You are on page 1of 19

NỘI DUNG ÔN TẬP

MÔN QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG


1. Trong chu trình chất lượng, khâu nào có tính quyết định đến chất
lượng sản phẩm, vì sao?
2. Quy trình đánh giá chứng nhận ISO 9001:2015?
3. Các chứng nhận ISO phổ biến tại VN có những loại chứng nhận nào? Kể
tên.
4. Tại sao các doanh nghiệp cần áp dụng ISO 9001
5. Vì sao nên sử dụng các công cụ thống kê trong quản lí chất lượng ?
6. Hệ thống quản lý chất lượng là gì?
7. Hãy cho biết mối quan hệ giữa hệ thống quản lý chất lượng và quá trình
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp?
8. Theo em, doanh nghiệp làm sao kiểm soát được chi phí ẩn?
9. Trình độ chất lượng của sản phẩm (Tc) và Chất lượng toàn phần của
sản phẩm (QT) giống và khác nhau như thế nào?
10. Doanh nghiệp nào có thể áp dụng ISO 9001?
11. Lợi ích khi áp dụng TQM
12. PDCA là gì?
13. Hãy nêu các điều kiện để áp dụng hệ thống quản lý chất lượng toàn diện
TQM?
14. Phân biệt sự khác nhau giữa chi phí ẩn và chi phí hiện trong sản xuất?

LÝ THUYẾT:
1. Doanh nghiệp nào có thể áp dụng ISO 9001?

Câu 1: Trong chu trình chất lượng, khâu nào có tính quyết định đến chất
lượng sản phẩm, vì sao?

- Khâu thiết kế, phát triền có tính quyết định đến chất lượng SP, vì
nó là tập hợp các quá trình:
Chuyển đổi các yêu cầu của khách hàng thành yêu cầu của SP
Căn cứ vào khả năng SX củ DN (năng lực SX)
→ Nếu làm đúng khâu này ngay từ đầu DN sẽ thực hiện đúng với
nguyên tắc làm đúng ngay t đầu để ngăn ngừa sự không phủ hợp,
nhờ đó giữ cho quá trình trong tầm kiểm soát.

Câu 2: Quy trình đánh giá chứng nhận ISO 9001:2015?

Chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 là quá trình đánh giá
chứng nhận việc áp dụng, vận hành, triển khai tiêu chuẩn ISO 9001:2015 trong
các tổ chức, doanh nghiệp.

Chứng nhận ISO 9001 là giấy chứng chỉ minh chứng, khẳng định doanh
nghiệp đã áp dụng thành công bộ tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất
lượng (ISO 9001) vào trong hệ thống quản trị của doanh nghiệp.

Quy trình đánh giá hệ thống quản lý chất lượng:


Bước 1: Xác định phạm vi chứng nhận, tư vấn xây dựng theo tiêu chuẩn ISO 9001;

Bước 2: Doanh nghiệp chuẩn bị các hồ sơ cho cuộc đánh giá (Vinacontrol CE hướng
dẫn Quý Doanh Nghiệp hoàn thiện);

Bước 3: Đánh giá sơ bộ để xác định mức độ đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn;

Bước 4: Đánh giá chính thức (đánh giá tại doanh nghiệp);

Bước 5: Thẩm xét hồ sơ sau đánh giá và xem xét hướng dẫn Doanh nghiệp khắc phục
các điểm không phù hợp (nếu có);

Bước 6: Quyết định cấp chứng chỉ chứng nhận ISO 9001:2015 có hiệu lực 03 năm và
thực hiện giám sát hàng năm;

Bước 7: Đánh giá giám sát định kỳ: Trong 03 năm, Quý Doanh Nghiệp tiến hành
đánh giá giám sát 02 lần. Chu kỳ đánh giá giám sát không quá 12 tháng kể từ lần đánh
giá trước, nhằm đảm bảo Hệ thống quản lý chất lượng của Quý Doanh Nghiệp tuân
thủ các yêu cầu chuẩn mực của ISO 9001:2015 đưa ra;

Bước 8: Đánh giá tái chứng nhận sau 03 năm. Sau khi hoàn thành chu kỳ 03 năm,
Quý Doanh Nghiệp sẽ đánh giá tái chứng nhận, cuộc đánh giá diễn ra tương tự như
lần đầu. Chứng chỉ ISO 9001:2015 sẽ được cấp mới và có giá trị trong 03 năm.

