You are on page 1of 16

VẤN ĐỀ 11: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THỪA KẾ

I. Khái niệm thừa kế , quyền thừa kế


1. Khái niệm thừa kế
- là sự dịch chuyển tài sản của người chết sang cho người sống
- Đặc điểm
+ là một hiện tượng xã hội, tồn tại khách quan (quy luật của tự nhiên)
+ tồn tại song song với quyền sở hữu
(quyền sở hữu là cơ sở hình thành thừa kế vì có tài sản mới có thừa kế hay khi
có thừa kế mới hình thành quyền sở hữu mới)
+ là hệ quả tất yếu của quyền sở hữu
=> một người chết đi thì tài sản sẽ chuyển giao cho người khác, nếu không có
ai thì chuyển về NN
+ phát sinh khi có một cá nhân chết (phải có tài sản)
2. Khái niệm quyền thừa kế
- dưới góc độ là một quyền dân sự: quyền thừa kế là quyền của người để lại di sản và
quyền của người được hưởng di sản
VD: người để lại di sản: chỉ định người thừa kế, viết di chúc,..
người hưởng DS: nhận hoặc không nhận, ..
II. Các nguyên tắc của pháp luật về thừa kế
1. Nguyên tắc: Pháp luật bảo hộ quyền thừa kế tài sản
2. Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền thừa kế
3. củng cố, giữ vững tình yêu thương và đoàn kết gia đình
4. tôn trọng quyền tự do định đoạt có tài sản, người hưởng tài sản
Lưu ý: khi phân tích ý nghĩa: Với mỗi nguyên tắc cần nắm được những vấn đề
- cơ sở pháp lý
- nội dung
- biểu hiện cụ thể của nguyên tắc (điều)
VD : Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền thừa kế
- cơ sở pháp lý:
+ khoản 1 điều 16 Hiến pháp 2013
+ khoản 11 điều 3 BLDS 2015
+ điều 610 BLDS 2015
- nội dung
+ mọi cá nhân đều được để lại di sản thừa kế,được hưởng thừa kế người khác
+ vợ, chồng đều được thừa kế của nhau theo pháp luật
+ con đẻ và con nuôi cùng hàng thừa kế
- biểu hiện cụ thể
+ khoản 2 điều 651 BLDS 2015 quy định “những người thừa kế cùng hàng được hưởng
di sản bằng nhau

III. Thời điểm, địa điểm mở thừa kế


● Thời điểm mở thừa kế (khoản 1 điều 611)
- là thời điểm người để lại di sản chết
TH tòa án tuyên bố một người đã chết thf thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định
theo quy định tại khoản 2 điều 71 BLDS
- việc xác định thời điểm mở thừa kế rất quan trọng vì
+ xác định được chính xác tài sản, quyền, nghĩa vụ về tài sản để lại gồm những gì
và khi chia di sản còn bao nhiêu
+ là căn cứ xác định những người thừa kế
Bài tập: phương án nào sau đây không phải ý nghĩa của việc xác định thời điểm mở thừa kế
- là thời điểm bắt đầu xác định người thừa kế (điều 613)
- là thời điểm có hiệu lực di chúc
- là thời điểm xác định di sản
- là thời điểm phát sinh nghĩa vụ tài sản của người chết sai vì khi chết NLDS mất nên không
phát sinh nghĩa vụ với người chết
- là thời điểm người thừa kế có các quyền và nghĩa vụ về tài sản
- là thời điểm xác định thời hiệu khởi kiện về thừa kế
- là thời điểm xác định thời gian hạn chế phân chia di sản
● địa điểm mở thừa kế (khoản 2 điều 611)
- là nơi cư trú cuối cùng của người chết
- TH không xác định được nơi cư trú thì thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ hoặc
phần lớn di sản
IV. Di sản
1. Khái niệm
Quan điểm 1: Là toàn bộ tài sản có giá trị vật chất hoặc giá trị tinh thần cùng với các nghĩa vụ về
tài sản được lưu truyền nối tiếp từ thế hệ này sang thế khác và được pháp luật bản hộ
Quan điểm 2: Di sản thừa kế là toàn bộ tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của người chết để lại
VD: ông A có tài sản 200tr, nợ 100tr
=> người hưởng: - quan điểm 1: sẽ hưởng 200tr và nợ 100tr
quan điểm 2: hưởng 200tr

