You are on page 1of 19

QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG

TỔNG QUAN VỀ ISO 9001:2015

Giới thiệu về tổ chức quốc tế ISO

ISO (International Organization for Standardization) có tên đầy đủ là Tổ chức Tiêu


chuẩn hóa quốc tế được thành lập vào ngày 23/2/1947, là một tổ chức quốc tế độc lập, phi
chính phủ có trụ sở chính được đặt tại Geneva, Thụy Sĩ. ISO hoạt động trong lĩnh vực
tiêu chuẩn hóa lớn nhất thế giới, là hệ thống các quy chuẩn quốc tế được đặt ra dựa trên
kinh nghiệm của những nhà quản lý thành công hàng đầu thế giới. Đây là tổ chức phát
triển các tiêu chuẩn, và nó làm để chứng nhận các doanh nghiệp hoặc tổ chức. Chứng
nhận được xử lý của bên thứ ba và được kiểm tra hàng năm.

https://chungnhantoancau.vn/to-chuc-quoc-te-ve-tieu-chuan-hoa/

Hình 1: Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế - ISO


(Nguồn:https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%95_ch%E1%BB%A9c_ti
%C3%AAu_chu%E1%BA%A9n_h%C3%B3a_qu%E1%BB%91c_t%E1%BA%BF)
Việt Nam là nước thứ 77 tham gia vào hệ thống tiêu chuẩn ISO. Các tiêu chuẩn
ISO được chuyển thành tiếng Việt ban hành với tên gọi Tiêu Chuẩn Việt Nam (viết tắt là
TCVN).

https://hsevn.com.vn/chuyen-muc/dich-vu/dich-vu-tu-van-va-dao-tao-he-thong-
iso/
Tiêu chuẩn ISO 9001 nằm trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000 – Bộ tiêu chuẩn quốc tế
được duy trì bởi tổ chức ISO, có mục tiêu trợ giúp các tổ chức xây dựng, áp dụng và vận
hành hệ thống quản lý chất lượng có hiệu lực. ISO 9001 được xem là tiêu chuẩn trung
tâm quan trọng nhất của bộ tiêu chuẩn ISO 9000.

ISO 9001 được ISO ban hành từ năm 1987 và đã trải qua 4 lần soát xét và hoàn
thiện từ Phiên bản ISO 9001:1987; ISO 9001:1994; ISO 9001:2000; ISO 9001:2008 và
hiện nay là ISO 9001:2015.

Giới thiệu về Tiêu chuẩn ISO 9001:2015

Hình 2: ISO 9001:2015 – Hệ thống quản lý chất lượng – Các yêu cầu
(Nguồn: https://commons.wikimedia.org/wiki/File:ISO_9001-2015.svg)

ISO 9001:20151 – là phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn ISO 9001 – được phát
triển và ban hành vào ngày 24/9/2015, tiêu chuẩn đưa ra các nguyên tắc nguyên lý và yêu
cầu để thiết lập một hệ thống quản trị chất lượng trong doanh nghiệp và áp dụng cho tất
cả các loại hình doanh nghiệp không phân biệt quy mô hay loại hình sản suất, kinh doanh
hay dịch vụ.

Về cơ bản, ISO 9001:2015 không phải là tiêu chuẩn dành cho sản phẩm. Đây là
chuẩn mực được áp dụng để xây dựng cách làm việc khoa học, tạo ra quy trình nhất quán
trong công việc, loại bỏ được nhiều thủ tục cũng như lãng phí về nguồn lực không đáng
có. Nhờ vậy, mỗi doanh nghiệp có thể ngăn ngừa rủi ro trong quá trình vận hành, đồng
thời, rút ngắn thời gian sản xuất và giảm chi phí phát sinh do xảy ra những sai lỗi hoặc
1
Tên đầy đủ: ISO 9001:2015 – Hệ thống quản lý chất lượng – Các yêu cầu
sai sót trong công việc. Do đó, năng lực trách nhiệm cũng như ý thức mọi cá nhân trong
tổ chức được nâng lên rõ rệt.

Sự khác biệt lớn giữa ISO 9001:2015 so với các hệ thống ISO 9001 trước đó là
yêu cầu doanh nghiệp phải có “tư duy rủi ro” để nhận diện ra được các rủi ro tiềm ẩn gây
thiệt hại. Để từ đó tăng cường biện pháp kiểm soát, quản lý, ngăn ngừa giúp cho doanh
nghiệp có thể giảm thiểu tối đa sai sót, thiệt hại và đáp ứng ngày càng tăng nhu cầu khắt
khe của khách hàng.

