You are on page 1of 31

Chương 3.

Luật Dân sự
I. TÀI SẢN

Vật
Tiền
Tài Giấy
có Cgái t ờ
sản ác
quyề
n
tài sả
n www.themegallery.com LOGO
* Lưu ý:

- Quyền sở hữu tài sản bao gồm quyền chiếm


hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản.
+ Quyền chiếm hữu: là quyền nắm giữ,
quản lý tài sản.
+ Quyền sử dụng: là quyền khai thác công
dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản.
+ Quyền định đoạt: là quyền chuyển giao
quyền sở hữu tài sản hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó.

www.themegallery.com LOGO
I. QUYỀN
THỪA KẾ
TK theo
pháp luật
Thừa
kế
TK theo di chúc
1. Thừa kế theo pháp luật

a. Khái niệm
Thừa kế theo pháp luật là thừa kế
theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự
thừa kế do pháp luật quy định.

Bài 5: Luật dân sự 6


b. Các trường hợp áp
dụng thừa kế theo
pháp luật

Không có di chúc;
Di chúc không hợp pháp;
Những người TK theo di chúc
đều chết trước hoặc chết cùng
thời điểm với người lập di chúc;
CQ, tổ chức được hưởng TK theo
di chúc nhưng không còn vào
thời điểm mở TK;
Những người được chỉ định làm
người TK theo di chúc mà họ
không có quyền hưởng di sản
hoặc từ chối quyền nhận di sản.
Bài 5: Luật dân sự 7
Tình huống 1:
Năm 1983, ông Sung kết hôn hợp pháp với bà Khế. Trong
quá trình chung sống với nhau 2 người đã tạo lập được một khối
tài sản chung là 8 tỷ đồng và có 3 người con là Cam (sinh năm
1985), Quýt (sinh năm 1986) và Táo (sinh năm 1990). Năm 2007,
Cam kết hôn với Mận và sinh được cháu Đào (sinh năm 2008).
Theo quy định của PL hiện hành, hãy chia thừa kế trong các
trường hợp sau:
1. Năm 2010, ông Sung chết không để lại di chúc.
2. Năm 2010, do tai nạn giao thông nên anh Cam chết
ngay tại chỗ và ông Sung chết trên đường đưa đi cấp cứu. Biết
rằng trong quá trình chung sống anh Cam với chị Mận có tạo lập
khối tài sản chung là 4 tỷ đồng. Ông Sung có một người con riêng
với bà Vả là Xoài (sinh năm 1993).
Hàng thừa kế

Hàng TK 1

Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ,


cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi

www.themegallery.com LOGO
Hàng TK 2

Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột,


chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột
của người chết mà người chết là ông nội,
bà nội , ông ngoại, bà ngoại

www.themegallery.com LOGO
Hàng TK 3

Cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú


ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết;
cháu ruột của người chết mà người chết là bác
ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột
của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

www.themegallery.com LOGO
* Thừa kế thế vị (Đ.652)

Trong trường hợp con của người để lại di


sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với
người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di
sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu
còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng
một thời điểm với người để lại di sản thì chắt
được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt
được hưởng nếu còn sống.

Bài 5: Luật dân sự 12


2. Thừa kế theo di chúc

a. Khái niệm:
Di chúc là sự thể hiện ý
chí của cá nhân nhằm
chuyển tài sản của mình
cho người khác sau khi
chết.

Bài 5: Luật dân sự 13


Tình huống 2:
Năm 1980, Ông Quang kết hôn hợp pháp với bà Tài, có 3 người con
chung là Bin (sinh năm 1983), Bo (sinh năm 1984) và Bi (sinh năm
1992). Trong quá trình chung sống với nhau, hai ông bà đã tạo lập được
khối tài sản chung là 6 tỷ đồng. Do tuổi cao sức yếu nên ông Quang
muốn lập một bản di chúc để định đoạt toàn bộ tài sản của mình sau khi
ông qua đời. Tuy nhiên, do không am hiểu pháp luật nên ông đã đến tìm
gặp anh (chị) nhờ tư vấn. Theo quy định của PL hiện hành, anh (chị)
hãy tư vấn giúp ông các vấn đề sau đây:
1. Di chúc phải đảm bảo những điều kiện gì để di chúc đó hợp pháp?
2. Ông có thể lập di chúc dưới những hình thức nào?
3. Khi nào thì di chúc của ông bắt đầu có hiệu lực?
4. Trong di chúc cần phải thể hiện những nội dung cơ bản nào?
Năm 2008, Ông Quang chết. Trong di chúc hợp pháp của ông có
định đoạt các trường hợp như sau:
5. Di chúc định đoạt cho anh Bi được hưởng 1/3 di sản.
6. Di chúc định đoạt cho Bin và Bo mỗi người được hưởng 1/2 di sản.
7. Di chúc có nội dung truất quyền thừa kế của bà Tài.
Hãy chia thừa kế trong các trường hợp trên.
b. Điều kiện hợp pháp của di chúc

