You are on page 1of 42

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING


KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
------------

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN


QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG

Mã lớp học phần: 2321101079806


Giảng viên hướng dẫn: TS. Tô Anh Thơ

Nhóm sinh viên thực hiện:

1. Nguyễn Thị Tường Duy - 2121006831


2. Vòng Sau Mỹ Phụng - 2121012830
3. Hồ Thị Nhã Uyên - 2121007127

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2023


MỤC LỤC
CÂU 1.............................................................................................................................1
BIỂU ĐỒ TẦN SỐ (HISTOGRAM)...................................................................1
BIỂU ĐỒ KIỂM SOÁT (CONTROL CHART)...................................................4
MỐI QUAN HỆ KẾT QUẢ GIỮA HAI BIỂU ĐỒ.............................................7
CÂU 2. Quá trình thực hiện đảm bảo chất lượng ISO 9001:2015 của công ty sau khi
đạt chứng chỉ...................................................................................................................8
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT............................................................................8
1.1 Giới thiệu khái quát về tiêu chuẩn ISO 9001:2015............................................8
1.2 Các điều khoản tiêu chuẩn của ISO 9001:2015.................................................9
1.3 Các bước triển khai áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001..........................................16
CHƯƠNG 2. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG THEO ISO
9001:2015 CỦA CÔNG TY VISSAN.......................................................................18
2.1 Giới thiệu về công ty VISSAN........................................................................18
2.1.1 Sản phẩm...................................................................................................19
2.1.2 Hệ thống sản xuất......................................................................................20
2.2 Quá trình thực hiện đảm bảo chất lượng theo ISO 9001:2015 của VISSAN. .20
2.2.1 Trách nhiệm lãnh đạo................................................................................22
2.2.2 Nguồn lực..................................................................................................23
2.2.3 Quá trình sản xuất sản phẩm và cung ứng dịch vụ....................................25
2.2.4 Quy trình kiểm soát chất lượng.................................................................26
2.2.5 Hoạt động đo lường phân tích...................................................................28
2.2.6 Cải tiến, đổi mới........................................................................................29
2.3 Đánh giá hệ thống quản lí chất lượng của VISSAN........................................32
2.4 Đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện hệ thống chất lượng của doanh nghiệp
VISSAN.................................................................................................................33
2.5 Nhận định về quá trình thực hiện đảm bảo chất lượng theo iso 9001:2015 của
công ty VISSAN....................................................................................................36
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................38
CÂU 1.
 BIỂU ĐỒ TẦN SỐ (HISTOGRAM)

Bảng dữ liệu các khoảng

Đơn vị đo 0.001
Giá trị lớn nhất Max 205.050
Giá trị nhỏ nhất Min 205.005
Độ rộng phân bổ R= Max - Min 0.045
Số lượng mẫu n 100
Số lớp k= √ n 10
Độ rộng lớp h= R/k 0.005
Điểm bắt đầu Min – Đơn vị đo/2 205.005

Bảng tần suất dữ liệu và giá trị trung bình của mỗi lớp

Lớp Biên độ dưới Biên độ trên Trung bình Tần số

1 205.005 205.010 205.007 1


2 205.010 205.015 205.012 12
3 205.015 205.020 205.017 1
4 205.020 205.025 205.022 12
5 205.025 205.030 205.027 15
6 205.030 205.035 205.032 31
7 205.035 205.040 205.037 9
8 205.040 205.045 205.042 14
9 205.045 205.050 205.047 3
10 205.050 205.055 205.052 2

Tổng 100

Giới hạn trên (SU): 205.050

Giới hạn dưới (SL): 204.950

Giá trị trung bình (X̅ ): 205.028

Độ lệch chuẩn (σ ): 0.010

1
SU −SL
Cp =

= 1.653

SU −μ μ−SL
Cpk = Min { 3σ , 3σ = 0.726 }
Độ lệch k: -0.56

Biểu đồ Histogram
35
31
30

25

20
15 14
15
12 12
10 9

5 3
1 1 2
0 0
0
07

12

17

22

27

32

37

42

47

52
5.0

5.0

5.0

5.0

5.0

5.0

5.0

5.0

5.0

5.0
20

20

20

20

20

20

20

20

20

20
Phân tích

 Số linh kiện được sản xuất nhiều nhất có dộ dài từ 205.030 – 205.035 (cụ thể
là 31 linh kiện), đó là giá trị cao nhất trong biểu đồ được gọi là “mode”.
 Biểu đồ tần suất cũng cho biết về hình dạng phân bố, cụ thể là biểu đồ trên có
dạng phân bố răng cưa. Biểu đồ trên, các linh kiện được sản xuất tập trung
nhiều có độ dài khoảng 205.010 – 205.015 (12 linh kiện), 205.020 –205.030
(27 linh kiện) và từ 205.035 – 205.045 (23 linh kiện). Có một số ít linh kiện
có độ dài nằm xen kẽ 205.005 – 205.010 (1 linh kiện), 205.015 – 205.020 (1
linh kiện) và từ 205.045 – 205.055 (5 linh kiện). Điều đó cho thấy tần suất
phân bố dữ liệu không đồng đều và sự chênh lệch đó đã tạo ra các đỉnh, khe
răng cưa trên biểu đồ Histogram. Một giả thuyết có thể là do dữ liệu đã bị làm
tròn sau mỗi lần đo đạc. Sự không đồng đều về độ dài của linh kiện có thể bắt
nguồn từ các sai số kỹ thuật trong quá trình gia công, vận hành máy móc hoặc
các vấn đề liên quan đến sự chính xác trong quy trình sản xuất. Sự tích tụ của
sai số này có thể dẫn đến sự không đồng đều về độ dài của các linh kiện. Vì

2
vậy, công ty X cần đề xuất giải pháp để đưa dạng phân bố về dạng hình
chuông (dạng tiêu chuẩn).
 Giá trị trung bình của độ dài linh kiện là 205.028 mm nằm trong khoảng
205.025 – 205.030, nhưng đỉnh của biểu đồ lại nằm trong khoảng 205.030 –
205.035 nên biểu đồ có xu hướng lệch sang phải.
 Từ số liệu trên ta so sánh khoảng rộng của dữ liệu với khoảng rộng tiêu chuẩn
cho thấy đây là dạng không có khoảng rộng ở một phía. Vì vậy công ty X có
thể áp dụng các biện pháp cụ thể tùy vào tình hình thực tế để làm giảm giá trị
trung bình hoặc giảm sai lệch.
 1.55<Cp (1.653)<1.67: từ số liệu này cho thấy năng lực quá trình này rất có
triển vọng, tuy khuyết tật vẫn có thể xảy ra nhưng rất dễ dàng phát hiện ra.
 Cpk trong trường hợp này là 0.726, điều đó cho thấy rằng một lượng nhỏ dữ
liệu vượt ra ngoài giới hạn tiêu chuẩn (có thể do dữ liệu đã bị làm tròn trong
quá trình thu thập).
 Biểu đồ còn giúp chúng ta so sánh kết quả đạt được với yêu cầu đặc trưng.
Giới hạn cho phép của linh kiện có độ dài là 205 ± 0.05 mm. Điều này có
nghĩa là linh kiện được sản xuất có độ dài chỉ được phép trong khoảng từ
204.950 mm - 205.050 mm là đạt yêu cầu.

Nhận định: Từ biểu đồ trên cho ta thấy quá trình sản xuất diễn ra bình thường
nhưng dễ dàng xảy ra những biến động. Đây không phải là một trạng thái lí tưởng cần
được duy trì vì chỉ cần có sự thay đổi nhỏ thì tiến trình sẽ trở nên bất thường.

Giải pháp:

 Công ty X cần có các biện pháp cải thiện quá trình hoặc tập dữ liệu bằng các
phương pháp sau:
 Xác định nguyên nhân gây ra sự biến động dữ liệu và khắc phục chúng. Công
ty X có thể sử dụng công cụ sơ đồ nhân quả để phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến kết quả của quá trình.
 Kiểm tra lại cách thu thập dữ liệu, đảm bảo rằng dữ liệu là chính xác, đầy đủ
và không bị sai lệch. Có thể sử dụng công cụ phiếu kiểm tra để ghi nhận và
kiểm soát dữ liệu

3
 Thay đổi các tiêu chí hay mục tiêu của quá trình để phù hợp với khả năng
thực hiện của công ty. Có thể sử dụng công cụ biểu đồ kiểm soát để xác định
giới hạn trên và giới hạn dưới của quá trình.

 BIỂU ĐỒ KIỂM SOÁT (CONTROL CHART)

X1 X2 X3 X4 X5 X̅ R
205.03 205.04 205.02
1 205.020 205.010 205.010
0 5 3 0.035
205.01 205.03 205.01
2 205.020 205.025 205.010
0 0 9 0.020
205.01 205.03 205.02
3 205.030 205.050 205.020
0 0 8 0.040
205.03 205.04 205.03
4 205.020 205.030 205.035
0 0 1 0.020
205.04 205.03 205.03
5 205.035 205.030 205.035
0 0 4 0.010
205.03 205.03 205.03
6 205.030 205.025 205.035
0 0 0 0.010
205.02 205.02 205.02
7 205.025 205.025 205.025
5 5 5 0.000
205.01 205.01 205.01
8 205.020 205.025 205.020
5 0 8 0.015
205.02 205.01 205.02
9 205.030 205.040 205.010
5 0 3 0.030
205.02 205.01 205.02
10 205.025 205.020 205.020
5 0 0 0.015
205.01 205.04 205.02
11 205.005 205.030 205.040
0 0 5 0.035
205.03 205.03 205.02
12 205.020 205.030 205.030
0 0 8 0.010
205.03 205.04 205.03
13 205.040 205.030 205.030
0 0 4 0.010
205.03 205.03 205.03
14 205.040 205.030 205.025
0 0 1 0.015
205.01 205.04 205.02
15 205.010 205.020 205.050
0 0 6 0.040
205.03 205.04 205.03
16 205.040 205.037 205.040
5 2 9 0.007
205.04 205.03 205.03
17 205.038 205.045 205.030
5 3 8 0.015
205.04 205.02 205.02
18 205.030 205.025 205.020
0 5 8 0.020

4
205.03 205.03 205.03
19 205.025 205.030 205.035
0 0 0 0.010
205.04 205.03 205.03
20 205.035 205.030 205.020
0 0 1 0.020

CL = X̅̅ = 205.028

R̅ = 0.019

 X:

Giới hạn trên: UCL_X = X̅̅ + A2*R̅ = 205.028 + 0.577*0.019 = 205.039

Giới hạn dưới: LCL_X = X̅̅ + A2*R̅ = 205.028 - 0.577*0.019 = 205.017

 R:

Giới hạn trên: UCL_R = D4*R̅ = 2.115*0.019 = 0.040

Giới hạn dưới: LCL_R = D3*R̅ = 0*0.019 = 0

Biểu đồ X-Bar
205.045

205.040

205.035

205.030

205.025

205.020

205.015

205.010

205.005
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
X̅ X̅̅ UCL_X LCL_X

5
Biểu đồ R
0.045

0.040

0.035

0.030

0.025

0.020

0.015

0.010

0.005

0.000
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
R R̅ UCL_R LCL_R

Phân tích

 Biểu đồ kiểm soát X - R trên cho thấy những biến động tiến trình sản xuất của
công ty X thông qua 20 lần lấy mẫu.
 Biểu đồ trên không có điểm nào vượt quá đường giới hạn trên (UCL) và
đường dưới hạn dưới (LCL). Tuy nhiên có một vài điểm ngoại lai nằm trên
đường giới hạn trên (UCL) và đường giới hạn dưới (LCL). Điều đó cho thấy
rằng:
o Điểm ngoại lai có thể xảy ra do các yếu tố ngẫu nhiên hoặc sai sót trong
quá trình đo lường.
o Đó là những điểm báo hiệu sự thay đổi của quá trình do các yếu tố bên
trong hoặc bên ngoài.
o Đó là những điểm cho thấy quá trình cần được cải tiến để giảm thiểu sai
sót và nâng cao hiệu suất.
 Không có dạng xu thế: Không có 5 điểm tăng liên tục và không có 5 điểm
giảm liên tục trên biểu đồ nên quá trình không thay đổi từng bước.