Nguồn: https://itgtechnology.vn/he-thong-quan-ly-chat-luong-iso-90012015/

CÁC ĐIỀU KHOẢN TIÊU CHUẨN ISO 9001:2015

Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 gồm 10 điều khoản và dựa trên nguyên lý cải tiến liên
tục PDCA (Plan – Do – Check – Action) hay (Lập kế hoạch – Thực hiện – Kiểm tra –
Hành động)

Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 có cấu trúc HLS – cấu trúc cao cấp (High Level
Structure). Cấu trúc này đang được áp dụng trong tất cả các tiêu chuẩn hệ thống quản lý
tiêu chuẩn như ISO 9001, ISO 14001, ISO 22000, ISO 45001, …

Trong chu trình PDCA, chúng ta không thấy điều khoản 1, điều khoản 2 và điều
khoản 3, mà chỉ có thể thấy được điều khoản 4,5,6,7 nằm trong Plan, điều khoản 8 nằm
trong Do, điều khoản 9 nằm trong Check và cuối cùng điều khoản 10 nằm trong Act.
Hình 3 Cấu trúc tiêu chuẩn ISO 9001:2015

Nguồn hình: https://bltcert.vn/bai-viet/cau-truc-cua-iso-9001-2015-he-thong-quan-


ly-chat-luong-37

- Nội dung điều khoản tiêu chuẩn iso 9001:2015


1. Phạm vi áp dụng
2. Tài liệu viện dẫn
3. Thuật ngữ và định nghĩa

Plan (Kế hoạch)

4. Bối cảnh của tổ chức


4.1. Hiểu tổ chức và bối cảnh của nó

Đây là điều khoản có yêu cầu mới so với phiên bản ISO 9001:2008. Điều khoản
này yêu cầu tổ chức phải xác định được tất cả các vấn đề bên trong và cả bên ngoài. Đó là
tất cả các yếu tố đang và có khả năng ảnh hưởng đến các mục tiêu và kết quả trong tương
lai của tổ chức.

4.2. Hiểu nhu cầu và mong đợi của các bên quan tâm
Hiểu được khách hàng, đối tác và luôn tuân theo các quy định, luật định sẽ làm cải
thiện mức độ hài lòng của họ về hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm hay dịch vụ.

4.3. Xác định phạm vi của hệ thống quản lý chất lượng

Phạm vi phải được xem xét và xác định cân nhắc đến cấc vấn đề bên trong và bên
ngoài, các bên quan tâm, nhu cầu và mong đợi của họ, cũng như các nghĩa vụ tuân thủ
pháp luật và quy định. Khi xác định phạm vi QMS phải cân nhắc về sản phẩm, dịch vụ và
quy mô tổ chức, tính chất và độ phức tạp.

4.4. Hệ thống quản lý chất lượng và quy trình của nó

Quy trình là cơ sở đầu tiên để quá trình đi vào hành động từ việc phân tích các yếu
tố bên trong, bên ngoài, các bên quan tâm. Doanh nghiệp sẽ có những mục tiêu cho sản
phẩm và sản xuất của mình. Kết hợp với phạm vi đã xác định. Doanh nghiệp bắt đầu xây
dựng hệ thống quy trình, tài liệu để thực hiện các mục tiêu trên.

5. Sự lãnh đạo
5.1. Sự lãnh đạo và cam kết

Việc triển khai QMS phải cần có cam kết thực hiện của Ban lãnh đạo. Nó rất quan
trọng, vì hệ thống chỉ hiệu quả khi Lãnh đạo thực sự muốn thực hiện nó. Cam kết này
phải được thể hiện thông qua việc thông báo cho tổ chức về tầm quan trọng của việc đáp
ứng các yêu cầu của khách hàng, tuân thủ các yêu cầu pháp lý và các yêu cầu khác, thiết
lập Chính sách và mục tiêu chất lượng, thực hiện đánh giá quản lý và cung cấp các nguồn
lực cần thiết.

5.2. Chính sách

Chính sách chất lượng là một tài liệu cấp cao chứa các tuyên bố về định hướng
chung của tổ chức cam kết về chất lượng và sự hài lòng của khách hàng. Nó cung cấp
một khuôn khổ cho các mục tiêu chất lượng. Vì thế, việc đáp ứng các yếu tố tuân thủ và
quy định rõ ràng là một yếu tố quan trọng. Chính sách chất lượng phải được duy trì dưới
dạng thông tin được ghi lại, được truyền đạt trong tổ chức và có sẵn cho tất cả các bên
quan tâm.

5.3. Vai trò tổ chức, trách nhiệm và quyền hạn

Trách nhiệm và quyền hạn phải được xác định chính xác và truyền đạt tới tất cảcác
cấp bậc trong tổ chức. Việc này rất cần thiết ở bất kỳ tổ chức nào. Nó thể hiệnrõ, trách
nhiệm, quyền hạn của từng vị trí. Mọi người sẽ biết được mình cần làmgì, tương tác như
thế nào với người khác.

6. Hoạch định
6.1. Hành động giải quyết rủi ro và cơ hội

Khi lập kế hoạch QMS, tổ chức sẽ phải xem xét bối cảnh của tổ chức (phần4.1) và
nhu cầu và mong đợi của các bên quan tâm (phần 4.2) để xác định rủi ro vàcơ hội cần
được giải quyết. Mục đích của việc giải quyết các rủi ro và cơ hội là để đảm bảo rằng
QMS sẽ đạt được kết quả như mong muốn, nâng cao hiệu quả mongmuốn và đạt được
những cải tiến. Các hành động phải được lên kế hoạch và thựchiện trong QMS. Sau đó
phair được đánh giá về hiệu quả thực hiện của chúng.

