You are on page 1of 88

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG

TP. HỒ CHÍ MINH

------ oOo ------

PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ CÔNG TY


CỔ PHẤN CƠ ĐIỆN LẠNH (REE)

Bộ môn: Đầu tư tài chính

GVHD: ThS. Trần Tuấn Vinh

TP. Hồ Chí Minh tháng 10 năm 2019


DANH SÁCH NHÓM

Họ và tên MSSV Phân công công việc


Định giá P/E
Lê Thị Kim Cúc 030632160227 Tổng kết, tổng quan công ty
Tổng hợp,chỉnh sửa, thiết kế
Trình bày Slide
Nguyễn Thị Nhật Hạ 030632160555 Nhập số liệu Excel
(Nhóm trưởng) Chỉnh sửa word
Mức độ tác động sản phẩm thay thế
Nguyễn Thị Thúy Kiều 030633170694 Văn hóa công ty
Phân tích các chỉ số vĩ mô
Trần Đặng Thùy Liêm 030632161069 Phân tích hệ thống kinh doanh(3.4,3.5)
Khả năng ép giá của nhà cung cấp
Mai Thị Kim Loan 060317170004 Phân tích sản phẩm( 2.2 và 2.3)
Rào cản gia nhập ngành
Phạm Tiến Phát 030632161772 Phân tích tài chính (1,4)
Phân tích kỹ thuật
Tổng quan nền kinh tế thế giới
Khả năng ép giá của khách hàng
Đặng Nguyễn Hoàng Phúc 030632161796 Phân tích hệ thống kinh doanh(3.1,3.2)
Xử lý excel
Phân tích các chỉ số vĩ mô
Nguyễn Thị Hoài Thu 030633170199 Phân tích sản phẩm(2.1 và 2.3)
Phân tích cơ cấu nguồn vốn
Phạm Văn Trọng 030632162671 Phân tích lưu chuyển tiền tệ
Phân tích nền kinh tế VN (2.2,2.3)
Võ Thị Nhật Ý 030632162979 Phân tích hệ thống kinh doanh(3.7,3.8)
MỤC LỤC
PHẦN A. TÔNG QUAN KINH TẾ VĨ MÔ .......................................................... 1
1. NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI .............................................................................. 1
2. NỀN KINH TẾ VIỆT NAM ............................................................................ 2
2.1Các chỉ số vĩ mô ........................................................................................ 2
2.2Chính sách và pháp luật ............................................................................. 9
2.3MÔI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ VÀ PHÁP LUẬT ..................................... 10
PHẦN B. MÔ HÌNH MICHAEL PORTER ....................................................... 12
1. RÀO CẢN GIA NHẬP NGÀNH .................................................................. 12
1.1Những rào cản ngăn chặn ........................................................................ 12
1.2Khả năng xuyên thủng những rào cản này .............................................. 13
1.3Cái giá họ phải trả khi họ thâm nhập vào ngành ..................................... 13
1.4Các ảnh hưởng đến các doanh nghiệp trong cùng ngành ........................ 14
2. KHẢ NĂNG ÉP GIÁ CỦA KHÁCH HÀNG ............................................... 14
2.1Khách hàng là cá nhân và hộ gia đình ..................................................... 15
2.2Khách hàng là các doanh nghiệp ............................................................. 16
3. KHẢ NĂNG ÉP GIÁ CỦA NHÀ CUNG CẤP ............................................ 17
4. MỨC ĐỘ TÁC ĐỘNG CỦA SẢN PHẨM THAY THẾ .............................. 17
4.1Những sản phẩm thay thế hiện nay trên thị trường ................................. 17
4.2Sự khác biệt giữa sản phẩm của ngành và sản phẩm thay thế ................. 18
4.3Tác động của sản phẩm thay thế đối với sản phẩm của ngành ................ 18
4.4Ảnh hưởng đến doanh thu, lợi nhuận và khả năng phát triển của ngành 18
5. MỨC ĐỘ CẠNH TRANH TRÊN THỊ TRƯỜNG ....................................... 18
5.1Số lượng và quy mô ................................................................................. 18
5.2Tốc độ và khả năng tăng trưởng của ngành ............................................. 19
5.3Định phí và chi phí lưu kho ..................................................................... 19
5.4Các yếu tố khác ........................................................................................ 20
PHẦN C. CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN LẠNH (REE) ................................ 22
1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN LẠNH (REE) ............ 22
1.1Giới thiệu công ty .................................................................................... 22
1.2Quá trình hình thành và phát triển ........................................................... 22
1.3Tầm nhìn .................................................................................................. 24
2. PHÂN TÍCH SẢN PHẨM ............................................................................. 25
2.1Tính đặc thù của sản phẩm ...................................................................... 25
2.2Khả năng cạnh tranh của công ty............................................................. 29
2.3Thị trường tiềm năng trong tương lai ...................................................... 31
3. PHÂN TÍCH HỆ THỐNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY ...................... 33
3.1Hoạt động nghiên cứu và phát triển ......................................................... 33
3.2Hoạt động Marketing ............................................................................... 35
3.3Phân tích văn hóa của công ty ................................................................. 36
3.4Đánh giá khả năng thực hiện mục tiêu của bộ máy quản trị ................... 38
3.5Đánh giá mức độ trung thành của bộ máy quản trị cấp cao đối với công ty
43
3.6Đánh giá chiến lược thích nghi với những thay đổi thực tế của công ty . 47
3.7Phân tích những rủi ro của công ty .......................................................... 48
3.8Phân tích những triển vọng của công ty .................................................. 51
PHẦN D. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY ...................................... 53
1. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ............................. 53
1.1Phân tích lợi nhận hoạt đông kinh doanh chính ...................................... 56
1.2Phân tích hoạt đông tài chính .................................................................. 60
1.3Phân tích lợi nhuận khác.......................................................................... 60
2. PHÂN TÍCH CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY ............................. 61
2.1Kết cấu tài sản – nguồn vốn..................................................................... 63
2.2Nguồn vốn – Sử dụng vốn ....................................................................... 64
2.3Cơ cấu tài chính ....................................................................................... 64
3. PHÂN TÍCH LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ ....................................................... 65
4. PHÂN TÍCH CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH ...................................................... 67
PHẦN E. ĐỊNH GIÁ CÔNG TY .......................................................................... 70
PHẦN F. PHÂN TÍCH KỸ THUẬT ................................................................... 74
1. VĨ MÔ ............................................................................................................ 74
2. ĐƯỜNG XU HƯỚNG .................................................................................. 75
3. CÁC CÔNG CỤ PHÂN TÍCH KỸ THUẬT ................................................. 76
3.1Nhóm đường MA..................................................................................... 76
3.2MACD ..................................................................................................... 78
3.3RSI ........................................................................................................... 79
3.4Stochastic: ................................................................................................ 80
4. PHÂN TÍCH VOLUME VÀ DÒNG TIỀN .................................................. 80
4.1Dòng tiền ( MFI) ...................................................................................... 80
4.2Volume .................................................................................................... 81
5. NHẬN ĐỊNH XU HƯỚNG GIÁ TRONG TƯƠNG LAI: ............................ 81
PHẦN G. TỔNG KẾT ........................................................................................... 83
TỔNG QUAN KINH TẾ VĨ MÔ

PHẦN A. TÔNG QUAN KINH TẾ VĨ MÔ

1. NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI

Tình hình kinh tế thế giới 3 quý đầu năm 2019 có nhiều biến động khi tăng trưởng
chậm lại nhanh hơn so với dự kiến, rủi ro và bất ổn gia tăng, nhất là xung đột thương mại,
điều chỉnh chính sách giữa các nước lớn và những biến động trên thị trường tài chính, tiền
tệ quốc tế.

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) nhận định kinh tế quốc tế phải đối mặt với thời kỳ “bất
trắc cao” khi 70% nền kinh tế trên
thế giới trong đó hầu hết các nền
kinh tế phát triển đều rơi vào tình
trạng tăng trưởng chậm lại. Hoạt
động kinh tế tại các quốc gia phát
triển, đặc biệt là khu vực đồng
Euro cũng như một số thị trường
mới nổi yếu hơn so với dự kiến,
các tổ chức quốc tế đều đưa ra dự
báo thiếu lạc quan về tăng trưởng
kinh tế thế giới năm 2019. Các điểm nóng địa chính trị có dấu hiệu phức tạp và tăng nhiệt.
Mỹ tăng cường trừng phạt Iran, giá dầu và đồng Đô la Mỹ diễn biến phức tạp cũng là
thách thức đối với kinh tế thế giới và ảnh hưởng xấu tới “sức khỏe” nền kinh tế thế giới.
Cùng với những diễn biến khó lường của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, xu hướng
gia tăng chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch tiếp tục cản trở đà tăng trưởng. Brexit không thỏa
thuận - gây suy giảm niềm tin, suy yếu hoạt động đầu tư, xáo trộn các chuỗi cung ứng
toàn cầu và khiến tăng trưởng toàn cầu giảm sút dưới ngưỡng cơ sở.

Theo đó, báo cáo mới nhất Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh
tế toàn cầu trong năm 2019 và năm tới, IMF đã điều chỉnh hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu
trong năm 2019 và năm 2020 lần lượt xuống còn 3,2% và 3,5%, thấp hơn 0,1% so với

1|Page
TỔNG QUAN KINH TẾ VĨ MÔ

mức dự đoán trước đó. Báo cáo của IMF đã gióng hồi chuông cảnh báo và cho rằng tình
hình kinh tế thế giới có thể xấu hơn.

2. NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

2.1 Các chỉ số vĩ mô

2.1.1 Tốc độ tăng trưởng nền kinh tế

❖ Hiện trạng của GDP trong các năm vừa qua:


Theo Tổng cục Thống kê, chất lượng
tăng trưởng kinh tế được cải thiện. Năm
2018, đóng góp của năng suất các nhân
tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng GDP
đạt 43,5%, bình quân 3 năm 2016-2018
đạt 43,3%, cao hơn nhiều so với mức
bình quân 33,6% của giai đoạn 2011-
2015.

Xét 3 năm gần đây nhất từ 2016


đến 2018, ta có thể thấy tốc độ tăng trưởng GDP tăng liên tục không ngừng nghỉ. Sau
những thăng trầm của nền nền kinh tế trước năm 2017 thì đến năm 2017 nền kinh tế có sự
phục hồi và dần dần lấy được đà tăng trưởng cao. Năm 2016 tăng 6,21% so với năm
2015, tăng trưởng GDP năm 2017 tăng 6,81% so với năm 2016 và GDP của năm 2018
tăng 7,08%, là mức tăng cao nhất kể từ năm 2008 trở lại đây

2|Page
TỔNG QUAN KINH TẾ VĨ MÔ

❖ Hiện trạng phát triển GDP trong 3 quý đầu năm 2019:

Theo số liệu của Tổng cục Thống


kê công bố sáng 28/6/2019, GDP 6
tháng năm 2019 tăng 6,76%. Trong đó,
khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
tăng 2,19%, công nghiệp và xây dựng
tăng 9,14%, dịch vụ tăng 6,85%.Tăng
trưởng quý II/2019 thấp hơn quý II/2018
0,02 điểm % nhưng cao hơn các quý
cùng kỳ các năm 2011 – 2017.Trên góc
độ sử dụng, tiêu dùng cuối cùng tăng 7,01% so với cùng kỳ năm trước. Tích luỹ tài sản
tăng 7,54%, xuất khẩu hàng hoá dịch vụ tăng 7,27%, nhập khẩu hàng hoá dịch vụ tăng
7,38%.

Báo cáo mới nhất từ Tổng cục Thống kê cho biết, GDP quý III/2019 ước tính tăng
7,31% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng 6,82% của quý 1 và 6,73% của quý 2
năm nay. Tính chung GDP 9 tháng năm 2019 ước tính tăng 6,98% so với cùng kỳ năm
ngoái, là mức tăng cao nhất của 9 tháng trong 9 năm gần đây

2.1.2 Lạm phát

❖ Hiện trạng chỉ số CPI giai đoạn 2010-2018:

Qua biểu đồ, ta có thể thấy tỷ lệ


lạm phát trong ba năm gần đây
nhất liên tục tăng với tỷ lệ lần
lượt là 2,66%, 3,53% và 3,54%.

Từ năm 2016 đến 2017, CPI


bình quân năm 2017 là 3,53%,
cao hơn so với năm 2016 và tăng 2,6% so với tháng 12 năm 2016. Bình quân năm 2017

3|Page
TỔNG QUAN KINH TẾ VĨ MÔ

so với năm 2016, lạm phát chung có mức tăng cao hơn lạm phát cơ bản, điều này phản
ánh biến động giá do yếu tố thị trường có mức tăng cao.

Lạm phát cơ bản tháng 12/2017 tăng 0,11% so với tháng trước và tăng 1,29% so với
cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân năm 2017 tăng 1,41% so với bình quân
năm 2016.

Như vậy, mục tiêu kiểm soát lạm phát, giữ mức CPI bình quân năm 2017 dưới 4%
đã đạt được trong bối cảnh điều chỉnh được gần hết giá các mặt hàng do nhà nước quản lý
đặt ra trong năm 2017.

❖ Tình trạng chỉ số CPI trong 8 tháng đầu năm 2019:

Trong 6 tháng đầu năm 2019, lạm phát chung có mức tăng cao hơn lạm phát cơ bản.
Lạm phát cơ bản 6 tháng đầu năm 2019 so với cùng kỳ ở mức 1,87% phản ánh chính sách
tiền tệ vẫn đang điều hành ổn định.

Theo số liệu của Tổng cục


Thống kê cho biết, chỉ số giá tiêu
dùng (CPI) tháng 8/2019 tăng
0,28% so với tháng trước, bình
quân 8 tháng tăng 2,57% so với
cùng kỳ năm 2018, đây là mức
tăng bình quân 8 tháng thấp nhất
trong 3 năm gần đây; CPI tháng
8/2019 tăng 1,87% so với tháng 12/2018 và tăng 2,26% so với cùng kỳ năm trước.

2.1.1 Thất nghiệp

Theo Tổng cục Thống kê, tình hình lao động, việc làm cả nước trong 6 tháng đầu
năm 2019 có nhiều tín hiệu khả quan.

So với cùng kỳ năm trước, số người có việc làm tăng lên, chuyển dịch cơ cấu lao
động theo hướng tích cực, giảm mạnh tỷ trọng lao động khu vực nông, lâm nghiệp và

4|Page
TỔNG QUAN KINH TẾ VĨ MÔ

thủy sản, tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng và khu vực dịch vụ. Tỷ lệ thất
nghiệp, thiếu việc làm giảm dần, thu nhập của người lao động làm công hưởng lương có
xu hướng tăng.

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên 6 tháng đầu năm 2019 là 55,4 triệu người, tăng
334 nghìn người so với cùng kỳ năm trước (quý II là 55,5 triệu người, tăng 335,1 nghìn
người so với cùng kỳ năm trước); lực lượng lao động trong độ tuổi là 48,9 triệu người,
tăng 450,4 nghìn người.

Lao động 15 tuổi trở lên có việc làm trong quý II/2019 ước tính là 54,4 triệu người;
tính chung 6 tháng là 54,3 triệu người, bao gồm 19,2 triệu người đang làm việc ở khu vực
nông, lâm nghiệp và thủy sản, chiếm 35,3% tổng số (giảm 3,1 điểm phần trăm so với
cùng kỳ năm trước); khu vực công nghiệp và xây dựng 15,7 triệu người, chiếm 28,9%
(tăng 2,3 điểm phần trăm); khu vực dịch vụ 19,4 triệu người, chiếm 35,8% của lao động
trong độ tuổi 6 tháng đầu năm nay là 1,29% (quý I là 1,21%; quý II ước tính là 1,38%),
trong đó khu vực thành thị là 0,77%; khu vực nông thôn là 1,57%.

2.1.2 Tỷ gía

Tỷ giá USD/VND tăng thời gian


qua là do lãi suất cơ bản USD có 4 lần
tăng trong năm 2018 (hiện ở mức 2,25
- 2,5%) và nhiều đồng tiền chủ chốt
nằm trong rổ tiền tệ tính tỷ giá trung
tâm mất giá 3 - 10% so với USD.
Chính điều này làm cho tỷ giá trung
tâm và tỷ giá giao dịch trên thị trường
liên ngân hàng và tự do đều tăng..

Kiều hối năm 2018 đạt mức kỷ lục 16 tỷ USD, cán cân thương mại cũng thặng dư
kỷ lục 6,8 tỷ USD, vốn FDI giải ngân đạt tới 19,1 tỷ USD, làm cho thanh khoản USD trên
thị trường ổn định và tỷ giá USD/VND khó tăng cao.

5|Page
TỔNG QUAN KINH TẾ VĨ MÔ

Tỷ giá năm 2019 sẽ phụ


thuộc rất lớn vào hành động
của Fed và quan hệ thương mại
Mỹ - Trung. Có thể sau thời
hạn trì hoãn áp thuế 90 ngày kể
từ cuối năm 2018, xung đột
thương mại Mỹ - Trung có thể
lại gia tăng. Nếu điều đó xảy ra
sẽ tác động tiêu cực đến tỷ giá
USD/VND. Bởi khi căng thẳng
thương mại Mỹ - Trung tăng
lên, Trung Quốc không thể dùng đòn thương mại với Mỹ, mà sẽ phải sử dụng chính sách
tiền tệ. Trong 3 tháng qua, nhân dân tệ mất giá gần 10%, đi kèm với đó là một loạt đồng
ngoại tệ khác trong rổ tiền tệ, như AUD, EUR, CAD, đã mất giá 3 - 7%. Tỷ giá
USD/VND được dự báo chỉ tăng 1,5 - 2% năm nay nhằm cân đối hai mục tiêu là ổn định
vĩ mô và hỗ trợ xuất khẩu.

2.1.3 Lãi suất

Sau khoảng thời gian biến động mạnh, lãi suất VND trên thị trường liên ngân hàng
vẫn tiếp tục giữ trạng thái điều chỉnh giảm.

Cụ thể, tại phiên giao dịch 19/9, trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất chào bình
quân VND giảm 0,01 - 0,15 phần trăm ở tất cả các kỳ hạn từ 1 tháng trở xuống so với
phiên trước đó. Giao dịch tại qua đêm 2,35%; 1 tuần 2,50%; 2 tuần 2,75% và 1 tháng
3,25%.

Ngược lại, mặt bằng lãi suất USD có vẻ ổn định hơn. Trong phiên, lãi suất chào bình
quân liên ngân hàng USD tăng 0,01 - 0,04 phần trăm ở các kỳ hạn qua đêm và 1 tuần;
trong khi cùng giảm 0,01 phần trăm ở các kỳ hạn 2 tuần và 1 tháng. Giao dịch tại qua đêm
2,27%; 1 tuần 2,31%; 2 tuần 2,41%, 1 tháng 2,55%.

6|Page
TỔNG QUAN KINH TẾ VĨ MÔ

Thông thường, thị trường cổ phiếu có xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ hơn khi lãi
suất thấp và thị trường trái phiếu sẽ trở nên hấp dẫn hơn khi lãi suất cao. Nhưng sự tương
quan không thực sự đáng kể như nhiều người vẫn nghĩ. Ngày 18/9/2019 (giờ Mỹ), Cục
Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định giảm 0,25 % lãi suất cơ bản, từ mức 2%-2,25%
xuống mức 1,75%-2%, thị trường chứng khoán thế giới hầu hết không có biến động
mạnh, do việc hạ lãi suất lần này đã nằm trong dự báo trước đó, không có nhiều tác động
tới tâm lý các nhà đầu tư.

2.1.4 Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Tính chung trong 12 tháng


năm 2017, tổng vốn đăng ký cấp
mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ
phần của nhà đầu tư nước ngoài là
35,88 tỷ USD, tăng 44,4% so với
cùng kỳ năm 2016.

