You are on page 1of 49

Vấn đề 1: Khái niệm chung về Luật dân sự Việt Nam

I. Đối tượng điều chỉnh của Luật dân sư


1. Khái niệm: điều 1 BLDS
+ là tổng hợp các quan hệ tài sản và các quan hệ nhân thân
+ thuộc các lĩnh vực: dân sự, hôn nhân gia đình. kinh doanh. thương mại, lao động
LDS quy định những vấn đề chung nhất, các luật chuyên ngành khác chỉ quy định những vấn
đề có tính đặc thù trong từng ngành
LDS là hiến pháp của các luật điều chỉnh quan hệ dân sự
2. Nguyên tắc điều chỉnh: phải tuân thủ điều 3 LDS, nếu các luật khác vi phạm điều 3 thì LDS
đượcc áp dụng (điều 4)
+ “Khoản 2 điều 4: Luật khác có liên quan điều chỉnh quan hệ dân sự trong các lĩnh vực
cụ thể không được trái với các nguyên tắc cơ bản của PLDS được quy định tại điều 3
BL này
+ Khoản 3 điều 4: Trong TH luật khác liên quan không quy định hoặc có quy định
nhưng vi phạm khoản 2 điều này thì quy định của bộ luật này được áp dụng”
Lưu ý: 1 hộ gia đình và nhà nước không có tư cách pháp nhân vẫn tham gia được vào qh
dân sự nhưng thông qua sự ủy quyền đại diện cho 1 cá nhân hoặc pháp nhân khác
3. Các nhóm quan hệ
● Quan hệ tài sản:
- Là quan hệ giữa các chủ thể thông qua 1 TS hoặc gắn với 1 TS nhất định
Tài sản( điều 105 BLDS) bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. QHTS
không chỉ bó hẹp ở những vật vô chi mà còn hàm chứa nội dung xã hội là những
QHXH liên quan đến 1 tài sản
- Bao gồm những việc:
+ vật thuộc về ai, do ai chiếm hữu định đoạt
+ dịch chuyển tài sản từ chủ thể này sang chủ thể khác
+ quyền yêu cầu của một hay nhiều chủ thể và nghĩa vụ tương ứng với các yêu
cầu đó
- Yếu tố cấu thành : chủ thể, khách thể, nội dung
- Đặc điểm:
+ Luôn thể hiện ý chỉ của chủ thể tham gia :trực tiếp hoặc gián tiếp (gián tiếp với
chủ thể không đủ năng lực hành vi dân sự ;VD: A mất năng lực hành vi dân sự,
được thực hiện thông qua người đại diện) chủ thể được tự do thỏa thuận
nhưng phải phù hợp với ý chí nhà nước thông qua QPPLDS
=> quan hệ tài sản là biểu hiện của ý chí chủ thể và nhà nước
Khác: Luật hình sự phải tuân theo và không được thỏa thuận
+ đa dạng, phong phú: cá nhân, pháp nhân, nhà nước
+ mang đặc trưng của quan hệ hàng hóa - tiền tệ:
Tài sản là đối tượng và cũng là khách thể của quan hệ tài sản phải trị giá được
thành tiền và có thể chuyển gia thông qua giao dịch
+ có tính đền bù tương đương trong trao đổi,
Nhưng không phải tất cả đều có sự đền bù tương đương: cho, tặng, thừa kế, sử
dụng các tác phẩm văn học nghệ thuật
Đền bù khác bồi thường
đền bù: thể hiện tính chất có đi có lại về lợi ích (nhận được 1 lợi ích trả lại 1
lợi ích tương đương)
VD: cho vay tài sản để sử dụng phải đền bù tiền lãi
có quan hệ tài sản không có tính đền bù: cho tặng tài sản
Bồi thường: khi tài sản bị thiệt hại , chỉ A bồi thường cho B
● Quan hệ nhân thân
- là quan hệ giữa các chủ thể liên quan đến các giá trị nhân thân của cá nhân, pháp nhân
Phân biệt giá trị nhân thân, quyền nhân thân và quan hệ nhân thân
- Giá trị nhân thân: gắn liền với cá nhân, tổ chức
+ Đối với cá nhân là danh dự, nhân phẩm, uy tín
+ Đối với tổ chức là danh dự, uy tín,
=> Giá trị nhân thân có từ khi cá nhân sinh ra hoặc khi tổ chức được thành lập.
- Quyền nhân thân: là giá trị nhân thân được nhà nước quy định hoặc thừa nhận và bảo vệ.
Không phải giá trị nhân thân nào cũng được nhà nước thừa nhận và bảo vệ.
VD: Quyền yêu cầu cái chết nhân đạo(Hà Lan, châu Âu)
cá nhân quá đau đớn khi sống, gây gánh nặng cho người thân gia đình Cá nhân yêu cầu bác
sĩ tiêm một mũi tiêm để ra đi. Tuy nhiên ở VN quyền này chưa được ghi nhận hay quy định,
vì vậy ở VN nếu bác sĩ thực hiện việc này thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Quan hệ nhân thân là quan hệ giữa chủ thể này và chủ thể khác về một giá trị nhân thân của
cá nhân hay tổ chức.
- Đặc điểm
+ xuất phát từ giá trị nhân thân
+ gắn liền với cá nhân, không được chuyển giao, trừ trường hợp luật định
trong BLDS, những quyền nhân thân thường k chuyển giao đc nhưng vẫn có 1 số
THDB trong luật khác
VD: quyền công bố tác phẩm,
+ Không trao đổi với tiền tệ
VD: không định giá được quyền sống, quyền kết hôn
=> tiền tệ định giá tài sản nhưng không thể định giá giá trị nhân thân
Vậy khi bị vi phạm quyền nhân thân, phải chăng tiền phạt đã định giá quyền
nhân thân?
Khi bị xâm phạm tính mạng, được đền bù 200tr
=> đó là định giá tổn thất, không phải định giá quyền nhân thân cũng như sức
khỏe
+ Được bảo đảm thực hiện và được bảo vệ bằng pháp luật
Bảo đảm thực hiện: dựa trên các luật đã quy định
bảo vệ: 2 phương thức tự bảo vệ và yêu cầu cơ quan có thẩm quyền bảo vệ
- Phân loại
+ Quan hệ nhân thân gắn với tài sản: là những giá trị nhân thân khi xác lập
làm phát sinh các quyền tài sản
VD các tác giả của tác phẩm, bức tranh, giải pháp hữu ích, sáng chế,..
đối với hình ảnh cá nhân là quyền nhân thân nhưng khi hình ảnh đố mang tính
thương mại thì phát sinh quyền nhân thân gắn với tài sản
VD A bán tranh của mình cho B => quan hệ nhân thân gắn với tài sản
B bán tranh cho C => quan hệ tài sản
+ quan hệ nhân thân không gắn với tài sản: danh dự, nhân phẩm. uy tín. quyền
sống, tự do, bí mật đời tư, hình ảnh cá nhân
Tiêu chí Quan hệ nhân thân gắn với Quan hệ nhân thân không gắn với tài sản
tài sản
Khái niệm + Là những giá trị nhân thân Là những giá trị nhân thân mà việc xác lập
khi được xác lập sẽ làm phát trong thực tế ko làm phát sinh các lợi ích
sinh các quyền tài sản. về tài sản cho chủ thể quyền
+ Quyền nhân thân là tiền đề
để phát sinh quyền tài sản
Tính chất Có thể chuyển dịch quyền - Không thể chuyển giao quyền nhân thân
nhân thân cho người khác cho người khác thông qua các giao dịch
theo quy định của pháp luật dân sự
- Bao gồm các nhóm:
+ Nhóm quyền nhân thân gắn với mỗi cá
nhân nhằm cụ thể hóa chủ thể này với chủ
thể khác (quyền có họ tên,..)
+ Nhóm quan hệ nhân thân gắn liền với
giá trị nhân thân mà được ghi nhận và đảm
bảo phụ thuộc vào các chế độ chính trị -
kinh tế - xã hội, các nguyên tắc cơ bản và
hệ tư tưởng của chế độ đó (quyền nhân
thân trong hôn nhân & gđ, quyền xác lập
giới tính)
+ Nhóm quyền nhân thân do chủ thể tự
xác lập

**Chuyển giao khác với ủy quyền/ đại diện (đứa trẻ ko có năng lực 🡺 ủy quyền cho bố mẹ)

- Chuyển giao: làm chấm dứt quyền nhân thân của người chuyển giao

- Ủy quyền/ đại diện: giữ quyền quyền nhân thân của người chuyển giao
Phân biệt quan hệ nhân thân gắn với tài sản và quan hệ tài sản gắn với nhân thân?

- Quan hệ nhân thân gắn với tài sản: QH giữa các chủ thể về 1 giá trị nhân thân nhưng làm phát sinh
quyền tài sản

- Quan hệ tài sản gắn với nhân thân: nền tảng là quan hệ giữa các chủ thể về 1 giá trị tài sản nhưng
gắn liền với 1 chủ thể nhất định

(VD: 1 bạn hs được trường trao tặng 1 suất học bổng, bạn hs đó ko thể bán suất học bổng đó cho
người khác được 🡺 là quan hệ tài sản gắn với nhân thân)

II. Phương pháp điều chỉnh


- Là cách thức, biện pháp được sử dụng để điều chỉnh các quan hệ dân sự, hướng các quan hệ
phát sinh, thay đổi, chấm dứt theo ý chí của NN phù hợp với lợi ích ba bên
- Đặc điểm
+ Các chủ thể bình đẳng về quyền và nghĩa vụ
=> sự bình đẳng thể hiện ngay cả trong TH các chủ thể trong mối quan hệ mà không
bình đẳng ( quan hệ hành chính, quan hê lao động,...)
Chú ý:Vợ chồng tặng cho nhau tài sản trong thời kỳ hôn nhân mà nguồn gốc tài sản
tặng cho có được từ tài sản chung thì không phải quan hệ tài sản (vì không làm dịch
chuyển quyền sở hữu sang người được tặng cho vì khi xác định quan hệ này không có
sự độc lập về tài sản giữa vợ chồng
+ Lợi ích là tiền đề của việc tham gia QHPLDS
+ Chủ thể được tự quyết định các vấn đề liên quan đến quan hệ ( quyền tự định đoạt của
chủ thể)
Cam kết và thỏa thuận là tự nguyện nhưng không được xâm phạm lợi ích NN, lợi ích
công cộng, quyền lợi ích hợp pháp của chủ thể tham gia (điều 3 BLDS) để bảo vệ lợi
ích của một số chủ thể, PL đã hạn chế quyền tự định đoạt (quy định về quyền chuyển
sử dụng đất, về người hưởng di chúc không ohuj thuộc vào ND di chúc,..)
+ Phương thức giải quyết tranh chấp: Nguyên tắc hòa giải (điều 7 BLDS): Nếu không tự
thỏa thuận hặc hòa giải được thì tòa án sẽ giải quyết khi có yêu cầu của nguyên đơn
III. Khái quát sự phát triển của Luật dân sự VN
- Thời kì phong kiến
- Thời pháp thuộc
- Từ 1945 đến trước năm 1995
- Từ 1995 đến nay
IV. Nguồn của Luật dân sự (điều 5,6 BLDS)
- Nghĩa hẹp: VB QPPL do CQNN có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục nhất định có
chứa các QPPL dân sự, nhằm điều các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân
- Nghĩa rộng: là cơ sở, phương thức chứa đựng những nội dung điều chỉnh hành vi ứng xử
trong các quan hệ dân sự mà căn cứ vào đó để giải quyết các vụ việc dân sự phát sinh trên
thực tế (bao gồm cả tập quán, án lệ, hợp đồng,lẽ công bằng- điều 6 BLDS 2015)

Lẽ công bằng: rất chung, rất trừu tượng, chưa có định nghĩa chính thống.

