You are on page 1of 38

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI TIỂU LUẬN NHÓM

KẾT THÚC HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG

ĐỀ BÀI:
PHÂN TÍCH TIẾN TRÌNH SẢN XUẤT. QUÁ TRÌNH THỰC
HIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG THEO ISO 9001:2015 TẠI
MỘT DOANH NGHIỆP

Sinh viên thực hiện:


1. LÊ THỊ TƯỜNG VY MSSV: 2121013350
2. NGUYỄN THỊ MINH THƯ MSSV: 2121007158
3. LÊ THỊ THÙY TRANG MSSV: 2121010893

Lớp học phần: 2321101079805


Giảng viên: TS. Tô Anh Thơ

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 8 năm 2023


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI TIỂU LUẬN NHÓM

KẾT THÚC HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG

ĐỀ BÀI:
PHÂN TÍCH TIẾN TRÌNH SẢN XUẤT. QUÁ TRÌNH THỰC
HIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG THEO ISO 9001:2015 TẠI
MỘT DOANH NGHIỆP

Sinh viên thực hiện:


1. LÊ THỊ TƯỜNG VY MSSV: 2121013350
2. NGUYỄN THỊ MINH THƯ MSSV: 2121007158
3. LÊ THỊ THÙY TRANG MSSV: 2121010893

Lớp học phần: 2321101079805


Giảng viên: TS. Tô Anh Thơ

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 8 năm 2023


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN NHÓM

Phần trăm
Tên sinh viên Mã số sinh viên Điểm bài báo cáo
đóng góp

1. Lê Thị Tường Vy 2121013350 100%/100%

Nguyễn Thị Minh Thư 2121007158 100%/100%

Lê Thị Thùy Trang 2121010893 100%/100%


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 4: Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế - ISO...................................................................7
Hình 5: ISO 9001:2015 – Hệ thống quản lý chất lượng – Các yêu cầu.............................8
Hình 6: Cấu trúc tiêu chuẩn ISO 9001:2015......................................................................9
Hình 7: Mô hình PDCA trong hệ thống quản lý chất lượng.............................................17
MỤC LỤC

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG VỀ CHẤT LƯỢNG CỦA TIẾN TRÌNH
SẢN XUẤT QUA BIỂU ĐỒ TẦN SUẤT (HISTOGRAM) VÀ BIỂU ĐỒ KIỂM
SOÁT (CONTROL CHART X-R)..................................................................................1
1.1. BIỂU ĐỒ TẦN SUẤT (HISTOGRAM)............................................................1
1.1.1. Các thông số cần thiết của biểu đồ Histogram............................................1
1.1.2. Vẽ biểu đồ Histogram.................................................................................2
1.1.3. Phân tích biểu đồ Histogram.......................................................................2
1.2. BIỂU ĐỒ KIỂM SOÁT (CONTROL CHART X-R).......................................2
1.2.1. Các thông số cần thiết của biểu đồ XBar....................................................2
1.2.2. Vẽ biểu đồ XBar.........................................................................................3
1.2.3. Nhận xét biểu đồ XBar................................................................................4
1.2.4. Các thống số cần thiết của biểu đồ R..........................................................4
1.2.5. Vẽ biểu đồ R...............................................................................................5
1.2.6. Nhận xét biểu đồ R.....................................................................................5
1.3. MỐI QUAN HỆ KẾT QUẢ GIỮA HAI BIỂU ĐỒ.........................................5
1.4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÙ HỢP....................................................................6
PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG THEO ISO
9001:2015 TẠI VISSAN...................................................................................................7
2.1. TỔNG QUAN VỀ ISO 9001:2015.....................................................................7
2.1.1. Giới thiệu về tổ chức quốc tế ISO...............................................................7
2.1.2. Giới thiệu về tiêu chuẩn ISO 9001:2015.....................................................7
2.2. CÁC ĐIỀU KHOẢN TIÊU CHUẨN ISO 9001:2015......................................8
2.3. CÁC BƯỚC TRIỂN KHAI ÁP DỤNG ISO 9001:2015.................................17
2.4. TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP VISSAN.............................................19
2.4.1. Lịch sử hình thành doanh nghiệp Vissan..................................................19
2.4.2. Giới thiệu các dòng sản phẩm...................................................................20
2.4.3. Quy trình sản xuất.....................................................................................20
2.5. HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CỦA VISSAN..............................21
2.5.1. Quan điểm.................................................................................................21
2.5.2. Chính sách.................................................................................................22
2.5.3. Mục tiêu....................................................................................................24
2.6. ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TẠI VISSAN..........25
2.6.1. Ưu điểm.....................................................................................................25
2.6.2. Nhược điểm...............................................................................................26
2.7. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HỆ THỐNG QUẢN LÝ
CHẤT LƯỢNG TẠI VISSAN...................................................................................26
CÂU 1
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG VỀ CHẤT LƯỢNG CỦA TIẾN
TRÌNH SẢN XUẤT QUA BIỂU ĐỒ TẦN SUẤT (HISTOGRAM) VÀ BIỂU
ĐỒ KIỂM SOÁT (CONTROL CHART X-R)

1.1. BIỂU ĐỒ TẦN SUẤT (HISTOGRAM)

1.1.1. Các thông số cần thiết của biểu đồ Histogram

Đơn vị đo 0.001
Giá trị lớn nhất Xmax 205.050
Giá trị nhỏ nhất Xmin 205.005
Độ rộng tập dữ liệu R=Xmax-Xmin 0.05
Số lượng mẫu n 100
Số khoảng (lớp) k 10
Độ rộng mỗi khoảng h=R/k 0.005
Điểm bắt đầu Xmin-đơn vị đo/2 205.005

2.

Class Start End Eve Count


1 205.005 205.01 205.008 1
2 205.01 205.015 205.013 12
3 205.015 205.02 205.018 1
4 205.02 205.025 205.023 12
5 205.025 205.03 205.028 15
6 205.03 205.035 205.033 31
7 205.035 205.04 205.038 9
8 205.04 205.045 205.043 14
9 205.045 205.05 205.048 3
10 205.05 205.055 205.053 2

1
3.
3.1.1. Vẽ biểu đồ Histogram

LSL BIỂU ĐỒ HISTOGRAM USL


35
31
30

25

20

15
15 14
12 12

10 9

5
3
2
1 1
0
205.008 205.013 205.018 205.023 205.028 205.033 205.038 205.043 205.048 205.053

3.1.2. Phân tích biểu đồ Histogram

Biểu đồ trên có sự chênh lệch giữa tần số xuất hiện các độ dài của linh kiện nhưng
vẫn nằm trong giới hạn cho phép, độ dài tập trung nhiều vào khoảng 205.023 mm đến
205.043 mm.

 Quy trình sản xuất linh kiện của phân xưởng đang được kiểm soát ổn định.

