You are on page 1of 66

NGÂN HÀNG CÂU HỎI ÔN TẬP LUẬT DÂN SỰ 3

1. Trình bày khái niệm nghĩa vụ dân sự và bình luận Điều 274 BLDS 2015

Trả lời:

Điều 274. Nghĩa vụ

“Nghĩa vụ là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ)
phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc
hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác
(sau đây gọi chung là bên có quyền).”

→ nhận dạng các nghĩa vụ: Pháp lý, đạo đức, tôn giáo…

→ Chỉ nghĩa vụ pháp lý-được đảm bảo thực hiện bằng-quyền lực công

→ quan hệ nghĩa vụ:

Theo anh-mỹ : nghĩa vụ được thay thế bằng những mối quan hệ cụ thể hơn như hợp
đồng, trách nhiệm, do hành vi sai trái….

Theo luật Latinh: Một người, Người có quyền → có thể đòi hỏi người khác-Người có
nghĩa vụ → chuyển giao một quyền, làm một việc hoặc không làm 1 việc

⇒ phân loại nghĩa vụ:

- Dựa theo đặc điểm đối tượng:


o Làm hoặc không làm 1 việc:
o Chuyển giao 1 quyền
- Nghĩa vụ trong hợp đồng và nghĩa vụ ngoài hợp đồng:
 Nghĩa vụ trong hợp đồng: phát sinh từ sự thỏa thuận giữa các bên

Bên có quyền, bên có nghĩa vụ, xác định đối


tượng của nghĩa vụ

Trở thành khuân khổ,có sự ràng buộc

Các bên giao kết trong mối quan hệ được xác định- mua bán, cho
thuê..
Phát sinh nghĩa vụ
ngoài ý muốn:
Được lợi về tài sản
nhưng không có
căn cứ phát luật  Nghĩa vụ ngoài hợp đồng: được xác lập trong điều kiện các bên không có
sự thỏa thuận trước
Ngoài ra: phát sinh nghĩa vụ từ những sự kiện hoặc những hành vi không
mang ý nghĩa kết ước, cũng không phải thể hiện thái độ cứ xử không
đúng mực

VD: Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, “đắc lợi vô căn”…

- Nghĩa vụ theo luật và nghĩa vụ theo ý chí


 Nghĩa vụ theo luật: do người làm luật áp đặt một bổn phận cho một người
nào đó nhân có một sự kiện nào đó. VD: 1 người có hành vi trái pháp luật

1
gây thiệt hại đến tài sản, tính mạng, sức khỏe của người khác thì có nghĩa
vụ bồi thường thiệt hại cho người bị hại
 Nghĩa vụ theo ý chí ( mong muốn) thường được xác lập trên quan hệ hợp
đồng, có TH xác lập theo cam kết đơn phương như nghĩa vụ Hứa thưởng

⇒ phân biệt luật nghĩa vụ như quyền đối nhân với quyền đối vật

- Quyền đối nhân: được thực hiện chống lại một người.

- Quyền đối vật (VD: quyền sở hữu,..): được thực hiện trực tiếp trên một vật mà
không cần thông qua vai trò của người khác.

→ Quan hệ nghĩa vụ bao gồm 3 yếu tố:

- Chủ thể (người có quyền)

- Chủ thể nợ (người có nghĩa vụ)

- Đối tượng của nghĩa vụ (ND sự đáp ứng của các chủ thể)

BÌNH LUẬN:

- “nghĩa vụ trả tiền hoặc giấy tờ có giá”: - thực chất chỉ là các TH của “chuyển giao nghĩa vụ
tài sản”

- Khoản 1 điều 276,khẳng định đối tượng của nghĩa vụ là tài sản, công việc phải thực hiện
hoặc không được thực hiện.

Khác với nghĩa vụ chuyển giao tài sản là vật hay quyền.

Nghĩa vụ trả tiền được thực hiện theo các quy định tương đối đặc thù

- Không thực hiện nghĩa vụ: có thể cưỡng chế thực hiện bởi các cơ quan có thẩm quyền

Nghĩa vụ chuyển giao vật Nghĩa vụ chuyển giao quyền Nghĩa vụ trả 1 số tiền có lợi
ích nhất định

2. Phân biệt nghĩa vụ dân sự, nghĩa vụ tự nhiên, nghĩa vụ đạo đức
Trả lời

Nghĩa vụ dân sự Nghĩa vụ tự nhiên Nghĩa vụ đạo đức


Những công việc phải làm Những công việc phải làm
hoặc không được phép hoặc không được phép làm
làm theo quy định của một số hành vi nhất định
PLDS Được thực hiện theo lương
tâm và uy tín của mình
Có tính pháp lý Có tính pháp lý: Không được đặt dưới sự bảo
Có tính bắt buộc, không Chỉ được bảo đảm bằng sự đảm của NN bằng PL
thực hiện một cách tự động viên của nhà nước PL không buộc người đó phải
giác thì sẽ được bảo đảm đối với ý thức tự giác của thực hiện
thực hiện cưởng chế của người có nghĩa vụ

2
Nhà nước. Không có sự cưỡng chế
của PL
Được xác lập trong khuôn Được đưa vào cho phù Quy phạm đạo đức
khổ pháp luật dân sự hợp với truyền thống và Được thực hiện theo lương
phong tục tâm và uy tín của mình
Yếu tố của quan Về chủ thể: Những người
hệ nghĩa vụ tham gia vào quan hệ
nghĩa vụ bao gồm: cá
nhân, pháp nhân, NN
Về nội dung: Quyền dân
sự và Nghĩa vụ dân sự
Về khách thể: Thông qua
hành vi thực hiện nghĩa
vụ, quyền lợi của các chủ
thể được thực hiện
- Dạng hành động
- Dạng không hành động

VD Thưởng ….

3. Trình bày đặc điểm pháp lý của nghĩa vụ


Trả lời:
- Thứ nhất, nghĩa vụ là sự ràng buộc pháp lý giữa ít nhất là hai người đứng về hai phía
chủ thể khác nhau.
- Thứ hai, quyền và nghĩa vụ dân sự của hai bên chủ thể đối lập nhau một cách tương
ứng và chỉ có hiệu lực trong phạm vi giữa các chủ thể đã được xác định.
- Thứ ba, quan hệ nghĩa vụ là quan hệ trái quyền nên quyền của các bên chủ thể là
quyền đối nhân.

4. So sánh đặc điểm pháp lý của trái quyền và vật quyền


Trả lời:

Trái quyền Vật quyền


Khái niệm Trái quyền là quyền của một người được Vật quyền thực chất là quyền trên vật.
yêu cầu người khác phải thực hiện hoặc Quyền trên tài sản của mình gọi là quyền sở
không thực hiện một hành vi nhất định và hữu.
chỉ qua hành vi của người đó thì quyền và Quyền trên tài sản của người khác thì gọi là
lợi ích của người có quyền mới được đáp các loại vật quyền khác.
ứng.
VD “Ví dụ, tôi mua một miếng đất, thì tôi có
quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt miếng
đất đó (gọi là vật quyền).
Nhưng miếng đất của tôi lại bị bao bọc bởi
một miếng đất của hàng xóm, thì tôi có quyền
yêu cầu hàng xóm phải cho con đường để tôi
đi ra. Tức là, tôi có quyền nhất định trên

3
mảnh đất của hàng xóm và hàng xóm tự hạn
chế quyền của mình (gọi là vật quyền khác)”
trọng tâm điều bắt anh phải làm những cái gì vì lợi ích là việc quy định cho người chủ tài sản có
chỉnh pháp hợp pháp của người khác. những quyền gì đối với vật, đối với vật quyền
luật thì anh có quyền gì.
Ứng vào quy định cụ thể tại Dự thảo BLDS,
thì vật quyền là toàn bộ các quy phạm pháp
luật quy định về vật với tư cách là đối tượng
của vật quyền, nội dung của các loại vật,
quyền, căn cứ phát sinh, chấm dứt các loại
vật quyền, nguyên tắc thực hiện, bảo vệ vật
quyền, các hạn chế mà người có vật quyền
phải tuân thủ khi thực hiện quyền năng của
mình…

5. Phân biệt khái niệm quyền yêu cầu và trái quyền


Trả lời:

Trái quyền Quyền yêu cầu


Trái quyền (hay còn được gọi là trái vụ) là
quyền của một cá nhân, được pháp luật
cho phép yêu cầu một chủ thể khác khác
thực hiện một nghĩa vụ nhất định đối với
mình. Nghĩa vụ đó có thể là việc thực
hiện một công việc nhất định hoặc không
làm một việc hoặc chuyển quyền sở hữu
tài sản cho bên có quyền.
là quyền yêu cầu 1 khung khoảng là dựa trên vật quyền

Người có trái quyền, tức là chủ thể có


hoặc trái chủ, được gọi là “người có
quyền".
Đối tượng là hành vi mà người có nghĩa vụ phải thực
hiện nhằm đáp ứng yêu cầu của người có
quyền.

6. Phân tích các căn cứ phát sinh nghĩa vụ


Trả lời:
Điều 275 Bộ luật dân sự 2015, Căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ bao gồm:
 Hợp đồng
Hợp đồng theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 “là sự thỏa thuận giữa các bên
về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Đó là sự thỏa thuận
giữa các bên về việc mua bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, cho thuê, mượn tài sản hoặc về
việc thực hiện một công việc, theo đó làm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và
nghĩa vụ dân sự giữa các bên trong hợp đồng. Với tính chất này, khi các bên thỏa thuận

4
nhằm làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của nhau thì đây sẽ là căn cứ
hình thành nghĩa vụ.
 Hành vi pháp lý đơn phương
Hành vi pháp lý đơn phương là hành vi của cá nhân thể hiện ý chí tự do, tự
nguyện, tự định đoạt của bản thân nhằm làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và
nghĩa vụ dân sự. Khi một người thực hiện một hành vi pháp ký đơn phương thì có thể làm
phát sinh nghĩa vụ của người đó với người khác hoặc phát sinh nghĩa vụ của người khác
với người thứ ba.
 Thực hiện công việc không có ủy quyền
Thực hiện công việc không có ủy quyền là việc một người không có nghĩa vụ
thực hiện công việc nhưng đã tự nguyện thực hiện công việc đó vì lợi ích của người có
công việc được thực hiện khi người này không biết hoặc biết mà không phản đối.
 Chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật
Khi một người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật sẽ làm phát sinh
nghĩa vụ hoàn trả của người đó kể từ khi người đó có khoản lợi trong tay. Từ thời điểm
người đó biết hoặc phải biết việc được lợi thì phải hoàn trả khoản lợi mà mình đã thu
được.
 Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật
Thực hiện hành vi gây thiệt hại trái pháp luật sẽ phát sinh quan hệ bồi thường
thiệt hại. Trong quan hệ này, bên gây thiệt hại phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường cho bên
bị thiệt hại.
 Căn cứ khác do pháp luật quy định
Trường hợp này do pháp luật khác quy định, để tránh sự bỏ sót phát sinh trong
thực tiễn. Đó là những căn cứ pháp lý do pháp luật quy định điều chỉnh các quan hệ nghĩa
vụ về tài sản giữa các chủ thể trong quan hệ xã hội thuộc lĩnh vực dân sự

7. Chỉ ra sự khác biệt căn bản giữa căn cứ phát sinh nghĩa vụ là hành vi pháp lý và sự kiện
pháp lý
Trả lời:

hành vi pháp lý Sự kiện pháp lý

8. Phân tích và nêu ý nghĩa phân loại nghĩa vụ thành quả và nghĩa vụ công đoạn
Trả lời:

Nghĩa vụ thành quả Nghĩa vu công đoạn

9. Phân tích và nêu ý nghĩa phân loại nghĩa vụ chuyển giao vật và nghĩa vụ hành vi
Trả lời:

Nghĩa vụ chuyển giao vật Nghĩa vụ hành vi

10. Phân tích và nêu ý nghĩa phân loại nghĩa vụ chính và nghĩa vụ bổ sung
Trả lời:

5
Căn cứ vào mối quan hệ phụ thuộc giữa các nghĩa vụ:

Nghĩa vụ chính Nghĩa vụ bổ sung


Tồn tại hiệu lực một cách độc lập không Sự tồn tại hiệu lực của nghĩa vụ phụ thuộc vào
phụ thuộc vào nghĩa vụ khác. nghĩa vụ chính.
Chỉ nghĩa vụ của người thứ 3 đối với người có
quyền trong quan hệ nghĩa vụ chính
Nghĩa vụ dân sự riêng rẽ: Nghĩa vụ dân sự liên đới:
Do các bên có thỏa thuận:
Theo luật quy định:
Khi nhiều người cùng thực hiện một nghĩa Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể có mối liên hệ
vụ dân sự, nhưng mỗi người có một phần chặt chẽ. Nghĩa vụ dân sự liên đới là nghĩa vụ do
nghĩa vụ nhất định và riêng rẽ với nhau thì nhiều người cùng phải thực hiện và bên có quyền
mỗi người chỉ phải thực hiện phần nghĩa vụ có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có
của mình. Quyền và nghĩa vụ của các chủ nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.
thể hoàn toàn độc lập với nhau.
 Không phải chịu trách nhiệm đối với  Đảm bảo quyền chủ thể được trọn vẹn kể cả
phần nghĩa vụ mà người có nghĩa vụ khi có 1 trong số những người có nghĩa vụ
khác chưa thực hiện không có khả năng thực hiện nghĩa vụ
Nghĩa vụ thực hiện được theo phần: Nghĩa vụ không thực hiện được theo phần:
Đối tượng của nghĩa vụ là tài sản có thể Đối tượng của nghĩa vụ là một vật được xác định
chia được hoặc công việc có thể được thực và là vật không chia được hoặc đối tượng là công
hiện theo nhiều công đoạn khác nhau. việc phải thực hiện cùng lúc.

Nghĩa vụ hoàn lại


- Phát sinh từ một nghĩa vụ khác
- Có 1 người liên quan đến cả 2 nghĩa vụ
- Nghĩa vụ của nhiều người thì theo
nguyên tắc => được xác định là nghĩa
vụ riêng rẽ

11. Khái niệm và phân loại nghĩa vụ dân sự có điều kiện


Trả lời:
Trên thực tế, đôi khi nghĩa vụ chỉ được thực hiện khi phát sinh điều kiện nhất định do các bên
thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định. Trường hợp đó gọi là thực hiện nghĩa vụ có điều kiện,
được quy định tại Điều 284 Bộ luật Dân sự năm 2015, cụ thể:
“Điều 284. Thực hiện nghĩa vụ có điều kiện
1. Trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định về điều kiện thực
hiện nghĩa vụ thì khi điều kiện phát sinh, bên có nghĩa vụ phải thực hiện.
2. Trường hợp điều kiện không xảy ra hoặc xảy ra do có sự tác động của một bên thì
áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 120 của Bộ luật này”
Nghĩa vụ là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ)
phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc
hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác
(sau đây gọi chung là bên có quyền). Bên có nghĩa vụ phải thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ
để thỏa mãn nhu cầu lợi ích của bên có quyền. Tùy vào đặc điểm, tính chất của từng quan hệ

6
mà các bên có thể thỏa thuận về điều kiện phát sinh để thực hiện nghĩa vụ. Theo đó, điều kiện
được hiểu là điều phụ thuộc bắt buộc phải có trong một sự cam kết để định đoạt. Hay, điều
kiện là những căn cứ phải phát sinh trong tương lai, thì thỏa thuận của các bên mới có hiệu
lực. Nghĩa vụ có điều kiện là nghĩa vụ chỉ được thực hiện khi phát sinh các sự kiện nhất định
trong tương lai. Điều kiện có thể được dữ liệu bởi các trường hợp sau:
-Thứ nhất: do thỏa thuận của các bên. Thông thường, trong quan hệ nghĩa vụ các bên phải
thực hiện nghĩa khi đến thời hạn nhất định. Tuy nhiên, đối với quan hệ nghĩa vụ có điều kiện,
bên có nghĩa vụ chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi điều kiện mà các bên đã thỏa thuận xảy ra.
Thỏa thuận của các bên về điều kiện làm phát sinh nghĩa vụ được ghi nhận tại khoản 1 Điều
120 BLDS năm 2015, như sau: “Trường hợp các bên có thỏa thuận về điều kiện phát sinh
hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự thì khi điều kiện đó xảy ra, giao dịch dân sự phát sinh hoặc hủy
bỏ”. Quy định tại Điều 284 là sự nối tiếp và thống nhất với quy định tại Điều 120. Điều kiện
mà các bên thỏa thuận có thể mang tính khách quan hoặc chủ quan phụ thuộc vào tính chất
của hợp đồng. Ví dụ: trong hợp đồng bảo hiểm hàng hóa, các bên thỏa thuận công ty bảo
hiểm chỉ phải chi trả tiền bảo hiểm khi hàng hóa bị hư hỏng, mất mát do các yếu tố tự nhiên
mang tính khách quan như: bão, gió, lốc,…Hay trong hợp đồng gửi giữ tài sản, các bên thỏa
thuận bên nhận gửi giữ chỉ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi tài sản bị mất mát,
hư hỏng do lỗi bất cẩn của nhân viên bên nhận gửi giữ.
-Thứ hai:do quy định của pháp luật. Trong một số trường hợp nhất định, pháp luật quy định
điều kiện làm phát sinh nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ. Bên có nghĩa vụ chỉ phải thực hiện khi
điều kiện mà pháp luật quy định xảy ra. Ví dụ: khoản 3 Điều 30 BLDS năm 2015 quy định:
“Trẻ em sinh ra mà sống được từ hai mươi bốn giờ trở lên mới chết thì phải được khai sinh
và khai tử; nếu sinh ra mà sống dưới hai mươi bốn giờ thì không phải khai sinh và khai tử,
trừ trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ có yêu cầu”. Như vậy, nghĩa vụ khai sinh, khai tử của bố mẹ
cho con cái chỉ phát sinh khi đứa trẻ sinh ra và sống được từ 24 giờ trở lên.
Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp khi điều kiện xảy ra, các bên cũng phải thực
hiện nghĩa vụ của mình. Điều kiện sẽ không được chấp nhận khi nó xảy ra do ý chí cố tình tác
động đến của các bên. Cụ thể, khoản 2 Điều 120 BLDS năm 2015 quy định: “Trường hợp
điều kiện làm phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự không thể xảy ra được do hành vi cố ý
cản trở trực tiếp hoặc gián tiếp của một bên thì coi như điều kiện đó đã xảy ra; trường hợp
có sự tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của một bên cố ý thúc đẩy cho điều kiện xảy ra thì coi
như điều kiện đó không xảy ra”. Như vậy, điều kiện làm phát sinh nghĩa phải xảy ra tự nhiên,
không có tác động của các bên trong quan hệ. Bởi vì, nếu một bên vì quyền lợi của mình mà
tác động đến điều kiện đó thì sẽ làm ảnh hưởng, thiệt hại đến quyền lợi của bên còn lại. Ví dụ:
trong hợp đồng bảo hiểm tài sản, các bên thỏa thuận công ty bảo hiểm sẽ chi trả tiền bảo hiểm
nếu tài sản bị thiệt hại. Trong trường hợp này, vì muốn lấy tiền bảo hiểm mà khách hàng đã
cố tình làm hư hỏng tài sản, thì công ty bảo hiểm không có nghĩa vụ phải bồi thường cho thiệt
hại đó. Ngược lại, bên có nghĩa vụ mà cố tình tác động làm cho điều kiện không xảy ra, thì bị
xem là đã xâm phạm đến lợi ích của bên có quyền, do đó lúc này mặc dù sự kiện không xảy
ra nhưng vẫn bị xem là đã xảy ra, mà bên có nghĩa vụ vẫn phải thực hiện nghĩa vụ của mình.
12. Trình bày các điều kiện để trở thành đối tượng nghĩa vụ.
Trả lời:
“Điều 276. Đối tượng của nghĩa vụ
1. Đối tượng của nghĩa vụ là tài sản, công việc phải thực hiện hoặc không được thực hiện.
2. Đối tượng của nghĩa vụ phải được xác định”

