You are on page 1of 105

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

BÁO CÁO ĐỀ ÁN MÔN HỌC

Vấn đề nghiên cứu: Kế toán vốn bằng tiền tại công ty Cổ

phần xuất nhập khẩu LORCA Việt Nam

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Lương Thị Hân

Nhóm sinh viên thực hiện

STT Họ và tên Lớp Mã sinh viên


1 Hoàng Vân Anh KT02 2018601106
2 Nguyễn Hồng Anh KT11 2018604896
3 Phạm Ngọc Ánh KT11 2018604869
4 Lê Mỹ Duyên KT02 2018601299
5 Đỗ Thị Huyền KT03 2018601817
6 Hoàng Thị Khánh Huyền KT11 2018605065

Hà Nội, 2021
MỤC LỤC
MỤC LỤC.....................................................................................................................2

DANH SÁCH PHỤ LỤC..............................................................................................6

PHẦN MỞ ĐẦU...........................................................................................................8

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN


TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI..............................................................11

1.1 Khái niệm vốn bằng tiền...................................................................................11

1.2 Đặc điểm và nhiệm vụ của kế toán vốn bằng tiền.............................................11

1.2.1 Đặc điểm vốn bằng tiền....................................................................................11

1.2.2 Nhiệm vụ của kế toán vốn bằng tiền.................................................................11

1.3 Quy định từng loại tiền.....................................................................................12

1.3.1 Việt Nam Đồng.................................................................................................12

1.3.2 Ngoại tệ............................................................................................................. 12

1.3.3 Vàng tiền tệ.......................................................................................................12

1.4 Nguyên tắc kế toán vốn bằng tiền.....................................................................13

1.4.1 Kế toán phải mở sổ ghi chép hàng ngày liên tục...............................................13

1.4.2 Kế toán phải theo dõi chi tiết các khoản tiền theo nguyên tệ.............................13

1.4.3 Doanh nghiệp sử dụng tỷ giá giao dịch thực tế.................................................13

1.5 Các hình thức kế toán vốn bằng tiền.................................................................14

1.5.1 Kế toán tiền mặt................................................................................................14

1.5.2 Chứng từ sử dụng..............................................................................................14

1.5.2.1 Sơ đồ luân chuyển chứng từ kế toán tiền mặt...............................................15

1.5.2.2 Đặc điểm.......................................................................................................16

1.5.2.3 Sổ chi tiết kế toán.........................................................................................17

1.5.2.4 Hạch toán chi tiết..........................................................................................17

1.5.3 Kế toán tiền gửi ngân hàng...............................................................................20

2
1.5.3.1 Chứng từ sử dụng.........................................................................................20

1.5.3.2 Sơ đồ luân chuyển chứng từ kế toán tiền gửi ngân hàng...............................20

1.5.3.3 Đặc điểm.......................................................................................................21

1.5.3.4 Sổ kế toán chi tiết.........................................................................................22

1.5.3.5 Hạch toán chi tiết..........................................................................................23

1.5.4 Kế toán tiền đang chuyển..................................................................................26

1.5.4.1 Chứng từ sử dụng.........................................................................................26

1.5.4.2 Sơ đồ luân chuyển chứng từ tiền đang chuyển..............................................26

1.5.4.3 Đặc điểm.......................................................................................................26

1.5.4.4 Sổ kế toán chi tiết.........................................................................................27

1.5.4.5 Hạch toán chi tiết..........................................................................................28

1.5.5 Kiểm kê quỹ......................................................................................................29

1.5.5.1 Khái niệm kiểm kê........................................................................................29

1.5.5.2 Mục đích kiểm kê.........................................................................................29

1.5.5.3 Phương pháp kiểm kê...................................................................................29

1.5.5.4 Quy trình kiểm kê.........................................................................................30

1.5.6 Các hình thức ghi sổ kế toán vốn bằng tiền.......................................................31

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU LORCA VIỆT NAM...........................34

2.1 Giới thiệu khái quát về công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Lorca Việt Nam......34

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần xuất nhập khẩu Lorca Việt
Nam .......................................................................................................................... 34

2.1.2 Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty.........................................35

2.1.3 Bộ máy tổ chức của công ty Lorca Việt Nam...................................................35

2.1.3.1 Sơ đồ hệ thống tổ chức bộ máy quản lý công ty : (Phụ lục 2.2)...................35

2.1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ cơ bản của từng phòng ban.....................................36


2.1.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty trong 3 năm 2018, 2019,
2020 .......................................................................................................................... 38

2.1.5 Giới thiệu phòng ban công ty Lorca Việt Nam.................................................42

2.1.5.1 Tổ chức bộ máy kế toán................................................................................42

2.1.5.2 Tổ chức công tác kế toán tại công ty.............................................................44

2.2 Thực trạng công tác kế toán vốn bằng tiền tại công ty......................................47

2.2.1 Chính sách quản lý............................................................................................47

2.2.2 Kế toán tiền mặt................................................................................................47

2.2.2.1 Nguyên tắc kế toán tiền mặt..........................................................................47

2.2.2.2 Chứng từ sử dụng.........................................................................................47

2.2.2.3 Trình tự luân chuyển chứng từ......................................................................48

2.2.2.4 Hệ thống sổ sách kế toán..............................................................................49

2.2.2.5 Minh họa một số nghiệp vụ liên quan đến kế toán tiền mặt tại công ty........49

2.2.3 Kế toán tiền gửi ngân hàng...............................................................................50

2.2.3.1 Nguyên tắc hạch toán....................................................................................50

2.2.3.2 Chứng từ sử dụng.........................................................................................50

2.2.3.3 Trình tự luân chuyển chứng từ......................................................................50

2.2.3.4 Hệ thống sổ sách kế toán..............................................................................51

2.2.3.5 Minh họa một số nghiệp vụ phát sinh liên quan đến kế toán tiền gửi ngân
hàng tại công ty............................................................................................................52

2.2.4 Kiểm kê quỹ tại công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Lorca..................................53

2.2.4.1 Mục đích kiểm kê.........................................................................................53

2.2.4.2 Phương pháp kiểm kê...................................................................................53

2.2.4.3 Quy trình thực hiện.......................................................................................53

2.2.4.4 Xử lý chênh lệch...........................................................................................54

CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐƯA RA KIẾN NGHỊ...................56


