You are on page 1of 71

Môn học

LUẬT DÂN SỰ 2
Gỉảng viên:
Ths PHẠM THỊ MINH ANH
090 121 6768
anhptm@gmail.com
Chương 1 – NGHĨA VỤ (Obligations)

1 Lý thuyết chung về nghĩa vụ

2 Bảo đảm nghĩa vụ

3 Thực hiện nghĩa vụ


Trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ

4 Chấm dứt nghĩa vụ


Lý thuyết chung về NGHĨA VỤ (Obligations)

I/ Khái niệm, đặc điểm nghĩa vụ dân sự.

II/ Thành phần của quan hệ nghĩa vụ dân sự

III/ Đối tượng trong quan hệ nghĩa vụ dân sự

IV/ Căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự

V/ Phân loại nghĩa vụ dân sự


Chương 1 – NGHĨA VỤ (Obligations)

I/ Khái niệm
1.1. Khái niệm
(Đ274 BLDS)
Nghĩa vụ là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau
đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển
giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc
hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích
của một hoặc của nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên
có quyền)
Chương 1 – NGHĨA VỤ (Obligations)

I/ Khái niệm
1.2 Đặc điểm
• Nghĩa vụ là một sự ràng buộc pháp lý giữa ít nhất là
hai người đứng về hai phía chủ thể khác nhau.
• Quan hệ nghĩa vụ thường có biện pháp chế tài kèm
theo.
• Quyền và nghĩa vụ của hai bên chủ thể đối lập nhau
một cách tương ứng và chỉ có hiệu lực trong phạm vi
giữa các chủ thể đã được xác định.
Chương 1 – NGHĨA VỤ (Obligations)

II/ Thành phần của quan hệ nghĩa vụ


2.1 Chủ thể
Chủ thể quyền và Chủ thể có nghĩa vụ
Cá nhân
Pháp nhân
Nhà nước
Hộ gia đình
Tổ hợp tác
DNTN
Chương 1 – NGHĨA VỤ (Obligations)

II/ Thành phần của quan hệ nghĩa vụ


2.1 Chủ thể
• Chủ thể quyền là người có quyền yêu cầu các bên
có nghĩa vụ phải thực hiện hoặc không được thực
hiện những hành vi nhất định nhằm thoả mãn lợi
ích của mình.
• Chủ thể có nghĩa vụ là chủ thể bị buộc phải thực
hiện hoặc không được thực hiện những hành vi
nhất định theo yêu cầu của bên có quyền hoặc
theo qui định của pháp luật để thoả mãn lợi ích
của bên có quyền.
Chương 1 – NGHĨA VỤ (Obligations)

II/ Thành phần của quan hệ nghĩa vụ


2.1 Chủ thể
2.2 Khách thể
Khách thể của quan hệ nghĩa vụ là hành vi
thực hiện nghĩa vụ nhằm đáp ứng lợi ích
của người có quyền
Chương 1 – NGHĨA VỤ (Obligations)

II/ Thành phần của quan hệ nghĩa vụ


2.1 Chủ thể
2.2 Khách thể
2.3 Nội dung
• Là tổng hợp các quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự
của các bên tham gia quan hệ nghĩa vụ.
• Quyền yêu cầu của người có quyền tương ứng với
với nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ.
Chương 1 – NGHĨA VỤ (Obligations)

III/ Đối tượng của quan hệ nghĩa vụ


Đối tượng của nghĩa vụ là cái mà chủ thể nghĩa vụ bằng hành vi của
mình tác động vào, thông qua đó đem lại lợi ích cho chủ thể quyền.
❖ Tài sản
❖ Công việc phải thực hiện
❖ Công việc không được thực hiện
Đối tượng của nghĩa vụ phải được xác định.
Chương 1 – NGHĨA VỤ (Obligations)

IV/ Căn cứ phát sinh nghĩa vụ Điều 275 BLDS

1. Hợp đồng
2. Hành vi pháp lý đơn phương
3. Thực hiện công việc không có uỷ quyền
4. Chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi về tài sản
không có căn cứ pháp luật
5. Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật
6. Căn cứ khác do pháp luật quy định.
Chương 1 – NGHĨA VỤ (Obligations)
Bài 1 - Lý thuyết chung về nghĩa vụ

IV/ Căn cứ phát sinh nghĩa vụ Điều 385

1. Hợp đồng Contracts


là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập,
thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân
sự.
Chương 1 – NGHĨA VỤ (Obligations)

