You are on page 1of 58

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

----------

TIỂU LUẬN MÔN HỌC: QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG

Lớp học phần: 2321101079804

GVHD: Th.S Trần Nguyễn Kim Đan

Sinh viên thực hiện: Lê Tường Duy 2121006897

Trần Thị Huế 2121013028

Phạm Ngọc Tú Linh 2121013755

TP. Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2023


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

----------

TIỂU LUẬN MÔN HỌC: QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG

Lớp học phần: 2321101079804

GVHD: Th.S Trần Nguyễn Kim Đan

Sinh viên thực hiện: Lê Tường Duy 2121006897

Trần Thị Huế 2121013028

Phạm Ngọc Tú Linh 2121013755

TP. Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2023


BẢNG PHÂN CÔNG VÀ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH
CÔNG VIỆC

Sinh viên thực hiện Công việc thực hiện Đánh giá

Tính toán các thông số

Vẽ biểu đồ
Lê Tường Duy
Phân tích biểu đồ Hoàn thành 100%
2121006897
Nhận xét

Chỉnh sửa Word

Tổng quan tiêu chuẩn ISO


9001:2015

Các điều khoản của tiêu


Trần Thị Huế
chuẩn ISO 9001:2015 Hoàn thành 100%
2121013028
Các bước triển khai áp dụng
ISO 9001

Chỉnh sửa Word

Phân tích doanh nghiệp


Phạm Ngọc Tú Linh
Nhận xét doanh nghiệp Hoàn thành 100%
2121013755
Chỉnh sửa Word
DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Biểu đồ tần số................................................................................................3

Hình 1.2: Biểu đồ kiểm soát R......................................................................................5

Hình 1.3: Biểu đồ kiểm soát X......................................................................................5

Hình 2.1: Sơ đồ cấu trúc tiêu chuẩn quốc tế theo chu trình PDCA.............................15

Hình 3.1: Logo của công ty.........................................................................................26

Hình 3.2: Sơ đồ tổ chức của Công ty Hoà Phát...........................................................28

Hình 3.3: Giấy chứng nhận ISO 9001:2015 của Công ty............................................30

Hình 3.4: Công ty phối hợp với các đơn vị đào tạo, tổ chức đào tạo nâng cao cho cán
bộ nhân viên................................................................................................................34

Hình 3.5: Công ty xây dựng thành công hệ thống E-Learning....................................35

Hình 3.6: Quy trình sản xuất thép khép kín của Công ty.............................................36

Hình 3.7: Sơ đồ phân phối của công ty.......................................................................41

Hình 3.8: Trích đoạn nhỏ của bài thơ “Áp dụng quản lý theo ISO”............................46

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Thông số cần thiết biểu đồ histogram...........................................................1

Bảng 1.2: Thông số cần thiết biểu đồ kiểm soát X – R.................................................4

Bảng 3.1: Các chỉ tiêu cảm quan của thép...................................................................40

Bảng 3.2: Các chỉ tiêu thành phần hoá học.................................................................41

Bảng 3.3: Dung sai chiều dài......................................................................................41


MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG VỀ CHẤT LƯỢNG CỦA
TIẾN TRÌNH SẢN XUẤT THÔNG QUA BIỂU ĐỒ TẦN SỐ (HISTOGRAM) VÀ
BIỂU ĐỒ KIỂM SOÁT (CONTROL CHART X-R) NHẬN ĐỊNH VÀ ĐƯA RA ĐỀ
XUẤT ĐỐI VỚI QUẢN LÝ PHÂN XƯỞNG...............................................................1

1.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG VỀ CHẤT LƯỢNG CỦA TIẾN
TRÌNH SẢN XUẤT THÔNG QUA BIỂU ĐỒ TẦN SỐ (HISTOGRAM) VÀ
BIỂU ĐỒ KIỂM SOÁT (CONTROL CHART X-R)................................................1
1.1.1. Thông qua biểu đồ tần số (Histogram).................................................................1
1.1.2. Thông qua biểu đồ kiểm soát (Control Chart X-R)..............................................4

1.2. NHẬN ĐỊNH VÀ ĐƯA RA GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI QUẢN LÝ PHÂN
XƯỞNG.........................................................................................................................7
1.2.1. Nhận định.............................................................................................................7
1.2.2. Đề xuất giải pháp..................................................................................................8

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ BỘ TIÊU CHUẨN ISO 9001:2015..............9

2.1. TỔNG QUAN VỀ TIÊU CHUẨN ISO 9001:2015.............................................9


2.1.1. ISO 9001:2015 là gì?............................................................................................9
2.1.2. Mục đích của ISO 9001:2015:............................................................................10
2.1.3. Tầm quan trọng của ISO 9001:2015:.................................................................11
2.1.4. Phạm vi áp dụng của ISO 9001:2015:................................................................12

2.2. CÁC ĐIỀU KHOẢN TIÊU CHUẨN ISO 9001:2015.......................................13


2.2.1. Nguyên tắc Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015.......................13
2.2.2. Các điều khoản tiêu chuẩn ISO 9001:2015........................................................15

2.3. CÁC BƯỚC TRIỂN KHAI ÁP DỤNG 9001....................................................20


2.3.1. Các bước lập kế hoạch triển khai ứng dụng ISO 9001.......................................20
2.3.2. Quy trình áp dụng ISO 9001:2015 vào doanh nghiệp........................................23

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG ISO 9001:2015 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN


TẬP ĐOÀN HOÀ PHÁT ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM GIA
TĂNG HIỆU QUẢ THỰC HIỆN HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO
TIÊU CHUẨN ISO 9001:2015 CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HÒA
PHÁT...........................................................................................................................26

3.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN HOÀ PHÁT....................26


3.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển về lĩnh vực thép của Công ty CP Tập
đoàn Hòa Phát...............................................................................................................27
3.1.2. Sơ đồ tổ chức......................................................................................................28

3.2. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU


CHUẨN ISO 9001:2015 CỦA CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT..............29
3.2.1. Mô tả thực trạng.................................................................................................29
3.2.2. Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015...........................30

3.3. THÀNH CÔNG HÒA PHÁT ĐẠT ĐƯỢC KHI ÁP DỤNG HỆ THỐNG
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 9001:2015......................44

3.4. ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM GIA TĂNG HIỆU QUẢ
THỰC HIỆN HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN
ISO 9001:2015 CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT.................44
3.4.1. Những thuận lợi của công ty..............................................................................44
3.4.2 Những khó khăn của công ty...............................................................................46
3.4.3 Đề xuất các giải pháp..........................................................................................47

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................49


CHƯƠNG 1:
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG VỀ CHẤT LƯỢNG CỦA TIẾN
TRÌNH SẢN XUẤT THÔNG QUA BIỂU ĐỒ TẦN SỐ (HISTOGRAM) VÀ
BIỂU ĐỒ KIỂM SOÁT (CONTROL CHART X-R)
NHẬN ĐỊNH VÀ ĐƯA RA ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI QUẢN LÝ PHÂN XƯỞNG

1.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG VỀ CHẤT LƯỢNG CỦA TIẾN
TRÌNH SẢN XUẤT THÔNG QUA BIỂU ĐỒ TẦN SỐ (HISTOGRAM) VÀ
BIỂU ĐỒ KIỂM SOÁT (CONTROL CHART X-R)

1.1.1. Thông qua biểu đồ tần số (Histogram)

Bảng 1.1: Thông số cần thiết biểu đồ histogram

1 2 3 4 5 Max Min
1 205.030 205.020 205.010 205.045 205.010 205.045 205.010
2 205.010 205.020 205.025 205.030 205.010 205.030 205.010
3 205.010 205.030 205.050 205.030 205.020 205.050 205.010
4 205.030 205.020 205.030 205.040 205.035 205.040 205.020
5 205.040 205.035 205.030 205.030 205.035 205.040 205.030
6 205.030 205.030 205.025 205.030 205.035 205.035 205.025
7 205.025 205.025 205.025 205.025 205.025 205.025 205.025
8 205.015 205.020 205.025 205.010 205.020 205.025 205.010
9 205.025 205.030 205.040 205.010 205.010 205.040 205.010
10 205.025 205.025 205.020 205.010 205.020 205.025 205.010
11 205.010 205.005 205.030 205.040 205.040 205.040 205.005
12 205.030 205.020 205.030 205.030 205.030 205.030 205.020
13 205.030 205.040 205.030 205.040 205.030 205.040 205.030
14 205.030 205.040 205.030 205.030 205.025 205.040 205.025
15 205.010 205.010 205.020 205.040 205.050 205.050 205.010
16 205.035 205.040 205.037 205.042 205.040 205.042 205.035
17 205.045 205.038 205.045 205.033 205.030 205.045 205.030
18 205.040 205.030 205.025 205.025 205.020 205.040 205.020
19 205.030 205.025 205.030 205.030 205.035 205.035 205.025
20 205.040 205.035 205.030 205.030 205.020 205.040 205.020
205.050 205.005

1
R = Xmax – Xmin = 0.045

K = √ 100 = 10

h = R/K = 0.045/10 = 0.0045 (làm tròn 0.005)

Biên dưới lớp 1 = Xmin – h/2 = 205.005 – 0.005/2 = 205.0025 (làm tròn 205.003)

Biên trên 1 = Biên dưới 1 + h = 205.003 + 0.005= 205.008

Lớp Biên độ dưới Biên độ trên Tần số


1 205.003 205.008 1
2 205.008 205.013 12
3 205.013 205.018 1
4 205.018 205.023 12
5 205.023 205.028 15
6 205.028 205.033 31
7 205.033 205.038 9
8 205.038 205.043 14
9 205.043 205.048 3
10 205.048 205.053 2
Tổng 100

Hình 1.1: Biểu đồ tần số

2
Nhận xét:

Biểu đồ tần suất này thể hiện độ dài của các linh kiện đặc biệt được sản xuất tại nhà
máy của công ty X. Số linh kiện được sản xuất nhiều nhất có dộ dài từ 205.028 –
205.033 (cụ thể là 31 linh kiện), đó là giá trị cao nhất trong biểu đồ được gọi là
“mode”. Biểu đồ tần suất còn cho thấy sự thay đổi độ dài của các linh kiện từ giá trị
nhỏ nhất 205.003 – 205.008 (cụ thể là 205.005) đến giá trị lớn nhất 205.048 – 205.053
(cụ thể là 205.050). Khoảng giao động này được tính bằng:

Overall Range = Maximum Value – Minimum Values

Biểu đồ tần suất cũng cho biết ước lượng về hình dạng phân bố, cụ thể là biểu đồ trên
có dạng phân bố răng cưa. Biểu đồ trên, số lần các linh kiện được sản suất tập trung
nhiều có độ dài khoảng 205.008 – 205.013 (12 lần), 205.018 – 205. 205.028 (tổng 27
lần) và từ 205.033 – 205.043 (tổng là 23 lần). Có một số ít lần các linh kiện độ dài
nằm xem kẻ 205.003 – 205.008 (1 lần), 205.013 – 205.018 (1 lần) và từ 205.043 –
205.053 (5 lần). Sự chênh lệch đó tạo ra các đỉnh, khe răng cưa trên biểu đồ histogram
và chia thành các khoảng giá trị tập trung đặc biệt được nêu trên. Vì vậy, công ty X
cần đề xuất giải pháp để đưa dạng phân bố về dạng hình chuông (dạng tiêu chuẩn).
Phân bố hình chuông là một dạng phân phối dữ liệu mà các giá trị tập trung tại giá trị
trung bình tạo thành một đỉnh và giảm dần theo hai phía. Giá trị trung bình của độ dài
linh kiện là 205.028 mm nằm trong khoảng 205.023 – 205.028, nhưng đỉnh của biểu
đồ lại nằm trong khoảng 205.028 – 205.033 nên biểu đồ có xu hướng lệch sang phải
hơn nên công ty cần có hướng giải quyết hợp lý để hiệu quả của quá trình sản xuất
được nâng cao. Mặc dù tần suất phân bố không ổn định nhưng không có khoảng giới
hạn nào có giá trị bằng 0 nên các cột trên biểu đồ nối tiếp nhau và không bị cô lập.

Biểu đồ tần suất còn cho chúng ta so sánh kết quả đạt được với yêu cầu đặc trưng.
Giới hạn cho phép của linh kiện có độ dài là 205 ± 0.05 mm. Điều này có nghĩa là linh
kiện được sản xuất có độ dài chỉ được phép trong khoảng từ 204.950 mm đến 205.050
mm để đạt yêu cầu. Từ biểu đồ ta thấy không có linh kiện nào vượt quá ngưỡng yêu
cầu này và linh kiện cao nhất cũng có độ dài là 205.050mm. Đây là một trạng thái lý
tưởng cần được duy trì.

3
Về tổng quan, doanh nghiệp đã thực hiện khá tốt trong việc sản xuất linh kiện nằm
trong khoảng độ dài quy định. Tuy nhiên, mức độ chênh lệch của các khoảng giới hạn
còn biến động không đều, việc này chứng tỏ rằng chất lượng tiến trình chưa thật sự
đạt hiệu quả.