6
 Không có dạng một bên đường tâm: Không có 7 dữ liệu liền nhau nằm cùng
một phía của đường trung tâm vì vậy giá trị trung bình không bị thay đổi.
 Không xuất hiện vòng lặp: Không có từ 7 điểm trở lên lặp đi lặp lại nên không
có hậu quả liên quan đến thời gian.
 Không xuất hiện tiệm cận đường giới hạn kiểm soát: Các điểm dữ liệu không
xuất hiện thường xuyên gần với các đường giới hạn kiểm soát.

Nhận định: Biểu đồ kiểm soát X – R trên cho thấy quá trình sản xuất linh kiện
của công ty X chưa hoàn toàn ổn định và công ty X cần chú ý quan tâm chặt chẽ đến
tiến trình sản xuất để loại bỏ các dấu hiệu bất thường.

Giải pháp:

 Công ty cần X cần phải xem xét nguyên nhân của điểm ngoại lai trên biểu đồ
kiểm soát để đảm bảo quá trình sản xuất của công ty không bị ảnh hưởng bởi
các yếu tố đặc biệt.
 Công ty kiểm tra lại các thiết bị đo, các điều kiện môi trường, hoặc các nhân
viên tham gia vào quá trình để tìm ra nguyên nhân và đưa ra các biện pháp
khắc phục nhằm đưa quá trình sản xuất trở lại trạng thái ổn định.

 MỐI QUAN HỆ KẾT QUẢ GIỮA HAI BIỂU ĐỒ


 Hai biểu đồ trên đều cho ta thấy được quá trình sản xuất linh kiện vẫn diễn ra
ổn định, tất cả các điểm đều nằm trong các đường giới hạn. Tuy nhiên kết quả
cho thấy:
o Đối với biểu đồ tần số, tần suất phân bố của các mẫu dữ liệu không đều,
có một số mẫu dữ liệu nằm sát đường giới hạn.
o Đối với biểu đồ kiểm soát, có những mẫu dữ diệu nằm trên các đường
giới hạn trên và giới hạn dưới.
 Từ đó có thể thấy rằng tuy quy trình sản xuất linh kiện ở hai biểu đồ diễn ra
bình thường nhưng chỉ cần có một sự tác động nhỏ thì sẽ xuất hiện sản phẩm
lỗi ngay. Vì vậy công ty X cần quan tâm, chú ý chặt chẽ đến quy trình sản
xuất nhằm đảm bảo quy trình được diễn ra một cách chính xác.

7
8
CÂU 2. Quá trình thực hiện đảm bảo chất lượng ISO 9001:2015 của công ty sau khi
đạt chứng chỉ
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Giới thiệu khái quát về tiêu chuẩn ISO 9001:2015

ISO là tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (The International Organization for


Standardization), là một ủy ban quốc tế bao gồm các cơ quan tiêu chuẩn quốc gia của
hơn 160 cơ quan tiêu chuẩn quốc gia. Tổ chức này đã đưa ra các tiêu chuẩn thương
mại và công nghiệp trên phạm vi toàn thế giới. Mỗi quốc gia sẽ có một cơ quan, tổ
chức đại diện để tham gia vào ISO, và là cơ quan đạt tiêu chuẩn nhất của quốc gia đó.
ISO ra đời với mục tiêu thúc đẩy sự phát triển tiến bộ và đặc biệt tạo thuận lợi cho
việc mua bán trao đổi hàng hóa, dịch vụ trên phạm vi toàn thế giới. Đóng góp vào sự
phát triển chung trong nhiều lĩnh vực khác như khoa học, công nghệ, kinh tế,... ISO
hoạt động rất nhiều lĩnh vực chỉ trừ điện tử và điện vì lĩnh vực này thuộc quyền quản
lý của IEC. Ngoài việc tạo ra các tiêu chuẩn thì ISO còn thường xuyên có các báo cáo
kỹ thuật để có thể dùng làm tham khảo, tham chiếu cũng như giải thích cho nhiều vấn
đề khác nữa.

Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 có tên gọi đầy đủ là “Hệ thống Quản lý Chất lượng –
Các yêu cầu (Quality Management Systems – Requirements)”, tiêu chuẩn ISO
9001:2015 là tiêu chuẩn ISO 9001 được ban hành lần thứ 5 vào năm 2015 và cũng là
phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn ISO 9001.

 Điểm cải tiến thứ nhất của ISO 9001:2015 so với các phiên bản cũ là việc tiếp
cận tư duy dựa trên rủi ro. Tư duy này giúp tổ chức xác định các yếu tố có thể
là nguyên nhân làm các quá trình và hệ thống quản lý của tổ chức chệch khỏi
kết quả được hoạch định. Doanh nghiệp có thể đưa ra các kiểm soát phòng
ngừa các rủi ro và có cơ hội để cải tiến.

 Thay đổi thứ 2 là việc thay đổi các nguyên tắc quản lý chất lượng, bao gồm:
Hướng vào khách hàng, Sự lãnh đạo; Sự tham gia của mọi người; Tiếp cận theo
quá trình cải tiến; Quyết định dựa trên bằng chứng; Quản lý mối quan hệ.

9
1.2 Các điều khoản tiêu chuẩn của ISO 9001:2015

ISO 9001:2015 áp dụng quy trình PDCA “hoạch định – thực hiện – kiểm tra –
hành động”.

(Nguồn Internet)

PLAN (hoạch định): lập kế hoạch cho các quy trình này sẽ đạt được các mục
tiêu

DO (thực hiện): thực hiện kế hoạch, làm theo kế hoạch

CHECK (kiểm tra): đánh giá kiểm tra xác định mức độ đạt được mục tiêu của
kế hoạch đã thực hiện.

ACT (hành động): hành động khắc phục để thực hiện cải tiến kế hoạch để cải
thiện hiệu suất như mong muốn. Nếu hiệu suất cần được cải thiện thì cần phải
có hành động khắc phục để cải thiện hệ thống. Nếu hiệu suất là chấp nhận được
thì kế hoạch là tốt. Thực hiện theo kế hoạch.

Điều khoản 1: Phạm vi

Tiêu chuẩn quốc tế này quy định các yêu cầu cho hệ thống quản lý chất lượng
khi tổ chức:

Cần chứng tỏ khả năng cung cấp một cách ổn định sản phẩm hoặc dịch vụ đáp
ứng các yêu cầu của khách hàng cũng như các yêu cầu của luật pháp và chế định thích
hợp;

10
Muốn nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng thông qua việc áp dụng một cách có
hiệu lực hệ thống, bao gồm cả các quá trình để cải tiến hệ thống và đảm bảo sự phù
hợp với các yêu cầu của khách hàng, yêu cầu luật định và chế định hiện hành.

Tất cả các yêu cầu của Tiêu chuẩn quốc tế này mang tính tổng quát và dự kiến áp
dụng cho mọi tổ chức, không phân biệt loại hình, quy mô hoặc sản phẩm và dịch vụ
cung cấp.

Điều khoản 2: Tiêu chuẩn viện dẫn

Các tài liệu sau đây, toàn bộ hoặc một phần, được tham chiếu trong tài liệu này
và không thể tách rời khi áp dụng hệ thống. Đối với tài liệu tham khảo không ghi ngày
tháng, phiên bản mới nhất của tài liệu tham chiếu (bao gồm cả các sửa đổi) được áp
dụng.

- ISO 9000:2015: Tiêu chuẩn này định nghĩa các thuật ngữ và khái niệm chung
về quản lý chất lượng mà các tiêu chuẩn khác trong gia đình tiêu chuẩn ISO
9000 sẽ sử dụng.
- ISO 9004:2018: Tiêu chuẩn này cung cấp hướng dẫn về quản lý chất lượng bền
vững và cải tiến liên tục.
- ISO/IEC 17021-1:2015: Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu cho việc chứng
nhận hệ thống quản lý.
- ISO/IEC 17000: Tiêu chuẩn này định nghĩa các yêu cầu chung cho các cơ quan
kiểm định và cơ quan chứng nhận.
- ISO/IEC 27001: Tiêu chuẩn này liên quan đến quản lý bảo mật thông tin.
- ISO 31000: Tiêu chuẩn này liên quan đến quản lý rủi ro.
- ISO/IEC 90003: Tiêu chuẩn này cung cấp hướng dẫn cho việc áp dụng ISO
9001 cho phần mềm.
- ISO/IEC 20000: Tiêu chuẩn này liên quan đến quản lý dịch vụ công nghệ thông
tin.

Và các tài liệu tham khảo khác liên quan đến quản lý chất lượng và các lĩnh vực
tương tự.

11
Điều khoản 3: Thuật ngữ và định nghĩa

Một số thuật ngữ và định nghĩa thường sử dụng:

 Quản lý cấp cao: cá nhân hoặc nhóm người có quyền lực cao nhất để điều phối
các hoạt động của doanh nghiệp;

 Bối cảnh tổ chức: các yếu tố bên trong và bên ngoài có thể ảnh hưởng đến tổ
chức;

 Bên quan tâm: những cá nhân hoặc tổ chức bị ảnh hưởng bởi các hoạt động của
doanh nghiệp;

 Quá trình: chuỗi các hành động được diễn ra theo một trật tự để đạt được mục
đích;

 Sự không phù hợp: không đáp ứng yêu cầu đề ra;

 Rủi ro: kết quả lệch so với dự kiến và gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến
mục tiêu thực hiện;

 Hiệu quả: Mức độ hoàn thành của công việc so với dự kiến.

Thuật ngữ và định nghĩa Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa
trong TCVN ISO 9000:2015

Điều khoản 4: Bối cảnh của tổ chức

 Hiểu tổ chức và bối cảnh của tổ chức: Chứng nhận ISO 9001:2015 yêu cầu
doanh nghiệp phải xác định cụ thể về bối cảnh tổ chức tức là các yếu tố bên
trong và bên ngoài có ảnh hưởng đến mục tiêu và kết quả hoạt động của doanh
nghiệp.
 Hiểu nhu cầu và mong đợi của người liên quan: Tiêu chuẩn yêu cầu tổ chức
xác định cụ thể mong đợi của các bên liên quan để có thể đưa ra những hành
động phù hợp nhằm mang đến hiệu quả tốt nhất.
 Xác định phạm vi của hệ thống quản lý chất lượng: Xác định phạm vi là hành
động quan trọng khi thực hiện tiêu chuẩn ISO, chúng phải được cân nhắc và
xác định một cách hợp lý và được lưu trữ như các thông tin, tài liệu quan trọng.