Câu 3: Các chứng nhận ISO phổ biến tại VN có những loại chứng nhận nào? Kể
tên.
ISO là gì
1.1 Tổ chức ISO
ISO là một Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế và là một tổ chức phi chính phủ được
thành lập vào năm 1947. ISO bao gồm 180 cơ quan (tính đến ngày 12/11) từ các quốc
gia trên thế giới. Một trong những mục tiêu chính của họ là phát triển tiêu chuẩn hóa
trên toàn cầu bởi việc thúc đẩy áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. Theo đó sẽ
xóa nhòa các rào cản thương mại, và dần dần loại bỏ chúng.
5 loại chứng nhận ISO cần biết:
Hiện nay có 5 loại ISO được quan tâm và chứng nhận nhiều nhất. Viện chất lượng
Việt Nam là đơn vị thực hiện chứng nhận ISO trong đó có 5 loại chứng nhận sau.
1.Chứng nhận ISO 9001 – Chứng nhận chất lượng
ISO 9001 là tiêu chuẩn quốc tế về Hệ thống quản lý chất lượng (viết tắt là QMS),
được xây dựng và xuất bản bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế). Tiêu chuẩn mới
nhất được ra mắt vào năm 2015 và đây là ISO 9001: 2015.
ISO 9001 cung cấp các yêu cầu QMS phải được xây dựng, thực hiện. Hỗ trợ một công
ty khi họ muốn:

 Tạo ra tất cả các chính sách, quy trình và thủ tục cần thiết để cung cấp các sản phẩm
và dịch vụ đáp ứng, thỏa mãn các nhu cầu của khách hàng.

 Tạo ra quy định cũng như cải thiện sự hài lòng của khách hàng.

Chứng nhận ISO 9001 giúp doanh nghiệp chứng minh với khách hàng và để họ yên
tâm rằng:

 Doanh nghiệp đã thiết lập QMS dựa trên những nguyên tắc quản lý ISO 9001.

 Sản phẩm, dịch vụ họ đang tiêu dùng, sử dụng là chất lượng nhất.

2.Chứng nhận ISO 45001 – Chứng chỉ an toàn sức khỏe nghề nghiệp
ISO 45001: 2018 chỉ rõ các yêu cầu đối với hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe
nghề nghiệp (OH&SMS) và đưa ra hướng dẫn, cách thức sử dụng hệ thống này, để
cho phép các tổ chức cung cấp nơi làm việc an toàn và lành mạnh bằng cách ngăn
ngừa mối nguy hại liên quan tới thương tích và sức khỏe kém liên quan đến công việc,
cũng như bằng cách chủ động cải thiện hiệu suất OH&S của nó.
ISO 45001: 2018 có thể áp dụng cho bất kỳ tổ chức có nhu cầu thiết lập, triển khai và
duy trì hệ thống quản lý OH&S để cải thiện sức khỏe và an toàn nghề nghiệp.
Chứng nhận ISO 45001 là hoạt động giúp doanh nghiệp ứng dụng thành công
OHSMS vào hoạt động của mình từ đó nâng cao năng suất lao động, đáp ứng các yêu
cầu luật định về an toàn vệ sinh lao động và quyền lợi, sức khỏe, tính mạng, tài sản
của lao dộng và tổ chức.
3.Chứng nhận ISO 14001 – Chứng chỉ môi trường
ISO 14001 xây dựng các tiêu chí cho hệ thống quản lý môi trường (EMS) và có thể
được chứng nhận. Nó vạch ra một khuôn khổ để doanh nghiệp có thể:

 Tuân theo đó và thiết lập tốt một hệ thống quản lý môi trường hiệu quả.

 Đo lường và cải thiện các tác động môi trường.

Bất kỳ loại hình tổ chức nào, bất kể hoạt động hoặc lĩnh vực nào đều có thể chứng nhận ISO
14001. Với chứng nhận ISO 14001, nó có thể cung cấp:

 Sự bảo đảm, cam kết  hiệu quả cho ban lãnh đạo công ty và nhân viên.

 Đảm bảo các bên liên quan bên ngoài rằng tác động môi trường đang được đo lường và cải thiện.

4 Chứng nhận ISO 22000 – Chứng chỉ an toàn thực phẩm


ISO 22000 đưa ra các yêu cầu đối với một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (FSMS). ISO
2200 vạch ra những điều mà một tổ chức cần làm để:

 Chứng minh khả năng kiểm soát các mối nguy về an toàn thực phẩm.

 Đạt được mục tiêu đảm bảo thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng về sức khỏe lẫn chất lượng.

Nó có thể được áp dụng cho mọi tổ chức nào bất kể quy mô hoặc vị trí trong chuỗi thực
phẩm.
Chứng nhận ISO 22000 cung cấp một lớp đảm bảo an toàn cho sản phẩm thực phẩm toàn cầu
chuỗi cung ứng, giúp sản phẩm được chứng nhận dễ dàng vượt qua biên giới và mang đến
cho người tiêu dùng những thực phẩm mà họ có thể tin tưởng.