IV/ Căn cứ phát sinh nghĩa vụ

2. Hành vi pháp lý đơn phương


Là hành vi thể hiện ý chí của một bên chủ thể nhằm làm
phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự
✓ Đề nghị giao kết hợp đồng
✓ Hứa thưởng
✓ Thi có giải
Chương 1 – NGHĨA VỤ (Obligations)
Bài 1 - Lý thuyết chung về nghĩa vụ

IV/ Căn cứ phát sinh nghĩa vụ


3. Thực hiện công việc không có uỷ quyền
Điều 574
là việc một người không có nghĩa vụ thực hiện
công việc nhưng đã tự nguyện thực hiện công
việc đó vì lợi ích của người có công việc được
thực hiện khi người này không biết hoặc biết
mà không phản đối.
Chương 1 – NGHĨA VỤ (Obligations)

IV/ Căn cứ phát sinh nghĩa vụ


3. Thực hiện công việc không có uỷ quyền
✓ Công việc hợp pháp
✓ Vì lợi ích của người có công việc được thực hiện
✓ Không biết, hoặc biết mà không phản đối
Thực hiện công việc không có uỷ quyền là căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ
thanh toán chi phí hợp lý và nghĩa vụ trả thù lao của người có công việc
cho người thực hiện công việc.
Chương 1 – NGHĨA VỤ (Obligations)

IV/ Căn cứ phát sinh nghĩa vụ


4. Chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi về tài sản không
có căn cứ pháp luật Điều 579
• Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác mà
không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu,
chủ thể có quyền khác đối với tài sản đó; nếu không tìm
được chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản thì
phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
• Người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật làm
cho người khác bị thiệt hại thì phải hoàn trả khoản lợi đó
cho người bị thiệt hại.
Ngoại lệ: Điều 236.
Chương 1 – NGHĨA VỤ (Obligations)

IV/ Căn cứ phát sinh nghĩa vụ Điều 275

5. Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật


Người nào có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến
tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài
sản của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi
thường cho người bị thiệt hại
Chương 1 – NGHĨA VỤ (Obligations)
Bài 1 - Lý thuyết chung về nghĩa vụ

IV/ Căn cứ phát sinh nghĩa vụ Điều 275

6. Căn cứ khác do pháp luật quy định.


Khi một người bị tai nạn, bệnh tật mà tính mạng bị đe doạ, thì
người phát hiện có trách nhiệm đưa đến cơ sở y tế; các cơ sở y tế
của Nhà nước, tập thể và tư nhân không được từ chối việc cứu
chữa mà phải tận dụng mọi phương tiện, khả năng hiện có để cứu
chữa.
Chương 1 – NGHĨA VỤ (Obligations)

IV/ Căn cứ phát sinh nghĩa vụ

01/11/2023 Luật Hợp đồng 19


Chương 1 – NGHĨA VỤ (Obligations)

Tình huống 1

Grab hứa thưởng cho tài xế


hoàn thành ít nhất 15 chuyến đi
trong khung giờ cao điểm
+ 10,000 / 50,000 đồng
vào cước phí chuyến đi

01/11/2023 Luật Hợp đồng 20


Chương 1 – NGHĨA VỤ (Obligations)

Tình huống 2

Lanmark Tower của tập đoàn Keangnam khởi công


2007, tổng vốn đăng ký 1 tỷ USD, gồm 2 tòa tháp 48
tầng (918 căn hộ) và 1 tòa tháp 70 tầng.
30/10/2008 nhóm CCB và KS tuyên bố:
- Tặng 100 tỷ đồng nếu Keangnam hoàn thành đúng
tiến độ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long HN.
- Ngược lại, Keangnam sẽ thua cược 100 tỷ đồng.

01/11/2023 Luật Hợp đồng 21


Chương 1 – NGHĨA VỤ (Obligations)

V/ Phân loại nghĩa vụ


❖ Nghĩa vụ một chủ thể
❖ Nghĩa vụ nhiều chủ thể
✓ Nghĩa vụ riêng rẽ
✓ Nghĩa vụ liên đới
❖ Nghĩa vụ hoàn lại
❖ Nghĩa vụ bổ sung
Chương 1 – NGHĨA VỤ (Obligations)

V/ Phân loại nghĩa vụ


❖ Nghĩa vụ một chủ thể
• Nghĩa vụ một chủ thể là nghĩa vụ mà trong đó, mỗi
bên chủ thể chỉ có một người tham gia.
• Nghĩa vụ một chủ thể chỉ tồn tại ở một dạng duy
nhất là: một chủ thể có nghĩa vụ đối với một chủ thể
có quyền.
Chương 1 – NGHĨA VỤ (Obligations)

V/ Phân loại nghĩa vụ


❖ Nghĩa vụ nhiều chủ thể
Nghĩa vụ nhiều người là nghĩa vụ mà trong đó,
một bên chủ thể có nhiều chủ thể tham gia.