12
 Hệ thống quản lý chất lượng và các quy trình: Doanh nghiệp cần lên kế hoạch
cụ thể, thực hiện, đánh giá và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng, đảm bảo các
quy trình được thực hiện phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn.

Việc xác định cụ thể các quy trình cần được thực hiện từ yếu tố đầu vào, cách
hoạt động đến sản phẩm đầu ra sẽ đảm bảo hiệu quả mang đến cao hơn.

Điều khoản 5: Sự lãnh đạo

 Lãnh đạo và cam kết: Lãnh đạo phải cam kết thực hiện thì mới mang đến hiệu
quả cao nhất. Cam kết sẽ được thực hiện thông qua việc thông báo cho doanh
nghiệp về việc đáp ứng các yêu cầu của khách hàng.
 Chính sách: Là tài liệu cấp cao chứa các tuyên bố của tổ chức về định hướng
chung cũng như cam kết về chất lượng và mang đến sự hài lòng cho khách
hàng, là một khuôn khổ dành cho các mục tiêu chất lượng cần thực hiện, chính
sách còn cam kết về hiệu quả và sự cải tiến liên tục của hệ thống quản lý chất
lượng.
 Vai trò của tổ chức, trách nhiệm và quyền hạn: Trách nhiệm và quyền hạn sẽ
được xác định cụ thể, chính xác và truyền đạt trực tiếp cho các bộ phận, cá
nhân để họ biết được mình cần làm gì, có trách nhiệm ra sao, công việc cần kết
nối với bộ phận nào để từ đó mang đến hiệu quả hoạt động cao hơn.

Điều khoản 6: Hoạch định

 Hành động giải quyết rủi ro và cơ hội: Khi lập kế hoạch QMS, theo tiêu chuẩn
ISO 9001 tổ chức sẽ phải xem xét bối cảnh của tổ chức và nhu cầu và mong đợi
của các bên quan tâm để xác định rủi ro và cơ hội cần được giải quyết. Mục
đích của việc giải quyết các rủi ro và cơ hội là để đảm bảo rằng Hệ thống quản
lý chất lượng ISO 9001 sẽ đạt được các kết quả dự kiến, nâng cao các hiệu quả
mong muốn và đạt được các cải tiến.
 Mục tiêu chất lượng và hoạch định để đạt được mục tiêu: Tiêu chuẩn ISO 9001
yêu cầu quản lý cấp cao nhất thiết lập các mục tiêu chất lượng cho các chức
năng và bộ phận thích hợp trong tổ chức (nhân sự, sản xuất, mua hàng, v.v.).
Các mục tiêu chất lượng phải đo lường được, định lượng được và xác định thời

13
gian. Chúng phải phù hợp với Chính sách chất lượng để có thể xác định được
liệu các mục tiêu có được đáp ứng hay không và nếu không, thì phải làm gì.
 Hoạch định thay đổi: Theo tiêu chuẩn ISO 9001, khi tổ chức xác định sự cần
thiết của các thay đổi đối với Hệ thống quản lý chất lượng, các thay đổi cần
được thực hiện một cách có kế hoạch. Điều này bao gồm việc xem xét mục
đích và hậu quả của chúng, tính toàn vẹn của QMS, sự sẵn có của các nguồn
lực, phân bổ trách nhiệm và quyền hạn.

Điều khoản 7: Hỗ trợ

 Nguồn lực: Tiêu chuẩn ISO 9001 yêu cầu doanh nghiệp phải xác định và đáp
ứng về nguồn lực để thiết lập, thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý chất
lượng. Đơn vị có thể tính toán dựa trên nguồn lực sẵn có và từ bên ngoài để có
cách hoạt động sao cho hiệu quả nhất. Các nguồn lực được đề cập đến bao
gồm: con người, cơ sở hạ tầng, môi trường hoạt động, giám sát và đo lường
nguồn lực và tri thức.
 Năng lực: Doanh nghiệp cần xác định và đảm bảo nhân viên đáp ứng đầy đủ
các tiêu chuẩn về chuyên môn, kỹ năng, kinh nghiệm. Đơn vị có thể tiến hành
đánh giá với nhiều cách khác nhau như khóa học chuyên môn hoặc một số
phương tiện hỗ trợ khác.
 Nhận thức: Nhân viên phải có nhận thức và hiểu rõ công việc họ cần làm, trách
nhiệm, yêu cầu công việc và một số yếu tố khác vì chúng có thể gây ra nhiều
ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống quản lý chất lượng nếu nhân viên thực hiện
sai.
 Trao đổi thông tin: Đây là yếu tố cần được xác lập trong hệ thống quản lý chất
lượng vì chúng sẽ hỗ trợ quá trình truyền đạt trong khoảng thời gian phù hợp
thông qua những cách thức mang đến hiệu quả cao để đảm bảo tính nhất quán.
 Thông tin tài liệu: Tài liệu được đề cập không chỉ theo yêu cầu của tiêu chuẩn
ISO mà còn bao gồm những tài liệu cần thiết để doanh nghiệp triển khai quy
trình. Tài liệu phải được thu thập dựa trên thông tin chính xác, được mô tả rõ
ràng và lưu trữ và các tài liệu này cần được phê duyệt để đảm bảo sự phù hợp
với từng mục đích sử dụng.

14
Điều khoản 8: Điều hành

 Lập kế hoạch và kiểm soát hoạt động: Để đạt được hiệu quả cao nhất, doanh
nghiệp phải lập kế hoạch cụ thể trước khi thực hiện và triển khai các hoạt động
kiểm soát để đảm bảo thực hiện đúng kế hoạch đề ra nhằm đạt được mục đích.
 Kiểm soát các quy trình, sản phẩm và dịch vụ được cung cấp bên ngoài: Đề
cập cụ thể đến hoạt động chọn mua nguyên vật liệu và thuê dịch vụ ngoài.
Doanh nghiệp nên chọn nhà cung cấp đáp ứng đầy đủ các tiêu chí đề ra để đảm
bảo về chất lượng và không gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển
của sản phẩm, dịch vụ.

Một số yêu cầu cần chú ý về nhà cung cấp bên ngoài:

- Chất lượng quy trình, sản phẩm, dịch vụ cung cấp


- Năng lực
- Các hoạt động xác minh mà doanh nghiệp tổ chức
- Quy trình thực hiện, trang thiết bị
 Sản xuất và cung cấp dịch vụ: Đối với trường hợp doanh nghiệp sử dụng tài
sản của tổ chức, cá nhân bên ngoài thì phải bảo vệ tài sản này, lưu trữ những
thông tin cần thiết để đối chất nếu có tình huống phát sinh xảy ra như mất mát,
hư hỏng,…

Về các hoạt động sau giao hàng như chế độ hậu mãi, bảo trì, bảo dưỡng thì sẽ bị
chi phối bởi một số yếu tố như:

- Yêu cầu của pháp luật và quy định


- Hậu quả không mong muốn tiềm ẩn
- Bản chất của dịch vụ, sản phẩm
- Các yêu cầu và phản hồi từ khách hàng.
 Phát hành sản phẩm và dịch vụ: Việc phát hành sẽ không được thực hiện cho
đến khi các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn thông qua những
bằng chứng cụ thể.
 Kiểm soát đầu ra không phù hợp: Kiểm soát đầu ra không phù hợp nhằm ngăn
chặn và giảm thiểu sự tác động của những sản phẩm không đáp ứng yêu cầu từ
khách hàng.
15
Cách thực hiện có thể là:

- Thực hiện điều chỉnh;


- Thực hiện chính sách đổi trả;
- Thông báo trực tiếp đến khách hàng.

Điều khoản 9: Đánh giá kết quả thực hiện

Để có kết quả đánh giá về mức độ hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm và
dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp thì phải thực hiện đo lường hiệu suất của đơn vị.

 Đánh giá nội bộ: Mục đích chính khi thực hiện đánh giá nội bộ là để kiểm tra
kết quả vận hành của hệ thống quản lý chất lượng nhằm đảm bảo hệ thống vẫn
được vận hành và duy trì ổn định, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn ISO
9001:2015. Khi quá trình này kết thúc, doanh nghiệp có thể thực hiện đánh giá
thông qua các dữ liệu đã thu thập trước đó và để có hành động thích hợp với
từng kết quả khác nhau.
 Xem xét lãnh đạo: Theo quy định, ít nhất 12 tháng/lần các lãnh đạo của doanh
nghiệp phải xem xét qua hệ thống quản lý chất lượng để xác định chúng còn
phù hợp hay không, có đáp ứng các tiêu chuẩn hay không và có đạt được kết
quả như dự kiến hay không. Các đánh giá này sẽ được thực hiện đầy đủ nhất để
giúp nhà lãnh đạo đưa ra các quyết định về cải tiến hệ thống, cách vận hành
hoặc điều chỉnh thay đổi để thích ứng với doanh nghiệp và thị trường.

Điều khoản 10: Cải tiến

 Tổng quát: Đối với các vấn đề chưa tốt, doanh nghiệp phải đưa ra phương án
giải quyết sao cho hiệu quả, khắc phục những yếu điểm để hệ thống quản lý
chất lượng hoàn thiện hơn.
 Sự không phù hợp và hành động khắc phục: Đối với những sự không phù hợp
phải có hành động kiểm soát chúng để kịp thời đưa ra các giải pháp xử lý hậu
quả tốt hơn và ngăn chặn tình hình chứng tái diễn trong thời gian sắp tới.
 Cải tiến liên tục: Có thể nói đây là yếu tố quan trọng nhất trong hệ thống quản
lý chất lượng. Bởi lẽ khi thực hiện, doanh nghiệp không chỉ duy trình hệ thống
mà còn không ngừng cải tiến những bộ phận, những yếu tố chưa phù hợp để

16
mang đến hiệu quả tốt hơn, tiết kiệm nguồn lực và cả tài nguyên cho doanh
nghiệp. ISO 9001 hướng dẫn các doanh nghiệp các xây dựng và thực hiện hệ
thống quản lý tiêu chuẩn chất lượng, với mục đích đáp ứng được tất cả nguyện
vọng của khách hàng cũng như đối tác.

1.3 Các bước triển khai áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001

Quy trình áp dụng ISO 9001:2015 cho các doanh nghiệp tại Việt Nam là yêu cầu
được thực hiện đầy đủ, chính xác và nghiêm túc. Bởi, chứng nhận ISO 9001 là bằng
chứng giúp doanh nghiệp thể hiện việc có hệ thống quản lý hiệu quả; quản lý được
chất lượng sản phẩm. Chứng nhận ISO 9001 giúp nâng cao hình ảnh doanh nghiệp
trong mắt khách hàng.

Bước 1. Bổ nhiệm và chỉ định nhóm người sẽ xây dựng và triển khai ISO

Lãnh đạo công ty cần quyết định lựa chọn, chỉ định một số nhân sự chủ chốt của
các bộ phận để tạo thành nhóm nhân sự để triển khai xây dựng và áp dụng ISO.

Bước 2. Xây dựng kế hoạch thực hiện

Để áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001, trước tiên
cần phân tích và xác định được các điều khoản của tiêu chuẩn ISO. Sau đó xem xét sư
đáp ứng các điều khoản đó của tổ chức so với yêu cầu trong tiêu chuẩn. Sau khi tiến
hành phân tích, ban ISO sẽ lên kế hoạch lập thực hiện chi tiết.