* Di chúc hợp pháp: đảm bảo 2 điều kiện


+ Người lập di chúc phải đủ độ tuổi, minh
mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị
lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép; nội dung di
chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội.
+ Hình thức di chúc không trái quy định
của pháp luật.
c. Hình thức của di chúc

Lời nói
Di
chúc
Văn bản
*Di chúc bằng văn
bản

Di chúc bằng VB không


có người làm chứng;
Di chúc bằng văn bản có
người làm chứng;
Di chúc bằng văn bản có
công chứng;
Di chúc bằng văn bản có
chứng thực.

Bài 5: Luật dân sự 17


* Di chúc miệng:

- Trong trường hợp tính mạng một người bị cái


chết đe dọa do bệnh tật hoặc nguyên nhân khác
mà không thể lập di chúc bằng văn bản.
- Sau ba tháng, kể từ thời điểm lập di chúc miệng
mà người lập di chúc còn minh mẫn, sáng suốt thì
di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.
- Di chúc miệng phải được lập trước mặt ít nhất
02 người làm chứng 05 ngày thì phải công
chứng, chứng thực di chúc.
www.themegallery.com LOGO
* Người làm chứng
cho việc lập di chúc :
Mọi người đều có thể làm chứng cho việc
lập di chúc, trừ những người sau đây:
1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo
pháp luật của người lập di chúc;
2. Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên
quan tới nội dung di chúc;
3. Người chưa thành niên, người mất năng
lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận
thức, làm chủ hành vi.
www.themegallery.com LOGO
* Di chúc bằng văn bản không
có người làm chứng:
Người lập di chúc phải tự viết và ký vào
bản di chúc.
Di chúc không được viết tắt hoặc viết
bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì
mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ
ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.
Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa
chữa thì người tự viết di chúc phải ký tên bên
cạnh chỗ tẩy xoá, sửa chữa.
www.themegallery.com LOGO
* Di chúc bằng văn bản
có người làm chứng:
Trường hợp người lập di chúc không tự
mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh
máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh
máy bản di chúc, nhưng phải có ít nhất là hai
người làm chứng. Người lập di chúc phải ký
hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt
những người làm chứng; những người làm
chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người
lập di chúc và ký vào bản di chúc.
www.themegallery.com LOGO
* Di chúc có công chứng hoặc
chứng thực:

Người lập di chúc có thể


yêu cầu công chứng hoặc
chứng thực bản di chúc.

www.themegallery.com LOGO
d. Thời điểm có hiệu lực của di chúc

Di chúc phát sinh hiệu lực

Từ thời điểm
mở thừa kế
e. Nội dung của di chúc
g. Người không có quyền
hưởng di sản
1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:
a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức
khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, h ành hạ người để lại
di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người
để lại di sản;
c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng
người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc to àn bộ phần di sản
mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc
ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc;
giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, huỷ di chúc, che
giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di
sản trái với ý chí của người để lại di sản.
2. Những người quy định tại khoản 1 Điều này
vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết
hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng
di sản theo di chúc.
f. Người thừa kế không phụ thuộc
vào nội dung di chúc (Đ.644)