✓ Nhiều CT có nghĩa vụ đối với một CT có quyền;


✓ Nhiều CT có quyền đối với một CT có nghĩa vụ
✓ Nhiều CT có nghĩa vụ đối với nhiều CT có quyền
Chương 1 – NGHĨA VỤ (Obligations)

V/ Phân loại nghĩa vụ


❖ Nghĩa vụ riêng rẽ
Là loại nghĩa vụ:
✓ nhiều chủ thể trong đó, mỗi chủ thể trong số
những chủ thể có nghĩa vụ chỉ phải thực hiện phần
nghĩa vụ của riêng mình;
✓ hoặc mỗi chủ thể trong số những chủ thể có quyền
chỉ có thể yêu cầu chủ thể có nghĩa vụ thực hiện
nghĩa vụ cho phần quyền của mình.
Chương 1 – NGHĨA VỤ (Obligations)

V/ Phân loại nghĩa vụ


❖ Nghĩa vụ liên đới
Là loại nghĩa vụ nhiều người, theo đó, người có quyền được
quyền yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải
thực hiện toàn bộ nghĩa vụ và bất cứ ai trong số những người
có nghĩa vụ cũng phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ đối với bên
có quyền khi được người có quyền yêu cầu.
✓ Nhiều chủ thể phải thực hiện nghĩa vụ trước chủ thể có
quyền
✓ Một chủ thể phải thực hiện nghĩa vụ trước nhiều chủ
thể có quyền liên đới
Chương 1 – NGHĨA VỤ (Obligations)

V/ Phân loại nghĩa vụ


❖ Nghĩa vụ liên đới
Nhiều chủ thể phải thực hiện nghĩa vụ trước chủ thể
có quyền
• Bất kỳ ai trong số những chủ thể có nghĩa vụ đều phải thực
hiện toàn bộ nghĩa vụ trước chủ thể có quyền
• Nếu một chủ thể đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thì có quyền
yêu cầu những CT có nghĩa vụ liên đới khác phải thanh toán
phần nghĩa vụ liên đới của họ đối với mình
• Nếu CT có quyền đã chỉ định một trong số những CT người có
nghĩa vụ liên đới thực hiện toàn bộ nghĩa vụ nhưng sau đó lại
miễn cho CT đó thì những CT còn lại cũng được miễn thực
hiện nghĩa vụ
Chương 1 – NGHĨA VỤ (Obligations)

V/ Phân loại nghĩa vụ


❖ Nghĩa vụ hoàn lại
Là nghĩa vụ trong đó, người có quyền được quyền
yêu cầu người có nghĩa vụ hoàn trả những lợi ích
vật chất mà người có quyền đã thay người có nghĩa
vụ trả cho người thứ ba hoặc người có nghĩa vụ đã
nhận được ở người thứ ba trên cơ sở quyền yêu
cầu của bên có quyền
✓ Nghĩa vụ hoàn lại bao giờ cũng phát sinh từ một nghĩa vụ khác;
✓ Nghĩa vụ hoàn lại nếu có nhiều người bao giờ cũng là nghĩa vụ
riêng rẽ.
Chương 1 – NGHĨA VỤ (Obligations)

V/ Phân loại nghĩa vụ


❖ Nghĩa vụ hoàn lại
Các trường hợp phát sinh nghĩa vụ hoàn lại:
• Từ một nghĩa vụ trước trong trường hợp nghĩa vụ trước có
thỏa thuận biện pháp bảo lãnh.
• Giữa người của pháp nhân với pháp nhân sau khi pháp nhân
đã bồi thường cho người bị thiệt hại do người của pháp nhân
gây ra.
• Giữa người thi hành công vụ theo quy định của Luật trách
nhiệm bồi thường của Nhà nước.
• Giữa người làm công, học nghề với chủ làm công, dạy nghề sau
khi chủ làm công, dạy nghề đã bồi thường cho người bị thiệt
hại do người làm công gây ra trong khi thực hiện công việc
được giao.
Chương 1 – NGHĨA VỤ (Obligations)

V/ Phân loại nghĩa vụ


❖ Nghĩa vụ bổ sung
Là nghĩa vụ được đặt ra kèm theo nghĩa vụ chính, có
chức năng thay thế và bảo đảm cho nghĩa vụ chính khi
nghĩa vụ chính không được thực hiện hoặc thực hiện
không đúng, không đầy đủ
Hiệu lực của nghĩa vụ bổ sung phụ thuộc vào nghĩa vụ
chính. Nếu nghĩa vụ chính vô hiệu thì nghĩa vụ bổ sung
cũng vô hiệu
Chương 1 – NGHĨA VỤ (Obligations)