Trong năm 2018, cả nước có


3.046 dự án mới được cấp giấy
chứng nhận đăng ký đầu tư với
tổng vốn đăng ký cấp mới gần 18 tỷ USD, bằng 84,5% so với cùng kỳ năm 2017. Đồng
thời có 1.169 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm
7,59 tỷ USD, bằng 90,3% so với cùng kỳ năm 2017.

Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày
20/6/2019, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư
nước ngoài (ĐTNN) đạt 18,47 tỷ USD, bằng 90,8% so với cùng kỳ năm 2018.

Theo đó, có 1.723 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng
vốn đăng ký 7,41 tỷ USD, bằng 62,8% so với cùng kỳ năm 2018. Vốn đầu tư đăng ký cấp
mới giảm do trong tháng 6 năm 2018 có nhiều dự án lớn được cấp Giấy chứng nhận đăng

7|Page
TỔNG QUAN KINH TẾ VĨ MÔ

ký đầu tư mới. Trong 6 tháng đầu 2019, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã
giải ngân được 9,1 tỷ USD, tăng gần 8% so với cùng kỳ năm 2018.

Điều này vẫn gây ra lo ngại về tăng trưởng kinh tế dài hạn của Việt Nam khi sự phụ
thuộc của toàn nền kinh tế vào khu vực FDI là rất lớn.

2.1.5 Tình hình xuất nhập khẩu

Đầu năm 2019, nhập khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài đạt 70,22 tỷ USD, tăng
7,8% so với cùng kỳ năm 2018 và chiếm 57,2% kim ngạch nhập khẩu.

Tính chung trong 6 tháng đầu năm 2019, khu vực đầu tư nước ngoài xuất siêu 15,68
tỷ USD kể cả dầu thô và xuất siêu 12,73 tỷ USD không kể dầu thô. Trong khi đó khu vực
kinh tế trong nước nhập siêu 15,7 tỷ USD. Xuất siêu của khu vực đầu tư nước ngoài
không bù đắp được nhập siêu của khu vực kinh tế trong nước. Do đó, cả nước nhập siêu
33,5 triệu USD trong 6 tháng đầu năm 2019.

Bất chấp chiến tranh thương mại Mỹ - Trung ảnh hưởng đến thương mại toàn cầu,
kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2018 vẫn đạt kỷ lục 244,72 tỷ USD, tăng 13,8%;
trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 69,20 tỷ USD, tăng 15,9%, chiếm 28,3% tổng
kim ngạch xuất khẩu và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 175,52 tỷ
USD, tăng 12,9%, chiếm 71,7%.

Đáng chú ý là năm 2018,


khu vực kinh tế trong nước lại
đạt tốc độ tăng trưởng kim
ngạch xuất khẩu cao hơn khu
vực có vốn đầu tư nước ngoài
với tỷ trọng trong tổng kim
ngạch xuất khẩu tăng lên so với
năm 2017.

Chính sách thuế xuất nhập khẩu hợp lý cũng như cải cách hành chính mạnh mẽ
trong lĩnh vực hải quan đã góp phần tích cực làm nên những kết quả đáng tự hào trong
8|Page
TỔNG QUAN KINH TẾ VĨ MÔ

lĩnh vực thương mại của Việt Nam. Đặc biệt năm 2018, Việt Nam tiếp tục xuất siêu kỷ
lục tới 7,2 tỷ USD, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu
32,8 tỷ USD.

2.2 Chính sách và pháp luật

2.2.1 Chính sách tài khóa

Thâm hụt ngân sách cao và nợ công tăng nhanh hiện nay là một trong những rủi ro
vĩ mô lớn nhất của nền kinh tế, năm 2019 hướng tới chính sách tài khóa bền vững và hỗ
trợ tăng trưởng. Trong khoảng 10 năm gần đây, Việt Nam luôn duy trì quy mô chi tiêu
công ở mức cao, trong khi nguồn thu ngân sách không đủ để bù đắp, do vậy thâm hụt
ngân sách nhà nước thường xuyên ở mức cao và hiện đang ở mức cao nhất trong khu vực.
Chúng ta dường như không có lựa chọn nào khác ngoài việc tiếp tục vay nợ để bù đắp bội
chi. Đây là rào cản đối với tăng trưởng dài hạn, tạo áp lực đối với ổn định kinh tế vĩ mô
và khả năng kháng cự với các cú sốc của nền kinh tế. Đồng thời trong bối cảnh này, sẽ
không còn nhiều không gian tài khóa cho việc thực hiện các biện pháp kích cầu cần thiết
khi nền kinh tế gặp khó khăn. Thâm hụt ngân sách cao qua các năm đã khiến nợ công
tăng, và so với nhiều nước đang phát triển thì Việt Nam thuộc nhóm có tỷ lệ nợ công cao.
Tỷ lệ nợ công trên GDP khoảng 61,4% năm 2018, vẫn nằm trong mức trần nợ công 65%
mà Quốc hội cho phép, nhưng quy mô nợ gia tăng đang khiến mức chi trả nợ lãi vay ngày
càng cao. Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ/tổng thu NSNN cũng đã tiệm cận đến
ngưỡng 25%, cao hơn quy mô trung bình của các nước đang phát triển thu nhập thấp và
các nước châu Á.

2.2.2 Chính sách tiền tệ

Ngân hàng Nhà nước cho biết, trên cơ sở các mục tiêu của Quốc hội, Chính phủ và
diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ, trong 6 tháng cuối năm Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục
điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, thận trọng, phối hợp hài hòa với chính
sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát; duy trì ổn
định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối.

9|Page
TỔNG QUAN KINH TẾ VĨ MÔ

Năm 2018 phản ánh bức tranh "một thị trường tài chính tiền tệ ổn định" của Việt
Nam trong bối cảnh thị trường tài chính quốc tế cũng không ít những biến động khó
lường, do CSTT của các nước trên thế giới điều hành có sự khác biệt, trái chiều giữa các
nền kinh tế chủ chốt: Ngân hàng trung ương Mỹ (Fed) tiếp tục theo đuổi chính sách tiền
tệ thắt chặt, trong năm 2018, Fed 6 lần tăng lãi suất chỉ đạo, Fed tiếp tục chỉ đạo tăng lãi
suất, cùng với chính sách giảm thuế mới khiến dòng vốn FDI có xu hướng dịch chuyển
về Mỹ. Chính sách tiền tệ của Trung Quốc thực hiện theo xu hướng nới lỏng hơn, mặc dù
lãi suất chủ đạo không tăng, song PBOC có xu hướng bơm ròng tiền ra với kỳ hạn dài cho
các NHTM để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, trong 5 tháng đầu năm đồng CNY có xu
hướng mất giá đáng kể so với USD, PBOC đã thiết lập cơ chế mới quản lý tỷ giá hối đoái,
hình thành giá trị trung điểm giao dịch hàng này và biên độ giao dịch không vượt quá 2%.
Mặc dù vậy, thị trường tiền tệ Việt Nam vãn giữ được ổn định, lãi suất và tỷ giá đã giữ
được ổn định, sự biến động của tỷ giá theo chiều hướng tăng phù hợp với sự tăng giá của
đồng USD trên thị trường thế giới.

2.3 MÔI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ VÀ PHÁP LUẬT

Hiện nay cơ quan Nhà nước vô cùng quan tâm đến ngành xây dựng, đặc biệt trong
lĩnh vực thi công công trình, cơ điện. Trong những năm qua hàng loạt văn bản và chính
sách thúc đẩy hoạt động đầu tư phát triển các công trình xây dựng ra đời:

Bộ Xây dựng chủ trì soạn thảo các nội dung về quy hoạch xây dựng (QHXD), quy
hoạch đô thị (QHĐT) trong Luật sửa đổi 37 Luật liên quan đến quy hoạch. Luật này đã
được Quốc hội thông qua ngày 20/11/2018. Cùng với 2 luật nói trên, năm 2018, Bộ Xây
dựng tiếp tục tập trung hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư xây dựng (ĐTXD) bảo
đảm tính thống nhất, đồng bộ, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa điều
kiện đầu tư kinh doanh, tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong hoạt động
ĐTXD. Đơn cử, Bộ đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 100/2018/NĐ-CP ngày
16/7/2018 sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong
các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng; Nghị quyết số 110/NQ-CP ngày
25/8/2018 về một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ
10 | P a g e
TỔNG QUAN KINH TẾ VĨ MÔ

chế, chính sách liên quan đến ĐTXD. Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành 6 Quyết định,
2 Chỉ thị và ban hành theo thẩm quyền 8 Thông tư.

Chính phủ, các Bộ ban ngành cũng đang xem xét ban hành nhiều dự luật có liên
quan trực tiếp đến thị trường bất động sản như: Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Đất đai; Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhà ở, Luật Kinh
doanh bất động sản, Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch đô thị; Dự thảo Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp; Dự thảo Luật Quản lý phát triển
đô thị; Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng; Thuế thu
nhập doanh nghiệp; Thuế thu nhập cá nhân và Luật Đơn vị hành chính đặc biệt...

Như vậy, các điều kiện về thể chế và môi trường chính trị hết sức thuận lợi cho hoạt
động kinh doanh dịch vụ cơ điện công trình. Tuy nhiên, vẫn phải lưu ý rằng hoạt động
đầu tư xây dựng còn gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của chính sách cắt giảm đầu tư
công.

11 | P a g e
MÔ HÌNH MICHAEL PORTER

PHẦN B. MÔ HÌNH MICHAEL PORTER

1. RÀO CẢN GIA NHẬP NGÀNH

1.1 Những rào cản ngăn chặn

1.1.1 Chính sách pháp luật nhà nước

Xác định được ngành cơ khí rất quan trọng, có ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình thực
hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược phát
triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn tới 2035” tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp đổi mới thiết bị, cập nhật xu hướng công nghệ của Cách mạng công nghệ
4.0.

Ngoài ra, hệ thống pháp luật liên quan đến ngành được sửa đổi và hoàn thiện, tạo
điều kiện cho sự phát triển của hoạt động kinh doanh ngành cơ điện, nhất là cơ điện công
trình. Tuy nhiên, do tác động của chính sách cắt giảm đầu tư công nên hoạt động kinh
doanh trong ngành vẫn gặp nhiều rủi ro.

1.1.2 Yêu cầu về vốn

Đối với ngành cơ điện M&E này, vốn đầu tư ban đầu rất lớn, đa phần tập trung vào
các chi phí cố định như: nhà xưởng, máy móc, công nghệ,.. nguồn vốn này không thể đến
từ các chính sách hỗ trợ hay gói vay của ngân hàng mà phải đến từ thị trường chứng
khoán hoặc các công ty có tiềm lực tài chính mạnh.

Ngoài ra, ngoại trừ các doanh nghiệp nước ngoài dễ dàng tiếp cận nguồn vốn
FDA,do đặc thù ngành cũng như đặc thù thị trường Việt Nam nên các doanh nghiệp quốc
nội vẫn còn non kém trong việc tiếp cận thị trường vốn kể cả nước ngoài lẫn trong nước,
dẫn đến việc gặp khó khăn trong việc mở rộng kinh doanh hay đổi mới công nghệ.

1.1.3 Dị biệt hóa sản phẩm.

Đối với sản phẩm cơ điện- tiêu dùng như máy lạnh, tủ lạnh,… tại các thành phố lớn,
người tiêu dùng chỉ biết đến các nhãn hàng đến từ nước ngoài như: Panasonic, Toshiba,…
và không ấn tượng với các sản phẩm nội địa.

12 | P a g e
MÔ HÌNH MICHAEL PORTER

Về mảng M&E, có 3 doanh nghiệp nổi bật chiếm lĩnh lĩnh vực này( REE với các gói
thầu Chính phủ, Searefico với thương mại và nhà ở, KTL với các gói có vốn của Nhật)
nên việc tham gia vào ngành khá khó khăn với các doanh nghiệp qui mô vừa và nhỏ.

1.1.4 Lợi thế kinh tế từ qui mô lớn

Hiện nay, Việt Nam đang đối mặt với tình trạng bùng nổ dân số, theo báo cáo của
Liên Hiệp Quốc, dân số Việt Nam có thể đạt 56 triệu người vào năm 2050, mức độ đô thi
hóa đạt 54%, cao hơn so với các nước đang phát triển trong khu vực.

Đi đôi với thực trạng này là việc phát triển cơ sở hạ tầng, càng nhiều các công trình
lớn được đầu tư xây dựng, kéo theo đó là sự phát triển của ngành cơ điện công trình, trở
thành một lĩnh vực quan trọng trong nền kinh tế.

1.1.5 Chi phí chuyển đổi

Do việc vốn đầu tư ban đầu lớn, vào các tài sản cố định dài hạn( nhà xưởng, máy
móc, công nghệ,…) nên chi phí chuyển đổi khá cao.

1.2 Khả năng xuyên thủng những rào cản này

Theo đánh giá từ thông tin, rào cản gia nhập ngành ở mức độ vừa phải, các
doanh nghiệp có thể tham gia vào ngành nhưng bắt buộc phải có tiềm lực tài chính
lớn, ổn định để đầu tư vào vốn ban đầu và có chiến lược lâu dài nhằm hướng tới phát
triển bền vững.

1.3 Cái giá họ phải trả khi họ thâm nhập vào ngành

Mọi ngành nghề khi mới tham gia vào đều chịu nhiều rủi ro khác nhau, cơ điện
M&E cũng vậy. Việc bỏ một số vốn ban đầu lớn nhằm đầu tư trang thiết bị, công nghệ
nhằm bắt kịp xu hướng cũng như đủ khả năng cạnh tranh với đối thủ. Ngoài ra, việc cắt
giảm các loại chi phí nhằm tăng lợi nhuận biên là điều không phù hợp với ngành cũng
như với qui mô doanh nghiệp.

13 | P a g e
MÔ HÌNH MICHAEL PORTER

1.4 Các ảnh hưởng đến các doanh nghiệp trong cùng ngành

Đứng trước nguy cơ đe dọa từ các đối thủ tương lai trong nước hay nước ngoài như:
Hàn, Nhật, Singapore,…, các doanh nghiệp trong ngành đang tự ép bản thân phải nghiên
cứu, thay đổi công nghệ nhằm tạo được sự khác biệt cho bản thân, điều này tuy rằng sẽ
làm tăng chi phí trong ngắn hạn, làm giảm lợi nhuận biên thế nhưng tính về lâu dài, đây
sẽ là bước đà để phát triển bền vững.

2. KHẢ NĂNG ÉP GIÁ CỦA KHÁCH HÀNG

Hiện nay cùng với sự bùng nổ dân số theo dự báo của Liên hợp quốc thì dân số
thành thị của nước ta sẽ đạt gần 56 triệu người vào năm 2050. Đi đôi với thực trạng này
thì nhu cầu đời sống vật chất người dân phải được nâng cao xuất hiện ngày càng nhiều
các công trình xây dựng các tòa nhà chung cư, các trung tâm thương mại,… đã thúc đẩy
ngành xây dựng và cơ điện lạnh phát triển mạnh mẽ. Đây cũng lĩnh vực kinh doanh mang
tính đặc thù riêng được đánh giá là giàu tiền năng nhưng đầy rủi ro và thách thức. Có thể
thấy được về ngành Cơ điện lạnh cụ thể có Các hệ M&E (Mechanical & Electrical) chính:
Hệ thống điều hòa không khí & thông gió, Hệ thống cấp thoát nước, Hệ thống phòng cháy
chữa cháy, Hệ thống điện động lực, Hệ thống điện điều khiển & tự động.

REE có thể được là nhà thầu cơ điện công trình hàng đầu tại Việt Nam với kinh
nghiệm thi công công trình M&E trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, thương mại và công
nghiệp. REE M&E đã thực hiện hàng trăm công trình trên khắp mọi miền đất nước, trong
đó có nhiều công trình nổi bật và mang tầm vóc ở Việt Nam như Trung tâm Hội nghị
Quốc gia, Nhà Quốc hội, Cảng hàng không quốc tế Nội Bài T2, Cảng hàng không quốc tế
Tân Sơn Nhất, Trung tâm Truyền hình Việt Nam, Khách sạn Pullman, Khách sạn
Sheraton Đà Nẵng, Tòa nhà Vietcombank, Ngôi Nhà Đức… bên cạnh đó còn cung cấp
sản phẩm của REETECH chủ yếu là các loại máy lạnh như máy lạnh treo tường, máy lạnh
áp trần & đặt sàn, máy lạnh đặt đứng, máy lạnh âm trầm…

Nhu cầu sử dụng cũng như hoạt động kinh doanh có thể chia làm hai loại khách
hàng: khách hàng cá nhân, hộ gia đình và các khách hàng doanh nghiệp.

14 | P a g e
MÔ HÌNH MICHAEL PORTER

2.1 Khách hàng là cá nhân và hộ gia đình

Theo báo cáo của Google về đối tượng có hành vi quan tâm đến nhóm ngành điện
máy, nam giới chiếm đa số với 62%, tuy nhiên nữ giới cũng chiếm tỷ lệ không quá chênh
lệch 38% (tỷ lệ này là 56% Nam và 44% Nữ theo Facebook thống kê). Nhóm tuổi quan
tâm nhiều nhất là 25-34 tuổi, vị trí thứ 2 là 18-24 tuổi – đây cũng là hai nhóm tuổi lập gia
đình và bắt đầu xây dựng cuộc sống riêng. Ngoài ra khách hàng mục tiêu của hệ thống
điều hòa là các hộ gia đình sống tại thành thị, có thu nhập tầm trung, có lối sống hiện đại
và quan tâm đến tiện ích trọn vẹn cho cả gia đình.

Việt Nam là một đất nước có khí hậu nóng ẩm nên việc sử dụng hệ thống điều hòa là
một yếu tố không thể thiếu. Những ngày nắng nóng kéo dài thì máy lạnh là vật dụng cần
thiết cho không gian ở, làm việc cũng như không gian sinh hoạt của gia đình. Thật vậy,
những ngày nắng nóng sử dụng máy lạnh là cách tốt nhất để có một giấc ngủ ngon để đảm
bảo sức khỏe cho cả gia đình.

Hiện nay hầu hết các công sở, khách sạn,... đều được trang bị hệ thống điều hòa
không khí, nhằm đảm bảo cho khí hậu bên trong không gian điều hòa cho phù hợp với
điều kiện vệ sinh, phục vụ nhu cầu của con người.

Bên cạnh đó sức khỏe con người là một trong những yếu tố quan trọng quyết định
đến năng suất lao động, để quá trình thải nhiệt được diễn ra thì phải tạo ra một không gian
có nhiệt độ, độ ẩm phù hợp với cơ thể của con người. Nên hệ thống điều hòa ở các văn
phòng doanh nghiệp cũng rất là cần thiết.

- Từ những thông tin trên có thể thấy nguy cơ không tiêu thụ sản phẩm là thấp.
- Khách hàng không có tính tập trung cao, khối lượng hàng hóa chiếm tỉ trọng
không cao trong tổng doanh số của Reeteech nên không tạo áp lực cho doanh
nghiệp
- Với khách hàng này họ không quan tâm đến lợi nhuận, mà họ quan tâm đến tiện
ích mà hệ thống điều hòa mang lại.Vì vậy khoảng quan tâm đến lợi nhuận của họ
sẽ thấp.

15 | P a g e
MÔ HÌNH MICHAEL PORTER

- Khách hàng mua sản phẩm này thường chiếm tỉ trọng không cao trong tổng chi
phí của họ.
- Khi người mua không muốn sử dụng sản phẩm có thể mua hoặc thay thế bằng
một cái khác nên phí chuyển đổi của sản phẩm này là thấp.
- Do nhu cầu của con người ngày một tăng cao nên đòi hỏi về chất lượng sản phẩm
cũng ngày một được nâng cao.
- Về mức độ hiểu biết của khách hàng là tương đối, người mua chỉ có thể biết được
công dụng, tiện ích mà doanh nghiệp cung cấp chứ không hiểu rõ được thiết kế,
cấu trúc bên trong sản phẩm

Từ những phân tích trên, nhóm đánh giá: Khả năng ép giá từ khách hàng cá nhân đối
với ngành là thấp.

