
và riêng rẽ nên mỗi người chỉ phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình
- Đặc điểm
 Bên có quyền chỉ có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện từng
phần nghĩa vụ đã được xác định chứ không thể yêu cầu một
người có nghĩa vụ trong số những người có nghĩa vụ thực hiện
toàn bộ nghĩa vụ
2. Nghĩa vụ liên đới (điều 288 BLDS 2015)
- Là nghĩa vụ do nhiều người cùng phải thực hiện và bên có quyền có
thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện
toàn bộ nghĩa vụ
- Đặc điểm
 Người có quyền có thể yêu cầu bất kỳ ai trong số những người
có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ mặc dù nghĩa vụ
của từng người là xác định rõ và cụ thể theo phần
 Trường hợp 1 người đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thì có quyền
yêu cầu những người có nghĩa vụ liên đới khác phải thực hiện
phần nghĩa vụ liên đới của họ đối với mình (phát sinh nghĩa vụ
hoàn lại)
 Trường hợp bên có quyền đã chỉ định 1 trong số những người
có nghĩa vụ liên đới thực hiện toàn bộ nghĩa vụ, nhưng sau đó
lại miễn cho người đó thì những người còn lại cũng được miễn
thực hiện nghĩa vụ
 Trường hợp bên có quyền chỉ miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho
1 trong số những người có nghĩa vụ liên đới khong phải thực
hiện phần nghĩa vụ của mình thì những người còn lại vẫn phải
liên đới thực hiện phần nghĩa vụ của họ
3. Nghĩa vụ hoàn lại
- Là 1 nghĩa vụ phát sinh được hình thành từ các nghĩa vụ khác, trong
đó, 1 bên có quyền yêu cầu bên kia (bên có nghĩa vụ) hoàn trả lại
khoản tiền hoặc lợi ích vật chất mà bên có quyền đã thay bên có nghĩa
vụ thực hiện cho người thứ ba hoặc bên có nghĩa vụ phải hoàn trả cho
bên có quyền khoản tiền hoặc lợi ích vật chất mà bên có nghĩa vụ đã
nhận được từ người thứ ba trên cơ sở yêu cầu của bên có quyền
4. Nghĩa vụ bổ sung
- Là nghĩa vụ phụ, tồn tại bên cạnh nghĩa vụ chính, có hiệu lực lệ thuộc
vòa nghĩa vụ chính và chỉ được thực hiện khi nghĩa vụ chính bị vi
phạm
IV. THAY ĐỔI CHỦ THỂ TRONG QUAN HỆ NGHĨA VỤ
1. Chuyển giao quyền yêu cầu (thay đổi chủ thể quyền)
- Là sự thỏa thuận giữa chủ thể có quyền trong quan hệ nghĩa vụ với
người thứ ba để chuyển giao quyền yêu cầu của mình cho người thứ
ba thực hiện, theo đó, người thứ ba (gọi là người thế quyền) trở thành
chủ thể có quyền trong quan hệ nghĩa vụ
- Đặc điểm
 Khi bên có quyền yêu cầu chuyển giao quyền yêu cầu cho
người thế quyền thì người thế quyền trở thành bên có quyền
yêu cầu
 Việc chuyển giao quyền yêu cầu không cần phải có sự đồng ý
của bên có nghĩa vụ nhưng người chuyển giao quyền yêu cầu
phải thông báo bằng văn bản cho bên có nghĩa vụ biết về việc
chuyển giao quyền yêu cầu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác
 Trường hợp bên chuyển giao quyền yêu cầu không thông báo
về việc chuyển giao quyền mà phát sinh chi phí cho bên có
nghĩa vụ thì bên chuyển giao quyền yêu cầu phải thanh toán chi
phí này
 Người chuyển giao quyền yêu cầu không phải chịu trách nhiệm
về khả năng thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ sau khi
chuyển giao quyền yêu cầu trừ trường hợp có thỏa thuận khác
 Trường hợp quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ có biện pháp bảo