01/11/2023 31
Chương 1 – NGHĨA VỤ (Obligations)

Phân tích vụ việc

LÙI XE TRÊN CAO TỐC


Đã có những quan hệ nghĩa vụ nào phát sinh?
Hãy xác định:
• Chủ thể, Khách thể, Đối tượng của quan hệ nghĩa vụ
• Căn cứ phát sinh nghĩa vụ
• Tên gọi của quan hệ nghĩa vụ

01/11/2023 32
Chương 1 – NGHĨA VỤ (Obligations)

VI/ Chuyển giao chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ


Gợi ý tự học

1. Tìm hiểu quy định về hoạt động mua bán nợ của tổ chức tín dụng.
2. Tìm hiểu “dịch vụ đòi nợ thuê”.
a) Vì sao Luật Doanh nghiệp 2020 không cho phép thành lập Công ty đòi
nợ thuê?
b) Khi bị kéo vào các vụ việc đòi nợ dù không liên quan, sẽ xử trí như thế
nào?
3. Phân tích ví dụ thực tế về:
a) Chuyển giao quyền yêu cầu
b) Chuyển giao nghĩa vụ
c) Chuyển giao nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm.
MUA BÁN NỢ

- TT 09/2015/TT-NHNN ngày 17/07/2015: QUY ĐỊNH VỀ HOẠT


ĐỘNG MUA, BÁN NỢ CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG, CHI NHÁNH
NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI

- BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015


Mục đích mua bán Nợ

▪ Thỏa thuận
▪ Bán đấu giá
Nợ
là nghĩa vụ trả tài sản của bên nợ đối với chủ nợ được thể hiện trong hợp
đồng hoặc phát sinh quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

Mua bán Nợ
Là thỏa thuận bằng văn bản về việc chuyển giao quyền đòi nợ đối với
khoản nợ phát sinh từ nghiệp vụ cho vay, khoản trả thay trong nghiệp vụ
bảo lãnh, theo đó bên bán nợ chuyển giao quyền sở hữu khoản nợ cho
bên mua nợ và nhận tiền thanh toán từ bên mua nợ.
Khoản nợ được mua bán

Là khoản nợ phát sinh từ nghiệp vụ cho vay


và khoản trả thay trong nghiệp vụ bảo lãnh
theo hợp đồng cấp tín dụng đã ký của tổ chức
tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Bên bán Nợ
Là tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài có
khoản nợ được bán

Bên mua Nợ
Là tổ chức, cá nhân

Nguyên tắc mua bán Nợ


▪ Hồ sơ/chứng từ phải đầy đủ, chính xác
▪ Không có thỏa thuận không mua bán nợ
▪ Không mua lại
▪ Không mua bán trong cùng TCTD (bao gồm Cty Con)
Nguyên tắc mua bán Nợ

❑ Không trái với các HĐ đã ký.


❑ Tự thỏa thuận
❑ Phải được NHNN chấp thuận
❑ Tỷ lệ nợ xấu < 3% (bên mua Nợ)
❑ Tuân thủ quy định PL.
Điều kiện mua bán Nợ
▪ Hồ sơ/chứng từ phải đầy đủ, chính xác
▪ Không có thỏa thuận không mua bán nợ

Phương thức mua bán Nợ


▪ Tự thỏa thuận
▪ Bán đấu giá
Quy trình mua bán Nợ
▪ Định giá
▪ Chào bán/Bán đấu giá
▪ Lập hợp đồng mua bán nợ
▪ Bàn giao khoản nợ
▪ Thông báo
▪ Hoạch toán

MUA, BÁN VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN
DỤNG VIỆT NAM – VAMC (28/VBHN-NHNN NGÀY 30/06/2016)
NỘI DUNG

01 02 03
CHUYỀN GIAO NGHĨA
CHUYỂN GIAO CHUYỂN GIAO VỤ CÓ BIỆN PHÁP
QUYỀN YÊU CẦU NGHĨA VỤ BẢO ĐẢM
#1 TÌNH HUỐNG

• VỀ TRANH CHẤP CHUYỂN GIAO QUYỀN YÊU CẦU “THANH


TOÁN TIỀN PHÍ SỬ DỤNG THẺ TAXI
CHUYỂN GIAO
QUYỀN YÊU CẦU
CĂN CỨ PHÁP LÝ

• Căn cứ khoản 1 Điều 308 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015;


• Căn cứ khoản 1 Điều 148 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015;
khoản 1 Điều 29 của Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày
30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

PHÂN TÍCH
❑ Công ty Luật L đồng ý cho Bà Lam Y (do Bà Lam Y có mối quan hệ làm ăn
với Cty Luật L) sử dụng thẻ taxi Vinasun số 002HCM (thẻ này là của Bà G -
nhân viên đã được công ty Luật L cấp) và Bà Lam Y có nghĩa vụ thanh toán
chi phí sử dụng cho Công ty Luật L.