3.1 Nhận xét, đánh giá kế toán vốn bằng tiền tại công ty Cổ phần Lorca Việt Nam...
.......................................................................................................................... 56

3.1.1 Ưu điểm............................................................................................................56

3.1.2 Hạn chế.............................................................................................................56

3.2 Kiến nghị..........................................................................................................57

3.2.1 Xây dựng mức tồn quỹ......................................................................................57

3.2.2 Thực hiện kiểm kê bất thường...........................................................................57

KẾT LUẬN.................................................................................................................59

PHỤ LỤC....................................................................................................................60
DANH SÁCH PHỤ LỤC
Phụ lục 2. 1: Giấy phép đăng ký kinh doanh...............................................................60
Phụ lục 2. 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty....................................................63
Phụ lục 2. 3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán.................................................................63
Phụ lục 2. 4: Hệ thống tài khoản..................................................................................64
Phụ lục 2. 5: Hệ thống chứng từ..................................................................................67
Phụ lục 2. 6: Sơ đồ quy trình ghi sổ theo hình thức nhật ký chung..............................69
Phụ lục 2. 7: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức trên máy vi tính..........................70
Phụ lục 2. 8: Quy trình thu tiền mặt.............................................................................71
Phụ lục 2. 9: Quy trình duyệt chi tiền mặt...................................................................71
Phụ lục 2. 10: Giấy nộp tiền mặt..................................................................................72
Phụ lục 2. 11: Phiếu thu ngày 11/12/2020...................................................................72
Phụ lục 2. 12: Phiếu chi ngày 12/12/2020....................................................................73
Phụ lục 2. 13: Quy trình ghi sổ kế toán tiền mặt trên phần mềm kế toán tại công ty. . .73
Phụ lục 2. 14: Giao diện nhập liệu phiếu chi ngày 12/10/2020....................................75
Phụ lục 2. 15: Giao diện nhập liệu phiếu thu ngày 11/12/2020....................................75
Phụ lục 2. 16: Sổ quỹ tiền mặt.....................................................................................76
Phụ lục 2. 17: Sổ nhật ký chung...................................................................................78
Phụ lục 2. 18: Số cái TK 111.......................................................................................80
Phụ lục 2. 19:Quy trình luân chuyển chứng từ thu tiền qua ngân hàng........................83
Phụ lục 2. 20: Quy trình luân chuyển chứng từ bán hàng – thu tiền qua ngân hàng.....83
Phụ lục 2. 21: Quy trình luân chuyển chứng từ chi tiền qua ngân hàng.......................84
Phụ lục 2. 22: Ủy nhiệm chi ngày 20/10/2020.............................................................85
Phụ lục 2. 23: Giấy báo có ngày 2/11/20020...............................................................86
Phụ lục 2. 24: Ủy nhiệm chi ngày 9/11/2020...............................................................87
Phụ lục 2. 25: Hóa đơn GTGT ngày 1/12/2020...........................................................88
Phụ lục 2. 26: Quy trình ghi sổ kế toán tiền gửi ngân hàng trên phần mềm kế toán tại
công ty......................................................................................................................... 88
Phụ lục 2. 27: Giao diện nhập liệu thu tiền gửi ngày 10/11/2020................................89
Phụ lục 2. 28: Giao diện nhập liệu ủy nhiệm chi ngày 12/10/2020..............................90
Phụ lục 2. 29: Số tiền gửi ngân hàng...........................................................................90

