You are on page 1of 8

Nguyễn Vinh Hương - BM Luật Thương mại quốc tế

nguyenvinhhuong@gmail.com
PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ
(Điều 609  Điều 662 BLDS2015)

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- VBPL: Bộ luật Dân sự 2015
- Giáo trình: Luật Dân sự tập I – Trường ĐH Luật Hà Nội
Pháp luật Đại cương – Trường ĐH Thương mại

I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỪA KẾ:


Thừa kế là một chế định pháp luật dân sự, là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh
việc chuyển dịch tài sản của người chết (hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết) cho người khác
theo di chúc hoặc theo một trình tự nhất định.
1. Các nguyên tắc chung of quyền thừa kế
1. Pháp luật bảo hộ quyền thừa kế of 2. Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền thừa
cá nhân: (Đ609) kế: (Đ610)
- Cá nhân có quyền lập di chúc để định Mọi cá nhân đều bình đẳng về:
đoạt tài sản của mình - Quyền để lại tài sản của mình cho người
- Để lại tài sản của mình cho người khác
thừa kế theo pháp luật - Quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo
- Hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.
pháp luật.

3. Nguyên tắc tôn trọng quyền định 4. Củng cố, giữ vững tình thương yêu & đoàn
đoạt của người để lại di sản, người kết trong gia đình:
hưởng di sản:
- Cá nhân có quyền lập di chúc để định
đoạt tài sản của mình. (Đ609)
- Việc định đoạt này bị hạn chế trong
trg` hợp quy định tại Đ644 – “Người
thừa kế ko phụ thuộc vào nội dung
của di chúc”.
- Người thừa kế có quyền từ chối nhận
di sản, trừ trg` hợp việc từ chối nhằm
trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài
sản của mình đối với người khác .
(Đ620)
Lưu ý: Việc từ chối nhận di sản phải
được thể hiện trước thời điểm phân chia
di sản

1
Nguyễn Vinh Hương - BM Luật Thương mại quốc tế
nguyenvinhhuong@gmail.com

2. Một số quy định chung về thừa kế


1. Chủ thể of QHPL thừa kế: 2. Di sản thừa kế: (Đ612)
- Người để lại di sản TK: Cá nhân, Là tài sản của người chết để lại cho những người
không phân biệt bởi bất cứ điều kiện còn sống, bao gồm:
nào (địa vị, giới tính, mức độ năng - Tài sản riêng của người chết
lực hành vi, nghề nghiệp...) - Phần tài sản của người chết trong tài sản
 Là ng` có tài sản sau khi chết để chung với người khác.
lại cho ng` còn sống theo ý chí
của họ được thể hiện trong di
chúc hay theo quy định của PL.
- Người hưởng di sản TK: Cá nhân
(phải còn sống vào thời điểm mở
thừa kế or sinh ra và còn sống sau
thời điểm mở thừa kế nhưng đã
thành thai trước khi người để lại di
sản chết) hoặc tổ chức (phải còn tồn
tại vào thời điểm mở thừa kế).
(Đ613)
 Là người được thừa hưởng di sản
TK theo di chúc hoặc theo pháp
luật
Lưu ý:
+ Người hưởng di sản TK theo PL: cá
nhân có quan hệ hôn nhân, huyết
thống or nuôi dưỡng đối với ng` để
lại di sản.
+ Người hưởng di sản TK theo di chúc:
cá nhân – tổ chức – Nhà nước

3. Thời điểm mở thừa kế: (K1-Đ611) 4. Địa điểm mở thừa kế: (K2-Đ611)
Là thời điểm phát sinh quan hệ thừa kế. - Nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản
- Thời điểm người có tài sản chết - Nếu không xác định được nơi cư trú cuối
- Thời điểm mà Toà án xác định trong cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn
Quyết định tuyên bố một người là đã bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản.
chết.  Địa điểm mở thừa kế được xác định theo
Lưu ý: đơn vị hành chính lãnh thổ.
Thời điểm mở thừa kế ≠ Thời điểm phân
chia di sản.