VD: A và B mua bán nhà, tại thời điểm có giá là 100tr nhưng do nhiều yếu tố khách quan thì
đến thời gian giao nhà giá trị nhà lên đến 10 tỷ, khi có tranh chấp này thì Thẩm phán phải áp
dụng lẽ công bằng để không bị thiệt thòi cho người bán

VD2: mua 2 tấm vé số, mỗi vé 10k, thấy chiếc bút bi muốn mua nên đối cho bạn lấy tấm vé số.
nhưng tối đó vé đó trúng 50 tỷ, bạn đó sang đòi lại, đòi khởi kiện vì kh xứng đáng 1 chiếc bút bi
với giá 50 tỷ. nếu áp dụng đúng hợp đồng thì thiệt cho ban. Nên thẩm phán phải áp dụng lẽ
công bằng nhưng phải dựa và ý chí của phong tục tập quán tại địa phương và ý chí của thẩm
phán

Lẽ công bằng gây ra rất nhiều tranh cãi.

Điều kiện để một văn bản là nguồn của dân sự:

- Tính hợp pháp


- Chứa đựng các QPPLDS

Phân loại nguồn văn bản QPPL:

- Hiến pháp
- Bộ luật dân sự
- Các bộ luật, luật khác
- Văn bản dưới luật
V. Quy phạm PLDS

- là những quy tắc xử sự chung và mang tính bắt buộc, do CQNN có thẩm quyền ban hành
theo những trình tự thủ tục nhất định để điều chỉnh các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân
phát sinh giữa các chủ thể
● Quy phạm định nghĩa:
- là những quy phạm nêu ra KN và nêu nội dung KN
- thường dưới dạng “X là..”
VD: Đại diện là.. (134 BLDS) thời hiệu là.. (149 BLDS)
=> xác định phạm vi một sự kiện và giới hạn áp dụng sự kiện đó
● Quy phạm mệnh lệnh: (bắt buộc)
- là loại quy phạm nêu ra cách xử sự bắt buộc của chủ thể khi tham gia vào
QHDS
- thường dưới dạng “phải..” hoặc “ không được”
VD: TH luật quy định GDDS phải được thể hiện.. (119 BLDS)
Việc xác lập thực hiện quyền, nghĩa vụ DS không được..(khoản 4 điều 3)
=> thông thường nếu làm khác QPML sẽ đến lợi ích của người khác
● Quy định tùy nghi lựa chọn: (lực chọn có hạn chế)
- là quy phạm nêu ra nhiều cách xử sự khác nhau và chủ thể tham gia lựa chọn
VD: khoản 1 điều 437 => PL đưa ra các cách xử sự để chủ thể có sự lựa chọn
=> phát huy được quyền tự định đoạt
● Quy phạm tùy nghi: (tự định đoạt)
- là quy phạm cho phép các chủ thể tự thỏa thuận , định đoạt nhưng bị hạn chế
bởi nguyên tắc của PL cũng như LDS => QP phổ biến trong LDS
VD: Điều 277: Địa điểm thực hiện nghĩa vụ do các bên tự thỏa thuận
VI. Áp dụng
1. Áp dụng luật dân sự
- là những hành động cụ thể của cơ quan NN có thẩm quyền căn cứ vào sự kiện thực thế
đã xảy ra, dựa vào những QPPL phù hợp với những sự kiện thực tế đó để đưa ra quyết
định phù hợp với thực tế và những quy định của PL.
- Yếu tố tác động đến việc áp dụng luật dân sự
+ Có QPPL đúng đắn
+ Ý thức pháp luật của người dân
+ ĐK, khả năng áp dụng PL của các cơ quan NN có thẩm quyền
- Hậu quả pháp lý của việc áp dụng luật dân sự
+ Công nhận hay bác bỏ 1 quyền dân sự nào đó (Quyền sở hữu, quyền thừa kế,
quyền đòi nợ,..)
+ Xác lập 1 nghĩa vụ dân sự nào đó( bồi thường thiệt hại, trả nợ,..)
+ Áp dụng các biện pháp cưỡng chế nào đó để bảo vệ quyền, lợi ích của chủ thể
(tịch thu tài sản, phạt vi phạm,...)
2. Áp dụng tập quán (điều 5 BLDS)
- là việc cơ quan NN có thẩm quyền vận dụng tập quán để giải quyết 1 quan hệ pháp
luật cụ thể mà chưa có QPPL điều chỉnh.
- Đk áp dụng:
+ Pháp luật ko quy định, các bên ko thỏa thuận
+ Áp dụng trong 1 địa phương
+ Đã được lưu truyền từ lâu đời
+ ko vi phạm điều cấm của pháp luật, ko trái đạo đức xã hội
3. Áp dụng pháp luật tương tự
- là dùng những QPPL có hiệu lực đối với những QH tương tự như quan hệ cần xử lý
điều chỉnh quan hệ đó
- Đk áp dụng
+ Tranh chấp thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự
+ ko có QPPL dân sự trực tiếp điều chỉnh
+ Có QPPL khác điều chỉnh QH tương tự với QH cần điều chỉnh

4. Áp dụng nguyên tắc cơ bản


5. Áp dụng án lệ
- Khái niệm: Áp dụng án lệ là sử dụng những lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định đã
có hiệu lực PL của Tòa án về một việc cụ thể được hội đồng Thẩm phán TAND tối cao lựa
chọn và được chánh án TAND tối cao công bố là án lệ để các Tòa án nghiên cứu, áp dụng
trong xét xử.
- Một số nước như Mỹ Anh: hệ thống PL commonlaw: áp dụng án lệ ở đây rất lớn, thẩm phán
có quyền lực cao
6. Áp dụng lẽ công bằng
VII. Nguyên tắc cơ bản của LDS
- Nguyên tắc chung: Thỏa thuận
Điều 3 BLDS 2015 bao gồm 5 nguyên tắc:

1. Nguyên tắc bình đẳng (mọi bình đẳng đều là tương đối)

2. Nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận

(tự nguyện: thống nhất giữa ý chí bên trong và hành vi bên ngoài)

(đi mua bút bi của Nhật nhưng bị bán cho bút bi Trung 🡺 ko thống nhất🡺 hợp đồng vô hiệu)

Phân biệt động cơ và mục đích: trong dân sự chỉ quan tâm đến mục đích.

3. Nguyên tắc thiện chí, trung thực

(thiện chí: hợp đồng bảo hiểm; trung thực: hợp đồng tặng cho)

4. Nguyên tắc tôn trọng trong lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích cộng đồng, quyền và lợi ích
hợp pháp của người khác

5. Nguyên tắc tự chịu trách nhiệm

(Có TH ngoại lệ: chưa đủ tuổi, ko có NLHV)

VIII. QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ


1. Khái niệm:
- QHPLDS là những quan hệ xã hội (những quan hệ tài sản & quan hệ nhân thân) được
các QPPL DS điều chỉnh.
QHPLDS = QHXH + QPPLDS

VD: Theo quy định BLDS 2015 quyền chuyển đổi giới tính được PL quy định. Trước khi có BLDS
2015 thì chuyển đổi giới tính không được coi là quyền, do vậy khi đó nó chỉ là QHXH bình thương
mà kh phải QHPLDS.

Nếu người A chuyển đổi giới tính kết hôn với B, khi chưa có BLDS 2015 thì quan hệ này không
được pháp luật thừa nhân, không được coi là QHPL mà chỉ là QHXH

2. Đặc điểm:
- là quan hệ thể hiện ý chí (cả chủ thể và NN)
- được tự định đoạt
- khi tranh chấp phát sinh được tự do thỏa thuận
3. Phân loại
Căn cứ vào Quan hệ tài sản Quan hệ nhân thân
đối tượng
được điều
chỉnh
Căn cứ vào QHPLDS tuyệt đối QHPLDS tương đối
tính xác Chủ thể quyền được xác Chủ thể có quyền và chủ thể có
định của các định, chủ thể có nghĩa vụ là nghĩa vụ đều được xđ
chủ thể tất cả chủ thể khác (quan hệ hợp đồng)
QH sở hữu
Căn cứ vào Quan hệ vật quyền Quan hệ trái quyền
nguồn gốc, (quyền của chủ thể có quyền Chủ thể có quyền phải thông
cách thức luôn gắn với 1 vật nhất định) qua hành vi của người khác
thực hiện VD: người sở hữu, cô có thỏa mãn quyền của mình
quyền chiếc xe máy, thông qua việc (QH hợp đồng gia công)
đi nó hằng ngày, rửa nó cất VD: thông qua hành vi vận
nó. chuyển hàng của hợp đồng vạn
chuyển hàng hóa, chủ yếu nằm
trong quan hệ hợp đồng.