=> căn cứ điều 612 BLDS 2015: di sản là toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của cá nhân trước khi chết
(không bao gồm nghĩa vụ về tài sản VD nghĩa vụ trả nợ,..)
- Bao gồm
+ TS riêng của người chết
+ Phấn TS của người chết trong khối tài sản chung với người khác
(nếu là vợ chồng =>điều 66 Luật HNGĐ)
2. Cách xác định di sản, di sản thừa kế
DI sản = tài sản riêng + phần tài sản trong khối TSC với người khác
DI sản chia thừa kế = Di sản - nghĩa vụ, chi phí (điều 658)
VD: để lại 1 tỷ nợ 100tr => di sản thừa kế là 900 tr
Bài tập: A và B kết hôn hợp pháp năm 2002, có con gái C và D, Năm 2007 A sống chung với Q
như vợ chồng và có một con trai là E. Năm 2018, A chết. Các khối tài sản được xác định bao gồm:
- tài sản do A và B cùng làm ra là 2 tỷ
- tài sản do A và Q cùng làm ra khi chung sống là 2 tỷ
- Tài sản riêng của A là 1 tỷ. Vậy di sản của A là ??
Trả lời:
tài sản chung của vợ chồng xác định là gồm tài sản hai vợ chồng cùng làm ra hoặc vợ làm ra hoặc
chồng làm ra trong thời kỳ hôn nhân
2 tỷ + 1 tỷ (phần a làm ra với Q) = 3 tỷ
=> tài sản của A là 1,5 tỷ + tài sản riêng là 1 tỷ = 2,5 tỷ
V. Người thừa kế
- Khái niệm:
+ là người được hưởng di sản do người chết để lại theo di chúc hoặc theo pháp luật
- Các loại
+ người thừa kế theo di chúc (bất cứ cá nhân, tổ chức nào)
+ người thừa kế theo luật
- có quan hệ hôn nhân: vợ chồng
- huyết thống: con cái
- nuôi dưỡng: bố mẹ
- cha dượng mẹ kế con riêng (???)

- Điều kiện
+ đối với người thừa kế là cá nhân:
- đã được sinh ra thì phải còn sống vào thời điểm ở thừa kế
- chưa được sinh ra: phải sinh ra và còn sống và phải thành thai trước khi người
để lại di sản chết
+ đối với người là pháp nhân
Bài tập:
Câu 1: Vậy sinh ra và còn sống là thế nào? (luật chưa có quy định cụ thể rõ ràng)
=> sinh ra còn biểu hiện của sự sống tại điểm của sự sinh ra
?? bắt buộc phải sống được 24h?
Không cần thiết vì 24h chỉ là thời gian luật bắt buộc để làm giấy khai sinh và khai tử
Câu 2: xác định thành thai trước hay sau người để lại di sản chết?
=> dựa vào quy định của luật tại điểm c khoản 1 điều 88 luật HN GĐ
- quyền của người thừa kế
+ nhận di sản
+ từ chối nhận di sản
+ khởi kiện về thừa kế
+ công bố
+ quản lý
+ vs
- Nghĩa vụ của người thừa kế => chỉ có nghĩa vụ tài sản không có nghĩa vụ nhân thân và chỉ
có nghĩa vụ tài sản khi nhận tài sản
+ là nghĩa vụ gì?
- NV về tài sản do người chết để lại
- NV về nhân thân?
+ Khi nào phải thực hiện
- chia phải thực hiện khi nhận di sản
- phải thực hiện ngay khi không nhận di sản
+ giá trị nghĩa vụ phải thực hiện
- theo thỏa thuận
- theo tỉ lệ di sản được nhận, không lớn hơn phần di sản được hưởng
- theo di chúc, không lớn hơn phần di sản được hưởng
- thời điểm có quyền nghĩa vụ là thời điểm mở thừa kế