5. Người ko được quyền hưởng di sản: (Đ621)


1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:
a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược
đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân
phẩm của người đó;
b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng

2
Nguyễn Vinh Hương - BM Luật Thương mại quốc tế
nguyenvinhhuong@gmail.com
một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di
chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, huỷ di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn
bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
3. 2. Những người quy định tại K1 điều này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản
đã biết hành vi của những người đó nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc .

6. Ng` quản lý di sản: (Đ616, Đ617, Đ618)


Là ng` được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thỏa thuận cử ra.

7. Việc thừa kế of những ng` có quyền 8. Thời hiệu khởi kiện về thừa kế: (Đ623)
thừa kế of nhau mà chết cùng 1 thời - Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di
điểm: (Đ619, Đ652) sản là 30 năm đối với bất động sản; 10 năm
- Những người có quyền thừa kế di đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa
sản of nhau đều chết cùng thời điểm kế.
hoặc được coi là chết cùng thời điểm - Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận
do không thể xác định được người quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền
nào chết trước thì họ ko được thừa kế thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời
di sản of nhau, di sản of mỗi người điểm mở thừa kế.
do người thừa kế of người đó hưởng. - Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện
- Con or cháu of người để lại di sản nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 3
cùng chết vào 1 thời điểm với người năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
để lại di sản thì cháu or chắt of họ
được thừa kế thế vị theo quy định tại
Đ652BLDS2015.

II. CÁC HÌNH THỨC THỪA KẾ


Theo di chúc – Theo pháp luật
A/ THỪA KẾ THEO DI CHÚC
- Di chúc: là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác
sau khi chết. (Đ624)
- Thừa kế theo di chúc: Là việc dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người khác còn
sống theo quyết định của người đó trước khi chết được thể hiện trong di chúc.
1. Quyền của người lập di chúc:
(Đ626, Đ640)
Đ626:
1) Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;
2) Phân định phần di sản cho từng người thừa kế;
3) Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng;
4) Giao nghĩa vụ cho người thừa kế;
5) Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.
Đ640:
Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc vào bất cứ lúc nào.

3
Nguyễn Vinh Hương - BM Luật Thương mại quốc tế
nguyenvinhhuong@gmail.com

2. Người thừa kế theo di chúc 3. Người thừa kế ko phụ thuộc nội dung di
(Đ613, Đ615) chúc: (Đ644)
Đ613: Những người sau đây vẫn được hưởng phần
- Là cá nhân: Phải còn sống vào thời di sản bằng 2/3 suất của một ng` thừa kế theo
điểm mở thừa kế or sinh ra và còn pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật,
sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng trong trường hợp họ không được người lập di
đã thành thai trước khi người để lại di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng
sản chết phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó,
- Là tổ chức: Phải còn tồn tại vào thời a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
điểm mở thừa kế. b) Con thành niên mà không có khả năng lao
Đ615: động.
Người thừa kế theo di chúc có quyền Lưu ý: Quy định này ko áp dụng đối với người
nhận or từ chối nhận di sản, nếu nhận từ chối nhận di sản theo quy định tại Ð620 hoặc
thì phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do họ là những người không có quyền hưởng di
người chết để lại. sản theo quy định tại K1Đ621 của Bộ luật này:

4. Điều kiện có hiệu lực of di chúc


a. Ng` lập di chúc phải có năng lực chủ thể
b. Ng` lập di chúc tự nguyện, nội dung di chúc ko trái pháp luật, đạo đức xã hội
c. Hình thức of di chúc ko trái quy định of PL
a/ Người lập di chúc phải có năng lực b/ Người lập di chúc tự nguyện, nội dung di
chủ thể: (Đ625, Đ630) chúc ko trái pháp luật, đạo đức xã hội
- Người lập di chúc đủ 18t trở lên, minh (K1Đ630)
mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; ko - Người lập di chúc ko bị lừa dối, đe dọa or
bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép. (K1Đ625, cưỡng ép.
K1Đ630) - Ý chí of người lập di chúc phải phù hợp với
- Đối với người từ đủ 15t đến chưa đủ 18t các quy định của NN và không trái với đạo đức
được lập di chúc, nhưng phải có 2 đkiện: XH.
+ Được cha mẹ or người giám hộ đồng ý
về việc lập di chúc
+ Di chúc phải được lập thành văn bản.
(K2Đ625, K2Đ630)
c/ Hình thức of di chúc ko trái quy định of PL
 Di chúc miệng (chúc ngôn):(Đ629, K5 Đ630)
Đ629: Di chúc miệng
1. Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn
bản thì có thể lập di chúc miệng.
2. Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh
mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.
K5 Điều 630
Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu:
- Người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm
chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng
ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối
4
Nguyễn Vinh Hương - BM Luật Thương mại quốc tế
nguyenvinhhuong@gmail.com
cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực
xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