4. Các yếu tố cấu thành


● Chủ thể:
+ những “người” tham gia vào QHDS bao gồm: cá nhân và pháp nhân, có năng
lực chủ thể. Những đối tượng không có năng lực chủ thế thì ko phải là chủ thể
của PLDS.
VD: Chú mèo Tomaso được hưởng tài sản, theo PL của Italia thì chú mèo có
được coi là chủ thể của PLDS. Nhưng theo PL VN thì con vật không được coi
là có năng lực chủ thể.
+ chủ thể luôn luôn được xác định và phải đủ tư cách chủ thể
+ Chủ thể tham gia vào QHPLDS rất đa đạng. Có thể là chủ thể độc lập hoặc có
thể là chủ thể phụ thuộc. VD: em bé chưa đủ tuổi thì bố mẹ sẽ là người đại diện
cho em bé đó trong một số hoạt động
● Khách thể
+ những lợi ích vật chất, lợi ích tinh thần mà PL bảo vệ cho các chủ thể trong
quan hệ pháp luật
+ chia thành 5 nhóm :
- tài sản: điều 163 BLDS 2005, điều 105 BLDS 2015
- hành vi và cách dịch vụ
- kết quả của hoạt động tinh thần sáng tạo: - quyền sở hữu trí tuệ, quyền
tác giả, quyền tài sản đặc việt, sản phẩm của trí tuệ, của tinh thần
- các giá trị nhân thân: quyền thay đổi họ tên, khai sinh, khai tử,…
- quyền sử dụng đất
● Nội dung
+ Là tổng hợp quyền và nghĩa vụ của các bên
Quyền là cách xử sự được phép mà PL quy định, còn nghĩa vụ là cách xử sự
mà PL bắt buộc.
VD: hợp đồng mua bán của A và B:
Bên bán hướng tới quyền nhận tiền với nghĩa vụ của bên mua là trả tiền
Bên mua có quyền sở hữu của tài sản mua bán và với nghĩa vụ bên bán là giao
chuyển hàng
=> 1 QHPLDS bắt buộc phải có 3 bộ phận: chủ thể + khách thể + nội dung
Khác với 1 QPPL DS ko bắt buộc phải có 3 bp (giả định + QĐ+chế tài)

5. Căn cứ làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt QHPLDS


● Sự kiện pháp lý
+ Là sự kiện xảy ra trong thực tế mà PL đã giả định trước mà nó làm phát sinh các hậu
quả pháp lý. => Có thể làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt QHPLDS
=> 1 sự kiện pháp lý có thể ảnh hưởng tới nhiều QHPL và làm phát sinh nhiều hậu
quả pháp lý
Nhiều sự kiện pháp lý có thể làm phát sinh 1 hậu quả pháp lý
VD: Sự kiện anh A lái xe trong tình trạng say rượu đâm vào chị B làm chị B chết làm phát
sinh các QHPL

+ QH thừa kế (nếu chị B có tài sản)

+ QH lao động (nếu chị B đang lao động tại 1 xí nghiệp)

+ QH hôn nhân
+ QH bảo hiểm xã hội, bảo hiểm nhân thọ

+ QHPL hình sự giữa anh A và NN

+ QH giữa cơ quan điều tra với anh A

+ QH hành chính: khai tử của gia đình chị B với ủy ban

● Phân loại sự kiện pháp lý


- Hành vi pháp lý
- Là sự kiện pháp lý xảy ra theo ý chí của các chủ thể nhằm làm phát sinh hậu quả pháp
lý (thể hiện dưới dạng hợp pháp hoặc bất hợp pháp)
- Đặc điểm:
+ Đây là loại sự kiện pháp lý phổ biến nhất
+ Thể hiện ý chí của các chủ thể
+ Các chủ thể phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình

Trường hợp có ý chỉ của chủ thế nhưng không coi là hành vi pháp lý vì không có hậu quả pháp lý:
VD: cô ném phấn xuống đất thì không có hậu quả, Cô ném phấn nhưng phấn rơi vào mắt của một
bạn làm nhiễm trùng mắt của bạn, trong trường hợp này là sự kiện pháp lý.

VD: A và B cùng kí kết hợp đồng lao động, B vi phạm việc thực hiện nghĩa vụ với A, do vậy hậu quả
pháp lý B phải bồi thường hợp đồng

- Phân loại:
+ Hành vi hợp pháp – Hành vi bất hợp pháp
+ Hành động – không hành động (bảo mật thông tin trong hợp đồng lao động)
- Xử sự pháp lý
- Là hành vi không nhằm làm phát sinh hậu quả pháp lý nhưng do quy định của pháp luật hậu
quả pháp lý được phát sinh.

VD: đào vàng -> hành vi Pháp lý vì hướng tới tài sản

Đào móng nhưng tìm được vàng -> xử sự pháp lý vì không có mục đích đào vàng

- Sự biến pháp lý
- Là những sự kiện xảy ra không phụ thuộc vào ý muốn của con người nói chung và những
người tham gia vào quan hệ dân sự nói riêng.
- Phân loại
+ Sự biến tương đối: là những sự kiện xảy ra do hành vi của con người tiến hành nhưng
ko phụ thuộc vào hành vi của chủ thể tham gia và làm phát sinh hậu quả pháp lý đối
với họ
+ Sự biến tuyệt đối: là những sự kiện xảy ra trong thiên nhiên hoàn toàn không phụ
thuộc vào ý muốn của con người (động đất, sét,..)
- Thời hạn
Là sự kiện pháp lý đặc biệt làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân
sự. Thời hạn là khoảng thời gian do PL quy định hoặc các bên thỏa thuận mà khi thời hạn
này phát sinh hoặc chấm dứt sẽ làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự.

VD: 1 chủ thể đánh rơi tài sản, sau 1 năm thông báo không ai nhận -> 1 năm là thời hạn vì
sau đó quyền sở hữu tài sản đã thay đổi

Điều 236: Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu do chiếm hữu, được lợi về tài sản theo căn
cứ của pháp luật

Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên
tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở
thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp Bộ luật này,
luật khác có liên quan quy định khác.

Điều 233: Xác lập quyền sở hữu đối với vật nuôi dưới nước. Tức là sau một tháng nếu không
có ai đến nhận thì người đó sẽ được xác lập là chủ sở hữu và chủ cũ sẽ bị chấm dứt quyền sở
hữu.
VẤN ĐỀ 2: CÁ NHÂN
Nguồn tài liệu tham khảo
- Văn bản QPPL: BLDS 2015, luật cư trú 2020,.. và các văn bản PL liên quan
- giáo trình, sách tham khảo, luận án, các bài tạp chí
- các án lệ, bản án được công bố
- sách tham khảo
I. Các yếu tố cá biệt hóa cá nhân
1. Khái niệm:
- là những yếu tố thể hiện sự khác biệt của cá nhân này với cá nhân khác, mà dựa vào
đó có thể nhận diện cá nhân trong quan hệ PLDS
VD: tên, ngày tháng sinh, nơi cư trú, hình ảnh, số định danh, quốc tịch,..
2. Khái niệm nơi cư trú của cá nhân:
+ là nơi cá nhân thường sinh sống: là nơi cá nhân có hộ khẩu thường trú hoặc là nơi cá
nhân tạm trú
+ hoặc là nơi cá nhân đang sinh sống
● Ý nghĩa của việc xác định nơi cư trú
+ Nơi thực hiện quyền, NV của công dân
+ là nơi đăng ký và lưu trữ giấy tờ hộ tịch
+ là nơi tống đạt giấy tờ liên quan
+ là địa điểm mở thừa kế
+ là địa điểm thực hiện nghĩa vụ
+ là nơi tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp

II. Năng lực chủ thể của cá nhân = NLPL + NLHV


1. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân (điều 16)
- Là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và có nghĩa vụ dân sự
- Đặc điểm
+ do NN quy định: phụ thuộc vào bản chất giai cấp của NN tại một thời điểm lịch
sử nhất định
+ mọi cá nhân đều bình đẳng về PL (chú ý các TH ngoại lệ)
+ không bị hạn chế bởi bất cứ lý do nào. Nhà nước không có phép công dân tự
hạn chế NLPLDS của chính họ cũng như cá nhân khác, trừ trường hợp
áp dụng hình phạt hình sự bổ sung hoặc biện pháp xử lý vi phạm hành chính
như cấm đảm nhiệm những chức vụ, cấm làm những nghề hoặc công việc nhất
định; cấm cư trú; quản chế;
hoặc VBPL quy định một loại người nào đó không được tham gia vào một số
QHDS Vd: người nước ngoài không được phép mua bán nhà ở việt Nam
+ được NN bảo vệ và bảo đảm thực hiện
+ có từ khi sinh ra và chấm dứt khi người đó chết đi, trừ một số TH ngoại lệ
- Nội dung
+ quyên nhân dân
+ quyền tài sản
+ quyền tham gia quan hệ dân sự:
2. Năng lực hành vi dân sự
- Khái niệm:
+ là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa
vụ dân sự (điều 17, 19)
=> NLHVDS bao gồm
+ Khả năng tạo ra (xác lập) các quyền, thực hiện các nghĩa vụ DS

+ Năng lực tự chịu trách nhiệm dân sự khi vi phạm nghĩa vụ DS

- Đặc điểm:

+ NLHVDS là điều kiện đủ để 1 cá nhân có thể tham gia trực tiếp vào QHPL
dân sự với các chủ thể khác
+ Xuất hiện từ khi cá nhân được sinh ra và chấm dứt khi người đó chết
+ Phụ thuộc vào 2 yếu tố: Độ tuổi + sức khỏe trí lực

Các mức năng lực hành vi dân sự:

Quy định
Mức NLHVDS Điều kiện Quyền và nghĩa vụ
tại
Từ đủ 18 tuổi trở
Những người này có toàn quyền tham gia xác lập
Người có lên (>=18)
và thực hiện mọi giao dịch dân sự với tư cách là
NLHVDS đầy Điều 20 (Được suy đoán là
chủ thể độc lập và tự chịu trách nhiệm về những
đủ có NLHVDS đầy
hành vi do họ thực hiện
đủ)
Người có Điều 21 - Chưa đủ 6 tuổi Mọi giao dịch của những người này đều do người
đại diện xác lập và thực hiện
(<6)
Chỉ có quyền xác lập và thực hiện các giao dịch dân
Từ đủ 6 tuổi 🡪 sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp
NLHVDS
chưa đủ 15 tuổi với lứa tuổi.
không đầy đủ
(6<=x<15) - Các giao dịch phải được sự đồng ý của người đại
(Có NLHVDS
diện theo PL
hạn chế)
Tự mình xác lập thực hiện giao dịch dân sự, trừ
Từ đủ 15 tuổi 🡪
giao dịch liên quan đến bất động sản, động sản phải
chưa đủ 18 tuổi
đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của
(15<=x<18)
luật phải được người đại diện theo PL đồng ý
- Có yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan
hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan
Mắc bệnh tâm thần 🡺 để bảo vệ tài sản
hoặc bệnh khác mà - Kết luận giám định pháp y tâm thần
Mất NLHVDS Điều 22 ko thể nhận thức, - Quyết định của tòa án tuyên bố người này là
làm chủ được hành người mất NLHVDS
vi của mình - Tư cách chủ thể: mọi giao dịch của người bị mất
NLHVDS đều do người đại diện theo PL xác lập và
thực hiện
- Theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi
Người thành niên
ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan
trong tình trạng thể
- Kết luận giám định pháp ý tâm thần
Người có khó chất hoặc tinh thần
- Tòa án có quyết định tuyên bố người này là người
khăn trong nhận mà ko đủ khả năng
Điều 23 có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và
thức và làm chủ nhận thức, làm chủ
chỉ định người giám hộ
hành vi hành vi nhưng chưa
(Người thẩm phán có quyền quy định người đó
đến mức mất
có quyền tham gia loại giao dịch nào trong TH
NLHVDS
cụ thể)
Hạn chế Điều 24 - Nghiện ma túy - Theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên
NLHVDS hoặc các chất kích quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan
thích khác dẫn đến - Đã được tổ chức giám định kết luận về việc
phá tán tài sản gia nghiện ma túy hoặc các chất kích thích khác
đình - Có quyết định của tòa án tuyên bố người này là
người hạn chế NLHVDS
- Tư cách chủ thể: giao dịch dân sự liên quan đến
tài sản của người bị hạn chế NLHVDS phải có sự
(cà phê, xì gà,..??)
đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ các
giao dịch nhằm phục vụ SH hằng ngày hoặc luật
liên quan có qđ khác