2.2 Khách hàng là các doanh nghiệp

Khách hàng của REE M&E chủ yếu là các công ty xây dựng cũng như những nhà
thầu đầu tư bất động sản tiềm năng, các công ty và đại lý điện cơ lớn và vừa,…

Phân khúc khách hàng doanh nghiệp REE hướng tới hầu như đều có tính tập trung
cao khả năng thay thế thấp do hầu như công trình khách hàng đầu tư vào hoạt động đều
đòi hỏi cần có hệ thống cung cấp cơ điện tốt và phù hợp nhất để đảm bảo đủ chất lượng
và tiến độ công trình. Họ hầu như sẽ lãnh trách toàn bộ dự án xây dựng bên cạnh tìm kiếm
lợi nhuận mà còn quan tâm nhiều nhất ở uy tín cho doanh nghiệp họ bởi lẽ khi một dự án
hoàn thành đi vào hoạt động tốt thì ngày càng nhiều chủ đầu tư bỏ tiền vào mua căn hộ
chung cư hoặc những công ty xây dựng các công trình vừa và lớn sẽ tìm kiếm thêm được
nhiều gói thầu tốt hơn. Vì thế khách hàng sẽ ưu tiên lựa chọn REE - nhà thầu hàng đầu về
cơ điện công trình ở nước ta bên cạnh đó sự giới thiệu với đối tác thân cận cũng giúp REE
tăng doanh thu đáng kể vể mảng kinh doanh này. Cụ thể vào năm 2017 doanh thu đạt
được 3321 tỷ đồng và năm 2018 đạt 3427 tỷ đồng chiếm 67,2% cơ cấu doanh thu của
năm và gần nhất 863 tỷ đồng vào quý I/2019 (trích báo cáo tài chính hợp nhất REE qua

16 | P a g e
MÔ HÌNH MICHAEL PORTER

các năm). Nhìn chung có thể thấy được mảng kinh doanh này đem lại doanh thu khá cao
chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu doanh thu của REE.

3. KHẢ NĂNG ÉP GIÁ CỦA NHÀ CUNG CẤP

Công ty TNHH Sản Xuất & Dịch Vụ REEPRO được Công ty Cổ Phần Điện Máy
R.E.E ủy quyền sản xuất kinh doanh sản phẩm cơ khí công trình hiệu Reetech, thương
hiệu đã được đăng ký bảo hộ bởi Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới WIPO.

Sau hơn 30 năm phát triển, sản phẩm cơ khí hiệu Reetech như ống gió, miệng gió,
van gió và thang máng cáp đã có chỗ đứng vững chắc ở Việt Nam, nhiều năm liền được
chứng nhận là hàng Việt Nam chất lượng cao, đặc biệt đã được tin dùng ở rất nhiều công
trình cấp quốc gia và các công trình cao cấp đạt chuẩn mực quốc tế.

Nhìn chung, Reepro là công ty được ủy quyền sản xuất các sản phẩm mang thương
hiệu của Ree và cũng cấp cho Ree, chính vì vậy áp lực của nhà cung cấp đối với các
doanh nghiệp ở mức thấp.

4. MỨC ĐỘ TÁC ĐỘNG CỦA SẢN PHẨM THAY THẾ

4.1 Những sản phẩm thay thế hiện nay trên thị trường

Nikkei phân tích, việc người Việt Nam ngày càng giàu có đã thúc đẩy mở rộng thị
trường điều hòa nhanh chóng. Nền kinh tế của Việt Nam được coi là tăng trưởng nhanh
nhất Đông Nam Á với tốc độ khoảng 7%/năm. Các mặt hàng được tiêu thụ nhiều tại một
thị trường đang phát triển chính là tủ lạnh, máy giặt, cùng với nhu cầu điều hòa cũng tăng
mạnh khi tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người đạt 3.000 USD. Một số công ty
cơ điện lạnh hiện nay trên thị trường Việt Nam: Công ty Cổ phần Kỹ nghệ lạnh Searefico,
Công ty Cổ phần Hawee cơ điện, Công ty Cổ phần kỹ thuật Sigma, Công ty Cổ phần cơ
điện Thái Bình Dương (PME), Công ty Cổ phần Kỹ thuật Công nghệ Sài Gòn
(TECHGEL)

17 | P a g e
MÔ HÌNH MICHAEL PORTER

4.2 Sự khác biệt giữa sản phẩm của ngành và sản phẩm thay thế

REE M&E là nhà thầu cơ điện công trình hàng đầu tại Việt Nam với kinh nghiệm
thi công hệ thống cơ điện trong tất cả các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, dân dụng, thương mại và
công nghiệp

Hệ thống cơ điện thường được ví như huyết mạch của công trình, là chìa khóa giúp
cho công trình hoạt động đúng công năng, hiệu quả và an toàn.

Vì vậy, sản phẩm thay thế đối với ngành nghề này là gần như rất thấp

4.3 Tác động của sản phẩm thay thế đối với sản phẩm của ngành

Các sản phẩm thay thế trên thị trường rất ít, vì vậy sự tác động của các sản phẩm
thay thế là rất thấp, nhưng chúng có thể dẫn đến nguy cơ làm giảm giá bán, giảm số lượng
sản phẩm tiêu thụ và giảm lợi nhuận của doanh nghiệp, thậm chí xóa bỏ hoàn toàn các sản
phẩm hiện tại. Những sản phẩm thay thế thường là kết quả của việc cải tiến công nghệ
hoặc công nghệ mới. Doanh nghiệp cần phải theo dõi xu hướng phát triển của các sản
phẩm thay thế để nhận diện hết nguy cơ do sản phẩm thay thế gây ra.

4.4 Ảnh hưởng đến doanh thu, lợi nhuận và khả năng phát triển của ngành

Triển vọng của mảng Cơ điện (M&E) không tích cực trong ngắn hạn, nhưng tiềm
năng dài hạn duy trì vững chắc. Kỳ vọng, dự báo lợi nhuận 2020 tăng trưởng 27,5%

5. MỨC ĐỘ CẠNH TRANH TRÊN THỊ TRƯỜNG

5.1 Số lượng và quy mô

Trong những năm qua, ngành cơ điện lạnh nước ta đã phát triển rất mạnh mẽ. Quá
trình chuyển đổi công nghệ để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và thay đổi môi chất lạnh
mới đã tạo nên một cuộc cách mạng thực sự cho ngành cơ điện lạnh nước ta.

Cùng với việc phát triển thị trường cơ điện lạnh, đội ngũ kỹ sư, chuyên viên, công
nhân ngày càng nhiều về số lượng, mạnh về chất lượng. Các nhà sản xuất, lắp đặt thiết bị
lạnh trong nước từ chỗ chủ yếu là lắp đặt và chế tạo các thiết bị đơn giản, đến nay nhiều

18 | P a g e
MÔ HÌNH MICHAEL PORTER

đơn vị đã vươn lên làm chủ hoàn toàn công nghệ chế tạo và lắp đặt hầu hết các hệ thống
lạnh trong đời sống và kinh tế của cả nước.

Hiện tại ở Việt Nam có khoảng 87 công ty hoạt động về lĩnh vực cơ điện lạnh, bên
cạnh các doanh nghiệp này có quy mô vừa và nhỏ thì cũng tồn tại những doanh nghiệp
lớn như Công ty cổ phần dịch vụ và kỹ thuật cơ điện lạnh Ree, Công ty cổ phần kỹ nghệ
lạnh (Searefico), Công ty cổ phần Hawee cơ điện, Công ty cổ phần cơ điện Đoàn Nhất,
Công ty cổ phần kỹ thuật Sigma.

Việc tồn tại nhiều công ty kinh doanh cùng ngành với các quy mô khác nhau trên
thị trường thì ngành cơ điện lạnh cũng đang có mức độ cạnh tranh khá gay gắt giữa các
công ty để chiếm lĩnh thị trường.

5.2 Tốc độ và khả năng tăng trưởng của ngành

Tốc độ tăng trưởng của nhóm ngành cơ điện lạnh theo số liệu thống kế mới nhất là:
tốc độ tăng trưởng của ngành quý I và quý II năm 2019 đã giảm 0.3% so với quý I và quý
II của năm 2018. Điều này cho thấy tốc độ tăng trưởng của ngành là khá thấp thậm chí là
không có dấu hiệu tăng trưởng làm cho thị trường đang rơi vào tình trạng bảo hòa. Các
doanh nghiệp cơ điện lạnh cần có những chiến lược hợp lý để phát triển ngành trong thời
gian sắp tới.

5.3 Định phí và chi phí lưu kho

Đối với nhóm ngành cơ điện lạnh thì tỷ trọng định phí trên tổng chi phí của các
doanh nghiệp là khá cao vì tính đặc thù của sản phẩm, các doanh nghiệp nếu có kho sẵn
để chứa sản phẩm của mình thì sẽ giảm phần chi phí đi thuê kho và chủ động được việc
dự trữ các sản phẩm để phục vụ cho nhu cầu của thị trường, bởi vậy các doanh nghiệp
càng mạnh về nguồn vốn ban đầu cũng như vốn lưu động sẽ có ưu thế về việc cạnh tranh
thị phần ngành cơ điện lạnh.

19 | P a g e
MÔ HÌNH MICHAEL PORTER

5.4 Các yếu tố khác

Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất đã được các
doanh nghiệp ngành cơ điện lạnh áp dụng khá mạnh tay vào doanh nghiệp của mình tuy
nhiên so với mặt bằng chung của thế giới thì trình độ công nghệ ngành cơ điện lạnh nói
riêng cũng như nền kinh tế của nước vẫn ở mức trung bình so với các nước tiên tiến ở
châu Âu, Mỹ, Úc...hay các nước châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản...Vì vậy, doanh nghiệp
nào nắm bắt được khoa học công nghệ càng sớm, và có định hướng đúng đắn sẽ có lợi thế
rất lớn trong cuộc đua giành thị phần ngành cơ điện lạnh tại Việt Nam.

Cơ điện lạnh là ngành có các sản phẩm mang tính dị biệt khá cao và cũng là ngành
cung cấp các sản phẩm thiết yếu cho cuộc sống nên mức độ cạnh tranh của các doanh
nghiệp khá gay gắt để phục vụ nhu cầu của thị trường.

Một doanh nghiệp nếu muốn rút lui khỏi ngành cơ điện lạnh cũng không phải là điều
dễ dàng vì còn vướng rất nhiều về yếu tố pháp lý, vì vậy các doanh nghiệp trước khi
muốn xâm nhập vào thị trường cơ điện lạnh cần phải có sự chuẩn bị, phân tích chuẩn xác
nhằm ngành tuy không quá cao nhưng đa số đều là các doanh nghiệp khá tốt, từ đó cũng
là tăng tính cạnh tranh của ngành cơ điện lạnh.

MÔ HÌNH MICHAEL PORTER

Yếu tố Mức độ tác động đến ngành Điểm

Rào cản gia nhập ngành Cao 4

Khả năng ép giá của khách hàng Trung bình 3

Khả năng ép giá của nhà cung cấp Thấp 1

Mức độ tác động của sản phẩm thay thế Thấp 1

Mức độ cạnh tranh trên thị trường Cao 4

20 | P a g e
MÔ HÌNH MICHAEL PORTER

Mô hình kim cương theo Michael Porter

Cạnh tranh trên thị


trường
5
4

2
Áp lực sản 1 Rào cản gia nhập
phẩm thay thế
0 ngành

Áp lực từ khách hàng


Áp lực từ nhà cung
cấp

21 | P a g e
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY
PHẦN C. CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN LẠNH (REE)

1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN LẠNH (REE)

1.1 Giới thiệu công ty

Tên doanh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN LẠNH

Tên giao dịch đối ngoại: REFRIGERATION ELECTRICAL ENGINEERING


CORPORATION

Mã cổ phiếu: REE

Vốn điều lệ: 3.100.588.410.000 VNĐ

Vốn đầu tư chủ sở hữu: 3.100.588.410.000 VNĐ

Giấy CNKD số: 059082 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp.HCM cấp

Địa chỉ: 364 Cộng Hòa, Phường 13, Quận Tân Bình, TP.HCM Điện thoại: 84-28-
3810 0017 / 3810 0350. Fax: 84-28-3810 0337

Website: www.reecorp.com.

1.2 Quá trình hình thành và phát triển

Được thành lập từ năm 1977, Công ty Cổ phần Cơ Điện Lạnh (REE) hiện là một
công ty niêm yết hoạt động đa ngành trong các lĩnh vực chính như dịch vụ cơ điện công
trình (M&E); sản phẩm, lắp ráp và kinh doanh hệ thống điều hòa không khí thương hiệu
Reetech; phat triển quản lí bất động sản; cơ sở hạ tầng điện & nước.

Nhóm công ty REE bao gồm:

Công ty REE M&E là nhà thầu cơ điện công trình hàng đầu Việt nam

Công ty Điện máy REE chuyên kinh doanh hệ thống điều hòa không khí mang
thương hiệu Reetech

Công ty REE Property là nhà quản lí các cao ốc văn phòng cho thuê phát triển bởi
REE
CỔ PHẦN CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN LẠNH (REE)

Công ty REE Land, VIID và SaigonRes hoạt động trong lĩnh vực phát triển các dự
án bất động sản;

Cơ sở hạ tần điện và nước với các khoản đầu tư vào các nhà máy điện và nhà máy
cung cấp nước sạch.

1977 - 1999: Xây dựng nền tảng và hướng tới đổi mới

Năm 1977, Công ty được thành lập dựa trên cơ sở là một đơn vị nhà nước mà sau
này được đổi tên thành Công ty Cơ Điện Lạnh

Năm 1993, REE là một trong những đơn vị đầu tiên thực hiện cổ phần hóa, mở
dường cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh.

Năm 1996, Công ty cho ra đời các sản phẩm cơ điện lạnh mang thương hiệu Reetech

Năm 1997, REE là công ty đầu tiên phát hành trái phiếu chuyển đổi cho nhà đầu tư
nước ngoài.

2000 - 2010: Đại chúng hóa và mở rộng hoạt động

Năm 2000, REE trở thành công ty đầu tiên niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng
khoán Việt Nam.

Năm 2001, khởi công xây dựng tòa nhà văn phòng e.town 1 là bước đi đâuù tieen
của REE vào lĩnh vực phất triển bất động sản

Năm 2002-2003, Công ty cấu trúc hoạt động sản xuất và dịch vụ cơ điện công trình
thnahf hai công ty trực thuộc là Công ty REE M&E và Công ty Điện máy REE nhằm phát
triển mạnh hơn nữa.

Năm 2008, khu văn phòng cho thuê e.town đat tổng diện tích cho thuê là 80.000 m2

Năm 2009, REE khở công xây dựng tòa nhà cao ốc văn phòng REE Tower với tổng
diện tích cho thuê là 20.000m2

Năm 2010, REE mở rộng đầu tư vào các ngành cơ sở hạ tầng điện và nước với kong
muốn đáp ứng nhu cầu xã hội thiết yếu này

23 | P a g e
CỔ PHẦN CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN LẠNH (REE)

2011 - 2019: Phát triển và tăng trưởng bền vững

Năm 2012, cao ốc văn phòng REE Tower được lấp đầy, nâng tổng diện tích văn
phòng đang quản lý lên hơn 100.000m2

Năm 2012-2013, REE tiếp tục mở rộng đầu tư trong ngành cơ sở hạ tầng điện và
nước, sẵn sàng để triển khai sự án bất động sản mới.

Năm 2014, Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Bà(TBC) tở thành công ty thành viên
trực thuộc REE.

Năm 2015, Công ty đã hoàn tất việc chuyển đổi trái phiếu phát hành Platinum
Victory Pte. Ltd. trong năm 2012, một công ty thành viên thuộc sở hữu 100% của Jardine
Cycle & Cariage, nâng tỷ lệ sở hữu của Platinum Victory Pte. Ltd. lên 22%

Năm 2015, khởi công xây dựng tòa nhà văn phòng e.town Central với tổng diện tích
cho thuê là 34.000m2

Năm 2016, Công ty Cổ phần Phát triển nông thôn Trà Vinh (DTV) và Công ty Cổ
phần Hạ tầng và Bất động sản Việt Nam (VIID) trở thành công ty trực thuộc REE

Năm 2017, khai thác tòa nhà cao ốc văn phòng e.town Central với tổng diện tích cho
thuê 34.000m2

Năm 2018, Xây dựng tòa cao ốc văn phòng e.town 5 với tổng diện tích sàn xây dựng
29.950m2

Hướng tới duy trì tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu tối thiểu 15% hàng
năm trong giai đoạn này.

1.3 Tầm nhìn

Trở thành một công ty hoạt động đa ngành sở hữu, xây dựng và phát triển các doanh
nghiệp hàng đầu trong ba lĩnh vực: cơ điện lạnh, bất động sản và cơ sở hạ tầng tiện ích tại
Việt Nam.

24 | P a g e
CỔ PHẦN CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN LẠNH (REE)

2. PHÂN TÍCH SẢN PHẨM

2.1 Tính đặc thù của sản phẩm

Công ty Cổ phần Cơ Điện Lạnh (REE) hiện là một công ty niêm yết hoạt động đa
ngành trong các lĩnh vực chính như dịch vụ cơ điện công trình (M&E); sản xuất, lắp ráp
và kinh doanh hệ thống điều hòa không khí thương hiệu Reetech; phát triển, quản lý bất
động sản; và cơ sở hạ tầng điện & nước.

- Dịch vụ M&E
- Điện lạnh
- Quản lý văn phòng cho thuê
- Phát triển bất động sản
- Cơ sở hạ tầng tiện ích

Cụ thể từng sản phẩm như sau:

2.1.1 Về dịch vụ M&E như sau:

REE M&E thực hiện hàng trăm công trình trên khắp mọi miền đất nước, trong đó có
nhiều công trình nổi tiếng và mang tầm vóc lớn nhất Việt Nam, luôn đảm bảo tiến độ,
chất lượng và giá cả hợp lý. Là nhà thầu cơ điện công trình hàng đầu tại Việt Nam với
kinh nghiệm thi công công trình M&E trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, thương mại và
công nghiệp.

❖ Các dịch vụ kể đến là:


- Thiết kế chi tiết
- Cung cấp
- Lắp đặt
- Thử nghiệm và vận hành
- Hướng dẫn sử dụng hệ thống và hậu mãi
❖ Các hệ thống cơ điện công trình chính:
- Hệ thống điều hòa không khí và thông gió
- Hệ thống điện động lực
25 | P a g e
CỔ PHẦN CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN LẠNH (REE)

- Hệ thống điện điều khiển và tự động


- Hệ thống cấp thoát nước
- Hệ thống phòng cháy chữa cháy

Với một số dự án tiêu biểu như: Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An (giai đoạn 1), căn hộ
THE MARQ, khách sạn 5 sao Hilton Sài Gòn,…

2.1.2 Điện lạnh:

Công ty Cổ phần Điện Máy R.E.E là nhà sản xuất các sản phẩm mang thương hiệu
Reetech, thương hiệu điều hòa không khí đầu tiên của Việt Nam, đã trở nên quen thuộc
với khách hàng qua các sản phẩm tiêu dùng và thương mại.

Với dây chuyền sản xuất theo công nghệ Châu Âu, đội ngũ bán hàng giỏi và nhiều
kinh nghiệm cùng với mạng lưới phân phối và hệ thống bảo hành, bảo trì phát triển rộng
khắp cả nước, Reetech luôn mang lại dịch vụ tốt nhất và niềm tin cho khách hàng.