1.ĐỐI TƯỢNG CỦA NGHĨA VỤ

7
Từ quy định trên có thể thấy đối tượng của nghĩa vụ bao gồm: tài sản và công việc phải thực
hiện hoặc không được thực hiện
1.1.Tài sản
Thông thường, trong các quan hệ nghĩa vụ đều có đối tượng là tài sản. Tài sản bao gồm vật,
tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản là vật bao gồm động sản và bất động sản, có thể
là vật chia được hoặc vật không chia được, có thể là vật đặc định hoặc vật cùng loại,…Khi
xác định nội dung của quan hệ nghĩa vụ, các bên phải căn cứ vào tính chất của từng loại tài
sản cụ thể trong quan hệ đó.
1.2.Công việc phải thực hiện
Công việc phải thực hiện được hiểu là những hoạt động thể hiện thông qua hành vi cụ thể mà
một bên mong muốn xác lập quan hệ nghĩa vụ để bên còn lại thực hiện nghĩa vụ này[1]. Theo
đó, người có nghĩa vụ phải thực hiện công việc theo đúng nội dung đã được xác định, qua đó
thỏa mãn những nhu cầu về lợi ích vật chất và tinh thần của người yêu cầu. Thông thường,
các quan hệ nghĩa vụ có đối tượng là công việc phải làm là các quan hệ nghĩa phát sinh từ hợp
đồng vận chuyển, hợp đồng gửi giữ tài sản,…Kết quả của công việc được thực hiện có thể
được biểu hiện dưới dạng một vật cụ thể nhưng cũng có thể không được biểu hiện dưới dạng
một vật cụ thể nào như các hợp đồng dịch vụ.
1.3.Công việc không phải thực hiện
Công việc không được làm là những hoạt động không thông qua hành vi, tức là thể hiện dưới
dạng không hành động mà các bên đã thỏa thuận nhằm thỏa mãn các nhu cầu, lợi ích của
mình[2]. Công việc không được làm là đối tượng của nghĩa vụ khi các bên xác lập với nhau
một quan hệ nghĩa nghĩa vụ, theo đó bên có nghĩa vụ không được thực hiện một nội dung mà
các bên đã thỏa thuận. Ví dụ: Đối với hai bất động sản liền kề thỏa thuận một bên nhận tiền
của bên kia và cam kết tạm thời không xây dựng nhà trên đất của mình, để khỏi che lấp
đường đi của bên kia, tạo điều kiện cho họ thu hoạch hết mùa vụ (thời hạn tạm thời không
xây dựng nhà do các bên thỏa thuận).
2.NGUYÊN TẮC KHI XÁC ĐỊNH ĐỐI TƯỢNG CỦA NGHĨA VỤ
Căn cứ theo khoản 2 thì nguyên tắc xác định đối tượng của nghĩa vụ là phải được xác định,
thực hiện được, không trái luật. Khi các bên xác lập quan hệ nghĩa vụ với nhau thì phải xác
định cụ thể đối tượng của nghĩa vụ đó là gì: tài sản hay công việc được thực hiện hoặc không
được thực hiện. Nếu đối tượng là tài sản thì phải xác định rõ đó là tài sản gì, số lượng, trọng
lượng, tính chất, tình trạng tài sản, khối lượng,…Nếu đối tượng là công việc thì phải xác định
xem đó là công việc gì, được thực hiện hay không, cụ thể là thực hiện hay không thực hiện
những gì,…Việc xác định rõ đối tượng của quan hệ giúp các bên làm rõ quyền, nghĩa vụ của
mình, từ đó có thể dễ dàng thực hiện nhằm thỏa mãn nhu cầu, lợi ích của mình.
13. Nêu các vấn đề pháp lý căn bản xoay quanh hiệu lực của nghĩa vụ
Trả lời:

- Địa điểm thực hiện nghĩa vụ


- Thời hạn thực hiện nghĩa vụ
- Thực hiện nghĩa vụ
14. Nêu một số vấn đề pháp lý liên quan đến thực hiện nghĩa vụ
Trả lời:
Thực hiện nghĩa vụ là việc người có nghĩa vụ đáp ứng đúng và đầy đủ các yêu cầu của người
có quyền; nghĩa vụ hoàn thành thực hiện đúng và đầy đủ => chấm dứt nghĩa vụ
- Các bên trong quan hệ nghĩa vụ
Bên thực hiện nghĩa Người tiếp nhận thực hiện nghĩa vụ: Người
vụ : Người có nghĩa vụ, có quyền yêu cầu, người đại diện
bên thứ ba,
jj

8
15. Trình bày khái quát các trường hợp không thực hiện nghĩa vụ
Trả lời:

Các hình thái không thực hiện nghĩa vụ


- Chậm thực hiện nghĩa vụ
- Không có khả năng thực hiện nghĩa vụ
- Thực hiện nghĩ vụ không đầy đủ
16. Điều kiện cấu thành và hậu quả pháp lý không thực hiện nghĩa vụ do chậm thực hiện
nghĩa vụ
Trả lời:
Vấn đề pháp lý thứ nhất: Điều kiện xác lập
- Nghĩa vụ đã quá thời hạn thực hiện
- Nghĩa vụ có khả năng thực hiện

Vấn đề pháp lý thứ 2: Hậu quả pháp lý

- Cưỡng chế trực tiếp: Đối với phân loại nghĩa vụ chuyển giao vật
- Cưỡng chế gián tiếp: Bên có quyền tự mình thực hiện hoặc được thực hiện thông qua
bên thứ ba (nghĩa vụ hành vi)
- Yêu cầu bồi thường thiệt hại

17. Điều kiện cấu thành và hậu quả pháp lý không thực hiện nghĩa vụ do nghĩa vụ không có
khả năng thực hiện
Trả lời:

Điều kiện cấu thành:


- Đối tượng:
- (yếu tố lỗi) Tồn tại lý do quy trách nhiệm của bên có Nghĩa vụ

Hệ quả pháp lý:

- Yêu cầu BTTH


- Y/C chấm dứt hợp đồng
- Có or Không công nhận tình thế Y/C BTTH
18. Phân loại biện pháp cưỡng chế với tư cách là chế tài đối với bên có nghĩa vụ không thực
hiện nghĩa vụ
Trả lời:

19. Chức năng và bản chất pháp lý của bồi thường thiệt hại với tư cách là trách nhiệm dân
sự trong hợp đồng
Trả lời:

9
Trách nhiệm dân sự là một loại trách nhiệm pháp lý, là biện pháp cưỡng chế của nhà nước
được áp dụng đối với người có nghĩa vụ khi họ vi phạm nghĩa vụ trước người có quyền.
Một người chỉ phải chịu trách nhiệm dân sự khi:
- Có thiệt hại xảy ra (thiệt hại ở đây có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp);
- Trong phạm vi trong hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng;
- Phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và thiệt hại

Về căn cứ xác định trách nhiệm dân sự: được quy định cụ thể tại Điều 351 Bộ luật Dân sự
năm 2015.

Điều 351. Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ

1. Bên có nghĩa vụ mà vi phạm nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có
quyền.

Vi phạm nghĩa vụ là việc bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, thực hiện
không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ.

2. Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì
không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có
quy định khác.

3. Bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự nếu chứng minh được nghĩa vụ không
thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của bên có quyền.

20. Phân loại thiệt hại trong bồi thường thiệt hại với tư cách là chế tài khi không thực hiện
nghĩa vụ
Trả lời:

Điều 360. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ
Trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn
bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Điều 361. Thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ
1. Thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần.
2. Thiệt hại về vật chất là tổn thất vật chất thực tế xác định được, bao gồm tổn thất về tài sản,
chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị
giảm sút.
3. Thiệt hại về tinh thần là tổn thất về tinh thần do bị xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe,
danh dự, nhân phẩm, uy tín và các lợi ích nhân thân khác của một chủ thể.

21. Phân tích các trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng
Trả lời:

 Miễn TNBTTH khi có sự kiện bất khả kháng


Hiểu một cách đơn giản, sự kiện bất khả kháng là các sự kiện xảy ra ngoài
tầm kiểm soát của bên vi phạm, không thể lường trước được và không thể khắc phục
được cho dù bên bị vi phạm đã áp dụng mọi biện pháp khắc phục, bao gồm nhưng
không giới hạn các trường hợp như bão lụt, hạn hán, đình công, bạo loạn…

10
Khi xảy ra các trường hợp bất khả kháng bên vi phạm có trách nhiệm thông
báo cho bên kia trong một thời hạn hợp lý.
Các bên có thể kéo dài thêm thời gian thực hiện hợp đồng, tuy nhiên nếu quá
thời hạn nêu trên mà vẫn không thể thực hiện hợp đồng thì các bên có quyền từ chối
thực hiện hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại.
 Miễn TNBTTH do phải thực hiện quyết định của cơ quan NN
Ở trường hợp miễn trách nhiệm này, quyết định của cơ quan nhà nước khiến
cho các bên không thể thực hiện Hợp đồng dẫn đến sự vi phạm Hợp đồng. Tuy nhiên
ở thời điểm giao kết hợp đồng các bên không biết đến quyết định của cơ quan nhà
nước, nếu đã biết mà vẫn tiếp tục ký kết hợp đồng thì không được miễn trách nhiệm.

 Miễn TNBTTH do lỗi của bên bị vi phạm


Đây là trường hợp một bên vi phạm Hợp đồng nhưng nguyên nhân dẫn đến sự vi
phạm đó là do lỗi cua bên bị vi phạm
Ví dụ: Công ty A ký hợp đồng mua 10 tấn thiếc với công ty B. Hai bên thỏa
thuận bên A sẽ ứng trước cho bên B 50 % giá trị hợp đồng để bên B lấy kinh phí khai
thác thiếc. Tuy nhiên, công ty A đã không chuyển tiền ứng trước cho bên B, do đó
bên B không khai thác kịp tiến độ và không giao hàng đúng hạn cho bên A. Trường
hợp này tuy bên B giao hàng chậm nhưng lại được miễn trách nhiệm.
Tuy nhiên pháp luật không quy định trường hợp một bên vi phạm hợp đồng
do hoàn toàn lỗi của bên thứ 3, do đó trong trường hợp này tuy rằng bên bị vi phạm
không có lỗi trong việc gây ra vi phạm Hợp đồng nhưng vẫn không được miễn trách
nhiệm.
 Miễn TNBTTH do các bên có thỏa thuận
Hợp đồng về bản chất là thỏa thuận của hai bên, do đó pháp luật Hợp đồng rất tôn
trọng quyền thỏa thuận của hai bên trong hợp đồng. Hai bên trong hợp đồng có thể tự
do thỏa thuận điều khoản miễn trách nhiệm. Tuy nhiên cần lưu ý các vấn đề sau:
Thỏa thuận miễn trách nhiệm có thể được ghi trong hợp đồng hoặc phụ lục hợp đồng.
Thỏa thuận miễn trách nhiệm cũng có thể được ghi nhận bằng lời nói, hành vi. Tuy
nhiên, việc chứng minh sự tồn tại của thỏa thuận miễn trách nhiệm bằng lời nói và
hành vi là rất khó khăn trên thực tế.

Thỏa thuận miễn trách nhiệm phải được lập ra trước thời điểm có vi phạm xảy ra
Trên thực tế các bên ít thỏa thuận các trường hợp được miễn trách nhiệm trong Hợp
đồng, bởi lẽ việc thỏa thuận này sẽ khiến các bên viện cớ để vi phạm Hợp đồng hoặc
cố tình tự tạo ra tình huống để được miễn trách nhiệm.

Khi xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm trong Hợp đồng, bên được miễn trách nhiệm phải
chứng minh được và gửi thông báo cho bên bị vi phạm trong một thời hạn hợp lý. Bên nào
không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

22. Hậu quả pháp lý trong trường hợp không thực hiện nghĩa vụ do bên có quyền chậm tiếp
nhận đối tượng của nghĩa vụ
Trả lời:

Điều 355. Chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ


1. Chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ là khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có
nghĩa vụ đã thực hiện nhưng bên có quyền không tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ đó.

11
2. Trường hợp chậm tiếp nhận đối tượng của nghĩa vụ là tài sản thì bên có nghĩa vụ có thể
gửi tài sản tại nơi nhận gửi giữ tài sản hoặc áp dụng biện pháp cần thiết khác để bảo quản
tài sản và có quyền yêu cầu thanh toán chi phí hợp lý. Trường hợp tài sản được gửi giữ thì
bên có nghĩa vụ phải thông báo ngay cho bên có quyền.
3. Đối với tài sản có nguy cơ bị hư hỏng thì bên có nghĩa vụ có quyền bán tài sản đó và phải
thông báo ngay cho bên có quyền, trả cho bên có quyền khoản tiền thu được từ việc bán tài
sản sau khi trừ chi phí hợp lý để bảo quản và bán tài sản đó.
Điều 359. Trách nhiệm do chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ
Bên có quyền chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ làm phát sinh thiệt hại cho bên có
nghĩa vụ thì phải bồi thường thiệt hại cho bên đó và phải chịu mọi rủi ro, chi phí phát sinh kể
từ thời điểm chậm tiếp nhận, trừ trường hợp luật có quy định khác.
23. Nêu các phương thức bảo vệ trái quyền của bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ
trước nguy cơ bị xâm hại
Trả lời:

- Bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp; cầm cố, thế chấp tài sản, bảo lãnh…
- Bên có quyền có thể tự mình thực hiện, giao người khác thực hiện
- Yêu cầu bồi thường thiệt hại
- Cưỡng chế thực hiện: kê biên và bán các TS của người có nghĩa vụ để thanh toán

24. Lấy ví dụ mối quan hệ nghĩa vụ nhiều bên (nghĩa vụ có thể phân chia)
Trả lời:

VD: nghĩa vụ trả tiền thay vì trả 1 lần, có thể trả nhiều lần

25. Lấy ví dụ mối quan hệ nghĩa vụ nhiều bên (nghĩa vụ không thể phân chia)
Trả lời:

VD: Bên có quyền có thể đòi hỏi bên có nghĩa vụ phải trả tiền trong 1 lần
Nghĩa vụ của người cùng bán 1 TS thuộc SHC theo phần: Người bán là các CSH chung,
đối tượng bán là toàn bộ TS thuộc SHC Người bán phải cùng giao toàn bộ TS dù mỗi người
chỉ có 1 phần quyền SH đối với TS
( giao 1 vật, không làm 1 việc)
26. Phân biệt nghĩa vụ riêng rẽ (nghĩa vụ theo phần) và nghĩa vụ liên đới
Trả lời:

Sự khác nhau đó là trách nhiệm của người thực hiện nghĩa vụ

27. Phân tích quyền của trái chủ trong trường hợp nghĩa vụ nhiều bên (nghĩa vụ có thể
phân chia)
Trả lời:

28. Phân tích quyền của trái chủ trong trường hợp nghĩa vụ nhiều bên (nghĩa vụ không thể phân
chia)
Trả lời:

12
29. Phân tích nghĩa vụ của từng thụ trái đối với yêu cầu của trái chủ trong trường hợp nghĩa vụ có
thể phân chia
Trả lời:

30. Phân tích nghĩa vụ của từng thụ trái đối với yêu cầu của trái chủ trong trường hợp nghĩa vụ
không thể phân chia
Trả lời:

31. Phân tích mối quan hệ giữa các bên cùng có nghĩa vụ đối với một trái chủ trong trường hợp
nghĩa vụ có thể phân chia
Trả lời:

32. Phân tích mối quan hệ giữa các bên cùng có nghĩa vụ đối với một trái chủ trong trường hợp
nghĩa vụ có không thể phân chia
Trả lời:

33. Phân tích quyền của từng trái chủ trong trường hợp tồn tại trái quyền nhiều bên đối với một
bên có nghĩa vụ duy nhất
Trả lời:

13
34. Khái niệm bảo lãnh và bình luận Điều 355 Bộ Luật dân sự 2015
Trả lời:

Điều 335. Bảo lãnh


1. Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau
đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là
bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không
thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
2. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên
được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ
bảo lãnh.

35. Tại sao nói bảo lãnh là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối nhân
Trả lời:

36. Phân biệt bảo lãnh với thế chấp và cầm cố


Trả lời:

Tiêu chí bảo lãnh thế chấp cầm cố

Khái niệm Bảo lãnh là việc người thứ ba Thế chấp tài sản là Cầm cố tài sản là việc
cam kết với bên có quyền sẽ việc một bên dùng tài một bên giao tài sản
thực hiện nghĩa vụ thay cho bên sản thuộc sở hữu của thuộc quyền sở hữu
có nghĩa vụ, nếu khi đến thời mình để bảo đảm thực của mình cho bên kia
hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên hiện nghĩa vụ và để bảo đảm thực hiện
được bảo lãnh không thực hiện không giao tài sản cho nghĩa vụ.
hoặc thực hiện không đúng bên kia. CSPL: Điều 309
nghĩa vụ. CSPL: Điều 317 BLDS 2015
CSPL: Điều 335 BLDS 2015 BLDS 2015

Chủ thể Bên bảo lãnh, bên nhận bảo Bên thế chấp, bên Bên cầm cố, bên nhận

14
lãnh, bên được bảo lãnh. nhận thế chấp, người cầm cố.
thứ ba giữ tài sản thế
chấp (nếu có).

Bản chất Về thực tế khi bảo lãnh, người Không có sự chuyển Có sự chuyển giao tài
bảo lãnh thực hiện thêm biện giao tài sản. sản.
pháp bảo đảm bằng tài sản để CSPL: Điều 317 CSPL: Điều 309
bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo BLDS 2015 BLDS 2015
lãnh. Do vậy, bản chất của bảo
lãnh cũng chính là cầm cố, thế
chấp.
CSPL: Khoản 3 Điều 336
BLDS 2015
Hình thức Phải được lập thành văn bản. Phải được lập thành Phải được lập thành
văn bản. văn bản.

Đối tượng Tài sản thuộc quyền sở hữu của Bất động sản, động Thường là động sản,
bên bảo lãnh. sản, quyền tài sản. các loại giấy tờ có giá
như trái phiều, cổ
phiếu,...