đảm thì việc chuyển giao quyền yêu cầu bao gồm cả biện pháp
bảo đảm đó
2. Chuyển giao nghĩa vụ
- Là sự thỏa thuận giữa bên có nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ với
người thứ ba để chuyển giao nghĩa vụ cho người thứ ba thực hiện, trên
cơ sở có sự đồng ý của bên có quyền, theo đó, người thứ ba gọi là
người thế nghĩa vụ trở thành người có nghĩa vụ mới phải thực hiện
nghĩa vụ theo yêu cầu của bên có quyền
- Đặc điểm
 Việc chuyển giao nghĩa vụ bắt buộc phải được sự đồng ý của
bên có quyền
 Khi được chuyển giao nghĩa vụ thì người thế nghĩa vụ trở thành
bên có nghĩa vụ
 Bên đã chuyển giao nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm về
việc thực hiện nghĩa vụ của người thế nghĩa vụ
 Trường hợp nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm được chuyển giao
thì biện pháp bảo đảm đó chấm dứt, trừ trường hợp có thỏa
thuận khác
V. THỰC HIỆN NGHĨA VỤ
1. Khái niệm
- Là việc bên có nghĩa vụ thực hiện những hành vi như đã cam kết hoặc
theo đúng quy định của pháp luật để áp ứng yêu cầu và lợi ích của bên
có quyền
2. Nội dung thực hiện
a. Thực hiện nghĩa vụ đúng đối tượng (điều 279 đến điều 281
BLDS)
- Nghĩa vụ giao vật (điều 279)
- Nghĩa vụ trả tiền (điều 280)
- Nghĩa vụ phải thực hiện hoặc không được thực hiện một công việc
(điều 281)
b. Thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn (điều 278 BLDS)
- Phải thực hiện nghĩa vụ, tuân thủ đúng thời hạn đã thỏa thuận
- Ví dụ trường hợp trả sớm hoặc trễ hơn thời hạn thì phải có sự đồng ý
của bên có quyền
c. Thực hiện nghĩa vụ đúng địa điểm (điều 277 BLDS)
- Đối tượng của nghĩa vụ là bất động sản
- Đối tượng của nghĩa vụ không là bất động sản
d. Thực hiện nghĩa vụ đúng phương thức (điều 282 BLDS)
- Theo định kỳ (điều 282)
- Thông qua người thứ ba (điều 283)
- Có điều kiện (điều 284)
- Có đối tượng tùy ý lựa chọn (điều 285)
- Thay thế được (điều 286)
- Riêng rẽ (điều 287)
- Liên đới (điều 288)
- Nghĩa vụ đối với nhiều người có quyền liên đới (điều 289)
- Phân chia được theo phần (điều 290)
- Không phân chia được theo phần (điều 291)
VI. CHẤM DỨT NGHĨA VỤ (điều 372 BLDS)
- Nghĩa vụ chấm dứt trong trường hợp sau đây:
1. Nghĩa vụ được hoàn thành
- Điều 373 – khi thực hiện toàn bộ nghĩa vụ hoặc thực hiện 1 phần
nghĩa vụ và phần còn lại được miễn
- Điều 374 – bên có quyền chậm tiếp nhận tài sản khi tài sản đã được
gửi giữ theo khoản 2 điều 355
2. Theo thỏa thuận của các bên (điều 375)
3. Bên có quyền miễn việc thực hiện nghĩa vụ (điều 376)
4. Nghĩa vụ được thay thế bằng nghĩa vụ khác (điều 377)
5. Nghĩa vụ được bù trừ (điều 378, 379)
6. Bên có quyền và bên có nghĩa vụ hòa nhập làm một (điều 380)
7. Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ đã hết (điều 381)
8. Bên có nghĩa vụ là cá nhân chết hoặc là pháp nhân chấm dứt tồn tại
mà nghĩa vụ phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện
9. Bên có quyền là cas nhân mà quyền yêu cầu không thuộc di sản thừa
kế hoặc là pháp nhân chấm dứt tồn tại mà quyền yêu cầu không được
chuyển giao cho pháp nhân khác (điều 382)
10.Vật đặc định là đối tượng của nghĩa vụ không còn và được thay thế
bằng nghĩa vụ khác (điều 383)
11.Trường hợp khác do luật quy định – ví dụ: phá sản – điều 384

You might also like