1.1.2. Thông qua biểu đồ kiểm soát (Control Chart X-R)

Bảng 1.2: Thông số cần thiết biểu đồ kiểm soát X – R


Σ
X1 X2 X3 X4 X5 x R

205.03 205.02 205.01 205.04 205.01 1025.11


1 0 0 0 5 0 5 205.023 0.035
205.01 205.02 205.02 205.03 205.01 1025.09
2 0 0 5 0 0 5 205.019 0.020
205.01 205.03 205.05 205.03 205.02 1025.14
3 0 0 0 0 0 0 205.028 0.040
205.03 205.02 205.03 205.04 205.03 1025.15
4 0 0 0 0 5 5 205.031 0.020
205.04 205.03 205.03 205.03 205.03 1025.17
5 0 5 0 0 5 0 205.034 0.010
205.03 205.03 205.02 205.03 205.03 1025.15
6 0 0 5 0 5 0 205.030 0.010
205.02 205.02 205.02 205.02 205.02 1025.12
7 5 5 5 5 5 5 205.025 0.000
205.01 205.02 205.02 205.01 205.02 1025.09
8 5 0 5 0 0 0 205.018 0.015
205.02 205.03 205.04 205.01 205.01 1025.11
9 5 0 0 0 0 5 205.023 0.030
205.02 205.02 205.02 205.01 205.02 1025.10
10 5 5 0 0 0 0 205.020 0.015
205.01 205.00 205.03 205.04 205.04 1025.12
11 0 5 0 0 0 5 205.025 0.035
205.03 205.02 205.03 205.03 205.03 1025.14
12 0 0 0 0 0 0 205.028 0.010
205.03 205.04 205.03 205.04 205.03 1025.17
13 0 0 0 0 0 0 205.034 0.010
205.03 205.04 205.03 205.03 205.02 1025.15
14 0 0 0 0 5 5 205.031 0.015
205.01 205.01 205.02 205.04 205.05 1025.13
15 0 0 0 0 0 0 205.026 0.040
205.03 205.04 205.03 205.04 205.04 1025.19
16 5 0 7 2 0 4 205.039 0.007
4
205.04 205.03 205.04 205.03 205.03 1025.19
17 5 8 5 3 0 1 205.038 0.015
205.04 205.03 205.02 205.02 205.02 1025.14
18 0 0 5 5 0 0 205.028 0.020
205.03 205.02 205.03 205.03 205.03 1025.15
19 0 5 0 0 5 0 205.030 0.010
205.04 205.03 205.03 205.03 205.02 1025.15
20 0 5 0 0 0 5 205.031 0.020
4100.56
Tổng 1 0.377

x = 205.028

R = 0.019

 X:
Giới hạn trên: UCL = x + A2 R = 205.028 + 0.577 x 0.019 = 205.039

Giới hạn dưới: LCL = x - A2 R = 205.028 - 0.577 x 0.019 = 205.017

 R:
Giới hạn trên: UCL: D4 R = 2.115 x 0.019 = 0.040

Giới hạn dưới: LCL: : D3 R = 0 x 0.019 = 0

0.045
Biểu đồ kiểm soát R
0.040
0.035
0.030
0.025
0.020
0.015
0.010
0.005
0.000
1 2 3 4 5 6 7
UCL 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20

R
Series2 Series4 Series6 R LCL
Series8

L
Hình 1.2: Biểu đồ kiểm soát R
R
5 R U R L
U L

Biểu đồ kiểm soát X


205.045

205.040

205.035

205.030

205.025

205.020

205.015

205.010

205.005
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20

Series2 UCL
Series4 Series6 Series8

U L
Hình 1.3: Biểu đồ kiểm soát X
Qua biểu đồ kiểm soát X ta thấy được sự biến động quá trình, giá trị trung bình dao
động từ 205.017mm đến 205.039mm. Có một điểm nằm trùng với đường dưới hạn
trên (nhóm số 16, giá trị 205.39). Điều này chứng tỏ rằng phân xưởng có thể có sự
thay đổi nhỏ trong quy trình hoặc biến động ngẫu nhiên. Biểu đồ R cũng tương tự, có
2 điểm nằm trùng với dưới hạn trên (nhóm số 3 và 15, giá trị 0,040) và 1 điểm trùng
dưới hạn dưới (nhóm số 7, giá trị 0).

Biểu đồ kiểm soát X-R trên cho thấy những biến động tiến trình sản xuất của công ty
X thông qua 20 lần lấy mẫu.Từ biểu đồ trên ta phân tích trên nhiều khía cạnh

- Như hình trên không có điểm nào vượt quá giới hạn trên (UCL) và đường dưới
hạn dưới (LCL) nên không có điều gì bất thường xảy ra.
- Các điểm đều nằm trong vùng kiểm soát nên ta xét các yếu tố khác:

+ Không có dạng xu thế: không có 5 điểm tăng liên tục và không có 5 điểm giảm liên
tục trên biểu đồ nên quá trình không thay đổi từng bước.

+ Không có dạng một bên đường tâm: không có 7 dữ liệu liền nhau nằm cùng một
phía của đường trung tâm vì vậy giá trị trung bình không bị thay đổi.

6
+ Không xuất hiện vòng lặp: không có từ 7 điểm trở lên lặp đi lặp lại nên không có
hậu quả liên quan đến thời gian.

+ Không xuất hiện tiệm cận đường giới hạn kiểm soát: Các điểm dữ liệu không xuất
hiện thường xuyên gần với các đường giới hạn kiểm soát.

Vì vậy, biểu đồ kiểm soát X-R trên cho thấy quá trình sản xuất linh kiện của công ty X
ổn định và không có dấu hiệu bất thường.

Mối quan hệ giữa hai biểu đồ:

- Phân tích phân bố: Biểu đồ tần số có thể cung cấp thông tin về độ lớn các linh
kiện được phân bố. Điều này hữu ích khi thiết kế biểu đồ kiểm soát vì bạn có thể xem
xét cách dữ liệu phân bố trong quá trình và xác định xem liệu có thay đổi đáng kể
trong phân phối không.
- Phát hiện biến đổi: Biểu đồ kiểm soát sử dụng giới hạn kiểm soát để xác định
xem sự biến đổi các linh kiện trong quá trình sản xuất có nằm trong phạm vi kiểm soát
hay không. Biểu đồ tần số có thể giúp xác định xem sự biến đổi này có phản ánh trong
phân phối dữ liệu các linh kiện hay không.
- Hiểu rõ hơn về dữ liệu các linh kiện: Khi kết hợp sử dụng cả hai loại biểu đồ,
bạn có thể có cái nhìn toàn diện hơn về hiệu suất của quá trình cũng như cách dữ liệu
các linh kiện được phân bố và thay đổi qua thời gian.

Tóm lại, biểu đồ kiểm soát và biểu đồ tần số có mối quan hệ trong việc quản lý chất
lượng và phân tích dữ liệu, trong đó biểu đồ tần số cung cấp thông tin về phân bố dữ
liệu còn biểu đồ kiểm soát giúp kiểm tra sự biến đổi và hiệu suất của quá trình hoặc dữ
liệu các linh kiện được sản xuất bởi công ty X. Dựa vào thông tin biểu đồ tần số và
biểu đồ kiểm soát cung cấp có thể xác định được những sản phẩm có xu hướng thay
đổi đáng kể. Từ đó điều tra và tìm hiểu nguyên nhân gây ra sự biến đổi này. Cải tiến
quy trình, kiểm soát nguyên liệu hoặc kiểm tra các thiết bị có thể giúp tính duy trì, ổn
định của quy trình sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm.

1.2. NHẬN ĐỊNH VÀ ĐƯA RA GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI QUẢN LÝ PHÂN
XƯỞNG

1.2.1. Nhận định

7
Dựa trên tình hình mô tả, thông qua việc áp dụng và phân tích biểu đồ kiểm soát và
biểu đồ tần số ta có thể đưa ra một số nhận định về quá trình kiểm soát chất lượng tại
phân xưởng.

Mặc dù tình hình phân tích khá ổn định nhưng quá trình kiểm soát chất lượng tại phân
xưởng vẫn chưa thực sự an toàn, vẫn còn nhiều điểm yếu và bất thường. Vậy nên, kết
quả sản xuất chưa đạt được hiệu suất cao, đòi hỏi việc thực hiện phân tích biểu đồ để
định rõ nguyên nhân và điểm còn tồn đọng.

Nhằm khắc phục tình hình này, cần thiết phải duy trì việc theo dõi liên tục về quá
trình sản xuất. Kết hợp tương tác giữa hai biểu đồ kiểm soát và biểu đồ tần số sẽ tạo ra
một cơ hội để hoàn thiện hơn để giám sát, đánh giá và điểu chỉnh quá trình sản xuất.
Sự phối hợp nhịp nhàng giữa hai công cụ này sẽ tạo nên cơ hội mới để tổ chức cải
thiện hoạt động sản xuất, đảm bảo chất lượng, an toàn, hiệu quả và hiệu suất được
nâng lên một cách liên tục.

Với sự tập trung vào việc áp dụng các phương pháp và công cụ phân tích hiệu quả,
phân xưởng có thể tiến xa hơn trong việc đối mặt với các thách thức và đảm bảo một
môi trường sản xuất tốt hơn, đáng tin cậy và an toàn hơn.

1.2.2. Đề xuất giải pháp


Bảo đảm rằng toàn bộ nhân viên tham gia vào quá trình sản xuất được trang bị đầy đủ
kiến thức và hiểu rõ về yêu cầu chất lượng cũng như quy trình vận hành của công ty
trong việc sản xuất các linh kiện. Điều này bao gồm cả việc đảm bảo rằng họ có kiến
thức đầy đủ về các công cụ quản lý chất lượng như biểu đồ kiểm soát và biều đổ tần
số.

Hơn thế nữa, một phần quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm là đảm
bảo nguyên liệu đầu vào. Điều này bao gồm cả việc lựa chọn nguồn nguyên liệu có uy
tín và đáng tin cậy, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn chất lượng mà công ty đã đặt ra.
Đồng thời, cần tiến hành kiểm tra chất lượng nguyên liệu trước khi sử dụng để đảm
bảo rằng chúng đáp ứng các yêu cầu cần thiết.

Để đảm bảo mức chất lượng liên tục và nhanh chóng phát hiện các vấn đề tiềm ẩn, có
thể áp dụng nhiều công cụ quản lý chất lượng khác nhau. Ngoài việc sử dụng biểu đồ

8
kiểm soát để theo dõi sự biến đổi theo thời gian và biểu đồ tần số để đánh giá phân bố
của dữ liệu, có thể tận dụng một số công cụ khác như biểu đồ xương cá (Ishikawa),
phân tích Pareto hoặc phương pháp 5 Whys. Sự kết hợp và sử dụng sáng tạo của các
công cụ này giúp tìm ra nguyên nhân gốc rễ của sự bất thường, những sai sót và điểm
yếu một cách nhanh chóng, đảm bảo rằng chất lượng sản phẩm luôn được duy trì và
cải thiện.

Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng TQM (Total quality Management) để đảm bảo
chất lượng sản phẩm từ khâu nguyên liệu đến lúc tạo ra một linh kiện hoàn hảo. Đào
tạo nhân viên về TQM tạo ý thức về tầm quan trọng của chất lượng và thúc đẩy tinh
thần phát triển.

Như vậy, có thể kết luận rằng việc tập trung vào việc đào tạo, quản lý nguyên liệu và
sử dụng các công cụ quản lý chất lượng là cách tối ưu nhất để đảm bảo sự chất lượng
và hiệu suất cao trong quá trình sản xuất linh kiện của công ty X.

CHƯƠNG 2:
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ BỘ TIÊU CHUẨN ISO 9001:2015

2.1. TỔNG QUAN VỀ TIÊU CHUẨN ISO 9001:2015

2.1.1. ISO 9001:2015 là gì?

2.1.1.1. Khái quát ISO 9001:

ISO 9001 là một tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng do Tổ chức Tiểu chuẩn
hoá Quốc tế (ISO: International Organization for Standardization) phát triển và ban
hành.

Tiêu chuẩn ISO 9001 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng (QMS)
được sử dụng phổ biến nhất trong các tiêu chuẩn ISO trên thế giới. Nội dung của ISO
9001 bao gồm những nguyên tắc, yêu cầu cơ bản tập trung vào việc nâng cao hiệu quả
hoạt động của các quy trình trong QMS để đạt được mục tiêu mong mong muốn. Đó
chính là đáp ứng, thoả mãn được các yêu cầu cùng mong đợi của khách hàng và các
bên liên quan khác. Đây chính là chìa khoá để doanh nghiệp có thể tồn tại và thành
công trong bối cảnh nền kinh tế thị trường đang cạnh tranh ngày càng khốc liệt như
hiện nay.
9
Tiêu chuẩn ISO 9001 được xây dựng và an hành lần đầu tiên vào năm 1987 bởi Tổ
chức Tiêu chuẩn hoá Quốc Tế - ISO. Trải qua hàng chục năm phát triển, tiêu chuẩn
này đã và đang không ngừng được cải tiến, cập nhật để đảm bảo tương thích với bối
cách thực tế của nền kinh tế hiện nay.

2.1.1.2. Các phiên bản của tiêu chuẩn ISO 9001:


 ISO 9001:1987 – Là phiên bản được ban hành đầu tiên bởi tổ chức quốc tế -
ISO về mô hình đảm bảo chất lượng trong thiết kế/ triển khai, sản xuất, lắp
đặt và dịch vụ kỹ thuật.
 ISO 9001:1994 – Phiên bản này không có nhiều sự thay đổi so với phiên
bản 1987. Chủ yếu vẫn tập trung vào hoạt động sản xuất, chưa tiếp cận đến
khía cạnh cung cấp dịch vụ.
 ISO 9001:2000 – Đây là phiên bản có sự thay đổi vượt bậc khi đã có thể áp
dụng cả vào doanh nghiệp sản xuất lẫn cung ứng dịch vụ. Tiêu chuẩn này
cũng linh động và có tính tổng quát hơn. Hướng đến việc cái tiến liên tục dể
luôn đảm bảo được hiệu quả của việc quản lý quy trình và đáp ứng được
như cầu của khách hàng.
 ISO 9001:2008 – Phiên bản này chỉ có vài sự thay đổi về mặt thuật ngữ và
vẫn giữ nguyên các nội dung, điều khoản được sử dụng trong phiên bản
năm 2000.
 ISO 9001:2015 – Được Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế (ISO) ban hành
ngày 15-9-2015, đây là phiên bản thay thế cho ISO 9001:2008. Áp dụng
cho các quá trình tạo ra và kiểm soát các sản phẩm và dịch vụ của một tổ
chức cung cấp và quy định kiểm soát có hệ thống các hoạt động để đảm bảo
rằng các nhu cầu cơ và mong đợi của khách hàng được đáp ứng.