❖ Các sản phẩm chính của Reetech:


- Máy điều hòa nhiệt độ dân dụng, thương mại công suất đến 320.000BTU/h
- Hệ thống điều hòa nhiệt độ trung tâm công suất thay đổi theo nguyên lý digital
- AHU, FCU, PAU các loại
- Linh kiện thay thế cho máy và hệ điều hòa nhiệt độ
- Tủ, bảng điện MSB, ATS, DB, MMC
- Ống gió và phân phối gió
❖ Đặc điểm:

- Máy lạnh treo tường Reetech cho tốc độ làm lạnh nhanh, tiết kiệm điện. Mẫu mã
nhỏ gọn, dễ dàng vận chuyển và lắp đặt, thiết kế hài hòa với nội thất, thích hợp cho mọi
không gian... Gồm máy lạnh treo tường và máy lạnh treo tường INVERTER

+ Máy lạnh treo tường Reetech được thiết kế với kiểu dáng sang trọng, hòa hợp với
mọi không gian nội thất. Hoạt động êm ái, độ ồn thấp mang lại cảm giác dễ chịu, tiết kiệm
năng lượng...

26 | P a g e
CỔ PHẦN CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN LẠNH (REE)

+ Máy lạnh Treo tường Inverter Reetech với khả năng tiết kiệm điện tối đa, hoạt
động êm, độ ồn thấp. Thiết kế với kiểu dáng sang trọng, thanh lịch, hòa hợp với mọi
không gian nội thất, mang lại cảm giác thoái mái...

- Điều hòa thương mại đa dạng về chủng loại, công suất, đáp ứng với các nhu cầu
khác nhau, thiết kế hài hòa, hoạt động êm và dễ dàng lắp đặt... Gồm một số loại sản phẩm
như: Máy lạnh gắn trần, máy lạnh âm trần, máy lạnh tủ đứng, máy điều hòa di động,…

+ Máy lạnh gắn trần có kiểu dáng sang trọng phù hợp với mọi không gian nội thất,
mặt nạ 360 gió thổi lan tỏa rộng. Công nghệ Inverter tiết kiệm tối đa lượng điện tiêu hao,
mang lại không gian điều hòa dễ chịu cho người sử dụng...

+ Máy lạnh Âm trần Reetech với thiết kế đa dạng mẫu mã, đa dạng công suất, đáp
ứng mọi không gian điều hòa từ phòng ngủ, nhà xưởng cho đến các trung tâm thương
mại...

- Hệ thống lạnh công nghiệp Reetech với các dòng sản phẩm như RMV inverter,
Package, FCU, Chiller... đáp ứng hầu hết nhu cầu sử dụng, không gian điều hòa với mức
tiết kiệm năng lượng cao nhất... Gồm một số sản phẩm như máy lạnh PACKAGE giải
nhiệt nước, RMV DIGITAL, FCU, thiết bị xử lý không khí AHU,…

+ RMV DIGITAL: RMV là điều hòa không khí dạng multi, tự động thay đổi công
suất theo tải, sử dụng máy nén xoắn ốc Digital. Đây được xem là hệ thống điều hòa không
khí multi thế hệ mới trên thế giới hoạt động với hiệu suất cao, tiết kiệm điện năng.

+ Thiết bị xử lý không khí Reetech, với dãy lưu lượng gió rộng từ 2,000 đến
120,000 m3/h có thể đáp ứng mọi yêu cầu về nhiệt độ, độ ẩm, chất lượng không khí trong
phòng cũng như các tiêu chuẩn về độ ồn của hầu hết các ứng dụng trong điều hòa không
khí và thông gió...

2.1.3 Quản lý văn phòng cho thuê và bất động sản:

Công ty TNHH Quản lý &Khai thác BĐS R.E.E (REE Real Estate) là đơn vị kinh
doanh và quản lý bất động sản cho thuê với diện tích văn phòng quản lý hơn 100.000m2.

27 | P a g e
CỔ PHẦN CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN LẠNH (REE)

Hoạt động phát triển và khai thác bất động sản của REE đã và đang lớn mạnh không
ngừng. Từ cao ốc văn phòng, trung tâm công nghệ thông tin, căn hộ cao cấp đến khu công
nghiệp được REE đầu tư phát triển và khai thác hiệu quả.

❖ Công ty cung cấp các tiện nghi trong tòa nhà như:
- Hội trường trang bị hệ thống hội nghị từ xa (video-conference)
- Hệ thống điện ổn định, nguồn điện dự phòng 100%
- Môi trường làm việc khỏe mạnh và an toàn, hệ thống phòng cháy chữa cháy hiện
đại, hồ bơi, phòng tập thể dục, căn tin...
- Bảo vệ 24 giờ/ngày, 7 ngày 1 tuần
- Bãi đậu xe hơi và xe gắn máy tại tầng hầm
- Hệ thống kết nối internet ADSL bởi những nhà cung cấp dịch vụ
* Bên cạnh đó là dịch vụ quản lý cao ốc:
Nhằm cung cấp cho khách hành sử dụng dịch vụ tại các cao ốc của REE cung cấp có
được sự tin tưởng, an toàn và hài lòng ở mức cao nhất, REE Real Estate đã đầu tư các
trang thiết bị hiện đại, xây dựng đội ngũ nhân viên quản lý và phục vụ chuyên nghiệp
nhằm đảm bảo mọi dịch vụ của các cao ốc luôn ở trong tình trạng tốt nhất.
- Công ty Cổ phần Bất động sản R.E.E (REE Land) là đơn vị chuyên hoạt động trong
lĩnh vực kinh doanh và phát triển bất động sản.
Kế thừa mảng kinh doanh bất động sản từ công ty mẹ REE, REE Land được thành lập
với mục tiêu phát triển khối bất động sản văn phòng cho thuê của REE lên một tầm vóc
lớn hơn, chuyên nghiệp hơn.
Bên cạnh phát triển mảng bất động sản văn phòng cho thuê, với kinh nghiệm có sẵn
trong lĩnh vực bất động sản, REE Land mở rộng đầu tư vào các phân khúc thị trường:
Nhà ở, trung tâm thương mại, hạ tầng khu công nghiệp tại các đô thị lớn trên cả nước.
=> Từ những sản phẩm trên, cho thấy được tầm quan trọng của những sản phẩm của
công ty trong cuộc sống. Hiện nay đồ dùng cơ điện lạnh đã trở nên phổ biến hơn nhiều,
hầu hết các gia đình đều có một vài sản phẩm cơ điện lạnh vì vậy sức ảnh hưởng của công
ty đến cuộc sống của đất nước là rất lớn. Ra đời từ năm 1977, REE đã tạo nên một thương

28 | P a g e
CỔ PHẦN CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN LẠNH (REE)

hiệu quen thuộc với nhiều gia đình. Các sản phẩm của REE ngày càng phù hợp hơn với
thị hiếu của người dùng, có các đặc điểm cải tiến phù hợp với công nghệ thời đại 4.0.
Bên cạnh mảng kinh doanh cơ điện lạnh mang lại nhiều kết quả tốt đẹp, REE đang
ngày càng mở rộng quy mô với các công ty con liên quan đến lĩnh vực bất động sản. Và
những dự án mà công ty Cổ phần Bất động sản R.E.E (REE Land) tham gia đã đánh dấu
bước tiến mới của công ty trên đà phát triển.

2.2 Khả năng cạnh tranh của công ty

Trong một thời gian dài REE là nhà thầu các công trình cơ điện có uy tín, đủ năng
lực và kinh nghiệm đảm nhiệm các gói thầu lớn và hầu như rất ít đối thủ cạnh tranh.
Ngoài ra, theo kết quả xếp hạng Top 5 nhà thầu cơ điện lạnh uy tín năm 2018, REE được
biết đến là một trong số ít doanh nghiệp nội hàng đầu về cơ điện lạnh từ lâu đã thực hiện
thành công nhiều gói thầu thi công các dự án của Chính phủ và nhiều dự án BĐS lớn.

Theo đánh giá của REE, lĩnh vực M&E vẫn tiếp tục đem lại doanh thu lớn cho công
ty với nhiều hợp đồng lớn đã được ký kết. Với mảng điện máy Reetech, công ty sẽ tái cơ
cấu các dòng sản phẩm để tăng tính cạnh tranh tại thị trường nội địa. Thị trường xuất khẩu
của Reetech đang hết sức khả quan khi trong năm 2015 đạt doanh thu 2 triệu USD từ thị
trường Cuba. REE sẽ tiếp tục tập trung khai thác mạnh thị trường này vì vẫn còn dư địa
tăng trưởng trong thời gian tới.

Sau giai đoạn tái cơ cấu, mảng kinh doanh điện máy Reetech vẫn giữ ngôi vị thứ 2
trong tổng doanh thu của công ty, nhưng
tỷ lệ lãi ròng đóng góp rất nhỏ. Điều này
cũng không có gì quá khó hiểu khi doanh
số của Reetech phụ thuộc nhiều vào
mảng M&E.

Một thế mạnh nữa của REE là bất


động sản. Kinh doanh ổn định, vượt qua
các giai đoạn thị trường khó khăn, cho

29 | P a g e
CỔ PHẦN CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN LẠNH (REE)

thuê văn phòng vẫn là điểm sáng của REE. Hiện REE đã có kế hoạch xây dựng thêm hệ
thống Etown để nâng diện tích mặt sàn cho thuê. Có thể thấy, với bệ đỡ tăng trưởng của
thị trường, kết hợp với kinh nghiệm quản trị của REE, trong tương lai gần mảng bất động
sản sẽ mang lại thêm nguồn thu nhập cho công ty. Mảng này tuy hàng năm chỉ đóng góp
một khoản doanh thu vào khoảng 500 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận sau thuế rất tốt, luôn đạt
tỷ lệ bình quân trên 300 tỷ đồng.

Đối với ngành điện, REE đầu tư vào các nhà máy thủy điện và nhiệt điện trải dài
trên phạm vi cả nước. Các nhà máy thủy điện mà họ đang đầu tư đều có hồ điều tiết nước
nên có thể chủ động phát điện vào thời gian cao điểm để có giá tốt. Hơn nữa, hầu hết các
nhà máy đều đã khấu hao gần hết. Trong khi đó, với ngành nước, REE chỉ tập trung cho
các nhà máy nước tại TP.HCM. Các nhà máy này đều kinh doanh có lãi, do nhu cầu tiêu
thụ lớn và Nhà nước đang giảm dần các khoản trợ giá đối với mặt hàng này nên giá nước
đang dần tốt lên. Dù còn tồn tại các rủi ro, nhưng bà Mai Thanh vẫn tin tưởng rằng, mảng
kinh doanh điện, nước trong các năm tới sẽ là trụ cột, mang tới 60% lợi nhuận cho công
ty.

Ngoài ra, nước sạch là ngành tiện ích quan trọng cung cấp cho người dân, REE
đã chọn nước sạch là ngành đầu tư chiến lược lâu dài của mình. Mục tiêu lâu dài của
công ty này là tiếp tục mở rộng danh mục đầu tư nguồn và phân phối nước.

Ông Dominic Scriven, Tổng giám đốc Dragon Capital đánh giá, REE có ban điều
hành đầy kinh nghiệm, am hiểu về tài chính và lĩnh vực xây dựng. Và khi kết hợp 3 yếu tố
này, các khoản đầu tư hạ tầng điện nước của REE đều rất tốt.

Một nhân tố khác cần phải tính đến là REE hiện đang được xem là ông vua tiền mặt,
với khoản tiền nhàn rỗi, lợi nhuận chưa phân phối, thặng dư vốn lên đến hàng ngàn tỷ
đồng, có sức mạnh tài chính để chủ động trong các thương vụ M&A lớn, tạo đột biến về
mặt doanh thu và lợi nhuận.

REE cũng từng là một nhà đầu tư tài chính có hạng, đã từng “lướt sóng” trên thị
trường chứng khoán để tìm kiếm các khoản lợi nhuận đột biến một cách dễ dàng.

30 | P a g e
CỔ PHẦN CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN LẠNH (REE)

2.3 Thị trường tiềm năng trong tương lai

Là một trong những ngành trọng yếu gắn với lĩnh vực thi công xây dựng, cơ điện
lạnh (M&E) được đánh giá là có
triển vọng ngày càng sáng sủa
trong bối cảnh ngành công nghiệp
xây dựng, bất động sản đang có
tốc độ tăng trưởng cao.

Thực tế, tại Việt Nam, các


nhà thầu nước ngoài với tiềm lực
mạnh, chuyên môn cao đang
chiếm ưu thế trên thị trường; chỉ
có một số ít doanh nghiệp nội với
tên tuổi thực sự nổi bật như Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (REE) hay Công ty cổ phần Kỹ
nghệ lạnh Searefico (SRF) mới có thể tham gia được các gói thầu trong lĩnh vực này.

Theo kết quả xếp hạng Top 10 nhà thầu cơ điện uy tín năm 2019, cuộc đua giành thị
phần thị trường cơ điện lạnh vẫn thuộc về các ông lớn trong lĩnh vực này, chủ yếu giữa 2
tên tuổi là REE và SRF. Đứng vị trí đầu bảng xếp hạng, REE được biết đến là một trong
số ít những doanh nghiệp nội hàng đầu về cơ điện lạnh từ lâu đã thực hiện thành công
nhiều gói thầu thi công các dự án của Chính phủ và nhiều dự án bất động sản lớn.

Với yêu cầu ngày càng cao và mức độ chịu chi cho không gian sống an toàn, thoải
mái và thông minh hơn, bất động sản xanh sẽ trở thành xu thế chính của ngành trong thời
gian tới.

Việt Nam đang có tốc độ đô thị hoá cao, đứng đầu khu vực Đông Nam Á. Cùng với
đó là sự gia tăng số lượng lớn các công nhân, kỹ sư nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Những yếu tố này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy sự phát triển của bất động sản nhà ở, chung
cư tại các thành phố lớn. Tuy nhiên, dòng sản phẩm này sẽ không có đột biến trong năm
2019.

31 | P a g e
CỔ PHẦN CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN LẠNH (REE)

Bất động sản là mảng kinh doanh mà REE đang phát triển, với tình hình trên, kỳ
vọng REE sẽ thu được nhiều lợi ích đáng kể trong thời gian tới. Nếu REE đánh mạnh hơn
vào bất động sản xanh, tiềm năng tương lai thu về sẽ rất lớn.

Theo Tổng điều tra dân số, Việt Nam hiện có hơn 96,2 triệu dân, là quốc gia đông
dân thứ 15 thế giới, thứ 3 ĐNA và có tỷ lệ cư dân thành thị thấp hơn so với tốc độ đô thị
hóa. Trong vòng 10 năm qua, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh và rộng khắp tại nhiều
địa phương đã tác động làm gia tăng dân số ở khu vực thành thị. Dân số khu vực thành thị
Việt Nam tính đến nay chiếm 34,4% và tăng 4,8% so với năm 2009.

Theo cách tính GDP mới thì thu nhập bình quân đầu người sẽ vào khoảng 3.000
USD/năm. Với mức tăng trưởng kinh tế năm 2018 đạt 7,08%, năng suất lao động toàn nền
kinh tế theo giá hiện hành năm 2018 ước tính đạt trên 102 triệu đồng/lao động (tương
đương 4.521 USD/lao động). Tính theo giá so sánh, tăng 6% so với năm 2017.

Từ những điều trên cho thấy khả năng phát triển cơ điện lạnh và bất động sản ngày
càng cao. Do đô thị hóa yêu cầu về nơi ở cao hơn, và những tiện nghi về đời sống cần
được đảm bảo hơn. Thu nhập bình quân đầu người cao hơn cho thấy khả năng mức sống
của người Việt Nam sẽ tăng lên, điều đó sẽ làm tăng khả năng chi tiêu từ các cá nhân
trong việc mua sắm các vật dụng đồ dùng cơ điện lạnh để cải thiện đời sống tăng lên. Bên
cạnh đó, họ sẽ không ngần ngại mua các nhà ở chung cư, và nhờ vậy thị trường bất động
sản sẽ cải thiện hơn.

Theo dự báo, trong năm 2019, ngoài tiềm năng tăng trưởng từ mảng tiện ích, mảng
BĐS và cho thuê văn phòng hứa hẹn sẽ đạt doanh thu cao cho REE khi E Town 5 sẽ được
hoàn thành trong quý I/2019 và một số dự án BĐS khác đã được khởi công từ năm 2018.
Theo VCBS, doanh thu năm 2019 của REE đạt dự kiến đạt 6.560 tỷ đồng và lợi nhuận
sau thuế 2019 đạt 1.760 tỷ đồng.

Khi ngành nghề kinh doanh chính đã gần hết “room” tăng trưởng, ban lãnh đạo REE
đã chuyển mục tiêu sang đầu tư vào lĩnh vực điện, nước – trụ cột của nền kinh tế và đầy
tiềm năng tăng trưởng trong tương lai. Suốt từ năm 2011 đến nay, lĩnh vực này chiếm tới

32 | P a g e
CỔ PHẦN CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN LẠNH (REE)

hơn 70% trong cơ cấu danh mục đầu tư của REE. Công ty đã đầu tư mạnh vào 11 doanh
nghiệp kinh doanh điện, nước, trong đó 7 công ty đã trở thành công ty con của REE, số
còn lại là công ty liên kết. Kết quả là lĩnh vực này đã đóng góp hơn phân nửa lãi ròng cho
công ty.

Cách tiếp cận chiến lược mới của REE xem ra khá hợp lý. Một báo cáo mới đây của
World Bank cho biết, Việt Nam sớm muộn gì cũng phải tự do hóa giá điện chứ không thể
thực hiện mãi việc bao cấp giá điện, nhằm giành nguồn lực cho các khoản đầu tư khác.
Bằng chứng là Nhà nước đang từng bước đưa thị trường điện cạnh tranh vào hoạt động.

Bà Nguyễn Thị Mai Thanh, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc REE, đặt nhiều
kỳ vọng cho sự tăng trưởng ở từng doanh nghiệp của REE. Do vậy, mảng điện và nước có
thể vẫn tiếp tục là phân khúc đầu tư trọng yếu của REE trong thời gian tới.

3. PHÂN TÍCH HỆ THỐNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY

3.1 Hoạt động nghiên cứu và phát triển

Tiếp tục cải tiến, hoàn thiện quy trình kinh doanh; xem đây là yếu tố quyết định cho
việc thực thi chiến lược phát triển dài hạn.

3.1.1 Cơ điện lạnh:

Tiếp tục giữ vững vị trí dẫn đầu trên thị trường cơ điện công trình (M&E), củng cố
thị phần trong nước.

Tận dụng lợi thế cạnh tranh của REE dưới góc độ kinh nghiệm và năng lực quản lý
kỹ thuật, mua sắm thi công nhằm đem đến cho khách hàng sự thỏa mãn về chất lượng,
tiến độ và giá thành hợp lý. REE M&E chủ trương hợp tác với các nhà thầu xây dựng
nhằm đem đến cho khách hàng giải pháp trọn gói EPC (Thiết kế - Mua sắm - Thi công)
cho cả công trình.

Phát triển và đào tạo nguồn nhân lực,củng cố tổ chức,hoàn thiện quy trình kinh
doanh cần tiếp tục được coi trọng nhằm giữ vững vị thế cạnh tranh và đáp ứng một thị

33 | P a g e
CỔ PHẦN CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN LẠNH (REE)

trường xây dựng ngày càng rộng lớn nhưng đòi hỏi chất lượng, tiến độ cũng như sự cạnh
tranh khắc nghiệt hơn.

3.1.2 Lĩnh vực bất động sản:

Tiếp tục cải thiện chất lượng dịch vụ tiện ích tại các tòa nhà cho thuê nhằm mang
lại sự hài lòng hơn nữa cho khách thuê

Dự án tòa nhà văn phòng mới e.town 5 với tổng diện tích cho thuê dự kiến là
17.000m2 được khởi công xây dựng vào Quí 1/2018, đang trong quá trình hoàn thành và
chính thức đưa vào hoạt động vào Quí 3/2019.

Kế hoạch xây dựng tòa e.town 6 bổ sung thêm 40.000m2 diện tích cho thuê tại khu
văn phòng e.town Cộng Hòa đang được triển khai thiết kế

Tiếp tục tìm kiếm dự án mới để bổ sung trong 3 năm tới đây một diện tích cho thuê
50.000m2.