6.2. Mục tiêu chất lượng và lập kế hoạch để đạt được chúng

Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 yêu cầu thiết lập các mục tiêu chất lượng cho các vịtrí
và phòng ban phù hợp trong tổ chức (Nhân sự, sản xuất, mua hàng, ...). Mục tiêu chất
lượng phải được đo lường được, định lượng và thời gian cụ thể. Chúngphải phù hợp với
Chính sách chất lượng. Nhằm có thể xác định các mục tiêu cóđược đáp ứng hay không,
và nếu không, cần phải làm gì.

6.3. Thay đổi kế hoạch

Khi tổ chức xác định nhu cầu thay đổi đối với QMS, các thay đổi sẽ được thực
hiện theo cách có kế hoạch. Điều này bao gồm xem xét mục đích và hậu quả củachúng,
tính toàn vẹn của QMS, tính sẵn có của nguồn lực và phân bổ trách nhiệmvà quyền hạn

7. Hỗ trợ
7.1. Nguồn lực

Doanh nghiệp cần tính đến các khả năng của các tài nguyên nội bộ hiện có.Đồng
thời cần phải có thêm các nguồn lực từ các nhà cung cấp bên ngoài.Cácnguồn lực cần có
bao gồm: con người, cơ sở hạ tầng, môi trường để vận hành cácquy trình, giám sát và đo
lường nguồn lực và tri thức tổ chức

7.2. Năng lực

Tổ chức cần xác định năng lực cần thiết của nhân viên và đảm bảo những
nhânviên đó có năng lực trên cơ sở giáo dục, đào tạo và kinh nghiệm phù hợp. Điều này
có nghĩa là tổ chức sẽ cần phải có một quy trình xác định năng lực cần thiết vàđạt được
nó thông qua các khóa đào tạo và các phương tiện khác.

7.3. Nhận thức

Nhận thức liên quan chặt chẽ đến năng lực trong tiêu chuẩn. Nhân viên phảiđược
biết về Chính sách chất lượng và nội dung của nó, mọi tác động hiện tại vàtương lai có
thể ảnh hưởng đến nhiệm vụ của họ, hiệu suất cá nhân của họ có ýnghĩa gì đối với QMS
và các mục tiêu của nó, bao gồm cả tích cực hoặc hiệu suấtđược cải thiện và tác động của
hiệu suất kém có thể đến QMS

7.4. Trao đổi thông tin

Các quy trình cho sự trao đổi thông tin bên trong và bên ngoài cần được thiếtlập
trong QMS. Các yếu tố chính là những gì cần được truyền đạt, khi nào cầntruyền đạt,
cách thực hiện, ai cần nhận thông tin và ai sẽ giao tiếp. Cần lưu ý ở đâyrằng bất kỳ đầu ra
của trao đổi nào phải phù hợp với thông tin và nội dung liênquan do QMS tạo ra để đảm
bảo tính nhất quán.

7.5. Thông tin tài liệu

Tài liệu QMS không chỉ bao gồm các tài liệu và hồ sơ được yêu cầu rõ ràngtheo
tiêu chuẩn. Chúng còn bao gồm các tài liệu và hồ sơ mà tổ chức thấy cần thiếtđể thực
hiện các hoạt động và quy trình của mình. Thông tin tài liệu phải được xácđịnh và mô tả
chính xác, việc trình bày nội dung và phương tiện được sử dụng đểlưu trữ ( giấy, bản
mềm…) Tất cả các thông tin tài liệu phải được theo các thủ tụcxem xét và phê duyệt
thích hợp để đảm bảo nó phù hợp với mục đích sử dụng của nó.

Do (Thực hiện)

8. Điều hành
8.1. Lập kế hoạch và kiểm soát chất lượng

Để đáp ứng các yêu cầu phân phối sản phẩm và dịch vụ. Tổ chức cần lập kế hoạch,
thực hiện và kiểm soát các quy trình của mình.

8.2. Yêu cầu đối với sản phẩm và dịch vụ

Yêu cầu đối với sản phẩm và dịch vụ có liên quan chặt chẽ đến giao tiếp với khách
hàng. Thông tin liên lạc này phải bao gồm thông tin liên quan đến sảnphẩm, dịch vụ, xử
lý các yêu cầu, hợp đồng hoặc đơn đặt hàng, phản hồi của khách hàng…

Trước khi cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ cho khách hàng, tổ chức cần đảm bảo
rằng các yêu cầu đối với sản phẩm và dịch vụ được xác định và tổ chức có khả năng cung
cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ đó. Các yêu cầu đối với sản phẩm và dịch vụ bao gồm
mọi luật pháp hiện hành và các yêu cầu mà tổ chức cho là cần thiết.