Chú ý: Nếu những giao dịch do người chưa thành niên xác lập ko có sự đồng ý của người đại diện,
người đại diện có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu (theo điều 125), trừ TH khác,
nếu người đại diện ko yêu cầu thì giao dịch mặc nhiên có hiệu lực

● Ý nghĩa của việc xác định mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân
+ Xác định phạm vi, mức độ giao dịch cá nhân được tham gia
+ là căn cứ yêu cầu tuyên bố giao dịch do cá nhân xác lập là vô hiệu
+ là căn cứ xác định năng lực chịu trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng
+ là căn cứ xác định cá nhân có cần người giám hộ hoặc được làm người giám hộ hay
không

III. Tuyên bố chết, tuyên bố mất tích


1. Tuyên bố mất tích
● Điều kiện tuyên bố
- Biệt tích từ 2 năm trở lên (liên tục, nếu không xác định đc ngày người mất tích thì
ngày đầu tiên mất tích là ngày đầu tiên của tháng kế tiếp)
- đã có thông báo tìm kiếm
- có yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan
● Hậu quả
- tư cách chủ thể: chấm dứt
- quan hệ nhân thân
- quan hệ tài sản
● Tuyên bố hủy khi
- trở về
- có tin tức còn sống
● Hậu quả tuyên bố khi trở về
- Tư cách chủ thể: tiếp tục
- Về tài sản: được nhận lại
2. Tuyên bố chết
● Điều kiện
+ thuộc một trong trường hợp thuộc khoản 1 điều 71
- sau 3 năm từ khi tuyên bố mất tích
- biệt tích sau 5 năm chiến tranh và không có tin tức
- bi tai nạn, thảm họa 2 năm mà không có tin tức còn sống
+ Đã ra thông báo tìm kiếm
+ có yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan
● Hậu quả
+ tư cách chủ thể: chấm dứt
+ quan hệ nhân thân
+ quan hệ tài sản
● Hậu quả khi hủy quyết định tuyên bố
+ tư cách chủ thể: khôi phục
+ về tài sản: yêu cầu hoàn trả phần còn lại hiện còn
+ về thành thân: nếu chưa kết hôn thì khôi phục
IV. Giám hộ
1. Khái niệm
- (điều 46) là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được ủy ban nhân dân cấp xã cử,
được tòa án chỉ định hoặc được quy định tại khoản 2 điều 48 của bộ luật này( sau đây gọi
chung là người giám hộ) được thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận
thức, làm chủ hành vi
- Người đại diện ## người giám hộ (điều 47)

+ Người được giám hộ: thường là người mất cha mẹ/ cha mẹ bị hạn chế
Người giám hộ: chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp

+ Người đại diện: có phạm vi đại diện: trong các giao dịch dân sự (chỉ là 1 trong các chức năng
người giám hộ làm cho người được giám hộ)
< Đại diện theo pháp luật + Đại diện theo ủy quyền>

Bố mẹ là người đại diện chứ chưa phải là người giám hộ

2. Người được giám hộ (điều 47)


+ Người chưa thành niên
+ Người mất năng lực hành vi dân sự
+ Người có khó khăn trong nhận thức về
3. Người giám hộ

Điều kiện Quyền Nghĩa vụ thay đổi giám hộ

cá nhân (49) 58 55,56,57 60


Pháp nhân (50)

Chú ý: Để ngăn chặn sự lạm quyền của người giám hộ. PL quy định những giao dịch giữa người
giám hộ và người được giám hộ có lq đến tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu, trừ TH giao
dịch được thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc
giám hộ (điều 69,59)
4. Hình thức giám hộ
Giám hộ đương nhiên Giám hộ được cử, chỉ định (điều 54)
- Áp dụng khi người chưa thành niên, mất
- Là hình thức giám hộ do PL quy định
NLHVDS ko có người giám hộ đương nhiên
- Chỉ có thể là cá nhân
theo điều 52,53
- Người giám hộ đương nhiên cho người
- UBND cấp xã nơi cư trú của người được giám
chưa thành niên (điều 52)
hộ có trách nhiệm cử người giám hộ
- Người giám hộ đương nhiên của người
- Cá nhân, pháp nhân đều có thể trở thành
mất NLHV (điều 53)
người giám hộ được cử
VẤN ĐỀ 3: PHÁP NHÂN VÀ CÁC TỔ CHỨC CÓ TƯ CÁCH PHÁP NHÂN
TRONG LUẬT DÂN SỰ
I/ Pháp nhân
- là một tổ chức thống nhất, độc lập, thành lập hợp pháp có tài sản riêng và chịu trách nhiệm
bằng tài sản của mình, nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
1. Điều kiện để một tổ chức là pháp nhân (4 điều kiện)
- Được thành lập hợp pháp (khi được thành lập theo đúng trình tự PL quy định: có 2
con đường
+ Thành lập dựa trên những yêu cầu của các sáng lập viên – A và B cùng kinh doanh và
cùng sáng lập nên công ty X, 2 người cùng làm đơn, pháp luật thừa nhận công ty X
công nhận sự tồn tại – trường hợp này hầu như là các công ty doanh nghiệp, công ty
vốn nước ngoài,…
+ Con đường thứ 2 dựa trên quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
– ví dụ pháp nhân là trường HLU thì được thanh lập ở bộ tự pháp, bênh viên
Senphone được thành lập bởi UBND thành phố HN
- Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ (điều 83 BLDS): Pháp nhân phải có cơ quan điều hành.
Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều hành của pháp nhân được quy định
trong điều lệ của pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân.” Điều này
còn chung chung chưa đưa ra giới hạn để chúng ta xác định
VD: một cửa hàng phở rất đông và đông khách nhưng chỉ là kinh doanh của 1 hộ gia
điình mà chưa phải pháp nhân vi fododng khách nên quán có nhiều nhân viên: nhân
viên quản lý, phcuj vụ, kết toán, bếp trưởng,… Có thể thấy hệ điều hành của cửa hàng
phở này còn có cơ cáu tổ chức lớn hơn một công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách
pháp nhân.
=> Vì vậy nên phải có yêu cầu về bao nhiêu phòng ban, bao nhiêu nhân viên,...

- Có tài sản độc lập và tự chịu trách nhiệm (độc lập so với cá nhân, pháp nhân khác,..
VD 3 người góp tiền thành lập công ty, số tiền đc góp là tài sản pháp nhân không còn
là của cá nhân nào và không được dùng cho việc cá nhân)
trường ĐH Ngoại thương là pháp nhân vậy nên ĐHNT độc lập với các pháp nhân
khác, các trường đại học khác, đọc lập vơi stafi sản của cán bộ, giảng viên, thành
viên hoạt động trong trường, không liên quan đến người đứng đầu, độc lập với Bộ
giáo dục- cơ quan đứng trên của trường
- nhân danh mình tham gia vào các QHPL 1 cách độc lập: Pháp nhân nhân dánh chính
nó , chư skhoong nhân danh của hiệu trưởng, của giảng viên trong trường, không nhân
danh pháp nhân khác

Ví dụ: đơn khởi kiện đại học ngoại thương, thì nhân danh không đại diện cho hiệu
trưởng, hiệu phó hay một cá nhân khác mà đại diện cho chính mình

Câu hỏi:
?? Theo quy định của Luật hiện nay: Doanh nghiệp tư nhân ko có tư cách pháp nhân (trách nhiệm là
vô hạn: nếu có nợ thì trả đến bao giờ hết thì thôi, nếu chết thì đến đời con cháu trả)

Vì tài sản của nó phụ thuộc hoàn toàn vào người đứng đầu và nó không độc lập

Đăng ký giao dịch bảo đảm

?? Khoa Luật ĐH Ngoại thương có phải là pháp nhân không?

=> không vì chỉ nhân danh về chuyên môn và vẫn phụ thuộc vào FTU (dieu kien 3,4)

2. Năng lực chủ thể của pháp nhân (NLPL và NLHV)

- NLPL mang tính chuyên biệt


- NLHV phụ thuộc vào NLPL
- NLPL và NLHV cũng xuất hiện và cùng mất đi
- NLHV không phân chia mức độ (NLHV của cá nhân không ảnh hưởng đến NLHV
pháp nhân VD: người đứng đầu bị tuyên bố mất NLHV thì PN sẽ thay thế ng khác chứ
PN không mất NLHV)
Khác với cá nhân:
+ cá nhân mang tính độc lập công bằng chịu trách nhiệm như nhau, còn đối với mỗi PN có
NLPL khác nhau phụ thuộc vào mỗi ngành đki (VD: công ty vận tải không thể mở lớp đào
tạo cử nhân luật, Hay các trường Đại học không thể mở kinh
+ NLHV cá nhân phụ thuộc vào độ tuổi, khả năng nhận thức mà PLHV PN phụ thuộc vào
NLPL
+ Đối với cá nhân: NLPL có ngay từ khi sinh ra, NLHV phải khi cá nhân đủ năng lực nhận
thức hành vi, NLHV và NLPL của hành sinh ra khi PN thành lập và mất đi khi PN
+ Đối với cá nhân: NLHV đầy đủ, NLHV

3. Các loại pháp nhân


● PN thương mại
+ dấu hiệu:
- Mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận
- lợi nhuận thu được chia cho thành viên
- Thành lập hoạt động, chấm dứt theo quy định của PL
+ Các loại
- Doanh nghiệp
- Tổ chức kinh tuế khác
+ Pháp luật điều chỉnh
- BLDS
- Luật doanh nghiệp, qđ khác liên quan
● Pháp nhân phi thương mại
+ Dấu hiệu
- Không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận
- lợi nhuận không được phân chia cho thành viên
+ Bao gồm
- Đơn vị lực lượng vũ trang
- các tổ chức
+ Pháp luật điều chỉnh
- Bộ luật dân sự
- Luật về tổ chức bộ máy NN
- quy định khác có liên quan

4. Yếu tố cá biệt hóa pháp nhân (lý lịch PN)


- Tên gọi: Điều 78 (thể hiện được loại hình và lĩnh vực hoạt động PN)
- Quốc tịch: điều 80 (PN thành lập và hoạt động theo PL quốc gia nào thì mang quốc
tịch quốc gia đó, nếu PN mang quốc tịch nước khác vào VN hoạt động thì là PN nước
ngoài)
- Điều lệ: Điều 77
- Trụ sử: điều 79 (nơi đặt cơ quan điều hành PN)
- Lĩnh vực hoạt động
- Cơ quan thành lập
- Yếu tố khác: logo, tên thương mại, sản phẩm (logo để cá biệt hóa PN với nhau)
5. Hoạt động của pháp nhân
● Hoạt động bên ngoài
- thực hiện thông qua:
+ người đại diện theo pháp luật
+ người đại diện theo ủy quyền
- Bao gồm
+ Xác lập giao dịnh, thúc tiến thương mại
+ hoạt động khác
● Hoạt động bên trong
- thực hiện thông qua
+ các thành viên của pháp nhân
+ người của pháp nhân
- Bao gồm
+ quản lý, điều hành
+ sản xuất, kinh doanh
6. Trách nhiệm dân sự của pháp nhân
● cơ sở trách nhiệm
- từ các giao dịch do người đại diện xác lập thực hiện
- từ hoạt động thành lập, hoạt động khác
● Độc lập
- Pháp nhân không chịu trách nhiệm thay cho người của phap nhân, trừ trường
hợp luật khác có quy định
- người của pháp nhân không chịu trách nhiệm thay pháp nhân trừ trường hợp
luật khác có quy định
● Loại trách nhiệm
- trách nhiệm hữu hạn
- trong phạm vi tài sản