3.2. BIỂU ĐỒ KIỂM SOÁT (CONTROL CHART X-R)

3.2.1. Các thông số cần thiết của biểu đồ XBar

2
Sample Mean UCL CL LCL
205.038926
1 205.023 205.02805 205.0171736
5
205.038926
2 205.019 205.02805 205.0171736
5
205.038926
3 205.028 205.02805 205.0171736
5
205.038926
4 205.031 205.02805 205.0171736
5
205.038926
5 205.034 205.02805 205.0171736
5
205.038926
6 205.03 205.02805 205.0171736
5
205.038926
7 205.025 205.02805 205.0171736
5
205.038926
8 205.018 205.02805 205.0171736
5
205.038926
9 205.023 205.02805 205.0171736
5
205.038926
10 205.02 205.02805 205.0171736
5
205.038926
11 205.025 205.02805 205.0171736
5
205.038926
12 205.028 205.02805 205.0171736
5
205.038926
13 205.034 205.02805 205.0171736
5
205.038926
14 205.031 205.02805 205.0171736
5
205.038926
15 205.026 205.02805 205.0171736
5
205.038926
16 205.0388 205.02805 205.0171736
5
205.038926
17 205.0382 205.02805 205.0171736
5
205.038926
18 205.028 205.02805 205.0171736
5
205.038926
19 205.03 205.02805 205.0171736
5
205.038926
20 205.031 205.02805 205.0171736
5

3
3.2.2. Vẽ biểu đồ XBar

X- Bar Chart
205.045
205.04
205.035
205.03
205.025
205.02
205.015
205.01
205.005
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20

Sample Mean UCL CL LCL

4
3.2.3. Nhận xét biểu đồ XBar

Không có điểm nào nằm bên ngoài giới hạn kiểm soát, hầu hết các điểm đều nằm
gần đường trung bình và chỉ có một vài điểm nằm gần đường giới hạn kiểm soát.

 Quy trình kiểm tra chất lượng của tiến trình sản xuất đang được kiểm soát và có
trạng thái ổn định

3.2.4. Các thống số cần thiết của biểu đồ R

R UCL CL LCL
1 0.035 0.03986775 0.01885 0
2 0.020 0.03986775 0.01885 0
3 0.040 0.03986775 0.01885 0
4 0.020 0.03986775 0.01885 0
5 0.010 0.03986775 0.01885 0
6 0.010 0.03986775 0.01885 0
7 0.000 0.03986775 0.01885 0
8 0.015 0.03986775 0.01885 0
9 0.030 0.03986775 0.01885 0
10 0.015 0.03986775 0.01885 0
11 0.035 0.03986775 0.01885 0
12 0.010 0.03986775 0.01885 0
13 0.010 0.03986775 0.01885 0
14 0.015 0.03986775 0.01885 0
15 0.040 0.03986775 0.01885 0
16 0.007 0.03986775 0.01885 0
17 0.015 0.03986775 0.01885 0
18 0.020 0.03986775 0.01885 0
19 0.010 0.03986775 0.01885 0
20 0.020 0.03986775 0.01885 0
4.

5
4.1.1. Vẽ biểu đồ R

R Chart
0.045
0.040
0.035
0.030
0.025
0.020
0.015
0.010
0.005
0.000
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20

R UCL CL LCL

4.1.2. Nhận xét biểu đồ R

Không có điểm nào nằm bên ngoài giới hạn kiểm soát, hầu hết các điểm đều nằm
gần đường trung bình và chỉ có một vài điểm nằm gần đường giới hạn kiểm soát

 Quy trình kiểm tra chất lượng của tiến trình sản xuất đang được kiểm soát và có
trạng thái ổn định.

4.2. MỐI QUAN HỆ KẾT QUẢ GIỮA HAI BIỂU ĐỒ

Biểu đồ histogram và biểu đồ kiểm soát (control chart) là hai công cụ thường
được sử dụng trong quản lý chất lượng và quá trình kiểm soát trong các tổ chức sản xuất
và dịch vụ. Mỗi biểu đồ có mục tiêu và ứng dụng riêng, nhưng chúng có mối quan hệ
mật thiết trong việc đảm bảo chất lượng và hiệu suất của quá trình sản xuất hoặc dịch vụ.

Biểu đồ histogram:

Mục tiêu chính của biểu đồ histogram là hiển thị phân phối của dữ liệu, tức là
biểu diễn cách mà các giá trị dữ liệu được phân bố trong một khoảng thời gian hoặc
không gian cụ thể.

6
Biểu đồ histogram giúp xác định sự tập trung của dữ liệu, phân bố của chúng, các
điểm ngoại lệ có thể có và sự biến đổi tổng thể của dữ liệu.

Điều này giúp các tổ chức hiểu rõ hơn về hiện tượng mà họ đang theo dõi, giúp
đưa ra quyết định hoặc điều chỉnh quá trình sản xuất/dịch vụ.

Biểu đồ kiểm soát (Control chart):

Mục tiêu chính của biểu đồ kiểm soát là giám sát sự biến đổi tự nhiên trong quá
trình sản xuất hoặc dịch vụ. Nó giúp nhận biết sự thay đổi bất thường trong quá trình và
đưa ra tín hiệu cảnh báo khi quá trình bắt đầu thoát khỏi tình trạng kiểm soát.

Biểu đồ kiểm soát dựa trên việc so sánh dữ liệu thực tế với các giới hạn kiểm soát
được xác định trước. Khi dữ liệu vượt quá các giới hạn này, có thể có sự thay đổi trong
quá trình sản xuất/dịch vụ cần được xem xét và khắc phục.

Để xây dựng biểu đồ kiểm soát, thông thường sẽ sử dụng dữ liệu kiểm tra lặp đi
lặp lại trong thời gian.

Mối quan hệ giữa biểu đồ histogram và biểu đồ kiểm soát thể hiện rõ trong việc
sử dụng chúng cùng nhau để quản lý chất lượng quá trình. Biểu đồ histogram cung cấp
cái nhìn tổng quan về phân phối dữ liệu và độ biến đổi tổng thể, trong khi biểu đồ kiểm
soát giúp theo dõi sự thay đổi của quá trình theo thời gian và báo cáo sự bất thường. Khi
sự biến đổi bất thường được nhận biết thông qua biểu đồ kiểm soát, biểu đồ histogram có
thể được sử dụng để phân tích thêm về nguyên nhân của sự thay đổi này và xác định các
cải tiến cần thiết trong quá trình.

4.3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÙ HỢP

Người quản lý phân xưởng cần phải có kinh nghiệm, năng lực chuyên môn cao để
có thể dễ dàng phân loại, theo dõi và kiểm soát chất lượng linh kiện.

Phân xưởng cần có một bản kế hoạch về công đoạn sản xuất và đánh giá quy trình
sản xuất linh kiện, chẳng hạn từ việc phân tích qua 2 biểu đồ tần số và biểu đồ kiểm soát

7
để bên phân xưởng có thể kịp thời phát hiện lỗi và sai sót trong quá trình sản xuất để
thay đổi hoặc rút kinh nghiệm trong những lần sản xuất tiếp theo.

8
CÂU 2

PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG THEO
ISO 9001:2015 TẠI VISSAN

2.1.TỔNG QUAN VỀ ISO 9001:2015

2.1.1. Giới thiệu về tổ chức quốc tế ISO

ISO (International Organization for Standardization) có tên đầy đủ là Tổ chức


Tiêu chuẩn hóa quốc tế được thành lập vào ngày 23/2/1947. ISO là hệ thống các quy
chuẩn quốc tế được đặt ra dựa trên kinh nghiệm của những nhà quản lý thành công hàng
đầu thế giới để chứng nhận các doanh nghiệp hoặc tổ chức.

Hình 1: Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế - ISO


(Nguồn hình ảnh: https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%95_ch%E1%BB%A9c_ti
%C3%AAu_chu%E1%BA%A9n_h%C3%B3a_qu%E1%BB%91c_t%E1%BA%BF)
Các tiêu chuẩn ISO được chuyển thành tiếng Việt ban hành với tên gọi Tiêu
Chuẩn Việt Nam (viết tắt là TCVN).

Tiêu chuẩn ISO 9001 được xem là tiêu chuẩn trung tâm quan trọng nhất nằm
trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000 – Bộ tiêu chuẩn quốc tế được duy trì bởi tổ chức ISO

ISO 9001 được ISO ban hành từ năm 1987 và đã trải qua 4 lần soát xét và hoàn
thiện từ Phiên bản ISO 9001:1987; ISO 9001:1994; ISO 9001:2000; ISO 9001:2008 và
hiện nay là ISO 9001:2015.