VI. Việc thừa kế của những người có quyền thừa kế của nhau mà chết cùng thời điểm
● Thế nào coi là chết cùng?
- xảy ra sự kiện có thể xác định chết cùng hoặc cùng bị tuyên bố chết một thời điểm
- không xác định được người chết trước, sau nên được coi là chết cùng
● Hậu quả
- không được thừa kế của nhau
- di sản của mỗi người do người thừa kế của người đó hưởng vị
- trừ trường hợp thừa kế thế vị (điều 652 BLDS 2015)
Bài tập: A có vợ là B, hai con là C và D. C có vợ M và hai con K,H. D có vợ là N.
Năm 2018, A chết di sản để lại là 600tr, C và D chết cùng A thì di sản được chia thế nào?
C có hai con, D không có con
Căn cứ pháp lý: điều 652
- hàng thừa kế thứ nhất có 3 người: B, C,D
- mà C, D chết thì C có thế vị, D không có thế vị => D không được chia
Kết hợp điều 619, 652 => B được 600tr, K, H là 150tr

IV. Người không được quyền hưởng di sản: Khoản 1 điều 621
● Người không được hưởng bao gồm
- người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược
đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân
phẩm của người đó
- người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản
- người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng
một phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng
- người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di
chúc, giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc
toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản
Nếu thuộc Khoản 2 điều 621 => vẫn được hưởng
VII. Người không được quyền hưởng di sản
- không được hưởng trong các trường hợp
+ không được hưởng theo hàng
+ không được hưởng thế vị
+ không được hưởng theo điều 644
Ngoại lệ: vẫn được hưởng nếu người lập di chúc biết mà vẫn cho hưởng
+ di chúc được lập sau khi hành động xảy ra
+ lập di chúc rồi nhưng hành vi xảy ra và người lập di chúc có điều kiện nhưng không sửa =>
được hưởng
+ lập di chúc rồi nhưng hành vi xảy ra và người lập di chúc không có điều kiện sửa => không
hưởng
Ví dụ: A và B ly hôn năm 2004, có con chung là C 5 tuổi. A phải nuôi con, B cấp dưỡng cho con.
Sau khi ly hôn, A lấy D và sang Đức định cư (không nuôi, không cấp dưỡng). 209 C chất có để lại
di sản là chung cư trị giá 2 tỷ. Di sản C sẽ chia thế n
A bị tước quyền theo điểm d khoản 1 điều 621 nhưng sẽ được hưởng nếu có trong di chúc
của C theo khoản 2 điều 621
VIII. Người quản lý di sản
- Thứ tự người quản lý di sản
1. theo di chúc
2. người thỏa thuận cử
3. người đang chiếm hữu, sử dụng
4. cơ quan NN, cơ quan thẩm quyền
- quyền: điều 617
- nghĩa vụ: 618
- Lưu ý: Nếu là người thừa kế theo pháp luật thì được sở hữu di sản khi đã hết thời hiệu khởi
kiện về thừa kế
IX. Di sản không có người nhận thừa kế
- không có người thừa kế theo di chúc
- không có người thừa kế theo pháp luật
- người thừa kế không được quyền hưởng di sản
- người thừa kế từ chối nhận di sản
● Xử lý tài sản
- dùng để thanh toán chi phí, nghĩa vụ
- còn lại thuộc về NN
Ví dụ: A có vợ là B, hai con là C,D. C có vợ là M và hai con là K,H. Năm 2018 A chết để lại di sản
là 300m2 quyền suwr dụng đất trị giá 3 tỷ đồng. Di sản của A được xác định là không có người thừa
kế khi nào??
1. B,C, D chết trước hoặc cùng A.
Sai vì C có thế vị là K,H => chia đều hai con
2. Những người thừa kế theo PL đều từ chối
sai vì
3. A để lại khoản nợ 1,5 tỷ
sai vì trong TH này sẽ trả 1,5 tỷ và chia di chúc như thường
4. B,c,D bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm sức khỏe của A
=> tài sản chia theo PL cho cháu
=> không phải các trường hợp trên