5 Chứng nhận ISO 13485 – Chứng chỉ ngành nghề y tế


ISO 13485: 2016 gồm những quy định xung quanh yêu cầu đối với hệ thống quản lý
chất lượng. Trong đó, tổ chức cần chứng minh khả năng cung cấp thiết bị y tế, các
dịch vụ liên quan. Tổ chức này cũng cần đáp ứng nhất quán các yêu cầu quy định hiện
hành và khách hàng. Các tổ chức như vậy có thể tham gia vào một hoặc nhiều giai
đoạn của vòng đời. Cụ thể bao gồm thiết kế và phát triển, sản xuất, lưu trữ và phân
phối, lắp đặt hoặc bảo dưỡng thiết bị y tế và thiết kế và phát triển hoặc cung cấp các
hoạt động liên quan,..
Chứng nhận ISO 13485: 2016 cũng có thể được sử dụng bởi các nhà cung cấp hoặc
các bên bên ngoài cung cấp sản phẩm, bao gồm các dịch vụ liên quan đến hệ thống
quản lý chất lượng cho các tổ chức đó.

Câu 4: Tại sao các doanh nghiệp cần áp dụng ISO 9001?
Nắm bắt yêu cầu của khách hàng
Lợi ích dễ nhận thấy nhất của chứng chỉ ISO 9001: 2015 là việc có thể đáp ứng nhu
cầu ngày càng cao của khách hàng. Nhiều khách hàng yêu cầu các sản phẩm và dịch
vụ có thương hiệu và chất lượng cao nhất. Thông qua các quy trình theo tiêu chuẩn,
ISO 9001: 2015 giúp đảm bảo yêu cầu của khách hàng về mặt chất lượng sản phẩm.
Bằng cách liên tục cải thiện chất lượng sản phẩm và quy trình, doanh nghiệp có thể
làm tốt hơn mong đợi của khách hàng – có nghĩa là tăng khả năng khách hàng trở lại
những lần tiếp theo trong tương lai.
Tăng doanh thu từ những khách hàng mới
Một khi doanh nghiệp đạt được chứng nhận ISO 9001, có thể quảng cáo về chứng
nhận hệ thống quản lý chất lượng của bạn và đáp ứng các yêu cầu trích dẫn (RFQ) từ
các công ty chứng nhận ISO 9001 là "không thể thiếu". Chứng nhận ISO 9001 có thể
mở ra nhiều thị trường mới.
Tạo nên văn hóa kinh doanh chuyên nghiệp
ISO 9001:2015 có thể thúc đẩy và trao quyền cho nhân viên. Một hệ thống quản lý
chất lượng thiết thực cung cấp cho nhân viên tất cả mọi thứ họ cần để thực hiện tốt:
nhiệm vụ mục tiêu rõ ràng, các công cụ cần thiết để thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch,
và nhanh chóng có phản hồi đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên. Một hệ thống
quản lý chất lượng thiết thực tại doanh nghiệp sẽ giúp ích rất nhiều trong việc xây
dựng văn hóa làm việc chuyên nghiệp, giúp doanh nghiệp phát triển vững vàng.
Cải thiện hiệu quả, giảm sự lãng phí và tiết kiệm tiền
Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 là không hoàn hảo bởi thực chất không có quá
trình nào và không ai là hoàn hảo. (Tại sao tiêu chuẩn lại dành một điều khoản để "cải
tiến liên tục"?) Một hệ thống quản lý chất lượng tốt sẽ giúp các công ty, doanh nghiệp
tiếp cận hiệu quả hơn. Khi quy trình của bạn cải thiện, trở nên nhất quán hơn, và
doanh nghiệp sẽ đạt được các mục tiêu với tính chính xác cao hơn, bạn sẽ thấy các kết
quả hữu hình. Đồng nghĩa với việc sự lãng phí trong quy trình sẽ giảm đi.
Sự lãng phí là tiền sẽ mất đi mãi mãi. Chất lượng kém và không hiệu quả chính là
nguyên nhân dẫn đến sự lãng phí. Kết quả không hiệu quả xuất phát từ sự biến đổi và
các quá trình không nhất quán. Giảm sự thay đổi, cải tiến sự nhất quán, và doanh
nghiệp sẽ hạn chế sự lãng phí.

Câu 6: Hệ thống quản lý chất lượng là gì?

Hệ thống quản trị chất lượng là: (Quality management system - QMS) là
một hệ thống hợp thức hóa các quy trình, thủ tục và trách nhiệm để đạt
được những chính sách và mục tiêu về chất lượng. QMS giúp điều phối
và định hướng hoạt động của doanh nghiệp, nhằm đáp ứng được khách
hàng và các yêu cầu chế định, đồng thời nâng cao hiệu quả và năng suất
hoạt động trên một nền tảng liên tục. Còn ISO 9001: 2015 chính là tiêu
chuẩn quốc tế xác định các yêu cẩu đối với hệ thống quản lý chất lượng.
Hãy cho biết mối quan hệ giữa hệ thống quản lý chất lượng và quá
trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp?
QMS có mối quan hệ chặt chẽ với quá trình sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. QMS giúp doanh nghiệp xác định cách thức hoạt động qua
việc tạo và cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ cung cấp cho khách
hàng. QMS giúp cải tiến quy trình, giảm thiếu chất thải, cắt giảm chỉ phí,
tạo điều kiện và xác định các cơ hội đào tạo, thu hút nhân viên và thiết lập
và định hướng toàn bộ tổ chức.