2.1.2. Giới thiệu về tiêu chuẩn ISO 9001:2015

9
ISO 9001:20151 – là phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn ISO 9001 – được phát
triển và ban hành vào ngày 24/9/2015, tiêu chuẩn đưa ra các nguyên tắc nguyên lý và
yêu cầu để thiết lập một hệ thống quản trị chất lượng trong doanh nghiệp và áp dụng cho
tất cả các loại hình doanh nghiệp không phân biệt quy mô hay loại hình sản xuất, kinh
doanh hay dịch vụ.

Hình 2: ISO 9001:2015 – Hệ thống quản lý chất lượng – Các yêu cầu
(Nguồn hình ảnh: https://commons.wikimedia.org/wiki/File:ISO_9001-2015.svg)
Về cơ bản, ISO 9001:2015 không phải là tiêu chuẩn dành cho sản phẩm. Đây là
chuẩn mực được áp dụng để xây dựng cách làm việc khoa học, tạo ra quy trình nhất quán
trong công việc, loại bỏ được nhiều thủ tục cũng như lãng phí về nguồn lực không đáng
có.

Sự khác biệt lớn giữa ISO 9001:2015 so với các hệ thống ISO 9001 trước đó là
yêu cầu doanh nghiệp phải có “tư duy rủi ro” để nhận diện ra được các rủi ro tiềm ẩn gây
thiệt hại. Để từ đó tăng cường biện pháp kiểm soát, quản lý, ngăn ngừa giúp cho doanh
nghiệp có thể giảm thiểu tối đa sai sót, thiệt hại và đáp ứng ngày càng tăng nhu cầu khắt
khe của khách hàng.

2.2.CÁC ĐIỀU KHOẢN TIÊU CHUẨN ISO 9001:2015

Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 gồm 10 điều khoản và dựa trên nguyên lý cải tiến liên
tục PDCA (Plan – Do – Check – Action)

1
Tên đầy đủ: ISO 9001:2015 – Hệ thống quản lý chất lượng – Các yêu cầu

10
Trong chu trình PDCA, chúng ta không thấy điều khoản 1, điều khoản 2 và điều
khoản 3, mà chỉ có thể thấy được điều khoản 4,5,6,7 nằm trong Plan, điều khoản 8 nằm
trong Do, điều khoản 9 nằm trong Check và cuối cùng điều khoản 10 nằm trong Act.

Hình 3: Cấu trúc tiêu chuẩn ISO 9001:2015


(Nguồn hình: https://bltcert.vn/bai-viet/cau-truc-cua-iso-9001-2015-he-thong-quan-ly-
chat-luong-37

 Nội dung điều khoản ISO 9001:2015


1. Phạm vi áp dụng
2. Tài liệu viện dẫn
3. Thuật ngữ và định nghĩa

Plan (Kế Hoạch)


4. Bối cảnh của tổ chức

1.2. Hiểu tổ chức và bối cảnh của nó

Đây là điều khoản có yêu cầu mới so với phiên bản ISO 9001:2008. Điều khoản
này yêu cầu tổ chức phải xác định được tất cả các vấn đề bên trong và cả bên ngoài. Đó
là tất cả các yếu tố đang và có khả năng ảnh hưởng đến các mục tiêu và kết quả trong
tương lai của tổ chức.

1.3. Hiểu nhu cầu và mong đợi của các bên quan tâm

11
Hiểu được khách hàng, đối tác và luôn tuân theo các quy định, luật định sẽ làm
cải thiện mức độ hài lòng của họ về hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm hay dịch vụ.

1.4. Xác định phạm vi của hệ thống quản lý chất lượng

Phạm vi phải được xem xét và xác định cân nhắc đến các vấn đề bên trong và bên
ngoài, các bên quan tâm, nhu cầu và mong đợi của họ, cũng như các nghĩa vụ tuân thủ
pháp luật và quy định. Khi xác định phạm vi QMS 2 phải cân nhắc về sản phẩm, dịch vụ
và quy mô tổ chức, tính chất và độ phức tạp.

1.5. Hệ thống quản lý chất lượng và quy trình của nó

Quy trình là cơ sở đầu tiên để quá trình đi vào hành động từ việc phân tích các
yếu tố bên trong, bên ngoài, các bên quan tâm. Doanh nghiệp sẽ có những mục tiêu cho
sản phẩm và sản xuất của mình. Kết hợp với phạm vi đã xác định. Doanh nghiệp bắt đầu
xây dựng hệ thống quy trình, tài liệu để thực hiện các mục tiêu trên.

5. Sự lãnh đạo

2.3. Sự lãnh đạo và cam kết

Việc triển khai QMS phải cần có cam kết thực hiện của Ban lãnh đạo. Nó rất quan
trọng, vì hệ thống chỉ hiệu quả khi Lãnh đạo thực sự muốn thực hiện nó. Cam kết này
phải được thể hiện thông qua việc thông báo cho tổ chức về tầm quan trọng của việc đáp
ứng các yêu cầu của khách hàng, tuân thủ các yêu cầu pháp lý và các yêu cầu khác, thiết
lập Chính sách và mục tiêu chất lượng, thực hiện đánh giá quản lý và cung cấp các
nguồn lực cần thiết.

2.4. Chính sách

Chính sách chất lượng là một tài liệu cấp cao chứa các tuyên bố về định hướng
chung của tổ chức cam kết về chất lượng và sự hài lòng của khách hàng. Nó cung cấp
một khuôn khổ cho các mục tiêu chất lượng. Vì thế, việc đáp ứng các yếu tố tuân thủ và
quy định rõ ràng là một yếu tố quan trọng. Chính sách chất lượng phải được duy trì dưới
2
QMS: Hệ thống quản lý chất lượng (Quality Management System – QMS)

12
dạng thông tin được ghi lại, được truyền đạt trong tổ chức và có sẵn cho tất cả các bên
quan tâm.

2.5. Vai trò tổ chức, trách nhiệm và quyền hạn

Trách nhiệm và quyền hạn phải được xác định chính xác và truyền đạt tới tất cả
các cấp bậc trong tổ chức. Việc này rất cần thiết ở bất kỳ tổ chức nào. Nó thể hiện rõ,
trách nhiệm, quyền hạn của từng vị trí. Mọi người sẽ biết được mình cần làm gì, tương
tác như thế nào với người khác.

6. Hoạch định

6.1. Hành động giải quyết rủi ro và cơ hội

Khi lập kế hoạch QMS, tổ chức sẽ phải xem xét bối cảnh của tổ chức (phần 4.1)
và nhu cầu và mong đợi của các bên quan tâm (phần 4.2) để xác định rủi ro và cơ hội cần
được giải quyết. Mục đích của việc giải quyết các rủi ro và cơ hội là để đảm bảo rằng
QMS sẽ đạt được kết quả như mong muốn, nâng cao hiệu quả mong muốn và đạt được
những cải tiến. Các hành động phải được lên kế hoạch và thực hiện trong QMS. Sau đó
phải được đánh giá về hiệu quả thực hiện của chúng.

6.2. Mục tiêu chất lượng và lập kế hoạch để đạt được chúng

Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 yêu cầu thiết lập các mục tiêu chất lượng cho các vị trí
và phòng ban phù hợp trong tổ chức (Nhân sự, sản xuất, mua hàng, ...). Mục tiêu chất
lượng phải được đo lường được, định lượng và thời gian cụ thể. Chúng phải phù hợp với
chính sách chất lượng. Nhằm có thể xác định các mục tiêu có được đáp ứng hay không,
và nếu không, cần phải làm gì.