6
Phụ lục 2. 30: Sổ nhật ký chung...................................................................................93
Phụ lục 2. 31: Sổ cái tài khoản 112..............................................................................95
Phụ lục 2. 32: Bản kiểm kê quỹ...................................................................................99
Phụ lục 2. 33: Hạch toán phần chênh lệch khi kiểm kê quỹ trên phần mềm kế toán..100
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lời mở đầu
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, sự phát triển, cải tiến vượt bậc của mọi lĩnh vực
trong thời đại công nghệ 4.0, sự đào tạo về nhân lực của đất nước là vô cùng quan
trọng. Một đất nước có thể vững mạnh, phát triển thịnh vượng, phần lớn liên quan đến
yếu tố con người.
Kế toán là một ngành không thể thiếu với doanh nghiệp cũng như với đất nước.
Nó là một công cụ đắc lực để quản lý nền kinh tế của nền kinh tế nhà nước. Qua kết
quả tổng hợp các báo cáo tài chính của ngành có thể biết được tình hình thịnh suy của
nền kinh tế nước nhà, biết được sự thành công hay thất bại của các ngành, các doanh
nghiệp đồng thời biết được nguồn lợi về thuế sẽ thu được ngân sách cho Nhà nước.
Vốn bằng tiền là một trong những khoản mục có tầm ảnh hưởng quan trọng đến
doanh nghiệp. Nó thể hiện khả năng thanh toán và cho biết tình hình hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên đây là những khoản mục nhạy cảm, dễ bị gian lận,
chiếm dụng, hoặc cố tình bị làm sai lệch nhằm thể hiện tình hình tài chính khả quan
trái với tình hình thực tế của doanh nghiệp.
Xuất phát từ những đặc điểm trên và với mong muốn tìm hiểu rõ hơn về phần
hành Vốn bằng tiền trong một đơn vị cụ thể, chúng em đã lựa chọn đề tài “Kế toán vốn
bằng tiền tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu Lorca Việt Nam” để làm đề tài báo cáo
cho môn “Đề án môn học”
Ngoài phần lời mở đầu và Kết luận, bài báo cáo của chúng em còn chia làm 3
chương:
Phần 1: Cơ sở lý luận Vốn bằng tiền.
Phần 2: Thực trạng công tác kế toán Vốn bằng tiền tại công ty Cổ phần xuất nhập
khẩu Lorca Việt Nam.
Phần 3: Nhận xét, đánh giá thực trạng và đưa ra khuyến nghị.
2. Mục tiêu đề tài
 Một là, lý luận chung về kế toán Vốn bằng tiền trong các doanh nghiệp, tìm hiểu
khái niệm, đặc điểm và nhiệm vụ của kế toán vốn bằng tiền. Tìm hiểu quy định từng
loại tiền và các hình thức kế toán vốn bằng tiền
 Hai là, thực trạng kế toán Vốn bằng tiền trong Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu
Lorca Việt Nam. Tìm hiểu tổng quan về công ty và thực trạng kế toán vốn bằng tiền tại
công ty
 Ba là, đánh giá chung và khuyến nghị một số giải pháp hoàn thiện kế toán Vốn
bằng tiền tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Lorca Việt Nam. Nêu những ưu điểm,
nhược điểm của kế toán vốn bằng tiền từ đó đưa ra những giải pháp để hoàn thiện kế
toán vốn bằng tiền tại công ty
3. Câu hỏi nghiên cứu
 Những chuẩn mực kế toán chi phối và quy định của chế độ kế toán doanh nghiệp
hiện hành về kế toán Vốn bằng tiền là như thế nào?
 Thực tế kế toán Vốn bằng tiền tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Lorca Việt
nam có áp dụng đúng các quy định về chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán hay
không?
 Công ty cần áp dụng các giải pháp nào để hạn chế các sai sót trong việc hạch
toán Vốn bằng tiền?
4. Đối tượng nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là “kế toán Vốn bằng tiền tại Công ty Cổ
phần xuất nhập khẩu Lorca Việt Nam”
 Các chứng từ, tài liệu liên quan đến tăng giảm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng của
tháng 1 năm 2020 và các thông tin trên bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh
doanh năm 2018,2019,2020 và các thông tin liên quan đến công ty Cổ phần Lorca
5. Nội dung và phạm vi nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu:
Kế toán Vốn bằng tiền tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Lorca Việt Nam
nhằm trình bày về lý luận công tác kế toán Vốn bằng tiền trong doanh nghiệp, thực
trạng tổ chức kế toán Vốn bằng tiền góp phần tăng cường quản trị Vốn bằng tiền tại
doanh nghiệp.
Phạm vi nghiên cứu:
 Không gian: Tại công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Lorca Việt Nam
 Thời gian: Nghiên cứu các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, hệ thống chứng từ sổ
sách kế toán, các báo cáo trong năm tài chính 2018, 2019, 2020.
6. Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp phỏng vấn: hỏi ý kiến các thành viên chủ chốt trong bộ phận kế
toán như kế toán trưởng để tìm hiểu thêm về các vấn đề liên quan đến vốn bằng tiền
 Phương pháp thu thập tài liệu: tài liệu được thu thập từ sổ chi tiết, sổ nhật kí
chung của các tài khoản 111, 112, 113
 Phương pháp tổng hợp và so sánh: trên cơ sở những chứng từ và số liệu có được
tiến hành tổng quát và đồng thời so sánh một số chỉ tiêu
 Phương pháp chuyên gia: căn cứ nội dung và mục đích đề tài, tham khảo ý kiến
của giáo viên hướng dẫn về cách làm và tham khảo ý kiến của ban giám đốc và kế toán
trưởng của công ty để tiếp thu những đóng góp và giải đáp thắc mắc
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN VỐN BẰNG
TIỀN TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI
Tổng quan vốn bằng tiền
1.1 Khái niệm vốn bằng tiền
Vốn bằng tiền (Thông tư 133/2016/TT-BTC) là một bộ phận của tài sản lưu động
của doanh nghiệp được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ bao gồm: Tiền mặt, tiền gửi
ngân hàng và tiền đang chuyển, vốn bằng tiền có tính lưu hoạt cao và được dùng để
đáp ứng nhu cầu thanh toán của doanh nghiệp.
1.2 Đặc điểm và nhiệm vụ của kế toán vốn bằng tiền
1.2.1 Đặc điểm vốn bằng tiền
Được trình bày đầu tiên trên bảng cân đối kế toán và là một khoản mục quan
trọng Tài sản ngắn hạn, được sử dụng để phân tích khả năng thanh toán của doanh
nghiệp nên là tài khoản có thể bị cố tình trình bày sai lệch.
Vốn bằng tiền bị ảnh hưởng và có ảnh hưởng đến nhiều khoản mục quan trọng
như thu nhập, chi phí, công nợ và hầu hết các tài khoản tài sản khác của doanh nghiệp.
Số phát sinh của các tài khoản vốn bằng tiền thường lớn hơn số phát sinh của các
tài khoản khác, vì có thể có nhiều khả năng xảy ra sai phạm và khó vì khó bị phát hiện
nếu không có một hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu.
Vốn bằng tiền rất nhạy cảm nên khả năng xảy ra gian lận, biển thủ thường cao
hơn các tài sản khác. Các gian lận rất đa dạng và được che giấu tinh vi, rất khó để ngăn
chặn và phát hiện.
1.2.2 Nhiệm vụ của kế toán vốn bằng tiền
Từ những đặc điểm trên của vốn bằng tiền, kế toán vốn bằng tiền có nhiệm vụ
quan trọng để hạn chế những rủi ro vốn có của vốn bằng tiền.
Kế toán vốn bằng tiền phải phản ánh kịp thời các khoản thu, chi bằng tiền tại
doanh nghiệp.
Tổ chức thực hiện đầy đủ, thống nhất các quy định về chứng từ nhằm thực hiện
chức năng kiểm soát và phát hiện các trường hợp chỉ tiêu lãng phí, đồng thời giám sát
tình hình chấp hành chế độ quản lý vốn bằng tiền, chế độ thanh toán.
Thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu số liệu kế toán vốn bằng tiền với số quỹ do thủ
quỹ ghi chép và số phụ ngân hàng, kịp thời theo dõi phát hiện sự thừa, thiếu vốn bằng
tiền của doanh nghiệp.
1.3 Quy định từng loại tiền
1.3.1 Việt Nam Đồng
Hạch toán vốn bằng tiền phải sử dụng một đơn vị tiền tệ thống nhất là Đồng Việt
Nam, trừ trường hợp được phép sử dụng một đơn vị tiền tệ thông dụng khác.
1.3.2 Ngoại tệ
Ở những doanh nghiệp có ngoại tệ nhập quỹ tiền mặt hoặc gửi vào ngân hàng
phải quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái giao dịch thực tế hoặc tỷ
giá giao dịch bình quân liên ngân hàng do ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại
thời điểm phát sinh để ghi sổ kế toán.
Trường hợp mua ngoại tệ về nhập quỹ tiền mặt, gửi vào ngân hàng bằng Đồng
Việt Nam thì được quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá mua hoặc tỷ giá
thanh toán.
Trường hợp thanh toán công nợ ngoại tệ thì bên có các TK 1112, 1122 được quy
đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam, hoặc đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán
theo tỷ giá trên sổ kế toán TK 1112 hoặc TK 1122 theo một trong các phương pháp:
Bình quân gia quyền, nhập trước xuất trước, nhập sau xuất trước hoặc giá thực tế đích
danh như một loại hàng hóa đặc biệt.
Nhóm tài khoản Vốn bằng tiền có nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ phải
quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam, đồng thời phải hạch toán chi tiết ngoại tệ theo
nguyên tệ. Nếu có chênh lệch tỷ giá hối đoái thì phản ánh số chênh lệch này trên các
TK doanh thu, chi phí tài chính nếu phát sinh trong giai đoạn SXKD hoặc phản ánh
vào TK 413 nếu phát sinh trong giai đoạn đầu tư XDCB.
Số dư cuối kỳ của các tài khoản Vốn bằng tiền có gốc ngoại tệ phải được đánh
giá lại theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do ngân
hàng Nhà nước Việt Nam công bố ở thời điểm lập báo cáo tài chính năm.
Ngoại tệ được hạch toán chi tiết theo từng loại nguyên tệ trên TK 007-Ngoại tệ
các loại (Tài khoản ngoài bảng cân đối).
1.3.3 Vàng tiền tệ
Đối với giá trị vàng phản ánh ở nhóm tài khoản vốn bằng tiền chỉ áp dụng cho
các doanh nghiệp không đăng ký kinh doanh vàng bạc.
Vàng phải theo dõi theo số lượng, trọng lượng, quy cách, phẩm chất và giá trị
của từng thứ, từng loại. Giá trị vàng được tính theo giá trị thực tế (giá hóa đơn hoặc
giá được thanh toán) khi tính giá xuất của vàng có thể áp dụng 1 trong 4 phương pháp
tính giá hàng tồn kho.
Việc nhập, xuất vàng được hạch toán như các loại hàng tồn kho, khi sử dụng để
thanh toán thì hạch toán như ngoại tệ.
1.4 Nguyên tắc kế toán vốn bằng tiền
1.4.1 Kế toán phải mở sổ ghi chép hàng ngày liên tục
Theo nguyên tắc kế toán tiền. Kế toán phải mở sổ ghi chép hàng ngày liên tục
theo trình tự phát sinh các khoản thu, chi, nhập, xuất các loại tiền. Và tính ra số tồn tại
quỹ và từng tài khoản ở Ngân hàng tại mọi thời điểm để tiện cho việc kiểm tra, đối
chiếu.
Các khoản tiền do tổ chức và cá nhân ký cược, ký quỹ tại doanh nghiệp. Được
quản lý và hạch toán giống như tiền của doanh nghiệp.
Khi thu, chi tiền mặt yêu cầu kế toán phải có phiếu thu, phiếu chi và có đủ chữ
ký theo quy định về chứng từ kế toán. Khi kế toán hạch toán tiền gửi ngân hàng yêu
cầu phải có giấy báo Nợ, giấy báo Có hoặc bảng sao kê của ngân hàng.
1.4.2 Kế toán phải theo dõi chi tiết các khoản tiền theo nguyên tệ.
Khi phát sinh các giao dịch bằng ngoại tệ. Kế toán cần phải quy đổi ngoại tệ ra
đồng tiền ghi sổ kế toán theo nguyên tắc:
– Bên Nợ các tài khoản tiền áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế;
– Bên Có các tài khoản tiền được lựa chọn áp dụng tỷ giá ghi sổ bình quân
gia quyền hoặc tỷ giá giao dịch thực tế.
1.4.3 Doanh nghiệp sử dụng tỷ giá giao dịch thực tế
Trong trường hợp doanh nghiệp sử dụng tỷ giá giao dịch thực tế. Để hạch toán
bên có các tài khoản tiền, khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ. Sẽ được
ghi nhận đồng thời tại thời điểm chi tiền hoặc ghi nhận định kỳ. Điều này tùy theo đặc
điểm hoạt động kinh doanh và tùy vào yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Đồng thời,
nếu tại thời điểm cuối kỳ kế toán:
– Các tài khoản tiền không còn số dư nguyên tệ. Thì doanh nghiệp cần phải
kết chuyển chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ vào doanh thu hoạt động tài
chính. Hoặc vào chi phí tài chính của kỳ báo cáo.
– Các tài khoản tiền còn số dư nguyên tệ. Thì yêu cầu doanh nghiệp cần phải
đánh giá lại theo quy định.
Tại thời điểm lập Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp
phải đánh giá lại số dư ngoại tệ theo tỷ giá chuyển khoản trung bình cuối kỳ của ngân
hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch.
(Nguồn: Theo thông tư 133/2016/TT-BTC)
1.5 Các hình thức kế toán vốn bằng tiền
1.5.1 Kế toán tiền mặt
1.5.2 Chứng từ sử dụng
• Phiếu thu: được lập để xác định số tiền mặt, ngoại tệ thực tế nhập quỹ và là căn
cứ để thủ quỹ thu tiền, ghi sổ quỹ và kế toán ghi sổ các khoản thu có liên quan. Đối
với ngoại tệ, trước khi nhập quỹ phải được kiểm tra và lập “Bảng kê ngoại tệ” đính
kèm với phiếu thu và phải ghi rõ tỷ giá tại thời điểm nhập quỹ để tính ra tổng số tiền
đồng để ghi sổ
• Phiếu chi: được lập để xác định các khoản tiền mặt, ngoại tệ thực tế xuất quỹ và
là căn cứ để thủ quỹ xuất quỹ, ghi sổ quỹ và kế toán ghi sổ kế toán. Khi chi ngoại tệ
phải ghi rõ tỷ giá, đơn giá xuất tại thời điểm xuất quỹ để tính ra tổng số tiền đồng để
ghi sổ.
• Giấy đề nghị tạm ứng: là căn cứ để xét duyệt tạm ứng, làm thủ tục lập phiếu chi
và xuất quỹ cho tạm ứng
• Giấy thanh toán tạm ứng (04-TT): liệt kê các khoản tiền đã nhận tạm ứng và các
khoản chi của người nhận tạm ứng làm căn cứ để thanh toán tạm ứng và ghi sổ kế
toán.
• Giấy đề nghị thanh toán (05-TT): được dùng để tổng hợp các khoản đã chi kèm
theo chứng từ để làm thủ tục, căn cứ thanh toán và ghi sổ kế toán trong trường hợp đã
chi nhưng chưa được thanh toán hoặc chưa nhận tạm ứng
• Bảng kê vàng bạc, kim khí, đá quý (07-TT): dùng để theo dõi về loại, số lượng,
đơn giá, thành tiền của các mặt hàng vàng bạc, kim khí, đá quý.
• Biên bản kiểm kê quỹ - VND (08a-TT): nhằm xác nhận số tiền Việt Nam tồn quỹ
thực tế và số thừa, thiếu so với sổ quỹ trên cơ sở đó tăng cường quản lý quỹ và làm cơ
sở quy trách nhiệm vật chất, ghi sổ kế toán số chênh lệch.
• Biên bản kiểm kê quỹ - VND (08a-TT): nhằm xác nhận số tiền Việt Nam tồn quỹ
thực tế và số thừa, thiếu so với sổ quỹ trên cơ sở đó tăng cường quản lý quỹ và làm cơ
sở quy trách nhiệm vật chất, ghi sổ kế toán số chênh lệch.
• Biên bản kiểm kê quỹ (dùng cho ngoại tệ, vàng bạc, đá quý...) (08b-TT): nhằm
xác nhận số ngoại tệ, vàng bạc, kim khí, đá quý tồn quỹ thực tế và số thừa, thiếu so với
sổ quỹ trên cơ sở đó tăng cường quản lý và làm cơ sở quy trách nhiệm vật chất, ghi sổ
kế toán số chênh lệch.
• Biên bản kiểm kê quỹ (dùng cho ngoại tệ, vàng bạc, đá quý …) (08b-TT): nhằm
xác nhận số ngoại tệ, vàng bạc, kim khí, đá quý tồn quỹ thực tế và số thừa, thiếu so với
sổ quỹ trên cơ sở đó tăng cường quản lý và làm cơ sở quy trách nhiệm vật chất, ghi sổ
kế toán số chênh lệch
1.5.2.1 Sơ đồ luân chuyển chứng từ kế toán tiền mặt
• Kế toán chi tiền mặt
 Kế toán thu tiền mặt
(Nguồn: Theo thông tư 133/2016/TT-BTC)
1.5.2.2 Đặc điểm
Tài khoản 111 – Tiền mặt dùng để phản ánh tình hình thu chi, tồn quỹ tại doanh
nghiệp bao gồm: Tiền Việt Nam Đồng, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí, đá quý
Kết cấu tài khoản 111 – Tiền mặt:
Nợ TK 111 Có
SDĐK: Các khoản tiền mặt, ngoại tệ,
vàng tiền tệ tồn quỹ đầu kỳ
 Các khoản tiền mặt, ngoại tệ,  Các khoản tiền mặt, ngoại tệ,
vàng tiền tệ nhập quỹ vàng tiền tệ xuất quỹ
 Số tiền mặt, ngoại tệ, vàng tiền tệ  Số tiền mặt, ngoại tệ, vàng tiền tệ
thừa ở quỹ phát hiện khi kiểm kê thiếu hụt quỹ phát hiện khi kiểm kê
 Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá số  Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh
dư ngoại tệ tại thời điểm báo cáo (trường giá lại số dư ngoại tệ tại thời điểm báo
hợp tỷ giá ngoại tệ tăng so với Đồng cáo (trường hợp tỷ giá ngoại tệ giảm so
Việt Nam) với Đồng Việt Nam)
 Chênh lệch đánh giá lại vàng tiền tệ tăng  Chênh lệch đánh giá lại vàng tiền tệ
tại thời điểm báo cáo giảm tại thời điểm báo cáo
SDCK: Các khoản tiền mặt, ngoại tệ,
vàng tiền tệ tồn quỹ cuối kỳ
(Nguồn: Theo thông tư 133/2016/TT-BTC)
Tài khoản 111 – Tiền mặt có 3 tài khoản cấp 2
 Tài khoản 1111 – Tiền Việt Nam: phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tiền Việt
Nam tại quỹ tiền mặt
 Tài khoản 1112 – Ngoại tệ: phản ánh tình hình thu, chi, tăng giảm tỷ giá và tồn
quỹ ngoại tệ tại quỹ tiền mặt quy đổi ra Đồng Việt Nam
 Tài khoản 1113 – Vàng: phản ánh giá trị vàng bạc, kim khí, đá quý nhập, xuất
tồn quỹ
1.5.2.3 Sổ chi tiết kế toán
Sổ quỹ tiền mặt (S07-DN): ghi chép, theo dõi các khoản thu, chi tiền mặt. Sổ quỹ
do thủ quỹ lập và theo dõi
 Sổ cái TK 111 (S03b-DN)
 Sổ chi tiết TK 1111, TK 1112, TK 1113
 Sổ nhật ký chi tiền (S03a1-DN)
 Sổ nhật ký thu tiền
1.5.2.4 Hạch toán chi tiết
1.5.2.4.1 Tiền VND tại quỹ
(Nguồn: Theo thông tư 133/2016/TT-BTC)
1.5.2.4.2 Tiền mặt ngoại tệ
Sơ đồ hạch toán tiền mặt ngoại tệ