Câu 7: Hệ thống quản lí chất lượng? Mối quan hệ giữa hệ thống quản
lí chất lượng và quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp?

1. Thực chất của quản lý chất lượng:là quản lý các quá trình và tương
quan giữa các quá trình, đồng thời giữ các quá trình trong tầm kiểm soát
Muốn quản lý quá trình thì phải xác định:
Đầu vào, đầu ra của quá trình
Cơ cấu vận hành của quá trình
Chất lượng sản phẩm và thông tin→ chất lượng được đảm bảo và ốn định

Mối tương quan của các quá trình thế hiện ở chổ: các quá trình có thể
song song, đan xen hoặc cắt nhau ( tương giao). Quản lý của điều này
chính là các phương pháp tiếp cận vào các quá trình.
Do vậy: Hệ thống quản lý chất lượng là một hệ thống quân lý để định
hướng và kiểm soát một tổ chức về mặt chất lượng.

Câu 8: Theo em, doanh nghiệp làm sao kiểm soát được chi phí ẩn?

"Theo em để kiêm soát chi phí ân hiệu quả, doanh nghiệp cân tuân thủ
một số nguyên tắc như”:
Nguyên tắc 1: Thường xuyên đổi mới và cải tiên công nghệ sản xuất, loại
bỏ các thao tác dư thừa trong quá trình sản xuất. Thực hiện khâu hao
trang thiệt bị, tài sản cô định đê tái đâu tư công nghệ mới.
Nguyên tặc 2: Tôi ưu hóa cơ câu sản xuất, giảm thời gian chờ đợi giữa
các công đoạn sản xuất của công nhân.
Nguyên tắc 3: Quản lý hàng tổn kho theo hướng tôi ưu hóa chi phí tổn
trữ, chi phí an toàn.
Nguyên tắc 4: Liên tục cập nhật các thông tin quan trong liên quan đến
ngành hàng mà pháp luật đề ra.
Nguyên tắc 5: Kiểm soát chặt chẽ chuỗi cung ứng từ khâu tiếp nhập đơn
hàng - xác định nguyên vật liệu - lựa chọn nhà cung cấp - tiếp nhận lưu
kho - làm thú tục xuất kho.
Nguyên tắc 6: Thực hiện dự bảo nhu cầu tiêu thụ thị trường cũng như vật
liệu cần sử dụng trong sản xuất,
“Các chiến lược giảm chi phí ẩn giúp doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi
phí để đầu tư hiệu quả hơn. Dưới đây là một số cách giúp doanh nghiệp
tiết kiệm chi phí ẩn hiệu quả:" Tối ưu hóa quy trình làm việc: doanh
nghiệp cần phải nghiên cứu kỹ các bước công việc, tìm hiều những vấn đề
và thách thức trong quá trình sản xuất và phân tích dữ liệu để đưa ra các
cải tiến. Việc tối ưu hóa quy trình sẽ giúp tăng năng suất lao động và tiết
kiệm thời gian, giảm thiểu nhân lực và chi phí sản xuất.
Sử dụng công nghệ mới: Công nghệ mới có thể giúp giảm thiểu chi phí
vận hành, tối ưu hỏa quy trình sản xuất và tăng hiệu suất. Ví dụ, doanh
nghiệp có thể sử dụng hệ thống tự động hóa để giảm thiểu sự phụ thuộc
vào lao động và tăng hiệu quả sản xuất. Công nghệ cũng có thể giúp giảm
thiểu lãng phí vật tư, năng lượng và tối ưu hóa quy trình vận hành.
Tiết kiệm trong chi phí vận chuyển: Doanh nghiệp có thể giảm chi phí
vận chuyển bằng cách tối ưu hóa địa điểm lưu trữ và phân phối sản phẩm.
Việc tối ưu hóa lưu trữ và phân phối giúp giảm chi phí vận chuyển và tối
ưu hóa quy trình giao nhận.
Sử dụng nguồn nhân lực ngoài: Việc sử dụng các nhà cung cấp, nhân viên
thuê ngoài hoặc các công ty thứ ba giúp giảm chi phí và tăng hiệu quả.
Những người này được thuê để thực hiện công việc cần thiết, chẳng hạn
như giám sát quá trình sản xuất, vận hành máy móc hoặc quản lý nhân
viên.
Tối ưu hóa chi phí marketing: Các doanh nghiệp có thể sử dụng các kênh
marketing hiệu quả để tiết kiệm chi phí marketing. Ví dụ, email marketing
có thể giúp giảm chi phí và tăng hiệu quả quảng cáo. Ngoài ra, doanh
nghiệp có thể sử dụng mạng xã hội để quảng cáo sản phẩm một cách hiệu
quả và tiết kiệm chi phí.
Giảm thiêu lãng phí: Giảm thiều lãng phí trong mọi khía cạnh của hoạt
động kinh doanh sẽ giúp giảm chi phí và tăng hiệu quả. Ví dụ, doanh
nghiệp có thể tiết kiệm giấy tờ, tối ưu hóa mức độ sử dụng năng lượng và
giảm thiểu lãng phí vật tư.”