6.3. Thay đổi kế hoạch

Khi tổ chức xác định nhu cầu thay đổi đối với QMS, các thay đổi sẽ được thực
hiện theo cách có kế hoạch. Điều này bao gồm xem xét mục đích và hậu quả của chúng,
tính toàn vẹn của QMS, tính sẵn có của nguồn lực và phân bổ trách nhiệm và quyền hạn

13
7. Hỗ trợ

7.1. Nguồn lực

Doanh nghiệp cần tính đến các khả năng của các tài nguyên nội bộ hiện có.Đồng
thời cần phải có thêm các nguồn lực từ các nhà cung cấp bên ngoài. Các nguồn lực cần
có bao gồm: con người, cơ sở hạ tầng, môi trường để vận hành các quy trình, giám sát và
đo lường nguồn lực và tri thức tổ chức

7.2. Năng lực

Tổ chức cần xác định năng lực cần thiết của nhân viên và đảm bảo những nhân
viên đó có năng lực trên cơ sở giáo dục, đào tạo và kinh nghiệm phù hợp. Điều này có
nghĩa là tổ chức sẽ cần phải có một quy trình xác định năng lực cần thiết và đạt được nó
thông qua các khóa đào tạo và các phương tiện khác.

7.3. Nhận thức

Nhận thức liên quan chặt chẽ đến năng lực trong tiêu chuẩn. Nhân viên phải được
biết về chính sách chất lượng và nội dung của nó, mọi tác động hiện tại và tương lai có
thể ảnh hưởng đến nhiệm vụ của họ, hiệu suất cá nhân của họ có ý nghĩa gì đối với QMS
và các mục tiêu của nó, bao gồm cả tích cực hoặc hiệu suất được cải thiện và tác động
của hiệu suất kém có thể đến QMS

7.4. Trao đổi thông tin

Các quy trình cho sự trao đổi thông tin bên trong và bên ngoài cần được thiết lập
trong QMS. Các yếu tố chính là những gì cần được truyền đạt, khi nào cần truyền đạt,
cách thực hiện, ai cần nhận thông tin và ai sẽ giao tiếp. Cần lưu ý ở đây rằng bất kỳ đầu
ra của trao đổi nào phải phù hợp với thông tin và nội dung liên quan do QMS tạo ra để
đảm bảo tính nhất quán.

7.5. Thông tin tài liệu

14
Tài liệu QMS không chỉ bao gồm các tài liệu và hồ sơ được yêu cầu rõ ràng theo
tiêu chuẩn. Chúng còn bao gồm các tài liệu và hồ sơ mà tổ chức thấy cần thiết để thực
hiện các hoạt động và quy trình của mình. Thông tin tài liệu phải được xác định và mô tả
chính xác, việc trình bày nội dung và phương tiện được sử dụng để lưu trữ (giấy, bản
mềm…) Tất cả các thông tin tài liệu phải được theo các thủ tục xem xét và phê duyệt
thích hợp để đảm bảo nó phù hợp với mục đích sử dụng của nó.

Do (Thực hiện)

8. Điều hành

8.1. Lập kế hoạch và kiểm soát chất lượng

Để đáp ứng các yêu cầu phân phối sản phẩm và dịch vụ. Tổ chức cần lập kế
hoạch, thực hiện và kiểm soát các quy trình của mình.

8.2. Yêu cầu đối với sản phẩm và dịch vụ

Yêu cầu đối với sản phẩm và dịch vụ có liên quan chặt chẽ đến giao tiếp với
khách hàng. Thông tin liên lạc này phải bao gồm thông tin liên quan đến sản phẩm, dịch
vụ, xử lý các yêu cầu, hợp đồng hoặc đơn đặt hàng, phản hồi của khách hàng…

Trước khi cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ cho khách hàng, tổ chức cần đảm bảo
rằng các yêu cầu đối với sản phẩm và dịch vụ được xác định và tổ chức có khả năng
cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ đó. Các yêu cầu đối với sản phẩm và dịch vụ bao
gồm mọi luật pháp hiện hành và các yêu cầu mà tổ chức cho là cần thiết.

8.3. Thiết kế và phát triển sản phẩm và dịch vụ

Điều khoản này đề cập đến quản lý thiết kế và phát triển. Từ ý tưởng ban đầu đến
sự chấp nhận cuối cùng của sản phẩm.

Trong quá trình thiết kế và lập kế hoạch phát triển. Tất cả các giai đoạn của nó
phải được xác định với các hoạt động thích hợp. Nhằm để xem xét, xác minh và xác

15
nhận cho từng giai đoạn. ISO 9001 đề cập đến thiết kế và phát triển sản phẩm (không
phải thiết kế và phát triển các quy trình).

Ngoài ra, công ty cần xác định, xem xét và kiểm soát các thay đổi trong quá trình
thiết kế và phát triển sản phẩm và dịch vụ. Thông tin tài liệu cần được lưu giữ liên quan
đến các thay đổi, kết quả đánh giá, ủy quyền thay đổi và các hành động được thực hiện
để ngăn chặn các tác động bất lợi.

8.4. Kiểm soát các quy trình, sản phẩm và dịch vụ được cung cấp bên ngoài

Điều khoản này đề cập đến việc mua nguyên vật liệu hoặc thuê dịch vụ ngoài.
Bao gồm các sản phẩm và dịch vụ bạn có được từ các nhà cung cấp và các quy trình thuê
ngoài. Tổ chức cần thiết lập và ghi lại các tiêu chí để lựa chọn nhà cung cấp. Bao gồm
mức độ quan trọng của sản phẩm hoặc dịch vụ được mua đối với chất lượng sản phẩm
của bạn. Kết quả đánh giá nhà cung cấp phải được lưu giữ. Để đảm bảo rằng các quy
trình, sản phẩm và dịch vụ được cung cấp bên ngoài không có ảnh hưởng xấu đến sự phù
hợp của các sản phẩm và dịch vụ của tổ chức.Tổ chức cần thiết lập các biện pháp kiểm
soát bao gồm xác minh và các hoạt động khác

8.5. Sản xuất và cung cấp dịch vụ

Quá trình cung cấp sản xuất và dịch vụ cần được thực hiện trong các điều kiện
được kiểm soát. Nhằm đảm bảo rằng sản phẩm hoặc dịch vụ được cung cấp tuân thủ các
yêu cầu ban đầu. Điều này bao gồm các thủ tục, hướng dẫn và hồ sơ công việc, thiết bị
giám sát và đo lường, cơ sở hạ tầng phù hợp, v.v

8.6. Phát hành sản phẩm dịch vụ

Việc phát hành các sản phẩm và dịch vụ không nên được thực hiện cho đến khi tổ
chức đảm bảo rằng các sản phẩm và dịch vụ phù hợp với yêu cầu. Chứng minh sự phù
hợp có thể được thực hiện bằng cách ghi lại bằng chứng về sự phù hợp. Bao gồm các
tiêu chí chấp nhận và thông tin về người phụ trách phát hành sản phẩm hoặc dịch vụ.

8.7. Kiểm soát đầu ra không phù hợp

16
Các đầu ra không phù hợp phải được ngăn chặn khỏi việc sử dụng hoặc phân phối
ngoài ý muốn. Vì vậy tổ chức phải xác định và kiểm soát các đầu ra không phù hợp xuất
hiện từ bất kỳ giai đoạn sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ nào.

Check (Kiểm tra)

9. Đánh giá kết quả hoạt động

Đây là về một khía cạnh rộng hơn của giám sát và đo lường. Thông tin có được từ
giám sát, đo lường và phân tích đại diện cho các yếu tố đầu vào trong quá trình cải tiến
và xem xét của quản lý.

9.1. Theo dõi, đo lường, phân tích và đánh giá

Tổ chức cần phải theo dõi, đo lường hiệu suất của doanh nghiệp với tư cách là
nhà cung cấp hoặc người dùng. Đề đánh giá về mức độ bạn đáp ứng các yêu cầu của họ.