2.1.2. Mục đích của ISO 9001:2015:

Mục đích chính của ISO 9001:2015 là tạo ra một hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả
trong tổ chức, nhằm đảm bảo sản phẩm và dịch vụ đáp ứng yêu cầu chất lượng của
khách hàng và các bên liên quan, đồng thời thúc đẩy sự cải tiến liên tục và tăng cường
hiệu suất tổ chức.
Các doanh nghiệp áp dụng ISO 9001:2015 nhằm:
10
• Nâng cao hình ảnh và vị thế của doanh nghiệp
Việc xây dựng hệ thống quả lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 sẽ giúp các tổ
chức, doanh nghiệp thực hiện được các mục tiêu về năng suất cũng như chất lượng
sản phẩm. Giúp doanh nghiệp nâng cao và củng cố được hình ảnh và uy tín với khách
hàng. Trên thực tế, giữa doanh nghiệp đã được cấp chứng chỉ ISO 9001 và một doanh
nghiệp chưa được cấp thì khách hàng sẽ có xu hướng chọn đơn vị đã áp dụng tiêu
chuẩn.
• Hiệu quả làm việc được cải thiện rõ rệt
Việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001 vào sản xuất sẽ thúc đẩy người lao động không
ngừng làm việc và cải thiện hiệu quả công việc để đáp ứng mục tiêu đã đề ra. Tạo nên
sức mạnh từ nội bộ doanh nghiệp thúc đẩy người lao động nỗ lực không ngừng.
Việc ứng dụng tiêu chuẩn vào trong công việc thực tế sẽ cần sự đóng góp của mỗi
nhân viên trong việc hoàn thành các mục tiêu đã đề ra và được tổ chức theo dõi qua
dữ liệu cụ thể. Việc thưởng - phạt cho nhân viên cũng được trở nên minh bạch. Nên
người lao động sẽ nỗ lực làm việc tạo thành tích cho doanh nghiệp.
• Trách nhiệm của người lao động được nâng cao
Người lao động sẽ nhận thức được trách nhiệm và tầm quan trọng của mình trong sản
xuất. Kết quả là công việc sẽ được giải quyết trơn tru và tránh được tình trạng chồng
chéo hay đùn đẩy công việc cho nhau.
• Hạn chế tối đa sai sót phát sinh trong công việc
Khi ban hành những quy định và quy trình chung cho tất cả các nhân viên. Họ sẽ phải
đọc và làm theo như vậy sẽ dẫn đến các công đoạn đều được chuẩn hóa và trán được
sai sót chủ quan, khách quan.
• Chất lượng và sản phẩm dịch vụ luôn được giữ vững
Khi năng lực của công nhân đồng đều và không ngừng được nâng lên thì chất lượng
của sản phẩm, dịch vụ luôn ổn định. Khách hàng sẽ cảm thấy hài lòng hơn với sản
phẩm từ đó sản phẩm của doanh nghiệp sẽ bán được nhiều hơn.
• Lợi nhuận của doanh nghiệp gia tăng
Khi doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001 vào trong sản xuất, các sai sót và rủi
ro sẽ được hạn chế tối đa. Như vậy, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được khoản chi phí phát
sinh này. Kết quả là, lợi nhuận cũng vì thế mà được tăng cao.
11
Chưa kể, áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001 vào hoạt động sản xuất sẽ giúp cho năng suất
lao động tăng lên. Như vậy đồng nghĩa với việc chi phí làm ra sản phẩm giảm xuống
kéo theo lợi ích về kinh tế cho doanh nghiệp.

2.1.3. Tầm quan trọng của ISO 9001:2015:

ISO 9001:2015 đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng mô hình quản lý chất
lượng hiệu quả trong tổ chức, doanh nghiệp, nó giúp các doanh nghiệp:
• Cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ: ISO 9001:2015 giúp các tổ chức xác
định và cải thiện các quy trình làm việc, từ đó đảm bảo rằng sản phẩm và dịch
vụ của họ đáp ứng yêu cầu chất lượng và hài lòng khách hàng.
• Tăng cường sự hài lòng của khách hàng: ISO 9001:2015 tập trung vào việc
đáp ứng yêu cầu của khách hàng và cải thiện trải nghiệm của họ. Điều này giúp
xây dựng mối quan hệ tốt hơn với khách hàng và tạo điều kiện cho sự phát triển
bền vững.
• Tối ưu hóa quy trình và hiệu suất tổ chức: Tiêu chuẩn này khuyến khích các tổ
chức xác định và loại bỏ các hoạt động không cần thiết, từ đó tối ưu hóa quy
trình làm việc và tăng hiệu suất tổ chức.
• Quản lý rủi ro hiệu quả: ISO 9001:2015 yêu cầu các tổ chức đánh giá và quản
lý rủi ro một cách cẩn thận, giúp đối phó với các tình huống không mong muốn
và tối thiểu hóa các tác động tiêu cực.
• Thúc đẩy sự liên tục cải tiến: Tiêu chuẩn này khuyến khích các tổ chức thường
xuyên đánh giá và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng của họ, giúp họ duy trì
và nâng cao sự hoàn thiện liên tục.
• Tạo niềm tin từ phía đối tác và người tiêu dùng: Các tổ chức được chứng nhận
theo ISO 9001:2015 thường được coi là có khả năng cung cấp sản phẩm và
dịch vụ chất lượng và đáng tin cậy, từ đó tạo niềm tin từ phía đối tác và người
tiêu dùng.
• Tạo lợi thế cạnh tranh: Có chứng nhận ISO 9001:2015 có thể giúp các tổ chức
tạo lợi thế cạnh tranh trong thị trường và thu hút khách hàng mới.

12
• Định vị quốc tế: ISO 9001:2015 là một tiêu chuẩn quốc tế được công nhận và
áp dụng rộng rãi trên toàn cầu, giúp các tổ chức tăng cường sự thể hiện và định
vị quốc tế.

2.1.4. Phạm vi áp dụng của ISO 9001:2015:

Phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn ISO 9001:2015 bao gồm mọi loại tổ chức, không
phân biệt kích thước hay ngành nghề. Đây là một tiêu chuẩn quản lý chất lượng được
thiết kế để áp dụng rộng rãi và có thể điều chỉnh linh hoạt cho nhiều loại hoạt động và
ngữ cảnh khác nhau. Cụ thể, phạm vi áp dụng của ISO 9001:2015 bao gồm:
• Ngành công nghiệp sản xuất: ISO 9001:2015 áp dụng cho các ngành sản xuất
sản phẩm vật lý, bao gồm cả sản phẩm công nghiệp, sản phẩm tiêu dùng, thiết
bị điện tử, máy móc, ô tô, và nhiều ngành khác.
• Ngành dịch vụ: Tiêu chuẩn này cũng áp dụng cho các ngành dịch vụ, chẳng
hạn như dịch vụ chăm sóc sức khỏe, dịch vụ tài chính, giáo dục, du lịch, và
nhiều lĩnh vực dịch vụ khác.
• Các tổ chức phi lợi nhuận: ISO 9001:2015 cũng có thể áp dụng cho các tổ chức
phi lợi nhuận như tổ chức xã hội, tổ chức từ thiện, tổ chức giáo dục,…
• Tổ chức công cộng: Tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho các tổ chức và cơ quan
thuộc ngành công cộng, chẳng hạn như các cơ quan chính phủ và đơn vị quản
lý cung ứng dịch vụ công cộng.
• Doanh nghiệp khởi nghiệp và doanh nghiệp nhỏ và vừa: ISO 9001:2015 có thể
được áp dụng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp và doanh nghiệp nhỏ và vừa
(SMEs), giúp họ cải thiện quy trình và chất lượng để cạnh tranh hiệu quả.
• Toàn bộ chuỗi cung ứng: Tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho các doanh nghiệp
trong chuỗi cung ứng, từ nhà cung cấp đến nhà sản xuất và khách hàng cuối
cùng.

2.2. CÁC ĐIỀU KHOẢN TIÊU CHUẨN ISO 9001:2015

2.2.1. Nguyên tắc Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015

Theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015, có 7 nguyên tắc quản lý chất lượng:
13
Nguyên tắc 1: Hướng vào khách hàng
Chất lượng sản phẩm và dịch vụ do khách hàng xem xét quyết định. Các chỉ tiêu chất
lượng sản phẩm và dịch vụ mang lại giá trị cho khách hàng và làm khách hàng thỏa
mãn, ưa chuộng phải là trọng tâm của hệ thống quản lý.
Nguyên tắc 2: Sự lãnh đạo
Lãnh đạo là người có vai trò quan trọng, quyết định con đường phát triển của doanh
nghiệp, thiết lập sự thống nhất đồng bộ giữa mục đích, đường lối và môi trường nội bộ
trong doanh nghiệp. Hoạt động chất lượng sẽ không có kết quả nếu không có sự cam
kết triệt để của cấp lãnh đạo và lôi kéo được mọi người cùng tham gia để đạt mục tiêu
chung.

Nguyên tắc 3: Cam kết của mọi người


Con người luôn là nguồn lực quan trọng nhất đối với mọi doanh nghiệp. Thành công
trong cải tiến chất lượng công việc phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng, nhiệt tình hăng
say trong công việc của lực lượng lao động. Vì vậy, trong quá trình hoạt động của
doanh nghiệp cần sự tham gia của tất cả mọi người. Từ lãnh đạo cho tới toàn bộ đội
ngũ nhân viên từ cao đến thấp.
Nguyên tắc 4: Tiếp cận theo quá trình
Trong một doanh nghiệp, đầu vào của quá trình này là đầu ra của quá trình trước đó,
và toàn bộ các quá trình trong một doanh nghiệp lập thành một mạng lưới quá trình.
Quản lý tốt mạng lưới quá trình này, cùng với sự đảm bảo đầu vào nhận được từ
người cung cấp bên ngoài, sẽ đảm bảo chất lượng đầu ra để cung cấp cho khách hàng
bên ngoài.
Nguyên tắc 5: Cải tiến
Cải tiến vừa là mục tiêu, đồng thời cũng là phương pháp của mọi doanh nghiệp. Muốn
có được khả năng cạnh tranh và mức độ chất lượng cao nhất, doanh nghiệp phải
không ngừng cải tiến.
Liên tục cải tiến công việc bằng cách áp dụng vòng tròn Deming PDCA. Bao gồm:

14
Kế hoạch, thiết kế (Plan): Xây dựng kế hoạch là khâu quan trọng nhất, khi lập kế
hoạch phải dự báo được những rủi ro xảy ra để xây dựng các biện pháp phòng ngừa.
Nếu kế hoạch ban đầu được soạn thảo tốt thì việc thực hiện dễ dàng đạt hiệu quả cao.
Thực hiện (Do): Muốn kế hoạch được thực hiện tốt, người thực hiện phải hiểu rõ mục
tiêu và cần thiết của công việc.
Kiểm tra (Check): Là sự so sáng giữa kế hoạch, thiết kế với thực hiện.
Hoạt động (Action): Là những hoạt động khắc phục và phòng ngừa (Corective and
preventive Action); áp dụng những công cụ, phương pháp để tìm ra nguyên nhân của
sự sai lệch.

Hình 4.1: Sơ đồ cấu trúc tiêu chuẩn quốc tế theo chu trình PDCA
Nguyên tắc 6: Quyết định dựa trên bằng chứng
Mọi quyết định và hành động của hệ thống quản lý hoạt động kinh doanh muốn có
hiệu quả phải được xây dựng dựa trên việc phân tích dữ liệu, bằng chứng và thông
qua. Bằng chứng có thể là những hồ sơ, tài liệu, một sự kiện nào đó diễn ra được ghi
chép lại bằng hình ảnh, video… có tính xác thực.
Nguyên tắc 7: Quản lý mối quan hệ
Các doanh nghiệp cần tạo dựng mối quan hệ hợp tác cả nội bộ và bên ngoài để đạt
được mục tiêu chung. Trong đó, các mối quan hệ nội bộ như lãnh đạo-người lao động,

15
giữa các bộ phận trong doanh nghiệp,… Các mối quan hệ bên ngoài như với bạn hàng,
nhà cung cấp, tổ chức đào tạo,…

2.2.2. Các điều khoản tiêu chuẩn ISO 9001:2015

Theo ISO 9001:2015– Hệ thống quản lý chất lượng – Các yêu cầu (2015), nội dung
của ISO 9001:2015 được chia thành 10 điều khoản. Mỗi điều khoản sẽ thiết lập những
yêu cầu, quy tắc riêng liên quan đến các khía cạnh khác nhau trong một hệ thống quản
lý chất lượng (QMS – Quality management system). Cụ thể:
Điều khoản 1 – Phạm vi áp dụng: Điều khoản này thiết lập phạm vi mà tiêu chuẩn
ISO 9001:2015 có thể được áp dụng trong QMS của bất kì doanh nghiệp nào.
Tiêu chuẩn quốc tế này quy định các yêu cầu cho hệ thống quản lý chất lượng khi tổ
chức: cần chứng tỏ khả năng cung cấp một cách ổn định sản phẩm hoặc dịch vụ đáp
ứng các yêu cầu của khách hàng cũng như các yêu cầu của luật pháp và chế định thích
hợp, và muốn nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng thông qua việc áp dụng một cách
có hiệu lực hệ thống, bao gồm cả các quá trình để cải tiến hệ thống và đảm bảo sự phù
hợp với các yêu cầu của khách hàng, yêu cầu luật định và chế định được áp dụng.
Tất cả các yêu cầu của Tiêu chuẩn quốc tế này mang tính tổng quát và dự kiến áp
dụng cho mọi tổ chức, không phân biệt loại hình, quy mô hoặc sản phẩm và dịch vụ
cung cấp.
Điều khoản 2 – Tài liệu viện dẫn: Yêu cầu sử dụng các tài liệu cần thiết trong việc
áp dụng ISO 9001:2015. Với tài liệu có năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Còn
với tài liệu không rõ năm công bố thì áp dụng bản mới nhất (bao gồm những bản sửa
đổi).
Điều khoản 3 – Thuật ngữ và định nghĩa: Danh sách các thuật ngữ được sử dụng
trong tiêu chuẩn ISO 9001:2015 cùng định nghĩa kèm theo
Điều khoản 4 – Bối cảnh của tổ chức: Xác định các vấn đề bên ngoài và bên trong
doanh nghiệp; nhu cầu và mong đợi của các bên quan tâm cùng phạm vi của QMS và
những quá trình của nó.
4.1 Hiểu tổ chức và bối cảnh của tổ chức
4.2 Hiểu nhu cầu và mong đợi của các bên quan tâm
4.3 Xác định phạm vi của hệ thống quản lý chất lượng