Bước 3. Thông báo trong nội bộ tổ chức

Đây là một thông tin quan trọng quyết định mọi hoạt động sản xuất kinh doanh
sắp tới. Vì vậy, cần phải thông báo cho tất cả các nhân viên trong doanh nghiệp được
biết. Chuẩn bị cho kế hoạch áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2015.

Bước 4. Xây dựng và thiết lập các quy trình/hướng dẫn và biểu mẫu

Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 đòi hỏi phải có hệ thống tài liệu, quy trình bắt buộc
phải thiết lập theo các yêu cầu trong tiêu chuẩn. Ngoài ra để đảm bảo thiết lập được
một hệ thống quản lý chất lượng ổn định thì với mỗi công đoạn sản xuất, kinh doanh
doanh nghiệp cần thiết lập các quy trình và hướng dẫn chuẩn hóa.

17
Bước 5. Thực hiện và vận hành theo hệ thống quản lý chất lượng đã thiết lập

Đưa những quy trình tác nghiệp vào hệ thống tài liệu của hệ thống quản lý chất
lượng ISO 9001 vào áp dụng trong những phòng ban/bộ phận có liên quan của tổ
chức. Trong bước này, lãnh đạo của doanh nghiệp và đội ngủ nhân viên phải được
thông báo về những quy trình làm việc mới hoặc những thay đổi chính thức trong hoạt
động vận hành sản xuất/kinh doanh theo tiêu chuẩn ISO 9001.

Bước 6. Đánh giá, giám sát nội bộ quy trình áp dụng ISO 9001

ISO 9001 yêu cầu doanh nghiệp phải định kỳ đánh giá hệ thống quản lý chất
lượng ISO 9001 để đảm bảo hệ thống được duy trì, vận hành ổn định. Kỹ năng đánh
giá nội bộ là một trong những kỹ năng cần thiết và hữu ích cho các cán bộ quản lý cấp
trung để có thể tự kiểm tra, đánh giá chéo hiệu quả các hoạt động trong nội bộ doanh
nghiệp.

Bước 7. Đăng ký và chứng nhận ISO 9001

Khi doanh nghiệp đã xây dựng, áp dụng và vận hành được hệ thống quản lý chất
lượng theo ISO 9001 thì cần tìm đến tổ chức chứng nhận hợp pháp tại Việt Nam để
làm các thủ tục đăng ký chứng nhận. Sau khi đăng ký chứng nhận tổ chức chứng nhận
sẽ cử đoàn chuyên gia có năng lực và kinh nghiệm xuống doanh nghiệp để đánh giá,
thẩm định tính phù hợp của hệ thống quản lý chất lượng đã thiết lập so với các yêu
cầu trong tiêu chuẩn.

Chứng chỉ chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001 sẽ là một lợi thế cạnh tranh
và nâng cao thương hiệu, hình ảnh rất lớn.

Bước 8. Duy trì chứng nhận ISO 9001

Nhiều doanh nghiệp đã sai lầm khi nghĩ rằng chỉ cần có chứng chỉ chứng nhận
hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 đã là bước cuối cùng của công việc xây dựng
và áp dụng chứng nhận ISO 9001. Tuy nhiên, việc duy trì được hệ thống quản lý chất
lượng đó cũng quan trọng và khó khăn không kém. Do đó, doanh nghiệp cần được
đảm bảo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 của mình được vận hành xuyên suốt
trong hoạt động hằng ngày của tổ chức để đảm bảo tính ổn định của hệ thống và tạo ra
cơ hội cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm.

18
CHƯƠNG 2. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG THEO
ISO 9001:2015 CỦA CÔNG TY VISSAN

2.1 Giới thiệu về công ty VISSAN

Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT NAM KỸ NGHỆ SÚC SẢN

Tên Tiếng anh: VISSAN JOINT STOCK COMPANY

Tên viết tắt: VISSAN

Trụ sở: 420 Nơ Trang Long, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh

Điện thoại: (84 28) 3553 3999 - 3553 3888

Fax: (84 28) 3553 3939

Website: http://www.VISSAN.com.vn

Giấy chứng nhận ĐKKD : Số 0300105356, đăng ký lần đầu ngày 11/10/2006, Đăng
ký thay đổi lần thứ 38 ngày 01/07/2016

Vốn điều lệ đăng ký: 809.143.000.000 đồng (tám trăm linh chín tỷ, một trăm bốn
mươi ba triệu đồng)

Vốn điều lệ thực góp: 809.143.000.000 đồng (tám trăm linh chín tỷ, mộttrăm bốn
mươi ba triệu đồng)

Người đại diện theo pháp luật: Ông Văn Đức Mười, Tổng Giám Đốc

Logo của VISSAN

Công ty Cổ phần Việt Nam Kỹ Nghệ Súc Sản được thành lập vào ngày
20/11/1970 và đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh từ ngày 18/05/1974. Hiện nay,
VISSAN là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu ngành thực phẩm của cả nước,

19
lĩnh vực hoạt động chuyên về sản xuất kinh doanh thịt tươi sống, đông lạnh và thực
phẩm chế biến từ thịt.

 Tầm nhìn: VISSAN tuyên bố tầm trong báo cáo thường niên năm 2022,
VISSAN trở thành thương hiệu thực phẩm hàng đầu tại Việt Nam, vươn
tầm quốc tế với chuỗi cung ứng khép kín, bền vững và truy xuất nguồn
gốc.
 Sứ mệnh: Cũng trong báo cáo thường niên năm 2022, VISSAN cam kết
cung cấp nguồn thực phẩm an toàn, chất lượng với giá trị dinh dưỡng cao
và tiện lợi nhằm mang đến cuộc sống tốt đẹp hơn, phong phú hơn cho
cộng đồng.
 Giá trị cốt lõi: VISSAN luôn lấy lợi ích của khách hàng làm kim chỉ nam
để tạo nên các giá trị cốt lõi, xây dựng công ty mang tính chuyên nghiệp.
Sản xuất các sản phẩm dinh dưỡng, lành mạnh và an toàn vệ sinh thực
phẩm. Các sản phẩm từ VISSAN mang đậm tinh hoa văn hóa truyền
thống ẩm thực, là niềm tự hào tràn đầy sức sống. VISSAN mang đến các
sản phẩm đa dạng, phong phú và thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng.
Đồng thời tạo nên tính thân thiện với cộng đồng và môi trường.

2.1.1 Sản phẩm


Hiện nay VISSAN đã ngày càng phát triển cải tiến cho ra nhiều dòng sản phẩm
đa dạng tiêu biểu như:

 Đồ hộp (gồm 371 danh mục sản phẩm trên trang web doanh nghiệp) được chế
biến từ các sản phẩm thịt heo, bò, thịt gia cầm tươi sống cao cấp: bò hầm, bò
xay, heo hầm, heo kho trứng, heo 2 lát, gà hầm, cá ngừ ngâm dầu…
 Đồ hộp chay: bò nấu đậu chay, gà carry chay, bò ragout chay, heo hầm chay,…
 Thực phẩm đông lạnh (gồm 266 danh mục sản phẩm trên trang web doanh
nghiệp): lạp xưởng, bò viên, xúc xích heo, nem chua, há cảo, giò lụa…
 Bánh – snack (gồm 57 danh mục sản phẩm trên trang web doanh nghiệp): chà
bông heo, gà sấy lá chanh, da heo vị tỏi ớt, snack chả giò…
 Gia vị - Đồ chấm (gồm 17 danh mục sản phẩm trên trang web doanh nghiệp):
hạt nêm.

20
 Thực phẩm khô (gồm 10 danh mục sản phẩm trên trang web doanh nghiệp): lạp
xưởng, chà bông heo, cá ngừ hộp, cá kho thịt hộp, bò kho đóng hộp.

2.1.2 Hệ thống sản xuất


Với định hướng chiến lược là tiếp cận thị trường bằng chất lượng và vệ sinh an
toàn thực phẩm, Công ty VISSAN đã và đang thực hiện quy trình liên kết khép kín
trong sản xuất, và vẫn không ngừng cải tiến quy trình này để nâng cao hiệu quả, chất
lượng sản phẩm ngày càng tốt hơn. Bên cạnh đó, VISSAN còn chủ động kết hợp liên
kết trong chuỗi kinh doanh khép kín, huy động các nguồn lực xã hội tập trung cho
chuỗi giá trị đi từ khâu sản xuất chế biến đến khâu phân phối, tiêu biểu như:

 Hệ thống dây chuyền sản xuất xúc xích tiệt trùng với thiết bị, công nghệ nhập
khẩu từ Nhật Bản, công suất 10.000 tấn/năm.
 Hệ thống dây chuyền sản xuất - chế biến đồ hộp, công suất 5.000 tấn/năm với
thiết bị và công nghệ của châu Âu.
 Dây chuyền sản xuất – chế biến thịt nguội nhập từ Pháp và Tây Ban Nha với
công suất 5.000 tấn/năm.
 Nhà máy chế biến thực phẩm đông lạnh theo truyền thống Việt Nam có công
suất 5.000 tấn/năm tại TP.HCM.
 Nhà máy chế biến thực phẩm ở khu vực miền Bắc với công suất 3.000 tấn/năm
tại Khu Công Nghiệp Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

2.2 Quá trình thực hiện đảm bảo chất lượng theo ISO 9001:2015 của VISSAN
 Mục tiêu

Về thực chất VISSAN hội đủ các yêu cầu của ISO 9001 hay HACCP tức là mức
yêu cầu tối thiểu cần thiết; vấn đề đối với họ là chú trọng yêu cầu cải tiến, nâng cao
hiệu lực và hiệu quả của Hệ thống, nâng cao mức và độ tin cậy về chất lượng sản
phẩm - dịch vụ theo yêu cầu thị trường.

Đẩy mạnh công tác nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới, an toàn và có truy
xuất nguồn gốc,... làm định hướng phát triển trọng tâm chiến lược; giữ vững uy tín và
vị thế của nhà cung cấp thực phẩm hàng đầu hiện nay. Theo đó đầu tư trang thiết bị
hiện đại nhằm cải thiện phẩm chất, nâng cao năng suất, bảo đảm an toàn vệ sinh thực

21
phẩm trong quá trình sản xuất. Bên cạnh đó, VISSAN phát triển các sản phẩm thịt heo
thảo mộc, các sản phẩm tẩm ướp với chất lượng vượt trội thông qua việc khai thác tối
đa các chủng loại thịt heo cùng phụ phẩm sau giết mổ.

Đặc biệt, việc tìm kiếm các loại thành phần nguyên liệu khác từ bò, gà nhằm
thay thế cho nguyên liệu heo do nguồn heo khan hiếm, thậm chí có kế hoạch nhập
khẩu thịt heo đông lạnh cũng sẽ được tính đến.

 Áp dụng ISO 9001:2015

Tháng 7/2017, Công ty VISSAN đã được BSI – tổ chức nổi tiếng trên thế giới về
hệ thống quản lý chất lượng và các hệ thống khác, cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn
ISO 9001:2015.

Chứng nhận ISO 9001:2015 của Công ty VISSAN

22
Đề án ISO 9001:2015 có sự tham gia của gần 20 nhân sự từ 8 phòng ban gồm
Phòng Quản lý chất lượng sản phẩm, Phòng Điều hành sản xuất, Phòng Nghiên cứu
và Phát triển sản phẩm, Xưởng Sản xuất chế biến thực phẩm, Xưởng Tồn trữ và Hạ
thịt gia súc, Xưởng Pha lóc, Khu trữ lạnh và Xưởng Bao bì.