(Nguồn: Theo thông tư 133/2016/TT-BTC)


1.5.2.4.3 Vàng tại quỹ
Sơ đồ hạch toán vàng tại quỹ
(Nguồn: Theo thông tư 133/2016/TT-BTC)
1.5.3 Kế toán tiền gửi ngân hàng
1.5.3.1 Chứng từ sử dụng
 Ủy nhiệm chi: doanh nghiệp dùng để gửi cho Ngân hàng tại nơi mở tài khoản
để trích một số tiền nhất định trong tài khoản của mình để trả cho người thụ hưởng.
Mẫu của ủy nhiệm chi do Ngân hàng quy định.
 Giấy báo nợ: khi doanh nghiệp rút tiền hoặc thanh toán cho nhà cung cấp qua
ngân hàng.
 Giấy báo có: khi doanh nghiệp gửi tiền hoặc nhận được tiền thanh toán qua
ngân hàng
 Bảng sao kê ngân hàng: bảng tổng hợp các nghiệp vụ phát sinh của doanh
nghiệp qua ngân hàng trong tháng
1.5.3.2 Sơ đồ luân chuyển chứng từ kế toán tiền gửi ngân hàng
Kế toán thu tiền gửi
Kế toán chi tiền gửi
(Nguồn: Theo thông tư 133/2016/TT-BTC)
1.5.3.3 Đặc điểm
Tài khoản 112 – Tiền gửi ngân hàng được dùng để phản ánh số hiện có và tình
hình biến động tăng giảm tại ngân hàng của doanh nghiệp.
Kết cấu tài khoản 112 – Tiền gửi ngân hàng
Nợ TK 112 Có
SDĐK: Số tiền Việt Nam, ngoại tệ hiện
còn gửi tại thời điểm báo cáo đầu kỳ
 Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ  Các khoản tiền Việt Nam, ngoại
gửi vào ngân hàng tệ rút ra từ ngân hàng
 Chênh lệch tỷ giá hối đoái do  Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh
đánh giá số dư tiền gửi ngân hàng là giá lại số dư tiền gửi ngân hàng là ngoại
ngoại tệ tại thời điểm báo cáo (trường tệ tại thời điểm báo cáo (trường hợp tỷ
hợp tỷ giá ngoại tệ tăng so với ghi số kế giá ngoại tệ giảm so với tỷ giá ghi sổ kế
toán) toán)
SDCK: Số tiền Việt Nam, ngoại tệ hiện
còn gửi tại thời điểm báo cáo cuối kỳ