Câu 11: Nếu doanh nghiệp áp dụng ISO 9001 thì được những lợi ích
gì?

ISO 9001 là một tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng do Tổ chức
Tiêu chuẩn hóa quốc tế (International Organization for Standardization)
phát triển và ban hành. Tiêu chuẩn này được sử dụng cho việc đánh giá
chứng nhận phủ hợp với Hệ thống quản lý chất lượng của một tổ chức,
doanh nghiệp.
1. Giúp doanh nghiệp cũng cố và nân cao hình ảnh, uy tín của mình đối
với khách hàng đối tác.
2. Tạo sức mạnh nội bộ trong một tổ chức, doanh nghiệp và thúc đẩy
người lao động không ngừng cổ gắn trong công việc.
3. Hiệu quả công việc được cải thiện rõ rệt
4. Người lao đồng cảm thấy có tỉnh thần và trách nhiệm hơn trong công
việc
5. Phát huy và nân cao tính tập thể
6. Hạn chế tối đa các sai sót trong quá trình giải quyết công việc
7. Chất lượng sản phẩm dịch vụ được giữ vững
8. Giảm rủi ro đối với nguồn nguyên liệu đầu vào
9. Lợi nhuận tăng
10.Cải thiện uy tín tổ chức thông qua việc làm thỏa mãn khách hàng
11.Có thêm nhiều cơ hội kinh doanh và phát triển
12.Ap dụng iso 9001 tạo tiền đề cho việc ấp dụng thành công các hệ
thống quân lý tiên tiến khác.

Câu 12: PDCA là gì?

PDCA là cum từ viết tắt của Plan - Do - Check - Act tượng trưng cho 4
công việc cần thực hiện một cách tuần tự để đảm bảo việc quản lý đạt
được hiệu quả tối ưu. Cụ thể:
Plan: Thiết lập kế hoạch.
Do: Triển khai kế hoạch đã được thiết lập.
Check: Đánh giá kết quả triển khai thực tế.
Act: Thay đổi, cải tiến,
PDCA mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp?
Chu trình PDCA được coi là một trong những công cụ quản lý hữu hiệu
nhất hiện nay bởi những lợi ích mà nó mang lại cho doanh nghiệp gồm:
Là cơ sở giúp quy trình được cải liên tục để đạt được mục tiêu đặt ra.
Theo dõi, kiểm soát hoạt động sản xuất, kinh doanh một các hiệu quả, toàn
diện
Khuyến khích doanh nghiệp thay đổi cách quản lý hiệu quả hơn.
Có thề áp dụng linh hoạt trong nhiều hệ thống quản lý khác nhau như ISO
9001, ISO 22000, ISO 14001....
Duy trì hiệu lực cho hoạt động giám sát các quy trình, dự án.
Nâng cao hiệu suất lao động của đội ngũ cán bộ nhân viên trong doanh
nghiệp.
Nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Câu 13: Hãy nêu các điều kiện để áp dụng hệ thống quản lý chất
lượng toàn diện TQM?

Thực tế cho thấy, để hệ thống quản lý chất lượng toàn diện TQM đạt hiệu
quả tốt nhất, các doanh nghiệp phải cần đảm bảo điều kiện như: Trách nhiệm về
chất lượng phải thuộc về lãnh đạo cao nhất của tổ chức. Theo đó, lãnh đạo phải
đưa ra cam kết, tạo điều kiện phát triển TQM trong hệ thống và đồng hành trong
mọi giai đoạn triển khai thực hiện TQM
Bên cạnh đó, cần phải kiên trì áp dụng, không nóng vội, triển khai lần
lượt từ khu vực, bộ phận tới toàn thế; mạnh dạn cải tiến và thay đổi tổ chức theo
chương trình TQM; trao quyển và ủy nhiệm cho cán bộ trung gian, các giám sát
viên, các trưởng nhóm và cả người lao động để họ có thể chủ động thực hiện
TQM; đảm bảo hệ hống thông tin vận hành liên tục. Khai thác tốt công cụ thống
kê tìm ra nguyên nhân để có các biện pháp khắc phục, điều chỉnh kịp thời và
chính xác. tránh những tổn thất kinh tế, phải có chiến lược đào tạo cụ thể, phải
triệt để thực hiện nguyên tắc làm đúng ngay từ đầu.
Chất lượng phải là mối quan tâm của mọi thành viên trong tổ chức. Do vậy,
TQM phải được xây dựng trên cơ sở thông hiểu lẫn nhau, huy động sự hợp tác,
tham gia của tất cả mọi người vì mục tiêu chung là chất lượng...