Giám sát mức độ hài lòng của khách hàng phải là một hoạt động liên tục đề xác
định mong đợi của họ.

Sau khi giám sát và đo lường được thực hiện và thu thập kết quả. Tổ chức cần
phân tích kết quả để đánh giá sự phù hợp của sản phẩm và dịch vụ, mức độ hài lòng của
khách hàng, hiệu suất của QMS, hiệu quả của các hành động được thực hiện để giải
quyết rủi ro và cơ hội, hiệu suất của các nhà cung cấp bên ngoài và cần cải thiện QMS.

9.2. Đánh giá nội bộ

Việc này giúp thu thập số liệu và xem xét phần nào của bản thân tổ chức cần thay
đổi, cải tiến.

9.3. Xem xét của lãnh đạo

Ít nhất mỗi năm một lần, ban lãnh đạo cao nhất phải xem xét QMS để xác định:

Sự phù hợp – nó có đáp ứng nhu cầu của tổ chức không?

Tính thỏa đáng – QMS có phù hợp với yêu cầu tiêu chuẩn không?

17
Khả năng áp dụng – các hoạt động được thực hiện theo thủ tục, có thực tế không?

Hiệu quả – nó có đạt được kết quả theo kế hoạch không?

Đánh giá này phải đánh giá các khả năng cải tiến và nhu cầu thay đổi QMS,
Chính sách chất lượng và mục tiêu. Xem xét các yếu tố đầu vào cho xem xét lãnh đạo.
Bao gồm kết quả của các xem xét trước đó, thay đổi bối cảnh, kết quả khảo sát sự hài
lòng của khách hàng, hiệu suất của QMS và nhà cung cấp, v.v., Ban lãnh đạo cao nhất
phải đưa ra quyết định về cơ hội cải tiến, những thay đổi trong QMS và các nguồn lực
cần thiết cho giai đoạn sắp tới

Act (Hành động)

10. Cải tiến

10.1. Tổng quát

Dựa trên kết quả của xem xét lãnh đạo. Tổ chức phải đưa ra quyết định và thực
hiện các hành động giải quyết các vấn đề chưa tốt. Nhằm mục tiêu cải tiến liên tục hệ
thống. Những hành động đó có thể ở dạng hành động khắc phục, đào tạo, tổ chức lại, đổi
mới, v.v

10.2. Sự không phù hợp và hành động khắc phục

Bất kỳ sự không phù hợp cần phải được thực hiện các hành động để kiểm soát nó
và giải quyết hậu quả.

Sau khi được xác định, một hành động khắc phục phải được thực hiện để loại bỏ
nguyên nhân của sự không phù hợp. Đồng thời ngăn chặn sự tái diễn của nó.

10.3. Cải tiến liên tục

Cải tiến liên tục là một khía cạnh quan trọng của QMS. Thực hiện nó nhằm để đạt
được và duy trì sự phù hợp. Nâng cao hiệu quả của Hệ thống quản lý chất lượng đối với
các mục tiêu của tổ chức.

Chu trình PDCA trong hệ thống quản lý chất lượng:

18
 Hoạch định: Thiết lập các mục tiêu và quá trình của hệ thống, tổ chức, sau
đó nhận biết và giải quyết các rủi ro và cơ hội.
 Thực hiện: Thực hiện những gì đã được tổ chức hoạch định.
 Kiểm tra: Luôn theo dõi và đo lường quá trình sản phẩm/ dịch vụ đạt được
theo chính sách, mục tiêu, yêu cầu hoạt động đã hoạch định và báo cáo kết quả.
 Hành động: thực hiện các hành động nhằm cải tiến kết quả thực hiện khi
cần.

Hình 4: Mô hình PDCA trong hệ thống quản lý chất lượng


(Nguồn hình: https://thuvientieuchuan.org/cac-dieu-khoan-iso-90012015-moi-nhat/

2.6.CÁC BƯỚC TRIỂN KHAI ÁP DỤNG ISO 9001:2015

Bước 1: Tìm hiểu tiêu chuẩn ISO 9001:2015

Bước 2: Đánh giá thực trạng của doanh nghiệp và so sánh với tiêu chuẩn

Bước 3: Thiết lập hệ thống tổ chức chỉ đạo cho việc áp dụng ISO 9001

Các doanh nghiệp cần tổ chức ISO sao cho có hiệu quả, nên có một Ban ISO hoặc
nhân sự phụ trách có kiến thức về ISO tại doanh nghiệp. Như vậy sẽ giúp quá trình xây
dựng, áp dụng ISO trở nên hiệu quả và nhanh chóng hơn.

19
Bước 4: Thiết lập Quy trình và xây dựng văn bản hệ thống chất lượng theo
ISO 9001

Bước 5: Triển khai áp dụng trên thực tế hệ thống chất lượng theo ISO 9001

Trong bước này cần thực hiện các hoạt động sau:

Phổ biến cho tất cả mọi cán bộ công nhân viên trong công ty nhận thức về ISO.

Hướng dẫn cho cán bộ công nhân viên thực hiện theo các quy trình, thủ tục đã
được viết ra.

Phân rõ trách nhiệm ai sử dụng tài liệu nào và thực hiện theo đúng chức năng,
nhiệm vụ và thủ tục được mô tả.

Tổ chức các cuộc đánh giá nội bộ để đánh giá sự phù hợp của hệ thống. Sau đó đề
ra các hành động khắc phục đối với sự không phù hợp.

Bước 6: Đánh giá nội bộ

Nhằm xác định xem hệ thống chất lượng của công ty đã phù hợp với tiêu chuẩn
chưa và có được thực hiện một cách hiệu quả không, xác định các vấn đề còn tồn tại để
khắc phục. Việc đánh giá trước chứng nhận có thể do chính công ty thực hiện hoặc do tổ
chức bên ngoài thực hiện

Bước 7: Chuẩn bị cho đánh giá chứng nhận.

Gồm các bước sau:

Đánh giá trước chứng nhận

Lựa chọn tổ chức chứng nhận

Chuẩn bị về mặt tổ chức và nguồn lực để tiến hàng đánh giá.

Bước 8: Tiến hành đánh giá chứng nhận

Bước 9: Duy trì hệ thống chất lượng sau khi chứng nhận

20
Ở giai đoạn này cần tiến hành khắc phục các vấn đề còn tồn tại phát hiện qua
đánh giá chứng nhận và tiếp tục thực hiện các hoạt động theo yêu cầu của tiêu chuẩn để
duy trì và không ngừng cải tiến hệ thống chất lượng của công ty.

Quy trình cấp ISO 9001 :2015

Bước 1: Khảo sát thực trạng tại đơn vị.

Bước 2: Lập kế hoạch, đào tạo và xây dựng hệ thống tài liệu.

Bước 3: Đánh giá và xem xét hệ thống.

Bước 4: Chứng nhận ISO 9001

2.7. TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP VISSAN

2.7.1. Lịch sử hình thành doanh nghiệp Vissan

Công ty Cổ phần Việt Nam Kỹ Nghệ Súc Sản (VISSAN) thuộc hệ thống Tổng
Công ty Thương Mại Sài Gòn, được thành lập từ giai đoạn đầu tiên của sự giải phóng
Miền Nam và thống nhất đất nước. Vissan hoạt động trong lĩnh vực công nghệ giết mổ
gia súc, tuân thủ các tiêu chuẩn vệ sinh để cung cấp thịt tươi sống phục vụ nhu cầu của
cộng đồng Thành phố trong giai đoạn kinh tế chủ trương bao cấp. Sau đó, công ty mở
rộng hoạt động sang việc xuất khẩu thịt đông lạnh tới thị trường Liên Xô và các quốc gia
Đông Âu, chủ yếu theo hình thức Nghị định thư.

