You are on page 1of 6

1.

GMP (Good manufacturing practice)


Là 1 hệ thống để đảm bảo rằng các sản phẩm được sản xuất liên tục và kiểm soát theo tiểu
chuẩn chất lượng. GMP được thiết kế để giảm thiểu các rủi ro trong quá trình sản xuất mà
không thể được loại bỏ thông qua thử nghiệm các sản phẩm cuối cùng.
GMP bao gồm tất cả các khía cạnh của sản xuất, bao gồm từ các nguyên liệu đầu vào (dược
liệu, tá dược, bao bì, nguồn nước,..), cơ sở sản xuất và trang thiết bị, việc đào tạo và vệ sinh cá
nhân của nhân viên.
Đối với các nhà máy áp dụng GMP, phải có hệ thống quy trình kiểm soát chi tiết theo từng
bước trong quá trình sản xuất – mỗi khi 1 sản phẩm được thực hiện.
Tóm lại, GMP đề cập đến mọi khía cạnh trong quá trình sản xuất và kiểm soát chất lượng.
Tiêu chuẩn GMP là gì? Là một tiêu chuẩn cơ bản, là điều kiện cần thiết để phát triển hệ thống
quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000.
Phạm vi và đối tượng kiểm soát của GMP:

 Nhân sự
 Thủ tục
 Sản phẩm và nguyên vật liệu
 Mặt bằng và thiết bị
 Quy trình
Lợi ích khi áp dụng, chứng nhận GMP:

 Tất cả các quá trình quan trọng đều được xem xét, xây dựng thủ tục, phê chuẩn và thực
hiện để đảm bảo sự ổn định và phù hợp với các đặc điểm kỹ thuật
 Các điều kiện phục vụ cho quá trình sản xuất được xác định và đưa ra các yêu cầu để
thực hiện, kiểm soát 1 cách rõ ràng
 Chi phí thấp hơn do quá trình sản xuất và việc kiểm soát chất lượng được chuẩn hóa,
các yêu cầu tối thiểu về nhà xưởng, thiết bị được xác định rõ ràng để đầu tư hiệu quả
 Cải thiện tính năng động, trách nhiệm và hiểu biết công việc của đội ngũ nhân viên, tăng
cường sự tin cậy của khách hàng và cơ quan quản lý
 Đạt được sự công nhận Quốc tế, bảo vệ thương hiệu của sản phẩm, tăng khả năng cạnh
tranh và tiếp thị, tăng cơ hội kinh doanh, xuất khẩu sản phẩm
 Tiết kiệm được thời gian, nhân lực và tăng năng suất, vì vậy tiết kiệm được chi phí sản
xuất
 Làm tiền đề và tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai HACCP, ISO22000
Các loại tiêu chuẩn GMP chủ yếu

 Tiêu chuẩn EU-GMP là tiêu chuẩn “Thực hành sản xuất tốt – EU” được cấp bởi EMA –
Cơ quan quản lý Dược phẩm châu Âu. Đây là một trong các loại tiêu chuẩn GMP chịu
trách nhiệm về đánh giá khoa học, kiểm tra và giám sát an toàn các loại thuốc trong EU.
 Tiêu chuẩn GMP WHO là hướng dẫn thực hành tốt sản xuất thuốc do tổ chức y tế thế
giới xây dựng và phát hành đầu tiên vào năm 1968. Đây là tiêu chuẩn được hầu hết các
cơ sở sản xuất thuốc ở Việt Nam áp dụng và thực hiện theo.
 Tiêu chuẩn cGMP (Current Good Manufacturing Practice) là tiêu chuẩn được áp dụng
trong các nhà máy sản xuất, xưởng sản xuất, cơ sở sản xuất,… nhằm đảm bảo chất
lượng và an toàn cho sản phẩm.
 Tiêu chuẩn CGMP (Comsmetic Good Manufacturing Practice) là 1 phân nhánh của
ngành GMP. Mục đích là cung cấp hướng dẫn và những quy chuẩn đánh giá chất lượng
trong quá trình sản xuất mỹ phẩm, kỹ thuật và các yếu tố quản trị ảnh hưởng đến chất
lượng sản phẩm, luôn đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng và an toàn
 GMP cho mỹ phẩm được áp dụng trong tiêu chuẩn ISO 22716 và nhằm
o Xác nhận sự tuân thủ của hệ thống quản lý kinh doanh với các yêu cầu của
Quy định mỹ phẩm Châu Âu
o Đảm bảo tiếp cận thị trường
 Cơ sở sản xuất Mỹ phẩm phải đảm bảo những yêu cầu trong tiêu chuẩn ISO
22716:2007
https://tqc.vn/gmp-la-gi-cac-yeu-cau-cua-gmp-va-quy-trinh-trien-khai.htm
https://intech.vn/gmp-la-gi-tieu-chuan-gmp-tieu-chuan-gmp-who-tieu-chuan-eu-gmp-eu-gmp-
la-gi/
https://chungnhanquocgia.com/tieu-chuan-gmp-la-gi-gmp-trong-san-xuat-duoc-pham/
https://vnce.vn/gmp-la-gi-dieu-can-biet-de-ap-dung-thanh-cong-tieu-chuan-gmp
https://vietnamcleanroom.com/vi/post/tieu-chuan-gmp-566.htm
https://vietnamcleanroom.com/vi/post/gmp-my-pham-953.htm
2. HACCP (Hazard Analysis ang Critical Control Points)
Là những nguyên tắc được sử dụng trong việc thiết lập hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
của 1 doanh nghiệp hay tổ chức.
Đối tượng áp dụng HACCP:
HACCP có thể áp dụng ở mọi khâu của quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Từ khâu
chuẩn bị nguyên liệu đầu vào, sản xuất, chế biến tới vận chuyển và đưa đến các địa điểm trực
tiếp tới người tiêu dùng điển hình như:

 Cơ sở sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thủy hải sản, thực phẩm,..
 Cơ sở sản xuất và chế biến thực phẩm, thức ăn công nghiệp, khu chế xuất.
 Các đơn bị cung cấp dịch vụ ăn uống như nhà hàng, khách sạn,..
 Các đơn vị, tổ chức khác có liên quan đến thực phẩm.
Lợi ích khi áp dụng HACCP:

 Tạo dựng niềm tin khách hàng. Từ đó nâng cao uy tín và hình ảnh cho doanh nghiệp.
 Tăng tính cạnh tranh và giúp doanh nghiệp có khả năng chiếm lĩnh và mở rộng sang các
thị trường mới.
 Cơ sở để sản phẩm của doanh nghiệp thực hiện thương mại Quốc tế với các đối tác
trong và ngoài nước.
 Là tiền đề giúp cho các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận các hệ thôsng quản lý an toàn
thực phẩm khác, điển hình như ISO 22000:2018 hay FSSC 22000,… Từ đó hoàn thiện và
tối ưu được hoạt động nằm trong chuỗi cung ứng thực phẩm.
https://kmr.com.vn/dich-vu-chung-nhan-iso/chung-nhan-iso-kmr/chung-nhan-haccp.html?
gclid=Cj0KCQiA54KfBhCKARIsAJzSrdo8G3EPVaweH9PBy38oAaX0P50ocqilrynwjbxGN-
w9TMNQoneAQY0aAon_EALw_wcB
https://isocert.org.vn/tieu-chuan-haccp?
gclid=Cj0KCQiA54KfBhCKARIsAJzSrdp_Pna_fw70iiwfe_hkg22WRTj1SqUuloaSK14nf8Ki5Kvzciwzl
6gaAppOEALw_wcB
3. SSOP (Sanitation Standard Operating Procedures)
Là tập hợp 1 loạt các quy phạm, quy trình tiêu chuẩn cho việc vận hành và kiểm soát vệ sinh
tại 1 nhà xưởng, cơ sở sản xuất thực phẩm cụ thể, thường tập hợp những hướng dẫn chi tiết
dưới dạng văn bản, ghi chép lại các hoạt động liên quan tới vấn đề vệ sinh trong một nhà máy
sản xuất thực phẩm.
Tóm lại thì SSOP bao gồm các quy phạm, quy định, thủ tục liên quan đến quá trình làm vệ
sinh, kiểm soát vệ sinh tại các cơ sở sản xuất.
SSOP là tiêu chuẩn tiên quyết bắt buộc phải thực hiện cùng với GMP ngay cả khi không có
chương trình HACCP (nếu như doanh nghiệp muốn triển khai ISO 22000 hoặc HACCP). Ngoài ra,
khi áp dụng HACCP mà có hỗ trợ SSOP thì sẽ giảm bớt được số lượng các điểm kiểm soát giới
hạn (CCP), góp phần tăng tính hiệu quả cho chương trình HACCP.
Tiêu chuẩn SSOP là một trong những chứng nhận bắt buộc mà các doanh nghiệp sản xuất phải
thực hiện để đảm bảo quy trình vận hành tiêu chuẩn vệ sinh.
Phạm vi và đối tượng kiểm soát của SSOP:
SSOP kiểm soát tất cả các hoạt động liên quan tới vệ sinh an toàn thực phẩm, bao gồm các
khâu của sản xuất, kinh doanh, bắt đầu từ nguyên liệu đầu vào cho tới khi tạo ra sản phẩm cuối
cùng.
Các quy phạm của tiêu chuẩn SSOP:

 SSOP 1: An toàn của nguồn nước.