Việc đầu tư liên doanh liên kết vào các công ty bất động sản như Công ty Cổ phần
Hạ tầng và Bất động sản Việt Nam (VIID) và Công ty Cổ phần Địa ốc Sài Gòn
(SaigonRes) đã giúp REE mở rộng hoạt động bất động sản vào mảng khu dân cư và cao
ốc căn hộ. Các bên đóng góp các lợi thế của nhau về tài chính, quỹ đất và kinh nghiệm
quản trị tạo nên sức mạnh cộng hưởng đáng kể mà REE sẽ tiếp tục củng cố và phát triển

3.1.3 Cơ sở hạ tầng điện nước:

REE hiện đang sở hữu tổng công suất điện là 709 MW với tổng vốn đầu tư theo
phương pháp vốn chủ sở hữu là 5.565 tỷ VND

REE sở hữu và quyết tâm đưa vào các nhà máy điện một mô hình quản trị theo các
thông lệ tốt, minh bạch và hướng đến hiệu quả. Việc thành công trong phối hợp với ban

34 | P a g e
CỔ PHẦN CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN LẠNH (REE)

điều hành nhà máy thể hiện sự nhất quán trong phương pháp quản trị và vận hành nhà
máy nhằm đem lại lợi ích cho các bên tham gia.

REE chủ trương tiếp tục mở rộng đầu tư vào ngành điện theo định hướng chiến
lược lâu dài.

REE hiện đang sở hữu công suất phát nước 450.000m3/ngày tại 03 nhà máy nước
tại thành phố Hồ Chí Minh và 01 nhà máy nước tại Hà Nội. Công suất này có thể tăng
thêm theo quy hoạch cấp nước của thành phố nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nước sạch
tăng cao trong tương lai.

REE cũng đầu tư sở hữu một số công ty phân phối nước sạch tại thành phố Hồ Chí
Minh như Thủ Đức, Nhà Bè và Gia Định với nỗ lực giảm thất thoát nước và mở rộng
mạng lưới cấp nước.

Ngoài thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, REE cũng đầu tư vào tỉnh Khánh Hòa
qua Công ty Cổ phần Cấp thoát nước Khánh Hòa (KHW). Đầu năm 2019, REE đã nâng
tỷ lệ sở hữu tại KHW lên 25%.

Nước sạch là ngành tiện ích quan trọng cung cấp cho người dân và REE đã chọn
nước sạch là ngành đầu tư chiến lược lâu dài của mình.

3.2 Hoạt động Marketing

REE đang có những bước để thực hiện Marketing sản phẩm của công ty.

Theo cách tiếp cận sản phẩm thị trường REE đang theo đuổi chiến lược đa dạng hóa.
Với ngành nghề kinh doanh cốt lõi là cơ điện, điện lạnh thì từ năm 2006 đến nay REE đã
đầu tư sang cả lĩnh vực bất động sản tài chính. Tuy nhiên hoạt động kinh doanh chính vẫn
là cơ điện. Khách hàng của REE là các doanh nghiệp hoạt động tại thị trường Việt Nam
và cả thị trường nước ngoài.

Theo cách tiếp cận về các biến số Marketing:

35 | P a g e
CỔ PHẦN CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN LẠNH (REE)

+ Chiến lược sản phẩm: Sản phẩm cốt lõi của REE là hệ thống cơ điện. Sản phảm
cụ thể là hệ thống điều hòa mang thương hiệu Reetech và được đánh giá là bán chạy tại
Việt Nam, hệ thống cơ điện lắp đặt cho các nhà máy công nghiệp, tòa nhà, sân bay... Sản
phẩm hoàn chỉnh/ gia tăng, kèm theo lắp đặt hệ thống cơ điện là hệ thống điều khiển
thông minh, thời gian bảo hành 24 tháng. Chu kỳ sống các sản phẩm của REE ở giai đoạn
tăng trưởng. Định vị tập hợp sản phẩm “ Ngôi sao” ( tốc độ tăng trưởng thị trường cao, thị
phần tương đối lớn)

+ Chiến lược định giá: Chất lượng cao – giá cao. Ví dụ, lắp đặt hệ thống điều hòa
cho tòa nhà 17 tầng, diện tích sàn mỗi tầng là 1500m2. Giá cung cấp lắp đặt hệ thống điều
hòa là 50 tỷ VND. Giá trung bình của các doanh nghiệp là 35 tỷ. Phương pháp định giá –
định giá theo chi phí

+ Chiến lược phân phối: Phân phối trực tiếp. REE có các chi nhánh ở các tỉnh
thành phố, có đội ngũ nhân sự đông đảo. Do đó việc thi công các công trình không cần
thuê nhà thầu phụ nhiều. Các thiết bị lắp đặt cơ điện, REE sản xuất được 50%, phần còn
lại mua từ bên ngoài.

+ Chiến lược khuyếch trương sản phẩm: REE sử dụng các yếu tố hỗn hợp, quảng
cáo. Xúc tiến bán hàng ( thường xuyên tham gia các hội chợ ngành cơ điện. Bán hàng trực
tiếp.REE thường xuyên tham gia các hoạt động xã hội,đặc biệt REE là 1 trong 4 doanh
nghiệp đầu tiên niêm yết chứng khoán đây là 1 kênh quảng bá hữu hiệu cho thương hiệu
REE, ngoài ra REE còn xây dựng quan hệ với các nhà đầu tư (IR).

3.3 Phân tích văn hóa của công ty

3.3.1 Văn hóa trong cấu trúc của doanh nghiệp

Với mỗi doanh nghiệp muốn tạo vị thế vững chắc trên thương trường cần xây dựng
một đội ngũ nhân viên mạnh mẽ. Muốn như vậy, doanh nghiệp cần tạo ra một bản sắc,
một văn hóa doanh nghiệp Việt Nam. Đặc biệt với doanh nghiệp của REE đã thành công.
REE là một trong những doanh nghiệp đã xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam
hiệu quả.

36 | P a g e
CỔ PHẦN CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN LẠNH (REE)

Việc kết hợp các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường nhằm bảo đảm, gia tăng và
cân bằng giữa lợi ích của các bên liên quan thông qua hoạt động trong hiện tại và tương
lai, nhằm đảm bảo thực hiện chiến lược phát triển dài hạn và bền vững của REE.

REE xây dựng rất rõ rang các giá trị và chính sách dành cho nhân viên trong văn hóa
doanh nghiệp. Đặc biệt thái độ và tinh thần của nhân viên, doanh nghiệp đều được thể
hiện rất rõ.

Khách hàng: Cung cấp các sản phẩm chất lượng cao mang tính ổn định và lâu dài
dựa trên sự thấu hiểu nhu cầu khách hàng và vận dụng những công nghệ tiên tiến nhất.

Đối với doanh nghiệp: Mục tiêu tăng trưởng kinh tế thể hiện ở tăng trưởng về doanh
thu, lợi nhuận, đảm bảo quyền lợi cho cổ đông, đóng góp vào ngân sách Nhà nước thông
qua nộp thuế. Mục tiêu này là điều kiện cần để thực hiện các mục tiêu xã hội và môi
trường.

Đối với nhân viên: Đối xử tôn trọng, công bằng với mọi nhân viên. Xây dựng môi
trường làm việc thân thiện, trân trọng những ý kiến độc lập và sáng tạo của nhân viên góp
phần vào sự phát triển công ty.

Trong các hoạt động, REE luôn gắn kết hoạt động xã hội với văn hóa doanh nghiệp.
REE thường xuyên tổ chức các hoạt động xã hội như: Bảo vệ môi trường, Các họat động
cộng đồng như là REE đồng hành cùng Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc(UNICEF) chăm
sóc trẻ em suy dinh dưỡng ở tỉnh Kon Tum, Lễ khánh thành 2 trường tiểu học ở Tây Ninh

3.3.2 Văn hóa gắn liền với giá trị cốt lõi

REE xác định nguồn nhân lực chính là tài sản lớn nhất của doanh nghiệp vì vậy công
ty chú trọng việc đào tạo đội ngũ thông qua những chương trình phát triển nâng cao năng
lực cho từng thành viên.

“Trân trọng sự đóng góp của Nhân viên” là một tiêu chí trong chính sách chất lượng
của REE. Qua đó, REE tạo dựng môi trường làm việc thân thiện, ở đó bất kỳ thành viên

37 | P a g e
CỔ PHẦN CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN LẠNH (REE)

nào cũng nhận được sự trân trọng và được công ty khuyến khích sáng tạo, đóng góp cho
sự phát triển chung của tập thể.

“REE chú trọng đến việc phát triển và giữ chân nguồn nhân lực trong các mảng
hoạt động kinh doanh của nhóm công ty”. Theo đó, những chương trình đào tạo, tập huấn
cùng các chuyên gia được thực hiện thường xuyên dành cho đội ngũ cán bộ quản lý nhằm
nâng cao chất lượng nhân sự công ty.

Bên cạnh đó, REE cũng thực hiện chương trình xác định và phát triển nhân tài thông
qua việc luân chuyển công việc qua các vị trí khác nhau và phát huy năng lực lãnh đạo ở
các công ty thành viên.

Các chính sách khen thưởng, đãi ngộ xứng đáng và kịp thời luôn được công ty chú
trọng xây dựng và thực hiện nhằm thể hiện sự trân trọng và ghi nhận của REE đối với đội
ngũ của mình.

Văn hóa doanh nghiệp đã tạo môi trường làm việc thân thiện, hiệu quả, tạo sự gắn
kết, thống nhất ý chí; kiểm soát định hướng thái độ và hành vi của các thành viên làm
tăng sự ổn định của doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp đã góp phần nâng cao khả năng
cạnh tranh của REE. Văn hóa doanh nghiệp đã tạo nên phong cách và bản sắc cho REE,
duy trì tạo ra khả năng phát triển bền vững của công ty.

3.4 Đánh giá khả năng thực hiện mục tiêu của bộ máy quản trị

Từ 2011-2014: REE hướng tới duy trì tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu
(ROE) tối thiếu 15% hàng năm trong giai đoạn phát triển năm năm 2011- 2015.

REE M&E chú trọng theo đuổi các dự án nằm trong lĩnh vực thương mại, bán lẻ, du
lịch & khách sạn, công trình cơ sở hạ tầng có yêu cầu kỹ thuật cao. Nguồn lực của REE
M&E có thể mở rộng để phát triển cơ hội mới nhưng không sử dụng dàn trải để đảm bảo
hiệu quả công việc. Bên cạnh khách hàng truyền thống, REE M&E nâng cao nâng lực
cạnh tranh để tiếp tục tham gia những dự án mới.

38 | P a g e
CỔ PHẦN CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN LẠNH (REE)

Đối với hoạt động kinh doanh sản phẩm điện máy, Reetech tiếp tục triển khai chọn
lọc các kênh phân phối mới, chú trọng thị trường phía Bắc, đồng thời tích cực phát triển
mối quan hệ với nhà cung cấp để đưa sản phẩm có chất lượng với chi phí hợp lí đến người
tiêu dùng. Trong phân khúc thị trường dự án, Reetech sẽ tham gia những dự án phù hợp
với năng lực và khẩu vị kinh doanh của mình.

Hoạt động cho thuê văn phòng nhắm tới lấp đầy diện tích cho thuê của tòa nhà REE
Tower cùng với việc duy trì tỷ lệ lấp đầy tối thiểu ở mức của năm 2011 cho các tòa nhà
còn lại trong danh mục văn phòng cho thuê. Song song với mục tiêu lấp đầy chung là việc
thực hiện chỉ tiêu thu tiền thuê một cách đầy đủ, đúng hạn.

Hoạt động đầu tư chiến lược được xác định các khoản đầu tư trong danh mục sẽ
được tái cơ cấu nhằm thoái vốn hiệu quả, hoặc chuyển đổi cổ phần để tăng tỷ lệ sở hữu
trong những khoản đầu tư mục tiêu dài hạn khác. REE luôn mong muốn là nhà đầu tư
chiến lược dài hạn cùng đồng hành với các công ty REE đã và đang đầu tư để xây dựng
những giá trị tốt đẹp cho công ty, đội ngũ nhân lực và các cổ đông.

Tình hình Nợ phải thu: Đến thời điểm 31/12/2018, tổng dư nợ phải thu ngắn hạn của
Nhóm Công ty là 1.966 tỷ VND, tăng 73,9% so với năm 2017. Trong đó phải thu khách
hàng là 1.087 tỷ VND, phần lớn là nợ phải thu của các công trình đang thi công của Công
ty REE M&E và Công ty Điện máy REE. Công ty kiểm soát tốt nợ phải thu và thực hiện
việc theo dõi, quản lý trên hệ thống phần mềm quản trị doanh nghiệp toàn diện (ERP).
Phần lớn các khách hàng thanh toán đúng hạn.

Tình hình Nợ phải trả: Đến thời điểm 31/12/2018,tổng dư nợ phảitrả củaNhóm Công
ty là 5.571 tỷ VND. Nợ phải trả được theo dõi, quản lý trên hệ thống ERP và được Công
ty thanh toán đúng hạn và đầy đủ.

Tình hình nộp Ngân sách Nhà nước: Công ty thực hiện nghiêm túc việc kê khai và
nộp các khoản thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) và các
khoản nộp Ngân sách Nhà nước khác theo đúng quy định. Tổng số thuế còn phải nộp của

39 | P a g e
CỔ PHẦN CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN LẠNH (REE)

Nhóm Công ty tính đến thời điểm 31/12/2018 là 69,47 tỷ VND, chủ yếu là thuế TNDN và
thuế GTGT.

Năm 2015 Năm 2016


ĐVT: tỷ
đồng Kế Thực % Kế Thực % Kế
Kế hoạch
hoạch hiện hoạch hiện hoạch
Tổng
2777 2643 95% 3183 3659 115%
doanh thu
Lợi nhuận
937 853 91% 986 1093 111%
sau thuế

Năm 2017 Năm 2018


ĐVT: tỷ
đồng Kế Thực % Kế Kế Thực % Kế
hoạch hiện hoạch hoạch hiện hoạch
Tổng
doanh 4613 4995 108% 5695 5100 90%
thu
Lợi
nhuận 1136 1377 121% 1369 1784 130%
sau thuế
Bảng đánh giá thực hiện kế hoạch của công ty CP Cơ điện lạnh từ năm 2015 – 2018

(Nguồn: Tổng hợp từ các nghị quyết đại hội đồng cổ đông thường niên qua các năm.)

Qua các bảng tổng hợp trên, ta có thể thấy được các nhà quản trị và lãnh đạo của
công ty cổ phần cơ điện lạnh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ về doanh thu và lợi nhuận
sau thuế. So với kế hoạch họ đã đặt ra, công ty đã hoàn thành xuất sắc nhất là vào hai năm
2016 và 2017: doanh thu lần lượt đặt được 3659 (2016) và 4995 (2017), hoàn thành 115%
(2016) và 108% (2017) so với kế hoạch mà họ đã đặt ra. Tuy nhiên, năm 2018 thì doanh
thu không đặt được như sự mong đợi mà họ đã đề ra. Doanh thu 2018 tuy cao hơn 2017
(105 tỷ đồng) nhưng chỉ đạt được 90% kế hoạch đặt ra. Lý do doanh thu 2018 giảm là
theo chủ tịch Hội đồng Quản trị của REE cho biết cho biết được xây dựng dựa trên những
dự báo thận trọng, trong đó nhắm thấy tình hình thủy văn không được tốt. Chẳng hạn

40 | P a g e
CỔ PHẦN CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN LẠNH (REE)

muốn đặt kế hoạch mảng thủy điện phải căn cứ trên lượng mước ước tính như thế nào,
hoặc mảng xây dựng phải phụ thuộc vào tiến độ dự án cũng như khả năng ký kết hợp
đồng… Theo đó, con số doanh thu trước mắt là vậy, song bà Thanh cũng dự báo con số
thu về thời gian đến sẽ cao hơn.

Ngoài ra, bộ máy quản trị công ty cũng đồng thời tuân thủ nghiêm chỉnh các quy
trình và quy định trong hoạt động điều hành doanh nghiệp theo Điều lệ, Quy chế Quản trị
Công ty và các quy định pháp lý hiện hành.

Năm 2015, REE đạt lợi nhuận 900 tỷ đồng, không đạt mục tiêu 937 tỷ đồng như kế
hoạch đã đề ra. Lý do là vì năm 2015 là một năm khô hạn, đầu tư thủy điện không thuận
lợi và áp lực chênh lệch tỷ giá.Bà Thanh cho biết sau tái cấu trúc, REE đã đầu tư thêm
vào bất động sản, sau hai lĩnh vực nhiệt điện và thủy điện vốn là hai lĩnh vực quan trọng
của công ty.

Trong năm 2016, đối với mảng dịch vụ cơ điện công trình (M&E), REE dự kiến
tổng giá trị hợp đồng ký mới đạt 2,058 tỷ đồng, nâng tổng giá trị hợp đồng lũy kế lên
4,488 tỷ đồng.Doanh thu hoạt động M&E tăng trưởng 33.6% đạt 1,739 tỷ đồng với đóng
góp doanh thu ghi nhận từ các dự án như Văn phòng Chính phủ, tòa nhà Saigon Centre
Tower 2, Ngôi Nhà Đức và dự án mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất. Lợi nhuận đạt 296 tỷ
đồng trong năm 2016, so với năm trước là 206 tỷ đồng.Bên cạnh đó, REE M&E trúng
thầu hợp đồng cung cấp, lắp đặt hệ thống cơ khí cho Nhà ga hành khách quốc tế - Cảng
hàng không quốc tế Đà Nẵng, một dự án trọng điểm chào đón Hội nghị Thượng đỉnh
APEC sẽ được tổ chức tại thành phố Đà Nẵng trong năm 2017. Các dự án nổi bật khác
trong năm 2016 có thể kể đến Khu căn hộ cao cấp The Nassim Thảo Điền, New Pearl
Residences và Thảo Điền Pearl. Đây là một trong những lý do dẫn đến việc doanh thu
2016 của REE tăng mạnh.

Năm 2017, hoạt động M&E tăng trưởng về lợi nhuận trong khi đó mảng điện máy
Reetech nỗ lực bám sát kế hoạch đề ra. Dịch vụ văn phòng cho thuê bổ sung thêm diện
tích thuê mới với tòa cao ốc văn phòng e.town Central; kết quả hoạt động có sự đóng góp

41 | P a g e
CỔ PHẦN CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN LẠNH (REE)

từ phân khúc căn hộ và chuyển nhượng dự án của các công ty liên kết bất động sản. Về
đầu tư điện, các nhà máy thủy điện đạt được kết quả khả quan nhờ tình hình thủy văn diễn
biến thuận lợi; sản lượng các nhà máy nhiệt điện được bao tiêu và thanh toán theo giá
điện hợp đồng. REE tiếp tục mở rộng đầu tư trong ngành nước với khoản đầu tư mới vào
một chuỗi nhà máy xử lý/ phân phối nước tiềm năng. Hoạt động kinh doanh của nhóm
Công ty được xây dựng dựa trên 3 động lực tăng trưởng chính: mảng dịch vụ cơ điện
công trình M&E theo đuổi mô hình tự phát triển; mở rộng diện tích văn phòng cho thuê
trong mảng bất động sản, phát triển dự án mới song song với hoạt động M&A trong lĩnh
vực cơ sở hạ tầng. REE M&E tiếp tục củng cố vị thế sẵn có. Công ty có sẵn quỹ đất để
đẩy nhanh việc phát triển các dự án cao ốc văn phòng mới. Trong đầu tư điện, nước, REE
sẵn sàng nguồn lực để triển khai các dự án mới và tìm kiếm các cơ hội đầu tư M&A chiến
lược.