❑ Quá trình sử dụng Bà Lam Y thực hiện chi phí phát sinh đầy đủ cho công
ty luật L. Tuy nhiên đến 26/5/2015, Bà Lam Y không thanh toán phí sử
dụng cho Công ty L trong khi vẫn sử dụng thẻ. Tính đến 01/04/2016 chi phí
phát sinh sử dụng thẻ chưa thanh toán là 27.257.000 đồng.

❑ Ngày 29/4/2016, Công ty Luật L đã chuyển quyền yêu cầu thanh toán
tiền phí sử dụng thẻ taxi của cty Luật L đối với Bà Lam Y cho Bà G.
Ngày 16/6/2016 thông tin này đã được Công ty Luật L thông báo bằng email
cho bà Lam Y. Sau đó phía Bà Lam Y cũng không có bất kì phản hồi nào về
thông tin này.

❑ Đến nay Bà Lam Y vẫn chưa thực hiện thanh toán chi phí phát sinh
này cho Bà G cũng như Công ty Luật L

BẢN ÁN 1060/2019/DS-PT NGÀY 20/11/2019 CỦA TAND TP.HCM


PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG

01 02 03
Vấn đề chuyển giao Có sự tự nguyện Nghĩa vụ của người
quyền yêu cầu có không? nhận chuyển quyền
.
thật hay không? yêu cầu là gì?
#2 BẢN ÁN
VỀ TRANH CHẤP CHUYỂN GIAO NGHĨA VỤ TRẢ TIỀN HỤI
CHUYỂN GIAO NGHĨA
VỤ

CĂN CỨ PHÁP LÝ

Điều 370, Điều 471 Bộ luật dân sự năm 2015; Khoản 3 Điều 26,
điểm a khoản 1 Điều 35, điểm a khoản 1 Điều 39, Điều 147, điểm b
Khoản 2 Điều 227 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015; Khoản 1,
Điều 26 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy
ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp,
quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.

PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG


Bà Huỳnh Kim Đ (Điệp) có chơi hụi do bà L (Lan) làm chủ hụi, giữa bà
Điệp với bà T (Tiên), bà Lan cùng thỏa thuận về việc trả tiền hụi. Cụ
thể là bà Tiên có trách nhiệm trả cho bà Điệp số tiền hụi là
35.000.000đ, việc thỏa thuận có lập văn bản vào ngày 07/4/2017.

Sau đó, bà Tiên trả được 10.000.000đ, còn lại 25.000.000đ đến nay
vẫn chưa trả nên bà Điệp khởi kiện yêu cầu bà Tiên phải trả số tiền
còn nợ là 25.000.000đ.

Trong quá trình giải quyết vụ án cũng như tại phiên tòa hôm nay, bà
Điệp yêu cầu ông Thắng (là chồng bà Tiên) phải cùng có trách nhiệm
liên đới trả cho bà số tiền hụi còn nợ là 25.000.000đ.

BẢN ÁN 14/2019/DS-ST NGÀY 07/05/2019 CỦA TAND HUYỆN TAM NÔNG


TỈNH ĐỒNG THÁP
PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG

Vấn đề chuyển giao nghĩa 1


vụ có thật hay không?

Có sự tự nguyện
2
không?

Nghĩa vụ của người


nhận chuyển giao
3
nghĩa vụ là gì?
#3 3.1 TÌNH HUỐNG
VỀ TRANH CHẤP CHUYỂN GIAO NGHĨA VỤ
CHUYỀN GIAO THANH TOÁN CÓ BẢO ĐẢM
NGHĨA VỤ CÓ BIỆN
PHÁP BẢO ĐẢM
3.2 CĂN CỨ PHÁP LÝ

• Căn cứ khoản 1 Điều 308 của Bộ luật tố tụng dân sự;


• Áp dụng Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016
của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
• Khoản 2 Điều 468 của Bộ luật dân sự

3.3 PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG


Vào ngày 10/01/2006 ông Kiều Ngọc T, bà Trần Thị B giao hàng cho ông C
nhưng ông C yêu cầu giao cho ông Thẩm Quốc Cường (người Trung Quốc).