Câu 14: Phân biệt sự khác nhau giữa chi phí ẩn và chi phí hiện trong sản
xuất?

Phân biệt sự khác nhau giữa chi phí hiện và chi phí ấn trong sản xuất. Chi phí
hiện (explicit cost) là khoản tiền doanh nghiệp trả để sứ dụng các đầu vào
nhân tổ (như lao động, tư bản) không thuộc sở hữu của nó.
Khác với chi phí ẩn, tức những chi phí biểu thị các khoản tiền trả cho việc sử
dụng các đầu vào nhân tổ thuộc sở hữu của bản thân doanh nghiệp, chi phí
hiện phát sinh từ việc doanh nghiệp phải mua đâu vào từ thị trường nhân tô
bên ngoài.
Cho ví dụ 3 loại chỉ phí ẩn và 3 loại chi phí hiện mà em biết
Vidu:
Chi phí hiện: chăng hạn như tiền lương, tiến thuê mặt băng, tiên mua nguyên
vật liệu.
Chỉ phí ân: tiền khẩu hao máy móc, tiền tồn kho chết, chậm luân chuyến, thất
thoát tài sản,
Câu 9: Trình độ chất lượng của sản phẩm (Tc) và Chất lượng toàn phần của sản
phẩm (QT) giống và khác nhau như thế nào?
TC và QT là sự phối hợp hài hòa giữa chất lượng , giá trị sử dụng và giá trị. Hai
chỉ tiêu TC và QT về bản chất khoa học không khác nhau. Khi thiết kế sản
phẩm các nhà sản xuất đều mong muốn sản phẩm của mình đạt lợi ích tối đa khi
sử dụng, nghĩa là người tiêu dùng bỏ ra một đồng có thể thu được lợi ích cao
hơn bao nhiêu so với sản phẩm cùng loại, và đúng như thiết kế. Nhưng trong
thực tế nhiều khi không đạt được điều đó, lợi ích mà người tiêu dùng thu được
nhỏ hơn dự tính trong thiết kế. Người ta dùng chỉ tiêu hệ số hiệu quả sử
dụng (ký hiệu là ) để đánh giá. Hệ số hiệu quả sử dụng của sản phẩm là tỉ số
giữa QT so với TC, tức là tỉ số giữa lượng nhu cầu thực tế được thỏa mãn so với
lượng nhu cầu có khả năng thỏa mãn của sản phẩm:
Trong sản xuất kinh doanh , khi mà chất lượng sản phẩm trở thành sự sống còn
của các doanh nghiệp thì QT với tư cách là đại lượng cuối cùng quyết định chất
lượng sản phẩm, và mục tiêu của quản trị chất lượng là đạt tới giá trị cực đại của
QT.

“Trình độ chất lượng là khả năng “Chất lượng toàn phần của sản
thỏa mãn số lượng nhu cầu xác phẩm là mối tương quan giữa
định trong những điều kiện quan lượng nhu cầu thực tế được thỏa
sát tính cho một đồng chi phí để mãn (Ltt) và tổng chi phí để sản
sản xuất và sử dụng sản phẩm đó” xuất và sử dụng nó (Gnc)

Câu 10:
ISO 9001:2015 là một tiêu chuẩn về hệ thống nó có thể áp dụng đối với mọi tổ
chức/doanh nghiệp (không phân biệt phạm vi, quy mô hay sản phẩm, dịch vụ. quyền
sở hữu, ví dụ như: các cơ sở sản xuất, cung cấp dịch vụ, các đơn vị hành chính sự
nghiệp, …)
- Sản xuất, gia công cơ khí và chế tạo thiết bị,
- Sản xuất và lắp ráp ô tô, xem máy,
- Sản xuất dây và cáp điện,
- Sản xuất và lắp đặt thang máy,
- Lắp ráp thiết bị điện, điện tử,
- Gia công và lắp đặt kết cấu thép,
- Sản xuất bao bì giấy, nhựa và cao su,
- Chế biến thực phẩm và đồ uống,
- Sản xuất hàng dệt may và giày da,
- Thi công xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi,
- Kinh doanh thương mại, phân phối, bán lẻ,
- Cung cấp dịch vụ cảng, giao nhận, vận tải, kho hàng,
- Giáo dục, Khám chữa bệnh và chăm sóc y tế, …