 Di chúc bằng văn bản:


(Đ628, Đ630, Đ631, Đ633 Đ639)
- Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng (K1Đ628);
- Di chúc bằng văn bản có người làm chứng (K2Đ628);
- Di chúc bằng văn bản có công chứng (K3Đ628);
- Di chúc bằng văn bản có chứng thực (K4Đ628).

5. Hiệu lực pháp luật của di chúc 6.


(Đ643) Di sản dùng vào việc thờ cúng (Đ645)
Lưu ý: Di tặng (Đ646)
- Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở
thừa kế
- Di chúc có thể không có hiệu lực toàn
bộ or một phần. Phần nào không có
hiệu lực sẽ được chia theo luật.
- Khi một người để lại nhiều bản di
chúc đối với 1 tài sản thì chỉ bản di
chúc sau cùng có hiệu lực

B/ THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT


Thừa kế theo pháp luật: Là việc dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người
khác còn sống theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do PL quy định.
(Đ649)
1. Những trường hợp thừa kế theo PL
(Đ650)
- Không có di chúc;
- Di chúc không hợp pháp;
- Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di
chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở
thừa kế;
- Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di
sản hoặc từ chối quyền nhận di sản.
Lưu ý:
Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền
hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;
liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào
thời điểm mở thừa kế.

2. Người thừa kế theo pháp luật


5
Nguyễn Vinh Hương - BM Luật Thương mại quốc tế
nguyenvinhhuong@gmail.com
(Đ651)
 Diện thừa kế
- Hôn nhân: Vợ, chồng
- Huyết thống: Cha mẹ ruột, con ruột, ông bà, cô, dì, chú, bác, anh chị em ruột.
- Nuôi dưỡng: Con nuôi, bố mẹ nuôi
Hàng thừa kế
1) Vợ-chồng, cha đẻ-mẹ đẻ, cha nuôi-mẹ nuôi, con đẻ-con nuôi của người chết;
2) Ông bà nội, ông bà ngoại, anh chị em ruột của người chết,
Cháu ruột của người chết mà người chết là ông bà nội, ông bà ngoại
3) Cụ nội, cụ ngoại của người chết; Bác, chú, cậu, cô, dì ruột của người chết;
Cháu ruột của người chết nếu người chết là bác, chú, cậu, cô, dì ruột.
Chắt ruột của người chết nếu người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Lưu ý:
- Thai nhi đã thành thai trước khi người để lại di sản chết nhưng sinh ra còn sống sau thời điểm
mở thừa kế vẫn được hưởng một suất thừa kế theo luật. – Đ613
- Con dâu, con rể không được hưởng thừa kế theo pháp luật của bố mẹ chồng, bố mẹ vợ và
ngược lại.
- Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ
con thì được thừa kế di sản của nhau – Đ654

3. Nguyên tắc hưởng thừa kế theo PL


(Đ651)
- Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
- Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế
trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận
di sản.