Ông C có ký tên bảo lãnh nếu ông Cường không thanh toán thì ông C sẽ thanh
toán số tiền 138.000.000 đồng cho ông Kiều Ngọc T, bà Trần Thị B.

Sau đó ông C thanh toán được số tiền 50.000.000 đồng, còn nợ lại số tiền
88.000.000 đồng không thanh toán.

Vì vậy ông T và bà B yêu cầu ông C thanh toán tiếp số tiền 88.000.000 đồng,
không yêu cầu tính lãi.

BẢN ÁN 335/2019/DS-PT NGÀY 23/12/2019


Vấn đề chuyển Có sự tự Nghĩa vụ của
giao nghĩa vụ nguyện không? người
có biện pháp chuyển giao
bảo đảm có nghĩa vụ
thật hay
không? có biện pháp
bảo đảm là gì?
1. Xem xét vấn đề chuyển giao
là có thật

2. Xem xét việc chuyển giao là


hợp pháp

3. Nghĩa vụ của người nhận


chuyển giao
VII – Thực hiện nghĩa vụ

1. Khái niệm
Thực hiện nghĩa vụ là việc bên có nghĩa vụ thực hiện những hành vi
nhất định (phải làm hoặc không được làm một công việc) theo
một thời hạn nhất định đã được xác định trong nội dung của quan
hệ nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định pháp luật nhằm
thoả mãn quyền hoặc lợi ích của bên có quyền
VII – Thực hiện nghĩa vụ

2. Nguyên tắc thực hiện nghĩa vụ


Thực hiện nghĩa vụ phải theo nguyên tắc chung quy định tại BLDS 2015:
a) Bình đẳng
b) Xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ trên cơ sở tự do, tự nguyện
cam kết, thỏa thuận
c) Theo tinh thần thiện chí, hợp tác, trung thực
d) Không được trái pháp luật, trái đạo đức xã hội, xâm phạm đến lợi ích quốc
gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác
e) Phải tự chịu trách nhiệm do không thực hiện hoặc thực hiện không đúng
nghĩa vụ
VII – Thực hiện nghĩa vụ

3. Nội dung thực hiện nghĩa vụ dân sự


❖ Thực hiện nghĩa vụ đúng địa điểm

❖ Thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn

❖ Thực hiện nghĩa vụ đúng đối tượng

❖ Thực hiện nghĩa vụ đúng phương thức

❖ Thực hiện nghĩa vụ thông qua người thứ ba


VII – Thực hiện nghĩa vụ

3. Nội dung thực hiện nghĩa vụ


a) Thực hiện nghĩa vụ đúng địa điểm
(Điều 277 BLDS)
Tại sao phải xác định địa điểm thực hiện nghĩa vụ?
➢ Cơ sở để xác định ai là người phải chịu chi phí vận chuyển
➢ Ai là người chịu chi phí tăng lên do việc thay đổi nơi cư trú
hoặc trụ sở của bên có quyền
VII – Thực hiện nghĩa vụ

3. Nội dung thực hiện nghĩa vụ


a) Thực hiện nghĩa vụ đúng địa điểm (Điều 277 BLDS)
Địa điểm thực hiện nghĩa vụ là nơi mà tại đó người có
nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ của mình.
• Các bên căn cứ vào hoàn cảnh, điều kiện mà thỏa thuận địa điểm thực hiện nghĩa vụ dân sự.
• Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận về địa điểm thực hiện nghĩa vụ thì theo quy
định của pháp luật
VII – Thực hiện nghĩa vụ

3. Nội dung thực hiện nghĩa vụ


a) Thực hiện nghĩa vụ đúng địa điểm (Điều 277
BLDS)
Nếu các bên không có thoả thuận, thì địa điểm thực hiện nghĩa vụ được xác định như sau:
❑ Là nơi có bất động sản, nếu đối tượng của nghĩa
vụ là bất động sản, hoặc
❑ Là nơi cư trú hoặc trụ sở của bên có quyền, nếu
đối tượng của nghĩa vụ là động sản.
VII – Thực hiện nghĩa vụ

3. Nội dung thực hiện nghĩa vụ


b) Thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn (Điều 278 BLDS)

Tại sao phải xác định thời hạn thực hiện


nghĩa vụ?
✓ HĐDS chỉ đáp ứng quyền lợi của các bên nếu nó được người có nghĩa vụ
thực hiện đúng thời hạn
✓ Mốc thời gian để xác định thời hạn khởi kiện của các bên khi có tranh
chấp về việc thực hiện nghĩa vụ
✓ Thông qua thời hạn thực hiện nghĩa vụ để xem xét hành vi vi phạm và xác
định trách nhiệm dân sự liên quan
VII – Thực hiện nghĩa vụ