BÀI TẬP:12. Người ta sử dụng thang điểm 5 (1-5) để xác định chất lượng 3
mẫu của một loại sản phẩm thực phẩm dựa theo các chỉ tiêu chất lượng đặc
trưng sau:
Điểm đánh giá
STT Chỉ tiêu chất lượng Trọng số
Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3
1 Màu sắc sp 0,15 4 3 5
2 Mùi 0,10 4 4 4
3 Vị 0,25 3 4 2
4 Hình thức 0,20 3 2 3
5 Vệ sinh thực phẩm 0,30 3 3 4

Hãy xác định:


a/Hệ số chất lượng từng sản phẩm
b/Mức chất lượng của từng mẫu sản phẩm
c/Nhận xét về chất lượng của các sản phẩm

a/
 Hệ số chất lượng của từng mẫu:
C 1V 1+C 2 V 2+ C 3 V 3+C 4 V 4+C 5 V 5
Ka(A) = V 1+V 2+V 3+ V 4+V 5

4 × 0,15+4 ×0,1+3 ×0,25+3 × 0,2+3 ×0,3


= 0,15+0,1+0,25+ 0,2+ 0,3

= 3.25
C 1V 1+C 2 V 2+ C 3 V 3+C 4 V 4+C 5 V 5
Ka(B) = V 1+V 2+V 3+ V 4+V 5

3× 0,15+ 4 ×0,1+ 4 ×0,25+ 2× 0,2+ 3× 0,3


= 0,15+0,1+0,25+ 0,2+ 0,3

= 3.15
C 1V 1+C 2 V 2+ C 3 V 3+C 4 V 4+C 5 V 5
Ka(C) = V 1+V 2+V 3+ V 4+V 5

5× 0,15+4 ×0,1+2 ×0,25+3 × 0,2+4 × 0,3


= 0,15+0,1+0,25+ 0,2+ 0,3

= 3.45
b/
 Mức chất lượng của từng mẫu:
Ka(t) = 5 x (0,15+0,1+0,25+0,2+0,3) = 5
(do có 5 chỉ tiêu chất lượng, Ka(t) là tính tổng điểm chỉ tiêu chất
lượng).

Ka( A) 3.25
Mq(A) = Ka(t) = 5 = 0.65
Ka(B) 3.15
Mq(B) = Ka(t )
= 5 = 0.63
Ka(C) 3.45
Mq(C) = Ka( t)
= 5 = 0.69

c/
Như vậy, thứ tự chất lượng của 3 mẫu bánh trung thu như sau:
Mẫu C > Mẫu A > Mẫu B
Mẫu B nên có cải tiến về hình thức bên ngoài vì điểm số của phần này
ở mẫu B chỉ là 2, thấp hơn điểm trung bình đánh giá (2.5).

13/ Xí nghiệp A dệt vải KT trong năm 2022 có bảng số liệu như sau:

Số m vải sản xuất Tỷ lệ phế


Quý
Hạng I Hạng II Hạng III phẩm %

1 125.000 70.000 20.000 3,2


2 155.000 40.000 15.000 2,8
3 178.000 20.000 11.000 2,5
4 192.000 22.000 5.000 2,5
Giá 7.000đ/m 6.000đ/m 5.000đ/m
bán

Hãy xác định:


a/ Hệ số phân hạng thực tế mỗi quý và cả năm
b/ Chi phí ẩn do chất lượng không đồng đều gây ra.
a/
(n là số vải, p là giá, X là tỷ lệ phế phẩm)
 Quý 1
+ Hệ số phân hạng sản phẩm:
n 1 p 1+n 2 p 2+n 3 p3
K1(ph) = ( n 1+n 2+n 3 ) p 1

125.000× 7.000+70.000× 6.000+20.000 ×5.000


= ( 125.000+70.000+20.000 ) ×7.000
=0,9269

+ Hệ số phân hạng thực tế:


K1(tt) = K1(ph) x (1- X1/100)
= 0,9269 x (1- 3,2/100)
= 0,8972
 Quý 2
+ Hệ số phân hạng sản phẩm:
n 1 p 1+n 2 p 2+n 3 p3
K2(ph) = ( n 1+n 2+n 3 ) p 1

155.000× 7.000+40.000 ×6.000+15.000 × 5.000


= ( 155.000+40.000+15.000 ) ×7.000
=0,9523

+ Hệ số phân hạng thực tế:


K2(tt) = K1(ph) x (1- X2/100)
= 0,9523 x (1- 2,8/100)
= 0,9256

 Quý 3
+ Hệ số phân hạng sản phẩm:
n 1 p 1+n 2 p 2+n 3 p3
K3(ph) = ( n 1+n 2+n 3 ) p 1

