You are on page 1of 3

NGÂN HÀNG CÂU HỎI ÔN THI HỌC PHẦN

LUẬT KINH TẾ 1
BỘ MÔN: LUẬT KINH TẾ

I- NHÓM CÂU 1
Cho các câu khẳng định, yêu cầu sinh viên trả lời khẳng định Đúng hoặc Sai và giải
thích tại sao.
Yêu cầu: Nêu câu trả lời là đúng hoặc sai, trích dẫn điều luật có liên quan đến phần
trả lời và giải thích tại sao.
1. Những nội dung liên quan tới kinh doanh và chủ thể kinh doanh.
2. Những nội dung liên quan tới bản chất pháp lý của các loại hình công ty.
3. Những nội dung liên quan tới bản chất pháp lý của doanh nghiệp tư nhân và hộ
kinh doanh.
4. Những nội dung liên quan tới bản chất pháp lý của hợp tác xã và tổ hợp tác.
5. Những nội dung liên quan tới thành lập, tổ chức lại và giải thể các loại hình chủ
thể kinh doanh.
6. Những nội dung liên quan tới pháp luật về phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
II- NHÓM CÂU 2
1. Trình bày khái niệm, đặc điểm của kinh doanh, chủ thể kinh doanh, phân loại chủ
thể kinh doanh. Cho ví dụ.
2. Trình bày khái niệm, đặc điểm của hành vi thương mại, so sánh với hành vi dân
sự. Cho ví dụ.
3. Phân tích bản chất pháp lý, đặc điểm của từng loại chủ thể kinh doanh, so sánh các
loại chủ thể kinh doanh với nhau, nhận xét về ưu điểm và nhược điểm của mỗi chủ
thể kinh doanh.
4. Phân tích qui định của pháp luật về cơ cấu tổ chức, thành viên/cổ đông, chủ sở
hữu, vốn của từng loại hình doanh nghiệp để thấy được đặc điểm của từng loại
hình doanh nghiệp.
5. Phân tích qui định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của thành viên/cổ đông
trong doanh nghiệp, quyền của thành viên/cổ đông thiểu số.
6. Phân tích qui định của pháp luật về hợp đồng, giao dịch giữa công ty và người có
liên quan.
7. Phân tích các qui định về điều kiện, hồ sơ, thủ tục đăng ký thành lập doanh
nghiệp, hợp tác xã; các trường hợp bị cấm quản lý, thành lập doanh nghiệp, hợp
tác xã.
8. Phân tích các qui định về tổ chức lại, giải thể doanh nghiệp, hợp tác xã: các hình
thức tổ chức lại, so sánh các hình thức tổ chức lại với nhau; so sánh thủ tục giải
thể doanh nghiệp với giải thể hợp tác xã.
9. Nhận xét về một số quan điểm về bản chất của phá sản, phân chia tài sản của
doanh nghiệp phá sản; vai trò của pháp luật phá sản.
10. Trình bày pháp luật về phá sản Doanh nghiệp ( Khái niệm Phá sản, phân loại Phá
sản, so sánh Phá sản doanh nghiệp và giải thể doanh nghiệp, phạm vi điều chỉnh
và đối tượng áp dụng của Luật phá sản, thẩm quyền mở thủ tục phá sản doanh
nghiệp, trình tự, thủ tục giải quyết phá sản Doanh nghiệp).
11. Phân tích đặc điểm của hợp tác xã, so sánh hợp tác xã với các loại hình doanh
nghiệp, tư cách thành viên hợp tác xã, quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp tác
xã, so sánh với thành viên/cổ đông công ty.
12. Trình bày pháp luật về phá sản Hợp tác xã: Thẩm quyền mở thủ tục phá sản Hợp
tác xã, trình tự, thủ tục giải quyết phá sản Hợp tác xã.
13. Trình bày Quy chế thành lập, tổ chức lại và giải thể Hộ kinh doanh và tổ hợp tác:
Thành lập Hộ kinh doanh và tổ hợp tác, tổ chức lại Hộ kinh doanh và tổ hợp tác,
giải thể Hộ kinh doanh và tổ hợp tác.
III- NHÓM CÂU 3
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
Các dạng tình huống:
1. Xác định loại hình công ty được thành lập trên cơ sở dữ kiện được đưa ra, tính hợp
pháp của việc tiến hành họp và ra quyết định của Hội đồng thành viên/ Đại hội
đồng cổ đông/Hội đồng quản trị;
2. Góp vốn thành lập công ty: xác định tài sản góp vốn, định giá tài sản để góp vốn,
tư vấn thủ tục thành lập công ty.
3. Xác định quyền của thành viên/cổ đông đối với phần vốn góp/cổ phần trong công
ty; quyền và nghĩa vụ của thành viên/cổ đông trong công ty, của chủ sở hữu, người
quản lý trong doanh nghiệp, việc chấm dứt tư cách thành viên/cổ đông; xác định
người đại diện theo pháp luật của công ty;
4. Xác định tính hợp pháp của một số qui định trong Điều lệ của công ty, hợp tác xã:
qui định về điều kiện tiến hành cuộc họp của các cơ quan có quyền quyết định,
quản lý trong công ty, hợp tác xã; qui định về giám đốc, người đại diện theo pháp
luật, phân chia lợi nhuận, trách nhiệm giữa các thành viên/cổ đông;
5. Xác định tính hợp pháp của các giao dịch bán tài sản, hợp đồng mua bán giữa
công ty và người có liên quan, thẩm quyền thông qua các giao dịch, hợp đồng này;
quyền yêu cầu tuyên hợp đồng, giao dịch vô hiệu và cơ quan có thẩm quyền giải
quyết tranh chấp trong nội bộ công ty.
6. Xác định các trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã là đối tượng của thủ tục phá
sản, thẩm quyền giải quyết phá sản, chủ thể có quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu
mở thủ tục phá sản, phân chia tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản.
7. Dạng tình huống liên quan đến thành lập, tổ chức lại, chấm dứt hoạt động của
doanh nghiệp, hợp tác xã.
8. Dạng tình huống liên quan đến bản chất pháp lý, đặc điểm, các hoạt động, chấm
dứt hoạt động của hộ kinh doanh, tổ hợp tác, hợp tác xã.

You might also like