Năm 2018, doanh thu từ Reetech giảm 15,3% , trong khi lợi nhuận sau thuế dự kiến
tăng 15,9%. Ở chiều ngược lại, mảng REE M&E dự kiến doanh thu tăng trưởng 13,6%
lên mức 2.700 tỷ đồng nhưng lợi nhuận lại dự kiến sụt giảm sâu 25,4%, xuống còn
khoảng 240 tỷ đồng. Mặt khác, mảng điện và nước dự kiến mang lại 712 tỷ đồng doanh
thu, giảm 1,4% so với năm 2017, lợi nhuận sau thuế cũng dự kiến sẽ giảm 2,5%, xuống
còn khoảng 617 tỷ đồng.Đặc biệt, mảng bất động sản (BĐS) dự kiến tăng trưởng mạnh
nhất trên 94%, đạt khoảng 712 tỷ đồng và mục tiêu lợi nhuận mảng này mang lại khoảng
189 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, REE dự kiến bỏ Ban Kiểm soát ra khỏi hệ thống quản trị Công ty và
thay thế vào đó là bổ sung Thành viên HĐQT độc lập, điều này được cho là phù hợp với
thông lệ quốc tế. Theo chia sẻ của bà Thanh : "Việc thay đổi cơ cấu quản trị công ty là
một xu hướng hiện nay, khi nhiều đơn vị khác cũng đã tiến hành như Vinamilk (VNM)…
nhằm hướng đến mục tiêu vận hành doanh nghiệp một cách tốt hơn, hiệu quả hơn". Thay
đổi cơ cấu quản trị là vậy, song định hướng cho giai đoạn 3-5 năm đến REE vẫn sẽ tiếp
tục phát triển dựa trên 3 động lực chính: Cơ điện lạnh, BĐS, cơ sở hạ tầng và điện nước.
Riêng mảng BĐS Công ty kỳ vọng bổ sung diện tích cho thuê 50.000 m2 trong 3 năm

42 | P a g e
CỔ PHẦN CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN LẠNH (REE)

đến, đồng thời mở rộng diện tích từ 30.000-50.000 m2 sàn xây dựng tại khu văn phòng
E.Town Cộng Hòa đang được triển khai.

Tóm lại, HĐQT của REE đã hoạt động phù hợp với quy định của pháp luật, điều lệ
và đem lại hiệu quả tốt nhất có thể cho Công ty. Các nội dung thuộc thẩm quyền HĐQT
về quản trị, giám sát, chiến lược, quản trị rủi ro, nhân sự và lương thưởng… đã được giải
quyết một cách chuyên nghiệp. Toàn bộ các thành viên HĐQT đạt kết quả tốt, đều chủ
động và tích cực trong việc thực thi trách nhiệm của mình, làm tốt bổn phận, và có sự
đóng góp chuyên nghiệp vào các quyết định chung của HĐQT.Hầu hết các thành viên
BĐH và Cán bộ quản lý cấp cao đều đạt yêu cầu, tuy nhiên cho chiến lược, mục tiêu sắp
tới, HĐQT sẽ chú trọng hơn nữa các nội dung về hoạch định kế thừa, lãnh đạo và kiến
thức - kỹ năng cần thiết cho giai đoạn mới.

3.5 Đánh giá mức độ trung thành của bộ máy quản trị cấp cao đối với công ty

Năm 2015:

Giao dịch cổ phiếu của người trong nội bộ:

Người Số lượng Số lượng Lý do


trong nội Chức vụ CP sở hữu Tỷ lệ(%) CP sở hữu Tỷ lệ(%) tăng
bộ đầu năm cuối năm giảm
Nguyễn
Chủ tịch Tăng tỷ
Thị Mai 10,549,500 3,92% 16,749,500 6,22%
HĐQT lệ sở hữu
Thanh
Giao dịch cổ phiếu của các bên có liên quan:

Số lượng Số lượng
Các bên Lý do tăng
Chức vụ CP sở hữu Tỷ lệ(%) CP sở hữu Tỷ lệ(%)
liên quan giảm
đầu năm cuối năm
Ông
Dominic
Amersham 10,669,680
Scriven - Cơ cấu danh
Industries 3,97% 8,569,680 3,18%
Phó Chủ mục đầu tư
Limited
tịch
HĐQT

43 | P a g e
CỔ PHẦN CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN LẠNH (REE)

Ông
Dominic
Veil
Scriven - Cơ cấu danh
Holdings 9,198,720 3,42% 3,298,720 1,23%
Phó Chủ mục đầu tư
Limited
tịch
HĐQT
Platinum
Cổ đông 58,116,460 Tăng tỷ lệ sở
Victory 50,116,460 18,63% 21,6%
lớn hữu
Pte.Ptd
Năm 2016:

Giao dịch người trong nội bộ:

Người Số lượng SLCP sở


Tỷ Lý do tăng
trong Chức vụ CP sở hữu Tỷ lệ (%) hữu cuối
lệ(%) giảm
nội bộ đầu năm năm
Tăng tỷ lệ sở
Nguyễn 16,749,500 6,21% 19,749,500 7,33%
hữu
Thị Chủ
Thanh tịchHĐQT Nhận cổ tức
Mai 19,749,500 7,33% 22,711,925 7,33 2015 bằng cổ
phiếu
1,641,320 0,61% 1,041,320 0,39% Chi tiêu cá nhân
Trưởng
Đỗ Thị Nhận cổ tức
Ban kiểm
Trang 1,041,320 0,39% 1,197,518 0,39% 2015 bằng cổ
soát
phiếu
Giao dịch cổ phiếu của các bên có liên quan:

Người liên SLCP sở SLCP sở Lý do


quan Tỷ lệ
Tổ chức hữu đầu Tỷ lệ(%) hữu cuối tăng
(%)
Tên Chức vụ năm năm giảm
Apollo Cổ đông Tăng tỷ
- 0 17,186,560 5,54%
Asia Fund lớn lệ sở hữu
Panah
Cổ đông Tăng tỷ
Master 1,457,200 0,54% 4,845,220 1,56%
lớn lệ sở hữu
Fund

44 | P a g e
CỔ PHẦN CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN LẠNH (REE)

Amersham Cơ cấu
Cổ đông
Industries 8,569,680 11,8% 1,762,682 0,57% danh mục
lớn
Limited đầu tư
Venner Cơ cấu
Cổ đông
Group 8,939,320 3,32% 2,280,218 0,73% danh mục
lớn
Limited đầu tư
Veil Cơ cấu
Cổ đông
Holdings 3,298,720 1,23% 3,345,005 1,08% danh mục
lớn
Limited đầu tư
Wareham Cơ cấu
Cổ đông
Group 8,134,468 3,02% 3,592,188 1,16% danh mục
lớn
Limited đầu tư
Vietnam
Cơ cấu
Enterprise Cổ đông
2,880,000 1,07% - 0 danh mục
Investments lớn
đầu tư
Limited
Năm 2017

Giao dịch cổ phiếu của các bên liên quan:

Người liên quan SLCP sở SLCP sở Lý do


Tỷ lệ Tỷ
Tổ chức Chức hữu đầu hữu cuối tăng
Tên (%) lệ(%)
vụ năm năm giảm
Phó
Platinum Alex
chủ Tăng tỷ lệ
Victory Newbiggi 70,912,140 22,9% 74,123,100 23,9%
tịch sở hữu
Pte.Ptd ng
HĐQT
Quỹ đầu tư Cơ cấu
Đinh Thị TV
tăng trưởng 100,000 0,03 0 0 danh mục
Hoa HĐQT
TVAM đầu tư
Em trai
TV Chi tiêu
Đinh Dũng Bà Đinh 1,380 0 0 0
HĐQT cá nhân
Thị Hoa
CTCP
Cơ cấu
Chứng Bà Đinh TV
1,260,405 0,21 0 0 danh mục
khoán Thiên Thị Hoa HĐQT
đầu tư
Việt

45 | P a g e
CỔ PHẦN CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN LẠNH (REE)

Năm 2018:

Giao dịch người trong nội bộ:

Số lượng
Người SLCP sở Lý do
CP sở Tỷ lệ
trong nội Chức vụ hữu cuối Tỷ lệ(%) tăng
hữu đầu (%)
bộ năm giảm
năm
Hồ Trần
Kế toán Chi tiêu
Diệu 23,019 0 19 0
trưởng cá nhân
Lynh
Giao dịch cổ phiếu của các bên liên quan:

Người liên
quan SLCP sở SLCP sở Lý do
Tỷ lệ Tỷ lệ
Tổ chức hữu đầu hữu cuối tăng
Chức (%) (%)
Tên năm năm giảm
vụ
Phó
Platinum Tăng
Alex chủ
Victory 74,123,100 23,9% 77,128,203 24,88% tỷ lệ
Newbigging tịch
Pte.Ptd sở hữu
HĐQT
Chồng Hồ Kế Chi
Nguyễn
Trần Diệu toán 28,750 0 0 0 tiêu cá
Chí Toán
Lynh trưởng nhân
❖ Kết luận:
Trong giai đoạn từ năm 2015 – 2018, các thành viên trong hội đồng quản trị có giao
dịch mua bán cổ phiếu nhưng số lượng và tỷ lệ không nhiều. Đặc biệt trong năm 2018,
REE không có các hợp đồng hoặc giao dịch với cổ đông nội bộ như thành viên Hội đồng
Quản trị, thành viên Ban Kiểm soát, Tổng Giám đốc, các cán bộ quản lý và những người
liên quan tới các đối tượng nói trên.

Điều này cho thấy, mức độ trung thành của bộ máy quản trị cấp cao đối với công ty
là ngày càng gắn bó với công ty.

46 | P a g e
CỔ PHẦN CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN LẠNH (REE)

3.6 Đánh giá chiến lược thích nghi với những thay đổi thực tế của công ty

REE nổi lên với ngành kinh doanh cốt lõi là dịch vụ cơ điện công trình (M&E), là
lĩnh vực khó. Trong một thời gian dài REE là nhà thầu các công trình cơ điện có uy tín,
đủ năng lực và kinh nghiệm đảm nhiệm các gói thầu lớn và hầu như không có đối thủ
cạnh tranh.

Trong 3 năm (2013-2015), dẫu rằng mảng M&E vẫn là trụ cột trong cơ cấu doanh
thu của REE, nhưng về mặt lãi ròng, đóng góp của mảng này chỉ còn chiếm tỷ trọng từ
thấp (12%-14%). Sau giai đoạn tái cơ cấu 2015, mảng kinh doanh điện máy Reetech vẫn
giữ ngôi vị thứ 2 trong tổng doanh thu của công ty, nhưng tỷ lệ lãi ròng đóng góp rất nhỏ,
chỉ khoảng 3-4%. Điều này cũng không có gì quá khó hiểu khi doanh số của Reetech phụ
thuộc nhiều vào mảng M&E.

REE bất động sản kinh doanh ổn định, vượt qua các giai đoạn thị trường khó khăn,
cho thuê văn phòng vẫn là điểm sáng của REE. Mảng này hàng năm đóng góp một khoản
lợi nhuận sau thuế rất tốt, luôn đạt tỷ lệ bình quân trên 300 tỷ đồng. Tuy nhiên, cũng như
các mảng kinh doanh khác của công ty, kinh doanh bất động sản cũng đã gần đạt mức tới
hạn.

Khi ngành nghề kinh doanh chính đã gần hết “room” tăng trưởng, ban lãnh đạo REE
đã chuyển mục tiêu sang đầu tư vào lĩnh vực điện, nước - trụ cột của nền kinh tế và đầy
tiềm năng tăng trưởng trong tương lai. Suốt từ năm 2011 đến nay, lĩnh vực này chiếm tới
hơn 70% trong cơ cấu danh mục đầu tư của REE. Công ty đã đầu tư mạnh vào 11 doanh
nghiệp kinh doanh điện, nước, trong đó 1 công ty đã trở thành công ty con của REE, số
còn lại là công ty liên kết. Kết quả là lĩnh vực này đã đóng góp hơn phân nửa lãi ròng cho
công ty. Đối với ngành điện, REE đầu tư vào các nhà máy thủy điện và nhiệt điện trải dài
trên phạm vi cả nước. Các nhà máy thủy điện mà họ đang đầu tư đều có hồ điều tiết nước
nên có thể chủ động phát điện vào thời gian cao điểm để có giá tốt. Hơn nữa, hầu hết các
nhà máy đều đã khấu hao gần hết. Trong khi đó, với ngành nước, REE chỉ tập trung cho
các nhà máy nước tại TP.HCM. Các nhà máy này đều kinh doanh có lãi, do nhu cầu tiêu

47 | P a g e
CỔ PHẦN CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN LẠNH (REE)

thụ lớn và Nhà nước đang giảm dần các khoản trợ giá đối với mặt hàng này nên giá nước
đang dần tốt lên.

REE hiện đang được xem là ông vua tiền mặt, có sức mạnh tài chính để chủ động
trong các thương vụ M&A lớn, tạo đột biến về mặt doanh thu và lợi nhuận. Kỳ vọng của
REE sẽ có được sự tăng trưởng ổn định từ 15% đến 20% cho cả năm 2019. Trước đó,
năm 2018, REE đạt được con số lợi nhuận sau thuế lên tới 1.885 tỉ đồng, vượt 38% kế
hoạch năm. Đây cũng là kết quả kỷ lục của công ty này trong nhiều năm niêm yết.

3.7 Phân tích những rủi ro của công ty

❖ Rủi ro đầu tư cơ sở hạ tầng điện nước


Hiện tượng El Nino ảnh hưởng đến sản lượng của các nhà máy thủy điện từ cuối
năm 2018. Theo thông tin từ REE, sản lượng của các nhà máy thủy điện sẽ giảm khoảng
30% n/n trong Q1/2019 do mực nước dự trữ ở các hồ chứa thấp. Chúng ta đã có thể thấy
ảnh hưởng của El Nino qua kế quả Q1 của các nhà máy thủy điện:

DT DT Tăng LNST LNST Tăng


Tỷ đồng
Q1/2018 Q1/2019 trưởng Q1/2018 Q1/2019 trưởng

TBC 114 84 -26% 79 45 -43%

TMP 165 109 -34% 68 48 -29%

ISH 67 32 -52% 13 6 -54%

VSH 237 136 -42% 156 76 -51%

Lo ngại về nguồn cung than: Vào cuối tháng 10/2018, Thiếu than là 1 vấn đề
nghiêm trọng cho các nhà máy nhiệt điện đặc biệt là ở miền Bắc. Chính phủ đã can thiệp
để chỉ đạo Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) dốc hết sức để có
thể đảm bào nguồn cung than cho các nhà máy nhiệt điện, sử dụng nguồn than trong nước
lẫn nhập khẩu than. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cũng đang thuyết phục Bộ Công
Thương cho phép EVN tự chủ 1 phần nguồn cung than và cũng đang ra sức để thương

48 | P a g e
CỔ PHẦN CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN LẠNH (REE)

thảo các hợp đồng mua than dài hạn với Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt
Nam (TKV)

❖ Rủi ro nợ vay :
Áp lực trả nợ vay là yếu tố thách thức sự tăng trưởng của REE. Dựa trên báo cáo
kiểm toán 2017-2018 thì REE đang có khoản vay dài hạn với Vietcombank và đối tác,
dưới hình thức trái phiếu. Cụ thể REE đã phát hành 1.000 trái phiếu cam kết mua lại với
tổng giá trị lên đến 1.000 tỷ đồng. Theo đó, các trái phiếu trên được hoàn trả sau 5 năm kể
từ ngày phát hành và được bảo đảm bằng 74 triệu cổ phiếu Công ty Cổ phần Nhiệt điện
Phả Lại (PPC) thuộc sở hữu của REE. Tính đến cuối kỳ năm 2018, tổng nợ phải trả của
REE tiệm cận mốc 5.571 tỷ đồng.

❖ Rủi ro ngành công trình điện M&E


Dưới áp lực cạnh tranh khá gay gắt từ các đối thù cùng ngành và sự khan hiếm tới từ
dự án mới do rủi ro tới từ ngành bất động sản nói chung

Danh mục đầu tư vào ngành điện nước mặc dù mang tính phòng thủ tương đối tốt.
Tuy nhiên nhìn chung ngành điện vẫn gặp nhiều rủi ro về các chính sách trong thời gian
tới liên quan tới vấn đề mua bán điện có thể sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận của REE.

❖ Rủi ro Kinh tế
Công ty chịu ảnh hưởng bởi các biến động của nền kinh tế thế giới và Việt Nam
cũng như của thị trường tài chính tiền tệ. Những diễn biến bất lợi có thể dẫn đến suy thoái
kinh tế, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung chưa đạt được thoả thuận chung, lạm phát,
biến động tỷ giá, thắt chặt tín dụng và tăng giá của nguyên vật liệu đầu vào

❖ Rủi ro Thương mại


Nhóm Công ty chịu những rủi ro thương mại trong hoạt động kinh doanh của từng
công ty thành viên. Trong hoạt động dịch vụ Cơ Điện Lạnh, rủi ro nằm ở thời gian công
trình thi công chậm trễ, khả năng tài chính dự án giới hạn, thời gian thu hồi nợ phải thu
khách hàng kéo dài. Hoạt động xây dựng cơ bản cho mảng Văn phòng Cho thuê và dự án

49 | P a g e
CỔ PHẦN CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN LẠNH (REE)

bất động sản của Nhóm Công ty sẽ chịu rủi ro thương mại và biến động về thị trường khi
thời gian triển khai, phát triển dự án kéo dài.

❖ Rủi ro tài chính


Liên quan đến khả năng kinh doanh hiệu quả với chính sách giá bán sản phẩm, dịch
vụ, kiểm soát chặt chẽ giá thành, chi phí bộ máy, chi phí tài chính trong bối cảnh thị
trường cạnh tranh ở những lĩnh vực mà Nhóm Công ty đang thực hiện hoạt động kinh
doanh.

❖ Rủi ro Pháp lý
Nhóm Công ty điều hành các hoạt động kinh doanh dựa trên sự tuân thủ pháp luật
và các quy định hiện hành. Những thay đổi về môi trường pháp lý trong các lĩnh vực về
quản trị công ty, luật thuế, hải quan,môi trường, lao động, tiền lương, chứng khoán, xây
dựng và bất động sản yêu cầu Nhóm Công ty luôn phải cập nhật và đánh giá tác động đến
các hoạt động sản xuất kinh doanh.

❖ Rủi ro Phát triển Bền vững


Nhóm Công ty luôn chú trọng đánh giá và quản lý các rủi ro tác động đến sự phát
triển bền vững của REE cũng như các tác động của môi trường, xã hội đối với REE và các
tác động từ hoạt động kinh doanh của REE đối với môi trường, xã hội.

❖ Rủi ro đầu tư
2 trong 3 lĩnh vực kinh doanh của REE đã tăng trưởng chậm lại: Tiềm năng tăng
trưởng của REE trong các năm tới phụ thuộc vào ngành sản xuất điện trong khi ngành bất
động sản cho thuê và xây dựng đã có dấu hiệu chững lại. Phụ thuộc lớn vào chính sách
của EVN: Mặc dù đã phân tán rủi ro bằng cách đầu tư nhiều nhóm doanh nghiệp sản xuất
điện khác nhau, REE vẫn chịu rủi ro từ các chính sách của nhà nước và EVN, đặc biệt là
cơ chế kiểm soát giá nhằm tránh lạm phát và biến động giá nhiên liệu đầu vào. Đây là rủi
ro chung với toàn bộ các doanh nghiệp trong ngành và công ty không thể chủ động khắc
phục.

50 | P a g e
CỔ PHẦN CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN LẠNH (REE)

3.8 Phân tích những triển vọng của công ty

Trong ĐHCĐ thường niên vào ngày 29/03/2018, REE cũng đề cập đến 1 mảng kinh
doanh sản xuất và dịch vụ mới thuộc mảng cơ điện lạnh được ra mắt vào đầu năm nay với
tên gọi REE PRO. REE PRO thiết lập hợp tác song phương với Công ty Nhật Bản –
Fujitsu để phân phối hệ thống điều hòa không khí cao cấp VRF (Variable Refrigeration
Flow system). REE kì vọng sẽ học hỏi được nhiều từ mối hợp tác này và dành 10% thị
phần VRF ở Việt Nam trong vòng 2 năm tới – 1 thị trường mà theo REE có giá trị tới 2 tỷ
đô.