3. Nội dung thực hiện nghĩa vụ


b) Thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn (Điều 278 BLDS)

Cách tính thời hạn theo BLDS


Art 144
Art 145
Art 146
Art 147
Art 148
VII – Thực hiện nghĩa vụ

3. Nội dung thực hiện nghĩa vụ


b) Thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn
(Điều 278 BLDS)
✓ Tùy thuộc vào tính chất, nội dung của quan hệ cũng như điều kiện
hoàn cảnh mà các bên thỏa thuận về thời hạn thực hiện nghĩa vụ
✓ Theo quy định của pháp luật hoặc theo quyết định của cơ quan có
thẩm quyền
✓ Việc thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn hay chậm thực hiện nghĩa
vụ đều coi là không đúng thời hạn, trừ trường hợp được người có
quyền đồng ý.
VII – Thực hiện nghĩa vụ

3. Nội dung thực hiện nghĩa vụ


b) Thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn
(Điều 278 BLDS)
✓ Trong trường hợp bên có nghĩa vụ đã tự ý thực hiện nghĩa vụ trước
thời hạn và bên có quyền đã chấp nhận việc thực hiện nghĩa vụ thì
nghĩa vụ được coi là đã hoàn thành đúng thời hạn.
✓ Trong trường hợp các bên không có thoả thuận, pháp luật hoặc cơ
quan có thẩm quyền quy định về thời hạn thực hiện nghĩa vụ thì các
bên có thể thực hiện nghĩa vụ dân sự vào bất cứ lúc nào, nhưng phải
thông báo trước cho nhau trong một khoảng thời gian hợp lý.
✓ Nếu bên có nghĩa vụ đã thực hiện nghĩa vụ mà bên có quyền lại
chậm tiếp nhận thì bên có quyền phải thanh toán các chi phí phát
sinh liên quan đến việc bảo đảm tài sản là đối tượng của nghĩa vụ
cho bên có nghĩa vụ.
VII – Thực hiện nghĩa vụ

3. Nội dung thực hiện nghĩa vụ


c) Thực hiện nghĩa vụ đúng đối tượng
(Điều 279-280-281)
✓ Thực hiện nghĩa vụ đúng đối tượng là thực hiện nghĩa vụ đúng với
những công việc, giao đúng tài sản mà các bên đã thỏa thuận hoặc
pháp luật quy định.
✓ Nếu đối tượng của nghĩa vụ là việc trả tiền, thì nghĩa vụ trả tiền bao
gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, trừ trường hợp có thoả thuận khác
✓ Nếu đối tượng của nghĩa vụ là một công việc phải làm hoặc không
được làm thì người có nghĩa vụ phải thực hiện hoặc không được thực
hiện đúng cam kết mới được coi là thực hiện nghĩa vụ đúng đối
tượng.
VII – Thực hiện nghĩa vụ

3. Nội dung thực hiện nghĩa vụ


d) Thực hiện nghĩa vụ đúng phương
thức (Điều 282)
• Phương thức thực hiện nghĩa vụ là những cách thức, biện pháp
mà thông qua đó người có nghĩa vụ thực hiện những hành vi
nhất định nhằm đáp ứng lợi ích của người có quyền.
• Phương thức thực hiện nghĩa vụ do các bên tự thoả thuận hoặc
do pháp luật quy định
• Nghĩa vụ có thể được thực hiện một lần hay chia làm nhiều lần,
theo một thời hạn cụ thể hay theo định kỳ, người có nghĩa vụ
trực tiếp thực hiện công việc hay thông qua người thứ ba, thực
hiện trước bên có quyền hay trước người thứ ba do bên có
quyền chỉ định, nghĩa vụ có điều kiện hay không có điều kiện.
VII – Thực hiện nghĩa vụ

3. Nội dung thực hiện nghĩa vụ


d.1) Thực hiện nghĩa vụ trực tiếp
d.2) Thực hiện nghĩa vụ thông qua người thứ 3
✓ Việc chuyển giao vật, trả tiền thì bên có nghĩa vụ hoàn toàn có quyền thông qua
người thứ ba để thực hiện công việc đó mà không cần sự đồng ý của bên có quyền
miễn việc chuyển giao vật, trả tiền được người thứ ba thực hiện đúng với nội dung
thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
✓ Nếu nghĩa vụ là một công việc phải thực hiện thì chỉ được thực hiện nghĩa vụ thông
qua người thứ ba khi có quyền đồng ý nhưng bên có nghĩa vụ vẫn phải chịu trách
nhiệm với bên có quyền, nếu người thứ ba không thực hiện hoặc thực hiện không
đúng nghĩa vụ dân sự.
✓ Nếu nghĩa vụ là một công việc không được thực hiện thì chính bên có nghĩa vụ phải
chịu một sự bất động theo nội dung đã thỏa thuận nên không thể thực hiện nghĩa vụ
này thông qua người thứ ba.
VII – Thực hiện nghĩa vụ