Trong giai đoạn cuối của thập kỷ 80, biến động chính trị và kinh tế toàn cầu cùng
với sự chuyển đổi sang mô hình kinh tế thị trường và loại bỏ cơ chế bao cấp đã tạo nên
nhiều thách thức cho hoạt động xuất khẩu. Tại thời điểm này, Vissan thông qua chuyển
hướng sản xuất, đầu tư vào trang thiết bị và tập trung phát triển thị trường nội địa. Công
ty đã đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng mạng lưới phân phối, xây dựng chiến lược về sản
phẩm và giá cả để phù hợp với sở thích và thu nhập của người tiêu dùng.

Nhờ những nỗ lực này, từ khi chuyển đổi sang mô hình kinh tế thị trường đến
nay, Vissan không ngừng phát triển về quy mô và phạm vi hoạt động sản xuất. Từ việc
chỉ tập trung vào việc giết mổ và phân phối thịt gia súc, công ty đã mở rộng sang các

21
lĩnh vực khác như chế biến thực phẩm, rau quả, chăn nuôi, đầu tư tài chính và xây dựng
thương hiệu độc đáo mang tên "Vissan". Công ty đã xây dựng được sự uy tín cao trên thị
trường thực phẩm tươi sống và chế biến, trở thành một trong những doanh nghiệp dẫn
đầu trong ngành chế biến thực phẩm trên toàn quốc. Một số sản phẩm chế biến của
Vissan đã xuất khẩu sang nhiều quốc gia như Nga, Đông Âu, và Châu Á.

2.7.2. Giới thiệu các dòng sản phẩm

Lĩnh vực hoạt động: Chuyên về sản xuất kinh doanh thịt tươi sống, đông lạnh và
thực phẩm chế biến từ thịt.

Danh mục sản phẩm gồm:

 Đồ hộp (gồm 371 danh mục sản phẩm trên trang web doanh nghiệp): bò
hầm, cá ngừ ngâm dầu. jambon hộp, bò cary, gà hầm, patê gan (thịt), bò nấu đậu, carry
gà, sườn nấu đậu, bò xay, bò kho, soup heo không gia, bò 2 lát, gà nấu đậu, …

 Đồ hộp chay: bò nấu đậu chay, gà carry chay, bò lagu chay, …

 Thực phẩm đông lạnh (gồm 266 danh mục sản phẩm trên trang web doanh
nghiệp): lạp xưởng, bò viên, giò bò, chả giò chay, ba rọi rút sườn, lạp xưởng bò, xúc
xích heo, xúc xích bò, nem chua, chả giò, giò lụa, ba rọi xông khói, hoành thánh, há cảo,

 Bánh – snack (gồm 57 danh mục sản phẩm trên trang web doanh nghiệp):
chà bông heo, gà sấy lá chanh, da heo vị tỏi ớt, snack chả giò, thịt heo sấy rong biển, …

 Gia vị - đồ chấm chấm (gồm 17 danh mục sản phẩm trên trang web doanh
nghiệp): hạt nêm

 Thực phẩm khô (gồm 10 danh mục sản phẩm trên trang web doanh
nghiệp): lạp xưởng, chà bông heo, cá ngừ hộp, cá kho thịt hộp, bò kho đóng hộp.

Hiện nay công ty Vissan có hơn 60 sản phẩm chế biến sẵn đến sơ chế đáp ứng
mọi nhu cầu của người tiêu dùng.

22
2.7.3. Quy trình sản xuất

Hiện tại, Vissan đã đạt được sự phát triển vượt bậc với hơn 200 loại sản phẩm đa
dạng, đảm bảo an toàn cho sức khỏe và đáp ứng cân bằng dinh dưỡng. Với khả năng sản
xuất 20.000 tấn sản phẩm mỗi năm, công ty đã đưa vào thị trường một loạt sản phẩm đa
dạng, bao gồm cả các dòng sản phẩm mới như thực phẩm đóng hộp, thịt cao cấp theo
công nghệ Pháp và xúc xích tiệt trùng theo tiêu chuẩn Nhật Bản.

Vissan tập trung vào việc tiếp cận thị trường thông qua chất lượng và đảm bảo an
toàn vệ sinh thực phẩm. Công ty đã triển khai một quy trình sản xuất khép kín, không
ngừng cải tiến để nâng cao hiệu suất và chất lượng sản phẩm. Đồng thời, Vissan còn tạo
ra sự kết nối trong chuỗi cung ứng bằng cách hợp tác với các đối tác kinh doanh, tập
trung tận dụng tài nguyên xã hội để xây dựng chuỗi giá trị từ giai đoạn chế biến đến
phân phối

Công ty đã trang bị hệ thống dây chuyền sản xuất hiện đại và khép kín như:

 Hệ thống dây chuyền sản xuất xúc xích tiệt trùng theo thiết bị, công nghệ
nhập khẩu từ Nhật Bản với công suất 10.000 tấn/năm.

 Hệ thống dây chuyền sản xuất – chế biến đồ hộp với công suất 5.000
tấn/năm theo thiết bị và công nghệ của Châu Âu.

 Nhà máy chế biến thực phẩm đông lạnh theo truyền thống Việt Nam có
công suất 5.000 tấn/năm tại Thành phố Hồ Chí Minh.

 Nhà máy chế biến thực phẩm do Chi nhánh Hà Nội quản lý với công suất
3.000 tấn/năm tại Khu Công Nghiệp Tiên Sơn, Tỉnh Bắc Ninh.

2.8.HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CỦA VISSAN

2.8.1. Quan điểm

Vissan luôn lấy lợi ích của khách hàng làm kim chỉ nam để tạo nên các giá trị cốt
lõi, sứ mệnh và phương châm hoạt động trên suốt chặng đường phát triển. Để bảo vệ sức
khỏe của người tiêu dùng trong bối cảnh thực phẩm bẩn đang lan tràn, Vissan dành ưu

23
tiên hàng đầu cho cải tiến quy trình để nâng cao hiệu quả, chất lượng sản phẩm. Tất cả
các sản phẩm của Công ty đều được sản xuất theo quy trình liên kết khép kín bằng hệ
thống máy móc - trang thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến; hướng đến hoàn thiện chuỗi
cung ứng thực phẩm sạch, an toàn bền vững "từ trang trại đến bàn ăn" (3F), đảm bảo
chất lượng ở cả ba khâu quan trọng của quá trình tạo ra thực phẩm bao gồm: thức ăn
chăn nuôi (Feed), môi trường - kỹ thuật chăm sóc (Farm), chế biến (Food).

Bên cạnh đó, Vissan còn chủ động kết hợp liên kết trong chuỗi kinh doanh khép
kín, huy động các nguồn lực xã hội tập trung cho chuỗi giá trị đi từ khâu sản xuất chế
biến đến khâu phân phối. Tất cả nhằm mang đến những sản phẩm chất lượng cao, dinh
dưỡng vừa hạn chế các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất vừa đảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm.

2.8.2. Chính sách

2.5.2.1. Cách thức nhận chứng nhận tiêu chuẩn

 Ngày 09 và ngày 10/05/2016: Công ty đào tạo kiến thức về tiêu chuẩn ISO
9001:2015.
 Từ tháng 06/2016 đến tháng 06/2017: công ty thực hiện xây dựng, chỉnh
sửa tài liệu và triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO
9001:2015.
 Đến ngày 12 và 13/07/2017, công ty VISSAN được BSI đánh giá đạt tiêu
chuẩn và cấp chứng nhận ISO 9001:2015.