Từ 5/2016 đến 7/2017 công ty đã hoàn thành yêu cầu và đạt chứng chỉ ISO. Tiếp
đó, từ 7/2017 đến nay, công ty liên tục duy trì hệ thống quản lý ISO 9001:2015.

Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 giúp tổng thể hóa,
rà soát lại tất cả các quá trình sản xuất và quá trình phục vụ sản xuất đang diễn ra
trong hệ thống của VISSAN cũng như các yếu tố hỗ trợ sản xuất. Chính sách và mục
tiêu chất lượng được dùng làm công cụ định hướng cho mỗi đơn vị và nhân viên trong
VISSAN để cùng nhìn về một hướng: tập trung vào chất lượng sản phẩm và phục vụ
khách hàng tốt hơn. Thay đổi thế giới quan, góc độ nhìn nhận của cán bộ công nhân
viên về vấn đề chất lượng là yếu tố sống còn của một công ty thực phẩm.

Nhà máy chế biến thực phẩm VISSAN sản xuất các sản phẩm chế biến truyền
thống như các loại há cảo, chả giò,… nhà máy áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO
9001:2015 trên 03 dòng sản phẩm: xúc xích tiệt trùng, đồ hộp và thực phẩm chế biến
đông lạnh. Tại đây, quá trình điều hành sản xuất hình thành trên nền tảng tiêu chuẩn
GMP với 2 dây chuyền sản xuất đồ hộp và xúc xích tiệt trùng được sản xuất theo tiêu
chuẩn HACCP và quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9001…

2.2.1 Trách nhiệm lãnh đạo


Quản trị là nền tảng của sự vận hành liên tục, hiệu quả của doanh nghiệp. Tại
VISSAN, ban lãnh đạo luôn tập trung hoàn thiện, nâng cao mô hình, năng lực quản trị
theo các chuẩn mực quốc tế. Nhìn lại diện mạo những năm trước và một VISSAN
căng tràn sức sống ngày hôm nay mới thấy rõ sự chuyển đổi lớn lao cả về chất lẫn
lượng; lại càng trân trọng hơn bàn tay, khối óc, con tim của Ban lãnh đạo và hàng
ngàn người lao động đã chung sức dựng xây nên thương hiệu VISSAN. Năm 2020
khép lại với bức tranh kinh tế hết sức ảm đạm của nền kinh tế thế giới nói chung và
Việt Nam nói riêng, bên cạnh đó, Dịch tả heo châu Phi (ASF) đã gây thiệt hại nặng nề
đến đàn heo cả nước, nguồn nguyên liệu heo hơi thiếu hụt trầm trọng, gây mất cân đối
cung cầu, dẫn đến giá heo hơi đầu vào của Công ty năm 2020 tăng hơn 64% so cùng

23
kỳ 2019, đã ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình kinh doanh ngành hàng thực phẩm tươi
sống của Công ty. Tuy nhiên, với những nỗ lực không ngừng nghỉ, lao động sáng tạo,
đồng tâm hiệp lực của gần 5.000 con người VISSAN dưới sự điều hành hiệu quả, tinh
thần trách nhiệm của Ban Tổng Giám đốc và định hướng chiến lược đúng đắn, chỉ đạo
quyết liệt của Hội đồng Quản trị, tổng doanh thu năm 2020 của Công ty đạt 5.169 tỷ
đồng, cao hơn 1,3% so với kế hoạch và tăng 3,5% so với năm 2019. Với VISSAN,
hành trình phát triển và trở thành thương hiệu được yêu thích nhất không chỉ chờ đợi
“hữu xạ tự nhiên hương” mà ghi nhận sự nỗ lực với những chiến lược táo bạo của
doanh nghiệp. Đổi lại, không chỉ doanh thu, lợi nhuận tăng trưởng mà giá trị doanh
nghiệp cũng được nâng cao nhờ thương hiệu gây dựng được chỗ đứng trong lòng
khách hàng. Luôn xem con người là vốn quý của doanh nghiệp, trong năm qua
VISSAN đã có sự kiện toàn và đổi mới toàn diện về mặt nhân sự; Ông Nguyễn Ngọc
An – Tổng Giám đốc VISSAN đã cải tiến tác phong làm việc của từng bộ phận, từng
thành viên để áp dụng quy trình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO
9001:2015; HACCP một cách triệt để. Điều này đã giúp cho hoạt động sản xuất kinh
doanh và hệ thống vệ sinh an toàn thực phẩm của VISSAN phát triển theo hướng
chuyên nghiệp, đạt hiệu quả cao hơn.

2.2.2 Nguồn lực


 Nhân lực

Một trong những tiêu chí hàng đầu trong định hướng phát triển bền vững, thì
nguồn nhân lực được VISSAN xem là xương sống và huyết mạch của mọi hoạt động
kinh doanh. Tăng trưởng chỉ có thể duy trì ổn định nhất khi được song hành cùng đội
ngũ có năng lực, tâm huyết và gắn kết chặt chẽ. Hơn hết, động lực tăng trưởng đến từ
sự hài lòng của khách hàng và điều đó cần phải được lan tỏa từ chính niềm hạnh phúc
của nhân viên. VISSAN đặc biệt chú trọng hoạt động nội bộ, tôn vinh những giá trị
cốt lõi của công ty và vun đắp môi trường làm việc ấm áp, khuyến khích tinh thần đổi
mới, sáng tạo cho đội ngũ cán bộ công nhân viên. Đời sống vật chất, tinh thần của
người lao động được quan tâm, tạo được sự tin tưởng, hướng tới phát triển bền vững.

VISSAN tuyển dụng dựa trên hình thức đánh giá năng lực, kinh nghiệm, bằng
cấp và kỹ năng phù hợp cho từng vị trí. Công ty tôn trọng sự đa dạng và đề cao các cơ

24
hội công bằng, không phân biệt giới tính, tôn giáo hay quốc tịch. Nhân viên nữ được
tạo điều kiện làm việc, phát triển năng lực và thăng chức như nam giới. Trong thời
gian cao điểm Tết, công ty đã có chính sách tăng lương công nhật từ
197.000đồng/ngày lên 270.000đồng/ngày để thu hút lao động đảm bảo đáp ứng yêu
cầu sản xuất của các đơn vị.

Trong công tác đào tạo, Công ty đã chú trọng đến công tác tự đào tạo, đào tạo tại
chỗ và dành sự quan tâm khuyến khích các cán bộ trẻ nâng cao trình độ chuyên môn.
Mục tiêu đào tạo về nhân sự của Công ty là giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, chuẩn mực
trong đạo đức, chuyên nghiệp trong phong cách làm việc và tâm huyết với nghề. Để
đáp ứng các yêu cầu trong hoàn thiện các tiêu chuẩn về trình độ, chuyên môn, nghiệp
vụ theo quy định pháp luật và kế hoạch đào tạo năm 2022, Bộ phận phụ trách công tác
đào tạo thuộc Phòng Tổ chức nhân sự đã quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng
cho người hoạt động theo quy định; Công ty tạo mọi điều kiện để cho người lao động
tham gia các lớp đào tạo theo nhiều hình thức khác nhau. Từ đó người lao động từng
bước đáp ứng các tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức, đồng thời
phát triển năng lực theo hướng toàn diện. Công tác đào tạo năm 2022 được triển khai
với tổng số người được đào tạo là 8.382 lượt người.

Công ty luôn cố gắng đảm bảo cơ sở vật chất đầy đủ, tiện nghi phục vụ cho quá
trình làm việc ở tất cả các nơi từ Văn phòng cho đến Nhà máy, Chi nhánh. Ngoài ra,
nhằm hạn chế tối đa những rủi ro trong quá trình sản xuất người lao động trong công
ty đều được mua bảo hiểm tai nạn 24/24 và bảo hiểm sức khỏe, được thanh toán 100%
chi phí điều trị tai nạn lao động. Trong năm, Công ty thực hiện việc huấn luyện về
ATLĐ theo quy định. Định kỳ kiểm tra và đề xuất cải thiện điều kiện làm việc, phòng
ngừa yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại, đảm bảo môi trường làm việc an toàn, vệ sinh
lao động. Trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân cho tất cả Người lao động khi
làm việc tại các đơn vị trực tiếp sản xuất. Bên cạnh việc chi trả tiền lương, tiền thưởng
công ty còn chi trả thêm các khoản phụ cấp cho Người lao động như: hỗ trợ bữa ăn
giữa ca, tiền xăng xe, điện thoại, quà tặng sinh nhật - hiếu hỷ - ma chay, các chuyến du
lịch hằng năm, chương trình teambuilding, khám sức khỏe định kỳ. Người lao động
còn được hưởng phụ cấp thâm niên, phụ cấp thu hút theo quy định của công ty.

25
 Cơ sở hạ tầng

Cụm công nghiệp chế biến thực phẩm VISSAN là cụm công nghiệp chuyên
ngành chế biến thực phẩm, mang tính chất khép kín từ giết mổ gia súc, gia cầm, thủy
cầm, các dây chuyền chế biến thực phẩm, các cơ sở hạ tầng phục vụ như hệ thống kho
cấp đông, kho lạnh, kho mát, kho khô, các cơ sở sản xuất phụ trợ như bao bì thực
phẩm, các phân xưởng chế biến các phó sản từ động vật. Hiện nay VISSAN có 2 cụm
công nghiệp chế biến thực phẩm là cụm công nghiệp chế biến thực phẩm tại Bến Lức
– Long An và nhà máy chế biến tại khu công nghiệp Tiên Sơn – Bắc Ninh.

Cụm công nghiệp sẽ được bố trí phù hợp với các tiêu chuẩn ISO, HACCP và
các tiêu chuẩn khác về vệ sinh – an toàn thực phẩm. Các thiết bị giết mổ, chế biến sẽ
sử dụng các công nghệ tiên tiến phù hợp với thực tế tại Việt Nam. Đầu tư nhà máy xử
lý nước thải kết hợp với trồng cây xanh bảo vệ cảnh quan môi trường, bảo đảm giữ
gìn vệ sinh môi trường theo đúng quy định của nhà nước.

2.2.3 Quá trình sản xuất sản phẩm và cung ứng dịch vụ
Về nguồn nguyên liệu, đàn heo được lựa chọn kỹ càng từ trại chăn nuôi riêng
của VISSAN (Xí nghiệp chăn nuôi VISSAN Bình Dương, Xí nghiệp chăn nuôi
VISSAN Bình Thuận) và các trang trại liên kết, các trang trại đều được chứng nhận
VietGAP, bảo đảm an toàn dịch bệnh… Tất cả nguồn heo thịt đưa vào giết mổ để cung
ứng thịt tươi, làm nguyên liệu chế biến đều đáp ứng tất cả các tiêu chuẩn về vệ sinh an
toàn thực phẩm theo quy định của Nhà nước. Hiện nay, VISSAN đang thực hiện chuỗi
cung ứng thịt heo an toàn, hệ thống phân phối đạt chuẩn VietGAP, ứng dụng giải pháp
TE-FOOD nhằm truy xuất nguồn gốc từ trang trại đến bàn ăn.