16
4.4 Hệ thống quản lý chất lượng và các quá trình của hệ thống
Điều khoản 5 – Lãnh đạo: Lãnh đạo cao nhất phải thể hiện vai trò lãnh đạo cùng cam
kết về QMS. Đồng thời, thiết lập và truyền đạt các chính sách chất lượng. Đảm bảo
vai trò, trách nhiệm và quyền hạn trong tổ chức được phân công, truyền đạt rõ ràng.
5.1 Sự lãnh đạo và cam kết
5.1.2 Hướng vào khách hàng
5.2 Chính sách chất lượng
5.2.1 Thiết lập chính sách chất lượng
5.2.2 Truyền đạt chính sách chất lượng
5.3 Vai trò, trách nhiệm và quyền hạn trong tổ chức
Lãnh đạo cao nhất phải đảm bảo rằng các trách nhiệm và quyền hạn cho các vai trò
thích hợp được phân công, truyền đạt và thấu hiểu trong tổ chức.
Điều khoản 6 – Hoạch định: Doanh nghiệp cần phải hoạch định các hành động giải
quyết rủi ro và cơ hội; mục tiêu chất lượng và các kế hoạch để đạt được chúng; và
những thay đổi liên quan đến QMS.
6.1 Hành động giải quyết rủi ro và cơ hội
6.2 Mục tiêu chất lượng và hoạch định để đạt được mục tiêu
6.3 Hoạch định sự thay đổi
Điều khoản 7 – Hỗ trợ: Doanh nghiệp cần xác định rõ các nguồn lữu được sử dụng
trong việc xây dựng và triển khai QMS. Đảm bảo lựa chọn nhân viên có đủ năng lực
và nhận thức. Thực hiện trao đổi thông tin bên trong và bên ngoài doanh nghiệp cũng
như quản lý và kiểm soát các thông tin dạng văn bản.
7.1 Nguồn lực
7.1.1 Khái quát
Tổ chức phải xác định và cung cấp các nguồn lực cần thiết cho việc thiết lập, thực
hiện, duy trì và cải tiến liên tục hệ thống quản lý chất lượng.
7.1.2 Nhân lực
7.1.3 Cơ sở hạ tầng
7.1.4 Môi trường cho việc vận hành các quá trình
7.1.5 Các nguồn lực theo dõi và đo lường
7.1.6 Tri thức của tổ chức
17
7.2 Năng lực Tổ chức
7.3 Nhận thức Tổ chức phải đảm bảo rằng những người làm việc dưới sự kiểm soát
của tổ chức nhận thức được:
a) chính sách chất lượng;
b) các mục tiêu chất lượng liên quan;
c) đóng góp của họ đối với hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng, bao gồm các lợi
ích khi kết quả hoạt động chất lượng được cải tiến;
d) những tác động của sự không phù hợp với các yêu cầu hệ thống quản lý chất
lượng.
7.4 Trao đổi thông tin
Tổ chức phải xác định việc trao đổi thông tin nội bộ và bên ngoài liên quan đến hệ
thống quản lý chất lượng
7.5 Thông tin được lập văn bản
7.5.1 Khái quát
Hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức phải bao gồm:
a) các thông tin được lập văn bản theo yêu cầu của Tiêu chuẩn quốc tế này;
b) các thông tin được lập văn bản được tổ chức xác định là cần thiết để đảm bảo tính
hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng.
7.5.2 Tạo mới và cập nhật
7.5.3 Kiểm soát thông tin được lập văn bản
Điều khoản 8 – Thực hiện: Doanh nghiệp cần triển khai QMS theo các kế hoạch,
quy định đã được hoạch định trước đó. Đảm bảo có các kế hoạch và quy trình kiểm
soát phù hợp để đáp ứng những yêu cầu đối với sản phẩm/dịch vụ (thiết kế và phát
triển, nhà cung cấp bên ngoài, sản xuất và cung cấp dịch vụ, thông qua sản phẩm và
dịch vụ, đầu ra không phù hợp).
8.1 Hoạch định và kiểm soát điều hành
8.2 Yêu cầu đối với sản phẩm và dịch vụ
8.3 Thiết kế và phát triển sản phẩm và dịch vụ
8.4 Kiểm soát các sản phẩm và dịch vụ do bên ngoài cung cấp
8.5 Sản xuất và cung cấp dịch vụ
8.5.4 Bảo toàn
18
8.6 Chuyển giao sản phẩm và dịch vụ
Tổ chức phải thực hiện các bố trí được hoạch định ở các giai đoạn thích hợp để xác
nhận rằng các yêu cầu sản phẩm và dịch vụ đã được đáp ứng.
8.7 Kiểm soát đầu ra không phù hợp
8.7.1 Tổ chức phải đảm bảo rằng các kết quả đầu ra không phù hợp với yêu cầu được
nhận biết và được kiểm soát để ngăn ngừa việc sử dụng hoặc việc chuyển giao không
mong muốn.
8.7.2 Tổ chức phải lưu giữ lại thông tin được lập văn bản
Điều khoản 9 – Đánh giá kết quả hoạt động: Doanh nghiệp cần phải thực hiện theo
dõi, đo lường, phân tích và đánh giá QMS. Tổ chức những cuộc đánh giá nội bộ.
Đồng thời, hoạt động đánh giá này cũng phải đảm bảo có sự tham gia và xem xét từ
lãnh đạo.
9.1 Theo dõi, đo lường, phân tích và đánh giá
9.2 Đánh giá nội bộ
9.3 Xem xét của lãnh đạo
9.3.1 Khái quát
Lãnh đạo cao nhất phải xem xét định kỳ hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức để
đảm bảo tính liên tục phù hợp, thỏa đáng, hiệu lực và liên kết với định hướng chiến
lược của tổ chức.
9.3.2 Đầu vào của xem xét lãnh đạo
Việc xem xét của lãnh đạo phải được lập kế hoạch và được thực hiện:
a) tình trạng của các hành động từ lần xem xét trước;
b) các thay đổi bên trong và bên ngoài có liên quan đến hệ thống quản lý chất lượng;
c) thông tin về kết quả hoạt động và hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng.
9.3.3 Đầu ra của xem xét lãnh đạo
Đầu ra của xem xét của lãnh đạo phải bao gồm các quyết định và hành động liên quan
đến:
a) các cơ hội cải tiến;
b) bất kỳ nhu cầu thay đổi nào đối với hệ thống quản lý chất lượng;
c) các nhu cầu nguồn lực.

19
Tổ chức phải lưu giữ thông tin được lập văn bản như bằng chứng về các kết quả xem
xét của lãnh đạo.
Điều khoản 10 – Cải tiến: Doanh nghiệp cần xác định và lựa chọn các cơ hội để cải
tiến; thực hiện hành động khắc phục sự không phù hợp và liên tục cảu tiến QMS của
mình.
10.1 Khái quát
Tổ chức phải xác định và lựa chọn các cơ hội cải tiến và thực hiện mọi hành động cần
thiết để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và nâng cao sự hài lòng của khách hàng.
10.2 Sự không phù hợp và hành động khắc phục
10.2.1 Khi sự không phù hợp xảy ra, kể cả phát sinh từ các khiếu nại, tổ chức phải:
a) Khi thích hợp, xử lý sự không phù hợp:
1] thực hiện hành động để kiểm soát và khắc phục sự không phù hợp;
2] giải quyết các hậu quả;
b) đánh giá nhu cầu thực hiện hành động để loại bỏ (các) nguyên nhân của sự không
phù hợp, để không tái diễn hoặc xảy ra nơi khác, bằng cách:
1] xem xét và phân tích sự không phù hợp;
2] xác định các nguyên nhân của sự không phù hợp;
3] xác định xem liệu sự không phù hợp tương tự có tồn tại hay không, hoặc có thể
tiềm ẩn xảy ra;
c) thực hiện bất kỳ hành động nào cần thiết;
d) xem xét tính hiệu lực của bất kỳ hành động khắc phục được thực hiện;
e) cập nhật các rủi ro và cơ hội được xác định trong quá trình hoạch định, nếu cần
thiết;
f) Tạo sự thay đổi đối với hệ thống quản lý chất lượng, nếu cần thiết.
Hành động khắc phục phải tương xướng với tác
động của các sự không phù hợp gặp phải.
10.2.2 Tổ chức phải lưu giữ lại thông tin được lập văn bản như bằng chứng về:
a) bản chất của sự không phù hợp và bất kỳ hành động tiếp theo được thực hiện;
b) các kết quả của mọi hành động khắc phục.
10.3 Cải tiến liên tục

20
Tổ chức phải cải tiến liên tục sự phù hợp, thỏa đáng và hiệu lực của hệ thống quản lý
chất lượng.
Tổ chức phải xem xét các kết quả phân tích và đánh giá, và các kết quả đầu ra từ xem
xét của lãnh đạo, để xác định xem có nhu cầu hay cơ hội nào phải được giải quyết như
một phần của cải tiến liên tục.

2.3. CÁC BƯỚC TRIỂN KHAI ÁP DỤNG 9001

2.3.1. Các bước lập kế hoạch triển khai ứng dụng ISO 9001

Bước 1: Tìm hiểu tiêu chuẩn ISO 9001

Doanh nghiệp cần tìm hiểu và xác định xem có thể áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001 vào
hệ thống chất lượng và quá trình phát triển của công ty như thế nào. Doanh nghiệp tìm
hiểu các yêu cầu của tiêu chuẩn sau đó đối chiếu với thực tế. Doanh nghiệp có thể
tham khảo trên website của các tổ chức ISO để hiểu thêm về Tiêu chuẩn.

Bước 2: Đánh giá thực trạng của doanh nghiệp và so sánh với tiêu chuẩn

Đối với các doanh nghiệp đã có các quá trình và thủ tục được thiết lập. Các bước này
có thể tiến hành đơn giản. Việc đánh giá quá trình và thủ tục sẽ do người có kiến thức
về ISO thực hiện.
Thông thường ở các doanh nghiệp, các quá trình và thủ tục chưa được thiết lập một
cách phù hợp hoặc chưa được lập thành văn bản đầy đủ. Thậm chí đôi khi không có
thủ tục hoặc có thủ tục nhưng chưa được tuân thủ. Trong trường hợp các quá trình và
thủ tục đã được thiết lập và được viết ra thì người đánh giá sẽ xem xét và đối chiếu
với tiêu chuẩn. Còn trong trường hợp doanh nghiệp chưa có hệ thống văn bản thì cần
tiến hành xây dựng hệ thống văn bản.

Bước 3: Thiết lập hệ thống tổ chức chỉ đạo cho việc áp dụng ISO 9001

Việc áp dụng ISO 9001 có thể xem như là một dự án lớn. Vì vậy các Doanh nghiệp
cần tổ chức thành dự án sao cho có hiệu quả. Nói chung, nên có một Ban ISO hoặc
nhân sự phụ trách có kiến thức về ISO tại doanh nghiệp. Như vậy sẽ giúp quá trình
xây dựng, áp dụng ISO trở nên hiệu quả và nhanh chóng hơn.

Bước 4: Thiết lập Quy trình và xây dựng văn bản hệ thống chất lượng theo ISO
9001
21
+ Thiết lập Quy trình
Đây là một trong những bước quan trọng và tốn thời gian nhất trong quá trình áp dụng
ISO. Tiêu chuẩn ISO 9001 đòi hỏi phải có hệ thống các tài liệu bắt buộc. Việc viết các
tài liệu này sẽ làm tốn nhiều thời gian và công sức. Nhưng nó cũng trả lời được câu
hỏi: “Tổ chức sẽ được gì sau khi áp dụng ISO 9001”?
+ Xây dựng văn bản hệ thống chất lượng
Từ những nội dung đã đánh giá thực trạng trước đó. Doanh nghiệp cần hệ thống hóa
lại quy trình, các yếu tố cần quản lý trong doanh nghiêp. Đồng thời, Doanh nghiệp xây
dựng các văn bản để cụ thể hóa các công việc cần quản lý. Ví dụ: Quy trình Quản lý
sản xuất; Quy trình Quản lý máy móc thiết bị; Quy trình Kiểm soát nguyên vật liệu….
 Theo yêu cầu của tiêu chuẩn doanh nghiệp phải chỉ định đại diện lãnh đạo về
chất lượng. Người này có trách nhiệm đối với chứng nhận hệ thống chất lượng.
Đây là người quản lý có quyền ra quyết định và huy động những nguồn lực khi
cần thiết. Cần bổ nhiệm vào vị trí này một cán bộ có phẩm chất và năng lực.
Đồng thời có đầy đủ quyền hạn và trách nhiệm trong công việc điều hành bộ
máy chất lượng.
 Xây dựng Sổ tay chất lượng bằng văn bản. Sổ tay chất lượng như một tài liệu
tổng hợp tất cả các vấn đề cần kiểm soát trong doanh nghiệp. Bao gồm các quy
trình, biểu mẫu, hướng dẫn và quan trọng nhất là mô tả sự tương tác giữa các
quá trình, bộ phận, nhận sự trong Doanh nghiệp. Hay nói đơn giản “Sổ tay chất
lượng là sách hướng dẫn về hệ thống của ISO Doanh nghiệp”.
 Lập thành văn bản tất cả các quá trình và thủ tục liên quan.

Bước 5: Triển khai áp dụng trên thực tế hệ thống chất lượng theo ISO 9001

Công ty cần áp dụng hệ thống chất lượng đã thiết lập để chúng minh hiệu lực và hiệu
quả của hệ thống. Trong bước này cần thực hiện các hoạt động sau:
· Phổ biến cho tất cả mọi cán bộ công nhân viên trong công ty nhận thức về ISO 9000.
· Hướng dẫn cho cán bộ công nhân viên thực hiện theo các qui trình, thủ tục đã được
viết ra.
· Phân rõ trách nhiệm ai sử dụng tài liệu nào và thực hiện theo đúng chức năng, nhiệm
vụ, và thủ tục được mô tả.