8.3. Thiết kế và phát triển sản phẩm và dịch vụ

Điều khoản này đề cập đến quản lý thiết kế và phát triển. Từ ý tưởng ban đầuđến
sự chấp nhận cuối cùng của sản phẩm.

Trong quá trình thiết kế và lập kế hoạch phát triển. Tất cả các giai đoạn của nó
phải được xác định với các hoạt động thích hợp. Nhằm để xem xét, xác minh vàxác nhận
cho từng giai đoạn. ISO 9001 đề cập đến thiết kế và phát triển sản phẩm (không phải thiết
kế và phát triển các quy trình).

Ngoài ra, công ty cần xác định, xem xét và kiểm soát các thay đổi trong quátrình
thiết kế và phát triển sản phẩm và dịch vụ. Thông tin tài liệu cần được lưu giữ liên quan
đến các thay đổi, kết quả đánh giá, ủy quyền thay đổi và các hành động được thực hiện để
ngăn chặn các tác động bất lợi.

8.4. Kiểm soát các quy trình, sản phẩm và dịch vụ được cung cấp bên ngoài

Điều khoản này đề cập đến việc mua nguyên vật liệu hoặc thuê dịch vụ ngoài. Bao
gồm các sản phẩm và dịch vụ bạn có được từ các nhà cung cấp và các quy trình thuê
ngoài. Tổ chức cần thiết lập và ghi lại các tiêu chí để lựa chọn nhà cung cấp. Bao gồm
mức độ quan trọng của sản phẩm hoặc dịch vụ được mua đối với chất lượng sản phẩm
của bạn. Kết quả đánh giá nhà cung cấp phải được lưu giữ. Để đảm bảo rằng các quy
trình, sản phẩm và dịch vụ được cung cấp bên ngoài không có ảnh hưởng xấu đến sự phù
hợp của các sản phẩm và dịch vụ của tổ chức.Tổ chức cần thiết lập các biện pháp kiểm
soát bao gồm xác minh và các hoạt động khác

8.5. Sản xuất và cung cấp dịch vụ

Quá trình cung cấp sản xuất và dịch vụ cần được thực hiện trong các điều kiện
được kiểm soát. Nhằm đảm bảo rằng sản phẩm hoặc dịch vụ được cung cấp tuân thủ các
yêu cầu ban đầu. Điều này bao gồm các thủ tục, hướng dẫn và hồ sơ côngviệc, thiết bị
giám sát và đo lường, cơ sở hạ tầng phù hợp, v.v

8.6. Phát hành sản phẩm dịch vụ

Việc phát hành các sản phẩm và dịch vụ không nên được thực hiện cho đến khi tổ
chức đảm bảo rằng các sản phẩm và dịch vụ phù hợp với yêu cầu. Chứng minh sự phù
hợp có thể được thực hiện bằng cách ghi lại bằng chứng về sự phù hợp.Bao gồm các tiêu
chí chấp nhận và thông tin về người phụ trách phát hành sản phẩm hoặc dịch vụ.

8.7. Kiểm soát đầu ra không phù hợp

Các đầu ra không phù hợp phải được ngăn chặn khỏi việc sử dụng hoặc phân phối
ngoài ý muốn. Vì vậy tổ chức phải xác định và kiểm soát các đầu ra khôngphù hợp xuất
hiện từ bất kỳ giai đoạn sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ nào.
- Check (Kiểm tra)
9. Đánh giá kết quả hoạt động

Đây là về một khía cạnh rộng hơn của giám sát và đo lường. Thông tin có được từ
giám sát, đo lường và phân tích đại diện cho các yếu tố đầu vào trong quá trình cải tiến và
xem xét của quản lý.

9.1. Theo dõi, đo lường, phân tích và đánh giá

Tổ chức cần phải theo dõi, đo lường hiệu suất của doanh nghiệp với tư cách là nhà
cung cấp hoặc người dùng. Đề đánh giá về mức độ bạn đáp ứng các yêu cầu của họ.

Giám sát mức độ hài lòng của khách hàng phải là một hoạt động liên tục đề xác
định mong đợi của họ.

Sau khi giám sát và đo lường được thực hiện và thu thập kết quả. Tổ chức cần
phân tích kết quả để đánh giá sự phù hợp của sản phẩm và dịch vụ, mức độ hài lòng của
khách hàng, hiệu suất của QMS, hiệu quả của các hành động được thựchiện để giải quyết
rủi ro và cơ hội, hiệu suất của các nhà cung cấp bên ngoài vàcần cải thiện QMS.

9.2. Đánh giá nội bộ

Việc này giúp thu thập số liệu và xem xét phần nào của bản thân tổ chức cần thay
đổi, cải tiến.

9.3. Xem xét của lãnh đạo

Ít nhất mỗi năm một lần, ban lãnh đạo cao nhất phải xem xét QMS để xác định:

Sự phù hợp – nó có đáp ứng nhu cầu của tổ chức không?