Cụ thể, Công ty VISSAN đã và đang thực hiện quy trình liên kết khép kín trong
sản xuất để bảo đảm hiệu quả và chất lượng sản phẩm bao gồm: Khu tồn trữ thú sống
với sức chứa 10.000 con heo và 4.000 con bò; 3 dây chuyền giết mổ heo với công suất
2.400con/ca (6 giờ); 2 xích tiệt trùng theo thiết bị và công nghệ của Nhật Bản với
công suất 20.000 tấn/năm; nhà máy chế biến thực phẩm đông lạnh, công suất 5.000
tấn/năm tại TP.HCM; xí nghiệp kinh doanh rau quả với trang thiết bị hiện đại, đạt tiêu
chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm cung cấp cho thị trường TP.HCM 14.000 tấn/năm và
suất ăn công nghiệp 18.000 suất/ngày cho trường học và khu công nghiệp….

26
Bên cạnh đó, hiện Công ty VISSAN đang tiến hành xây dựng Cụm công nghiệp
chế biến thực phẩm VISSAN tại huyện Bến Lức, tỉnh Long An với tổng số vốn đầu tư
dự án là 3.000 tỷ đồng. Đây là Cụm công nghiệp hiện đại nhất và lớn nhất Việt Nam
trong thời điểm này với quy mô đầu tư 22,4 ha với các hoạt động như: Dây chuyền
giết mổ heo, công suất 360 con/giờ, giết mổ trâu bò, công suất 60 con/giờ, giết mổ gia
cầm, công suất 2.000con/giờ, xưởng sản xuất lạp xưởng, quy mô 1.200 tấn/ năm, sản
xuất đồ hộp quy mô 12.500tấn/năm, xúc xích tiệt trùng, quy mô 45.500 tấn/năm…

Không dừng lại ở đó, nhằm khai thác tối đa lợi thế về thương hiệu và tiếp tục
phát triển bền vững, thời gian tới, VISSAN tiếp tục đưa ra thị trường những dòng sản
phẩm mới, phù hợp với chuỗi sản phẩm đa dạng, phong phú, đáp ứng đầy đủ các tiêu
chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, không chỉ cung cấp cho thị trường nội địa Bắc,
Trung, Nam mà còn xuất khẩu sang các thị trường như Bắc Mỹ, Úc, Hàn Quốc, Đài
Loan, Singapore, Đức, Nga, Lào, …

2.2.4 Quy trình kiểm soát chất lượng


- Quy trình kiểm soát chất lượng đầu vào

Chất lượng sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng, là thứ
quyết định lớn nhất đến sự sống còn của doanh nghiệp và từ đó VISSAN cần một sự
kiểm soát vô cùng chặt chẽ và nghiêm ngặt:

Có rất nhiều loại tiêu chuẩn như tiêu chuẩn chi phí, tiêu chuẩn thu nhập, tiêu
chuẩn vốn,… nhưng trong khâu kiểm soát chất lượng, tiêu chuẩn nhằm đo đạc chất
lượng sản phẩm được sử dụng là tiêu chuẩn vật lý – tiêu chuẩn liên quan tới việc đo
lường phi tiền tệ và tiêu chuẩn chung ở cấp tác nghiệp. Với sản phẩm của VISSAN,
họ đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2015
trong toàn công ty.

Được xây dựng trên diện tích gần 3000m2, với năng lực dự kiến 300 tấn sản
phẩm/tháng và hệ thống kho cấp đông, kho trữ đông và kho bảo quản mát, Nhà máy
chế biến thực phẩm VISSAN hình thành trên nền tảng tiêu chuẩn GMP với 2 dây
chuyền sản xuất đồ hộp và xúc xích tiệt trùng được sản xuất theo tiêu chuẩn HACCP.

27
Công ty VISSAN chú trọng tập trung ngay từ khâu nguyên liệu. Heo, bò khi đưa
vào giết mổ phải được kiểm định, đạt những tiêu chuẩn là thú khỏe mạnh, tuyệt đối
không có mầm bệnh. Sau khi giết mổ, heo, bò bê đều được Cơ quan Thú y Nhà nước
kiểm tra, đóng dấu trước khi đưa vào chế biến. Phòng KCS tại các nhà máy kiểm tra
chất lượng toàn bộ nguyên vật liệu trước khi đưa vào sản xuất.

Các nguyên vật liệu nhập ngoại phải được kiểm tra và được xác nhận của cục Vệ
sinh an toàn thực phẩm:

 Đánh giá, lựa chọn nhà cung cấp. Kiểm tra nguyên vật liệu đầu vào, lựa chọn
những vật liệu đầu vào đạt tiêu chuẩn: theo lô bằng các chỉ tiêu cảm quan, vi
sinh, hóa sinh theo tiêu chuẩn cơ sở, quy cách hàng hóa và hợp đồng.
 Định kỳ kiểm soát hàng lưu kho đối chiếu với tiêu chuẩn
 Khi các nguyên liệu đưa vào quá trình sản xuất đều được kiểm tra chất lượng
đầu vào lần nữa, kiểm soát cách sử dụng những nguyên vật liệu này theo quy
trình sản xuất đã quy định để đảm bảo chất lượng
 Giải quyết những vấn đề phát sinh với các nhà cung cấp bằng biên bản và hợp
đồng, đánh giá chất lượng, năng lực các nhà cung ứng sản phẩm định kỳ.
- Quy trình kiểm soát chất lượng quá trình sản xuất:
 Kiểm soát chất lượng bán thành phẩm trên dây chuyền bằng quy trình, hướng
dẫn công việc trong quá trình sản xuất giúp tối ưu chi phí, hạn chế xử lý tái chế
đảm bảo chất lượng trong suốt quá trình
 Thu thập, phân loại lỗi sản phẩm bằng biên bản sản phẩm không phù hợp, xác
định nguyên nhân đưa ra hướng xử lý, lập kế hoạch khắc phục phòng ngừa kịp
thời.

Trong quá trình sản xuất, mỗi giai đoạn đều được kiểm soát chặt chẽ, lưu hồ sơ
và phân tích: Tất cả hệ thống thiết bị, máy móc, đặc biệt là các robot, máy móc đều
vận hành tự động, được điều khiển bởi hệ thống máy tính trung tâm. Mỗi khâu trong
quá trình sản xuất được giám sát, mọi thông số đều được theo dõi, đảm bảo khả năng
truy xuất tức thì đối với bất kỳ sản phẩm nào.

Sản phẩm cuối cùng phải được kiểm tra kỹ trước khi nhập kho.

28
- Quy trình kiểm soát chất lượng đầu ra
 Đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra được kiểm soát 100% trước khi đóng gói
dựa vào tiêu chuẩn cơ sở.
 Căn cứ tiêu chuẩn cơ sở, bộ phận quản lý chất lượng đánh giá chất lượng sản
phẩm trước khi nhập kho chờ xuất bán, lấy mẫu kiểm tra theo lô các chỉ tiêu
cảm quan, vi sinh, hóa sinh,…
 Tại các điểm bán, có đội ngũ quản lý chất lượng kiểm tra điều kiện trưng bày
và phân phối sản phẩm. Có Ban Giải Quyết Khiếu Nại chăm sóc khách hàng và
giải quyết nhanh chóng những yêu cầu cũng như khiếu nại của khách hàng về
chất lượng sản phẩm, từ đó đề xuất cải tiến sản phẩm.

2.2.5 Hoạt động đo lường phân tích


Việc đo lường và phân tích chất lượng đóng vai trò quan trọng trong việc cải
thiện chất lượng. Bao gồm việc đánh giá sự hài lòng của khách hàng, đánh giá nội
bộ, theo dõi và đo lường các quy trình, sản phẩm và dịch vụ, kiểm soát sản phẩm
không phù hợp, phân tích dữ liệu, và thực hiện các biện pháp để khắc phục, ngăn
chặn và nâng cao liên tục chất lượng sản phẩm, dịch vụ và hoạt động của hệ thống.

VISSAN thường xuyên tiến hành khảo sát khách hàng để thu thập ý kiến và
phản hồi. Hiện nay công ty đã tích hợp tính năng đánh giá chất lượng và khảo sát
dịch vụ. Đồng thời, công ty cũng tiếp nhận đánh giá, phản hồi và khiếu nại từ
khách hàng thông qua tổng đài và bộ phận chăm sóc khách hàng. Dữ liệu thu thập
được từ những nguồn này sẽ được phân tích và đánh giá, nhằm xác định các
khuyết điểm, tìm nguyên nhân và áp dụng biện pháp khắc phục.

Thu nhập của người dân ở mỗi khu vực sinh sống là khác nhau, đặc biệt
người tiêu dùng luôn muốn mua được nhiều sản phẩm với chi phí bỏ ra là ít nhất
và chất lượng tốt nên giá cả của hàng hoá luôn là mối quan tâm lớn của các doanh
nghiệp. Do đó, VISSAN phải liên tục đổi mới về công nghệ, kĩ thuật , mở rộng quy
mô sản xuất để tiết kiệm chi phí quản lý, giảm các chi phí sản xuất, chi phí lao
động trên một đơn vị khi sản xuất quy mô lớn, mua nguyên liệu với số lượng lớn
giá thành lại rẻ hơn. VISSAN cũng tận dụng được hệ thống máy móc cũng được
tận dụng hết công suất.

29
2.2.6 Cải tiến, đổi mới
Bí quyết thành công, đồng thời cũng là động lực phát triển của VISSAN nằm ở
chính sứ mệnh cung ứng cho thị trường những sản phẩm thực phẩm an toàn, đạt chất
lượng hàng đầu theo tiêu chuẩn quốc tế và giàu dinh dưỡng; không ngừng cải tiến để
có được những sản phẩm tốt nhất, mang đến những trải nghiệm thú vị cùng sự hài
lòng cho cộng đồng và toàn xã hội.

- Những tiêu chuẩn trong việc kiểm soát chất lượng công ty đang áp dụng

• Quản lý: Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015.

• Môi trường: Chứng nhận hệ thống quản lý môi trường ISO 14001:2015.

• Chăn nuôi: Chứng nhận VietGap, Chuỗi thực phẩm an toàn.

• Giết mổ:

o Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm để sản xuất, kinh doanh sản
phẩm giết mổ gia súc (heo, bò) và chứng nhận chuỗi giết mổ an toàn Heo &
Bò;
o Chứng nhận Escas (tiêu chuẩn của chính phủ Úc giết mổ bò nhân đạo và đảm
bảo an toàn thực phẩm).

• Sản xuất chế biến:

o Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm để sản xuất chế biến các sản
phẩm từ thịt, thủy sản, rau củ quả; chế biến hạt nêm
o Chứng nhận Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn HACCP
Codex Alimentarius (CAC/RAP 1-1969, Rev.5-2020)
o Chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm TCVN ISO 22000 : 2018;
o Đảm bảo chất lượng: Chứng chỉ công nhận Phòng thí nghiệm hóa, sinh
ISO/IEC 17025: 2017.

• Kinh doanh:

o Chứng nhận đủ điều kiện tham gia “Chuỗi thực phẩm an toàn” thịt heo, thịt bò
(chăn nuôi, giết mổ, phân phối).
- Sản xuất xúc xích tiệt trùng với thiết bị, công nghệ nhập khẩu từ Nhật Bản

30
VISSAN hiện có 3 thương hiệu xúc xích tiệt trùng gồm Xúc xích VISSAN
(hướng đến đối tượng khách hàng là bà mẹ từ 27 đến 45 tuổi và trẻ em từ 6 đến 13
tuổi), Xúc xích 3 Bông Mai (hưởng đến đối tượng bà mẹ và trẻ em như Xúc xích
VISSAN), và Xúc xích Dzui Dzui.