X. Thời hiệu về thừa kế


- Thời hiệu yêu cầu chia di sản (tính từ thời điểm mở thừa kế)
+ 30 năm với bất động sản
+ 10 năm với động sản
- khi hết thời hiệu yêu cầu, di sản sẽ thuộc về:
+ người thừa kế đang quản lý di sản đó
+ người đang chiếm hữu theo điều 236 BLDS 2015
+ thuộc về NN
Lưu ý: về thời điểm tính thời hiệu yêu cầu chia thừa kế tại Án lệ 26/2018/AL
XI. Thời hiệu khác về thừa kế
- thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa
kế của người khác là 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế
- thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà người chết để lại là 3 năm
kể từ thời điểm mở thừa kế
VẤN ĐỀ 12: THỪA KẾ THEO DI CHÚC
1. Khái niệm thừa kế theo di chúc
- dịch chuyển tài sản của người chết sang cho người sống:
+ theo ý chí của người để lại di sản (có hai phương thức theo quy định PL hoặc
theo ý chí)
+ được ghi nhận trong bản di chúc hợp pháp
+ người này lập trước khi chết
2. Di chúc
- là sự thể hiện ý chí đơn phương của người đẻ lại disarn nhằm định đoạt tài sản cho
người khác sau khi chết
- Đặc điểm
+ là một loại GDDS (là một hành vi pháp lý)
+ chỉ phát sinh hiệu lực khi người lập di chúc chết
+ phải do người để lại di sản lập (phải thể hiện ý chí của người để lại di sản,
không bị cưỡng ép)
+ có mục đích định đoạt tài sản
- Phân lại di chúc:
+ căn cứ theo hình thức
- di chúc miệng (điều 629)
- di chúc văn bản (có người làm chứng - 633 và không có người làm
chứng- 631)
+ căn cứ cách thức định đoạt
- di chúc định đoạt theo hiện vật
- di chúc định đoạt theo giá trị
- di chúc định đoạt theo tỷ lệ