Tính thỏa đáng – QMS có phù hợp với yêu cầu tiêu chuẩn không?

Khả năng áp dụng – các hoạt động được thực hiện theo thủ tục, có thực tế không?

Hiệu quả – nó có đạt được kết quả theo kế hoạch không?


Đánh giá này phải đánh giá các khả năng cải tiến và nhu cầu thay đổi QMS, Chính
sách chất lượng và mục tiêu. Xem xét các yếu tố đầu vào cho xem xét lãnh đạo. Bao gồm
kết quả của các xem xét trước đó, thay đổi bối cảnh, kết quả khảo sát sự hài lòng của
khách hàng, hiệu suất của QMS và nhà cung cấp, v.v., Ban lãnh đạo cao nhất phải đưa ra
quyết định về cơ hội cải tiến, những thay đổi trong QMS và các nguồn lực cần thiết cho
giai đoạn sắp tới

Act (Hành động)

10. Cải tiến


10.1. Tổng quát

Dựa trên kết quả của xem xét lãnh đạo. Tổ chức phải đưa ra quyết định và thực
hiện các hành động giải quyết các vấn đề chưa tốt. Nhằm mục tiêu cải tiến liên tục hệ
thống. Những hành động đó có thể ở dạng hành động khắc phục, đào tạo, tổ chức lại, đổi
mới, v.v

10.2. Sự không phù hợp và hành động khắc phục

Bất kỳ sự không phù hợp cần phải được thực hiện các hành động để kiểm soát nó
và giải quyết hậu quả.

Sau khi được xác định, một hành động khắc phục phải được thực hiện để loại bỏ
nguyên nhân của sự không phù hợp. Đồng thời ngăn chặn sự tái diễn của nó.

10.3. Cải tiến liên tục

Cải tiến liên tục là một khía cạnh quan trọng của QMS. Thực hiện nó nhằm để đạt
được và duy trì sự phù hợp. Nâng cao hiệu quả của Hệ thống quản lý chấtlượng đối với
các mục tiêu của tổ chức.

Chu trình PDCA trong hệ thống quản lý chất lượng:

 Hoạch định: Thiết lập các mục tiêu và quá trình của hệ thống, tổ chức, sau
đó nhân biết và giải quyết các rủi ro và cơ hội.
 Thực hiện: Thực hiện những gì đã được tổ chức hoạch định.
 Kiểm tra: Luôn theo dõi và đo lường quá trình sản phẩm/ dịch vụ đạt được
theo chính sách, mục tiêu, yêu cầu hoạt động đã hoạch định và báo cáo kết quả.
 Hành động: thực hiện các hành động nhằm cải tiến kết quả thực hiện khi
cần.

Hình 4 Mô hình PDCA trong hệ thống quản lý chất lượng

Nguồn hình: https://thuvientieuchuan.org/cac-dieu-khoan-iso-90012015-moi-nhat/

CÁC BƯỚC TRIỂN KHAI ÁP DỤNG ISO 9001:2015

Bước 1: Tìm hiểu tiêu chuẩn ISO 9001:2015

Bước 2: Đánh giá thực trạng của doanh nghiệp và so sánh với tiêu chuẩn

Bước 3: Thiết lập hệ thống tổ chức chỉ đạo cho việc áp dụng ISO 9001

Các doanh nghiệp cần tổ chức ISO sao cho có hiệu quả, nên có một Ban ISO hoặc
nhân sự phụ trách có kiến thức về ISO tại doanh nghiệp. Như vậy sẽ giúp quá trình xây
dựng, áp dụng ISO trở nên hiệu quả và nhanh chóng hơn.
Bước 4: Thiết lập Quy trình và xây dựng văn bản hệ thống chất lượng theo
ISO 9001

Bước 5: Triển khai áp dụng trên thực tế hệ thống chất lượng theo ISO 9001

Trong bước này cần thực hiện các hoạt động sau:

Phổ biến cho tất cả mọi cán bộ công nhân viên trong công ty nhận thức về ISO.

Hướng dẫn cho cán bộ công nhân viên thực hiện theo các qui trình, thủ tục đã
được viết ra.

Phân rõ trách nhiệm ai sử dụng tài liệu nào và thực hiện theo đúng chức năng,
nhiệm vụ và thủ tục được mô tả.

Tổ chức các cuộc đánh giá nội bộ để đánh giá sự phù hợp của hệ thống. Sau đó đề
ra các hành động khắc phục đối với sự không phù hợp.

Bước 6: Đánh giá nội bộ

Nhằm xác định xem hệ thống chất lượng của công ty đã phù hợp với tiêu chuẩn
chưa và có được thực hiện một cách hiệu quả không, xác định các vấn đề còn tồn tại để
khắc phục. Việc đánh giá trước chứng nhận có thể do chính công ty thực hiện hoặc do tổ
chức bên ngoài thực hiện

Bước 7: Chuẩn bị cho đánh giá chứng nhận.