3. Nội dung thực hiện nghĩa vụ


d.1) Thực hiện nghĩa vụ trực tiếp
d.2) Thực hiện nghĩa vụ thông qua người thứ 3
• Chỉ được thực hiện nghĩa vụ thông qua người
thứ ba nếu có sự ‘đồng ý’ của bên có quyền.
• Bên có nghĩa vụ có thể ủy quyền cho người
thứ ba thay mình thực hiện nghĩa vụ dân sự
nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm với bên có
quyền, nếu người thứ ba không thực hiện
hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
VII – Thực hiện nghĩa vụ

3. Nội dung thực hiện nghĩa vụ


e) Thực hiện nghĩa vụ có điều kiện (Điều 284)
• Nghĩa vụ có điều kiện là nghĩa vụ mà trong đó các bên đã thỏa thuận
hoặc pháp luật có quy định về các sự kiện là điều kiện thực hiện
nghĩa vụ, theo đó bên có nghĩa vụ chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi sự
kiện đó phát sinh.
• Điều 284 BLDS 2015 quy định như sau: “Trường hợp điều kiện
không xảy ra hoặc xảy ra do có sự tác động của một bên thì áp dụng
quy định tại khoản 2 Điều 120 của Bộ luật này”.
• Khoản 2 Điều 120 quy định: “Trường hợp điều kiện làm phát sinh
hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự không thể xảy ra được do hành vi cố ý
cản trở trực tiếp hoặc gián tiếp của một bên thì coi như điều kiện đó
đã xảy ra; trường hợp có sự tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của
một bên cố ý thúc đẩy cho điều kiện xảy ra thì coi như điều kiện đó
không xảy ra”.
VII – Thực hiện nghĩa vụ

3. Nội dung thực hiện nghĩa vụ


f) Thực hiện nghĩa vụ có đối tượng tùy ý lựa
chọn (Điều 285)
• Nghĩa vụ có đối tượng tùy ý lựa chọn là
nghĩa vụ mà đối tượng là một trong nhiều
tài sản hoặc công việc khác nhau và bên có
nghĩa vụ có thể tùy ý lựa chọn để thực
hiện nghĩa vụ.
• Khi thực hiện nghĩa vụ, bên có nghĩa vụ
phải thông báo cho bên có quyền biết về
việc tài sản hoặc công việc được lựa chọn
để thực hiện nghĩa vụ.
VII – Thực hiện nghĩa vụ

3. Nội dung thực hiện nghĩa vụ


f) Thực hiện nghĩa vụ thay thế được (Điều
286)

• Nghĩa vụ dân sự thay thế được là


nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không
thực hiện được nghĩa vụ ban đầu thì
có thể thực hiện một nghĩa vụ khác đã
được bên có quyền chấp nhận để thay
thế nghĩa vụ dân sự đó
VII – Thực hiện nghĩa vụ

3. Nội dung thực hiện nghĩa vụ


f) Thực hiện nghĩa vụ riêng rẽ (Điều 287)
• Nếu nhiều người cùng phải thực hiện
một nghĩa vụ nhưng được xác định là
nghĩa vụ riêng rẽ thì mỗi người trong
số họ chỉ phải thực hiện phần nghĩa vụ
của mình.
• Người nào đã thực hiện xong phần
nghĩa vụ của mình thì chấm dứt nghĩa
vụ với bên có quyền
VII – Thực hiện nghĩa vụ
3. Nội dung thực hiện nghĩa vụ
f) Thực hiện nghĩa vụ liên đới (Điều 288)
1. Nghĩa vụ liên đới là nghĩa vụ do nhiều người cùng phải thực hiện và bên có quyền có
thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa
vụ.
2. Trường hợp một người đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu những
người có nghĩa vụ liên đới khác phải thực hiện phần nghĩa vụ liên đới của họ đối với
mình.
3. Trường hợp bên có quyền đã chỉ định một trong số những người có nghĩa vụ liên đới
thực hiện toàn bộ nghĩa vụ, nhưng sau đó lại miễn cho người đó thì những người còn
lại cũng được miễn thực hiện nghĩa vụ.
4. Trường hợp bên có quyền chỉ miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho một trong số những
người có nghĩa vụ liên đới không phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình thì những
người còn lại vẫn phải liên đới thực hiện phần nghĩa vụ của họ.

You might also like