22
· Tổ chức các cuộc đánh giá nội bộ để đánh giá sự phù hợp của hệ thống. Sau đó đề ra
các hành động khắc phục dối với sự không phù hợp.
Trong quá trình đó, các quy trình làm việc mới có thể làm phát sinh ra một số vấn đề.
Những vấn đề đó phải được ghi chép lại thành một hướng dẫn thực hiện chi tiết công
việc. Việc này phải được chính những nhân viên trực tiếp làm công việc đó viết ra.

Bước 6: Đánh giá nội bộ

Ở bước 2, tổ chức đã cử người làm đại diện, có hiểu biết nhất định về ISO. Sau tất cả
các bước thực hiện, ISO 9001 yêu cầu tổ chức phải đánh giá nội bộ định kỳ hàng
tháng để biết được chất lượng công việc sau khi áp dụng HTQLCL ISO 9001. Đây là
việc làm cần thiết và quan trọng trước khi được đánh giá chứng nhận ISO 9001.
Đánh giá nội bộ nhằm xác định xem hệ thống chất lượng của công ty đã phù hợp với
tiêu chuẩn chưa và có được thực hiện một cách hiệu quả không, xác định các vấn đề
còn tồn tại để khắc phục. Việc đánh giá trước chứng nhận có thể do chính công ty
thực hiện hoặc do tổ chức bên ngoài thực hiện.

Bước 7: Chuẩn bị cho đánh giá chứng nhận

Việc chuẩn bị cho đánh giá chứng nhận bao gồm các bước sau:
• Đánh giá trước chứng nhận nhằm xác định xem hệ thống chất lượng của công
ty đã phù hợp với tiêu chuẩn chưa và có được thực hiện một cách hiệu quả
không, xác định các vấn đề còn tồn tại để khắc phục. Việc đánh giá trước
chứng nhận có thể do chính công ty thực hiện hoặc do tổ chức bên ngoài thực
hiện.
• Lựa chọn tổ chức chứng nhận: Tổ chức chứng nhận hay đánh giá của bên thứ
ba là tổ chức đã công nhận cho việc thực hiện đánh giá và cấp chứng nhận phù
hợp với tiêu chuẩn ISO 9000. Về nguyên tắc, mọi chứng chỉ ISO 9000 đều có
giá trị như nhau không phân biệt tổ chức nào tiến hành cấp. Công ty có quyền
lựa chọn bất kỳ tổ chức nào để đánh giá và cấp chứng chỉ.
• Chuẩn bị về mặt tổ chức và nguồn lực để tiến hàng đánh giá.

Bước 8: Tiến hành đánh giá chứng nhận

23
Tổ chức chứng nhận tiến hành đánh giá chứng nhận chính thức hệ thống chất lượng
của công ty.

Bước 9: Duy trì hệ thống chất lượng sau khi chứng nhận

Ở giai đoạn này cần tiến hành khắc phục các vấn đề còn tồn tại phát hiện qua đánh giá
chứng nhận và tiếp tục thực hiện các hoạt động theo yêu cầu của tiêu chuẩn để duy trì
và không ngừng cải tiến hệ thống chất lượng của công ty.

Trên đây là một số các bước công việc cơ bản cần phải tiến hành để tiến tới chứng
nhận ISO 9000. Thời gian và khối lượng công việc phải làm phụ thuộc rất nhiều vào
thực trạng của doanh nghiệp. Bên cạnh kế hoạch tổng thể, doanh nghiệp cần xây dựng
kế hoạch chi tiết cho các bước cụ thể. Trong đó có việc phân công bộ phận hay con
người chịu trách nhiệm chính và thời gian biểu chi tiết.

2.3.2. Quy trình áp dụng ISO 9001:2015 vào doanh nghiệp

Sau khi đã lên kế hoạch triển khai, doanh nghiệp cần thực hiện 10 bước sau đây để có
thể áp dụng ISO 9001:2015 vào trong tổ chức:

Bước 1: Quyết định có nên áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001 hay không?
Việc này phải dựa vào việc hoạt động của công ty hiện tại có đáp ứng được những yêu
cầu giám sát, kiểm tra trong quản lý hay không? Tất nhiên, với sự ưu việt của tiêu
chuẩn ISO thì một công ty chưa từng có nên có quyết định áp dụng tiêu chuẩn này.
Bước 2: Tìm ra đại diện lãnh đạo chất lượng
Cần phải bổ nhiệm một đại diện trong ban lãnh đạo của tổ chức làm đại diện lãnh đạo
chất lượng. Một lãnh đạo quản lý chất lượng trong doanh nghiệp (là QMR - viết tắt
của Quality Management Representative ) sẽ có trách nhiệm và quyền hạn đảm bảo
các quá trình cần thiết cả hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 được thiết lập, thực
hiện và duy trì.
Bước 3: Xây dựng kế hoạch thực hiện
Để áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001, trước tiên chúng ta
cần phân tích và xác định được các điều khoản của tiêu chuẩn mà tổ chức mình áp
dụng. Sau đó xem xét sự đáp ứng các điều khoản đó của tổ chức mà nhất là tại những

24
bộ phận, những công việc mà tổ chức dự định áp dụng. Sau khi phân tích các điều
khoản, chúng ta có thể xây dựng kế hoạch thực hiện.
Bước 4: Thông báo trong nội bộ tổ chức
Đây là một thông tin quan trọng quyết định mọi hoạt động sản xuất kinh doanh sắp
tới. Vì vậy, cần phải thông báo cho tất cả các nhân viên trong doanh nghiệp được biết,
chuẩn bị cho kế hoạch áp dụng.
Bước 5: Chuẩn bị tài liệu
Tiêu chuẩn ISO 9001 đòi hỏi phải có hệ thống tài liệu bắt buộc theo các yêu cầu của
các điều khoản trong tiêu chuẩn. Và tổ chức phải soạn thảo mọi tài liệu liên quan để
phù hợp cho việc đáp ứng và phù hợp với các tiêu chuẩn ISO.
Bước 6: Thực hiện
Đưa những quy trình tác nghiệp vào hệ thống tài liệu của hệ thống quản lý chất lượng
ISO 9001 và áp dụng trong những phòng ban liên quan của tổ chức. Trong bước này
thì các nhà lãnh đạo của tổ chức và đội ngũ nhân viên phải được thông báo về những
quy trình làm việc mới hoặc những thay đổi chính thức trong tài liệu theo tiêu chuẩn
ISO 9001 trong bước 5.
Bước 7: Đánh giá nội bộ
ISO 9001 yêu cầu tổ chức phải định kỳ đánh giá hệ thống quản lý chất lượng ISO
9001 của tổ chức thông qua việc đã đánh giá nội bộ. Việc đánh giá nội bộ sẽ được
giúp đỡ để thực hiện trong quá trình tổ chức bắt đầu khi triển khai áp dụng.
Bước 8: Đăng ký ISO 9001
Trước khi tổ chức/doanh nghiệp có thể nhận được chứng nhận ISO 9001 thì cần phải
lựa chọn một tổ chức chứng nhận ISO 9001 để đăng ký chứng nhận. Đơn vị chứng
nhận này là một tổ chức độc lập và được công nhận về việc chứng nhận hệ thống quản
lý chất lượng ISO. Đơn vị này sẽ đánh giá hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 của
doanh nghiệp và nếu cuộc đánh giá hoàn tất và phù hợp theo yêu cầu của tiêu chuẩn
thì họ sẽ cấp giấy chứng nhận ISO 9001. Vậy nên, điều quan trọng là nên chọn một tổ
chức kiểm định và chứng nhận uy tín để đăng ký chứng nhận.
Bước 9: Chứng nhận ISO 9001
Đây là một bước cực kỳ quan trọng. Đơn vị được cấp phải đủ điều kiện để được tổ
chức chứng nhận ISO 9001 đánh giá là vượt qua và nhận được chứng chỉ chứng nhận
25
hệ thống quản lý chất lượng phù hợp ISO 9001. Trong quy trình Hướng dẫn xây dựng
quy trình ISO có những bước từ bước 1 đến bước 8 được thiết kế để doanh nghiệp có
thể đạt được chứng chỉ ISO 9001 này. Tuy nhiên, đội ngũ nhân viên của tổ chức có
thể sẽ chưa quen với việc đánh giá của một tổ chức ở bên ngoài, do đó cần phải
khuyến khích, động viên họ để có sự chuẩn bị tốt cho công cuộc đánh giá cũng như là
phải hướng dẫn cách thức tương tác, phối hợp với những chuyên gia đánh giá chứng
nhận.

Bước 10: Duy trì chứng chỉ ISO 9001

Có rất nhiều doanh nghiệp đã sai lầm khi nghĩ rằng chỉ cần có chứng chỉ chứng nhận
hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 đã là bước cuối cùng của công việc xây dựng
và áp dụng chứng nhận ISO 9001. Tuy nhiên, việc duy trì được hệ thống quản lý chất
lượng đó cũng quan trọng không kém. Do đó, doanh nghiệp cần được đảm bảo hệ
thống quản lý chất lượng ISO 9001 của mình được vận hành xuyên suốt ở trong hoạt
động hàng ngày của tổ chức và phải thường xuyên cải tiến nó hơn nữa.

CHƯƠNG 3:
THỰC TRẠNG ÁP DỤNG ISO 9001:2015 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP
ĐOÀN HOÀ PHÁT
ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM GIA TĂNG HIỆU QUẢ THỰC
HIỆN HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN ISO
9001:2015 CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT

3.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN HOÀ PHÁT

Tên giao dịch: Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát

Giấy chứng nhận ĐKDN số: 09 0018 9284

Vốn điều lệ: 58.147.857.000.000 đồng

Địa chỉ trụ sở: KCN Phố Nối A, xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên, Việt
Nam

Website: www.hoaphat.com.vn

26
Logo:

Hình 5.1: Logo của công ty


- Ý nghĩa logo: Với họa tiết giống ba mũi tên đồng hướng, nhằm thề hiện sự đồng
lòng hướng về phía trước, tiếp tục theo đuổi mục tiêu chất lượng của Tập đoàn. Ở bên
dưới ba mũi tên là hình ảnh cách điệu của những đôi bàn tay cùng chung sức gây dựng
nền tảng Tập đoàn suốt những năm qua.

- Tầm nhìn: Trở thành Tập Đoàn sản xuất công nghiệp với chất lượng dẫn đầu, trong
đó Thép là lĩnh vực cốt lõi

- Sứ mệnh: Cung cấp sản phẩm dẫn đầu, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, đạt
được sự tin yêu của khách hàng.

- Định vị: Tập Đoàn Hòa Phát - Thương hiệu Việt Nam - Đẳng cấp toàn cầu

- Giá trị cốt lõi: Giá trị cốt lõi của Tập đoàn Hòa Phát là triết lý Hòa hợp cùng Phát
triển. Điều này thể hiện trong mối quan hệ giữa các cán bộ công nhân viên, giữa Tập
đoàn và đối tác, đại lý, cổ đông và cộng đồng xã hội, đảm bảo hài hòa lợi ích của các
bên liên quan trên cùng một con thuyền, hướng tới sự phát triển bền vững. Đặc biệt,
Tập đoàn Hòa Phát đã xây dựng được mối quan hệ đối tác bền vững, lâu dài, tin tưởng
như người một nhà với các đại lý bán hàng song hành cùng Tập đoàn từ những ngày
đầu thành lập.

27
3.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển về lĩnh vực thép của Công ty CP
Tập đoàn Hòa Phát

Hòa Phát Hưng Yên.

Tháng 8/2007, Công ty CP Thép Hòa Phát Hải Dương được thành lập, bắt đầu triển
khai Khu liên hợp sản xuất gang thép tại Kinh Môn, Hải Dương.

Tháng 12/2009, Hoàn thành đầu tư giai đoạn 1 Khu liên hợp Gang thép Hòa Phát.

Tháng 10/2013, Hoàn thành đầu tư giai đoạn 2 Khu liên hợp Gang thép Hòa Phát,
đồng thời nâng tổng công suất thép Hòa Phát lên 1,15 triệu tấn/năm.

Tháng 2/2016, Hoàn thành đầu tư giai đoạn 3 Khu liên hợp Giang thép Hòa Phát,
nâng tổng công suất thép xây dựng Hòa Phát lên 2 triệu tấn/năm.

Tháng 2/2017, Công ty CP Thép Hòa Phát Dung Quất được thành lập, triển khai Khu
liên hợp Gang thép Hòa Phát Dung Quất tại tỉnh Quảng Ngãi. Với quy mô 4 triệu
tấn/năm với tổng vốn đầu tư 52.000 tỷ đồng, đây là giai đoạn đánh dấu bước ngoặc
phát triển mới của Tập đoàn Hòa Phát.

Tháng 9/2019, Hai lò cao đầu tiên của Dự án Khu liên hợp Gang thép Hòa Phát Dung
Quất chính thức được đưa vào vận hành, đưa tổng công suất thép xây dựng của Hòa
Phát lên 4,4 triệu tấn/năm.

Tháng 12/2020, Tập đoàn Hòa Phát tái cơ cấu mô hình hoạt động với việc ra đời các
Tổng Công ty phụ trách từng lĩnh vực hoạt động của Tập đoàn. Theo đó, Công ty CP
Gang thép Hòa Phát ra đời.

Tháng 1/2021, Khu liên hợp Gang thép Hòa Phát Dung Quất đưa vào hoạt động lò cao
số 4. Sự kiện này đánh dấu việc hoàn thành toàn bộ dự án, nâng tổng công suất thép
thô của Hòa Phát lên 8,5 triệu tấn/năm.

Quý 1/2022, Đầu tư dự án Khu liên hợp sản xuất Gang thép Hòa Phát Dung Quất 2,
với công suất 5,6 triệu tấn thép cuốn cán nóng/năm, tổng vốn đầu tư dự kiến 85.000 tỷ
đồng.

28
Hiện nay, sản xuất thép là lĩnh vực cốt lõi chiếm tỷ trọng 90% doanh thu và lợi nhuận
toàn Tập đoàn. Hòa Phát là doanh nghiệp sản xuất thép lớn nhất khu vực Đông Nam
Á.