Đề án ISO 9001:2015 có sự tham gia của gần 20 nhân sự từ 8 phòng ban gồm
Phòng Quản lý chất lượng sản phẩm, Phòng Điều hành sản xuất, Phòng Nghiên cứu và
Phát triển sản phẩm, Xưởng Sản xuất chế biến thực phẩm, Xưởng Tồn trữ và Hạ thịt gia
súc, Xưởng Pha lóc, Khu trữ lạnh và Xưởng Bao bì.

Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 giúp tổng thể hóa, rà
soát lại tất cả các quá trình sản xuất và quá trình phục vụ sản xuất đang diễn ra trong hệ
thống của VISSAN cũng như các yếu tố hỗ trợ sản xuất. Chính sách và mục tiêu chất

24
lượng được dùng làm công cụ định hướng cho mỗi đơn vị và nhân viên trong VISSAN
để cùng nhìn về một hướng: tập trung vào chất lượng sản phẩm và phục vụ khách hàng
tốt hơn. Thay đổi thế giới quan, góc độ nhìn nhận của cán bộ công nhân viên về vấn đề
chất lượng là yếu tố sống còn của một công ty thực phẩm.

Nhà máy chế biến thực phẩm Vissan sản xuất các sản phẩm chế biến truyền thống
như các loại há cảo, chả giò, … nhà máy áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO
9001:2015 trên 03 dòng sản phẩm: xúc xích tiệt trùng, đồ hộp và thực phẩm chế biến
đông lạnh. Tại đây, quá trình điều hành sản xuất hình thành trên nền tảng tiêu chuẩn
GMP với 2 dây chuyền sản xuất đồ hộp và xúc xích tiệt trùng được sản xuất theo tiêu
chuẩn HACCP và quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9001...

2.5.2.2. Điều kiện tiêu chuẩn khi áp dụng vào doanh nghiệp

Điều kiện về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm được Công ty Vissan chú
trọng tập trung ngay từ khâu nguyên liệu. Heo, bò khi đưa vào giết mổ phải được kiểm
định, đạt những tiêu chuẩn là thú khỏe mạnh, tuyệt đối không có mầm bệnh. Sau khi giết
mổ, heo, bò đều được Cơ quan Thú y Nhà nước kiểm tra, đóng dấu trước khi đưa vào
chế biến. Tất cả các thành phẩm chỉ được nhập kho và đưa ra thị trường sau khi đã có kết
quả kiểm tra thành phẩm đạt yêu cầu chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm
từ Phòng Kiểm Tra Chất Lượng Sản Phẩm của Công ty.

Cụ thể, Công ty Vissan đã và đang thực hiện quy trình liên kết khép kín trong sản
xuất để bảo đảm hiệu quả và chất lượng sản phẩm bao gồm: Khu tồn trữ thú sống với
sức chứa 10.000 con heo và 4.000 con bò; 3 dây chuyền giết mổ heo với công suất 2.400
con/ca (6 giờ); 2 dây chuyền giết mổ bò với công suất 300 con/ca (6 giờ); hệ thống kho
lạnh với cấp nhiệt độ khác nhau, sức chứa trên 2.000 tấn; dây chuyền sản xuất – chế biến
thịt nguội nhập từ Pháp và Tây Ban Nha với công suất 5.000 tấn/năm; hệ thống dây
chuyền sản xuất xúc xích tiệt trùng theo thiết bị và công nghệ của Nhật Bản với công
suất 20.000 tấn/năm; nhà máy chế biến thực phẩm đông lạnh, công suất 5.000 tấn/năm
tại TP.HCM; xí nghiệp kinh doanh rau quả với trang thiết bị hiện đại, đạt tiêu chuẩn an

25
toàn vệ sinh thực phẩm cung cấp cho thị trường TP.HCM 14.000 tấn/năm và suất ăn
công nghiệp 18.000 suất/ngày cho trường học và khu công nghiệp….

Bên cạnh đó, hiện Công ty Vissan đang sở hữu Xí nghiệp Chăn Nuôi Vissan Bình
Dương và Xí nghiệp Chăn Nuôi Vissan Bình Thuận với trang thiết bị kỹ thuật hiện đại
giúp đạt được công suất sản xuất 2.500 heo nái giống và 40.000 heo thịt/năm.

Tập trung hoàn thiện và đưa vào hoạt động cụm công nghiệp chế biến thực phẩm
với quy mô lớn tại huyện Bến Lức - tỉnh Long An, góp phần gia tăng năng lực sản xuất,
nâng cao hơn nữa chất lượng các dòng sản phẩm cung cấp ra thị trường. Đây là Cụm
công nghiệp hiện đại với quy mô diện tích lên đến 22,4 ha để sử dụng cho các hoạt động
như: Dây chuyền giết mổ heo, công suất 360 con/giờ, giết mổ trâu bò, công suất 60
con/giờ, giết mổ gia cầm, công suất 2.000 con/giờ; xưởng sản xuất lạp xưởng, quy mô
1.200 tấn/ năm, sản xuất đồ hộp quy mô 12.500 tấn/năm, xúc xích tiệt trùng, quy mô
45.500 tấn/năm… Ban lãnh đạo Công ty đặt kỳ vọng đến năm 2023 sẽ hoàn tất di dời
máy móc, thiết bị tại Tp.HCM đến nhà máy mới tại Long An và thực hiện các thủ tục
kiểm toán, quyết toán dự án.

Hoàn chỉnh hệ thống từ vùng chăn nuôi đến cơ sở giết mổ, chế biến, phân phối,
giữ vai trò chủ đạo trong lĩnh vực thực phẩm. Khai thác nguồn lực vốn, công nghệ, kinh
nghiệm từ mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước dưới hình thức hợp tác, liên
doanh, liên kết nhằm phát triển đồng bộ, xây dựng chuỗi thực phẩm khép kín, từ vùng
nguyên liệu đến chế biến, cung cấp thực phẩm an toàn chất lượng cao, có thể giám sát và
truy nguyên nguồn gốc.

Việc doanh nghiệp được chứng nhận ISO 9001 thể hiện rằng Vissan đã triển khai
hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng và đáp ứng các yêu cầu tiêu chuẩn đang áp dụng
trong việc mang lại cho khách hàng những sản phẩm đảm bảo chất lượng và các dịch vụ
tốt nhất.

2.8.3. Mục tiêu

26
Vissan là một trong những doanh nghiệp có quy mô lớn và vừa tại Việt Nam, hiện
đang sở hữu trình độ công nghệ tiên tiến, tổ chức quản lý chuyên nghiệp. Vì thế, việc
xây dựng các hệ thống quản lý chất lượng thuận lợi, được đánh giá chứng nhận ISO
9001 hay HACCP là những yêu cầu cần thiết, vấn đề của doanh nghiệp là chú trọng yêu
cầu cải tiến liên tục, nâng cao hiệu lực và hiệu quả của hệ thống.

Vissan tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn liên quan đến an toàn thực phẩm và
chất lượng sản phẩm. Công ty này áp dụng các quy trình kiểm soát nghiêm ngặt để đảm
bảo tuân thủ tất cả các quy định pháp luật và yêu cầu của cơ quan chức năng. Vissan
luôn đặt khách hàng lên hàng đầu và xây dựng lòng tin với khách hàng. Doanh nghiệp
cam kết cung cấp những sản phẩm chất lượng, đúng hẹn và đảm bảo an toàn, để khách
hàng có thể tin tưởng và sử dụng sản phẩm của công ty một cách yên tâm.

Mục tiêu cuối cùng của Vissan trong hệ thống quản lý chất lượng là phát triển bền
vững. Công ty này không chỉ tập trung vào chất lượng sản phẩm mà còn quan tâm đến
các yếu tố môi trường, xã hội và kinh tế. Bằng việc duy trì một hệ thống quản lý chất
lượng hiệu quả, Vissan hy vọng có thể phát triển một cách bền vững và góp phần vào sự
phát triển của ngành thực phẩm Việt Nam.