7. Các trình tự thành lập


- trình tự mệnh lệnh
- trình tự cho phép
- trình tự công nhận
8. Các trường hợp chấm dứt
- Là chấm dứt sự tồn tại của 1 tổ chức với tư cách là chủ thể độc lập trong các quan hệ pháp
luật mà trước đó tổ chức đó tham gia với tư cách pháp nhân
- Căn cứ pháp lý (điều 96): PN chấm dứt tồn tại từ thời điểm:
+ Xóa tên trong sổ đăng ký
+ Được xác định trong quyết định của cơ quan NN có thẩm quyền
- Hình thức chấm dứt:
+ Giải thể pháp nhân (điều 93)
- Tuyên bố phá sản DN là 1 TH giải thể đặc biệt (chỉ khi DN mất khả năng thanh
toán), chỉ DN tuyên bố phá sản
- Chủ thể quyết định giải thể: cơ quan NN có thẩm quyền thành lập
- Giải thể: có nhiều nguyên nhân và nhiều tổ chức tuyên bố giải thể (DN, cơ
quan NN)
+ các hình thức khác: hợp nhất, sáp nhập, chia, tách
● Giống: đều là hình thức giải thể pháp nhân

- Do nhiều cơ quan NN có thẩm quyền ra quyết định

- Có nhiều nguyên nhân giải thể khác nhau

● Khác: bảng

Điều 92:
Điều 88: Điều 89:
Điều 90: Điều 91: Chuyển đổi
Hợp nhất pháp Sáp nhập pháp
Chia pháp nhân Tách pháp nhân hình thức
nhân nhân
pháp nhân

A+B=C A+B=A A=B+C A=A+B A=B

Quyền và nghĩa Quyền và Quyền và nghĩa A,B thực hiện quyền B kế thừa
vụ của A,B nghĩa vụ của vụ của A được và nghĩa vụ phù hợp quyền và
được chuyển B chuyển giao chuyển giao cho với mục đích hoạt nghĩa vụ của
giao cho C cho A B,C động của mình A
VẤN ĐỀ 4: GIAO DỊCH DÂN SỰ

I. Khái niệm, đặc điểm của giao dịch dân sự


1. Khái niệm: hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm
dứt quyền, nghĩa vụ dân sự
+ là sự thể hiện ý chí của các chủ thể
+ Nhằm phát sinh. thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự
Vd: A tặng B xe máy 50tr , B không đồng ý nhận -> thể hiện ý chí của A nhưng không làm phát
sinh, thay đổi chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự
=> không là giao dịch dân sự

- Hơp đồng: là sự thỏa thuận ý chí của hai hoặc nhiều bên chủ thể, làm phát sinh, thay đổi,
chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự giữa các chủ thể
- - Hành vi pháp lý đơn phương: Là sự thể hiện ý chí của một bên chủ thể làm phát sinh
quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể khi bên kia tiếp nhận ý chí đó.
2. Đặc điểm
- là hành vi mang tính ý chí của chủ thể tham gia vào giao dịch với những động cơ và mục
đích nhất định. (Trong LHS yếu tố động cơ quan tọng là yếu tố quyêt siddnhj tội danh, còn
trong DS động cơ chỉ mang tính pháp lý ký khi được quy định là yếu tố phát sinh hiệu lực
của hợp đồng còn không thì đôiv ưới dân sự chỉ quan tâm tới mục đích của chủ thể, khi mục
đích đạt được thì tạo ra hậu quả pháp lý của hợp đồng) VD: Đi thuê nhà, động cơ muốn có
không gian yên tĩnh riêng để học thúc đẩy đi thuê nhà.
- GDDS là hành vi pháp lý làm phát sinh hậu quả pháp lý (Phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền
và nghĩa vụ dân sự); là căn cứ hình thành quan hệ PLDS

● Tính ý chí:
- Ý chí đó là nguyện vọng, mong muốn chủ quan bên trong con người;
- Ý chí đó phải được thể hiện, bày tỏ ra bên ngoài dưới một hình thức nhất định để các
chủ thể khác biết;
- GDDS phải là sự thống nhất giữa ý chí và bày tỏ ý chí. Thiếu sự thống nhất này,
GDDS có thể sẽ vô hiệu
VD: ý chí cô muốn mua bút bi Nhật cô bảo bà bán bút rằng cô mua bút bi Nhật nhưng bà bán hàng
lừa dối và đưa cho cô 1 chiếc bút bi vỏ nhật nhưng là của TQ thì ở đây không có sự thông nhất
giwuax ý chí bên trong và bên ngoài
● Động cơ và mục đích

Động cơ Mục đích


+ Là nguyên nhân thúc đẩy các + Là lợi ích hợp pháp mà chủ thể mong
bên tham gia giao dịch. muốn đạt được khi xác lập giao dịch (Điều
123 BLDS 2005; Điều 118 BLDS 2015).

+ Luôn mang tính pháp lý và thường chính là


+ Không mang tính pháp lý.
hậu quả pháp lý phát sinh từ giao dịch.

+ Nếu động cơ không đạt được


+ Nếu mục đích không đạt được thì có thể
cũng không ảnh hưởng đến hiệu
ảnh hưởng tới hiệu lực của giao dịch.
lực của giao dịch, trừ trường hợp
các bên thoả thuận động cơ pháp
lý là một điều khoản của giao
dịch, là một bộ phận cấu thành
của giao dịch đó.

+ Có thể được xác định hoặc


+ Luôn được xác định.
không.

3. Ý nghĩa
- là căn cứ phổ biến, thông dụng nhất làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và
nghĩa vụ dân sự
- là phương tiện pháp lý quan trọng nhất trong giao lưu dân sự
- Thông qua giao dịch dân sự, các chủ thể đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh và
các nhu cầu khác trong đời sống hàng ngày của mình.
II. Phân loại GDDS
1. Căn cứ vào sự thể hiện ý chí của chủ thể
● Hợp đồng
- là giao dịch thể hiện ý chí của hai hay nhiều bên và làm phát sinh thay đổi chấm dứt
quyền nghĩa vụ dân sự =>là loại phổ biến nhất hiện nay
Câu hỏi

1. Mọi hợp đồng dân sự là giao dịch dân sự?

Sai, hợp đồng không hợp pháp thì ko phải hợp đồng

2. Mọi giao dịch dân sự đều là hợp đồng dân sự?

Sai, thiếu hành vi pháp lý đơn phương

3. Hợp đồng là 1 hành vi hợp pháp, sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt 1 QHPLDS cụ
thể

Theo logic câu 1 thì Đúng.

4. Mọi hành vi hợp pháp làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt 1 quan hệ pháp luật dân sự đều là hợp đồng.

Sai. Có thể là hành vi pháp lý đơn phương; còn có các hành vi hợp pháp khác (ủy quyền, bồi thường
ngoài hợp đồng)

● Hành vi pháp lý đơn phương


- là giao dịch thể hiện ý chí của một chủ thể (nhưng có thể có nhiều chủ thể tham gia)
VD: lập di chúc, từ chối hưởng thừa kế, …
- Số lượng chủ thể cùng tham gia xác lập hành vi pháp lý đơn phương có thể là 1 hoặc
nhiều chủ thể.
- Nhiều hành vi pháp lý đơn phương chỉ phát sinh hậu quả pháp lý khi có chủ thể khác
đáp ứng được những điều kiện nhất định do người xác lập hành vi pháp lý đơn
phương đưa ra. VD: hứa thưởng, thi có giải, …
??Mọi hành vi pháp lý đơn phương đều là giao dịch dân sự??

2. Căn cứ vào hình thức xác lập giao dịch


- Giao dịch được thể hiện bằng văn bản
+ văn bản thường:
+ văn bản công chứng: mua bán quyền sử dụng đất
- giao dịch được thể hiện bằng lời nói
=> là hình thức phổ biến nhất: mua rau, mua hoa quả,...
- Giao dịch thể hiện bằng hành vi
=> là hình thức giản đơn nhất: không cần có sự có mặt của tất cả chủ thế
VD: mua nước ở máy bán nước, sử dụng điện thoại công cộng,..
3. Căn cứ vào tính có đi có lại về lợi ích
- Giao dịch có đền bù VD: mua bán
- giao dịch không có đền bù VD: tặng cho tài sản
- Giao dịch có thể có hoặc không có đền bù VD cho vay có lãi hoặc không trả lãi
4. Căn cứ sự kiện làm ảnh hưởng đến hiệu lực GD
- giao dịch dân sự có điều kiện
VD: khi ông A đi xem chọi trâu thỏa thuận rằng nếu con trâu vô địch sẽ mua với giá
300tr
=> đáp ứng 4 yếu tố:
+ là hành vi do một bên đưa ra hoặc được thỏa thuận giữa nhiều bên,
+ điều xảy ra thuộc về tương lai
+ mang tính khách quan(không phụ thuộc vào ý chí chủ thể) => nếu có sự thay đổi do chủ thể
phải chịu bồi thường do đơn phương thay đổi hợp đồng
+ hợp pháp
- giao dịch dân sự thông thường
III. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
- Điều kiện bắt buộc với mọi giao dịch
1. Chủ thể có NLPLDS, NLHVDS phù hợp với GĐS được xác lập
VD: Người có NLPLDS đầy đủ và dều thỏa mãn yếu tố mục đích, nội dung và chủ thể cả
hình thức, nhưng giao dịch vẫn có thể vô hiệu nếu không phù hợp vơi sgiao dịch dân sự
được xác lập tức là không đủ thẩm quyền
2. Mục đích, nội dung của GD không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã
hội
● Phạm vi điều cấm ở phần này trong bộ luật mới được thu hẹp (luật < pháp luật) => Hành lang
pháp lý mở rộng
- (Điều 123 BLDS 2005; Điều 118 BLDS 2015)
- Nội dung của giao dịch dân sự là tổng hợp các điều khoản mà các bên đã cam kết,
thoả thuận trong giao dịch
● Để giao dịch đạt được mục đích phải thoả thuận về nội dung của giao dịch, ngược lại việc
thoả thuận về nội dung của giao dịch là nhằm đạt được mục đích đã đặt ra.
- Điều cấm của luật (Điều 128 BLDS 2005; Điều 123 BLDS 2015)
- Đạo đức xã hội (Điều 128 BLDS 2005; Điều 123 BLDS 2015)
● Giao dịch được xác lập có mục đích hoặc nội dung vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo
đức xã hội sẽ có thể làm ảnh hưởng hoặc xâm phạm đến lợi của nhà nước, lợi ích công cộng,
quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác nên sẽ bị vô hiệu.
3. Chủ thể tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện (không bị đe dọa, lừa dối, bị nhầm
lẫn)
- Tự nguyện là sự kết hợp thống nhất của hai yếu tố tự do ý chí và bày tỏ ý chí.
- Sự tự nguyện có thể là của hai bên (nếu giao dịch được xác lập là hợp đồng) hoặc của
một bên (nếu giao dịch được xác lập là hành vi pháp lý đơn phương).
- Trường hợp giao dịch xác lập không có sự tự nguyện sẽ bị vô hiệu: Vô hiệu do
giả tạo, do nhầm lẫn, do bị lừa dối, bị đe doạ, do xác lập tại thời điểm mà không nhận
thức và làm chủ được hành vi của mình…
4. Lưu ý: Hình thức GDDS là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp luật có
quy định (xem điều 129)