Nhà máy được trang bị dây chuyền sản xuất xúc xích tiệt trùng với thiết bị hiện
đại và công nghệ sản xuất tiên tiến hàng đầu hiện nay. Nhà máy hoạt động trên một
dây chuyền tự động, khép kín, từ khâu nguyên liệu đầu vào đến đầu ra sản phẩm.

Nguyên liệu sau khi được kiểm tra chất lượng và qua thiết bị đo lường sẽ đưa
vào cấp đông, trữ đông mới đưa vào chế biến.

Thiết bị trữ đông là kho lạnh có năng suất 1000kg/mẻ (nhiệt độ tẩm thịt) phải đạt
âm 18 độ C.

Sau đó tiến hành rã đông ở nhiệt độ 6-80 độ C trong thời gian 10-12 tiếng, rửa
bằng vòi nước có áp lực mạnh để loại trừ vi khuẩn phát triển trong quá trình chế biến.
Tiến hành xấy khô và chế biến tẩm ướp gia vị, để sau khi được nhồi sẽ tiến hành tiệt
trùng với nhiệt độ 121 độ C. Hệ thống điều kiển hiện đại cho phép điều khiển nhiệt độ
tiệt trùng và áp suất một cách chính xác.

Tại đây xúc xích sẽ được cho toàn bộ vào máy, hệ thống sẽ tự động phân tách hệ
thống lỗi, sản phẩm đạt tiêu chuẩn sẽ được cho tự động đóng gói → đóng thùng và
dán màng co thùng → trữ sản phẩm theo lô để bộ phận KCS lấy mẫu theo quy trình
tiến hành kiểm tra về cảm quan sản phẩm, phân tích mẫu để kiểm tra về chỉ tiêu an
toàn của sản phẩm, cuối cùng là đưa xúc xích đi tiêu thụ ở thị trường.

- Dự án “Cụm công nghiệp”

Là cụm công nghiệp chế biến thực phẩm lớn nhất nước, là cụm công nghiệp đầu
tiên trên cả nước được xây dựng khép kín, mang tính liên hoàn trong các khâu của quy
trình sản xuất, có hàm lượng khoa học, công nghệ cao, thực hiện quản lý thực phẩm
theo “chuỗi thực phẩm an toàn từ trang trại đến bàn ăn” thể hiện bước phát triển mới,
mang tính đột phá tiếp nối sự khởi đầu khai phá ngành công nghiệp giết mổ gia súc và
chế biến thực phẩm.

31
Cụm công nghiệp chế biến thực phẩm VISSAN có diện tích 22,4ha, được đặt tại
ấp 3 xã Lương Bình – huyện Bến Lức – tỉnh Long An. Cách trung tâm thành phố
40km, nằm trên Tỉnh lộ 830 (đã được quy hoạch mở rộng thành đường vành đai 4),
tiếp giáp với đường cao tốc TP.HCM – Trung Lương, tiếp giáp với sông Vàm Cỏ
Đông thuận tiện trong giao thông đường thủy.

Đầu tư hoàn chỉnh hệ thống giết mổ gia súc, gia cầm và chế biến thực phẩm bao
gồm: Dây chuyền giết mổ heo công suất 360 con/giờ; Dây chuyền giết mổ bò công
suất 60 con/giờ; Dây chuyền giết mổ gia cầm công suất 2.000 con/giờ; Cây dây
chuyền chế biến thực phẩm với tổng công suất 75.000 tấn/năm; Hệ thống cấp đông,
trữ đông; Hệ thống xử lý nước thải; Các nhà máy sản xuất chế biến phụ phẩm.

Quy trình công nghệ: Cụm công nghiệp được bố trí phù hợp với các tiêu chuẩn
ISO, HACCP và các tiêu chuẩn khác về vệ sinh – an toàn thực phẩm. Các thiết bị giết
mổ, chế biến sẽ sử dụng các công nghệ tiên tiến phù hợp với thực tế tại Việt Nam. Đầu
tư nhà máy xử lý nước thải kết hợp với trồng cây xanh bảo vệ cảnh quan môi trường,
bảo đảm giữ gìn vệ sinh môi trường theo đúng quy định của nhà nước.

- Kế hoạch đầu tư trong năm 2023


Đối với dự án Di dời và đổi mới công nghệ nhà máy giết mổ gia súc và chế
biến thực phẩm VISSAN
Tiếp tục thực hiện các hồ sơ, thủ tục chuyển đổi từ cụm công nghiệp sang dự án
đầu tư trực tiếp, xin cấp mới giấy chứng nhận đầu tư. Sau đó, thực hiện thủ tục chuyển
sang hình thức thuê đất theo quy định sau khi cổ phần hóa và thực hiện chỉnh lý biến
động về hình thể và tọa độ mốc ranh khu đất dự án tại Long An trên giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất cho đúng với thực trạng khu đất hiện nay.
Thực hiện hồ sơ dự án điều chỉnh và các công việc, hồ sơ, thủ tục theo quy định
để có đủ cơ sở trình Đại hội đồng cổ đông phê duyệt điều chỉnh dự án.

Đối với dự án đầu tư phát triển khác phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh

Tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện đầu tư các dự án đầu tư phát
triển thuộc kế hoạch đầu tư năm 2022 đã được Hội đồng quản trị phê duyệt và trình
Hội đồng quản trị xem xét phê duyệt kế hoạch đầu tư năm 2023 nhằm phục vụ kế
hoạch sản xuất kinh doanh.
32
Cố gắng đảm bảo tiến độ triển khai một số dự án quan trọng Công ty đang xúc
tiến thủ tục đầu tư như: Dây chuyền đóng gói thịt mát VISSAN, Sửa chữa cầu thép
VISSAN (nhánh đi vào), Dự án trại heo mới Bình Dương,…

2.3 Đánh giá hệ thống quản lí chất lượng của VISSAN


 Ưu điểm

Tiêu chuẩn chất lượng cao: VISSAN đã xây dựng một hệ thống quản lý chất
lượng chặt chẽ để đảm bảo sản phẩm của họ đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng cao
nhất.

Đảm bảo an toàn thực phẩm: VISSAN đặt sự an toàn thực phẩm là ưu tiên hàng
đầu trong hệ thống quản lý chất lượng của mình, đảm bảo rằng sản phẩm của họ đáp
ứng các tiêu chuẩn an toàn và vệ sinh.

Thay đổi thế giới quan, góc độ nhìn nhận của cán bộ công nhân viên về vấn đề
chất lượng là yếu tố sống còn của một công ty thực phẩm. Giúp VISSAN tăng uy tín
của công ty và tăng năng lực cạnh tranh của VISSAN trên thương trường. Giúp điều
hành nội bộ và kiểm soát công việc tốt hơn, Hoạt động bán hàng, tìm kiếm khách hàng
thuận lợi hơn. Hoạt động của đơn vị ít bị biến động khi có những thay đổi về nhân sự -
môi trường làm việc được cải thiện.

Lợi thế về quy mô lớn và quy trình sản xuất khép kín là những điểm mạnh và
khác biệt nổi trội của công ty và đồng thời đây cũng được coi là lợi thế cạnh tranh của
VISSAN so với những công ty khác trong ngành. Những doanh nghiệp lớn được đầu
tư bài bản như VISSAN chắc chắn sẽ còn nắm giữ thế dẫn đầu trong một thời gian dài
nữa, khi mà ngày càng mở rộng quy mô thì họ càng thu được nhiều lợi nhuận hơn và
khả năng cạnh tranh trong ngành cũng sẽ tăng lên rất nhiều. Không những phát triển
mở rộng về bề rộng quy mô của VISSAN mà họ còn phát triển chiều sâu mạnh mẽ tạo
đà tăng trưởng vững mạnh cho doanh nghiệp, chẳng hạn như việc xây dựng hình ảnh
thương hiệu uy tín đối với khách hàng. VISSAN luôn xây dựng cho mình một màng
bọc lợi thế cạnh tranh vô cũng vững chắc bằng việc luôn xây dựng đội ngũ lãnh đạo
giàu kinh nghiệm đặc biệt trong quản trị dự án, quản trị giá thành và phòng ngừa rủi ro
là yếu tố cơ bản giúp Tập đoàn VISSAN phát triển bền vững. Bên cạnh đó, việc tăng
cường hệ thống phân phối luôn là ưu tiên hàng đầu của tập đoàn VISSAN.

33
 Nhược điểm

Tuy nhiên trong quá trình áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001 cho VISSAN nói riêng
cũng như các doanh nghiệp Việt Nam đã trải qua một số khó khăn như:

Tâm lý “ngại” thay đổi để thích nghi với cái mới, trước cơ hội áp dụng một tiêu
chuẩn hoàn toàn mới mẻ, doanh nghiệp sợ sẽ mất nhiều thời gian và công sức để tìm
hiểu. Chính “sức ” tâm lý quá lớn đã ăn sâu vào tiềm thức khiến doanh nghiệp “ngại”
thay đổi và bằng lòng với những gì mình đang có.

Việc xây dựng hệ thống tài liệu và triển khai áp dụng gặp nhiều khó khăn. Trong
thực tế, việc xây dựng thói quen thực hiện công việc một cách có kế hoạch, tuân thủ
các quy định mà tiêu chuẩn ISO yêu cầu và ghi lại những gì đã làm là một công việc
tốn nhiều công sức, thời gian. Đối với doanh nghiệp, việc ghi lại những gì đang làm
một cách có hệ thống khá phức tạp và không hề đơn giản. Điều này khiến việc so sánh
và đánh giá giữa thực trạng hệ thống của doanh nghiệp với các tiêu chuẩn ISO 9001
trở nên thiếu khách quan.

Vai trò của người lãnh đạo chưa được chú trọng, quá trình áp dụng ISO 9001
mang đến cơ hội để ban lãnh đạo doanh nghiệp nhìn nhận và hệ thống lại công tác
quản lý của mình trong suốt thời gian qua.

Bên cạnh đó, hệ thống quản lý chất lượng có thể sinh thêm một số quá trình hoặc
một số công việc không cần thiết hoặc không thích hợp. Hơn nữa, vì các công việc
đều được tiêu chuẩn hóa vì vậy có thể hạn chế việc sáng tạo, cải tiến công việc.

2.4 Đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện hệ thống chất lượng của doanh nghiệp
VISSAN
 Cải tiến quy trình xây dựng và thực hiện mục tiêu

Việc quản lý chất lượng là một trong những việc quan trọng và cần thiết cho các
công ty tổ chức. Doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả sản xuất để tạo ra uy tín thương
hiệu trong lòng người tiêu dùng.