(Nguồn: Theo thông tư 133/2016/TT-BTC)


Tài khoản 112 – Tiền gửi ngân hàng có 3 tài khoản cấp 2:
 Tài khoản 1121 – Tiền Việt Nam: phản ánh số tiền gửi vào, rút ra và hiện đang
gửi tại Ngân hàng bằng Đồng Việt Nam
 Tài khoản 1122 – Ngoại tệ: phản ánh số tiền gửi vào, rút ra và hiện đang gửi tại
Ngân hàng bằng ngoại tệ các loại đã quy đổi ra Đồng Việt Nam
 Tài khoản 1123 – Vàng: phản ánh số vàng bạc, kim khí, đá quý gửi vào, rút ra
và hiện đang gửi tại Ngân hàng
1.5.3.4 Sổ kế toán chi tiết
 Sổ tiền gửi ngân hàng (S08-DN)
 Sổ cái TK 112
 Sổ chi tiết TK 1121, TK 1122, TK 1123
1.5.3.5 Hạch toán chi tiết
1.5.3.5.1 TGNH bằng tiền VND

(Nguồn: Theo thông tư 133/2016/TT-


BTC)
1.5.3.5.2 Tiền gửi ngân hàng bằng ngoại tệ

(Nguồn: Theo thông tư 133/2016/TT-BTC)


1.5.3.5.3 Vàng gửi ngân hàng
Các nghiệp vụ liên quan đến TK Vàng gửi ngân hàng:
(Nguồn: Theo thông tư 133/2016/TT-BTC)
Cuối kỳ, tiến hành đánh giá lại giá vàng theo giá vàng tại thời điểm cuối kỳ kế
toán được căn cứ theo giá đóng cửa của các sàn giao dịch vàng giao dịch vàng quốc tế
(London, New York …) được công bố bởi Bloomberg hoặc Reuters.

(Nguồn: Theo thông tư 133/2016/TT-BTC)


1.5.4 Kế toán tiền đang chuyển
1.5.4.1 Chứng từ sử dụng
 Phiếu chi
 Phiếu nộp tiền
 Biên lai thu tiền của Bưu điện
 Phiếu chuyển tiền
 Chứng từ có liên quan khác
1.5.4.2 Sơ đồ luân chuyển chứng từ tiền đang chuyển

(Nguồn: Theo thông tư 133/2016/TT-BTC)


1.5.4.3 Đặc điểm
Tài khoản 113 – Tiền đang chuyển: phản ánh các khoản tiền của doanh nghiệp đã
nộp vào Ngân hàng, Kho bạc nhà nước, đã gửi cho bưu điện để chuyển về cho Ngân
hàng nhưng chưa nhận được Giấy báo có, trả cho doanh nghiệp khác hay đã làm thủ
tục chuyển tiền từ Ngân hàng nhưng chưa nhận được Giấy báo nợ hay Bảng sao kê của
ngân hàng.
Tiền đang chuyển gồm tiền Việt Nam đồng và ngoại tệ trong các trường hợp như
thu tiền mặt hoặc séc nộp thẳng vào ngân hàng, chuyển tiền qua bưu điện để trả cho
các doanh nghiệp khác, giao tiền tay ba giữa người mua hàng với doanh nghiệp và
Kho bạc Nhà nước.
Kết cấu tài khoản 113 – Tiền đang chuyển
Nợ TK 111 Có
SDĐK: Các khoản tiền đang chuyển đầu
kỳ
 Các khoản tiền mặt hoặc séc bằng  Số tiền kết chuyển vào tài khoản 112
tiền Việt Nam, ngoại tệ đã nộp vào ngân – Tiền gửi ngân hàng, hoặc tài khoản có
hàng hoặc đã gửi bưu điện để chuyển vào liên quan
Ngân hàng nhưng chưa nhận giấy báo Có  Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá
 Chênh lệch tỷ giá hối đoái do số dư ngoại tệ là tiền đang chuyển tại
đánh giá số dư ngoại tệ là tiền đang thời điểm báo cáo
chuyển tại thời điểm báo cáo