Những người sau đây vẫn được hưởng phần di


sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo
PL, nếu di sản được chia theo PL, trong trường
hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng
di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn
2/3 suất đó, bao gồm:
1. Cha, mẹ, vợ, chồng, con chưa thành niên;
2. Con đã thành niên mà không có khả năng lao
động.
Bài tập:
Ông Quang và bà Tài kết hôn hợp pháp, có 3 người con chung là
Thân, Tý và Thìn đều đã thành niên và có công việc ổn định. Năm
1999, anh Thân kết hôn hợp pháp với chị Dậu và sinh được cháu
Tuất.
Hãy chia thừa kế trong các trường hợp sau:
1. Ông Quang chết để lại di chúc hợp pháp cho mỗi người con được
hưởng 1/3 di sản (di sản do ông Quang để lại là 600 triệu đồng);
2. Ông Quang chết để lại di chúc hợp pháp cho anh Thìn được hưởng
1/3 di sản (di sản do ông Quang để lại là 700 triệu đồng);
3. Ông Quang chết để lại di chúc hợp pháp truất quyền thừa kế của bà
Tài (di sản do ông Quang để lại là 650 triệu đồng);
4. Ông Quang chết năm 2007, còn anh Thân chết năm 2003 và cả 2
người đều không để lại di chúc (di sản mà mỗi người để lại là 300
triệu đồng);
5. Bà Tài chết có để lại di chúc hợp pháp cho chị Dậu được hưởng 300
triệu đồng (di sản do bà Tài để lại là 450 triệu đồng).
Được biết: Các trường hợp nêu trên là hoàn toàn độc lập với nhau,
chỉ căn cứ vào các dữ kiện đã biết mà không cần biện luận thêm.
Bài tập:
Ông A và bà B kết hôn năm 1980, có 7 người con chung là C,
D, E, F, G, H và K.
Vào năm 1991, Ông A chung sống với bà Q như vợ chồng và
có 3 người con chung là M, N và T.
Ông A qua đời vào tháng 12/2016 có để lại di chúc cho tất cả
các con của ông ½ di sản, truất quyền thừa kế của bà B và cho 2 người
em ruột của ông là ông X và ông Y hưởng mỗi người ¼ di sản. Sau
khi ông A qua đời, ông X mai táng cho ông A hết 8 triệu đồng bằng
tiền của ông X và ông có yêu cầu hoàn trả số tiền này lại cho ông.
Qua sự kiện trên, bà B có đơn yêu cầu Tòa án quận L chia
thừa kế di sản của ông A. Tòa án xác định được:
Tài sản chung hợp nhất của ông A với bà B có 320 triệu đồng.
Tài sản chung của ông A với bà Q chung nhau có 960 triệu
đồng, trong đó mỗi người đóng góp ½ số tiền trên.
Bài tập:
Năm 1983, ông Sung kết hôn hợp pháp với bà Khế. Trong
quá trình chung sống với nhau 2 người đã tạo lập được một
khối tài sản chung là 8 tỷ đồng và có 3 người con là Cam
(sinh năm 1985), Quýt (sinh năm 1986) và Táo (sinh năm
1990). Theo quy định của PL hiện hành, hãy chia thừa kế
trong các trường hợp sau:
1. Tháng 05/2016, ông Sung chết không để lại di chúc.
2. Tháng 05/2016, ông Sung chết có để lại di chúc hợp pháp
và trong di chúc có ghi để lại toàn bộ di sản của ông cho
Cam.
3. Tháng 05/2016, do tai nạn giao thông nên ông Sung chết
ngay tại chỗ và bà Khế chết trên đường đưa đi cấp cứu.
Trước khi chết, bà Khế có để lại di chúc hợp pháp truất
quyền thừa kế của Quýt và dành 1/3 di sản của bà vào việc
thờ cúng. Bà Khế có người con riêng với ông Bưởi là Ổi
(sinh năm 1992).
Bài tập:
Ông A và bà B kết hôn năm 1980, có 7 người con chung là C, D,
E, F, G, H và K.
Vào năm 1991, ông A chung sống với bà Q như vợ chồng và có
3 người con chung là M, N và T.
Ông A qua đời vào tháng 12/2016 có để lại di chúc cho tất cả các
con của ông ½ di sản, truất quyền thừa kế của ông Z (em ruột ông A) và
bà Q, cho 2 người em ruột còn lại của ông là ông X và ông Y mỗi người
hưởng ¼ di sản. Sau khi ông A qua đời, ông X mai táng cho ông A hết 8
triệu đồng bằng tiền của ông X và ông có yêu cầu hoàn trả số tiền này
lại cho ông.
Qua sự kiện trên, bà B có đơn yêu cầu Tòa án quận L chia
thừa kế di sản của ông A. Tòa án xác định được:
Tài sản chung hợp nhất của ông A với bà B có 320 triệu đồng.
Tài sản chung của ông A với bà Q chung nhau có 960 triệu đồng,
trong đó mỗi người đóng góp ½ số tiền trên.

You might also like