Hiệu lực Có hiệu lực từ ngày phát hành Có hiệu lực từ thời Có hiệu lực từ thời
cam kết bảo lãnh hoặc sau ngày điểm giao kết, trừ điểm giao kết, trừ
phát hành cam kết bảo lãnh theo trường hợp có thỏa trường hợp có thỏa
thỏa thuận của các bên liên quan thuận khác hoặc luật thuận khác hoặc luật
CSPL: Điều 19 Thông tư có quy định khác. có quy định khác.
07/2015/TT-NHNN CSPL: Điều 319 CSPL: Điều 310
BLDS 2015 BLDS 2015

37. Phân tích cấu trúc quan hệ bảo lãnh


Trả lời:

Bên nhận bảo lãnh


A

Quan hệ bảo lãnh Quan hệ nghĩa vụ

Bên bảo lãnh Bên được bảo lãnh


C B

Quan hệ nghĩa vụ hoàn lại

15
38. Trình bày một số vấn đề pháp lý trong mối quan hệ giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo
lãnh
Trả lời:

Quan hệ A-C là quan hệ bảo lãnh ( được hình thành từ sự thỏa thuận giữa A-C)
 Quan hệ bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của B
- Phạm vi: một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ
- Thời điểm thực hiện bảo lãnh:
o Khi nghĩa vụ đucợ bảo đảm bằng bảo lãnh đến hạn thực hiện
o Khi bên bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình
39. Trình bày một số vấn đề pháp lý trong mối quan hệ giữa bên bảo lãnh và bên được bảo
lãnh
Trả lời:

A-B Quan hệ có nghĩa vụ được bảo đảm thực hiện bằng bảo lãnh
A bên có quyền, B bên có nghĩa vụ

40. Trình bày một số vấn đề pháp lý trong mối quan hệ giữa bên nhận bảo lãnh và bên được
bảo lãnh
Trả lời:

C-B CHỈ phát sinh khi C đã thay B thực hiện nghĩa vụ của B trước A ( nghĩa vụ hoàn lại)
 B phải hoàn trả lợi ích cho C mà C đã thay B thực hiện cho A ( dù cho B biết hoặc không biết
về việc xác lập quan hệ bảo lãnh để đảm bảo thực hiện nghãi vụ)

41. Phân biệt chuyển giao quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ và chuyển giao nghĩa vụ
Trả lời:

chuyển giao quyền yêu cầu thực hiện chuyển giao nghĩa vụ
nghĩa vụ
Chuyển giao quyền yêu cầu là sự thỏa Chuyển giao nghĩa vụ là sự thỏa thuận
thuận giữa người có quyền trong quan giữa người có nghĩa vụ với người khác
hệ nghĩa nghĩa vụ dân sự với người thứ trên cơ sở Đồng ý của người có quyền
ba nhằm chuyển giao quyền yêu cầu nhằm chuyển nghĩa vụ cho người
cho người đó. khác . Người thế nghĩa vụ trở thành
người có nghĩa vụ mới( gọi là người
thế nghĩa vụ) phải thực hiện nghĩa vụ
trước người có quyền( điều 370 điều
371)
người thứ 3 gọi là người thế Quyền trở
thành người có quyền mới có quyền yêu
cầu có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ
cho mình chuyển giao quyền yêu cầu

16
quy định từ điều 365 đến điều 369 Bộ
luật dân sự năm 2015
Không cần sự đồng ý của bên có nghĩa Cần sự đồng ý của bên có quyền
vụ
Phải thông báo bằng văn bản cho bên có
nghĩa vụ
Bên có quyền yêu cầu không được Nếu nghĩa vụ được chuyển giao là
chuyển giao quyền yêu cầu nếu các bên nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm thì biện
trong quan hệ nghĩa vụ đã thỏa thuận pháp bảo đảm đó đó đương nhiên chấm
được chuyển giao quyền yêu cầu hoặc dứt (trừ trường trường hợp các bên có
Quyền yêu cầu đó gắn liền với nhân thỏa thuận khác)
thân của bên có quyền như quyền yêu
cầu cấp dưỡng yêu cầu bồi thường thiệt
hại do xâm phạm tính mạng sức khỏe
danh dự nhân phẩm uy tín

42. Nêu các trường hợp không thể chuyển giao quyền yêu cầu
Trả lời:

Bên có quyền yêu cầu không được chuyển giao quyền yêu cầu nếu
- các bên trong quan hệ nghĩa vụ đã thỏa thuận không được chuyển giao quyền yêu
cầu hoặc
- Quyền yêu cầu đó gắn liền với nhân thân của bên có quyền như quyền yêu cầu cấp
dưỡng yêu cầu bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng sức khỏe danh dự nhân
phẩm uy tín
- Do pháp luật quy định không được chuyển

43. Trình bày nghĩa vụ của người chuyển giao quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ
Trả lời:

- Người chuyển quyền phải báo cho người có nghĩa vụ biết về việc chuyển giao quyền
yêu cầu
- Người yêu cầu phải cung cấp thông tin cần thiết, chuyển giao giấy tờ liên quan đến
quyền yêu cầu cho gười thế quyền
- Nếu quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm kèm theo thì người
chuyển giao quyền yêu cầu và chuyển giao luôn biện pháp bảo đảm đó và người thì
quyền trở thành bên nhận bảo đảm.

44. Trình bày hệ quả pháp lý sau khi quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ được chuyển giao
Trả lời:

Người có nghĩa vụ cũ chấm dứt hoàn toàn quan hệ nghĩa vụ với người có quyền
Bên chuyển giao quyền yêu cầu có thể phải chịu trách nhiệm về thiệt hại gây ra cho bên thế
quyền

17
45. Nêu các trường hợp nghĩa vụ không được chuyển giao
Trả lời:

Nghĩa vụ không được chuyển giao do bên có quyền không chấp nhận
Do thừa kế nhưng:
- Có những nghĩa vụ gắn liền với nhân thân hoặc với những phẩm chất rất riêng của
người chết và không thể được chuyển giao.
- Những nghĩa vụ này được chấm dứt khi người có nghĩa vụ chết theo quy định của PL
VD; nghĩa vụ cấp dưỡng
46. Trình bày hệ quả pháp lý sau khi nghĩa vụ được chuyển giao
Trả lời:

Người chuyển giao liên đới chịu TN về việc thực hiện nghĩa vụ khi bên có quyền không chấp
nhận giải phóng nghĩa vụ cho bên chuyển giao khi bên có quyền yêu cầu
Người thế nghĩa vụ tự chịu trách nhiệm trước người có quyền

47. Trình bày các căn cứ chấm dứt nghĩa vụ


Trả lời:

Điều 372. Căn cứ chấm dứt nghĩa vụ


Nghĩa vụ chấm dứt trong trường hợp sau đây:
1. Nghĩa vụ được hoàn thành;
2. Theo thỏa thuận của các bên;
3. Bên có quyền miễn việc thực hiện nghĩa vụ;
4. Nghĩa vụ được thay thế bằng nghĩa vụ khác;
5. Nghĩa vụ được bù trừ;
6. Bên có quyền và bên có nghĩa vụ hòa nhập làm một;
7. Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ đã hết;
8. Bên có nghĩa vụ là cá nhân chết hoặc là pháp nhân chấm dứt tồn tại mà nghĩa vụ phải do
chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;
9. Bên có quyền là cá nhân chết mà quyền yêu cầu không thuộc di sản thừa kế hoặc là pháp
nhân chấm dứt tồn tại mà quyền yêu cầu không được chuyển giao cho pháp nhân khác;
10. Vật đặc định là đối tượng của nghĩa vụ không còn và được thay thế bằng nghĩa vụ khác;
11. Trường hợp khác do luật quy định.

48. Khái niệm hơp đồng


Trả lời:

Điều 385. Khái niệm hợp đồng


Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền,
nghĩa vụ dân sự.
 Chủ quan: qhxh được hình thành từ sự thỏa thuận giữa các bên để thỏa mãn nhu cầu trao đổi
trong giao lưu dân sự
 Khách quan: sự thừa nhận, là yêu cầu của nhà nước đối với các giao lưu dân sự đó

49. Phân loại hợp đồng song vụ và hợp đồng đơn vụ, lấy ví dụ và nêu ý nghĩa của phân loại
Trả lời:

18
Dựa vào mối liên hệ giữa quyền và nghĩa vụ dân sự giữa các bên:
- Hợp đồng song vụ: Các bên chủ thể đều có nghĩa vụ ( vừa có quyền vừa có nghĩa vụ
dân sự)
Khoản 1 điều 402 BLDS quy định: “ Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều
có nghĩa vụ đối với nhau.”
 Quyền của bên này đối lập tương ứng với nghĩa vụ của bên kia và ngược lại
- Hợp đồng đơn vụ: là hợp đồng trong đó một bên chỉ có nghĩa vụ mà không có quyền
gì đối với bên kia và bên kia là người có quyền nhưng không phải thực hiện nghĩa vụ
nào

Ví dụ: “ thời điểm hợp đồng dân sự có hiệu lực” => xác định quyền và nghĩa vụ giữa các bên

Hợp đồng cho vay tài sản mà các bên đã xác định thời điểm có hiệu lực của nó là kể
từ khi bên cho vay đã giao tài sản cho bên vay

50. Phân loại hợp đồng ưng thuận và hợp đồng thực tế, lấy ví dụ và nêu ý nghĩa của phân
loại
Trả lời:

Dựa vào thời điểm phát sinh hiệu lực:


- Hợp đồng ưng thuận: là những hợp đồng mà thời điểm có hiệu lực của nó được xác
định tại thời điểm giao kết; sự gặp gỡ ý chí của các bên mà không cần xúc tiến bất kỳ
một thủ tục nào
- Hợp đồng thực tế: Hiệu lực của nó chỉ phát sinh khi các bên đã chuyển giao cho nhau
đối tượng của hợp đồng;

51. Phân loại hợp đồng có đền bù và hợp đồng không có đền bù, lấy ví dụ và nêu ý nghĩa
của phân loại
Trả lời:

Dựa vào tính chất “có đi có lại” về lợi ích của các chủ thể:
- Hợp đồng có đền bù: nhận lại lợi ích tương ứng với phần mình đã thực hiện
 Là hợp đồng song vụ đều mang tính đền bù
 Lợi ích (vật chất, tinh thần…)
 Hợp đồng song vụ không scos tính đền bù: Hợp đồng gửi giữ không có thù lao
 Là hợp đồng đơn vụ: hợp đồng vay tài sản
- Hợp đồng không có đền bù: một bên nhận lợi ích từ bên kia nhưng không phải giao
lại một lợi ích nào
 Được giao kết trên cơ sở tình cảm, tinh thần tương thân tương ái giữa các chủ thể
 Việc chấp nhận đề nghị không mang tính chất ràng buộc
 VD: hợp đồng tặng cho

52. Phân loại hợp đồng thương lượng và hợp đồng mẫu, lấy ví dụ và nêu ý nghĩa của phân
loại
Trả lời:

19
- Hợp đồng thương lượng: là hợp đồng đạt được như là kết quả của sự thảo luận bình
đẳng và tự nguyện giữa các bên có liên quan: sự hình thành hợp đồng phản ánh diễn
biến và kết cục của của quá trình thảo luận
- Hợp đồng theo mẫu: có nhiều hợp đồng mà nội dung được một bên chuẩn bị sẵn,
được công bố rộng rãi cho mọi người và người đối tác chỉ có thể lựa chọn giữa chấp
nhận và không chấp nhận
 Sử dụng giao kết nhiều lần với nhiều người trong những điều kiện như nhau

VD: hợp đồng cung ứng điện nước, hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng mua bán hàng hóa
trong siêu thị

Điều 405. Hợp đồng theo mẫu


1. Hợp đồng theo mẫu là hợp đồng gồm những điều khoản do một bên đưa ra theo mẫu để
bên kia trả lời trong một thời gian hợp lý; nếu bên được đề nghị trả lời chấp nhận thì coi như
chấp nhận toàn bộ nội dung hợp đồng theo mẫu mà bên đề nghị đã đưa ra.
Hợp đồng theo mẫu phải được công khai để bên được đề nghị biết hoặc phải biết về những
nội dung của hợp đồng.
Trình tự, thể thức công khai hợp đồng theo mẫu thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp hợp đồng theo mẫu có điều khoản không rõ ràng thì bên đưa ra hợp đồng theo
mẫu phải chịu bất lợi khi giải thích điều khoản đó.
3. Trường hợp hợp đồng theo mẫu có điều khoản miễn trách nhiệm của bên đưa ra hợp đồng
theo mẫu, tăng trách nhiệm hoặc loại bỏ quyền lợi chính đáng của bên kia thì điều khoản này
không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

53. Phân loại hợp đồng cá thể và hợp đồng tập thể, lấy ví dụ và nêu ý nghĩa của phân loại
Trả lời:

Khi phân loại hợp đồng, về mặt học thuật, người ta thường nhắc đến cặp phân loại là hợp
đồng cá nhân và hợp đồng cộng đồng.
 Cách phân loại như vậy làm nổi bật đặc trưng quan trọng của hợp đồng cộng đồng về
phương diện chủ thể giao kết, sự biểu lộ ý chí và nhất là về hiệu lực của hợp đồng.
- hợp đồng cá nhân được hiểu là loại hợp đồng do các cá nhân hay pháp nhân đơn lẻ
giao kết với nhau và
 chỉ có hiệu lực áp dụng giới hạn đối với các bên giao kết đó
- hợp đồng cộng đồng được giao kết giữa một nhóm cá nhân hay tổ chức, có hiệu lực
áp dụng đối với tất cả các thành viên trong nhóm, cho dù từng thành viên này không
phải là bên giao kết trực tiếp hợp đồng, đôi khi còn có hiệu lực áp dụng đối với cả
những người không phải là thành viên trong nhóm (ví dụ thỏa ước lao động tập thể).
 có hiệu lực đối với cả những người không tham gia giao kết, ngay cả đối với
những người phản đối các điều kiện của hợp đồng.
Hợp đồng cộng đồng có ý nghĩa kinh tế, xã hội rất lớn khiến cho người ta không thể bỏ qua
nó. Chẳng hạn, ở Việt Nam hiện nay, mặc dù Bộ luật Dân sự năm 2015 không đề cập tới hợp
đồng cộng đồng, nhưng các đạo luật như Bộ luật Lao động năm 2012, Luật Doanh nghiệp
năm 2014 và Luật Phá sản năm 2014 đều có các quy định chi tiết về hợp đồng cộng đồng.

54. Phân loại hợp đồng gắn với nhân thân và hợp đồng không gắn với nhân thân, lấy ví dụ
và nêu ý nghĩa của phân loại
Trả lời:

20
- Hợp đồng gắn với nhân thân: hiệu lực chỉ được duy trì khi người giao kết thực hiện
đúng là những người đã thỏa thuận việc xác lập nghĩa vụ; nghĩa là nếu người giao kết
và thực hiện không phải người đó thì hợp đồng chấm dứt. VD: Hợp đồng bảo lãnh,
hợp đồng ủy quyền
 Nhân thân chủ quan: Chính người giao kết
 Nhân thân khách quan: người có năng lực chuyên môn, phẩm chất chuyên môn
nhất định

55. Phân loại hợp đồng hữu danh và hợp đồng vô danh, lấy ví dụ và nêu ý nghĩa của phân
loại
Trả lời:

56. Phân loại hợp đồng liên tục và hợp đồng tức thì, lấy ví dụ và nêu ý nghĩa của phân loại
Trả lời:

- Hợp đồng tức thi: Hợp đồng làm phát sinh nghĩa vụ được thực hiện một lần duy nhất;
VD: Hợp đồng mua bán mà trong đó tài sản bán được giao và giá bán được thanh
toán một lần
- Hợp đồng liên tục: hợp đồng mà nghĩa vụ được thực hiện thành nhiều lần; VD hợp
đồng thuê tài sản, hợp đồng mượn tài sản trong một thời hạn
Lợi ích của việc phân biệt hai loại hợp đồng này được ghi nhận rõ nét trong TH HĐ bị tuyên
vô hiệu hoặc bị hủy bỏ. Việc hủy bỏ một hợp đồng thực hiện tiếp liền trong thời gian chỉ phát
sinh hiệu lực về sau: nếu hợp đồng đã thực hiện 1 phần thì phần đã thực hiện phải được chấp
nhận.Một HĐ thuê TS đươc thực hiện thì bị hủy bỏ, người thuê không trể hoàn trả thời gian
sử dụng TS cho bên cho thuê trước đó.
57. Trình bày về các nguyên tắc của pháp luật hợp đồng
Trả lời:
- Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái PL, đạo đức xã hội.
- Các bên tự nguyện bình đẳng trong giao kết hợp đồng
- RÀNG BUỘC HỢP ĐỒNG
- Nguyên tắc áp dụng tập quán

58. Phân tích nguyên tắc tự do hợp đồng


Trả lời:

Tôn trọng tính tự định đoạt của chủ thể


- Lựa chọn đối tác
- ND của hợp đồng

Nguyên tắc tự do ý chí trong pháp luật hợp đồng được hiểu là các bên được tự do giao kết hợp
đồng hay thỏa thuận về việc xác lập quyền và nghĩa vụ dân sự theo ý chí của mình miễn là nó
không trái với trật tự công cộng. Nguyên tắc này khi chiếu vào việc thực hiện nghĩa vụ dân sự
phát sinh từ hợp đồng lại mang một sắc thái khác, làm phát sinh một tiểu nguyên tắc là
nguyên tắc hiệu lực ràng buộc của hợp đồng.

21
Theo Vũ Văn Mẫu, nguyên tắc tự do ý chí trong luật hợp đồng là một sản phẩm lịch sử của
các lý thuyết về tự do thế kỷ 18, ảnh hưởng mạnh mẽ đến các BLDS của Pháp và Đức[26],
gián tiếp ảnh hưởng tới pháp luật hợp đồng của Việt Nam. Lý thuyết này ủng hộ tự do ý chí
vô giới hạn vì tin rằng sự tự do thương lượng giữa các cá nhân với nhau để ràng buộc chính
mình sẽ mang lại công bằng và sự tự do cạnh tranh sẽ mang lại sự thịnh vượng về kinh tế[27],
đã dẫn tới hệ quả là coi hợp đồng và hành vi pháp lý đơn phương là một nguồn gốc quan
trọng của nghĩa vụ (đề cao nghĩa vụ dân sự thay vì nghĩa vụ pháp định) vì nó đến từ chính ý
chí của chủ thể bị ràng buộc. Đó cũng là hai căn cứ phát sinh nghĩa vụ đầu tiên trong BLDS
Việt Nam năm 2015 tại Điều 275.