3.1.2. Sơ đồ tổ chức

Hình 6.2: Sơ đồ tổ chức của Công ty Hoà Phát

3.2. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU


CHUẨN ISO 9001:2015 CỦA CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT

3.2.1. Mô tả thực trạng

Nền tảng của Hòa Phát được tạo nên bởi hệ thống 30 nhà máy, khu liên hợp,... và
30.000 cán bộ công nhân viên toàn Tập đoàn. Luôn giữ phong thái chậm rãi nhưng
chắc chắn, nhờ thế Hòa Phát vững vàng giữ vị thế người dẫn đầu nội địa, từng bước
chinh phục thị trường thế giới.

Bên cạnh đó, Hòa Phát đã không ngừng cải tiến, nâng cấp các trang thiết bị để đem tới
cho khách hàng những sản phẩm chất lượng nhất, đồng thời có thể cạnh tranh với các
29
sản phẩm của nước ngoài. Việc luôn cố gắng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng
theo tiêu chuẩn ISO vào doanh nghiệp mình là minh chứng rõ nhất cho điều đó.

Vào năm 2000, Công ty Ống thép Hòa Phát rất tự hào là nhà sản xuất ống thép đầu
tiên tại Việt Nam đạt được Chứng chỉ ISO 9002:1994 do tổ chức BVQI của Vương
quốc Anh công nhận. Sau đó, nhằm hoàn thiện hệ thống quản lý, cải tiến sản phẩm,
đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, vào năm 2007, Hòa Phát đã triển khai lộ
trình áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Đây không
chỉ là một giấy thông hành để doanh nghiệp mở rộng thị trường, vượt qua rào cản kỹ
thuật quốc tế, mà còn giúp Hòa Phát củng cố và cải tiến bộ máy hoạt động khoa học,
hiệu quả và hiện đại hơn.

Ban lãnh đạo Công ty luôn chú trọng đầu tư, cải tiến trang thiết bị công nghệ hiện đại,
đảm bảo sản xuất thân thiện với môi trường và phát triển bền vững. Chính nhờ điều đó
Hòa Phát đã được cấp Chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO
9001:2008 và hệ thống quản lý môi trường ISO 14000

Năm 2018, Ống thép Hòa Phát quản lý chất lượng theo ISO 9001:2015, đồng thời áp
dụng phần mềm Bravo cho tất cả các bộ phận, nhà máy nhằm phục vụ điều hành quản
trị sản xuất kinh doanh tốt hơn, tăng cường kiểm soát bằng mã vạch. Đặc biệt, Hòa
Phát sẽ tập trung ở ba chỉ tiêu chính, bao gồm: năng suất lao động, định mức tiêu hao
và chất lượng sản phẩm; trong đó việc kiểm soát tiêu hao nguyên vật liệu, cải tiến kỹ
thuật nhằm nâng cao chất lượng là mục tiêu quan trọng nhất.

Hiện nay, Hòa Phát vẫn liên lục nỗ lực không ngừng nhằm cải tiến chất lượng theo
tiêu chuẩn ISO và không ngừng đào tạo cho đội ngũ nhân viên để áp dụng hệ thống
quản lý theo tiêu chuẩn ISO một cách hiệu quả hơn. Liên tục đánh giá giám sát tiêu
chuẩn ISO 9001:2015 nhằm hoàn thiện hơn hệ thống quản lý chất lượng của doanh
nghiệp.

30
Hình 7.3: Giấy chứng nhận ISO 9001:2015 của Công ty

3.2.2. Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015

Là một tập đoàn với lĩnh vực chủ lực là thép, Hòa Phát đã tập trung đánh giá và quản
lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015. Luôn đặt chất lượng lên hàng đầu là sứ
mệnh, là tiêu chí quan trọng của các nhà lãnh đạo cấp cao tại doanh nghiệp. Chính vì
điều đó, Hòa Phát luôn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000
vào doanh nghiệp.

Thép Hòa Phát được DNV (Det Norske Veritas) là một trong các tổ chức chứng nhận
hàng đầu trên thế giới, công nhận vận hành đúng tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất
lượng ISO 9001:2015 và hệ thống quản lý môi trường ISO 14001:2015. DNV sẽ thực
hiện giám sát định kỳ và sẽ đánh giá tái cấp sau khi giấy chứng nhận hết hiệu lực. Đây
là yêu cầu quan trọng đối với lĩnh vực ống thép. Do đó, ban lãnh đạo cấp cao của
doanh nghiệp luôn chú tâm vào việc thực hiện các thay đổi để doanh nghiệp luôn phát
triển bền vững.

31
3.2.2.1 Hệ thống các chính sách đảm bảo chất lượng của thép Hòa Phát

Để có thể đảm bảo về chất lượng sản phẩm với người tiêu dùng, doanh nghiệp thực
hiện đúng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 đề ra, Hòa Phát đưa ra hàng loạt các chính
sách để đảm bảo chất lượng ở nhiều khía cạnh như sau:

- Chính sách về chất lượng sản phẩm: Hòa Phát cam kết luôn cung cấp sản
phẩm cũng như dịch vụ chất lượng nhất tới tay khách hàng. Bằng việc sử dụng nguyên
liệu cao cấp kết hợp cùng dây chuyền sản xuất hiện đại, đã tạo ra các sản phẩm chất
lượng đạt chuẩn quốc tế, đáp ứng tất cả các tiêu chuẩn chất lượng khắt khe nhất như
TCVN, ASTM, JJS, BS, ISO. Với những điều kiện nghiêm ngặt trên, Hòa Phát đảm
bảo sản phẩm luôn đạt chất lượng ổn định.
- Chính sách cạnh tranh: Hòa Phát hướng tới môi trường cạnh tranh lành mạnh,
nhằm thúc đẩy sự đa dạng về sản phẩm giữa các doanh nghiệp từ đó có thể đem tới
các sản phẩm và dịch vụ tốt nhất tới tay khách hàng. Ngoài ra, Hòa Phát đảm bảo rằng
chỉ đề xuất và không bao giờ áp đặt giá bán lại tối thiểu cho khách hàng.
- Chính sách vận chuyển: Hòa Phát có hệ thống xe chuyên dụng để giao hàng,
với mục đích đưa sản phẩm tới tay khách hàng được nguyên vẹn, không bị hỏng hóc
trong quá trình vận chuyển.
- Chính sách thanh toán: Luôn minh bạch, rõ ràng, đáng tin cậy trong các giao
dịch. Với đa dạng hình thức thanh toán như tiền mặt hay chuyển khoản, khách hàng có
thể lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp với bản thân.
- Chính sách về môi trường: Hòa Phát đã lắp đặt thêm hệ thống thu gom lọc bụi
để môi trường sản xuất trong lành, xanh – sạch – đẹp hơn, đảm bảo thỏa mãn các yêu
cầu của luật bảo vệ môi trường Chính phủ mới ban hành. Với hệ thống này, toàn bộ
bụi, khí thải đều được gom vào các túi lọc để xử lý sạch sẽ, không thải ra môi trường
xung quanh, khắc phục triệt để khói bụi xung quanh nhà máy.
- Chính sách đào tạo và phát triển nhân viên: Chính sách này đảm bảo rằng
nhân viên có đủ kiến thức và kỹ năng để tham gia vào quy trình sản xuất thép một
cách an toàn và hiệu quả. Thông qua quá trình đào tạo và phát triển, giúp nhân viên
không chỉ nâng cao kỹ năng nghiệp vụ mà còn giúp doanh nghiệp phát triển hơn trong
tương lai.

32
- Chính sách bảo vệ người tiêu dùng: Các khách hàng được quyền biết về thông
tin đầy đủ, chính xác, minh bạch về sản phẩm. Hòa Phát cam kết luôn ghi rõ thông tin
trên nhãn sản phẩm, quảng cáo không gian dối và đảm bảo khách hàng có quyền lựa
chọn hoặc từ chối.
- Chính sách đổi trả: Những sản phẩm bị lỗi sai sót hay khiếm khuyết đều được
Hòa Phát xem xét để xử lý, sản phẩm sẽ được vận chuyển về kho lưu trữ để kiểm định
sự cố mắc phải, sau đó chuyển trực tiếp về nhà mát sản xuất để khắc phục. Sản phẩm
sẽ được đổi hoặc hoàn trả theo đúng quy định của doanh nghiệp. Điều này đã góp
phần không nhỏ vào việc nâng cao uy tín và củng cố vị thế của Hòa Phát trên thị
trường trong và ngoài nước.

3.2.2.2 Quy trình tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực của Hòa Phát

 Thực trạng tuyển dụng nguồn nhân lực ở Hòa Phát


Hòa Phát có một quy trình tuyển dụng luôn được nêu rõ ràng, chặt chẽ và có hệ thống.
Nhờ đó, Hòa Phát luôn đảm được tính công bằng trong việc tuyển dụng. Bên cạnh đó,
khi thực hiện các bước theo đúng quy trình sẽ tiết kiệm được thời gian cũng như chi
phí. Đồng thời nhờ có quy trình tuyển dụng tốt sẽ giúp tăng cường chất lượng của việc
tuyển dụng, bao gồm cả khả năng tìm kiếm và thu hút những ứng cử viên có kinh
nghiệm và đủ năng lực để đáp ứng nhu cầu công việc. Việc tuyển dụng đúng người
cũng giúp tăng khả năng giữ chân nhân viên và giúp nâng cao hiệu quả làm việc của
Công ty. Chính vì thế, có một quy trình tuyển dụng là rất cần thiết đối với mỗi Công
ty. Dưới đây là quy trình trật tự các bước tuyển dụng của Hòa Phát:

1. Lập kế hoạch tuyển dụng: Xác định các vị trí cần tuyển, số lượng nhân lực và
các yêu cầu cụ thể cho mỗi vị trí đó.

2. Thông báo tuyển dụng: Đăng thông tin chi tiết về các vị trí cần tuyển dụng trên các
kênh phương tiện truyền thông như báo, tạp chí, truyền hình hoặc thông qua môi giới,
trung tâm giới thiệu việc làm...

3. Sàng lọc hồ sơ: Tiến hành kiểm tra và đánh giá các hồ sơ ứng tuyển. Các hồ sơ
được chọn sẽ được mời phỏng vấn.

33
4. Phỏng vấn sơ bộ: Tiến hành phỏng vấn ứng viên, đánh giá sự chuẩn bị, kiểm tra kỹ
năng, kinh nghiệm cũng như tính cách của họ.

5. Kiểm tra trắc nghiệm: Đánh giá sát hơn về năng lực, tầm nhìn của ứng viên.

6. Kiểm tra lại hồ sơ: Kiểm tra các chứng chỉ cũng như kinh nghiệm của ứng viên để
đánh giá thêm về kinh nghiệm và độ tin cậy của họ.

7. Xác nhận thông tin, đưa ra quyết định tuyển dụng và bố trí công việc.

 Thực trạng quy trình đào tạo nguồn nhân lực của Hòa Phát
Song song với quy trình tuyển dụng, thì quy trình đào tạo nguồn nhân lực cũng đóng
vai trọng không kém. Nhận thức được vị trí, vai trò, tầm quan trọng của nó, Hòa Phát
luôn chú trọng đến chất lượng đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao kỹ năng chuyên môn,
nghiệp vụ cho mỗi nhân lực trong công ty nhằm đáp ứng được nhu cầu sản xuất và
chất lượng sản phẩm.

Trong những năm qua, công ty thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo, mời các
chuyên gia hàng đầu về hệ thống Quản lý chất lượng, phổ biến cho toàn bộ cán bộ
phòng ban. Bên cạnh đó, công ty còn cử cán bộ đi học các khóa đào tạo ngắn hạn
nhằm bồi dưỡng thêm về nghiệp vụ chuyên môn. Điều này càng làm tăng thêm lòng
tin của khách hàng vào sản phẩm của Hòa Phát.

34
Hình 8.4: Công ty phối hợp với các đơn vị đào tạo, tổ chức đào tạo nâng cao
cho cán bộ nhân viên
Để đạt được sự phát triển của công ty như ngày hôm nay, quy trình đào tạo tại công ty
diễn ra như sau:

1. Xác định nhu cầu đào tạo: Tùy vào yêu cầu của công việc và trình độ của mỗi cá
nhân người lao động sẽ có nhu cầu đào tạo khác nhau. Phòng Tổ chức sẽ căn cứ vào
các nhu cầu đào tạo của mỗi bộ phận, phòng ban để từ đó đề xuất kế hoạch đào tạo
nguồn nhân lực toàn thể công ty và trình ban Giám đốc xem xét.

2. Xây dựng kế hoạch đào tạo: Phòng Tổ chức sẽ tổng hợp, đánh giá lại và lập ra kế
hoạch đào tạo chỉnh chu nhất để trình ban Giám đốc phê duyệt. Trong kế hoạch sẽ bao
gồm nội dung đào tạo và các hình thức đào tạo.

+ Nội dung đào tạo sẽ bao gồm: Đào tạo kiến thức, kỹ năng chuyên môn
nghiệp vụ, kỹ năng quản lý, quản trị, ngoại ngữ và các kiến thức bổ trợ...
+ Hình thức đào tạo: Đào tạo theo kế hoạch hoặc đột xuất, đào tạo ngắn hạn
hoặc dài hạn, đào tạo theo nhóm hoặc cá nhân, đào tạo bên trong hoặc bên
ngoài.
3. Ban Giám đốc xem xét, phê duyệt nhu cầu đào tạo

4. Thông báo kế hoạch: Sau khi được phê duyệt, kế hoạch đào tạo sẽ được Phòng Tổ
chức thông báo tới các bộ phận, phòng ban. Sau đó sẽ triển khai, bố trí kế hoạch phù
hợp để các nhân sự có thể tham gia đào tạo theo đúng kế hoạch.

5. Đánh giá kết quả, cấp chứng chỉ, lưu hồ sơ: Sau buổi đào tạo, Công ty tiến hành
đánh giá hiệu quả của chương trình đào tạo, so sánh chi phí bỏ ra và lợi ích thu về,
đánh giá năng suất lao động, chất lượng công việc của nhân lực sau quá trình đào tạo.
Thông tin sẽ được lấy từ kết quả đào tạo, ý kiến từ các chuyên gia giảng dạy, học viên
và kết quả hoàn thành công việc của học viên.