178.000× 7.000+20.000× 6.000+11.000 ×5.000


= ( 178.000+20.000+11.000 ) ×7.000
=0,9713

+ Hệ số phân hạng thực tế:


K3(tt) = K3(ph) x (1- X3/100)
= 0,9713 x (1- 2,5/100)
= 0,947

 Quý 4
+ Hệ số phân hạng sản phẩm:
n 1 p 1+n 2 p 2+n 3 p3
K4(ph) = ( n 1+n 2+n 3 ) p 1
192.000× 7.000+22.000× 6.000+5.000 ×5.000
= ( 192.000+22.000+5.000 ) ×7.000
=0,9791

+ Hệ số phân hạng thực tế:


K4(tt) = K4(ph) x (1- X4/100)
= 0,9791 x (1- 2,5/100)
= 0,9546

 Cả năm
+ Hệ số phân hạng sản phẩm:
n 1 p 1+n 2 p 2+n 3 p3
Kcn(ph) = ( n 1+n 2+n 3 ) p 1

650.000× 7.000+152.000× 6.000+51.000 ×5.000


= ( 650.000+152.000+51.000 ) ×7.000
=0,9575

+ Hệ số phân hạng thực tế:


11
X(tbcn) = 4 = 2,75
Kcn(tt) = Kcn(ph) x (1- Xtbcn/100)
= 0,9575 x (1- 2,75/100)
= 0,9312
b/ Chi phí ẩn (Shadow Costs of Production, SCP) do chất lượng sản
phẩm không đồng đều gây ra:
SCP = (1- Kcn(tt) ) x 100
= (1- 0,9312) x 100 = 6,88%

14/ Sau một năm kinh doanh khách sạn, báo cáo tổng kết cho biết
một số thông tin về chất lượng các phòng cho thê như sau:
Hạng I Hạng II Hạng III
Giá thuê Giá thuê Giá thuê
Số phòng Số phòng Số phòng
(đồng) (đồng) (đồng)
Đầu năm 15 200.000 60 150.000 25 110.000
Cuối năm 10 200.000 50 150.000 35 110.000

Hãy tính:
a/ Mức giảm hệ số phân hạng các phòng bao nhiêu %
b/ Nếu giá trị mỗi phòng lần lượt là 75, 60 và 40 triệu
đồng thì khách sạn tổn thất bao nhiêu tiền?
a/
(n là số phòng, p là giá thuê)
 Hệ số phân hạng đầu năm:
n ' 1 p 1+n ' 2 p 2+n ' 3 p 3
K’(ph) = ( n ' 1+n ' 2+n ' 3 ) p 1

15× 200.000+60 ×150.000+25 ×110.000


= ( 15+60+25 ) ×200.000
=0,7375
 Hệ số phân hạng cuối năm:
n 1 p 1+n 2 p 2+n 3 p3
K(ph) = ( n 1+n 2+n 3 ) p 1
10× 200.000+50 ×150.000+35 ×110.000
= ( 10+50+35 ) ×200.000

=0,703
 Mức giảm hệ số phân hạng:
K ( ph )
MG = ( K ( ph ) −1) ×100
'

0,703
= ( 0,7375 −1)×100
= -4,732%
 Mức giảm là 4,732%
b/
 Giá trị các phòng đầu năm:
Vđ = 75n’1 + 60n’2 + 40n’3
= 75x15 + 60x60 + 40x25
= 5725 (triệu đồng)
 Giá trị các phòng cuối năm:
Vc = 75n1 + 60n2 + 40n3
= 75x10 + 60x50 + 40x35
= 5150 (triệu đồng)
 Tổn thất tài sản:
Vđ – Vc = 5725 – 5150 = 575 (triệu đồng)

15/ Theo dõi tình hình sản xuất trong điều kiện bình thường của
công ty Visingpack từ ngày 31/3/2021 đến 10/4/2023, người ta thu
được những số liệu sau:

Hạng 1 Hạng 2 Hạng 3


ST
Tên sản phẩm Số Đơn Số Đơn Số Đơn
T
lượng giá lượng giá lượng giá
1 Bao bì loại 1 (cái) 14 14 0,4 13 0,6 2,0
2 Bao bì loại 2 (cái) 26 3,5 1,0 3,0 0,2 1,0
3 Thùng bia loại 1 (cái) 18 4,5 0,6 4,1 0,1 1,2
4 Thùng bia loại 2 (cái) 20 3,5 0,7 3,1 0,15 1,0

Ghi chú: Đơn vị tính cho cả số lượng và giá là 1.000 đồng


Hãy tính:
a/ Hệ số phân hạng từng loại sản phẩm và cả 4 nhóm sản
phẩm
b/ Tổn thất kinh tế do chất lượng không đồng đều của
công ty là bao nhiêu?

You might also like