2.9.ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TẠI VISSAN

2.9.1. Ưu điểm

Vissan luôn hướng tới mục tiêu phát triển chất lượng sản phẩm nhằm phục vụ,
chăm sóc khách hàng một cách tốt nhất và thu hút thêm nhiều đối tượng khách hàng
khác sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp, phù hợp với nhu cầu của thị trường.

Quy mô sản xuất lớn và quy trình khép kín là điểm mạnh của Vissan cũng như
khác biệt so với các công ty khác trong ngành. Vissan tập trung nhiều ở những tỉnh,
thành phố có đông khu công nghiệp, công nhân sinh sống và làm việc, đảm bảo được
tiến độ sản xuất, thu được nhiều lợi nhuận hơn. Ngoài ra, Vissan còn có thể xây dựng
thương hiệu uy tín qua nhiều hình thức phân phối đối với khách hàng nội địa và quốc tế.

27
Đầu tư và phát triển mạnh trang thiết bị, máy móc hiện đại để sản xuất ra những
sản phẩm đạt tiêu chuẩn, chất lượng dành cho người tiêu dùng.

Vissan xây dựng cho mình một đội ngũ nhân viên cán bộ lành nghề, năng động
trong công việc, ban lãnh đạo đầy kinh nghiệm giúp cho hoạt động của đơn vị không có
nhiều biến động khi có sự thay đổi về nhân sự, môi trường làm việc được cải thiện.

2.9.2. Nhược điểm

Doanh nghiệp vẫn luôn có sự dè chừng, ngại thay đổi trước những cái mới. Vì họ
luôn nghĩ rằng những điều đó sẽ tốn rất nhiều thời gian và công sức để nghiên cứu, phát
triển. Chính vì thế, họ luôn hài lòng với những gì mình đạt được và ngại thay đổi những
cái cũ để phát triển cái mới tốt hơn.

Việc xây dựng thói quen thực hiện công việc một cách có kế hoạch, tuân thủ các
quy định mà tiêu chuẩn ISO yêu cầu và ghi lại những gì đã làm là một công việc tốn
nhiều thời gian và công sức. Đối với doanh nghiệp, việc ghi lại những gì đang làm một
cách có hệ thống khá phức tạp và không hề đơn giản. Điều này khiến việc so sánh và
đánh giá giữa thực trạng hệ thống của doanh nghiệp với các tiêu chuẩn ISO 9001:2015
trở nên thiếu khách quan.

Nếu xây dựng không tốt thì hệ thống quản lý chất lượng thường hay phát sinh
nhiều tài liệu, hồ sơ, biểu mẫu, … mà có nhiều trường hợp là không cần thiết. Hệ thống
quản lý chất lượng có thể xuất hiện thêm một số quá trình hoặc một số công việc không
cần thiết hoặc không thích hợp. Hơn nữa, vì các công việc đều được tiêu chuẩn hóa vì
vậy có thể hạn chế việc sáng tạo, cải tiến công việc.

2.10. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HỆ THỐNG QUẢN


LÝ CHẤT LƯỢNG TẠI VISSAN

Tăng cường nhận thức, vai trò của quản lý chất lượng cho lãnh đạo và nhân viên.

28
Hoàn thiện và cải tiến liên tục công nghệ, kỹ thuật, công tác tiêu chuẩn hóa và mô
hình quản lý chất lượng. Tiến hành bảo dưỡng, hiệu chỉnh định kì các thiết bị và dụng cụ
đo để đảm bảo hoạt động chính xác nhất.

Để áp dụng có hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng thì các doanh nghiệp phải
dựa vào tiêu chuẩn để lựa chọn. Dựa vào quy mô, loại hình, tính chất sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp và phải đảm bảo hiệu quả và lợi ích sau khi áp dụng.

Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở, không chỉ cụ thể hóa tiêu chuẩn cấp trên mà phải
mang tính cạnh tranh giúp doanh nghiệp chiếm ưu thế so với sản phẩm cùng loại của
doanh nghiệp khác. Đồng thời tổ chức triển khai áp dụng tiêu chuẩn doanh nghiệp và
tiêu chuẩn cấp nhà nước về chất lượng sản phẩm hàng hóa.

Thường xuyên cập nhật thông tin liên quan đến sản phẩm của doanh nghiệp nhằm
kiểm soát tiêu chuẩn đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra cần phải tìm hiểu các
sản phẩm cùng loại của các doanh nghiệp khác để từ đó so sánh, đưa ra giải pháp hoàn
thiện và phát triển sản phẩm của mình nhằm đạt tiêu chuẩn chất lượng và thị trường.

29
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trích dẫn tài liệu tham khảo


1. 1, N. h. (n.d.). Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế. Retrieved from
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%95_ch%E1%BB%A9c_ti%C3%AAu_chu
%E1%BA%A9n_h%C3%B3a_qu%E1%BB%91c_t%E1%BA%BF

2. 2, N. h. (n.d.). Retrieved from


https://commons.wikimedia.org/wiki/File:ISO_9001-2015.svg

3. 3, N. h. (n.d.). Retrieved from https://bltcert.vn/bai-viet/cau-truc-cua-iso-9001-


2015-he-thong-quan-ly-chat-luong-37

4. 4, N. h. (n.d.). Retrieved from https://thuvientieuchuan.org/cac-dieu-khoan-iso-


90012015-moi-nhat/

5. BLT.CERT, T. C. (2022). Cấu trúc tiêu chuẩn của ISO 9001:2015 Hệ thống
quản lý chất lượng. Retrieved from https://bltcert.vn/bai-viet/cau-truc-cua-iso-9001-
2015-he-thong-quan-ly-chat-luong-37

6. Cầu, V. N. (n.d.). TỔ CHỨC QUỐC TẾ VỀ TIÊU CHUẨN HÓA. Retrieved from


https://chungnhantoancau.vn/to-chuc-quoc-te-ve-tieu-chuan-hoa/

7. Itg Technology. (2023). Hệ thống ISO 9001:2015 và 7 Nguyên tắc quản lý chất
lượng. Retrieved from https://itgtechnology.vn/he-thong-quan-ly-chat-luong-iso-
90012015/

8. VietQ. (2020). Kinh nghiệm áp dụng thành công công cụ quản lý chất lượng tại
Vissan. Retrieved from https://icert.vn/kinh-nghiem-ap-dung-thanh-cong-cong-cu-quan-
ly-chat-luong-tai-cong-ty-vissan.htm

9. Vissan. (2022). Vissan - Lấy quyền lợi của người tiêu dùng làm mục tiêu và động
lực phát triển. Retrieved from https://vnr500.com.vn/Vissan--Lay-quyen-loi-cua-nguoi-
tieu-dung-lam-muc-tieu-va-dong-luc-phat-trien--10099-1007.html#google_vignette
10. Vissan. (n.d.). Ngành hàng thực phẩm tươi sống. Retrieved from
https://www.vissan.com.vn/nganh-hang/nganh-thuc-pham-tuoi-song/

11. Vissan. (n.d.). VISSAN - Chinh phục thị trường bằng sản phẩm an toàn.
Retrieved from https://www.vissan.com.vn/bai-viet-bao-chi/vissan-chinh-phuc-thi-
truong-bang-san-pham-an-toan.html

12. Vissan. (n.d.). VISSAN ĐẠT CHỨNG NHẬN ISO 9001:2015. Retrieved
from https://www.vissan.com.vn/tin-tuc-vissan/vissan-dat-chung-nhan-iso-9001-
2015.html

You might also like