Bài tập
1. Di chúc là GDDS làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế
sai vì là không phải căn cứ phát sinh nghĩa vụ người thừa kế
2. DC Là HVPL đa phương nếu hai vợ chồng cùng lập di chúc để đoạt tài sản chung
sai vì là HVPL đơn phương có nhiều đối tượng
3. DC là cơ sở để xác định người thừa kế
sai vì có thể theo pháp luật
3. Điều kiện để di chúc hợp pháp
- người lập phải có năng lực lập di chúc
- người lập phải hoàn toàn tự nguyện
- nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội
- hình thức của di chúc phù hợp với quy định của pháp luật
4. Điều kiện có hiệu lực của di chúc
- được lập hợp pháp
- người được chỉ định hưởng thừa kế phải còn sống, còn tồn tại
- di sản mở thừa kế còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế
- Điều kiện khác: người lập chết, di chúc có nội dung rõ ràng
??Di chúc hợp pháp là di chúc do người có đầy đủ NLHVDS lập ra
5. Các trường hợp di chúc không phát sinh hiệu lực
- di sản không còn
- người được chỉ định trong di chúc không còn
?? giải quyết như thế nào trong hai TH trên => chia theo pháp luật
Ví dụ: A có vợ B, có 3 con C, D, E. C thì vợ là F, có con là K và H. Di sản của A để lại là 900tr. A
và C chết cùng. Hỏi nếu A để lại di chúc chia đều cho tất cả vợ con. Hưởng di sản như thế nào?
Chia theo di chúc => 900tr/4 (C.D,E,B)
mà C đã chết nên phần thừa kế của C bị vô hiệu => phần này sẽ chia theo pháp luật
=> chia đều cho 4 người và c chết có thể vị nen phần C được chia đôi cho K,H
6. Quyền của người lập di chúc
- điều 626 BLDS 2015
+ chỉ định người thừa kế
+ truất quyền hưởng di sản, phân định phần tài sản cho người thuwfa kế
+ dành một phần trong khối tài sản để di tặng, thờ cúng
+ giao nghĩa vụ cho người thừa kế, chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản,
người phân chia di sản
7. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc
- chủ thể được hưởng
+ cha, mẹ
+ vợ chồng
+ con chưa thành niên
+ con đã thành niên không có khả năng lao động
- các trường hợp được hưởng
+ không được người lập di chúc cho hưởng di sản
+ người lập di chúc cho hưởng phần di sản ít hơn ⅔ suất của người được hưởng theo
luật
8. Giải thích nội dung di chúc
- điều kiện để giải thích:khi di chúc có nội dung không rõ ràng dẫn đến nhiều các hiểu khác
nhau
- chủ thể giải thích
+ người thừa kế theo di chúc
+ tòa án
- căn cứ giải thích:
+ ý chí thực của người chết
+ quan hệ của người chết với người thừa kế theo di chúc
- hậu quả
+ phân di chúc không giải thích được sẽ không có hiệu lực
VẤN ĐỀ 13: THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT, THANH TOÁN VÀ PHÂN CHIA
DI SẢN THỪA KẾ
1. Khái niệm thừa kế theo pháp luật
- điều 649 BLDS quy định: thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo
+ hàng thừa kế
+ điều kiện thừa kế
+ trình tự thừa kế
2. Các trường hợp phân chia di sản thừa kế theo pháp luật
- người chết không để lại di chúc
- cps di chúc nhưng không hợp pháp
- người được chỉ định trong di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế
- người được chỉ định trong di chúc từ chối nhận di sản
- người được chỉ định trong di chúc không có quyền nhận di sản
- di chúc bị thất lạc
- di chúc bị hư hại và không thể biết ý chí của người chết
Nhưng nếu có bằng chứng chứng minh ý chí của người lập di chúc thì vẫn được chia
như thường
3. Diện thừa kế theo pháp luật
- là phạm vi những người có quyền hưởng di sản do người chết để lại
- diện thừa kế xác định theo 3 mối quan hệ
+ quan hệ hôn nhân
+ quan hệ huyết thống
+ quan hệ nuôi dưỡng
4. Các hàng thừa kế
- hàng 1:
+ vợ chồng
+ cha mẹ đẻ/nuôi
+ con đẻ/ nuôi
- hàng 2:
+ anh, chị ,em ruột (cùng cha mẹ hoặc cùng cha hoặc cùng mẹ)
+ ông bà bội, ngoại (quan hệ huyết thống)
+ cháu nội, ngoại của người chết (quan hệ huyết thống)
- hàng 3
+ cụ nội/ngoại, chắt nột/ngoại
+ cô dì bác cậu
+ cháu gọi người chết là cô dì chú bác cậu ruột
- nguyên tắc
+ chỉ phân chia cho một hàng (sang hàng hai khi không ai ở hàng đầu tiên được quyền
hưởng di sản)
+ những người có cùng hàng thừa kế với nhau phải hưởng di sản bằng nhau
5. Thừa kế thế vị
- là việc cháu chắt thay thế vị trí của bố mẹ hoặc ông bà hưởng phần di sản mà nếu còn
sống bố mẹ hoặc ông bà sẽ được hưởng
- Đặc điểm
+ chỉ áp dụng với phần di sản chia theo pháp luật
+ chỉ áp dụng với nhóm quan hệ huyết thống trực hệ
+ phân di sản mà những người thế vị hưởng bằng với phần di sản của một người
hưởng theo hàng
- điều kiện
+ di sản chia theo pháp luật
+ ông bà, cha mẹ chết cùng các cụ, ông bà
+ người chết cùng phải được hưởng di sản nếu còn sống
+ người thừa kế thế vị không thuộc k1 điều 621
6. Thanh toán và phân chia di sản thừa kế
=> hoàn toàn có thể thỏa thuận để thay đổi thứ tự ưu tiên
Bài tập: A và B là vợ chồng, có 3 con C,D,E. C có con là K,H. A chết để lại di sản 900tr
1. A có di chúc truất quyền của B, cho C và D mỗi người ½ di sản. C chết cùng A, D từ chối
nhận di sản
Vì di chúc chia tài sản cho C,D nhưng
- C chết cùng A => phần tài sản bị vô hiệu
- D từ chối nhận => phân tài sản vô hiệu
=> di chúc bị vô hiệu và sẽ được chia theo pháp luật
Vì B bị truất quyền nhưng thuộc điều 644 và được hưởng ⅔ của một nhân suất
(nhân suất bao gồm; B,C.E vì D đã từ chối) => nhận 200 tr
còn lại 700tr chia theo pháp luật
=> hàng 1 gồm: C,E (vì B bị truất và D từ chối)
=> E nhận 350tr
k=h = 175tr
2. A có di chúc cho C,D toàn bộ di sản. C chết cùng A. D từ chối nhận.
Vì C chết cùng A, D từ chối nên di chúc bị vô hiệu
900tr => chia theo pháp luật
Căn cứ điều hàng thừa kế thứ nhất bao gồm vợ (B) hai con (c, e) do C có thế vị
=> B=E= 300
K=H= 300/2 = 150
3. A có di chúc cho B 200tr còn lại cho K,H. C chết cùng A K từ chối nhận di sản
4. A di chúc cho B, E mỗi người 200tr, còn lại cho K,H. E từ chối

You might also like