Gồm các bước sau:

Đánh giá trước chứng nhận

Lựa chọn tổ chức chứng nhận

Chuẩn bị về mặt tổ chức và nguồn lực để tiến hàng đánh giá.

Bước 8: Tiến hành đánh giá chứng nhận

Bước 9: Duy trì hệ thống chất lượng sau khi chứng nhận
Ở giai đoạn này cần tiến hành khắc phục các vấn đề còn tồn tại phát hiện qua đánh
giá chứng nhận và tiếp tục thực hiện các hoạt động theo yêu cầu của tiêu chuẩn để duy trì
và không ngừng cải tiến hệ thống chất lượng của công ty.

Quy trình cấp ISO 9001 :2015

Bước 1: Khảo sát thực trạng tại đơn vị.

Bước 2: Lập kế hoạch, đào tạo và xây dựng hệ thống tài liệu.

Bước 3: Đánh giá và xem xét hệ thống.

Bước 4: Chứng nhận ISO 9001

QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN VÀ ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG THEO ISO
9001:2015 TẠI VISSAN

HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CỦA VISSAN

Quan điểm

Vissan luôn lấy lợi ích của khách hàng làm kim chỉ nam để tạo nên các giá trị cốt
lõi, sứ mệnh và phương châm hoạt động trên suốt chặng đường phát triển. Để bảo vệ sức
khỏe của người tiêu dùng trong bối cảnh thực phẩm bẩn đang lan tràn, Vissan dành ưu
tiên hàng đầu cho cải tiến quy trình để nâng cao hiệu quả, chất lượng sản phẩm. Tất cả
các sản phẩm của Công ty đều được sản xuất theo quy trình liên kết khép kín bằng hệ
thống máy móc - trang thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến; hướng đến hoàn thiện chuỗi
cung ứng thực phẩm sạch, an toàn bền vững "từ trang trại đến bàn ăn" (3F), đảm bảo chất
lượng ở cả ba khâu quan trọng của quá trình tạo ra thực phẩm bao gồm: thức ăn chăn
nuôi (Feed), môi trường - kỹ thuật chăm sóc (Farm), chế biến (Food).

Bên cạnh đó, VISSAN còn chủ động kết hợp liên kết trong chuỗi kinh doanh khép
kín, huy động các nguồn lực xã hội tập trung cho chuỗi giá trị đi từ khâu sản xuất chế
biến đến khâu phân phối. Tất cả nhằm mang đến những sản phẩm chất lượng cao, dinh
dưỡng vừa hạn chế các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất vừa đảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm.

Nguồn: https://vnr500.com.vn/Vissan--Lay-quyen-loi-cua-nguoi-tieu-dung-lam-
muc-tieu-va-dong-luc-phat-trien--10099-1007.html

CHÍNH SÁCH

Cách thức nhận được chứng nhận tiêu chuẩn

- Ngày 09 và ngày 10/05/2016: Công ty đào tạo kiến thức về tiêu chuẩn ISO
9001:2015.

- Từ tháng 06/2016 đến tháng 06/2017: công ty thực hiện xây dựng, chỉnh
sửa tài liệu và triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO
9001:2015.

- Đến ngày 12 và 13/07/2017, công ty VISSAN được BSI đánh giá đạt tiêu
chuẩn và cấp chứng nhận ISO 9001:2015.

Đề án ISO 9001:2015 có sự tham gia của gần 20 nhân sự từ 8 phòng ban gồm
Phòng Quản lý chất lượng sản phẩm, Phòng Điều hành sản xuất, Phòng Nghiên cứu và
Phát triển sản phẩm, Xưởng Sản xuất chế biến thực phẩm, Xưởng Tồn trữ và Hạ thịt gia
súc, Xưởng Pha lóc, Khu trữ lạnh và Xưởng Bao bì.

Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 giúp tổng thể hóa, rà
soát lại tất cả các quá trinh sản xuất và quá trình phục vụ sản xuất đang diễn ra trong hệ
thống của VISSAN cũng như các yếu tố hỗ trợ sản xuất. Chính sách và mục tiêu chất
lượng được dùng làm công cụ định hướng cho mỗi đơn vị và nhân viên trong VISSAN để
cùng nhìn về một hướng: tập trung vào chất lượng sản phẩm và phục vụ khách hàng tốt
hơn. Thay đổi thế giới quan, góc độ nhìn nhận của cán bộ công nhân viên về vấn đề chất
lượng là yếu tố sống còn của một công ty thực phẩm.

Nguồn:https://www.vissan.com.vn/tin-tuc-vissan/vissan-dat-chung-nhan-iso-9001-
2015.html
Nhà máy chế biến thực phẩm Vissan sản xuất các sản phẩm chế biến truyền thống
như các loại há cảo, chả giò,... nhà máy áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO
9001:2015 trên 03 dòng sản phẩm: xúc xích tiệt trùng, đồ hộp và thực phẩm chế biến
đông lạnh. Tại đây, quá trình điều hành sản xuất hình thành trên nền tảng tiêu chuẩn GMP
với 2 dây chuyền sản xuất đồ hộp và xúc xích tiệt trùng được sản xuất theo tiêu chuẩn
HACCP và quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9001...