Hình thức miệng Hình thức văn bản Hình thức hành vi

- Phổ biến nhất - Áp dụng trong - Đây là hình thức


trường hợp các bên giản tiện nhất của giao
- Độ xác thực thấp
thỏa thuận hoặc PL có dịch;
nhất
quy định;
- không cần có sự hiện
- Thường áp dụng với
- Độ xác thực cao diện đồng thời của tất
các giao dịch thực hiện
nhất; cả các bên tại nơi giao
và chấm dứt ngay sau
kết;
đó hoặc giữa các chủ - Trong trường hợp
thể có quan hệ mật PL có quy định hoặc - Ngày càng phổ biến
thiết, tin cậy, giúp đỡ có các bên có thỏa ở những quốc gia có
lẫn nhau; thuận giao dịch bằng nền công nghiệp tự
văn bản phải có công động hóa phát triển
- Phải tuân thủ các
chứng hoặc chứng (mua nước tự động;
điều kiện nếu pháp luật
thực, đăng ký, xin mua xăng tự động)
có quy định[MP1]
phép khi xác lập các
bên tuân thủ.
[MP1] Ví dụ 2 người câm mua bán với nhau thì theo bản chất vẫn là hợp đồng miệng vì nó có sự xuất
hiện của cả 2 bên chủ thể; chứ không phải bằng miệng là nói

IV. Giao dịch dân sự vô hiệu


1. Khái niệm:
- là giao dịch dân sự không thoả mãn điều kiện có hiệu lực của giao dịch được quy định
tại điều 117.
2. Phân loại
● Căn cứ vào mức độ VPPL
- Vô hiệu tuyệt đối: Tòa tuyên bố vô hiệu mặc nhiên
+ Do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội (điều 123)
+ Do giả tạo (điều 124) Các bên tham gia hoàn toàn tự nguyện nhưng lại cố ý bày tỏ ý
chí không đúng với ý chí thực của họ
+ Giả tạo nhằm che giấu 1 giao dịch khác: giao dịch giả tạo vô hiệu, giao dịch bị che
giấu vẫn có hiệu lực nếu như đáp ứng được đầy đủ các đk có hiệu lực của giao dịch
dân sự
+ Giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ 3: hợp đồng giả tạo vô hiệu
- Vô hiệu tương đối: Tòa phải được 1 bên chủ thể có quyền và lợi ích liên quan yêu cầu thì
mới tuyên vô hiệu (So với BLDS 2005 có sự khác biệt)
+ Thêm chủ thể: người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi
+ Thêm TH ngoại lệ: khoản 2 điều 125
Giao dịch vô hiệu tuyệt đối Giao dịch vô hiệu tương đối
Thời hạn yêu
Không bị hạn chế 2 năm (theo điều 132)
cầu tuyên bố
Các TH cụ thể Điều 123, 124 Điều 125; 126; 127; 128
Mức độ vi phạm không nghiêm trọng, các
Có sự vi phạm gây ảnh hưởng
bên có thể khắc phục sửa chữa và thường
lớn, thường là vi phạm những
Mục đích quy chỉ xâm phạm tới lợi ích của 1 bên chủ thể
điều cấm của luật hoặc trái với
định vô hiệu nhất định
đạo đức XH
🡺 Bảo vệ lợi ích cho các chủ thể tham gia
🡺 Bảo vệ các lợi ích công
giao dịch
Điều 125. Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự,
người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập,
thực hiện

1. Khi giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn
trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo
yêu cầu của người đại diện của người đó, Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp
luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện hoặc đồng ý, trừ trường hợp quy định
tại khoản 2 Điều này.

2. Giao dịch dân sự của người quy định tại khoản 1 Điều này không bị vô hiệu trong trường hợp sau đây:

a) Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự nhằm đáp ứng nhu cầu
thiết yếu hàng ngày của người đó;

b) Giao dịch dân sự chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ cho người chưa thành niên, người
mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng
lực hành vi dân sự với người đã xác lập, thực hiện giao dịch với họ;

c) Giao dịch dân sự được người xác lập giao dịch thừa nhận hiệu lực sau khi đã thành niên hoặc sau khi
khôi phục năng lực hành vi dân sự.

● Căn cứ vào mức độ vô hiệu


- Vô hiệu từng phần: có 1 phần nội dung vô hiệu, ko ảnh hưởng tới hiệu lực của các
phần còn lại
VD: A cho B vay 100tr với mức lãi 50%/ năm nhưng theo BLDS lãi suất trần là 20%/
năm và không được vượt quá nên 30% sẽ bị vô hiệu còn B vẫn phải trả
- Vô hiệu toàn bộ : có từng phần nội dung của giao dịch vô hiệu những làm ảnh hưởng
tới hiệu lực các phần khác hoặc toàn bộ GDDS vô hiệu
VD:A tặng B quyền sử dụng đất mà không lập văn bản công chứng chỉ giao dịch lời
nói thì khi xảy ra tranh chấp sẽ B sẽ trả lại toàn bộ
● Căn cứ vào nguyên nhân vô hiệu
- GDDS vô hiệu do vi phạm về nội dung, mục đích: GDDS vi phạm điều cấm; giao dịch
giả tạo
- GDDS vô hiệu do vi phạm tính tự nguyện: GDDS giao kết bị nhầm lẫn, lừa dối, đe
dọa
- GDDS vô hiệu do người tham gia GD không đủ nhận thức, NL thực hiện hvi giao kết:
do người chưa thành niên, người mất NLHVDS, người có khó khăn trong nhận thức,
làm chủ hvi, người bị hạn chế NLHVDS xác lập, thực hiện
- GDDS vô hiệu do không tuân thủ quy định của PL về hình thức của giao dịch
Các trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối
TH1. Giao dịch vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội:
- Cơ sở pháp lý: Điều 128 BLDS 2005; Điều 123 BLDS 2015
- Nội dung: Giao dịch có mục đích và nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã
hội thì vô hiệu.
- Hậu quả pháp lý:
+ Điều 137 BLDS 2005; Điều 131 BLDS 2015
+ Điều 138 BLDS 2005; Điều 133 BLDS 2015
TH2. Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo:
- Cơ sở pháp lý: Điều 129 BLDS 2005; Điều 124 BLDS 2015
- Nội dung và hậu quả:Các bên tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện nhưng lại cố ý bày tỏ
ý chí không đúng với ý chí thực của họ.
+ Giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác: giao dịch giả tạo vô hiệu, giao dịch bị che
giấu vẫn có hiệu lực nếu như đáp ứng được đầy đủ các điều kiện có hiệu lực của giao
dịch dân sự.
+ Giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba: hợp đồng giả tạo bị vô hiệu.
- Hậu quả pháp lý:
+ Điều 137 BLDS 2005; Điều 131 BLDS 2015
+ Điều 138 BLDS 2005; Điều 133 BLDS 2015

TH3. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép:

- Cơ sở pháp lý: Điều 132 BLDS 2005; Điều 127 BLDS 2015
- Nội dung:
+ Lừa dối là hành vi cố ý của một bên nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể,
tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch nên đã xác lập giao dịch đó.
+ Đe doạ, cưỡng ép là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia sợ
hãi mà phải xác lập, thực hiện giao dịch nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ,
danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình. Sự
đe doạ phải nghiêm trọng và có thực.
+ Giao dịch chỉ bị vô hiệu khi bên bị lừa dối, đe doạ có yêu cầu toà án tuyên bố giao
dịch vô hiệu.
- Hậu quả pháp lý:
+ Điều 137 BLDS 2005; Điều 131 BLDS 2015
+ Điều 138 BLDS 2005; Điều 133 BLDS 2015
TH4. Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức, làm chủ được hành vi của
mình:

- Cơ sở pháp lý: Điều 133 BLDS 2005; Điều 128 BLDS 2015
- Nội dung:
+ Trường hợp này chỉ áp dụng đối với người có năng lực hành vi dân sự. Tại thời điểm
giao kết nếu người đó bị rơi vào tình trạng không nhận thức và làm chủ được hành vi
của mình thì sau đó chính người đó có quyền yêu cầu toà án tuyên bố giao dịch vô
hiệu.
- Hậu quả pháp lý:
+ Điều 137 BLDS 2005; Điều 131 BLDS 2015
+ Điều 138 BLDS 2005; Điều 133 BLDS 2015

TH5. Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức của giao dịch:

- Cơ sở pháp lý: Điều 134 BLDS 2005; Điều 129 BLDS 2015
- Nội dung:
+ Những giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô
hiệu.
+ Các trường hợp ngoại lệ: Điều 129 BLDS 2015
- Hậu quả pháp lý:
+ Điều 137 BLDS 2005; Điều 131 BLDS 2015
+ Điều 138 BLDS 2005; Điều 133 BLDS 2015
3. Hậu quả
- Quyền và nghĩa vụ của các bên ko phát sinh kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
Các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
- Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức ko phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
- Bên nào có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường
- Trong TH GDDS vô hiệu nhưng tài sản giao dịch đã được chuyển giao bằng 1 giao
dịch khác cho người thứ 3 ngay tình thì giao dịch với người thứ 3 vẫn có hiệu lực, trừ
TH pháp luật quy định khác
VD: A mượn xe của B rồi bán cho C
Giao dịch với C vẫn có hiệu lực trừ trường hợp khác (ts lấy cắp, thông qua hợp đồng
không có đền bù)
V. Giải thích giao dịch dân sự
.Giao dịch dân sự có nội dung không rõ ràng, khó hiểu, được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau và
không thuộc quy định tại khoản 2 Điều này thì việc giải thích giao dịch dân sự đó được thực hiện
theo thứ tự sau đây:

a) Theo ý chí đích thực của các bên khi xác lập giao dịch;

b) Theo nghĩa phù hợp với mục đích của giao dịch;

c) Theo tập quán nơi giao dịch được xác lập.