Một người có quyền tự do giao kết hợp đồng, nghĩa là tự do quyết định mình sẽ bị ràng buộc
như thế nào. Và một khi đã tuyên bố ý chí về sự tự ràng buộc thì người đó không còn được tự
do thực hiện nghĩa vụ nữa, mà sẽ bị cưỡng chế thực hiện. Hiệu lực ràng buộc của hợp đồng
còn được gọi dưới cái tên Latin pacta sunt servanda, được hiểu đơn giản là “cam kết phải
được tôn trọng”. Điều 3(2) BLDS Việt Nam năm 2015 quy định về nguyên tắc tự do ý chí
như sau: “Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình
trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều
cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được
chủ thể khác tôn trọng”.

Quy định trên, theo Đỗ Văn Đại, là có vài vấn đề sau mà chúng tôi thấy hợp lý. Thứ nhất,
việc gộp chung nhóm xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền đều đặt trên cơ sở tự do, tự nguyện
cam kết, thỏa thuận có thể tạo ra rủi ro pháp lý khi một người có thể tự do thực hiện và chấm
dứt nghĩa vụ dân sự của mình chứ không phải là sự ràng buộc phải thực hiện nghĩa vụ dân sự
đó. Có lẽ khi áp dụng, các thẩm phán cần hiểu cụm từ “trên cơ sở” một cách linh hoạt[28].

Thứ hai là sự mở rộng tự do ý chí của các bên gây ra sự mâu thuẫn trong chính bộ luật. BLDS
năm 2005 ở Điều 4 quy định “Cam kết, thoả thuận hợp pháp có hiệu lực bắt buộc thực hiện
đối với các bên và phải được cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác tôn trọng”. Sự thay đổi thuật
ngữ từ “hợp pháp” thành “không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội” khiến
Điều 3(2) BLDS Việt Nam năm 2015 có thể bỏ qua quy định về những điều kiện có hiệu lực
của hợp đồng mà vẫn công nhận hiệu lực của hợp đồng. Chẳng hạn điều kiện về hình thức
phải công chứng. Một hợp đồng theo luật phải công chứng mới có hiệu lực, thì có thể coi sự
không công chứng là vi phạm điều cấm của luật hay không[29]? Có thể thấy quy định này
chưa chú ý đến sự khác biệt giữa nội hàm của các cụm từ “trái pháp luật”, “không hợp pháp”
và “vi phạm điều cấm của luật”.

Thứ ba là sự bỏ đi từ “bắt buộc” trong cụm từ “hiệu lực bắt buộc thực hiện”, khiến cụm từ
“hiệu lực thực hiện” không rõ nghĩa[30]. Sự ràng buộc thực hiện đến từ sự tự do ý chí và là
một yếu tố quan trọng của hợp đồng nói riêng và hành vi pháp lý nói chung. Vì vậy cần nhấn
mạnh sự ràng buộc ở trong nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự.

59. Trình bày về giới hạn của nguyên tắc tự do hợp đồng
Trả lời:

Tự do của mỗi chủ thể phải không trái PL, đạo đức xã hội
 LỢI ÍCH của động đồng (luật định) và đạo đức xã hội được coi lad “sự giới hạn” ý chí tự
do của mỗi chủ thể
Ngô Huy Cương chỉ ra ba lý do của sự giới hạn tự do ý chí:

22
- nhu cầu cân đối giữa lợi ích cá nhân và lợi ích công cộng,
- nhu cầu bảo vệ người yếu thế trong xã hội, và
- nhu cầu phát triển kinh tế có trật tự đúng hướng theo sự lựa chọn chung

Hạn chế tự do hợp đồng có thể xem xét dưới hai khía cạnh là

- hạn chế về nội dung giao kết: là dạng hạn chế điển hình nhất, thể hiện rõ nhất qua
chế định về vô hiệu giao dịch dân sự do xâm phạm trật tự công cộng và đạo đức xã
hội.

Trong BLDS năm 2015, Điều 122 về Giao dịch dân sự vô hiệu dẫn chiếu về
Điều 117 Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự, ở điểm c khoản 1 nêu “Mục
đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái
đạo đức xã hội”. Ở đây đã có sự biến chuyển về quan niệm khi xóa bỏ nguyên tắc về
giao kết hợp đồng ở Điều 389 BLDS năm 2005 “Tự do giao kết hợp đồng nhưng
không được trái pháp luật, đạo đức xã hội”; và thay thế bằng nguyên tắc “không vi
phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội” ở Điều 3 và sự thể hiện nguyên
tắc ở Điều 117 của BLDS năm 2015. Trong luật tư, từ “trái” pháp luật có nội hàm
rộng hơn “vi phạm điều cấm của luật” bởi không phải quy phạm luật tư nào cũng là
quy phạm mệnh lệnh mà phần lớn là quy phạm dự liệu, đặc biệt là trong chế định hợp
đồng.
BLDS năm 2015 không sử dụng “trật tự công cộng” để làm căn cứ giới hạn
quyền ở trong những nguyên tắc cơ bản, có lẽ do nghi ngại tính trừu tượng của
nó[33], và chỉ sử dụng nó với nghĩa rất hẹp, không biết vô tình hay có chủ đích ở
Điều 525 về việc hành khách trong hợp đồng vận chuyển làm mất trật tự công cộng.
Điều 3 khoản 4 BLDS 2015 thay “lợi ích của Nhà nước” ở Điều 10 BLDS
năm 2005 thành “lợi ích quốc gia, dân tộc”. Lợi ích quốc gia, dân tộc là khái niệm
mang tính chính trị, không đồng nhất với lợi ích của Nhà nước bởi vì “quốc gia, dân
tộc” và “nhà nước” là những khái niệm khác nhau. Sự thay đổi này hưởng ứng xu thế
đang lên của quyền con người trong đời sống chính trị và pháp lý. Khi nhà nước luôn
bị coi là một trong những chủ thể xâm phạm đến quyền của mỗi cá nhân nhiều nhất,
thì sự thay đổi về thuật ngữ này là hợp lý.
Có thể nói, BLDS năm 2015 ở những nguyên tắc cơ bản đã thu hẹp hơn phạm
vi giới hạn tự do ý chí, đồng nghĩa với mở rộng sự tự do giao kết hợp đồng của các
bên.
Ngoài lời văn của nguyên tắc cơ bản, sự thể hiện của hạn chế tự do hợp đồng
còn nằm trong nhiều quy định chi tiết của BLDS hoặc ở luật chuyên ngành về các
điều khoản áp đặt quyền và nghĩa vụ cho các bên trong một quan hệ tư. Ở trường hợp
này, nghĩa vụ pháp định xuất phát từ hiệu lực của luật đã thay thế nghĩa vụ dân sự
xuất phát từ ý chí của các bên. Các trường hợp thường thấy là các quy định mang tính
mệnh lệnh điều chỉnh các loại hợp đồng lao động, hợp đồng giữa người tiêu dùng và
bên bán hàng, điều lệ doanh nghiệp, hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng có đối tượng là bất
động sản, v.v..

- hạn chế về chủ thể giao kết. chủ yếu nhằm bảo vệ những nhóm yếu thế trong xã hội,
bảo vệ người thứ ba, hay bảo vệ lợi ích công cộng. Chẳng hạn pháp luật về doanh
nghiệp có các quy định phải ưu tiên chuyển nhượng phần vốn góp cho hoặc phát hành
cổ phần cho thành viên/cổ đông trong công ty, hoặc trường hợp người cung cấp dịch
vụ công cộng không được từ chối giao kết hợp đồng với mọi người nếu còn khả năng

23
cung cấp dịch vụ và không được phân biệt đối xử với bất cứ ai dựa trên bất cứ yếu tố
nào về sắc tộc, tôn giáo, giới tính, màu da, v.v..

60. Phân tích nguyên tắc ràng buộc hợp đồng (Pacta Sunt Servanda)
Trả lời:

Hiệu lực ràng buộc của hợp đồng, được hiểu đơn giản là “cam kết phải được tôn trọng”
Pacta sunt servanda nó có nghĩa là các thỏa thuận phải được duy trì. Nguyên tắc của pacta
sunt servanda dựa trên nguyên tắc thiện chí.
pacta sunt servanda được ghi nhận là một nguyên tắc về tính ràng buộc của hợp đồng: nếu đã
giao kết hợp đồng thì các bên phải thực hiện hợp đồng đó. Nguyên tắc này đảm bảo bảo vệ
quyền lợi của các bên khi giao kết hợp đồng, và ngăn chặn các trường hợp mà một bên kí kết
hợp đồng không thiện chí và muốn đơn phương từ bỏ, chấm dứt hợp đồng.

61. Trình bày về giới hạn của nguyên tắc Pacta Sunt Servanda trong thực hiện hợp đồng.
Trả lời:

62. Phân tích nguyên tắc thiện chí, trung thực trong hợp đồng. Lấy một ví dụ quy định cụ
thể trong Bộ Luật dân sự 2015 thể hiện nguyên tắc thiện chí, trung thực
Trả lời:
Điều 6 BLDS năm 2005 quy định về nguyên tắc thiện chí như sau: “Trong quan hệ dân sự,
các bên phải thiện chí, trung thực trong việc xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự, không
bên nào được lừa dối bên nào”. Điều 3(2) BLDS năm 2015 đã lược bớt đoạn “không bên nào
được lừa dối bên nào” ra khỏi nguyên tắc thiện chí: “Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực
hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực”.
Theo Ngô Huy Cương, nguyên tắc thiện chí ở BLDS năm 2005 nhấn mạnh về yếu tố phi lừa
dối của sự thiện chí, tức là cách thức hành xử chứ không nhấn mạnh vào động cơ hay mục
đích của hành vi. Ông cũng đưa ra nhận xét mà có thể áp dụng cho cả quy định mới của
BLDS năm 2015 về nguyên tắc thiện chí rằng, nguyên tắc này chưa đủ lớn khi không đề cập
tới thiện chí trong giải quyết tranh chấp và trong một số trường hợp đặc biệt khác[35]. Sự bổ
sung thêm vào nguyên tắc rằng giai đoạn chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự, các bên cũng phải
tuân thủ nghĩa vụ thiện chí có thể coi là một nỗ lực khái quát hóa thiện chí cho tất cả các giai
đoạn của một hợp đồng, nhưng không nhắc đến thiện chí trong việc giải quyết tranh chấp mà
bao gồm nhiều phương thức khác nhau từ thương lượng, hòa giải đặc biệt cần sự thiện chí,
đến trọng tài, tòa án thì vẫn còn thiếu sót.
Trong lĩnh vực luật hợp đồng, đặc biệt là ở giai đoạn giao kết, nguyên tắc thiện chí được giải
thích gần gũi với nguyên tắc tự do ý chí, có nghĩa là việc xác lập hợp đồng và các điều kiện
của nó phụ thuộc vào ý chí của các bên[38]. Trong giai đoạn thực hiện hợp đồng, nguyên tắc
này có thể không gắn với ý chí của các bên lúc đầu mà lại gắn với sự công bằng về lợi ích
giữa các bên[39]. Hoặc với việc chấp nhận sự thực hiện chủ yếu chứ không phải thực hiện
đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của hợp đồng, thiện chí là sự thông cảm cho những thiếu sót khi
thực hiện nghĩa vụ của đối phương[40]. Đặc biệt sự vận dụng nguyên tắc này trong một số
hoàn cảnh đặc thù có thể coi là tạo ra ngoại lệ cho nguyên tắc hiệu lực ràng buộc của hợp
đồng, đó là trong trường hợp thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi (hardship)[41].
BLDS năm 2005 có nguyên tắc riêng về thực hiện hợp đồng, Điều 412 khoản 1 cho thấy
nguyên tắc thực hiện đúng và đủ nghĩa vụ hợp đồng là quan trọng nhất và được ưu tiên hàng

24
đầu so với hai nguyên tắc thực hiện trung thực, tin cậy (mà ở đây không xuất hiện thuật ngữ
“thiện chí”) và nguyên tắc tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác: “Thực hiện
đúng hợp đồng, đúng đối tượng, chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức và
các thoả thuận khác”.Có lẽ với sự bãi bỏ nguyên tắc riêng của chế định hợp đồng, áp dụng
một cách toàn diện nguyên tắc thiện chí cùng với sự công nhận trường hợp không cần phải
thực hiện đúng những nghĩa vụ đã cam kết khi có hoàn cảnh thay đổi, BLDS Việt Nam đã có
những chuyển biến trong quy tắc thực hiện nghĩa vụ.

63. Khái niệm hiệu lực của hợp đồng


Trả lời:

Điều 401. Hiệu lực của hợp đồng


1. Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có
thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.
2. Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau
theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặc
theo quy định của pháp luật.

64. Phân tích ý nghĩa của điều kiện có hiệu lực của hợp đồng
Trả lời:

Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân
sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái
đạo đức xã hội.
2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường
hợp luật có quy định.

 Hình thức của HĐ: => được xác lập theo các điều kiện vè hình thức giao dịch (Đ 119)
Điều 119. Hình thức giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ
thể.
Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu
theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.
2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có
công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.
 Điểu kiện về chủ thể: năng lực hành vi, sự ưng thuận
 Điều kiện về nội dung: không trái luật, không trái đạo đức xã hội

65. Phân tích điều kiện về chủ thể để hợp đồng có hiệu lực
Trả lời:

25
66. Phân tích điều kiện về nội dung để hợp đồng có hiệu lực
Trả lời:

67. Theo anh/chị hình thức của hợp đồng có là điều kiện có hiệu lực đối với các hợp đồng
trọng hình thức không ? Tại sao ?
Trả lời:

Hợp đồng trọng thức được giao kết không chỉ trên cơ sở gặp gỡ ý chí của các bên mà còn phải
hoàn tất một vài thủ tục do PL quy định:
- Hợp đồng phải thành lập bằng văn bản (HĐ mua bán TS với điều kiện trả chậm, trả
dần:)
- Hợp đồng phải thành lập bằng văn bản có chứng thực, chứng nhận (HĐ tặng cho
BĐS, HĐ mua bán nhà ở….)
Vì vậy, hình thức của HĐ là điều kiện có hiệu lực đối với các HĐ trọng thức

68. Hậu quả pháp lý trong trường hợp hợp đồng vi phạm điều kiện có hiệu lực
Trả lời:

Hợp đồng bị vô hiệu DO :


- Bên giao kết không có năng lực hành vi
- Do 1 bên bị lừa dối, nhầm lẫn..
- Do nội dung của hợp đồng bị vi phạm điều cấm của PL => chịu chế tài của PL: thông
thường TS bị tịch thu
Hệ quả:
- Các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận
- Quyền lợi của người thứ 3 ngay tình đuợc bảo vệ: theo điều 133

Điều 133. Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu

1. Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng đối tượng của giao dịch là tài sản
không phải đăng ký đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch
được xác lập, thực hiện với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp quy định tại
Điều 167 của Bộ luật này.

2. Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan
nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác
cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập,
thực hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu.

Trường hợp tài sản phải đăng ký mà chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có
thẩm quyền thì giao dịch dân sự với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người
thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá tại tổ chức có thẩm
quyền hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó chủ thể này không phải là chủ sở hữu
tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa.

26
3. Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ người thứ ba ngay tình, nếu giao
dịch dân sự với người này không bị vô hiệu theo quy định tại khoản 2 Điều này
nhưng có quyền khởi kiện, yêu cầu chủ thể có lỗi dẫn đến việc giao dịch được xác lập
với người thứ ba phải hoàn trả những chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại.

69. So sánh hợp đồng vô hiệu tuyệt đối và hợp đồng vô hiệu tương đối
Trả lời:

Vô hiệu tương đối: do vi phạm các quy định có tác dụng bảo vệ lợi ích riêng tư của 1 bên
 Bên có quyền là bên có lợi ích bị xâm hại; người thứ ba và NN không có
quyền khởi kiện thay
Vô hiệu tuyệt đối: do vi phạm các quy định có tác dụng bảo vệ lợi ích chung
 Bất kỳ chủ thể nào cung có quyền khởi kiện yêu cầu tuyên bố vô hiệu

70. Điều kiện để người thứ 3 ngay tình được bảo vệ trong trường hợp hợp đồng vô hiệu
Trả lời:

Điều kiện để người thứ ba ngay tình được bảo vệ quyền lợi trong giao dịch dân sự vô hiệu là:

Thứ nhất, trước khi người thứ ba tham gia vào giao dịch dân sự thì đã có một giao dịch dân sự
trước được xác lập, thực hiện, nhưng giao dịch dân sự trước đó đã bị vô hiệu;

Thứ hai, người thứ ba xác lập giao dịch phải ngay tình;
Thứ ba, tài sản trong giao dịch phải là tài sản được phép lưu thông;

Thứ tư, giao dịch dân sự được xác lập với người thứ ba phải thông qua một giao dịch dân sự
có đền bù.

71. Khái niệm đề nghị và chấp nhận trong giao kết hợp đồng
Trả lời:

Điều 386. Đề nghị giao kết hợp đồng


1. Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng
buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc tới công chúng (sau
đây gọi chung là bên được đề nghị).

Điều 393. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng


1. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị về việc chấp nhận
toàn bộ nội dung của đề nghị.
2. Sự im lặng của bên được đề nghị không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng,
trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên.

27
72. Phân biệt đề nghị giao kết hợp đồng và lời mời đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng
Trả lời:

Lời mời Lời đề nghị Hứa hợp đồng

Nội dung của hợp


Đề nghị giaohình
đồng chưa kết hợp đồng: Cam kết xác lập
hợp đồng nào đó
thành
Chỉ có người đề nghị bị ràng buộc vào đề nghị do mình đưa ra
 Hình thức chủ động của người đề nghị:
 CÓ sự chắc chắn: thể hiện ý chí dứt khoát: HĐ sẽ được giao kết nếu lời đề nghị được
chấp nhận
 RÕ RÀNG và ĐẦY ĐỦ

73. Trình bày về hiệu lực pháp lý của đề nghị giao kết hợp đồng
Trả lời:

Hiệu lực của lời đề nghị trong thời gian chưa có sự chấp nhận đề nghị
- Do bên đề nghị ấn định
- Khi bên được đề nghị nhận được đề nghị

Điều 388. Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực
1. Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực được xác định như sau:
a) Do bên đề nghị ấn định;
b) Nếu bên đề nghị không ấn định thì đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên
được đề nghị nhận được đề nghị đó, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
2. Các trường hợp sau đây được coi là đã nhận được đề nghị giao kết hợp đồng:
a) Đề nghị được chuyển đến nơi cư trú, nếu bên được đề nghị là cá nhân; được chuyển
đến trụ sở, nếu bên được đề nghị là pháp nhân;
b) Đề nghị được đưa vào hệ thống thông tin chính thức của bên được đề nghị;
c) Khi bên được đề nghị biết được đề nghị giao kết hợp đồng thông qua các phương thức
khác.