Mảng kinh doanh cho thuê văn phòng đang rất hấp dẫn đối với REE nhờ:

- Giá cho thuê văn phòng dự kiến sẽ tăng 5-6% mỗi năm trong giai đoạn 2019-
2022 theo báo cáo của Savills và CBRE.
- Nhu cầu cho thuê văn phòng tiếp tục tăng trong khi nguồn cung mới hạn chế.
- Các công ty văn phòng chia sẻ nở rộ với mức tăng trưởng bình quân 55% mỗi
năm trong vòng 5 năm trở lại đây sẽ tiếp tục gia tăng nhu cầu cho thuê văn phòng
ở Tp.HCM
- Giá cho thuê các văn phòng REE đang rất cạnh tranh với vị trí lý tưởng.

REE đang tập trung cho mảng kinh doanh này vì nó sẽ là động lực phát triển cho
REE trong vài năm tới. Trong Q1/2019, REE đã phát hành cổ phiếu không chuyển đổi có
giá trị 2.320 tỷ đồng để phát triển các văn phòng cho thuê mới trên diện tích đất đang sở
hữu và tiếp tục mở rộng quỹ đất. REE hiện đang sở hữu 130.000m2 diện tích văn phòng
cho thuê và kì vọng tăng thêm từ 15.000-20.000m2 diện tích cho thuê mỗi năm trong giai
đoạn 2019-2022.

Theo dự báo, trong năm 2019, ngoài tiềm năng tăng trưởng từ mảng tiện ích, mảng
BĐS và cho thuê văn phòng hứa hẹn sẽ đạt doanh thu cao cho REE khi E Town 5 sẽ được
hoàn thành trong quý I/2019 và một số dự án BĐS khác đã được khởi công từ năm 2018.
Theo VCBS, doanh thu năm 2019 của REE đạt dự kiến đạt 6.560 tỷ đồng và lợi nhuận
sau thuế 2019 đạt 1.760 tỷ đồng.

51 | P a g e
CỔ PHẦN CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN LẠNH (REE)

Danh mục đầu tư tiện ích của REE đặc biệt là các nhà máy nhiệt điện sẽ đóng góp
rất lớn cho kết quả hoạt động của REE. Nhiệt điện vô cùng quan trọng và là giải pháp tức
thời đáp ứng nhu cầu năng lượng của Việt Nam.

Các dự án điện mới sẽ thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận dài hạn: dự án điện gió với kỳ
vọng tỷ suất sinh lời nội bộ (IRR) khoảng 10%, với kỳ vọng chính sách ưu đãi cho điện
gió của Chính phủ gần đây với mức giá bán điện 8,5 cent/kWh và chi phí huy động vốn
thấp của REE sẽ đảm bảo khả năng sinh lời của dự án mặc dù vốn đầu tư khá cao ở mức
1,8 triệu USD/MW.

Triển vọng của mảng Cơ điện (M&E) không tích cực trong ngắn hạn, nhưng tiềm
năng dài hạn duy trì vững chắc: kỳ vọng tiến độ cấp phép cho các dự án sẽ được đẩy
nhanh từ nửa cuối năm 2019, dẫn đến dự báo lợi nhuận 2020 tăng trưởng 27,5% nhờ vào
lượng backlog (hợp đồng đã ký và chưa thực hiện) lớn đạt 5,5 nghìn tỷ đồng, tương ứng
với 2 năm doanh thu.

52 | P a g e
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY

PHẦN D. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY

1. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH


PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY

ĐƠN VỊ : VNĐ N/N-1 TỈ LỆ TRÊN DTT

KẾT QUẢ KINH DOANH 2015/14 2016/15 2017/16 2018/17 2014 2015 2016 2017 2018

Tổng doanh thu 8.95% 0.55% 38.49% 36.47%

Các khoản giảm trừ 10.87% 40.43% 111.65% 6.03%

Doanh thu thuần 8.95% 0.53% 38.44% 36.5%

Giá vốn hàng bán 0.91% -4.09% 41.41% 43.91% 75.01% 69.48% 66.28% 67.71% 71.38%

Lợi nhuận gộp 33.07% 11.05% 32.58% 20.97% 24.99% 30.52% 33.72% 32.29% 28.62%

Chi phí bán hàng -8.53% 20.07% 63.42% 6.26% 2.05% 1.73% 2.06% 2.43% 1.89%

Chi phí quản lý DN -20.98% 38.46% 21.15% 9.77% 6.886% 5% 6.88% 6.02% 4.84%

Lợi nhuận thuần từ HĐSXKD 61.59% 4.65% 33.19% 25.3% 16.049% 23.8% 24.78% 23.84% 21.88%

Thu nhập hoạt động tài chính 30.3% -6.96% -58.82% -0.86% 14.61% 17.48% 16.17% 4.81% 3.49%

Chi phí hoạt động tài chính -51.12% 92.27% -16.5% 306.06% 3.57% 1.6% 3.066% 1.849% 5.5%
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY

Trong đó: lãi vay -34.53% 97.7% -18.67% 73.94% 2.39% 1.42% 2.8% 1.64% 2.1%

Phần lãi trong công ty liên kết -61.16% -77.57% 938.65% 85.37% 17.76% 6.33% 1.41% 10.6% 14.39%

Lợi nhận từ hoạt động TC -16% -34.26% 29.28% 24.68% 28.8% 22.21% 14.52% 13.56% 12.39%

Các khoản thu nhập bất


688.95% -84.06% 58.29% 21.8% 0.32% 2.3% 0.37% 0.42% 0.37%
thường

Chi phí bất thường 207.84% -64.91% 192.47% 13.16% 0.1% 0.3% 0.1% 0.22% 0.18%

Lợi nhuận bất thường 928.95% -86.92% 4.56% 31.49% 0.212% 2.% 0.261% 0.2 % 0.19%

Lợi nhuận trước thuế 16.08% -17.17% 31.57% 25.11% 45.06% 48.01% 39.56% 37.6% 34.46%

Thuế thu nhập doanh nghiệp 40.03% -14.27% 46.62% -10.6% 5.06% 6.501% 5.544% 5.88% 3.85%

Thuế TNDN hoãn lại -30.23% -254.19% -216.22% -148.03% -0.43% -0.27% 0.42% -0.35% 0.12%

Lợi nhuận sau thuế 12.6% -19.17% 32.16% 29.75% 40.43% 41.78% 33.6% 32.07% 30.49%

Lợi ích của cổ đông thiểu số -56460.38% -4.57% 129.75% 81.29% -0.003% 1.4% 1.32% 2.2% 2.92%

LNST của cổ đông công ty mẹ 8.83% -19.67% 28.15% 25.96% 40.43% 40.389% 32.27% 29.88% 27.57%

55 | P a g e
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY

1.1 Phân tích lợi nhận hoạt đông kinh doanh chính

1.1.1 Doanh thu thuần

Từ số liệu ,tốc độ doanh thu thuần của REE vẫn trên đà tăng, tuy nhiên đang có xu
hướng chậm lại(năm 2018 lại tốc độ lại giảm nhẹ so với 2017, khoảng 2%), điều này là
do:

-Mảng REETECH, doanh thu thuần giảm 23,6% so với năm 2017 xuống 722 tỷ
đồng và LNST đạt 3,2 tỷ đồng (giảm 91,4% so với năm 2017). Mảng này đã hoàn thành
90% kế hoạch doanh thu cả năm nhưng chỉ hoàn thành 7,4% kế hoạch lợi nhuận sau thuế.
Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của mảng này gồm: (1) chi phí
đầu vào tăng tuy nhiên giá bán không đổi do cạnh tranh gay gắt với các thương hiệu nổi
tiếng, và (2) trích lập dự phòng khoảng 20 tỷ đồng đối với các khoản phải thu khó đòi.
Tuy nhiên, về các mảng kinh doanh khác vẫn khả quan, đóng góp to lớn vào lợi nhuận
của REE, như:

-Mảng M&E hoàn thành 100% kế hoạch đề ra, với doanh thu thuần đạt 2.706 tỷ
đồng (tăng trưởng 13,8%) và lợi nhuận sau thuế đạt 240 tỷ đồng (giảm 25,3% so với năm
2017). Tỷ suất lợi nhuận sau thuế giảm từ 13,5% xuống 8,9% do công ty hạch toán trước
khoản chi phí 67 tỷ đồng liên quan đến dự án Vietinbank Tower. Trong năm 2018, tổng
giá trị hợp đồng mới ký của REE M&E là khoảng 3.500 tỷ đồng (giảm 6,1% so với năm
2017), theo đó nâng tổng giá trị hợp đồng đã ký lên gần 6.200 tỷ đồng (tăng 14,7%),
tương đương hơn hai năm doanh thu.

-Mảng cho thuê văn phòng và phát triển BĐS đóng góp 839 tỷ đồng doanh thu
thuần (giảm 11,9% so với năm 2017) và lợi nhuận sau thuế đạt 321 tỷ đồng (giảm 21,7%
so với năm 2017) với hạch toán doanh thu từ mảng bất động sản giảm (giảm 63,1% so với
năm 2017 từ 407 tỷ đồng xuống 150 tỷ đồng). Tuy nhiên, doanh thu từ cho thuê văn
phòng tăng 26,4% đạt 689 tỷ đồng nhờ tòa nhà văn phòng mới đi vào hoạt động từ đầu
năm 2018. Đến hiện tại, tòa nhà này có tỷ lệ lấp đầy tới 95% và giá thuê là 25-27
USD/tháng.
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY

- Mảng điện cho kết quả kinh doanh rất tốt – Doanh thu từ mảng điện tăng trưởng
15,6% đạt 834 tỷ đồng với đóng góp từ hai công ty con, TBC với doanh thu đạt 396 tỷ
đồng (tăng trưởng 15,5%) và DTV (Upcom) với doanh thu đạt 438 tỷ đồng (tăng trưởng
15,6%).

57 | P a g e
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY

2014 2015 2016 2017 2018 2015/14 2016/15 2017/16 2018/17

Lợi nhuận 625,865,772,5 654,950,7 872,315,733,8 1,092,979,862, 914,779,827,


4.647% 33.188% 25.296% -16.304%
từ HĐKDC 48 53,945 57 306 837

Đã có dấu hiệu của sự chững lại của phần lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính trong năm 2018, đa phần vì tình hình
kết quả kinh doanh của REE trong năm không khả quan, đồng thời có sự gia tăng của các chi phí đầu vào: giá vốn hàng bán,
chi phí bán hàng (CPBH), chi phí quản lí doanh nghiệp(CPQLDN),…Tuy nhiên, nếu so sánh với các doanh nghiệp cùng
ngành:

TỶ SUẤT LỢI LNHĐKDC/


NHUẬN HĐKD DT Thuần LNG CPBH CPQLDN LN HĐKDC DTT
CHÍNH/ DT(2018)

CTCP nước Lắp


5.40%
máy Hải Phòng( 286,619,672,879 26,531,941,203 11,057,906,634 15,474,034,569
DNC)

CTCP Kỹ Nghệ 4.62%


1,732,394,887,400 147,581,248,411 785,164,230 66,715,958,093 80,080,126,088
Lạnh( SRF)

CTCP Lilama 7 171,077,202,701 21,231,768,095 9,717,155,671 11,514,612,424 6.73%

58 | P a g e
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY

CTCP Lilama 69- 5.45%


701,716,854,365 74,751,053,734 1,678,015,628 34,839,956,861 38,233,081,245
2 (L61)

CTCP Lilama 18( 3.68%


1,917,590,088,187 142,186,201,845 71,685,292,567 70,500,909,278
LM8)

CTCP Cơ khí Lắp 6.73%


171,077,202,701 21,231,768,095 9,717,155,671 11,514,612,424
máy Lilama( L35)

CTCP Lilama 10 3.40%


1,070,322,744,349 57,647,232,910 21,249,076,588 36,398,156,322
(L10)

CTCP Lilama 5(
106,064,703,071 1,401,390,678 182,930,710 18,628,945,319 (17,410,485,351)
LO5)

(năm 2018) đv: triệu đồng

59 | P a g e
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY

REE 2018

LỢi nhuận từ HĐKDC/ DTT 17.93%

Giá vốn hàng bán 71.38%

Chi phí bán hàng 1.89%

Chi phí quản lý doanh nghiệp 4.84%

Tuy nhiên nếu so với các doanh nghiệp cùng ngành, REE vẫn có tỉ lệ
LNHĐKDC/DTT cao hơn mặt bằng chung, chứng tỏ trong việc quản trị chi phí, REE vẫn
đang làm tốt và sự gia tăng chi phí này là yếu tố khách quan, tác động lên cả ngành.

1.2 Phân tích hoạt đông tài chính

Trong giai đoạn này, từ 2014-2018, lợi nhuận tài chính có xu hướng giảm rõ nét, so
với 2014, (TNHĐTC đã giảm đi 58.82%, nhất là 2017/2016) còn xảy ra tình trạng lỗ, điều
này là do vào năm 2017, doanh thu hoạt động tài chính(HĐTC) giảm nhẹ( khoảng 1.5 tỷ
đồng) và sự tăng đột ngột của chi phí tài chính, phần lớn là do trích lập dự phòng các dự
án đầu tư( hơn 133 tỷ đồng), chi phí lãi vay và phân bổ cổ phiếu phát hành trái phiếu( hơn
45 tỷ) và lỗ khi thoái vốn khỏi các dự án đầu tư( hơn 33 tỷ). Tuy nhiên, qua 2018, hoạt
động tài chính của REE đã có nhiều khởi sắc, doanh thu HĐTC đã tăng trở lại( 303.525 tỷ
đồng, tăng 73.9% so với 2017) bao gồm phần lớn từ việc thanh lí khoản đầu tư công ty cổ
phần bất động sản Song Thanh hơn 113.589 tỷ đồng. Ngoài ra, đối với chi phí tài chính,
năm 2018 còn được hoàn nhập dự phòng các khoản đầu tư( hơn 123.417 tỷ đồng) khiến
cổ phiếu tài chính giảm đáng kể, góp phần làm tăng lợi nhuận tài chính.

1.3 Phân tích lợi nhuận khác

Đây là phần lợi nhuận chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong lợi nhuận trước thuế, thông qua
các báo cáo tài chính cũng như qua các năm( ngoại trừ 2014), thu nhập cũng như lợi

60 | P a g e
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY

nhuận khác không có sự gia tăng đột biến, chứng tỏ không có sự thanh lí tscđ, ree
vẫn duy trì được các hoạt động kinh doanh tốt.

➢ Nhận xét chung tình hình hoạt động kinh doanh

Nhìn chung, những năm gần đây, lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính của REE
vẫn đóng góp phần tỷ trọng lớn nhất trong 5 năm gần đây. Tuy tình hình có kém khả quan
do gặp nhiều sự canh tranh từ các đôi thủ nước ngoài cũng như chi phí giá thành tăng, thế
nhưng với sự nỗ lực từ dàn lãnh đạo và nhân viên, REE vẫn đang trên đà đi lên.

2. PHÂN TÍCH CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY

Bảng cân đối kế toán rút gọn của REE giai đoạn 2016-2018, ĐVT: VNĐ

TÀI SẢN 2016 2017 2018

A. Tài sản ngắn hạn 4,105,229,855,343 5,651,352,047,837 5,987,684,470,133

Tiền và các khoản


960,027,120,496 2,397,186,656,336 1,865,096,744,967
tương đương tiền

Các khoản đầu tư


749,169,998,917 516,561,743,653 1,138,925,962,847
tài chính ngắn hạn

Khoản phải thu 1,148,403,790,279 1,130,676,903,999 1,965,707,145,074

Hàng tồn kho 1,230,323,799,872 1,555,629,874,625 969,073,762,968

Tài sản ngắn hạn khác 17,305,145,779 51,296,869,224 48,880,854,277

B. Tài sản dài hạn 7,291,405,321,230 8,643,315,301,095 9,511,978,637,491

Khoản phải thu dài 36,953,263,496 36,128,142,823 33,557,936,547

61 | P a g e
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY

hạn

Tài sản cố định 528,638,925,974 492,274,382,836 445,423,380,673

Bất động sản đầu tư 673,433,406,527 624,011,258,648 1,602,831,205,980

Tài sản dở dang dài


571,484,578,870 1,127,742,640,481 153,222,968,061
hạn

Đầu tư tài chính


5,377,448,671,1 6,274,300,677,903 6,992,207,022,164
dài hạ

Tài sản dài hạn khác 103,446,475,208 88,858,198,404 284,736,124,066

Tổng tài sản 11,396,635,176,573 14,294,667,348,932 15,499,663,107,624

NGUỒN VỐN

C. Nợ phải trả 3,675,493,958,642 5,601,390,147,595 5,571,294,773,978

Nợ ngắn hạn 2,617,614,139,511 2,926,952,955,507 3,056,518,124,052

Nợ dài hạn 1,057,879,819,131 2,674,437,192,088 2,514,776,649,926

D. Vốn chủ sở hữu 7,721,141,217,931 8,693,277,201,337 9,928,368,333,646

Vốn đầu tư của chủ sỡ


3,100,588,410,000 3,100,588,410,000 3,100,588,410,000
hữu

Thặng dư vốn cổ phần 1,050,489,310,786 1,050,489,310,786 1,050,489,310,786

62 | P a g e
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY

Vốn khác của chủ sở


0
hữu

Cổ phiếu quỹ -83,026,660 -83,026,660 -83,026,660

Chênh lệch tỷ giá 1,122,846,069 1,099,529,635 0

Qũy đầu tư phát triển 238,118,820,390 239,845,570,570 240,077,952,161

Lợi nhuận sau thuế


2,765,893,850,270 3,642,395,860,711 4,927,769,386,011
chưa phân phối

Lợi ích cổ đông không


565,011,007,076 658,941,546,295 609,526,301,348
kiểm soát

Tổng nguồn vốn 11,396,635,176,573 14,294,667,348,932 15,499,663,107,624

2.1 Kết cấu tài sản – nguồn vốn

Qua bảng cân đối kế toán rút gọn của Ree giai đoạn 2016-2018, ta thấy cơ cấu tài
sản doanh nghiệp thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng tài sản ngắn hạn và giảm tỷ trọng tài
sản dài hạn trong giai đoạn 2016-2017. Tỷ trọng tài sản ngắn hạn cuối năm 2016 là
36,02%, đến cuối năm 2017 là 39,53%. Trong đó chủ yếu giảm tỷ trọng các khoản phải
thu và tài sản dài hạn khác, tăng tỷ trọng tài sản ngắn hạn khác. Tuy nhiên, đến giai đoạn
2017-2018 tỷ trọng tài sản dài hạn có xu hướng tăng nhẹ, cuối năm 2018 tăng 0.9% so với
2017 đạt mức 61.37% trong tổng cơ cấu tài sản. Tài sản dài hạn của Ree chủ yếu là đầu tư
tài chính dài hạn, trong giai đoạn 2016-2018, tỷ trọng của đầu tư tài chính dài hạn luôn
duy trì ổn định trên mức 70% trong tổng tài sản dài hạn.

Tỷ trọng nguồn vốn ngắn hạn của Ree có xu hướng giảm mạnh giai đoạn 2016-207,
cuối năm 2016 tỷ trọng vốn ngắn hạn chiếm 71.22% trong tổng nợ phải trả nhưng đến
cuối năm 2017 con số này chỉ còn 52.25% tức là giảm 18.97%, trong khi tài sản ngắn hạn
giai đoạn này tăng lên. . Tỷ trọng nguồn vốn dài hạn tăng là do Ree vay thêm nợ dài hạn,

63 | P a g e
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY

cuối năm 2016 nợ dài hạn chiếm 28,78% trong tổng nợ phải trả nhưng đến cuối năm 2017
con số này tăng lên 47,75%. Đến giai đoạn 2017-2018, thì tỷ trọng nguồn vốn ngắn hạn
có xu hướng tăng nhẹ, tăng lên 2,43% đạt mức 54,68% trong tổng cơ cấu nợ phải trả.

