You are on page 1of 9

THỰC HIỆN CÔNG VIỆC KHÔNG UỶ QUYỀN

1. Ý NGHĨA CỦA ĐỊNH CHẾ VÀ KHÁI NIỆM


1.1. Ý nghĩa
- Nguyên tắc: Về việc thực hiện một công việc (dựa trên quyền định
đoạt của cá nhân, tính tuyệt đối của quyền tài sản). Và việc can
thiệp vào công việc, tài sản của một người khác phải được sự chấp
nhận của người này theo quy định của pháp luật, hoặc theo sự thoả
thuận. Hệ quả là hành vi can thiệp có thể là hành vi bất hợp pháp
- Ngoại lệ: không ít trường hợp người bị hành vi can thiệp lại nhận
được lợi ích từ những hành vi can thiệp đó. Hậu quả, như một lẽ
công bằng, người thực hiện công việc được trao cho đặc quyền liên
quan đến việc nhận lại những chi phí mình bỏ ra. Và pháp luật dân
sự cũng không thể thiêú quy chế điều tiết quan hệ quyền và nghĩa
vụ của người thực hiện công việc cũng như người có công việc
được thực hiện.
Ý NGHĨA CỦA ĐỊNH CHẾ VÀ KHÁI NIỆM

1.2. Khái niệm (Điều 574 BLDS 2015)


- Thứ nhất: can thiệp vào công việc, tài sản của
một chủ thể mà không được pháp luật hoặc chủ
thể đồng ý.
- Thứ hai: Hành vi can thiệp này được thực hiện
với một ý chí vì lợi ích của chủ thể bị can thiệp.
2. ĐIỀU KIỆN CẤU THÀNH

2.1. Công việc của người khác và ý chí vì lợi ích của người
khác
Theo quy định của pháp luật VN: “việc một người có ý chí thực
hiện một công việc vì lợi ích của người khác”

Tình huống: Trời mưa bão đàn trâu bò đang ngậm cỏ ngoài
đồng, anh A nhầm tưởng con bò của anh B là bò nhà mình nên đã
xua về, cho ăn uống, chăm sóc. A sau đó mới phát hiện ra con bò
này là bò nhà B và đến gặp B trả lại bò đồng thời yêu cầu thành
toán chi phí chăm sóc, chữa bệnh cho bò. Nhưng B từ chối vì cho
rằng khi A thực hiện công việc này không phải với một ý chí là vì
lợi ích của B. Theo anh/chị tranh chấp trên giải quyết ra sao ?
2. ĐIỀU KIỆN CẤU THÀNH
2.2. Không tồn tại nghĩa vụ thực hiện công việc
Quan hệ giữa người thực hiện công việc và người có công việc
được thực, trong trường hợp có tồn tại nghĩa vụ dựa trên quy định
pháp luật hay hợp đồng thì không thể cấu thành thực hiện công
việc không có uỷ quyền mà phải giải quyết theo quy định của
pháp luật hoặc theo điều khoản trong hợp đồng.
Tình huống:Theo quy định của Bộ Luật hàng hải thuyền trưởng
của tàu thuyền nếu gặp tàu thuyền khác bị hại phải cứu giúp
(Khoản 12 Điều 53 Luật HHVN 2015). A thuyền trưởng thấy tàu
của B gặp nạn đã cứu giúp, sau đó yêu cầu B hoàn trả chi phí.
Yêu cầu của A có được chấp nhận không?
2. ĐIỀU KIỆN CẤU THÀNH
2.3. Việc trái với ý chí, hoặc lợi ích của người có công
việc được thực hiện không được rõ ràng
* Theo Điều 574 thì điều kiện này được thể hiện ở câu chữ (Khi
người này không biết hoặc biết mà không phản đối)
- Nguyên tắc: Hành vi rõ ràng đi ngược lại ý chí và lợi ích của
người có hành vi được thực hiện tại thời điểm bắt đầu thực
hiện công việc thì không đáp ứng điều kiện hình thành thực
hiện công việc không có uỷ quyền và nó được xem là hành vi
bất hợp pháp.
- Ngoại lệ: ý chí của người có công việc được thực hiện nếu đi
ngược lại quy định pháp luật, thuần phong mỹ tục thì không
cần thiết tôn trọng
3. HẬU QUẢ PHÁP LÝ

* Yêu cầu sinh viên: phân biệt với trường hợp


thực hiện công việc có uỷ quyền
3. HẬU QUẢ PHÁP LÝ
3.1. Quyền của người thực hiện công việc với
người có công việc được thực hiện
- Quyền yêu cầu hoàn trả chi phí hợp lý
- Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu có
thiệt hại xảy ra trong quá trình thực hiện công
việc không có uỷ quyền không ?
Tình huống: A Một người leo núi cứu một
người khác là B đang gặp nạn và vì cứu B, A
quần áo rách nát, tay chân bị thương và phải vào
viện. Vậy đối với những thiệt hại này, A có
quyền yêu cầu B thanh toán không ?
3. HẬU QUẢ PHÁP LÝ
3.2. Nghĩa vụ của người thực hiện công việc với người có công việc
được thực hiện
• Nghĩa vụ thực hiện công việc của người thực hiện mẫn cán, có sự
chú ý cần thiết. Trong trường gây thiệt hại do lỗi và cố ý phải bồi
thường thiệt hại
• Nghĩa vụ thông báo khi thực hiện công việc. Đảm bảo được việc
loại bỏ việc tự ý hành động của người thực hiện công việc, và xâm
hại đến quyền tôn trọng tính tự định đoạt của cá nhân.
• Nghĩa vụ tiếp tục thực hiện, ngừng thực hiện
• Phải thực hiện công việc cho đến khi người có công việc được thực
hiện, người thừa kế, người đại diện theo pháp luật có thể tiếp quản
đảm nhận công việc. Ngược lại trong trường hợp nếu việc thực hiện
công việc đi ngược lại lợi ích và ý chí của người có công việc thì
viêc thực hiện phải ngừng lại.
3. HẬU QUẢ PHÁP LÝ
Lưu ý: có hay không nghĩa vụ hoàn trả
Tình huống:
B là người cháu của A, trong lúc A đi du lịch nhờ B đến
trông nhà cho mình, C là bạn của B trong một lần đến
chơi ngỏ ý muốn mua cái bình cổ của B với giá 300 triệu,
B biết giá trị thật của chiếc bình này chỉ khoảng 200 triệu
nên sau một ngày suy nghĩa quyết định bán cho C. B sau
đó mang chiếc bình về nhà mình và chuyển cho C.
(1) Tại thời điểm này A và B có mối quan hệ pháp luật
gì ?
(2) Sau đó, nếu B chuyển giao chiếc bình này cho C thì
mối quan hệ giữa A,B,C là mối quan hệ pháp lý gì.

You might also like