Thay đổi hoặc rút lại lời đề nghị giao kết hợp đồng
Có giá trị khi bên đề nghị chưa chấp nhận đề nghị
Hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng
Nguyên tắc đề nghị giao kết không thể bị hủy bỏ, việc hủy bỏ là một ngoại lệ và phải
thông qua điều kiện chặt chẽ
- Thông báo cho bên đuợc đề nghị trước khi chấp nhận đề nghị

Chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng


Điều 391. Chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng
Đề nghị giao kết hợp đồng chấm dứt trong trường hợp sau đây:
1. Bên được đề nghị chấp nhận giao kết hợp đồng;

28
2. Bên được đề nghị trả lời không chấp nhận;
3. Hết thời hạn trả lời chấp nhận;
4. Khi thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị có hiệu lực;
5. Khi thông báo về việc hủy bỏ đề nghị có hiệu lực;
6. Theo thỏa thuận của bên đề nghị và bên được đề nghị trong thời hạn chờ bên được đề nghị
trả lời.
TH bên đề nghị giao kết chết, mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận
thức, làm chủ hành vi
Lời đề nghị giao kết hợp đồng vẫn có giá trị khi người được đề nghị chấp nhận lời đề
nghị , trừ TH nội dung của lời đề nghị gắn với nhân thân bên đề nghị

74. Trình bày về hiệu lực pháp lý của chấp nhận giao kết hợp đồng
Trả lời:

Điều 393. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng


1. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị về việc chấp nhận
toàn bộ nội dung của đề nghị.
2. Sự im lặng của bên được đề nghị không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng,
trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên.

Điều 394. Thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng
1. Khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực khi
được thực hiện trong thời hạn đó; nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được trả lời khi
đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận này được coi là đề nghị mới của bên chậm trả lời.
Khi bên đề nghị không nêu rõ thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực nếu
được thực hiện trong một thời hạn hợp lý.
2. Trường hợp thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng đến chậm vì lý do khách quan mà bên
đề nghị biết hoặc phải biết về lý do khách quan này thì thông báo chấp nhận giao kết hợp
đồng vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp bên đề nghị trả lời ngay không đồng ý với chấp nhận đó
của bên được đề nghị.
3. Khi các bên trực tiếp giao tiếp với nhau, kể cả trong trường hợp qua điện thoại hoặc qua
phương tiện khác thì bên được đề nghị phải trả lời ngay có chấp nhận hoặc không chấp
nhận, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận về thời hạn trả lời.

Sau khi chấm dứt cuộc giao tiếp mà bên được đề nghị chưa chấp nhận đề nghị thì ĐỀ NGHỊ ĐÓ CHẤM DỨT

Điều 395. Trường hợp bên đề nghị giao kết hợp đồng chết, mất năng lực hành vi dân sự
hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
Trường hợp bên đề nghị chết, mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận
thức, làm chủ hành vi sau khi bên được đề nghị trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng thì đề
nghị giao kết hợp đồng vẫn có giá trị, trừ trường hợp nội dung giao kết gắn liền với nhân
thân bên đề nghị.

Điều 396. Trường hợp bên được đề nghị giao kết hợp đồng chết, mất năng lực hành vi dân
sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
Trường hợp bên được đề nghị đã chấp nhận giao kết hợp đồng nhưng sau đó chết, mất năng
lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì việc trả lời chấp
nhận giao kết hợp đồng vẫn có giá trị, trừ trường hợp nội dung giao kết gắn liền với nhân
thân bên được đề nghị.

29
Điều 397. Rút lại thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng
Bên được đề nghị giao kết hợp đồng có thể rút lại thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng,
nếu thông báo về việc rút lại này đến trước hoặc cùng với thời điểm bên đề nghị nhận được
trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng.

 Chấp nhận hợp lệ: Theo BLDS Đ193 LÀ sự trả lời của bên được đề nghị về việc chấp nhận
toàn bộ nội dung của đề nghị
 Thực hiện trong 1 “thời hạn hợp lý”

HỆ QUẢ CHẤP NHẬN ĐỀ NGHỊ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG;
Lời đề nghị chấm dứt hiệu lực => giao kết hợp đồng được xác lập

75. Nêu một số trường hợp luật hoá đề nghị và chấp trong nhận giao kết hợp đồng
Trả lời:

76. Trình bày khái niệm thực hiện hợp đồng


Trả lời:

Hiệu lực băt buộc thực hiện Hợp đồng: Hợp đồng phải được thực hiện đúng và đầy đủ
Giao kết: đúng luật và phát sịnh hiệu lực => Hợp đồng phải được thực hiện theo nguyên tắc
ghi nhận tại điều 3 BLDS:
Cơ bản Tất cả các quy định liên quan đến thực hiện nghĩa vụ theo luật chung đều được áp
dụng cho việc thực hiện hợp đồng:
- Tuân thủ thỏa thuận giữa hai bên
-

77. Phân tích về vấn đề pháp lý “đồng thời thực hiện hợp đồng” trong thực hiện hợp đồng
song vụ
Trả lời:

Điều 410. Thực hiện hợp đồng song vụ


1. Trong hợp đồng song vụ, khi các bên đã thỏa thuận thời hạn thực hiện nghĩa vụ thì mỗi
bên phải thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến hạn; không được hoãn thực hiện với lý do
bên kia chưa thực hiện nghĩa vụ đối với mình, trừ trường hợp quy định tại Điều 411(Hoãn
thực hiện nghĩa vụ…) và Điều 413(Không thể thực hiện nghĩa vụ do lỗi của 1 bên) của
Bộ luật này.

2. Trường hợp các bên không thỏa thuận bên nào thực hiện nghĩa vụ trước thì các bên phải
đồng thời thực hiện nghĩa vụ đối với nhau; nếu nghĩa vụ không thể thực hiện đồng thời thì
nghĩa vụ nào khi thực hiện mất nhiều thời gian hơn thì nghĩa vụ đó phải được thực hiện
trước.

78. Trình bày về nguyên tắc thực hiện hợp đồng


Trả lời:

30
- Nguyên tắc tự do thực hiện hợp đồng, thiện chí trung thực
- Nguyên tắc ràng buộc hợp đồng : tuân thủ thỏa thuận giữa hai bên
- Nguyên tắc áp dụng tập quán

79. Trình bày về vấn đề pháp lý gánh chịu rủi ro trong thực hiện hợp đồng song vụ
Trả lời:
- Rủi ro do lỗi chủ quan của con người: bên vi phạm nghĩa vụ - bên gánh chịu rủi ro
- Do các hiện hượng khách quan gây nên (do thời tiết, do tai nạn bất ngờ, do tính chất
của hàng hóa…)

80. Trình bày về trách nhiệm dân sự do không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng (Vi phạm
nghĩa vụ trong hợp đồng)
Trả lời:
Theo Khoản 2 Điều 423 BLDS, vi phạm nghiêm trọng là việc không thực hiện đúng nghĩa vụ
của một bên đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng.
Đây là cơ sở để bên có quyền áp dụng các biện pháp như hủy bỏ hợp đồng và đơn phương
chấm dứt hợp đồng theo quy định tại các Điều 424 và 428 BLDS
- Bồi thường thiệt hại: việc vi phạm nghĩa vụ hợp đồng của một bên làm phát sinh thiệt
hại cho bên kia thì bên gây thiệt hại có trách nhiệm phải bồi thường
thiệt hại được bồi thường là toàn bộ thiệt hại, bao gồm thiệt hại thực tế và trực tiếp về
vật chất và về tinh thần mà bên bị vi phạm phải gánh chịu do bên vi phạm gây ra
(Điều 419, 360 BLDS, Điều 302 LTM).
- Phạt vi phạm: phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó
bên vi phạm phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.
BLDS không quy định một giới hạn tối đa cho số tiền phạt vi phạm (Điều 418 BLDS)
BLDS Việt Nam còn quy định rằng các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm
nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại, hoặc vừa
phải chịu phạt vi phạm vừa phải bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, nếu các bên chỉ có
thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi
phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi
phạm.
nếu các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm mà không có tuyên bố nào thêm về việc
bồi thường thiệt hại trong hợp đồng, thì theo BLDS bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu
cầu trả tiền phạt vi phạm (mà không được yêu cầu thêm tiền bồi thường thiệt hại);
- Chấm dứt hợp đồng: việc hủy bỏ hợp đồng và đơn phương chấm dứt hợp đồng (hoặc
đình chỉ thực hiện hợp đồng theo Điều 310 LTM) chỉ xảy ra khi có vi phạm nghiêm
trọng nghĩa vụ hợp đồng. Hai biện pháp chấm dứt hợp đồng này được áp dụng trong
những hoàn cảnh hoàn toàn khác nhau và dẫn tới hậu quả pháp lý cũng hoàn toàn
khác nhau.
Hủy bỏ hợp đồng được áp dụng trong trường hợp bên kia vi phạm hợp đồng là điều
kiện hủy bỏ hợp đồng mà các bên đã thỏa thuận; bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa
vụ hợp đồng; hoặc trường hợp khác do pháp luật quy định (Điều 423 BLDS).
Việc hủy bỏ hợp đồng này dẫn tới việc hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao
kết, các bên không phải thực hiện các nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng, trừ
những thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết
tranh chấp và do vậy các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận từ việc thực
hiện hợp đồng (Điều 427 BLDS)

31
Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng xảy ra khi một bên vi phạm nghiêm trọng
nghĩa vụ trong hợp đồng; theo sự thỏa thuận của các bên; hoặc theo quy định của
pháp luật. Và khi xảy ra trường hợp này, bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp
đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt hợp đồng, nếu không
thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thì
hợp đồng chấm dứt hiệu lực kể từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt
(Điều 428 BLDS). Nói cách khác, các giao dịch trước thời điểm này vẫn phát sinh
hiệu lực, khác hoàn toàn với trường hợp hủy bỏ hợp đồng.

81. Nêu các trường hợp chấm dứt hợp đồng


Trả lời:

Điều 422. Chấm dứt hợp đồng


Hợp đồng chấm dứt trong trường hợp sau đây:
1. Hợp đồng đã được hoàn thành;
2. Theo thỏa thuận của các bên;
3. Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp
đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;
4. Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện;
5. Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn;
6. Hợp đồng chấm dứt theo quy định tại Điều 420 của Bộ luật này;
7. Trường hợp khác do luật quy định

82. So sánh hậu quả pháp lý của vô hiệu hợp đồng, huỷ bỏ hợp đồng và chấm dứt hợp đồng
Trả lời:

Hợp đồng vô hiệu Chấm dứt hợp đồng Hủy bỏ hợp đồng
Căn cứ Điều 407 Bộ luật Dân Điều 422 Bộ luật Dân sự 2015 Điều 423 đến Điều 427
pháp lý sự 2015 BLDS 2015
Chế tài Bồi thường (nếu có lỗi - Bồi thường thiệt hại
gây thiệt hại)
- Phạt vi phạm
Hậu quả + Không làm phát - Với hợp đồng đã hoàn thành Các bên hoàn trả cho
pháp lý sinh, thay đổi, chấm + Hợp đồng phát sinh hiệu lực, các bên nhau những gì đã nhận
dứt quyền, nghĩa vụ được hưởng các quyền và thực hiện đầy sau khi trừ đi các chi phí
dân sự của các bên kể đủ nghĩa vụ theo nội dung hợp đồng cho hợp lý trong thực hiện
từ thời điểm giao dịch bên kia hợp đồng và chi phí bảo
được xác lập. - Với hợp đồng bị hủy bỏ quản, phát triển tài sản.
+ Không có hiệu lực từ thời điểm giao - Các bên không phải
+ Khôi phục lại tình kết, các bên không phải thực hiện nghĩa thực hiện nghĩa vụ đã
trạng ban đầu, hoàn vụ đã thỏa thuận, trừ thỏa thuận về phạt thoả thuận, trừ thoả thuận
trả cho nhau những gì vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa về phạt vi phạm, bồi
đã nhận. thuận về giải quyết tranh chấp. thường thiệt hại và thoả
+ Hoàn trả cho nhau những gì đã nhận thuận về giải quyết tranh
Không thể hoàn trả sau khi trừ chi phí hợp lý trong thực chấp.
được bằng hiện vật thì hiện hợp đồng và chi phí bảo quản, phát - Nếu bên huỷ bỏ hợp
trị giá thành tiền để triển tài sản đồng không thông báo

32
hoàn trả. + Việc hoàn trả được thực hiện bằng ngay cho bên kia biết về
hiện vật. Trường hợp không hoàn trả việc huỷ bỏ mà gây thiệt
+ Bên ngay tình trong được bằng hiện vật thì được trị giá hại thì phải bồi thường.
việc thu hoa lợi, lợi thành tiền để hoàn trả.
tức không phải hoàn + Bên bị thiệt hại do hành vi vi phạm
trả lại hoa lợi, lợi tức nghĩa vụ của bên kia được bồi thường
đó.
+ Nếu hủy bỏ hợp đồng mà không có
+ Bên có lỗi gây thiệt căn cứ (chậm thực hiện nghĩa vụ, không
hại thì phải bồi có khả năng thực hiện, tài sản bị mất, bị
thường. hư hỏng, vi phạm nghiệm trọng nghĩa
vụ hợp đồng, vi phạm vào điều kiện hủy
bỏ mà các bên đã thỏa thuận) thì phải
chịu trách nhiệm bồi thường
- Hợp đồng chấm dứt do đơn phương
chấm dứt
+ Các bên không phải tiếp tục thực hiện
nghĩa vụ, trừ thỏa thuận về phạt vi
phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa
thuận về giải quyết tranh chấp.
+ Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền
yêu cầu bên kia thanh toán phần nghĩa
vụ đã thực hiện.
+ Bên bị thiệt hại do hành vi không thực
hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng của
bên kia được bồi thường.
+ Trường hợp việc đơn phương chấm
dứt thực hiện hợp đồng không có căn cứ
(bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ
trong hợp đồng hoặc các bên có thỏa
thuận hoặc pháp luật có quy định ) thì
bên đơn phương phải thực hiện trách
nhiệm dân sự theo quy định của Bộ luật
Dân sự 2015, luật khác có liên quan do
không thực hiện đúng nghĩa vụ trong
hợp đồng.

83. Trình bày khái niệm và đặc điểm pháp lý của hợp đồng mua bán tài sản
Trả lời:

Điều 430. Hợp đồng mua bán tài sản


Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở
hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán.
Hợp đồng mua bán nhà ở, mua bán nhà để sử dụng vào mục đích khác được thực hiện theo
quy định của Bộ luật này, Luật nhà ở và luật khác có liên quan.

Đặc điểm pháp lý:

33
- Giao một tài sản để lấy một số tiền
- Là một hợp đồng song vụ: nó làm phát sinh nghĩa vụ của 2 bên với nhau
- LÀ 1 HĐ chuyển giao TS có đền bù
- Là một hợp đồng ưng thuận: Thời điểm giao TS/Thời điểm ghi nhận sự thỏa thuận đó
bằng VB
- Là 1 HĐ trọng thức nếu đối tượng mua bán là TS có giá trị lớn và phải đăng ký quyền
sở hữu
- MỤC đích chuyển giao quyền sở hữu đối vơi staif sản từ bên bán sang bên mua

84. Trình bày hiệu lực pháp lý của hợp đồng mua bán tài sản
Trả lời:

Điều kiện HĐ có hiệu lực


- Người tham gia giao kết HĐ có năng lực hành vi dân sự
- ND và mục đích của Giao dịch không trái PL, Đạo đức xã hội
- Tự nguyện
- Hình thức phù hợp theo quy định của PL

Phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên:

Bên bán:

- Có nghĩa vụ giao TS cho bên mua đúng hạn , đúng phương thức, đúng địa điểm như
đã thỏa thuận hoặc do luật quy định
- Bảo đảm quyền sở hữu cho bên mua như chuyển TS và giấy tờ xác nhận quyền sở
hữu TS của mình
- Đảm bảo chất lượng TS đem bán

Bên mua:

- Trả tiền đúng như đã thỏa thuận & nhận Ts khi bên bán giao cho
- Quyền yêu cầu bên bán giao đúng vật, đúng chất lượng, số lượng…đúng thời hạn
- CÓ quyền hủy hợp đồng hoặc nhận TS thì yc bên bán phải BTTH nếu bên bán không
giáo đúng đủ số lượng…
- Có quyền sở hữu đối với TS mua kể từ khi nhận TS từ bên bán….

85. Trình bày một số vấn đề pháp lý trong hợp đồng mua bán tài sản có điều kiện chuộc lại
Trả lời:

“bảo lưu quyền sở hữu” đuợc là biện pháp bảo đảm áp dụng trong hợp đồng mua bán TS

“Bảo lưu quyền sở hữu” được quy định trong Bộ luật dân sự 2015 từ Điều 331 đến Điều 334.
Theo đó:
- Quyền sở hữu tài sản có thể được bên bán bảo lưu và chỉ chuyển giao cho bên mua
khi nghĩa vụ thanh toán được thực hiện đầy đủ;
- Bảo lưu quyền sở hữu phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm
đăng ký;

34
- Trường hợp bên mua không hoàn thành nghĩa vụ thanh toán cho bên bán theo thỏa
thuận thì bên bán có quyền đòi lại tài sản;
- Bảo lưu quyền sở hữu chấm dứt khi: Nghĩa vụ thanh toán cho bên bán được thực hiện
xong; bên bán nhận lại tài sản bảo lưu quyền sở hữu; theo thỏa thuận của các bên.

Vì vậy, nếu như coi bảo lưu quyền sở hữu là một biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng thì
cũng có thể coi việc chuộc lại tài sản đã bán cũng là một biện pháp bảo đảm việc ký hợp đồng
mua lại tài sản (quyền sở hữu của chủ sở hữu). Bên bán từ người bán trở thành người mua
trong hợp đồng mua lại và thực hiện nghĩa vụ chuộc lại tài sản trong thời gian chuộc lại tài
sản. Trường hợp bên bán không chuộc lại trong thời gian này thì bên mua có quyền sở hữu
đầy đủ đối với tài sản.

 Thời hạn chuộc lại tài sản


 Giá chuộc lại tài sản
 Quyền và trách nhiệm của bên mua
Không giống như các hợp đồng mua bán thông thường, người mua sau khi xác lập
được quyền sở hữu với tài sản mua bán sẽ có quyền định đoạt tài sản, nhưng đối với hình
thức này, người mua không thể thực hiện đầy đủ quyền của mình trong thời gian chuộc
lại tài sản. Cụ thể:
- Bị hạn chế quyền định đoạt tài sản – không được xác lập giao dịch chuyển quyền sở
hữu tài sản cho chủ thể khác;
- Chịu rủi ro với tài sản mình đang sở hữu khi họ là chủ thể thực hiện việc nắm giữ,
chiếm hữu.
Đây cũng được coi là trách nhiệm của bên mua trong thời hạn chuộc lại nhằm bảo vệ
lợi ích của bên bán, đảm bảo quyền được chuộc lại tài sản của họ.