Bên cạnh các phương pháp đào tạo hiện tại, Hòa Phát đã áp dụng thành công chuyển
đổi số với hệ thống E-Learning do Công ty tự phát triển từ tháng 09/2021. Tính cho
tới hết tháng 02/2023, hệ thống E-Learning đã triển khai thành công hơn 33.000 lượt

35
giảng dạy, cùng hơn 543 video với nhiều nội dung đa dạng, mang lại kết quả tích cực
trong công tác phát triển nguồn nhân lực.

Hình 9.5: Công ty xây dựng thành công hệ thống E-Learning


Nhìn lại những kết quả Hòa Phát đã gặt hái được trong thời gian vừa qua đang cho
thấy công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty đang đi đúng hướng.
Để nâng cao hơn nữa công tác đào tạo, Hòa Phát tiếp tục nâng cấp và hoàn thiện hơn
hệ thống E-Learning, để toàn thể cán bộ nhân viên có thể dễ dàng thuận tiện hơn khi
tham gia khóa đào tạo trên nền tảng mobile app. Đồng thời tiếp tục phối hợp với các
đơn vị đào tạo uy tín mở các khóa đào tạo chuyên sâu, nhằm nâng cao kỹ năng nghiệp
vụ cho cán bộ công nhân phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh.

3.2.2.3. Kiểm soát quá trình sản xuất


Sản xuất là hoạt động được diễn ra hàng ngày, chính vì thế để kiểm soát có hiệu quả,
Hòa Phát đã áp dụng hình thức kiểm soát chất lượng cả quá trình sản xuất, bao gồm từ
khâu nguyên liệu đầu vào cho tới lúc cho ra sản phẩm.

36
Hình 10.6: Quy trình sản xuất thép khép kín của Công ty
a. Kiểm soát đầu vào

Với tâm huyết dẫn đầu về chất lượng cùng với nhận thức được tầm quan trọng của
việc quản lý hoạt động theo quy trình chuyên nghiệp, tại các đơn vị của Hòa Phát,
mọi quá trình đều được kiểm soát nghiêm ngặt theo đều khoản 8.5.2 của bộ tiêu
chuẩn ISO 9001:2015. Cụ thể như sau:

- Hòa Phát có thủ tục kiểm tra, kiểm soát vật liệu, vật tư khá chặt chẽ trong mọi
khâu, từ khâu mua – nhập kho – xuất kho. Nhờ đó Hòa Phát giảm thiểu được tối đa
việc lãng phí vật tư, đồng thời cũng giảm thiểu chi phí sản xuất, hạ giá thành sản
phẩm do chi phí nguyên vật liệu chiếm phần lớn trong cơ cấu sản xuất của công ty.

- Nhân sự luôn tuân thủ các chính sách của công ty, thực hiện chức năng tự giám
sát, tạo giá trị gia tăng cho doanh nghiệp. Góp phần lớn giảm thiểu việc sử dụng

37
các khoản chi không hiệu quả, gia tăng mức độ chính xác và đáng tin cậy trong
việc ghi chép sổ sách kế toán.

- Luôn đưa ra yêu cầu về chất lượng đối với nguồn nguyên liệu: Lựa chọn các
quặng sắt đạt đủ các yêu cầu về mặt kỹ thuật mới được đưa vào sản xuất. Các loạt
hạt chưa phù hợp yêu cầu sẽ được đưa vào lò thiêu kết và vê viên để tạo độ phù
hợp.

b. Trong quá trình sản xuất

Mô hình kinh tế tuần hoàn hướng đến việc sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên
thiên nhiên trong toàn chuỗi giá trị, từ sản xuất tới tiêu dùng và quá trình phục hồi,
thúc đẩy sử dụng các sản phẩm và dịch vụ công nghệ cao, để từ đó tối ưu hóa việc
sử dụng các nguồn tài nguyên, hạn chế được việc thải ra môi trường và phát triển
bền vững. Do đó, Tập đoàn Hòa Phát đã áp dụng mô hình tuần hoàn khép kín trong
sản xuất ngay từ những ngày đầu.

Tính tới thời điểm hiện tại ở Việt Nam, Hòa Phát là doanh nghiệp thép xây dựng
duy nhất thành công trong việc sử dụng công nghệ lò cao liên động khép kín từ
quặng sắt đến thép thành phẩm, hay còn có cái tên khác là sản xuất thép từ thượng
nguồn. Bằng việc áp dụng công nghiệp sản xuất tiên tiến này, đã giúp Hòa Phát
nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm.

Bằng việc sử dụng công nghệ lò cao khép kín, toàn bộ chất thải, khí thải, nước thải
đều được xử lý triệt để, đáp ứng các quy chuẩn hiện hành trong sản xuất công
nghiệp nặng, tuần hoàn tái sử dụng, không xả ra môi trường. Lượng bụi chứa sắt
thu hồi được trong quá trình luyện gang thép, cán thép cũng đều được tái sử dụng
ở các công đoạn sản xuất, vừa tiết kiệm chi phí vừa cải thiện môi trường làm việc.
Các giai đoạn thực hiện quy trình sản xuất và tiêu chuẩn sản xuất thép theo hệ
thống quản lý chất lượng được Hòa Phát thực hiện như sau:

Giai đoạn 1: Xử lý quặng sắt

- Ban đầu sắt được khai thác từ đất, ở dạng thô chưa tinh chế, không tinh khiết. Để
thành một kim loại mạnh mẽ hơn, cần phải trải qua quá trình luyện.

38
- Quặng sắt sẽ được kiểm duyệt, phân loại, xử lý để quặng đạt yêu cầu về kích
thước, chất lượng phù hợp với quy trình sản xuất. Các loại có độ hạt chưa phù hợp
sẽ được đưa vào máy thiêu kết và lò vê viên để tạo độ phù hợp.

- Thành phần của quặng sắt sẽ xác định chất lượng của nó, hàm lượng Sắt cao và
hàm lượng Lưu huỳnh, Phốt pho thấp là quặng sắt đạt tiêu chuẩn.

- Các chất phụ gia khác như: than cốc, đá vôi sẽ được thêm vào khâu xử lý quặng
để tạo trợ dung cho phù hợp. Sau đó sẽ được đưa vào lò nung. Khi nung nóng tới
một nhiệt độ nhất định, hỗn hợp này sẽ trở thành dòng kim loại nóng chảy.

Ở giai đoạn này cần đảm bảo: Hàm lượng Fe chiếm 58-60% để quặng sắt có chất
lượng tốt nhất (đủ tiêu chuẩn cho lò cao)

Giai đoạn 2: Tạo dòng thép nóng chảy

- Sau khi quặng đã được xử lý sẽ được đưa vào từ phần đỉnh của lò cao. Sau đó khí
nóng sẽ được thổi vào dưới lò. Khí Cacbon monoxit (CO) sẽ được sinh ra khi đốt
cháy than cốc. Khi nhiệt độ trong lò lên đến 2000°C, quặng sắt sẽ biến đổi thành
thép nóng chảy, hay còn được gọi là thép đen nóng chảy.

- Sau đó, thép đen sẽ được tinh lọc lại để trở thành thép nóng chảy nguyên chất.
Hiện nay, lò thổi Oxy là phương pháp hiện đại và thường được sử dụng trong việc
luyện thép. Khi quặng sắt được đưa vào, Oxy tinh khiết thổi qua sắt làm tan chảy
và làm giảm hàm lượng Cacbon. Các nguyên liệu tho sẽ được chế biến thành thép
chất lượng cao.

Giai đoạn 3: Chế tạo thép thứ cấp

Thép nóng chảy mới được tạo thành cần được điều chỉnh hình dạng, kích thước
theo yêu cầu để tạo ra được thép hoàn chỉnh. Bằng cách thêm hoặc loại bỏ một số
yếu tố không cần thiết nhất định, hoặc điều chỉnh nhiệt độ và môi trường sản xuất,
tùy thuộc vào từng loại thép.

Giai đoạn 4: Đúc tiếp nhiên liệu

39
Ở giai đoạn này, dòng thép được dẫn tới lò đúc liên tục, cho ra các sản phẩm phôi
thép với các kích thước và mác thép khác nhau. Thông thường sẽ có 3 loại phôi
chính:

- Phôi thanh: là loại phôi có tiết diện 100x100, 125x125, 150x150 và có độ dài
mặc định là 6-9-12m. Loại phôi này thường được sử dụng để chế tạo ra thép vằn
và thép cuộn xây dựng.

- Phôi phiến: là loại phôi thường, dùng để chế tạo nên thép tâm cán nóng, théo
cuộn cán nóng, thép cuộn cán nguội hoặc thép hình.

- Phôi Bloom: là loại phôi có thể sử dụng để thay thế cho phôi thanh và phôi phiến,
có thể chế tạo được hầu như các loại thép trên thị trường ngày nay.

Sau khi đã tạo ra những loại phôi trên thì nó sẽ ở hai trạng thái khác nhau, một là
trạng thái nóng, hai là trạng thái nguội, cả hai sẽ được chuyển đến dây chuyên và
các nhà máy khác nhau.

Giai đoạn 5: Cán tạo sản phẩm

Giai đoạn này sẽ bao gồm việc cán nóng và cán nguội

- Phôi ở trạng thái nóng sẽ được cán liên tục với tốc độ cao để tạo ra các sản phẩm
thép hình (thép hình U, thép hình V, thép cuộn, thép thanh, thép xây dựng). Sau khi
cán ra thép cuộn cán nóng thì sẽ được đưa tới nhà máy để cán thép ống hàn. Còn
nếu đưa phôi vào nhà máy thép tấm sẽ tạo ra thép tấm đúc.

- Phôi ở trạng thái nguội sẽ được hạ nhiệt độ xuống thấp nhất, chuyển qua dây
chuyền tẩy gỉ để cán và tạo ra thành phẩm như thép hộp, thép ống,...

Sau cùng, các nhân lực trong xưởng sản xuất sẽ tạo hình thành phẩm hoàn thiện có
hình dạng nhất định và đặc tính cần có.

c. Kiểm soát đầu ra

Hòa Phát là một trong rất ít các nhà sản xuất trong nước cho ra được thành phẩm là
mác thép cao đạt tiêu chuẩn Mỹ (ASTM), tiêu chuẩn Nhật Bản (JIS), đặc biệt là
mác thép B500B (Anh) để xây dựng các công trình hạ tầng cầu đường lớn, metro

40
ngầm... Với lợi thế nổi bật này cộng với giá cả cạnh tranh đã giúp cho Hòa Phát
luôn có mặt trong các dự án công trình lớn, đồng thời các sản phẩm của công ty
luon được xuất khẩu qua các nước lớn như Mỹ, Canada, Úc, EU, Nhật Bản và Hàn
Quốc. Chính vì vậy, Hòa Phát có yêu cầu rất cao về thành phẩm như sau:

Bảng 3.1: Các chỉ tiêu cảm quan của thép


Yêu cầu
Tên chỉ tiêu
Thép cuộn Thép thanh

Tiết diện Rất tròn, độ ovan nhỏ Tròn

Đường kính D6, D8, D8 gai, D10 D10 – D55

Đường kính cuộn thép 1,2m Không có yêu cầu nhất định

Tùy thuộc vào đường kính và


Chiều dài 11,7m
trọng lượng của sản phẩm

Tùy thuộc vào đường kính


Trọng lượng 1000kg – 2100kg
của sản phẩm

Dập nổi các ký hiệu thép xây


Bề mặt Sáng bóng
dựng Hòa Phát

Trạng thái Dạng rắn Dạng rắn

41
Bảng 4.2: Các chỉ tiêu thành phần hoá học
Ký hiệu loại
C Mn P S
chất lượng

SPCC 0.12 Max 0.50 Max 0.040 Max 0.045 Max

SPCD 0.10 Max 0.45 Max 0.035 Max 0.035 Max

SPCE 0.08 Max 0.40 Max 0.030 Max 0.030 Max

Bảng 5.3: Dung sai chiều dài


Đơn vị tính: mm
Từ 500 đến nhỏ hơn
Chiều dày danh nghĩa Nhỏ hơn 500
650
Từ 0.80 đến nhỏ hơn ± 0.06 ± 0.06

Từ 0.80 đến nhỏ hơn 1.0 ± 0.06 ± 0.06


Từ 1.0 đến nhỏ hơn 1.25 ± 0.07 ± 0.07
Từ 1.25 đến nhỏ hơn 1.6 ± 0.08 ± 0.09

Từ 1.6 đến nhỏ hơn 2.0 ± 0.10 ± 0.11

3.2.2.4. Quản lí hệ thống kênh phân phối

Khách
Đại lý Nhà bán lẻ
Nhà máy Nhà phân hàng
sản xuất phối Công ty
con

Hình 11.7: Sơ đồ phân phối của công ty

42
Với định hướng “Trở thành Tập đoàn sản xuấy công nghiệp với chất lượng dẫn đầu,
trong đó thép là lĩnh vực cốt lõi”, Hòa Phát luôn chú trọng trong việc xây dựng hệ
thống vận hành chặt chẽ kết hợp với một chuỗi cung ứng đa dạng và đảm bảo sản
phẩm được dịch chuyển xuyên suốt chuỗi cung ứng. Để khi đến tay khách bán lẻ hay
những đối tác thương mại của Tập đoàn, sản phẩm luôn đạt những yêu cầu đảm bảo
kỹ thuật cũng như chất lượng cao.

Hòa Phát hướng đến hai đối tượng khách hàng chính bao gồm những công ty con và
các đại lý. Đại lý là những đối tác thường xuyên có nhu cầu nhập các sản phẩm của
Hòa Phát với mục đích thương mại. Còn công ty con là những công ty nhập các sản
phẩm với mục đích chế tác, xây dựng, được xem là những khách hàng trung thành của
công ty.