Để từ quy trình trên có thể thấy mục tiêu chất lượng của công ty được xác định
hàng năm dựa vào nhiệm vụ dựa trên mục tiêu này các bộ phận sẽ phân chia cho từng
bộ phận thực hiện hàng tháng quý. Và quá trình này cần tuân thủ theo quy trình

34
Deming hay còn gọi là PDCA để theo dõi, lập kế hoạch cũng như kịp thời điều chỉnh
khi có vấn đề xảy ra.

 Quy trình quản lí chất lượng:

sứ mệnh - chính sách


mục tiêu chất lượng mục tiêu chất lượng
- mục tiêu - nhiệm vụ
cấp công ty hàng cấp bộ phận hàng
trong dài hạn; và kết
năm năm
quả hoạt động thực tế

kế hoạch tháng/ quý mục tiêu tháng/ quý


tổ chức thực hiện
của bộ phận của bộ phận

đánh giá và điểu


chỉnh

 Chu trình Deming:

Xem xét lại Mục tiêu,


toàn bộ chính sách
Kế hoạch –
quá trình
hành động

Hành động ngắn


ngừa sự lặp lại và Điểm kiểm soát
tiêu chuẩn hóa

Tìm nguyên nhân Đào tạo, huấn


của vấn đề luyện

Khẳng định kết Thực hiện


quả; Hành động
sữa chữa

35
 Hoàn thiện nguồn nhân lực, công tác huấn luyện đào tạo

Con người là nhân tố quyết định thành bại của doanh nghiệp, vì thế việc đầu tư
cho đào tạo cán bộ chuyên trách và nhân viên là vô cùng quan trọng. Từ đó nhóm em
có một số đề xuất như sau đối với cải thiện nguồn nhân lực của công ty Vissan:

 Giúp nhân viên hiểu rõ văn hóa doanh nghiệp, và các chính sách cơ bản của
công ty.
 Thường xuyên tổ chức các hoạt động đánh giá hiệu quả công việc để đảm bảo
đào tạo, đãi ngộ, kỷ luật.
 Thường xuyên có các buổi trao đổi, Workshop thảo luận để góp ý về chính
sách chất lượng, mục tiêu, tăng cường nhân rộng thông tin đến bất kì người
nào trong tổ chức để họ áp dụng, giải đáp thắc mắc kịp thời.
 Với công nhân: cần được đào tạo về lắp đặt, chu trình chế biến đúng chuẩn
ISO, an toàn lao động, các sự cố thường gặp và rủi ro.
 Quản lý: tổ chức các buổi huấn luyện, hướng dẫn tại nơi làm việc. Ví dụ giới
thiệu nhân viên với nơi mới, phân công, hướng dẫn vị trí của họ.
 Thành lập nhóm chất lượng

Để tìm ra được nguyên nhân và đưa ra các biện pháp giảm tỷ lệ khuyết tật của
sản phẩm, nâng cao chất lượng sản xuất Công ty tổ chức nhóm chất lượng từ 4-7 nhân
viên cùng làm việc với nhau để giải quyết những vấn đề chung có liên quan đến công
việc. Nhóm chất lượng này cần phải được đào tạo về cách sử dụng các kỹ thuật và
công cụ quản lý chất lượng như: biểu đồ Pareto, biểu đồ xương cá, chu trình PDCA,
lưu đồ, phương pháp tấn công não…

Tuy nhiên, cần tránh những lý do dẫn đến sự hoạt động kém hiệu quả của các
nhóm chất lượng như: Thành viên nhóm chất lượng nhiệt tình nhưng không hiểu rõ,
đầy đủ về nhiệm vụ và thiếu kĩ thuật, kỹ năng thực hiện công việc; Ban lãnh đạo thiếu
quan tâm, thiếu cởi mở; Nhóm quá lớn hoặc quá nhỏ; Giao công việc không phù hợp,
không đúng lúc…

36
Vì vậy, cam kết của lãnh đạo công ty Vissan với việc duy trì cải tiến và ngày
càng hoàn thiện việc triển khai hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO
9001:2015 là điều tiên quyết để ngày càng nâng cao chất lượng hiệu quả hệ thống
quản lý chất lượng của công ty này. Bên cạnh đó, việc làm chất lượng không chỉ có sự
đóng góp một người mà là của nhiều người trong một công ty sản phẩm là kết quả của
quá trình có nhiều tác động đặc biệt là con người chính vì vậy sự nhận thức về vấn đề
chất lượng càng sâu càng rộng đối với mỗi người liên quan đến quá trình tạo ra sản
phẩm thì càng tốt cho doanh nghiệp. Các hoạt động tiêu chuẩn hoá, quản lý đo lường,
công nghệ, kỹ thuật và mô hình quản trị chất lượng tốt là nền tảng cho hoạt động quản
lý chất lượng tốt và là những khâu quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng sản
phẩm.

 Thuê chuyên gia chất lượng mở lớp kiểm tra có sự giám sát nghiêm ngặt theo
định kỳ để phân loại trình độ kiến thức chất lượng cho công nhân viên trong đó
có hướng đào tạo và bồi dưỡng thêm.
 Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở, không chỉ cụ thể hoá tiêu chuẩn cấp trên mà phải
mang tính cạnh tranh giúp doanh nghiệp chiếm ưu thế so với sản phẩm cùng
loại của doanh nghiệp khác.
 Tổ chức triển khai áp dụng tiêu chuẩn doanh nghiệp và tiêu chuẩn cấp nhà
nước về chất lượng sản phẩm hàng hóa.
 Thường xuyên cập nhật thông tin liên quan đến sản phẩm của doanh nghiệp
nhằm kiểm soát tiêu chuẩn đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
 Để áp dụng một cách có hiệu quả HTQLCL thì các doanh nghiệp phải dựa vào
tiêu chuẩn để lựa chọn. Dựa vào quy mô, loại hình, tính chất sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Theo dự đoán thì phải bảo đảm hiệu quả và lợi ích sau
khi áp dụng.

2.5 Nhận định về quá trình thực hiện đảm bảo chất lượng theo iso 9001:2015 của
công ty VISSAN
Qua quá trình tìm hiểu về quá trình thực hiện đảm bảo chất lượng theo ISO
9001:2015 của công ty VISSAN, nhóm chúng em có một số nhận định sau:

37
 Quy trình thực hiện đảm bảo chất lượng được xây dựng rõ ràng: Công ty
VISSAN đã thành công trong việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2015 để đảm
bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ của mình. Quy trình lập kế hoạch đảm bảo
chất lượng được thiết kế chi tiết, bao gồm lập kế hoạch, đặt mục tiêu, xác định
nguồn lực và điều kiện cần thiết để thực hiện. Công ty VISSAN đã xác định
các chỉ số đo lường chất lượng và thiết lập quy trình kiểm soát chất lượng để
đảm bảo các yêu cầu chất lượng được đáp ứng. Công ty đã cải thiện quá trình
sản xuất, kiểm tra và giao hàng để đảm bảo sản phẩm và dịch vụ được cung cấp
đúng thời gian và chất lượng. Hơn nữa, công ty đã thực hiện việc đánh giá và
giám sát liên tục để xác định các vấn đề và cải thiện hiệu suất quản lý chất
lượng.
 Đội ngũ nhân viên được đào tạo đúng chuyên môn: Công ty đảm bảo rằng tất
cả nhân viên hiểu rõ tiêu chuẩn ISO 9001:2015 và có trách nhiệm thực hiện
các quy định liên quan đến chất lượng. Quy trình triển khai và cung cấp tài
liệu đảm bảo chất lượng được thực hiện một cách tỉ mỉ và có sự kiểm soát
chặt chẽ.
 Đánh giá hiệu quả và liên tục cải tiến: Công ty VISSAN thường xuyên đánh
giá hiệu quả quá trình thực hiện đảm bảo chất lượng và thực hiện các biện
pháp cải tiến liên tục. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc đảm bảo
chất lượng và sự tập trung vào việc cải thiện liên tục.
 Sự tham gia của lãnh đạo: Lãnh đạo công ty VISSAN đã thực hiện vai trò
quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng theo ISO 9001:2015. Họ đã tạo ra
một môi trường đủ tài nguyên và động lực để đảm bảo quá trình này được
thực hiện đúng và đạt kết quả cao.
 ISO 9001:2015 đã mang lại nhiều lợi ích cho công ty VISSAN. Thứ nhất, công
ty đã tăng cường sự tin tưởng từ khách hàng bằng cách cam kết đáp ứng các
yêu cầu chất lượng và tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế. Thứ hai, công ty đã cải thiện
hiệu quả hoạt động và tiết kiệm chi phí bằng cách tăng cường sự tổ chức và
quản lý trong quy trình sản xuất và dịch vụ. Thứ ba, công ty đã tăng cường uy
tín và tăng cường cạnh tranh trên thị trường thông qua việc thực hiện tiêu
chuẩn chất lượng quốc tế.

38
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 Kinh nghiệm áp dụng thành công công cụ quản lý chất lượng tại công ty
VISSAN. (n.d.). TQC. https://icert.vn/kinh-nghiem-ap-dung-thanh-cong-cong-
cu-quan-ly-chat-luong-tai-cong-ty-VISSAN.htm
 Vietnam Business Forum – Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam-
Doanh nghiệp. (n.d.-b). VISSAN: Năm thập niên lấy “Nhân hòa – Chất lượng
sản phẩm“ làm nền tảng phát triển. Vietnam Business Forum – Liên Đoàn
Thương Mại Và Công Nghiệp Việt Nam-Doanh
Nghiệp. https://vccinews.vn/news/31028/VISSAN-nam-thap-nien-lay-
%E2%80%9Cnhan-hoa-%E2%80%93-chat-luong-san-pham%E2%80%9C-
lam-nen-tang-phat-trien.html
 Quy trình sản xuất xúc xích tiệt trùng của VISSAN (n.d)
https://123docz.net/document/9963454-quy-trinh-san-xuat-xuc-xich-tiet-trung-
cua-VISSAN.htm
 Phát triển hệ thống sản xuất (n.d.). https://www.VISSAN.com.vn/gioi-thieu-
VISSAN/phat-trien-he-thong-san-xuat/
 Vietnam Business Forum – Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam-
Doanh nghiệp. (2019, February 10). VISSAN: Thương hiệu Việt vươn tầm quốc
tế. Vietnam Business Forum – Liên Đoàn Thương Mại Và Công Nghiệp Việt
Nam-Doanh Nghiệp. https://www.vccinews.vn/news/25717/VISSAN-thuong-
hieu-viet-vuon-tam-quocte.html
 VISSAN ĐẠT CHỨNG NHẬN ISO 9001:2015.
(n.d.). https://www.VISSAN.com.vn/tin-tuc-VISSAN/VISSAN-dat-chung-
nhan-iso-9001-2015.html
 Báo cáo thường niên của VISSAN (2022).
230405_-_vsn_-_bctn_2022_trang_doi_.pdf (VISSAN.com.vn)

 Quy trình áp dụng ISO 9001:2015 cho doanh nghiệp tại Việt Nam. (2021b,
October 26). Chất Lượng Việt. https://clv.vn/quy-trinh-ap-dung-iso-90012015/

39
 Nội dung điều khoản Tiêu Chuẩn ISO 9001:2015 (Phần 1). (2023, August 18).
Công Ty TNHH Chứng Nhận KNA. https://knacert.com.vn/blogs/tin-tuc/noi-
dung-dieu-khoan-tieu-chuan-iso-90012015
 Atc P. (2021). ISO 9001:2015. CÔNG TY TNHH PRO ATC.
https://proatc.vn/1570-2/
 Công ty CP Chứng nhận và Kiểm định Vinacontrol. (n.d.). Tổ chức tiêu chuẩn
hoá quốc tế ISO | 8 thông tin cần biết. Công Ty CP Chứng Nhận Và Kiểm
Định Vinacontrol. https://vnce.vn/to-chuc-tieu-chuan-hoa-quoc-te-iso

40

You might also like