86. Trình bày khái niệm và đặc điểm pháp lý của hợp đồng trao đổi tài sản và phân biệt với
hợp đồng mua bán tài sản
Trả lời:

Điều 455. Hợp đồng trao đổi tài sản


1. Hợp đồng trao đổi tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó các bên giao tài sản và
chuyển quyền sở hữu đối với tài sản cho nhau.
2. Hợp đồng trao đổi tài sản phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực hoặc
đăng ký, nếu pháp luật có quy định.
3. Trường hợp một bên trao đổi cho bên kia tài sản không thuộc quyền sở hữu của mình hoặc
không được chủ sở hữu ủy quyền thì bên kia có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường
thiệt hại.
4. Mỗi bên đều được coi là người bán đối với tài sản giao cho bên kia và là người mua đối
với tài sản nhận về. Các quy định về hợp đồng mua bán từ Điều 430 đến Điều 439, từ Điều
441 đến Điều 449 và Điều 454 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng trao đổi
tài sản.

Đặc điểm pháp lý của hợp đồng trao đổi tài sản
- Là hợp đồng có đền bù
- Là hợp đồng song vụ
- Tính chất ngang giá là bản chất của hợp đồng trao đổi : các bên có thể trao đổi vật
khác giá trị và tính đền bù chênh lệch

35
87. Trình bày khái niệm và đặc điểm pháp lý của hợp đồng tặng cho tài sản
Trả lời:

Điều 457. Hợp đồng tặng cho tài sản


Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản
của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được
tặng cho đồng ý nhận.

Đặc điểm pháp lý của hợp đồng tặng cho TS:


- Là hợp đồng không có đền bù :
- Là hợp đồng thực tế: có hiệu lực khi bên được tặng cho nhận TS

88. Trình bày khái niệm và đặc điểm pháp lý của hợp đồng vay tài sản và phân biệt với hợp
đồng mượn tài sản
Trả lời:

Điều 463. Hợp đồng vay tài sản


Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên
vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số
lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Đặc điểm pháp lý của hợp đồng vay tài sản:


- Là hợp đồng đơn vụ: đối với TH vay không có lãi suất
- Là hợp đồng có đền bù (vay có lãi suất) hoặc không có đền bù (vay không có lãi suất)
- Là hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu đối với TS từ bên cho vay sang bên vay, trừ
TH có đk sử dụng

89. Trình bày khái niệm và đặc điểm pháp lý của hợp đồng mượn tài sản và phân biệt với
hợp đồng vay tài sản
Trả lời:

Điều 494. Hợp đồng mượn tài sản


Hợp đồng mượn tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản
cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, bên mượn phải trả lại
tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được.

Đặc điểm pháp lý của hợp đồng mượn TS:


- Là hợp đồng không có đền bù
- Là hợp đồng đơn vụ
- Là hợp đồng thực tế
- Đối tượng : vật đặc định không tiêu hao
- Bên cho mượn là nguời có quyền sở hữu tài sản hoặc có quyền được chuyển dịch

36
Tiêu chí Hợp đồng vay tài sản Hợp đồng mượn Tài sản

Đối tượng Thông thường là 1 khoản tiền Tài sản không tiêu hao
VD; vay gạo, tiền, vàng… VD; xe máy, điện thoại…
Đặc điểm pháp -Là hợp đồng song vụ (nếu trả lãi) -là hợp đồng đơn vụ
lý -LÀ HĐ chuyển giao quyền sở hữu - LÀ hợp đồng thực tế
đối với TS từ bên cho vay sang bên
vay, khi bên vay nhận tài sản
Trả lãi Có thảo thuận trả lãi, Pl có quy định Không có việc trả lãi
Tính chất đền Có đền bù hoặc không đền bù Không có đền bù

Quyền đối với Quyền sở hữu Quyền sử dụng
TS

90. Trình bày khái niệm và đặc điểm pháp lý của hợp đồng thuê tài sản
Trả lời:

Điều 472. Hợp đồng thuê tài sản


Hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho
bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê.
Hợp đồng thuê nhà ở, hợp đồng thuê nhà để sử dụng vào mục đích khác được thực hiện theo
quy định của Bộ luật này, Luật nhà ở và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Đặc điểm pháp lý của hợp đồng thuê TS là :


- Hợp đồng có đền bù
- Hợp đồng song vụ
- Đối tượng: vật đặc định và không tiêu hao gồm tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng,
quyền sử dụng đất….
- Căn cứ phát sinh quyền chiếm hữu, sự dụng tài sản bên thuê
-

91. Phân biệt hợp đồng thuê tài sản và hợp đồng thuê khoán tài sản
Trả lời:

1.Khái niệm
– Điều 472 Bộ luật dân sự 2015 quy định Hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên,
theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải
trả tiền thuê.
– Hợp đồng thuê khoán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê khoán giao
tài sản cho bên thuê khoán để khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản
thuê khoán và bên thuê khoán có nghĩa vụ trả tiền thuê.
2. Điểm giống nhau
– Hợp đồng thuê khoán tài sản và hợp đồng thuê tài sản thông thường đều là hợp đồng dân sự
mang những đặc điểm cơ bản nhất của hợp đồng dân sự.

37
– Hai loại hợp đồng trên đều dựa theo sự thỏa thuận giữa các bên.
– Được quyền sử dụng tài sản thuê.
Xem thêm: Hình thức và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự
3. Điểm khác nhau

Tiêu
chí Hợp đồng thuê tài sản Hợp đồng thuê khoán tài sản

Phạm vi đối tượng hẹp hơn, bao gồm: Đất đai,


rừng, mặt nước chưa khai thác, súc vật, cơ sở sản
xuất kinh doanh, tư liệu sản xuất cùng các trang
Có đối tượng là tài sản nói chung thiết bị cần thiết khác.

Đối tượng ->Chủ yếu là tư liệu sinh hoạt ->Chủ yếu là tư liệu sản xuất

Khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức thu
Đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hoặc khai thác để đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh. được từ
Mục đích công dụng của tài sản vào mục đích sản xuất tài sản.

Sử dụng tài Chỉ được khai thác công dụng của tài sản Được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức
sản thuê theo tính năng thu được từ tài sản thuê khoán.

Thời hạn thuê do các bên thỏa thuận; nếu


không có thỏa thuận thì được xác định theo
mục đích thuê.

Trường hợp các bên không thỏa thuận về Thời hạn thuê khoán do các bên thỏa thuận.
thời hạn thuê và thời hạn thuê không thể xác Trường hợp không có thỏa thuận hoặc có thỏa
định được theo mục đích thuê thì mỗi bên có thuận nhưng không rõ ràng thì thời hạn thuê
quyền chấm dứt hợp đồng bất cứ lúc nào, khoán được xác định theo chu kỳ sản xuất, kinh
nhưng phải thông báo cho bên kia trước một doanh phù hợp với tính chất của đối tượng thuê
Thời hạn thuê thời gian hợp lý. khoán.

Giá thuê do các bên thỏa thuận hoặc do


người thứ ba xác định theo yêu cầu của các
bên, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Trường hợp không có thỏa thuận hoặc thỏa


thuận không rõ ràng thì giá thuê được xác Giá thuê khoán do các bên thỏa thuận; nếu thuê
Xác định giá định theo giá thị trường tại địa điểm và thời khoán thông qua đấu thầu thì giá thuê khoán là
thuê điểm giao kết hợp đồng thuê. giá được xác định theo kết quả đấu thầu.

Hình thức hợp


đồng Do các bên thỏa thuận Bằng văn bản

Giao tài sản Bên thuê phải trả lại tài sản thuê trong tình Khi giao tài sản thuê khoán, các bên phải lập biên

38
trạng như khi nhận, trừ hao mòn tự nhiên
bản đánh giá tình trạng của tài sản thuê khoán và
hoặc theo đúng như tình trạng đã thỏa thuận;
xác định giá trị tài sản thuê khoán.
nếu giá trị của tài sản thuê bị giảm sút so với
tình trạng khi nhận thì bên cho thuê có quyền Trường hợp các bên không xác định được giá trị
yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ hao mòn tự thì mời người thứ ba xác định giá trị và phải lập
nhiên. thành văn bản.

Bên cho thuê phải bảo đảm tài sản thuê trong
tình trạng như đã thỏa thuận, phù hợp với
mục đích thuê trong suốt thời gian cho thuê; Trong thời hạn khai thác tài sản thuê khoán, bên
phải sửa chữa những hư hỏng, khuyết tật của thuê khoán phải bảo quản, bảo dưỡng tài sản thuê
tài sản thuê, trừ hư hỏng nhỏ mà theo tập khoán và trang thiết bị kèm theo bằng chi phí của
Rủi ro quán bên thuê phải tự sửa chữa. mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác

Trong thời hạn thuê khoán súc vật, bên thuê


khoán được hưởng nửa số súc vật sinh ra và phải
Nếu tài sản thuê là gia súc thì bên thuê phải chịu 1 nửa những thiệt hại về súc vật thuê khoán
trả lại gia súc đã thuê và cả gia súc được sinh do sự kiện bất khả kháng, trừ trường hợp có thỏa
Hoa lợi, lợi tức ra trong thời gian thuê thuận khác

Tiền thuê khoán có thể là hiện vật, tiền hoặc thực


hiện 1 công việc. Trường hợp bên thuê khoán
phải trả hiện vật theo thời vụ hoặc theo chu kỳ
khai thác công dụng của tài sản thuê khoán thì
phải trả vào thời điểm kết thúc thời vụ hoặc kết
Thanh toán Tiền thuê là tiền và được trả khi trả lại tài sản thúc chu kỳ khai thác, trừ trường hợp có thỏa
tiền thuê thuận khác.

Khi giao kết hợp đồng thuê khoán, các bên có thể
thỏa thuận điều kiện về việc giảm tiền thuê
khoán; nếu hoa lợi, lợi tức bị mất ít nhất là một
phần ba do sự kiện bất khả kháng thì bên thuê
Miễn giảm tiền khoán có quyền yêu cầu giảm hoặc miễn tiền thuê
thuê Bên thuê không được miễn giảm tiền thuê khoán, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Trường hợp bên thuê khoán vi phạm nghĩa vụ mà


việc khai thác đối tượng thuê khoán là nguồn
sống duy nhất của bên thuê khoán và việc tiếp tục
thuê khoán không làm ảnh hưởng nghiêm trọng
đến lợi ích của bên cho thuê khoán thì bên cho
Bên cho thuê có quyền đơn phương chấm thuê khoán không được đơn phương chấm dứt
Đơn phương dứt hợp đồng nếu bên thuê sử dụng tài sản thực hiện hợp đồng; bên thuê khoán phải cam kết
chấm dứt hợp không đúng mục đích, không đúng công với bên cho thuê khoán không được tiếp tục vi
đồng dụng. phạm hợp đồng.

39
92. Phân biệt hợp đồng thuê khoán tài sản và hợp đồng chuyển giao quyền hưởng dụng
Trả lời:

93. Trình bày khái niệm và đặc điểm pháp lý của hợp đồng gửi giữ tài sản
Trả lời:

Điều 554. Hợp đồng gửi giữ tài sản


Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên
gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, bên gửi
phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công.

Đặc điểm pháp lý của Hợp đồng gửi giũa TS:


- LÀ hợp đồng song vụ
- Là hợp đồng có đền bù (nhận tiền công) hoặc không có đền bù (không nhận thù lao)
- Đối tượng: TS được tự do lưu thông

94. Trình bày về thời hiệu khởi kiện yêu cầu hoàn trả tài sản phát sinh từ tranh chấp hợp
đồng gửi giữ
Trả lời:

95. Trình bày khái niệm và đặc điểm pháp lý của hợp đồng gia công
Trả lời:

Điều 542. Hợp đồng gia công


Hợp đồng gia công là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên nhận gia công thực hiện công
việc để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công, bên đặt gia công nhận sản phẩm
và trả tiền công

Đặc điểm pháp lý của hợp đồng gia công:


- Là hợp đồng song vụ
- Là hợp đồng có đền bù
- Có kết quả là 1 vật thể hóa: vtaaj được xác định trước , theo một tiêu chuẩn do các
bên thỏa thuận hoặc do PL quy định
- Có đặc điểm của hợp đồng mua bán; trả tiền mua NVL
-

Tiêu chí HĐ gia công HĐ dịch vụ


Đối tượng giao Là vật được xác định trước theo mẫu, Là công việ có thể thực hiện được,
dịch theo tiêu chuẩn nhất định. không bị PL cấm, không trái đạo đức
Là hàng hóa vật chất XH
Là loại hàng hóa phi vật chất

40
Chuyển giao HĐ kết thúc khi bên nhận gia công HĐ kết thúc khi bên thuê thỏa mãn
bàn giao sản phẩm cho bên gia công công việc cung ứng thực hiện
và bên đặt gia công hoàn thành nghĩ
vụ thanh toán phí gia công
Giá cả Tiền công có thể trả 1 lần hoặc định Tiền thuê dịch vụ được đánh giá trên
kỳ công sức tài sản bên cung ứng dịch vụ
Nếu bên giao gia công chậm trả tiền bỏ ra để hoàn thành công việc theo
thì phải trả đối với số tiền trả chậm thỏa thuận
theo lãi suất cơ bản
Mục đích của Kết quả thể hiện dưới dạng vật chất Không thể hiện dưới dạng vật chất
hợp đồng

96. Phân loại hợp đồng gia công và đối với mỗi phân loại ảnh hưởng ra sao tới việc xác định
quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng
Trả lời:

97. Trình bày khái niệm, phân loại và đặc điểm pháp lý của hợp đồng vận chuyển
Trả lời:

Hợp đồng vận chuyển

Điều 522. Hợp đồng vận chuyển hành khách


Hợp đồng vận chuyển hành khách là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên vận chuyển
chuyên chở hành khách, hành lý đến địa điểm đã định theo thỏa thuận, hành khách phải
thanh toán cước phí vận chuyển.

Điều 530. Hợp đồng vận chuyển tài sản


Hợp đồng vận chuyển tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên vận chuyển có nghĩa
vụ chuyển tài sản đến địa điểm đã định theo thỏa thuận và giao tài sản đó cho người có
quyền nhận, bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ trả cước phí vận chuyển.

Phân loại:
- Hợp đồng vận chuyển hành khách
- Hợp đồng vận chuyển tài sản

Đặc điểm pháp lý của hợp đồng vận chuyển

- Hành khách:
o Là hợp đồng song vụ
o Là hợp đồng có đền bù
o Là hợp đồng ưng thuận
- Tài sản:
o Là hợp đồng song vụ
o Là hợp đồng có đền bù

41
98. Phân tích quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng vận chuyển tương ứng với
từng phân loại.
Trả lời:

99. Trình bày khái niệm và đặc điểm pháp lý của hợp đồng uỷ quyền tài sản
Trả lời:

Điều 562. Hợp đồng ủy quyền


Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ
thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa
thuận hoặc pháp luật có quy định.

Đặc điểm pháp lý của hợp đồng ủy quyền


- Là hợp đồng song vụ
- Là hợp đồng có đền bù (nhận thù lao) hoặc không có đền bù

100. Phân tích mối quan hệ giữa hợp đồng uỷ quyền và quan hệ đại diện ba bên
Trả lời:

Trên cơ sở HĐ ủy quyền, người được ủy quyền đại diện cho người ủy quyền thực hiện các
hành vi pháp lý trong phạm vi thẩm quyền. vì vậy, đại diện theo ủy quyền có 2 mqh pháp lý
cùng tồn tại:
- Quan hệ giữa người ủy quyền và người được ủy quyền.
- Quan hệ giữa người được ủy quyền với bên thứ 3 của giao dịch

người ủy Quan hệ bên trong:


quyền hình thành từ hợp
đồng, theo quy định
của PL

người được
bên thứ 3
ủy quyền

Quan hệ bên ngoài:

101. Trình bày khái niệm và đặc điểm pháp lý của hợp đồng vì lợi ích của người thứ
ba
Trả lời:

Khoản 5 Điều 402 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

42
“5. Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng đều phải
thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó.”

Đặc điểm pháp lý của hợp đồng vì lợi ích của người thứ 3:
- Thứ nhất, sự thỏa thuận, thống nhất ý chí của các bên trong hợp đồng vì lợi ích của
người thứ ba không chỉ làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ cho chính các bên trong
hợp đồng mà còn làm cơ sở làm phát sinh quyền và lợi ích cho người thứ ba.

- Thứ hai, người thứ ba hưởng lợi ích từ hợp đồng trong phạm vi các điều kiện do hợp
đồng quy định. Theo đó, họ có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ, có
quyền từ chối hưởng lợi ích và cho phép các bên trong hợp đồng sửa đổi, hủy bỏ hợp
đồng.

- Thứ ba, người thứ ba phải là một người được xác định rõ trong hợp đồng. Đây cũng là
một trong những dấu hiệu người thứ ba được hưởng lợi, Họ không nhất thiết phải đang
tồn tại vào thời điểm hợp đồng được xác lập mà chỉ cần được xác định về mặt đặc tính
hay những thông tin nhất định.

Điều kiện của hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba

Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba có hai điều kiện sau:
 Phải tồn tại mối liên quan giữa các chủ thể trong hợp đồng
Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba có hai bên giao kết, một bên tạm gọi là bên có
quyền, một bên gọi là bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ với người thứ ba, họ có sự ràng
buộc lẫn nhau bởi chính những điều khoản đã thỏa thuận.
Trường hợp chỉ duy nhất người thứ ba là người hưởng thụ lợi ích từ hợp đồng, thì bên có
quyền có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ với người thứ bà và phải thanh
toán cho bên có nghĩa vụ. Bên có nghĩa vụ chỉ phải thực hiện nghĩa vụ với người thứ ba và có
thể yêu cầu bên có quyền thanh toán cho mình các khoản chi phí.
Trong trường hợp bên có quyền đồng thời hưởng lợi ích cùng người thứ ba thì khi đó bên
có nghĩa vụ phải đồng thời thực hiện nghĩa vụ với người thứ bà và người có quyền.
 Hợp đồng không thể bị hủy bỏ bởi các chủ thể của hợp đồng
Căn cứ Điều 417 Bộ luật dân sự 2015 thì khi người thứ ba đã đồng ý hưởng lợi ích thì dù
hợp đồng chưa được thực hiện, các bên giao kết hợp đồng cũng không được sửa đổi hoặc hủy
bỏ hợp đồng, trừ trường hợp được người thứ ba đồng ý.