Nguồn:https://icert.vn/kinh-nghiem-ap-dung-thanh-cong-cong-cu-quan-ly-chat-
luong-tai-cong-ty-vissan.htm

Điều kiện tiêu chuẩn khi áp dụng vào doanh nghiệp

Điều kiện về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm được Công ty VISSAN chú
trọng tập trung ngay từ khâu nguyên liệu. Heo, bò khi đưa vào giết mổ phải được kiểm
định, đạt những tiêu chuẩn là thú khỏe mạnh, tuyệt đối không có mầm bệnh. Sau khi giết
mổ, heo, bò đều được Cơ quan Thú y Nhà nước kiểm tra, đóng dấu trước khi đưa vào chế
biến. Tất cả các thành phẩm chỉ được nhập kho và đưa ra thị trường sau khi đã có kết quả
kiểm tra thành phẩm đạt yêu cầu chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm từ
Phòng Kiểm Tra Chất Lượng Sản Phẩm của Công ty.

Cụ thể, Công ty VISSAN đã và đang thực hiện quy trình liên kết khép kín trong
sản xuất để bảo đảm hiệu quả và chất lượng sản phẩm bao gồm: Khu tồn trữ thú sống với
sức chứa 10.000 con heo và 4.000 con bò; 3 dây chuyền giết mổ heo với công suất 2.400
con/ca (6 giờ); 2 dây chuyền giết mổ bò với công suất 300 con/ca (6 giờ); hệ thống kho
lạnh với cấp nhiệt độ khác nhau, sức chứa trên 2.000 tấn; dây chuyền sản xuất – chế biết
thịt nguội nhập từ Pháp và Tây Ban Nha với công suất 5.000 tấn/năm; hệ thống dây
chuyền sản xuất xúc xích tiệt trùng theo thiết bị và công nghệ của Nhật Bản với công suất
20.000 tấn/năm; nhà máy chế biến thực phẩm đông lạnh, công suất 5.000 tấn/năm tại
TP.HCM; xí nghiệp kinh doanh rau quả với trang thiết bị hiện đại, đạt tiêu chuẩn an toàn
vệ sinh thực phẩm cung cấp cho thị trường TP.HCM 14.000 tấn/năm và suất ăn công
nghiệp 18.000 suất/ngày cho trường học và khu công nghiệp….
https://www.vissan.com.vn/bai-viet-bao-chi/vissan-chinh-phuc-thi-truong-bang-
san-pham-an-toan.html

Bên cạnh đó, hiện Công ty VISSAN đang sở hữu Xí nghiệp Chăn Nuôi VISSAN
Bình Dương và Xí nghiệp Chăn Nuôi VISSAN Bình Thuận với trang thiết bị kỹ thuật
hiện đại giúp đạt được công suất sản xuất 2.500 heo nái giống và 40.000 heo thịt/năm.

https://www.vissan.com.vn/nganh-hang/nganh-thuc-pham-tuoi-song/

Vissan đang tập trung hoàn thiện và đưa vào hoạt động cụm công nghiệp chế biến
thực phẩm với quy mô lớn tại huyện Bến Lức - tỉnh Long An, góp phần gia tăng năng lực
sản xuất, nâng cao hơn nữa chất lượng các dòng sản phẩm cung cấp ra thị trường. Đây là
Cụm công nghiệp hiện đại với quy mô diện tích lên đến 22,4 ha để sử dụng cho các hoạt
động như: Dây chuyền giết mổ heo, công suất 360 con/giờ, giết mổ trâu bò, công suất 60
con/giờ, giết mổ gia cầm, công suất 2.000 con/giờ; xưởng sản xuất lạp xưởng, quy mô
1.200 tấn/ năm, sản xuất đồ hộp quy mô 12.500 tấn/năm, xúc xích tiệt trùng, quy mô
45.500 tấn/năm… Ban lãnh đạo Công ty đặt kỳ vọng đến năm 2023 sẽ hoàn tất di dời
máy móc, thiết bị tại Tp.HCM đến nhà máy mới tại Long An và thực hiện các thủ tục
kiểm toán, quyết toán dự án.