 SSOP 2: An toàn của nước đá.
 SSOP 3: Các bề mặt tiếp xúc với sản phẩm.
 SSOP 4: Ngăn ngừa sự nhiễm chéo.
 SSOP 5: Vệ sinh cá nhân.
 SSOP 6: Bảo vệ sản phẩm không bị nhiễm bẩn.
 SSOP 7: Sử dụng, bảo quản hóa chất.
 SSOP 8: Sức khỏe công nhân.
 SSOP 9: Kiểm soát động vật gây hại.
 SSOP 10: Chất thải.
 SSOP 11: Thu hồi sản phẩm.
Lợi ích khi áp dụng, chứng nhận SSOP:

 SSOP góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm và chuỗi an toàn cung ứng. Hạn chế nguy
cơ bị thu hồi sản phẩm và giảm thiểu các chi phí bồi thường do sản phẩm kém chất
lượng.
 Những cơ sở sản xuất áp dụng SSOP sẽ được khách hàng và đối tác tin tưởng hơn những
nhà xưởng thông thường.
 Tiết kiệm chi phí thời gian, công sức trong quá trình hoạt động.
 Giúp người lao động dễ dàng thực hiện công việc của mình do thời gian, hạng mục công
việc, các yêu cầu về vật chất đã được thiết lập rõ ràng.
 Được coi như là một cách giúp hoạt động kiểm toán nội bộ có thể dễ dàng kiểm tra khi
kiểm toán những chương trình/thủ tục của nhà máy.
 Là một biện pháp phòng vệ pháp lý khi có các khiếu nại liên quan đến chất lượng và an
toàn sản phẩm.
https://intech.vn/ssop-la-gi-tieu-chuan-ssop-va-phan-biet-ssop-voi-gmp-va-haccp/
https://knacert.com.vn/blogs/tin-tuc/tieu-chuan-ssop-la-gi-cac-quy-pham-ve-sinh-ssop
https://chungnhanquocgia.com/phan-biet-tieu-chuan-ssop-va-gmp-haccp/
https://isocert.org.vn/ssop-la-gi
https://isocus.vn/ssop-la-gi
https://sutech.vn/ssop-la-gi/

4. ISO (International Organization for Standardization)


Là Tổ chức tiêu chuẩn hóa Quốc tế. Tổ chức này là 1 cơ quan tiêu chuẩn Quốc tế bao gồm các
đại diện từ các tổ chức tiêu chuẩn Quốc gia khác nhau nhằm mục đích xây dựng các tiêu chuẩn
về sản xuất, thương mại và thông tin.
Các tiêu chuẩn này được xây dựng nhằm mục đích tạo ra các sản phẩm và dịch vụ an toàn, đáng
tin cậy và có chất lượng tốt. Các tiêu chuẩn mà ISO đưa ra giúp các doanh nghiệp tăng năng
suất trong khi giảm thiểu sai sót và lãng phí
Lợi ích khi áp dụng, chứng nhận ISO:

 ISO giúp doanh nghiệp xây dựng niềm tin, từ đó thu hút khách hàng và giữ chân khách
hàng một cách lâu dài.
 Đạt được sự hài lòng từ khách hàng nhờ sản phẩm tốt, dịch vụ tối ưu và quy trình thực
hiện đạt tiêu chuẩn quốc tế.
 Giúp gia tăng năng suất sản phẩm, dịch vụ, mang lại tiềm năng lớn về tài chính cho
doanh nghiệp, tổ chức.
 Tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các công ty cùng lĩnh vực.
 Các tiêu chuẩn ISO có tác dụng bảo vệ người tiêu dùng
 Cho phép so sánh sản phẩm từ các thị trường khác nhau và tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp tham gia vào 1 thị tường mới.
Các tiêu chuẩn ISO phổ biến:

 Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 (gồm ISO 9000, ISO 9001, ISO 9004...): Hệ thống quản lý chất
lượng.
 Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 (gồm ISO 14001, ISO 14004...): Hệ thống quản lý môi trường.
 Bộ tiêu chuẩn ISO 22000 (gồm ISO 22000, ISO 22002, ISO 22003, ISO 22004, ISO 22005,
ISO 22006...): Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.
 ISO/TS 22003:2007: Quản lý hoạt động đánh giá hệ thống an toàn thực phẩm theo tiêu
chuẩn ISO 22000.
 ISO/IEC 17021:2006: Hệ thống tiêu chuẩn cho các tổ chức chứng nhận.
 ISO/TS 19649
 ISO 15189: Hệ thống quản lý phòng thí nghiệm y tế (yêu cầu cụ thể về năng lực và chất
lượng Phòng thí nghiệm Y tế), (Phiên bản đầu tiên ban hành năm 2003, phiên bản gần
đây ban hành năm 2007 và có tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam tương đương là TCVN
7782:2008).
https://knacert.com.vn/blogs/tin-tuc/iso-la-gi-nhung-tieu-chuan-iso-duoc-su-dung-nhieu-nhat
https://vietcert.org/he-thong-quan-ly-chat-luong-iso-a-285.html
https://inoxdaiduong.com/iso-la-gi/

You might also like