102. Phân tích địa vị pháp lý của người thứ ba trong hợp đồng vì lợi ích của người
thứ ba
Trả lời:

Trong hợp đồng này, hai chủ thể ký kết vẫn là bên có quyền và bên có nghĩa vụ, bên
thứ ba không phải là chủ thể trong giao dịch ký kết hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba.
Người thứ ba chỉ là một chủ thể được hưởng lợi ích từ thỏa thuận của các chủ thể trong giao
dịch.
 Quyền và nghĩa vụ của người thứ ba trong hợp đồng

43
Căn cứ Điều 415, Điều 416 Bộ luật Dân sự 2015 thì:
Khi thực hiện hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba thì người thứ ba có quyền trực
tiếp yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình; nếu các bên trong hợp
đồng có tranh chấp về việc thực hiện hợp đồng thì người thứ ba không có quyền yêu cầu thực
hiện nghĩa vụ cho đến khi tranh chấp được giải quyết.
Bên có quyền cũng có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng vì lợi ích của
người thứ ba.
Trường hợp người thứ ba từ chối lợi ích của mình trước khi bên có nghĩa vụ thực hiện
nghĩa vụ thì bên có nghĩa vụ không phải thực hiện nghĩa vụ, nhưng phải thông báo cho bên có
quyền và hợp đồng được coi là bị hủy bỏ, các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Trường hợp người thứ ba từ chối lợi ích của mình sau khi bên có nghĩa vụ đã thực
hiện nghĩa vụ thì nghĩa vụ được xem là đã hoàn thành và bên có quyền vẫn phải thực hiện
cam kết đối với bên có nghĩa vụ. Trong trường hợp này, lợi ích phát sinh từ hợp đồng thuộc
về bên mà nếu hợp đồng không vì lợi ích của người thứ ba thì họ là người thụ hưởng, trừ
trường hợp có thỏa thuận khác.
 Người thứ ba hưởng lợi trong hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba
Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là một dạng hợp đồng đặc biệt. Hợp đồng này
có sự tham gia của “người thứ ba”. “Người thứ ba” này không phải là chủ thể của hợp đồng,
song được hưởng lợi do hợp đồng đem lại.
Theo điều 385 Bộ luật dân sự 2015 thì hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc
xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Như vậy, chủ thể của hợp đồng là
người (pháp nhân) thể hiện ý chí của mình trong hợp đồng nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm
dứt một thỏa thuận nào đó. Trong trường hợp này, người thứ ba không được coi là chủ thể,
bởi trong hợp đồng không thể hiện ý chí của họ. Người thứ ba trong hợp đồng này là người
thụ hưởng các lợi ích do hợp đồng mang lại, hay lợi ích của người thứ ba chính là đối tượng
của hợp đồng

103. Trình bày khái niệm và đặc điểm pháp lý của hợp đồng hợp tác
Trả lời:

Điều 504. Hợp đồng hợp tác


1. Hợp đồng hợp tác là sự thỏa thuận giữa các cá nhân, pháp nhân về việc cùng đóng góp tài
sản, công sức để thực hiện công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.
2. Hợp đồng hợp tác phải được lập thành văn bản

Đặc điểm pháp lý của hợp đồng hợp tác:


- Hợp đồng có nhiều bên tham gia, các chủ thể gia gia với mục đích hợp tác
cùng làm 1 công việc để sản xuất kinh doanh. Vì đối tượng của hợp đồng
hợp tác là các cam kết mà các bên đã thỏa thuận, cho nên hợp đồng Hợp tác
mang tính ưng thuận
- Hợp đồng song vụ

44
- Là hợp đồng không có đền bù: đóng góp tài sản sau khi hợp tác- chia lợi
nhuận/ chịu lỗ => tành viên đều phải gánh chịu theo phần đóng góp của
mình.

104. Trình bày những khác biệt cơ bản trong quy chế pháp lý về hợp đồng hợp tác so
với các hợp đồng khác
Trả lời:

105. Trình bày một số vấn đề pháp lý của hợp đồng về quyền sử dụng đất
Trả lời:

Điều 500. Hợp đồng về quyền sử dụng đất


Hợp đồng về quyền sử dụng đất là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó người sử dụng đất
chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử
dụng đất hoặc thực hiện quyền khác theo quy định của Luật đất đai cho bên kia; bên kia thực
hiện quyền, nghĩa vụ theo hợp đồng với người sử dụng đất.

106. Phân tích cấu trúc của pháp luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Trả lời:

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng` - `Hành vi bất hợp pháp`

Có phần chung và phần riêng : có trong BLDS và Luật chuyên ngành

Phần chung:

Phần riêng: `Do tài sản gây ra` ( ), `do hành vi của người khác gây ra`( chủ thể có
trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho một chủ thể khác),

107. Phân tích khái niêm và chức năng của bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Trả lời:

Khái niệm: xâm phạm đến quyền và lợi ích của người khác, thiệt hại gây ra không
phải do hệ quả của thực hiện 1 nghĩa vụ theo hợp đồng
- Căn cứ phát sinh quan hệ PLDS: quan hệ trái quyền/nghĩa vụ
Quyền: yêu cầu bồi thường thiệt hại (bị hại)
Nghĩa vụ: Bồi thường thiệt hại (gây hại)

Chức năng: bù đắp thiệt hại , răn đe kiềm chế hành động, giáo dục ý thức tuân thủ
pháp luật, bảo vệ tài sản, tôn trọng quyền và lợi ích của người khác

45
108. T Phân biệt bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và bồi thường thiệt hại trong
hợp đồng
Trả lời:

Bồi thường thiệt hại TRONG hợp đồng


Tính chất của BTTH:
- Tính đồng nhất giá trị của trái quyền
- Phải tồn tại lý do quy trách nhiệm
- BTTH bằng tiền

Điều kiện BTTH:

- Yếu tố khách quan:

(1) Tồn tại hành vi không thực hiện nghĩa vụ

(2) có thiệt hại

(3) Mối quan hệ nhân quả giữa không thực hiện nghĩa vụ với thiệt hại

- Yếu tố chủ quan


(4) yếu tố lỗi: lý do quy trách nhiệm

BTTH trong hợp đồng BTTH ngoài hợp đồng


-vi phạm nghĩ vụ -Các bên không có dự liệu tình huống, nằm goài
- Các bên dự liệu được tình huống kiểm soát/ Nghĩ vụ luật định

109. Phân tích điều kiện cấu thành trách nhiệm “Bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng”

Trả lời:

Điều kiện cấu thành trách nhiệm “Bồi thường thiệt hại NGOÀI hợp đồng”
Phần chung: Điều kiện cấu thành
- Hành vi xâm phạm => là hành vi trái pháp luật gây ra cho các chủ thể khác
- Có thiệt hại xảy ra (bắt buộc: có thiệt hại mới có khôi phục tình trạng ban
đầu)
- Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và thiệt hại
- Yếu tố “lỗi”

110. Phân tích yếu tố “hành vi” của chủ thể xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của
chủ thể khác với tư cách là điều kiện cấu thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng
Trả lời:

Theo PLSS; thì là hành vi xâm hại đến quyền và lợi ích của người khác

Theo PLVN: là hành vi trái PL

Phạm vi quyền bị xâm hại:

46
- BLDS đức: giới hạn quyền => bảo vệ quyền tuyệt đối (vật quyền +nhân
quyền+ QSH trí tuệ)
- BLDS nhật: không ghi nhận trái quyền, trong TH đặc thù (án lệ)
- BLDS VN:

“hành vi” gây thiệt hại thông thường thể hiện dưới dạng

- hành động
- không hành động (không cứu giúp người bị nạn…) => khó có thể buộc
BTTH
111. Trái quyền có trở thành đối tượng được bảo vệ thông qua quy chế pháp lý “Bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng” không? Tại sao?
Trả lời:
- Án lệ của Nhật, pháp : ghi nhận
- PLVN : không ghi nhận bảo vệ quyền tuyệt đối.NHưng trong 1 số TH đặc
biệt cần ghi nhận

112. Phân tích yếu tố thiệt hại với tư cách là điều kiện cấu thành trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Trả lời:

Phân loại thiệt hại:

- Vật chất-Tinh thần: (quy định giới hạn:liệt kê; áp dụng mức trần; không phù
hợp trong 1 số TH => cứng nhắc)
o Vật chất: thiệt hại có thể quy tiền => chi phí hợp lý, thu thập bị mất
o Tinh thần: nỗi đau giá trị tinh thần
- Trực tiếp – gián tiếp:
- Tích cực-Tiêu cực:
o Tích cực: thiệt hại không tính được ngay
o Tiêu cực; thiệt hại tính được ngay

Cách xác định thiệt hại:

 Thuyết khoảng cách: (có thể có-thực tế) => ghi nhận các thiệt hại tiêu cực
 Thuyết thực tế: liệt kê => có thể tính được thiệt hại thực tế

113. Thiệt hại tinh thần được thể hiện thế nào trong BLDS 2015? Đưa ra một vài
nhận xét cá nhân.
Trả lời:

Đời sống tinh thần là phạm trù rất rộng: đau thương, mồ côi…

Về nguyên tắc, không thể trị giá được bằng tiền theo nguyên tắc ngang giá trị như
trong trao đổi và không thể phục hồi được

 Với mục đích an ủi, động viên đối với người bị thiệt hại về tinh thần, cũng như có biện pháp
giáo dục ngăn chặn người có hành vi trái pháp luật. BLDS quy định người xâm hại phải: “bồi
thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần” cho người bị thiệt hại, người
thân thích gần gũi người đó phỉa gánh chịu

47
114. Phân tích yếu tố lỗi với tư cách là điều kiện cấu thành trách nhiệm bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng - Trả lời:
Trả lời:

Yếu tố BTTH đuợc xây dựng trên cơ sở Quy lỗi.

Ngoại lệ: có TH thiệt hại xảy ra không do lỗi, nhưng người gây thiệt hại vẫn phải chịu
trách nhiệm với lý do cần bảo đảm công bằng cho người bị thiệt hại (VD; thiệt hại do
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra…), Không cần yếu tố lỗi: ( thiệt hại do ô nhiễm mt sống,
sản phẩm làm ra không đạt chất lượng.)

Lỗi cố ý/vô ý

 Khi người gây thiệt hại có lỗi và người bị thiệt hại phải chứng minh lỗi của người
gây thiệt hại
 “Suy đoán lỗi” người thực hiện hành vi trái pháp luật => coi là có lỗi

Hình thức lỗi, mức độ lỗi ảnh hưởng ít đến việc xác định trách nhiệm

115. Có ý kiến cho rằng yếu tố lỗi với tư cách là điều kiện cấu thành nghĩa vụ bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng đã được loại bỏ khỏi BLDS 2015. Anh (chị) cho biết ý
kiến cá nhân về vấn đề này.
- Trả lời: → không thể bỏ Yếu tố “lỗi” ở phần chung,
Trả lời:

Theo BLDS năm 2005 điều 604 khoản 1: “ người nào do lỗi cố ý hoặc vô ý xâm phạm
đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp
khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân và chủ thể khác mà
gây thiệt hại, thì phải bồi thường”

 Điều kiện cấu thành:


- Có hành vi gây thiệt hại
- Có thiệt hại xảy ra
- Có lỗi của người gây thiệt hại
- Có mối quan hệ nhân quả giữa lỗi của người gây thiệt hại và hậu quả của
thiệt hại

Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín,
tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi
thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

 Không nhắc đến yếu tố lỗi

48
Điều 156 khoản 1,
 “ lỗi” suy đoán, mặc định cho đến khi có bằng chứng

2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường
hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị
thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
 có tác dụng cảnh báo tất cả các chủ thể về sự cẩn trọng
Phải được chứng minh

Bên gây thiệt hại phải chịu một cách đương nhiên đến khi c,m được
rằng lỗi thuộc về bên bị hại/do sự kiện bất khả kháng

116. Nêu các phương thức xác định thiệt hại trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng
Trả lời:

Cách xác định thiệt hại:

 Thuyết khoảng cách: (có thể có-thực tế) => ghi nhận các thiệt hại tiêu cực
 Thuyết thực tế: liệt kê => có thể tính được thiệt hại thực tế

117. Trình bày nguyên tắc bồi thường thiệt hại trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng
Trả lời:

Điều 585. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận
về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một
công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có
quy định khác.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu
không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.

3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây
thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi
mức bồi thường.

4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt
hại do lỗi của mình gây ra.

5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do
không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính
mình.

49
118. Trình bày về chủ thể có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Trả lời:

119. Trình bày về chủ thể có trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Trả lời:

Điều 587. Bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra

Trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường
cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại được
xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người; nếu không xác định được mức độ lỗi
thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau.

 Trách nhiệm liên đới

120. Khái niệm và ý nghĩa của năng lực chịu trách nhiệm trong bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng
Trả lời:

121. Phân tích và bình luận quy chế pháp lý về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
người chưa thành niên xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác
Trả lời:

50
122. Phân tích và bình luận quy chế pháp lý về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
người được giám hộ xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác
Trả lời:

123. Trình bày về các trường hợp miễn trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng
Trả lời:

- Trong tình thế cấp thiết


- Phòng vệ chính đáng
- Lỗi hoàn thoàn thuộc về người thứ ba
- Bất khả kháng
- Được sự đồng ý của người bị hại
o Ngoại lệ: thực hiện hành vi do luật cấm, trái đạo đức xã hội,
thuần phong mĩ tục
- Năng lực chịu trách nhiệm (PLDS VN quy định ?)

124. Thực hiện hành vi xâm hại lợi ích hợp pháp của người khác trong trường hợp
phòng vệ chính đáng có phải bồi thường thiệt hại hay không ? Tại sao ?
Trả lời:

51
125. Trình bày về điều kiện cấu thành phòng vệ chính đáng trong bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng
Trả lời:

Điều kiện:

- Đối với hành vi bất hợp pháp của người khác


- phòng vệ cho lợi ích của mình, của người thứ ba, hoặc lợi ích được người bảo
vệ
- Hành vi gây hại có thể hướng tới người có hành vi bất hợp pháp hoặc người
thứ ba

⇒ Hậu quả pháp lý:

126. Thực hiện hành vi xâm hại lợi ích hợp pháp của người khác trong trường hợp
tình thế cấp thiết có phải bồi thường thiệt hại hay không ? Tại sao ?
Trả lời:

127. Trình bày điều kiện cấu thành tình thế cấp thiết trong bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng
Trả lời:

Điều kiện:

- Tình thế nguy kịch phát sinh ra từ vật/tài sản của người khác
- Bảo vệ quyền và lợi ích của mình, của người thứ ba hoặc lợi ích khác được luật
bảo vệ
- Hành vi xâm hại vật (đối tượng là nguyên nhân xâm hại quyền và lợi ích được luật
bảo vệ)

⇒ Hậu quả pháp lý

128. Phân tích trường hợp miễn trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại và ngoại lệ của
các trường hợp này khi người bị hại chấp nhận (đồng ý) hành vi của người gây hại.

52
Trả lời:

129. Mức bồi thường thiệt hại được giảm trong những trường hợp nào?
Trả lời:

130. Anh/ chị hiểu thế nào về bù trừ lỗi trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Trả lời:

131. Dưới những điều kiện nào pháp nhận phải bồi thường thiệt hại đối với hành vi bất
hợp pháp do người của pháp nhân gây ra
Trả lời:

53
132. Pháp nhân có quyền yêu cầu bồi thường đối với thiệt hại tinh thần trong trường hợp
uy tín, danh dự bị xâm hại không ?
Trả lời:

133. Trình bày những trường hợp người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại nhưng không
phải là người thực hiện hành vi bất hợp pháp theo Bộ Luật dân sự 2015 - Trả lời: TH BTTH
do người khác gây ra
Trả lời:

134. Trình bày điều kiện cấu thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân/pháp nhân
do người làm công, người học nghề của mình gây ra - Trả lời:
Trả lời:

54
135. Trình bày điều kiện cấu thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân/pháp nhân
do người làm công, người học nghề của mình gây ra - Trả lời:
Trả lời:

136. Trình bày điều kiện cấu thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại do công trình xây
dựng gây ra - Trả lời:
Trả lời:

137. Trình bày điều kiện cấu thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra - Trả
lời:
Trả lời:

138. Trình bày điều kiện cấu thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy điểm
cao độ gây ra
Trả lời:

55
139. Trình bày điều kiện cấu thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra - Trả
lời:
Trả lời:

140. Trình bày mối quan hệ giữa chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản, người chiếm
hữu tài sản bất hợp pháp trong trường hợp bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra. - Trả
lời:
Trả lời:

VD: A (có 1 con trâu) → B (người Thuê trâu) → C (người trộm trâu) → Trâu gặp D đang
đi xe máy bật đèn xe → trâu sợ, hoảng loạn đâm vào chị E ?

A - B(hưởng lợi) vs Trâu

⇒ E có quyền yêu cầu C bồi thường

E Yêu cầu B bồi thường Khi B Có lỗi ⇒ nguyên tắc “suy đoán lỗi” ⇒ B mặc nhiên có lỗi

nước ngoài A “ trách nhiệm không lỗi” do A được hưởng lợi

Có quyền yêu cầu D BTTH không?

⇒ Điều kiện BTTH do tài sản gây ra?

 mqh giữa TS/vật với chủ thể có trách nhiệm BTTH ⇒ mqh CSH, chiếm hữu

 Có thiệt hại xảy ra

 mqh nhân-quả ( giữa tài sản với thiệt hại )

 “Lỗi” Trong TH này ngta áp dụng nguyên tắc “suy đoán lỗi” / phân tán rủi ro

Chức năng phân tán rủi ro: Ai là người bồi thường?

56
141. Anh/ chị trình bày hiểu biết của mình về trách nhiệm sản phẩm với tư cách là
quy chế pháp lý tại phần riêng trong pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng -
Trả lời:
Trả lời:

142. Trình bày về điều kiện cấu thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo pháp
luật trách nhiệm sản phẩm - Trả lời:
Trả lời:

câu 143: luật điều chỉnh riêng “ luật trách nhiệm sản phẩm”

VN điều chỉnh ở luật chuyên ngành

Người tiêu dùng → yêu cầu Nhà sản xuất

Điều kiện:

- Tồn tại khuyết tật của Sản phẩm: sản xuất/thiết kế/ chỉ dẫn

- Thiệt hại

- Mqh nhân quả giữa khuyết tật của sản phẩm với thiệt hại

- không đề cập đến “lỗi” ⇒ Mọi trường hợp đều phải bồi thường

143. Trình bày về cơ chế miễn trừ trách nhiệm trong trách nhiệm sản phẩm - Trả lời:
Trả lời:

- Tại sao? ngoài bảo vệ chủ thể .Còn Để KHCN, kinh tế … phát triển kinh tế

TH dưới trình độ KHKT hiện tại NHÀ SẢN Xuất không phát hiện ra lỗi (luật Bảo vệ
quyền lợi nhà tiêu dùng,….)