Nguồn: https://www.vissan.com.vn/bai-viet-bao-chi/vissan-chinh-phuc-thi-truong-
bang-san-pham-an-toan.html

Không dừng lại ở đó, nhằm khai thác tối đa lợi thế về thương hiệu và tiếp tục phát
triển bền vững. Trong thời gian tới, đối với ngành hàng thực phẩm chế biến, trong năm
2023, VISSAN sẽ tập trung nghiên cứu và đa dạng hóa dòng sản phẩm dạng viên, sản
phẩm đồ hộp đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm với nhiều phân khúc giá
phù hợp với nhiều phân khúc khách hàng khác nhau… Đẩy mạnh công tác bán hàng
online thông qua website Vissanmart.com và các sàn thương mại điện tử hiện có; đồng
thời thỏa thuận hợp tác đưa sản phẩm Vissan lên các trang thương mại điện tử mới
(Lazada, Tiki…).
Bên cạnh thành công vang dội tại thị trường nội địa, sản phẩm của Vissan đã và
đang từng bước chinh phục thị trường quốc tế với những bước đi vững chắc trong khâu
sản xuất phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng của các nước trong khu vực như: xuất khẩu
các sản phẩm chế biến đông lạnh, sản phẩm chế biến truyền thống, sản phẩm chế biến từ
thịt… sang thị trường Bắc Mỹ, Úc, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Đức, Nga, Lào,
Campuchia,….

https://vnr500.com.vn/Vissan--Lay-quyen-loi-cua-nguoi-tieu-dung-lam-muc-tieu-
va-dong-luc-phat-trien--10099-1007.html

Hoàn chỉnh hệ thống từ vùng chăn nuôi đến cơ sở giết mổ, chế biến, phân phối,
giữ vai trò chủ đạo trong lĩnh vực thực phẩm. Khai thác nguồn lực vốn, công nghệ, kinh
nghiệm từ mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước dưới hình thức hợp tác, liên
doanh, liên kết nhằm phát triển đồng bộ, xây dựng chuỗi thực phẩm khép kín, từ vùng
nguyên liệu đến chế biến, cung cấp thực phẩm an toàn chất lượng cao, có thể giám sát và
truy nguyên nguồn gốc. VISSAN đang phấn đấu để trở thành công ty hàng đầu trong lĩnh
vực thực phẩm chế biến trong khu vực.

Việc doanh nghiệp được chứng nhận ISO 9001 thể hiện rằng Vissan đã triển khai
hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng và đáp ứng các yêu cầu tiêu chuẩn đang áp dụng
trong việc mang lại cho khách hàng những sản phẩm đảm bao chất lượng và các dịch vụ
tốt nhất.

MỤC TIÊU

Vissan là một trong những doanh nghiệp có quy mô lớn và vừa tại Việt Nam, hiện
đang sở hữu trình độ công nghê tiên tiến, tổ chức quản lý chuyên nghiệp. Vì thế, việc xây
dựng các hệ thống quản lý chất lượng thuận lợi, được đánh giá chứng nhận ISO 9001 hay
HACCP là những yêu cầu cần thiết, vấn đề của doanh nghiệp là chú trọng yêu cầu cải
tiến liên tục, nâng cao hiệu lực và hiệu quả của hệ thống, nâng cao độ tin cậy của khách
hàng về chất lượng sản phẩm – dịch vụ theo yêu cầu của thị trường.
Đầu tư mạnh vào các công tác nghiên cứu thị trường và phát triển các dòng sản
phẩm mới, đáp ứng được như cầu thị trường và đảm bảo các vấn về an toàn vệ sinh an
toàn thực phẩm, sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng,… làm định hướng phát triển trọng tâm
chiến lược, giữ vững uy tín và vị thế của nhà cung cấp thực phẩm hàng đầu hiện nay.

Đầu tư các trang thiết bị nhằm cải thiện phẩm chất, nâng cao năng suất lao động,
bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.

Vissan tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn liên quan đến an toàn thực phẩm và
chất lượng sản phẩm. Công ty này áp dụng các quy trình kiểm soát nghiêm ngặt để đảm
bảo tuân thủ tất cả các quy định pháp luật và yêu cầu của cơ quan chức năng. Vissan luôn
đặt khách hàng lên hàng đầu và xây dựng lòng tin với khách hàng. Doanh nghiệp cam kết
cung cấp những sản phẩm chất lượng, đúng hẹn và đảm bảo an toàn, để khách hàng có
thể tin tưởng và sử dụng sản phẩm của công ty một cách yên tâm.

Đẩy mạnh việc triển khai các hạng mục dự án Di dời và đổi mới công nghệ nhà
máy giết mổ gia súc và chế biến thực phẩm Vissan nhằm hoàn thành đúng tiến độ đề ra,
nhanah chóng đưa nhà máy sớm đi vào hoạt động.

Đặc biệt, việc tìm kiếm các loại thành phần nguyên liệu khác từ bò, gà nhằm thay
thế cho nguyên liệu heo do nguồn heo khan hiếm, thậm chí có kế hoạch nhập khẩu thịt
heo động lạnh cũng sẽ được tính đến.

Mục tiêu cuối cùng của Vissan trong hệ thống quản lí chất lượng là phát triển bền
vững. Công ty này không chỉ tập trung vào chất lượng sản phẩm mà còn quan tâm đến
các yếu tố môi trường, xã hội và kinh tế. Bằng việc duy trì một hệ thống quản lí chất
lượng hiệu quả, Vissan hy vọng có thể phát triển một cách bền vững và góp phần vào sự
phát triển của ngành thực phẩm Việt Nam.

You might also like