VẤN ĐỀ 5: ĐẠI DIỆN, THỜI HẠN, THỜI HIỆU
I. Đại diện
1. Khái niệm
- là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi
ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác
lập, thực hiện giao dịch dân sự
2. Đặc điểm
- là một quan hệ pháp luật dân sự
- được xác lập theo quy định của pháp luật hoặc ý chí của chủ thể tham gia
- thông qua đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền
- chủ thể của quan hệ đại diện
+ người đại diện
+ người được đại diện
3. Phân loại đại diện
Đại diện theo pháp luật Đại diện theo ủy quyền
Được xác lập theo quy định của pháp
Được xác lập theo sự ủy quyền giữa người đại diện
luật hoặc cơ quan NN có thẩm quyền
và người được đại diện (điều 138)
(điều 135)
Do Pháp luật quy định hoặc CQNN có Được xác lập theo ý chí của 2 bên, biểu hiện qua hợp
thẩm quyền quyết định đồng ủy quyền hoặc giấy ủy quyền
Người đại diện có thể là cá nhân hoặc pháp nhân
- Cá nhân có NLHVDS đầy đủ
Người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể làm
người đại diện theo ủy quyền trừ TH pháp luật quy
định người đại diện phải từ đủ 18 tuổi trở lên

4. Phạm vi đại diện


- Khoản 3 điều 139,
- Điểm b khoản 2 điều 140
- Theo điều 140 (2015) thì ko nói gì đến sau khi chấm dứt đại diện
BTTH:

Phó giám đốc X của công ty A được giám đốc Y ủy quyền ký kết các hợp đồng có giá trị ko quá 100
triệu đồng. Tuy nhiên, ngày 02/07/2017 ông X lại ủy quyền cho anh B là trưởng phòng kinh doanh
thay mặt mình và đại diện cho công ty A để ký hợp đồng mua bán ô tô với công ty C trị giá 250
triệu đồng. Vậy hợp đồng có hiệu lực hay ko? Nếu bên công ty A vi phạm hợp đồng gây thiệt hại
cho công ty C thì ai là người phải chịu TN?

🡺 Chia 2 trường hợp lớn:

TH1: + Nếu trong hợp đồng ủy quyền của ông Y cho ông X không cho phép ông X ủy quyền lại cho
người khác 🡺 TH điều 142: …ko có quyền đại diện xác lập thực hiện

TH2: + Nếu trong hợp đồng ủy quyền của ông Y cho ông X cho phép ông X ủy quyền lại cho người
khác 🡺 TH điều 143…vượt quá phạm vi đại diện

TH1: Áp dụng điều 142 TH2: áp dụng điều 143


Anh B thực hiện giao dịch không đúng Anh B thực hiện giao dịch vượt quá
thẩm quyền phạm vi đại diện
- Nhưng nếu trong TH ông Y là người được - Nhưng nếu trong TH ông Y- người đại
Có đại diện có hành vi thỏa mãn điểm a,b,c diện có hành vi thỏa mãn điểm a,b,c
hiệu khoản 1 khoản 1
lực 🡪 giao dịch vẫn có hiệu lực đối với công ty => giao dịch vẫn có hiệu lực toàn phần
A 250tr đối với công ty A
🡺 Công ty A chịu trách nhiệm nếu vi phạm => Công ty A chịu trách nhiệm nếu vi
hợp đồng phạm hợp đồng
- Nếu TH công ty C biết hoặc phải biết việc - TH công ty C biết hoặc phải biết anh B
ko có quyền đại diện của anh B mà vẫn vượt quá phạm vi đại diện mà vẫn giao
giao dịch dịch
🡺 giao dịch có hiệu lực đối với anh B, anh => giao dịch có hiệu lực phần 100 triệu
B thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng đối với công ty A, 150tr đối với anh B
với công ty C 🡺 cả A và B đều chịu trách nhiệm về
🡺 B chịu trách nhiệm nếu vi phạm hợp phần giao dịch của mình nếu vi phạm hợp
đồng đồng
Không Không rơi vào TH a,b,c khoản 1 Ko rơi vào TH a,b,c khoản 1
có 🡺 ko có hiệu lực đối với công ty A => có hiệu lực 100tr đối với công ty A
hiệu Ko có hiệu lực phần 150tr đối với ctyA
C biết hoặc phải biết việc ko có quyền của
anh B mà vẫn giao dịch
🡺 giao dịch ko có hiệu lực đối với anh B và
lực người đại diện của C chịu trách nhiệm
Anh B và C cố ý xác lập thực hiện giao
dịch 🡺 trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt
hại

II. Thời hạn

1. Khái niệm
- là 1 khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác.

Thời gian Thời hạn


- Có điểm bắt đầu và điểm cuối xác định
- Là 1 phạm trù triết học
- Vừa mang tính khách quan của thời gian
- Mang tính khách quan
vừa phụ thuộc vào ý chí chủ quan của
- Ko có điểm bắt đầu và kết thúc
người định ra điểm đầu và điểm cuối
- Ko phụ thuộc vào ý chí chủ quan của
- Là sự kiện pháp lý làm phát sinh hậu quả
con người
pháp lý đối với chủ thể.

2. Các loại
● Dựa vào trình tự xác lập
- Thời hạn do luật định: thời hiệu
- Thời hạn do CQNN có thẩm quyền ấn định
- Thời hạn do các chủ thể tự xác lập
● Dựa vào tính xác định
- Thời hạn xác định: xác định chính xác thời điểm bắt đầu, kết thúc
- Thời hạn không xác định: quy định tương đối khoảng thời gian mà ko xác định thời
gian chính xác: “kịp thời”, “khoảng thời gian hợp lý”, “Khi có yêu cầu”
3. Cách tính
- do các bên thỏa thuận
- nếu không thỏa thuận thì áp dụng cách tính trong BLDS
III. Thời hiệu

Các loại thời hiệu (điều 150 BLDS)

Tạm ngưng thời hiệu khởi kiện Bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện
(Điều 156) (Điều 157)
- Có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại
khách quan làm người có quyền khởi - Bên có nghĩa vụ thừa nhận 1 phần hoặc
kiện không thể khởi kiện trong phạm vi toàn bộ nghĩa vụ của mình đối với người
thời hiệu; khởi kiện
- Người có quyền khởi kiện chưa thành - Bên có nghĩa vụ thực hiện xong 1 phần
niên, đang bị mất NLHVDS; có khó nghĩa vụ của mình đối với người khởi
khăn trong nhận thức và làm chủ hành kiện;
vi, đang bị hạn chế năng lực hành vi dân - Các bên đã tự hòa giải được với nhau
sự nhưng chưa có người đại diện.
+ Khoảng thời gian xảy ra trước khi có
sự kiện tạm ngưng vẫn được tính vào + Khoảng thời gian xảy ra trước khi có
thời hiệu chung; sự kiện bắt đầu lại không tính vào thời
+ Khoảng thời gian diễn ra các sự kiện hiệu chung
không tính vào thời hiệu

+ Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và
không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

+ Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có
quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc
không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình;
BTTH1:

Ngày 1/2/2016, ông A ký hợp đồng mua bán với ông B. Hợp đồng thỏa thuận giao hàng là
ngày 1/3/2016. Đến ngày 2/3/2016, ông B không những ko giao đủ hàng cho ông A mà còn gây
thiệt hại cho số hàng đó. Ngày 1/2/2017; ông B đã ký văn bản đồng ý và thỏa thuận sẽ bồi thường
cho ông A 1 phần thiệt hại. Nhưng sau đó, rất nhiều lần ông A đến đòi nhưng ông B ko trả. Ngày
10/01/2018, sau nhiều lần đòi tiền mà ko được nên ông A làm đơn khởi kiện ông B lên tòa án dân
sự. Tuy nhiên, vì nơi ông B sinh sống xảy ra động đất nên ông A ko thể gửi đơn đến tòa được. Ngày
01/02/2019, sau khi hậu quả của động đất đã được khắc phục thì ông mới nộp đơn lại lên Tòa.
Trong trường hợp này, tòa án có thụ lý đơn kiện của ông A ko? Giải thích và nêu rõ thời hạn khởi
kiện của ông A theo quy định của pháp luật.

Trả lời:

Áp dụng điều 429: (thời hiệu khởi kiện về hợp đồng)

Ngày 01/02/2017: ông B thừa nhận 1 phần nghĩa vụ của mình đối với ông A

⇨ Bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện (điều 157)


⇨ Tính từ ngày 02/02/2017

Ngày 10/01/2018: xuất hiện sự kiện bất khả kháng (động đất)

⇨ Từ 10/01/2018 đến 01/02/2019: ko tính vào thời hiệu khởi kiện (điều 156)
⇨ Tổng thời hiệu khởi kiện của ông A:

02/02/2017 đến 02/02/2020 + (01/02/2019 trừ 10/01/2018)

= 02/02/2017 đến 22/02/2021

⇨ Tòa có thụ lý đơn kiện của ông A do ông A vẫn còn thời hiệu khởi kiện cho vụ việc này.
VẤN ĐỀ 6: TÀI SẢN
Chưa có định nghĩa cụ thể về tài sản mà chỉ mang tính chất liệt kê các nhóm tài sản
Vậy bộ phận con người có phải tài sản không?
Chưa có văn bản nào ghi nhận là tài sản vì vậy dựa vào các văn bản liên quan để xem xét: Khi bị
tách ra khỏi cơ thể người được trao đổi, hiến tặng là tài sản
khi đó tài sản của ai? định giá thế nào? => không có văn bản nào cho rằng là tài sản

Vậy tiền ảo? Bán acc game? đồ dùng trong game? vậy có phải tài sản không?
Giao dịch đồng bitcoin không được coi là giao dịch tiền điện tử
=> NN không can thiệp vào giao dịch bitcoin
VD: Về việc Không đóng thuế từ việc kiếm tiền từ bitcoin
=> thắng kiện vì chưa có mã số thuế nào áp với hàng hóa này
Xét về bản chất tiền ảo là một loại tài sản nhưng xét về pháp lý chưa có quy định

I. Khái niệm tài sản


- Bao gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá, quyền tài sản
1. Vật
- Điều kiện thành tài sản
+ Là bộ phận của thế giới VC
+ Con người có thể chiếm hữu được
VD: không khí dù quan trọng nhưng không được coi là tài sản => tài nguyên
Không khí được nén vào bình => tài sản
+ Là đối tượng được quan tâm GD
+ Mang lại lợi ích cho con người (mang tính chất tương đối)
với chủ thể này mang lợi ích nhưng lại không mang lợi ích với người khác
nhưng ít nhất vẫn có công dụng
- có thể có thực hoặc không có thực, hình thành trong tương lai
Phân biệt vật và hàng hóa???