144. Trình bày khái niệm và ý nghĩa của thực hiện công việc không có uỷ quyền - Trả
lời:
Trả lời:

Thực hiện công việc vì lợi ích của người khác ⇒ có quyền yêu cầu đòi lại

57
145. Phân tích điều kiện xác lập quan hệ nghĩa vụ/trái quyền từ căn cứ thực hiện
công việc không có uỷ quyền
Trả lời:

Điều kiện:

- Không có nghĩa vụ làm công việc đó

- Vì lợi ích của người có công việc được thực hiện

- TỰ nguyện thực hiện

- người được thực hiện: không biết / Biết nhưng không phản đối

146. Trình bày hậu quả pháp lý trong trường hợp xác lập quan hệ nghĩa vụ/ trái quyền từ căn
cứ thực hiện công việc không có uỷ quyền

Trả lời:

146. Trình bày khái niệm và ý nghĩa của chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài
sản không có căn cứ pháp luật
Trả lời:

- bên cạnh 2 nhánh lớn (hợp đồng và hành vi bất hợp pháp:) thì “đắc lợi vô căn” - được lợi về
tài sản không có căn cứ pháp lý
 Hành vi: không xâm hại (đi tình cờ trên đường nhặt được đt)
 là hệ quả của những trường hợp từ hợp đồng,…

Khi anh được lợi mà người khác cũng đang bị thiệt hại người được không có căn cứ
(không chứng minh được có do từ đâu: thừa kế, mua bán…)
→ Người được lợi có nghĩa vụ hoàn trả,
→ quy chế điều chỉnh, cân bằng lợi ích giữa các chủ thể

VD: Hợp đồng vô hiệu

A———————B ( mua bán hàng hóa)

A :đã chuyển giao hàng cho B

A: tuyên bố vô hiệu …`HQLP`: A có quyền yêu cầu B hoàn trả lại hàng hóa (Căn cứ pháp lý:

58
Đắc lợi vô căn chiếm hữu

quy chế điều chỉnh


chung

TH cần điều chỉnh


riêng

Điểm khác nhau căn Hướng tới điều tiết mqh tồn tại Bảo vệ chế độ chiếm
bản hai chủ thể hữu

147. Phân tích điều kiện cấu thành quan hệ nghĩa vụ/trái quyền từ căn cứ chiếm hữu,
sử dụng tài sản , được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật
Trả lời:

đối tượng khác nhau thì đk cấu thành cũng khác nhau

o Vật: “Chủ thể có quyền khác”- chủ thể có quyền hưởng dụng, quyền bề mặt, trái chủ

o Tài sản không nhìn thấy được: (TS tiêu cực)

o tài sản nhìn thấy được (TS tích cực)

148. Chỉ ra một vài quy định trong Bộ Luật dân sự 2015 là quan hệ nghĩa vụ (luật
định) nhưng bắt nguồn từ căn cứ chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản được lợi về
tài sản không có căn cứ pháp luật.
Trả lời:

149. Trình bày hậu quả pháp lý trong trường hợp xác lập quan hệ nghĩa vụ/ trái
quyền từ căn cứ thực hiện công việc không có uỷ quyền
Trả lời:

Hợp đồng vô hiệu…

59
https://hotrothutuc.com/so-sanh-hop-dong-vo-hieu-voi-hop-dong-bi-huy-bo-do-co-vi-pham-
404.html

https://danluat.thuvienphapluat.vn/so-sanh-hop-dong-vo-hieu-va-cham-dut-hop-dong-
172051.aspx

Ngân hàng câu hỏi ôn tập Luật dân sự 3

1. Trình bày khái niệm nghĩa vụ dân sự và bình luận Điều 274 BLDS 2015

2. Phân biệt nghĩa vụ dân sự, nghĩa vụ tự nhiên, nghĩa vụ đạo đức 

3. Trình bày đặc điểm pháp lý của nghĩa vụ 

4. So sánh đặc điểm pháp lý của trái quyền và vật quyền 

5. Phân biệt khái niệm quyền yêu cầu và trái quyền 

6. Phân tích các căn cứ phát sinh nghĩa vụ 

7. Chỉ ra sự khác biệt căn bản giữa căn cứ phát sinh nghĩa vụ là hành vi pháp lý và sự kiện pháp lý 

8. Phân tích và nêu ý nghĩa phân loại nghĩa vụ thành quả và nghĩa vụ công đoạn

9. Phân tích và nêu ý nghĩa phân loại nghĩa vụ chuyển giao vật và nghĩa vụ hành vi 

10.  Phân tích và nêu ý nghĩa phân loại nghĩa vụ chính và nghĩa vụ bổ sung

11. Khái niệm và phân loại nghĩa vụ dân sự có điều kiện 

12.  Trình bày các điều kiện để trở thành đối tượng nghĩa vụ. 

13. Nêu các vấn đề pháp lý căn bản xoay quanh hiệu lực của nghĩa vụ 

14. Nêu một số vấn đề pháp lý liên quan đến thực hiện nghĩa vụ 

15. Trình bày khái quát các trường hợp không thực hiện nghĩa vụ 

16. Điều kiện cấu thành và hậu quả pháp lý không thực hiện nghĩa vụ do chậm thực hiện nghĩa vụ 

17. Điều kiện cấu thành và hậu quả pháp lý không thực hiện nghĩa vụ do nghĩa vụ không có khả năng thực
hiện 

18. Phân loại biện pháp cưỡng chế với tư cách là chế tài đối với bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ 

19. Chức năng và bản chất pháp lý của bồi thường thiệt hại với tư cách là trách nhiệm dân sự trong hợp
đồng 

20. Phân loại thiệt hại trong bồi thường thiệt hại với tư cách là chế tài khi không thực hiện nghĩa vụ 

21. Phân tích các trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng 

60
22. Hậu quả pháp lý trong trường hợp không thực hiện nghĩa vụ do bên có quyền chậm tiếp nhận đối tượng
của nghĩa vụ 

23.  Nêu các phương thức bảo vệ trái quyền của bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ trước nguy cơ bị
xâm hại 

24. Lấy ví dụ mối quan hệ nghĩa vụ nhiều bên (nghĩa vụ có thể phân chia)

25. Lấy ví dụ mối quan hệ nghĩa vụ nhiều bên (nghĩa vụ không thể phân chia) 

26. Phân biệt nghĩa vụ riêng rẽ (nghĩa vụ theo phần) và nghĩa vụ liên đới

27. Phân tích quyền của trái chủ trong trường hợp nghĩa vụ nhiều bên (nghĩa vụ có thể phân chia) 

28. Phân tích quyền của trái chủ trong trường hợp nghĩa vụ nhiều bên (nghĩa vụ không thể phân chia) 

29. Phân tích nghĩa vụ của từng thụ trái đối với yêu cầu của trái chủ trong trường hợp nghĩa vụ có thể phân
chia 

30. Phân tích nghĩa vụ của từng thụ trái đối với yêu cầu của trái chủ trong trường hợp nghĩa vụ không thể
phân chia 

31. Phân tích mối quan hệ giữa các bên cùng có nghĩa vụ đối với một trái chủ trong trường hợp nghĩa vụ có
thể phân chia 

32. Phân tích mối quan hệ giữa các bên cùng có nghĩa vụ đối với một trái chủ trong trường hợp nghĩa vụ có
không thể phân chia 

33.  Phân tích quyền của từng trái chủ trong trường hợp tồn tại trái quyền nhiều bên đối với một bên có
nghĩa vụ duy nhất 

34.  Khái niệm bảo lãnh và bình luận Điều 355 Bộ Luật dân sự 2015

35.  Tại sao nói bảo lãnh là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối nhân 

36.  Phân biệt bảo lãnh với thế chấp và cầm cố 

37.  Phân tích cấu trúc quan hệ bảo lãnh

38.  Trình bày một số vấn đề pháp lý trong mối quan hệ giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh 

39. Trình bày một số vấn đề pháp lý trong mối quan hệ giữa bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh

40. Trình bày một số vấn đề pháp lý trong mối quan hệ giữa bên nhận bảo lãnh và bên được bảo lãnh

41. Phân biệt chuyển giao quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ và chuyển giao nghĩa vụ 

42.  Nêu các trường hợp không thể chuyển giao quyền yêu cầu 

43.  Trình bày nghĩa vụ của người chuyển giao quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ 

44.  Trình bày hệ quả pháp lý sau khi quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ được chuyển giao 

45.  Nêu các trường hợp nghĩa vụ không được chuyển giao 

46.  Trình bày hệ quả pháp lý sau khi nghĩa vụ được chuyển giao 

47. Trình bày các căn cứ chấm dứt nghĩa vụ 

61
48. Khái niệm hơp đồng 

49. Phân loại hợp đồng song vụ và hợp đồng đơn vụ, lấy ví dụ và nêu ý nghĩa của phân loại   

50. Phân loại hợp đồng ưng thuận và hợp đồng thực tế, lấy ví dụ và nêu ý nghĩa của phân loại   

51. Phân loại hợp đồng có đền bù và hợp đồng không có đền bù, lấy ví dụ và nêu ý nghĩa của phân loại   

52. Phân loại hợp đồng thương lượng và hợp đồng mẫu, lấy ví dụ và nêu ý nghĩa của phân loại   

53. Phân loại hợp đồng cá thể và hợp đồng tập thể, lấy ví dụ và nêu ý nghĩa của phân loại   

54. Phân loại hợp đồng gắn với nhân thân và hợp đồng không gắn với nhân thân, lấy ví dụ và nêu ý nghĩa
của phân loại   

55. Phân loại hợp đồng hữu danh và hợp đồng vô danh, lấy ví dụ và nêu ý nghĩa của phân loại   

56. Phân loại hợp đồng liên tục và hợp đồng tức thì, lấy ví dụ và nêu ý nghĩa của phân loại   

57. Trình bày về các nguyên tắc của pháp luật hợp đồng  

58. Phân tích nguyên tắc tự do hợp đồng 

59. Trình bày về giới hạn của nguyên tắc tự do hợp đồng

60. Phân tích nguyên tắc ràng buộc hợp đồng (Pacta Sunt Servanda) 

61. Trình bày về giới hạn của nguyên tắc Pacta Sunt Servanda trong thực hiện hợp đồng. 

62. Phân tích nguyên tắc thiện chí, trung thực trong hợp đồng. Lấy một ví dụ quy định cụ thể trong Bộ Luật
dân sự 2015 thể hiện nguyên tắc thiện chí, trung thực 

63. Khái niệm hiệu lực của hợp đồng  

64. Phân tích ý nghĩa của điều kiện có hiệu lực của hợp đồng

65. Phân tích điều kiện về chủ thể để hợp đồng có hiệu lực 

66. Phân tích điều kiện về nội dung để hợp đồng có hiệu lực 

67. Theo anh/chị hình thức của hợp đồng có là điều kiện có hiệu lực đối với các hợp đồng trọng hình thức
không ? Tại sao ? 

68. Hậu quả pháp lý trong trường hợp hợp đồng vi phạm điều kiện có hiệu lực 

69. So sánh hợp đồng vô hiệu tuyệt đối và hợp đồng vô hiệu tương đối 

70. Điều kiện để người thứ 3 ngay tình được bảo vệ trong trường hợp hợp đồng vô hiệu 

71. Khái niệm đề nghị và chấp nhận trong giao kết hợp đồng 

72. Phân biệt đề nghị giao kết hợp đồng và lời mời đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng 

73. Trình bày về hiệu lực pháp lý của đề nghị giao kết hợp đồng 

74. Trình bày về hiệu lực pháp lý của chấp nhận giao kết hợp đồng

75. Nêu một số trường hợp luật hoá đề nghị và chấp trong nhận giao kết hợp đồng  

76.  Trình bày khái niệm thực hiện hợp đồng 

62
77.  Phân tích về vấn đề pháp lý “đồng thời thực hiện hợp đồng” trong thực hiện hợp đồng song vụ

78.  Trình bày về nguyên tắc thực hiện hợp đồng

79. Trình bày về vấn đề pháp lý gánh chịu rủi ro trong thực hiện hợp đồng song vụ 

80. Trình bày về trách nhiệm dân sự do không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng (Vi phạm nghĩa vụ trong
hợp đồng) 

81.  Nêu các trường hợp chấm dứt hợp đồng 

82.  So sánh hậu quả pháp lý của vô hiệu hợp đồng, huỷ bỏ hợp đồng và chấm dứt hợp đồng

83. Trình bày khái niệm và đặc điểm pháp lý của hợp đồng mua bán tài sản 

84. Trình bày hiệu lực pháp lý của hợp đồng mua bán tài sản 

85. Trình bày một số vấn đề pháp lý trong hợp đồng mua bán tài sản có điều kiện chuộc lại 

86. Trình bày khái niệm và đặc điểm pháp lý của hợp đồng trao đổi tài sản và phân biệt với hợp đồng mua
bán tài sản 

87. Trình bày khái niệm và đặc điểm pháp lý của hợp đồng tặng cho tài sản 

88. Trình bày khái niệm và đặc điểm pháp lý của hợp đồng vay tài sản và phân biệt với hợp đồng mượn tài
sản 

89. Trình bày khái niệm và đặc điểm pháp lý của hợp đồng mượn tài sản và phân biệt với hợp đồng vay tài
sản 

90. Trình bày khái niệm và đặc điểm pháp lý của hợp đồng thuê tài sản

91. Phân biệt hợp đồng thuê tài sản và hợp đồng thuê khoán tài sản 

92. Phân biệt hợp đồng thuê khoán tài sản và hợp đồng chuyển giao quyền hưởng dụng 

93. Trình bày khái niệm và đặc điểm pháp lý của hợp đồng gửi giữ tài sản 

94.  Trình bày về thời hiệu khởi kiện yêu cầu hoàn trả tài sản phát sinh từ tranh chấp hợp đồng gửi giữ

95. Trình bày khái niệm và đặc điểm pháp lý của hợp đồng gia công 

96. Phân loại hợp đồng gia công và đối với mỗi phân loại ảnh hưởng ra sao tới việc xác định quyền và nghĩa
vụ của các bên trong hợp đồng 

97. Trình bày khái niệm, phân loại và đặc điểm pháp lý của hợp đồng vận chuyển

98. Phân tích quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng vận chuyển tương ứng với từng phân loại. 

99. Trình bày khái niệm và đặc điểm pháp lý của hợp đồng uỷ quyền tài sản 

100. Phân tích mối quan hệ giữa hợp đồng uỷ quyền và quan hệ đại diện ba bên 

101. Trình bày khái niệm và đặc điểm pháp lý của hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba 

102. Phân tích địa vị pháp lý của người thứ ba trong hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba 

103. Trình bày khái niệm và đặc điểm pháp lý của hợp đồng hợp tác 

104. Trình bày những khác biệt cơ bản trong quy chế pháp lý về hợp đồng hợp tác so với các hợp đồng khác 

63
105. Trình bày một số vấn đề pháp lý của hợp đồng về quyền sử dụng đất 

106. Phân tích cấu trúc của pháp luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 

107. Phân tích khái niêm và chức năng của bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 

108. Phân biệt bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng 

109. Phân tích điều kiện cấu thành trách nhiệm “Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” 

110. Phân tích yếu tố “hành vi” của chủ thể xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác với tư cách là
điều kiện cấu thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

111. Trái quyền có trở thành đối tượng được bảo vệ thông qua quy chế pháp lý “Bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng” không? Tại sao? 

112. Phân tích yếu tố thiệt hại với tư cách là điều kiện cấu thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng

113. Phân tích yếu tố mối quan hệ nhân quả với tư cách là một trong các điều kiện cấu thành trách nhiệm Bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng 

114. Phân loại thiệt hại trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 

115. Thiệt hại tinh thần được thể hiện thế nào trong BLDS 2015? Đưa ra một vài nhận xét cá nhân.  

116. Phân tích yếu tố lỗi với tư cách là điều kiện cấu thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 

117. Có ý kiến cho rằng yếu tố lỗi với tư cách là điều kiện cấu thành nghĩa vụ bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng đã được loại bỏ khỏi BLDS 2015. Anh (chị) cho biết ý kiến cá nhân về vấn đề này.  

118. Nêu các phương thức xác định thiệt hại trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

119. Trình bày nguyên tắc bồi thường thiệt hại trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

120. Trình bày về chủ thể có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 

121. Trình bày về chủ thể có trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng  

122. Khái niệm và ý nghĩa của năng lực chịu trách nhiệm trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 

123. Phân tích và bình luận quy chế pháp lý về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên
xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác  

124. Phân tích và bình luận quy chế pháp lý về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người được giám hộ xâm
hại quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác

125. Trình bày về các trường hợp miễn trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

126. Thực hiện hành vi xâm hại lợi ích hợp pháp của người khác trong trường hợp phòng vệ chính đáng có
phải bồi thường thiệt hại hay không ? Tại sao ?   

127.  Trình bày về điều kiện cấu thành phòng vệ chính đáng trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 

128. Thực hiện hành vi xâm hại lợi ích hợp pháp của người khác trong trường hợp tình thế cấp thiết có phải
bồi thường thiệt hại hay không ? Tại sao ?   

129.  Trình bày điều kiện cấu thành tình thế cấp thiết trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 

64
130. Phân tích trường hợp miễn trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại và ngoại lệ của các trường hợp này khi
người bị hại chấp nhận (đồng ý) hành vi của người gây hại. 

131.  Mức bồi thường thiệt hại được giảm trong những trường hợp nào? 

132. Anh/ chị hiểu thế nào về bù trừ lỗi trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 

133. Dưới những điều kiện nào pháp nhận phải bồi thường thiệt hại đối với hành vi bất hợp pháp do người
của pháp nhân gây ra 

134. Pháp nhân có quyền yêu cầu bồi thường đối với thiệt hại tinh thần trong trường hợp uy tín, danh dự bị
xâm hại không ? 

135. Trình bày những trường hợp người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại nhưng không phải là người thực
hiện hành vi bất hợp pháp theo Bộ Luật dân sự 2015

136. Trình bày điều kiện cấu thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân/pháp nhân do người làm
công, người học nghề của mình gây ra 

137.  Trình bày điều kiện cấu thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân/pháp nhân do người làm
công, người học nghề của mình gây ra 

138. Trình bày điều kiện cấu thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại do công trình xây dựng gây ra

139.  Trình bày điều kiện cấu thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cây cối  gây ra

140. Trình bày điều kiện cấu thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy điểm cao độ gây ra 

141. Trình bày điều kiện cấu thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra 

142. Trình bày mối quan hệ giữa chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản, người chiếm hữu tài sản bất hợp pháp
trong trường hợp bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra. 

143. Anh/ chị trình bày hiểu biết của mình về trách nhiệm sản phẩm với tư cách là quy chế pháp lý tại phần
riêng trong pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 

144. Trình bày về điều kiện cấu thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo pháp luật trách nhiệm sản phẩm 

145. Trình bày về cơ chế miễn trừ trách nhiệm trong trách nhiệm sản phẩm  

146. Trình bày khái niệm và ý nghĩa của thực hiện công việc không có uỷ quyền 

147. Phân tích điều kiện xác lập quan hệ nghĩa vụ/trái quyền từ căn cứ thực hiện công việc không có uỷ
quyền 

148. Trình bày hậu quả pháp lý trong trường hợp xác lập quan hệ nghĩa vụ/ trái quyền từ căn cứ thực hiện
công việc không có uỷ quyền 

149. Trình bày khái niệm và ý nghĩa của chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp
luật 

150. Phân tích điều kiện cấu thành quan hệ nghĩa vụ/trái quyền từ căn cứ chiếm hữu, sử dụng tài sản , được
lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật 

151. Chỉ ra một vài quy định trong Bộ Luật dân sự 2015 là quan hệ nghĩa vụ (luật định) nhưng bắt nguồn từ
căn cứ chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.

65
152. Trình bày hậu quả pháp lý trong trường hợp xác lập quan hệ nghĩa vụ/ trái quyền từ căn cứ thực hiện
công việc không có uỷ quyền

66

You might also like