4. Thừa kế thế vị (Ð652)


- Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại
di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống
- Nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được
hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

6
Nguyễn Vinh Hương - BM Luật Thương mại quốc tế
nguyenvinhhuong@gmail.com
MỘT SỐ BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
VD1:
A + B có con là M (20 tuổi, đi làm và có thu nhập cao), N 10 tuổi.
Tài sản chung của A và B là 180tr.
Ngày 10/5/2017, A bị tai nạn xe máy. Trước khi chết A viết di chúc để lại toàn bộ
tài sản của mình cho cô nhân tình S.
S đến đòi tài sản thừa kế. Hãy giải quyết việc phân chia di sản?
Về nguyên tắc, nếu người chết để lại di chúc thì phải tôn trọng ý nguyện của người
chết và phân chia di sản.
Tuy nhiên, trong trường hợp này có B và N thuộc đối tượng được hưởng thừa kế bắt
buộc không phụ thuộc vào nội dung di chúc là 2/3 một suất thừa kế theo luật nên trường hợp
này phải được giải quyết như sau:
Di sản của A = 180/2 = 90tr
Giả sử chia theo luật, hàng thừa kế thứ nhất của A là B, M, N.
Một suất thừa kế theo luật là: 90/3 = 30tr.
B và N sẽ được hưởng 2/3 một suất thừa kế theo luật là:
B = 2/3 x 30 = 20tr.
N = 2/3 x 30 = 20tr.
Số tiền này sẽ lấy từ phần tài sản mà S được hưởng.
Như vậy S sẽ được hưởng: 90tr – 20tr – 20tr = 50tr.
VD2:
A+B là vợ chồng có tài sản chung là 180tr. Họ có con là M (đã đi làm và có thu
nhập cao) và N 10 tuổi.
Năm 2017, A chết. Trước khi chết A di chúc để lại cho ông Bác K 81 triệu đồng, M
9tr. Chia thừa kế?
Nguyên tắc, tôn trọng ý nguyện của người chết, chia tài sản theo di chúc. Nhưng
trong trường hợp này có B và N thuộc đối tượng được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào
nội dung di chúc. Vì vậy, B và N sẽ được hưởng 2/3 một suất thừa kế theo luật.
Di sản của A là 90tr.
Giả sử chia theo luật thì hàng thừa kế thứ nhất gồm: B, M, N.
Một suất thừa kế theo luật là: 90/3 = 30tr
2/3 một suất thừa kế theo luật là 30 x 2/3 = 20tr.
 B được hưởng: 20tr N được hưởng: 20tr
Phần tài sản 40tr mà B + N được hưởng sẽ lấy từ phần tài sản mà K và M được hưởng:
 M và K chỉ được hưởng: 90 - (20 + 20) = 50tr
 M + K = 50tr (*)
Mặt khác, theo di chúc M được hưởng 9tr, K được hưởng 81tr. Như vậy, tỉ lệ thừa kế
của M và K là:
M/K = 9/81 = 1/9 (**) K=9M. Thay K vào (*), ta được:
M+9M=50 tr M=5 tr
 K=45 tr
Cách 2: M+K=50tr
M= x 50 = 5tr

K= x 50 = 45tr
VD3:
7
Nguyễn Vinh Hương - BM Luật Thương mại quốc tế
nguyenvinhhuong@gmail.com
Giả sử cùng với các dữ liệu trên. A để lại thừa kế cho 3 người là M 9tr, K 50tr, H là
cháu họ 31tr. Chia thừa kế:
B + N được hưởng 2/3 một suất thừa kế theo luật là: 20 + 20 = 40tr
Phần tài sản mà M + K + H được hưởng chỉ còn: 90 – 40 =50tr
Số tiền 40tr mà B và N được hưởng sẽ rút ra từ phần di sản mà M, K, H được hưởng
tương ứng với tỉ lệ số tiền mà họ được cho trong di chúc:
M= x 50 = 5tr

K= x 50 = 27,78tr

H= x 50 = 17,22tr
VD4: A+ B
Năm 2017,A chết

D + Y (Vợ)
D chết năm 2016
C + X (Vợ) E + H (Vợ)

M N + K (vợ)
N chết năm 2015

P
Biết tài sản chung của A và B là 800tr.
Xác định hàng thừa kế của A?

Di sản của A là = 400tr


Hàng thừa kế của A gồm: B, C, D, E
Nhưng do D chết trước, nên phần tài sản D được hưởng sẽ được chia cho con của D
là M và N:
 B = C = (M+N) = E = = 100tr

M=N= = 50tr
Tuy nhiên, N lại chết trước D, nên T và P sẽ được hưởng phần tài sản lẽ ra còn sống
N được hưởng: T = P = = 25tr.

You might also like