Vật có nghĩa rộng hơn hàng hóa, vật phải thỏa mãn những đk nhất định mới trở thành hàng hóa

Hàng hóa là sản phẩm của lao động, được hình thành qua hao phí sức lao động
2. Tiền
- Phải thỏa mãn 2 đk
+ do ngân hàng nhà nước phát hành, giá trị của tiền được xác định bằng mệnh giá
ghi trên tiền
+ còn thời hạn lưu hành
Những đồng tiền cổ là vật không còn là tiền vì không còn được lưu thông và
mang nữa và là tài sản ở dạng vật mang giá trị
Ngoại tệ có phải là tiền?? (2 quan điểm: ngoại tệ - tiền, ngoại tệ - vật hạn chế
lưu thông)

3. Giấy tờ có giá: Được hiểu là giấy tờ trị giá được bằng tiền và chuyển giao được trong giao
lưu dân sự. Lưu thông trên thực tế có sự hạn chế so với tiền, hoặc chỉ được sd làm phương
tiện lưu thông giữa 1 số chủ thể nhất định theo quy định PL
- Thỏa mãn
+ Trị giá được thành tiền
+ trao đổi trong các GDDS
- Có thể là hữu danh hoặc vô danh
VD: cổ phiếu, trái phiếu kỳ phiếu,..
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất?Thẻ sinh viên, CCCD?..
Vẫn là tài sản nhưng không phải giấy tờ có giá vì không được quy thành tiền => vật
mang giá trị
4. Quyền tài sản (Điều 115 BLDS 2015)
- Trị giá được thành tiền,bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ,
quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.
- Chuyển giao được trong các GDDS?
Quyền đòi lại danh dự của người đã chết, người nhà đòi lại danh dự có được coi là quyền tài sản
hay không?

🡺 Theo luật mới thì có là quyền tài sản (do nó có trị giá được bằng tiền)

Voucher, phiếu giảm giá có được gọi là tài sản không?


Là vật?
Là giấy tờ có giá? => giấy tờ có giá phải thanh khoản được, mua bán trao đổi và có thể quy đổi
thành tiền mà voucher không thể quy đổi thành tiền
Là quyền tài sản?
Khi chúng ta sở hữu voucher, chúng ta được sở hữu ưu đãi dưới dạng quyền
II. Phân loại tài sản
1. Căn cứ khả năng dịch chuyển (về mặt vật lý) - điều
- động sản : ko dịch chuyển được về mặt cơ học, gồm (đất đai, nhà, công trình xây dựng gắn
liền với đất đai, tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình, xây dựng, tài sản khác theo
quy định của PL
- bất động sản
?? Quyền sử dụng đất là bất động sản.

Thuyền, rạp xiếc được dựng lên để biểu diễn trong 3 ngày: ko phải là bất động sản do nó ko có tính
ổn định và lâu dài.

Cây cối, hoa màu vẫn còn đang trồng trên đất nhưng đã là đối tượng của hợp đồng mua bán tài sản
hình thành trong tương lai thì được coi là

🡺 Phải xem xét đối tượng mà hợp đồng hướng tới:

+ Nếu muốn mua đất 🡪 hợp đồng mua bán bất động sản

+ Nếu mua cây cối, hoa màu 🡪 động sản

=> (khả năng thi) Chỉ ra ý nghĩa việc phân loại tài sản thành động
- xem các điều luật đề cập đến ĐS, BĐS để tìm ý nghĩa (không tự nghĩ)
- VD:
+ . Một trong những ý nghĩa đó liên quan đến việc đăng ký tài sản theo quy định của
pháp luật. Theo quy định tại Điều 106 BLDS 2015, quyền sở hữu, quyền khác đối với
tài sản là động sản về nguyên tắc không phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật về
đăng ký tài sản có quy định khác.
+ có ý nghĩa trong việc xác lập thời hạn đối với ĐS và BĐS ( 236 BLDS)
+ có ý nghĩa trong việc khởi kiệu thời hiệu
+ xác lập chủ thể có quyền sở hữu khi vật vô chủ được phát hiện:
- ĐS thuộc về chủ thê
- BĐS thuộc về NN
2. Căn cứ nguồn gốc hình thành
- con người tạo ra
- có sẵn trong tự nhiên
3. Mối quan hệ sản sinh
- tài sản gốc
- Hoa lợi, lợi tức
● Về hoa lợi và lợi tức
- Hoa lợi là những sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại.
+ Vật vẫn còn gắn với TS gốc: là 1 bộ phận của TS gốc (trứng còn trong bụng
con gà, quả còn ở trên cây)
+ sản vật tự nhiên đã tách ra khỏi TS gốc: là hoa lợi (trứng đã được đẻ, quả đã
rụng ra khỏi cây,..)
+ Khi sản vật tự nhiện đã bị tác động của quá trình lao động: Sản Phẩm, là 1 TS
độc lập.
- Lợi tức là khoản lợi thu được từ việc khai thác tài sản (ko phải do tài sản tự sinh ra) 🡪
Khai thác là xác lập quyền sử dụng

VD:Con bò đẻ ra con bê

-- con bê là hoa lợi do con bò sinh ra: Xác định thuộc về ai kể từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực,
khi quyền sở hữu được xác lập

Cây đào nhà ông A chìa cành sang nhà ông B

-- Quả đào thuộc về người sở hữu cái cây - ông A

Ông A mua bàn ghế nhà ông B, ông C chở đến; ông A chợt phát hiện thấy vàng trong bộ bàn
ghế 🡺 Vàng thuộc về ai (A/B/C/nhà nước)

-- Vàng là 1 TS độc lập do nó ko do bộ bàn ghế sinh ra

🡪 Xác định theo các quy định TS độc lập

Ong nhà A, bay sang hút mật hoa nhà B, sang nhà C nhả mật 🡪 mật thuộc về nhà ai?

-- Mật là sản vật tự nhiên do ong tạo ra 🡪 thuộc về nhà A

VD: nhà của mình cho đi thuê => nhà là tài sản gốc, tiền thuê là lợi tức
Những thực thể sống => sinh ra hoa lợi
Thực thể bất động => tạo ra hoa lợi khi khai thác
4. Căn cứ quy chế pháp lý
- tải sản cấm lưu thông: là s
VD: vũ khí quân dụng, động vật quý hiếm,
- tài sản hạn chế lưu thông
- tài sản tự do lưu thông
5. Căn cứ vào thời điểm hình thành
- Hiện có
- hình thành trong tương lai
III. Phân loại vật
1. Chính phụ:
+ vật chính:vật có thể khai thác công dụng một cách độc lập theo tính năng
+ vật phụ là vật trực tiếp phục vụ cho việc khai thác công dụng của vật chính, là một bộ
phận của vật chính nhưng có thể tách rời vật chín
.Ví dụ: ti vi và điều khiển tivi, máy ảnh và vỏ đựng máy ảnh…
Điện thoại & sạc điện thoại: cả 2 đều là vật chính (vật đồng bộ)
Tivi và nút on/off trên chiếc tivi: 2 đều là vật chính vì nút này là 1 bộ phận của vật chính
Tivi và điều khiển tivi: vật chính + vật phụ (điều khiển làm cho tivi dễ sử dụng hơn)
Xe ô tô và lốp ô tô: trong các ngữ cảnh cụ thể
2. Tiêu hao và không tiêu hao
+ Vật tiêu hao:sau một lần sử dụng mất đi công dụng không dùng được nữa VD: tờ giấy
sau khi viết không thể sử dụng nữa
? vậy có thể tái chế được? nhưng không là công dụng chính nữa nên là coi là không
dùng được nữa
+ vật không tiêu hao là những vật khi đã qua sử dụng nhiều lần mà về cơ bản vẫn giữ
được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu.
Ví dụ: tẩy, xà phòng, đồ ăn… là những vật tiêu hao; nhà ở, máy móc…. Cách phân
loại này có ý nghĩa trong việc xác định đối tượng của hợp đồng thuê tài sản và hợp
đồng mượn tài sản.
Theo đó, chỉ những vật không tiêu hao mới có thể là đối tượng của hợp đồng thuê
hoặc hợp đồng mượn, vì thông qua việc khai thác công dụng của tài sản, vật sẽ thay
đổi tính chất, hình dáng, kích thước nếu vật đó là vật tiêu hao, dẫn đến việc không thể
thực hiện nghĩa vụ trả lại tài sản khi đến hạn cho bên cho thuê , hoặc bên cho mượn
tài sản.
3. Chia được và không chia được (mặt vật lý không phải giá trị)
+ chia được: khi bị chia vẫn dùng được
+ Không chia được: khi chia không thể dùng được
VD: thịt trâu bò, phần, đất => chia được
trâu bò điện thoại => không chia được
=> ý nghĩa: quy đổi thành tiền để chia với vật không chia được và chia trực tiếp nếu
vật chia được
4. Cùng loại và đặc định
+ Cùng loại: giống nhau về hình thức, công dụng,.. không thể phân biệt bằng mắt
thường
+ Đặc định: vật có thể phân biệt được với vật khác nhờ dấu hiệu
VD: hai tờ giấy trắng trong quyển vở =.> cùng loại
hai tờ giấy đó nhưng có dấu khác biết nhau => đặc định
=> hầu hết các vật là vật cùng loại sau đó được thêm dấu hiệu thành vật đặc định
Việc phân loại này có ý nghĩa trong việc xác định nghĩa vụ giao vật của bên có nghĩa
vụ. Cụ thể khi giao vật cùng loại thì các vật cùng loại có cùng chất lượng có thể thay
thế được cho nhau, nhưng khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật đặc định thì phải
giao đúng vật đó.
5. Đồng bộ và đơn lẻ
+ đồng bộ: là vật gồm các phần hoặc bộ phận khớp với nhau thành một chỉnh thể mà
nếu một trong những phần, bộ phận đó không đúng quy cách, chủng loại thì không sử
dụng được hoặc giá trị sử dụng bị giảm
+ Đơn lẻ
VD: bộ ấm chén, dàn âm thanh => ăn khớp với nhau tạo thành 1 chỉnh thể và nếu
thiếu 1 bộ phận có thể không dùng được hoặc không còn đồng bộ nữa
Từ lý do này, khi chuyển giao vật đồng bộ phải chuyển giao toàn bộ các phần hoặc bộ phận hợp
thành, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
IV. Quy chế pháp lý với tài sản
V. Đăng ký tài sản
1. Khái niệm:
- việc cơ quan NN có thẩm quyền
VD: đăng ký sử dụng đất => NN sẽ làm thủ tục và ghi vào sổ đăng ký để lưu trữ
thông tin
2. Ý nghĩa của việc đăng ký
- là căn cứ xác lập quyền sở hữu với một số tài sản
VD: quyền sử dụng đất và được xác lập khi đã hoàn thành việc đăng kí
- là điều kiện khi đem ra giao dịch
- là căn cứ đề bảo vệ quyền sở hữu tài sản khi bị xâm phạm
VD: khi có người sân lấm đất đai có đăng kí mới xác định được để xử
tài sản bị mất phải có đki mới trình báo được
3. Các loại tài sản phải đăng ký:hầu hết các loại BĐS đều phải đki, có một số loại ĐS phải
đki VD: phương tiện giao thông cơ giới
4. Trình tự thủ tục đki: tùy thuộc vào các tài sản => xem các nghị định và VB hướng dẫn

You might also like