3.2.2.5 Công tác bảo trì

Hòa Phát luôn đi đầu về chất lượng cho nên việc bảo trì máy móc, cơ sở vật
chất thường xuyên là điều bắt buộc và mọi thứ điều đã có một quy trình cụ thể
để từ đó mọi thứ vận hành theo quy trình đã đề ra trước từ đó mọi thứ đều được
đảm bảo ở mức độ sử dụng tốt nhất.

43
Sau đây là một số hình ảnh trước và sau bảo trì cơ sở vật chất của Hòa Phát:

Trước bảo trì Sau bảo trì

44
45
3.3. THÀNH CÔNG HÒA PHÁT ĐẠT ĐƯỢC KHI ÁP DỤNG HỆ THỐNG
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 9001:2015
Ngành thép tại Việt Nam thời gian qua đã phát triển vượt bậc cả về quy mô sản xuất
cũng như chủng loại sản phẩm. Để đạt được thành tựu vượt bậc đó, không thể không
kể đến sự góp công của Tập đoàn Hòa Phát, hay còn gọi là “Cánh chim én đầu đàn”
của thép Việt. Hòa Phát đã liên tục đầu tư vào việc xây dựng các nhà máy với quy mô
lớn, kết hợp với việc áp dụng quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 để
cho ra đời những sản phẩm chất lượng không chỉ được thị trường trong nước và thế
giới ưa chuộng mà còn giúp Việt Nam tự chủ hơn trong các sản phẩm thép, thay thế
hàng nhập khẩu. Từ đó đã thúc đẩy nền công nghiệp sản xuất thép của Việt Nam ngày
càng phát triển, có vị thế trên thị trường quốc tế. Sự thành công của Hòa Phát có thể
minh chứng thấy được qua tổng doanh thu của Hòa Phát so với các công ty cùng
ngành. Dễ thấy hơn là thị phần hiện nay của Hòa Phát đã lên đến hơn 35%, dẫn đầu
thị trường Việt Nam.

3.4. ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM GIA TĂNG HIỆU QUẢ
THỰC HIỆN HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN
ISO 9001:2015 CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT

3.4.1. Những thuận lợi của công ty

 Về sản phẩm

Nhờ việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015, Hòa
Phát đã giành lấy vị thế đứng đầu ngành thép trong thị trường Việt Nam. Thép Hòa
Phát luôn là một thương hiệu uy tín được mọi khách hàng tin dùng.

Thép xây dựng Hòa Phát tiếp tục duy trì thị phần số 1 trên thị trường với sản lượng
hơn 4,2 triệu tấn. Điều đặc biệt là doanh thu năm 2022 của Tập đoàn Hòa Phát đạt
89%, tiếp tục là năm có doanh số trên 6 tỷ USD. Trong đó, thép đóng góp 94% doanh
thu toàn Tập đoàn.

46
 Về chiến lược quảng cáo

Chiến lược marketing của Hòa Phát có thể được đánh giá là “makerting 0 đồng”. Phần
lớn khách hàng biết tới sản phẩm thép Hòa Phát đa số là dựa vào sự truyền miệng,
giới thiệu lẫn nhau. Sự thành công này của Hòa Phát là điều mà bất kì công ty kinh
doanh nào cũng mong muốn đạt được. Chính vì sở hữu sản phẩm có chất lượng cao và
giá thành đưa ra phù hợp với khách hàng, danh tiếng của Hòa Phát không những được
các khách hàng truyền tai nhau mà các báo chí và giới chuyên môn cũng quan tâm và
đánh giá.

 Về nguồn nhân lực


Sở hữu một quy trình tuyển dụng và đào tạo rõ ràng, Hòa Phát luôn chủ động trong
việc sử dụng nguồn nhân sự. Luôn nhận thức được nhân sự là yếu tố quan trọng dẫn
tới sự thành công của một tổ chức, chính vì thế Hòa Phát luôn đề cao việc tuyển chọn
đúng người, đúng việc và đúng thời điểm. Bên cạnh đó, không thể phủ nhận công lao
của đội kinh doanh với sự tư vấn nhiệt tình, am hiểu chuyên môn đã giới thiệu cho các
khách hàng biết được hết những ưu điểm của sản phẩm, từ đó giúp Hòa Phát đạt được
doanh thu lớn nhất.

 Về ban lãnh đạo cấp cao


Mặc dù sở hữu nguồn tài chính khủng, đội ngũ nhân viên xuất sắc nhưng Hòa Phát
cũng không thể nào áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015 thành công
nếu không có sự hỗ trợ, đồng hành tới từ các ban lãnh đạo cấp cao của công ty. Đối
với Hòa Phát, có được sự cam kết, giúp sức tới từ vị trí ban lãnh đạo cấp cao như là
chỉ rõ hướng đi để thành công cho toàn thể công ty. Giám đốc điều hành nhà máy Ống
thép Hòa Phát Hưng Yên – ông Nguyễn Đức Cơ đã sáng tác ra bài thơ “Áp dụng quản
lý theo ISO” để kể về những khó khăn mà công ty đã vượt qua để có thể có được
thành công như bây giờ. Trích đoạn nhỏ:

47
Hình 12.8: Trích đoạn nhỏ của bài thơ “Áp dụng quản lý theo ISO”

3.4.2 Những khó khăn của công ty

 Quản lý chi phí nguyên liệu đầu vào


Giá nguyên liệu đầu vào của Hòa Phát vẫn chưa giữ được ở mức thấp nhất. Việc còn
phụ thuộc vào các tác động bên ngoài cũng như diễn biến thị trường khiến cho nguồn
thu chưa được tối đa hóa. Theo đó, nguồn cung nguyên liệu đầu vào tốt có thể bị thiếu
dẫn tới việc ảnh hường đến chất lượng của cả dây chuyền sản xuất. Để sản xuất ra
thép, chi phí nguyên vật liệu chiếm 70-75% trong giá thành sản xuất. Chính vì vậy, chỉ
cần 1% biến động giá các nguyên liệu đầu vào sẽ tác động rất lớn tới giá thành sản
phẩm.

 Quản lý hàng tồn kho


Về mặt sản xuất, Hòa Phát sở hữu công nghệ dẫn đầu Việt Nam. Với quy mô lớn, luôn
sẵn sàng đáp ứng được các đơn hàng. Giá thành sản xuất so với hàng nhập khẩu cũng
rất cạnh tranh. Tuy sở hữu nhiều ưu điểm như vậy, Hòa Phát vẫn gặp phải khó khăn ở
thời điểm hiện tại là tình trạng nhu cầu chung của thị trường vẫn còn thấp. Chính vì
thế nên Hòa Phát không thể sản xuất hết tối đa năng suất của cơ sở hạ tầng sẵn có, mà
chỉ sản xuất theo đơn đặt hàng và tồn kho ở mức vừa phải. Số lượng cung quá nhiều

48
khiến thị trường chưa thể thích nghi và tiêu thu được, điều đó dẫn đến việc sản xuất
dư thừa.

 Công tác phổ biến mục tiêu và chính sách chất lượng
Nhằm mục đích áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015
có hiệu quả, công ty đã phổ biến các mục tiêu và chính sách chất lượng cho toàn thể
cán bộ nhân viên. Tuy nhiên bên cạnh đó lại có một số thành viên, người lao động
chưa nhận thức được tầm quan trọng của các mục tiêu, chính sách, làm cho quá trình
vận hành còn nhiều khó khăn.

3.4.3 Đề xuất các giải pháp

 Hợp tác với nhiều nhà cung cấp


Trước tình hình kinh tế thế giới luôn xảy ra biến động, việc hợp tác cùng nhau để tạo
nên những nguồn cung dồi dào, chính bởi mỗi doanh nghiệp sẽ có những nguồn cung
ứng khác nhau, mà nhiều doanh nghiệp cũng đang vận hành như vậy thì chắc chắn sẽ
có rất nhiều nguồn cung ứng. Vì thế, Hòa Phát có thể tiên phong thành lập ra một
cộng đồng hợp tác tại khu vực Đông Nam Á với mục đích trao đổi, hỗ trợ lẫn nhau về
nguồn cung ứng. Hay nói cách khác, có thể từ đó tìm ra nguồn cung ứng phù hợp, chất
lượng nhưng chi phí lại thấp, ngoài ra việc có nguồn cung ứng dồi dào hơn sẽ không
lo bị gián đoạn công tác sản xuất. Đây là giải pháp không chỉ mang lại hiệu quả kinh
tế, mà còn là sự hợp tác mang tính cộng đồng, xã hội, làm nên sự khác biệt của Hòa
Phát.

 Áp dụng các công nghệ cao


Việc áp dụng các công nghệ cao vào việc quản lý, thống kê số lượng hàng tồn kho để
có thể đưa ra được số lượng sản phẩm cần sản xuất cụ thể. RFID (Radio Frequency
Identification) – công nghệ nhận dạng bằng tần sóng radio thường được sử dụng trong
những nhà kho lớn, đây là một công nghệ đề xuất cho Hòa Phát. Công nghệ này giúp
tăng năng suất, hạn chế những công việc lặp lại thường xuyên trong quá trình xuất hay
nhập hàng hóa và kiểm tra hàng tồn, mọi thông tin sẽ được cập nhật nhanh chóng, liên
tục và chính xác trên hệ thống.
49
Ngoài ra, Hòa Phát cũng cần đẩy mạnh công tác thông tin trong toàn bộ chuỗi cung
ứng của mình. Để từ đó có thể chủ động, linh hoạt hơn trong việc quản lý hàng tồn
kho. Nhờ đó có thể góp phần giảm thiểu chi phí khi sản xuất dư thừa, hao mòn của sản
phẩm trong thời gian tồn kho.

 Nâng cao ý thức, trách nhiệm của nhân viên


Để toàn thể cán bộ nhân viên tích cực tham gia thực hiện quy trình quản lý cần có các
chính sách khen thưởng xứng đáng, nhằm tạo động lực cho người lao động. Tương
ứng với việc khen thưởng, để tạo tính răn đe, công ty cần đưa ra chỉ tiêu tuân thủ vào
việc đánh giá KPI hàng tháng. Ở mỗi tiêu chí đánh giá, bộ phận đảm bảo chất lượng
sẽ đề xuất các tiêu chí thực hiện đúng, đủ so với quy trình. Nhờ đó để người lao động
thấy được trách nhiệm của mình và việc đo lường được đánh giá rõ ràng qua việc
đánh giá KPI hàng tháng.

Việc áp dụng các dây chuyền sản xuất hiện đại đòi hỏi các nguồn nhân lực chất lượng
cao, vì thế ngay từ khi tuyển dụng, công ty nên xây dựng một quy trình tuyển dụng cụ
thể, chi tiết để sàng lọc các ứng cử viên.

50
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Đức Cơ (2023). Áp dụng quản lý theo ISO, Website nội bộ - Tập đoàn Hoà
Phát. Truy cập ngày 14/8/2023 từ https://noibo.hoaphat.com.vn/tin-tuc/ap-dung-
quan-ly-theo-iso.html.
2. Đức Dũng (2018). Hoà Phát tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm ống thép,
Bnews. Truy cập ngày 12/8/2023 từ https://bnews.vn/hoa-phat-tap-trung-nang-cao-
chat-luong-san-pham-ong-thep/76033.html.
3. HoaPhatSteel (2018). Quy trình sản xuất thép xây dựng Hoà Phát, Hoà Phát thép
xây dựng. Truy cập ngày 13/8/2023 từ https://www.thephoaphat.org/2016/11/quy-
trinh-san-xuat-thep-xay-dung-hoa-phat.html.

4. 7 nguyên tắc quản lý chất lượng theo ISO 9001:2015 (2022), TQC. Truy cập ngày
6/8/2023 từ https://tqc.vn/7-nguyen-tac-quan-ly-chat-luong-theo-iso-9001-
2015.htm#nguyen-tac-1-huong-vao-khach-hang.
5. Các bước triển khai áp dụng ISO 9001:2015, TTPCERT. Truy cập ngày 9/8/2023
từ https://ttpcert.com.vn/2021/01/02/cac-buoc-trien-khai-ap-dung-iso-90012015/.
6. ISO 9001 là gì? 5 điều cần biết về tiêu chuẩn ISO 9001:2015, Vinacontrol CE.
Truy cập ngày 6/8/2023 từ https://vnce.vn/bo-tieu-chuan-iso-9001-he-thong-quan-
ly-chat-luong.
7. ISO/TC 176/SC 2 (2015). ISO 9001:2015 – Hệ thống quản lý chất lượng – Các yêu
cầu, xuất bản lần thứ 5 (2015). Nhóm chuyên gia TopMan dịch, Hà Nội.
8. Phấn đấu đạt chứng chỉ ISO 9001:2000 (2015), Hoà Phát. Truy cập ngày 10/8/2023
từ https://www.hoaphat.com.vn/tin-tuc/phan-dau-dat-chung-chi-iso-9001-
2000.html.

9. Quy trình ISO là gì? 10 bước áp dụng ISO 9001 vào trong doanh nghiệp,
KNACERT. Truy cập ngày 8/8/2023 từ https://knacert.com.vn/blogs/tin-tuc/quy-
trinh-iso-la-gi-ap-dung-iso-9001-vao-trong-doanh-nghiep.

10. Tập đoàn Hoà Phát: Chọn tôi luyện khắt khe để bước ra thế giới (2022), Hoà Phát.
Truy cập ngày 10//0/2023 từ https://www.hoaphat.com.vn/tin-tuc/tap-doan-hoa-
phat-chon-toi-luyen-khat-khe-de-buoc-ra-the-gioi.html.

51
11. Thép Hoà Phát ứng dụng kinh tế tuần hoàn tiết kiệm chi phí (2021), Văn phòng sản
suất và tiêu dùng bền vững. Truy cập ngày 15/8/2023 từ
https://scp.gov.vn/tin-tuc/t12335/thep-hoa-phat-ung-dung-kinh-te-tuan-hoan-tiet-
kiem-chi-phi.html
12. Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 – Hệ thống quản lý chất lượng, ISOCERT. Truy cập
ngày 5/8/2023 từ https://isocert.org.vn/tieu-chuan-iso-9001-2015-he-thong-quan-ly-
chat-luong.

52

You might also like