2.2 Nguồn vốn – Sử dụng vốn

Giai đoạn năm 2016-2017, Ree đã sử dụng vốn cho các mục đích sau đây: tăng dự
trữ thêm hàng tồn kho và tăng các tài sản ngắn hạn khác.

Để tài trợ cho các mục đích sử dụng vốn trên thì Ree đã sử dụng các nguồn vốn như
sau: vay thêm nợ dài hạn, thu hồi các khoản phải thu ngắn hạn và sử dụng lợi nhuận chưa
phân phối để tài trợ.

Qua đó ta thấy, trong giai đoạn này Ree đã chú trọng đầu tư vốn để tăng cường hoạt
động sản xuất kinh doanh (tăng dự trữ hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn). Để tài trợ cho
hoạt động đầu tư mở rộng , Ree đã huy động các nguồn vốn từ bên ngoài mà cụ thể là đi
vay dài hạn. Trong trường hợp này Ree không tăng thêm vốn góp trực tiếp của chủ sở
hữu, vì vậy vốn đầu tư của chủ sở hữu và quỹ đầu tư phát triển tăng là do doanh nghiệp đã
sử dụng lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư. Đây là một biểu hiện tốt, một mặt là tăng tính ổn
định trong cơ cấu nguồn vốn, mặt khác làm tăng phần đảm bảo tài chính của chủ sở hữu
trong hoạt động kinh doanh của Ree và đồng thời làm cho giá trị của Ree được tăng lên.

Đến giai đoạn 2017-2018, Ree đã sử dụng vốn cho các mục đích sau đây: để tăng
các khoản phải thu và trả nợ vay dài hạn. Để tài trợ cho các mục đích này thì Ree trong
giai đoạn này đã bán hàng tồn kho, tài sản ngắn hạn khác và tài sản cố định của mình.

2.3 Cơ cấu tài chính

Giai đoạn 2016-2017, cơ cấu tài chính của Ree có biểu hiện mất cân đối khi nguồn
vốn ngắn hạn ngoài việc tài trợ cho tài sản ngắn hạn thì còn phải dành một phần để tài trợ
cho tài sản dài hạn. Tuy nhiên đến gia đoạn 2017-2018 cơ cấu tài chính của Ree đã có vẻ
ổn định hơn khi nguồn vốn dài hạn được tăng lên để tài trợ cho tài sản dài hạn, giảm bớt
gánh nặng cho nguồn vốn ngắn hạn như giai đoạn trước đó.

64 | P a g e
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY

3. PHÂN TÍCH LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ

Bảng lưu chuyển tiền tệ rút gon của Ree giai đoạn 2016-2018

CHỈ TIÊU 2016 2017 2018

I. Lưu chuyển tiền tệ 680,524,532,941 992,254,414,986 90,244,160,290


ròng từ hoạt động kinh
doanh

II. Lưu chuyển tiền tệ -1,024,328,290,201 -481,517,866,864 -220,264,699,692


ròng từ hoạt động ĐT

III. Lưu chuyển tiền tệ 65,476,311,326 926,032,430,552 -402,565,623,834


ròng từ hoạt động tài
chính

Tổng lưu chuyển ròng -458,327,445,934 143,675,978,674 532,586,163,236


trong kỳ

Tiền tồn đầu kỳ 1,419,715,236,964 960,027,120496 2,397,186,656,336

Ảnh hưởng của tỷ giá 1,360,670,534 399,557,166 496,251,867


hối đoái quy đổi ngoại
tệ

Tiền tồn cuối kỳ 960,027,120,496 2,397,186,656,336 1,865,096,744,967

Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh giai đoạn 2016-2017 tăng mạnh từ
680.524.532.941 lên 992.254.414.968, nhưng lại đột ngột giảm mạnh giai đoạn 2017-
2018, giảm từ 992.254.414.968 xuống còn 90,244,160,290.

65 | P a g e
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY

Dòng tiền từ hoạt động đầu tư tuy vẫn còn ở mức âm nhưng vẫn có những chuyển
biến tích cực giai đoạn 2016-2018. Cụ thể mức âm ở giai đoạn 2016 là -
1,024,328,290,201 nhưng đến 2018 mức âm này chỉ còn -220,264,699,692.

Dòng tiền từ hoạt động tài chính sau khi tăng mạnh giai đoạn 2016-2017 từ
65,476,311,326 lên 926,032,430,552 thì đến giai đoạn 2017-2018 bất ngờ bị giảm mạnh,
từ 926,032,430,552 xuống mức -402,565,623,834.

Tuy nhiên tiền tồn cuối kỳ từ giai đoạn 2016-2018 luôn duy trì ở mức cao khi tăng
từ 960,027,120,496 cuối năm 2016 lên 1,865,096,744,967 vào cuối năm 2018.

66 | P a g e
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY

4. PHÂN TÍCH CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH

Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 2018

DoanhThu thuần
(Sales Revenue) 2413406985293 2629386474378 2643383937659 3659362605768 4995173415933 5100654996975

Lợi nhuận trước


thuế (EBT) 1087556959984 1262427405945 1045676170298 1375753903562 1721146987668 2118013069944

Chi phí thuế thu


nhập doanh
nghiệp 122072887315 170939086266 146541395940 214935033326 192154568194 226730110093

Lợi nhuận sau


thuế (EAT) 975754197638 1098653505556 888086813685 1173659203802 1522825180753 1884758638684

Tỷ suất lợi
nhuận trước thuế
trên doanh thu 45.06% 48.01% 39.56% 37.60% 34.46% 41.52%

Tỷ suất lợi
nhuận biên ròng 40.43% 41.78% 33.60% 32.07% 30.49% 36.95%

67 | P a g e
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY

( ROS
=EAT/DTT)

Tổng vốn bình


quân (V) 7678818048805.5 9006054919846.5 10502779317000 12845651262752.5 14897165228278

Vòng quay Tài


Sản (DTT/ V) 0.342 0.293 0.348 0.389 0.342

Vốn Chủ sở hữu


bình quân 5553388387605 6122266999020.5 6745255281599 7595232932948.5 8676588843670

Nợ bình quân 1909093290417.5 2495419552887.5 3300698643699 4638442053118.5 5586342460786.5

Hệ số đòn bẩy tài


chính (V/E) 1.383 1.471 1.557 1.691 1.717

Tỷ suất sinh lời


trên VCSH
( ROE) 19.78% 14.51% 17.40% 20.05% 21.72%

Tỷ suất sinh lời


trên tổng TS 14.31% 9.86% 11.17% 11.85% 12.65%

68 | P a g e
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY

( ROA)

Tỷ suất sinh lời


trên DTT (ROS) 41.78% 33.60% 32.07% 30.49% 36.95%

Đv : VNĐ

69 | P a g e
ĐỊNH GIÁ CÔNG TY

PHẦN E. ĐỊNH GIÁ CÔNG TY

DỰ PHÓNG

D. Dự đoán
dòng tiền 2018 2019(F) 2020(F) 2021 (F) 2022 (F)

FCFE 902,485,413,500 1,448,049,435,307 1,893,623,399,143 1,867,450,471,971 1,841,639,296,832

FCFF 1,113,789,910,816 2,348,460,056,035.19 2,048,978,611,169.8 2,020,658,424,593.54 1,992,729,668,637.07

1. EAT 1,884,758,638,684 1,660,741,013,484 1,637,786,896,198 1,615,150,041,806 1,592,826,065,224

2. Khấu hao 161,304,336,971 157,191,146,612 155,018,511,634 152,875,905,972 150,762,914,574


3. Thay đổi
VLĐ phi tiền 246,058,114,471 (61,254,132,416) (40,392,383,249) (39,834,095,415) (39,283,524,019)
4. Đầu tư
TSCĐ&ĐTDH 867,424,074,067 (378,477,698,174) (126,239,702,692) (124,494,866,550) (122,774,146,857)
5. Thay đổi nợ
vay -30,095,373,617 (809,614,555,379) (65,814,094,628) (64,904,437,774) (64,007,353,842)
6. Chi phí lãi
vay 226,511,404,624 113,495,081,686.97 111,926,396,747.39 110,379,393,561.80 108,853,772,453.41
7. Thuế suất 20% 20% 20% 20% 20%
ĐỊNH GIÁ CÔNG TY

ĐỊNH GIÁ THEO FCFE

2018 2019(F) 2020(F) 2021(F) Giai đoạn sau


Chi tiêu
0 1 2 3
1. Tốc độ
tăng 2.00%
trưởng (g)
14,449,283,533,536
2. FCFE 902,485,413,500 1,448,049,435,307 1,893,623,399,143 1,867,450,471,971

13.96%
3. Re 13.96% 13.96% 13.96%

14,449,283,533,536
4. PV 1,270,676,889,798 1,458,132,859,159 1,261,840,088,099

5. Giá trị
23,603,306,296,358
vốn CP X

6. SLCPLH
310,050,926
7. Giá trị
CP X 76,127
ĐỊNH GIÁ CÔNG TY

ĐỊNH GIÁ THEO FCFF

Chi tiêu 2018 2019(F) 2020(F) 2021(F) Giai đoạn sau

Tốc độ tăng 2.00%


trưởng (g)

FCFF
1,113,789,910,816 2,348,460,056,035 2,048,978,611,170 2,020,658,424,594 16,184,522,740,887

WACC 13.55% 13.55% 13.55% 13.55%

PV
2,068,168,461,077 1,589,069,496,865 1,380,069,968,241 4,540,746,203,972

Giá trị cty X 15,294,986,052,259

Nợ phải trả 5,571,294,773,978

Giá trị vốn CP X 9,723,691,278,281

SLCPLH 310,050,926

Giá trị CP X 31,362


ĐỊNH GIÁ CÔNG TY
ĐỊNH GIÁ THEO P/E

EAT 1,783,971,852,557

Cổ tức cổ phần ưu đãi 0


Số lượng cổ phiếu lưu hành bình
quân 310,050,926
EPS 5,753.80

P/E ngành 9.128781217


Giá cổ phiếu 52,525
SLCP lưu hành 310,050,926
Giá trị công ty 16,285,488,738,827
PHÂN TÍCH KỸ THUẬT

PHẦN F. PHÂN TÍCH KỸ THUẬT

1. VĨ MÔ

Năm 2018, thị trường chứng khoán Việt Namn đã chứng kiến chỉ số VN INDEX
một lần nữa quay trở lại và vượt qua ngưỡng 1000 điểm sau hơn 10 năm suy thoái, đạt
1211.34 điểm. Tuy nhiên, kể từ đó đến đầu 2019, do vấp phải tâm lí lo sợ của nhà đầu tư
nên chỉ số có xu hướng giảm và quay về mốc 861 điểm vào đầu năm 2019, sau đó nhanh
chóng hồi phục và sideway trong khoảng 955- 998 từ đó đến nay.

Dự báo: tuy duy trì xu hướng điều chỉnh, mong chờ các cổ phiếu ngành ngân hàng
và các bluechips khác có kqkd quý 3 tốt sẽ thúc đẩy thị trường lên trên mức 1000 điểm

74 | P a g e
PHÂN TÍCH KỸ THUẬT

2. ĐƯỜNG XU HƯỚNG

MÔ HÌNH

HÌNH 1 : Từ năm 2008-2009, đặc biệt sau khi REE tụt xuống 3.64 điểm, tạo thành
mô hình 2 đáy bằng( với đáy thứ nhất tạo vào 6/2018), từ đó trở đi, REE luôn nằm trong
xu hướng tăng

HÌNH 2: 2017-2018, có tạo ra mô hình vai-đầu-vai, báo hiệu sẽ có một xu hướng


giảm. Tuy nhiên, đường giá của REE đã không vượt qua đường cổ( nếu cắt giá của REE
sẽ nằm khoảng 26.5-26.6) và ngày sau đó REE đã tạo ra mô hình 2 đáy liền kề (HÌNH 3),
dự báo sẽ tiếp tục tăng trong dài hạn.

Mức độ mạnh, yếu của Trendline:

- Thời gian: xu hướng tăng giá đã hình thành từ năm 2008


- Số tiếp điểm: ít

75 | P a g e
PHÂN TÍCH KỸ THUẬT

- Độ dốc: tuy từ cuối năm 2011- đầu 2012, đường xu hướng của REE có dốc hơn
nhưng vẫn dưới 45o

3. CÁC CÔNG CỤ PHÂN TÍCH KỸ THUẬT

3.1 Nhóm đường MA

Sử dụng đường MA 25& MA 100

Trước 2019: phức tạp, xu hướng thị trường duy trì trong vài tháng và sau đó đảo
chiều

Tháng 3/2019: tín hiệu tích cực, đường MA 25 đa phần nằm trên đường MA 100.
Có một khoảng thời gian từ gần cuối tháng 6/2019 đến giữa tháng 7/2019, đường MA 25
nằm dưới đường MA 100 nhưng sau đó đã đảo chiều và từ đó đến nay MA 50 luôn nằm
trên khá cao so với MA 100, dự báo tiếp tục xu hướng tăng

Đóng vai trò là mức hỗ trợ

HÌNH 4, HÌNH 5: cả 2 đều có đặc điểm chung là đường giá đã vượt xuống đường
MA 25( đối với hình 4 còn vượt qua cả MA 100) sau đó cả 2 đều hồi phục vượt lên trên
và tăng mạnh, tạo 2 đỉnh ( với giá cao nhất lần lượt là 38.2 và 40.15)

76 | P a g e
PHÂN TÍCH KỸ THUẬT

HÌNH 6: đường giá lại một lần nữa chuẩn bị vượt xuống MA 25, nếu vượt xuống
thật và có thể hồi phục lại thì đây là một cơ hội rất lớn để mua vào, nếu không sẽ bắt đầu
một xu hướng giảm trong ngắn hạn, nhà đầu tư cần theo dõi

77 | P a g e
PHÂN TÍCH KỸ THUẬT

3.2 MACD

Về dài hạn( trên 3 năm), chỉ số không thể hiện rõ ràng xu hướng do liên tục biến
động quanh đường zero

Về trung hạn( trên dưới 1 năm) từ cuối 9/2018, MACD vẫn giữ được trend tăng,
đáy mới cao hơn đáy cũ, thể hiện xu hướng tăng giá vẫn còn mạnh, dự báo giá REE vẫn
có thể tiếp tục tăng.

78 | P a g e
PHÂN TÍCH KỸ THUẬT

3.3 RSI

Về dài hạn, chỉ số không cho tín hiệu rõ ràng do độ biến động lớn

Về trung hạn, nếu như cuối 2017-cuối 2018 chứng kiến một phân kì giảm( giá từ
khoảng 29.7 lên đến 40.05, RSI giảm 76.18 xuống 54.46, dẫn đến sau đó là sự đảo chiều
giảm của giá và tạo đáy tại mức 27.68). Tuy nhiên, từ đầu năm 2019, RSI đưa ra tín hiệu
tích cực, có xu hướng tăng, đáy sau cao hơn đáy trước, dự đoán được một xu hướng tăng
trong tương lai.

79 | P a g e
PHÂN TÍCH KỸ THUẬT

3.4 Stochastic:

Chỉ số biến động mạnh trên trong 2 biên 80-20, không thể nhận ra xu hướng chính
trong dài hạn.

4. PHÂN TÍCH VOLUME VÀ DÒNG TIỀN

4.1 Dòng tiền ( MFI)

Từ giữa 2008 đến nay, trong ngắn hạn có nhiều pha điều chỉnh, đảo chiều và giảm

80 | P a g e
PHÂN TÍCH KỸ THUẬT

giá nhưng trong xu hướng dài hạn thì REE vẫn đang tăng, các đáy của MFI vẫn trong xu
hướng đáy sau cao hơn đáy trước, trùng với xu hướng của đường giá, thể hiện một xu thế
vững chắc khó bị phá vỡ.

4.2 Volume

Giai đoạn 2017-2018 chứng kiến sự tăng trở lại của khối lượng, sau một giai đoạn
dè dặt trong suốt năm 2015-2016, khiến đường giá về trạng thái điều chỉnh trong suốt giai
đoạn này.

Tương lai mặc dù chỉ báo MA chỉ ra xu hướng tăng nhưng volume hiện tại năm
2019 ít khiến viễn cảnh không mấy khả quan.

5. NHẬN ĐỊNH XU HƯỚNG GIÁ TRONG TƯƠNG LAI:

Trong dài hạn, REE vẫn là một cổ phiếu có xu hướng tăng, tuy nhiên do volume khá
ít, các chỉ báo di động đều có biên dao động lớn, không thể hiện ra được các dự đoán rõ
ràng và tình hình thị trường chung đang diễn biến phức tạp, chịu nhiều tác động bên ngoài
nên rủi ro cao, không thích hợp để đầu cơ.

➢ Dự đoán các mức giá trong tương lai:

81 | P a g e
PHÂN TÍCH KỸ THUẬT

Đường giá sau khi đạt đỉnh, đảo chiều giảm giá và chạm mức Fibonacci 38.2%, kết
hợp với ngưỡng MA 25 nên có xu hướng hồi phục trở lại, tuy nhiên với lượng volume
nhỏ và tín hiệu đường MACD không khả quan( đường Fast cắt xuống đường Signal và
chưa có dấu hiệu cắt lên) nên khả năng xu hướng hồi phục này gãy là rất cao, thời điểm
này vẫn chưa thể xác định giá mua hợp lí, cần theo dõi thêm.

82 | P a g e
TỔNG KẾT

PHẦN G.TỔNG KẾT

Theo chúng tôi thì cổ phiếu REE là một cổ phiếu cần cân nhắc kỹ trước khi quyết
định đầu tư vào thời gian này, từ phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản có thể thấy điều
này:

Hạ tầng điện nước, cơ điện lạnh và tòa nhà văn phòng cho thuê vẫn là 3 mảng kinh
doanh được REE tiếp tục phát triển và đầu tư trong 2019, đặc biệt mảng cho thuê văn
phòng , phát triển bất động sản và đầu tư điện nước sẽ có những đóng góp hỗ trợ kết quả
kinh doanh của REE trong 2019 và những năm tiếp theo:

- E Town 6 là dự án mới nhất và dự án lớn nhất từ trước đến nay đang trong quá
trình phát triển. Dự án này sẽ nằm trong cụm văn phòng E Town với tổng diện
tích trên 90.000m2 cung cấp khoảng 40.000-50.000 m2 tổng diện tích cho thuê
văn phòng, REE đang lên kế hoạch hoàn thành dự án này.
- Năm 2019 là năm có nhiều cơ hội cho mảng kinh doanh điện nước phát triển khi
mà quốc gia đang đối mặt với thời kì khủng hoảng năng lượng

Quan trọng hơn cả là mức trả cổ tức cao, năm qua là 18% trên vốn điều lệ và mục
tiêu năm 2019 của REE là doanh thu đạt 5.577 tỷ đồng, tăng 10,1%và lợi nhuận sau thuế
1.465 tỷ đồng, giảm 17,9% so với năm 2018

➢ Khuyến nghị
Về dài hạn thì chúng tôi tin rằng cổ phiếu REE sẽ còn tăng trưởng khả quan
trong tương lai, với mức giá tầm trung, những nhà đầu lớn và kể cả những
nhà đầu tư nhỏ vẫn có thể tham gia đầu tư vào cổ phiếu REE (<45.000 VND).
Tuy nhiên những nhà đầu tư cũng cần cân nhắc kỹ trước khi đưa ra quyết
định đầu trong thời gian này để đạt được lợi nhuận cao nhất.

83 | P a g e

You might also like