SDCK: Các khoản tiền đang chuyển


cuối kỳ
(Nguồn: Theo thông tư 133/2016/TT-BTC)
Tài khoản 113 – Tiền đang chuyển, có 2 tài khoản cấp 2:
 Tài khoản 1131 – Tiền Việt Nam: phản ánh số tiền Việt Nam đang chuyển.
 Tài khoản 1132 – Ngoại tệ: phản ánh số ngoại tệ đang chuyển.
1.5.4.4 Sổ kế toán chi tiết
 Sổ cái TK 113
 Sổ chi tiết TK 1131, TK 1132
1.5.4.5 Hạch toán chi tiết

(Nguồn: Theo thông tư 133/2016/TT-BTC)


1.5.5 Kiểm kê quỹ
1.5.5.1 Khái niệm kiểm kê
Theo Luật Kế Toán, kiểm kê là việc tiến hành kiểm tra tại chỗ các loại tài sản
hiện có của doanh nghiệp bằng cách cân đo, đong đếm nhằm xác định số tài sản thực
có nhằm phát hiện các khoản chênh lệch giữa số thực tế kiểm kê được với số ghi trên
sổ kế toán.
Kiểm kê quỹ là việc tiến hành kiểm tra tài khoản Tiền mặt tại quỹ và Tiền gửi
ngân hàng của doanh nghiệp nhằm xác định số tài sản thực có phù hợp với số dư trên
sổ quỹ tiền mặt và Sổ tiền gửi ngân hàng của doanh nghiệp.
1.5.5.2 Mục đích kiểm kê
Yêu cầu quan trọng nhất của kế toán là việc phản ánh chính xác, nghĩa là số liệu
trên sổ sách phải phù hợp với số hiện có tại cùng thời điểm tương ứng. Tuy nhiên, số
liệu thực tế và số trên sổ sách kế toán vẫn có thể chênh lệch, nguyên nhân chênh lệch
có thể là do việc sai sót trong lập chứng từ, ghi sổ hoặc do việc hao hụt tự nhiên trong
quá trình bảo quản hoặc do việc đo lường không chính xác và nghiêm trọng hơn là do
các hành vi gian lận và tham ô.
Theo như đặc điểm của vốn bằng tiền là khoản mục quan trọng nhưng nhạy cảm,
dễ bị tham ô thì việc kiểm kê quỹ đóng vai trò quan trọng, giúp đảm bảo sự chính xác
về số liệu, giúp phát hiện những sai sót và gian lận để kịp thời điều chỉnh và phát hiện
nguyên nhân để xử lý.
1.5.5.3 Phương pháp kiểm kê
Tùy theo nội dung của đối tượng kiểm kê mà lựa chọn phương pháp kiểm kê phù
hợp, đối với vốn bằng tiền sẽ tiến hành kiểm kê tiền mặt và kiểm kê tiền gửi ngân
hàng.
Kiểm kê tiền mặt sẽ tiến hành kiểm kê toàn bộ tiền Việt Nam Đồng và Ngoại tệ
(nếu có) bằng cách đếm trực tiếp từng loại, sau đó đối chiếu giữa các sổ kế toán, sổ
quỹ với số liệu kiểm kê được.
Kiểm kê tiền gửi ngân hàng sẽ được tiến hành bằng cách đối chiếu số dư của
từng tài khoản chi tiết trên sổ kế toán với sổ ngân hàng.
Tùy theo phạm vi và đối tượng kiểm kê để lựa chọn hình thức kiểm kê. Đối với
vốn bằng tiền, Tiền mặt và Tiền gửi ngân hàng sẽ được kiểm kê định kỳ và kiểm kê
bất thường không quy định trước thời gian. Riêng Tiền mặt tại quỹ còn được Thủ quỹ
tiến hành kiểm kê hằng ngày.
1.5.5.4 Quy trình kiểm kê
Trước khi tiến hành kiểm kê, doanh nghiệp phải thành lập Ban kiểm kê, Kế toán
phải đảm bảo hoàn thành việc hạch toán tất cả các nghiệp vụ phát sinh, khóa sổ đúng
thời điểm để đảm bảo có số liệu chính xác để tiến hành kiểm kê. Người quản lý tài sản
phải sắp xếp, phân loại tài sản để việc kiểm kê được tiến hành thuận tiện, nhanh chóng.
Tiến hành kiểm kê theo phương pháp và phương thức kiểm kê phù hợp.
Sau khi kiểm kê kết thúc, đơn vị kế toán sẽ lập “báo cáo tổng hợp kết quả kiểm
kê” trong đó có đầy đủ chữ ký của Ban kiểm kê. Trường hợp có sự chênh lệch giữa số
thực tế và số trên sổ sách thì phải xác định nguyên nhân và phản ánh số chênh lệch và
kết quả xử lý vào sổ kế toán trước khi lập báo cáo tài chính. Ban kiểm kê sẽ chịu trách
nhiệm về kết quả kiểm kê đã thực hiện.
Việc kiểm kê sẽ được tiến hành theo nhiều bước
 Thành lập “Ban kiểm kê”: Định kỳ hoặc khi có yêu cầu kiểm kê quỹ từ Kế
toán trưởng và Ban giám đốc (đột xuất), hội đồng kiểm kê sẽ được lập bao gồm: thủ
quỹ, kế toán thanh toán, Kế toán trưởng và cuối năm tài chính thì có thêm sự có mặt
của GĐ.
 Thực hiện các công việc trước khi kiểm kê: Để công việc kiểm kê được thuận
lợi và chính xác, kế toán phải phản ánh và cập nhật các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
trong kỳ, tiến hành khóa sổ đúng hạn để có số liệu chính xác trước khi tiến hành kiểm
kê.
Thủ quỹ và kế toán sau khi nhận được thông báo hoặc yêu cầu về việc kiểm kê sẽ tiến
hành việc phân loại, sắp xếp các chứng từ, sổ sách để thuận tiện trong việc tiến hành
kiểm kê, kiểm tra, đối chiếu.
 Thực hiện kiểm kê: Đối với tiền mặt, Ban kiểm kê sẽ tiến hành phân loại đếm
các loại tiền và lập bảng kiểm kê quỹ, sau đó tiến hành đối chiếu giữa số dư trên sổ
quỹ và số kiểm kê được. Đối với tiền gửi Ngân hàng, Ban kiểm kê sẽ tiến hành đối
chiếu giữa số dư trên sổ tiền gửi ngân hàng và số dư được Ngân hàng xác nhận
 Xử lý kết quả kiểm kê: Sau khi kết thúc việc kiểm kê, Ban kiểm kê sẽ ký xác
nhận vào Bảng kiểm kê quỹ. Khi phát hiện chênh lệch, công ty sẽ xác định nguyên
nhân và phản ánh số chênh lệch và kết quả xử lý vào các tài khoản có liên quan trước
khi lập Báo cáo tài chính. Người lập và ký phải chịu trách nhiệm về kết quả kiểm kê.
Có các trường hợp xảy ra như sau:
 Trường hợp khi kiểm kê phát hiện thiếu:

 Trường hợp kiểm kê phát hiện thừa:

1.5.6 Các hình thức ghi sổ kế toán vốn bằng tiền


Theo phụ lục 4 của Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài
chính (Thay thế QĐ 48/2006) thì hình thức ghi sổ kế toán bao gồm có các hình thức
sau:
Hình thức kế toán nhật ký chung
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN VỐN BẰNG
TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU LORCA VIỆT
NAM
1.1 Giới thiệu khái quát về công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Lorca Việt Nam
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần xuất nhập khẩu
Lorca Việt Nam
CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU LORCA VIỆT NAM có mã số
thuế 0106511702 được cấp vào ngày 15/04/2014, cơ quan Thuế đang quản lý: Chi cục
Thuế khu vực Thường Tín - Phú Xuyên
Năm 2015 Công ty bắt đầu kinh doanh sản phẩm bếp từ cao cấp nhập khẩu
 Chính thức nhập khẩu bếp từ Tây Ban Nha – những chiếc bếp từ Tây
Ban Nha cao cấp thương hiệu LORCA đầu tiên được bán trên thị trường Việt Nam.
 Hợp tác với tập đoàn Copreci để nhập khẩu Module bếp từ cao cấp +
Hợp tác với Tập đoàn Schott Ceran (CHLB Đức) và Eurokera (Pháp) để nhập khẩu
kính sử dụng và thiết kế mặt bếp từ, bếp gas
 Hợp tác với EGO – Tập đoàn công nghệ cao, nhà sản xuất hàng đầu thế
giới về công nghệ, linh kiện và sản phẩm gia dụng để nhập Module bếp cao cấp từ
Đức.
Năm 2016 Mở rộng quy mô và phát triển chi nhánh tại miền Nam
 Mở văn phòng đại diện tại Tp. Hồ Chí Minh
 Phát triển thêm nhiều mã bếp từ mới để đáp ứng nhu cầu của thị trường
và chính thức nhập khẩu nhiều mẫu bếp từ Malaysia.
 Sản xuất thành công và cung cấp, phân phối mẫu lò nướng TA 917 trên
thị trường.
 Hợp tác với đối tác sản xuất máy hút mùi tại Polan (Ba Lan) để nghiên
cứu và sản xuất ra những dòng Máy hút mùi cao cấp châu Âu với chất lượng hàng đầu.
Năm 2018 Mở rộng nhà cung cấp tại Châu Á, Thái Bình Dương
Với mong muốn mang đến những sản phẩm thiết bị nhà bếp chất lượng nhất với
giá thành tốt nhất, LORCA VIỆT NAM không ngừng tìm kiếm và hợp tác sản xuất với
nhiều nhà cung cấp lớn, uy tín tại châu Á.
Năm 2019 Đăng ký bảo hộ thương hiệu và nở rộng hợp tác nước ngoài
 Đăng ký bảo hộ thương hiệu thành công tại Cộng Hòa Liên Bang Đức.
Đây được coi là một dấu mốc quan trọng giúp LORCA VIỆT NAM khẳng định và
định vị thương hiệu Thiết bị nhà bếp cao cấp trên thị trường Việt Nam. Đồng thời bảo
vệ Người tiêu dùng khỏi hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.
 Hợp tác với ELAG để sản xuất 02 mẫu Bếp Từ Cao Cấp LCI-809D và
LCI-809P – Đây là hai mẫu bếp từ được sản xuất theo dây chuyền và linh kiện 100%
tại CHLB Đức.
Năm 2020 Phát triển thêm một số sản phẩm thiết bị nhà bếp khác
Phát triển một số dòng sản phẩm thiết bị nhà bếp khác như Máy rửa bát, Nồi chiên
không dầu, để đáp ứng nhu cầu của thị trường và mang đến cho người tiêu dùng những
sản phẩm thiết bị nhà bếp chất lượng nhất.
Lorca là thương hiệu thiết bị nhà bếp được đăng ký bản quyền tại Cộng Hòa Liên
Bang Đức – Số 302019106704 do cục Sở Hữu Trí Tuệ Cộng Hòa Liên Bang Đức cấp
và đăng ký nhãn hiệu – Số:230698 tại Cục Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam (Thương Hiệu
sở hữu bởi Việt Nam) nổi bật với những sản phẩm cao cấp mang những đặc trưng
hoàn hảo của phong cách Châu Âu
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU LORCA VIỆT NAM
Tên giao dịch: LORCA VIET NAM IMPORT EXPORT JOINT STOCK
COMPANY
Mã số thuế: 0106511702
Địa chỉ: Thôn Bái Xuyên, Xã Minh Tân, Huyện Phú Xuyên, Hà Nội
Hotline: 18006690
Website: WWW.Lorca.vn
Người đại diện: Bà Nguyễn Thị Hà – Tổng Giám Đốc
1.1.2 Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty
Ngành nghề kinh doanh, các thông tin cơ bản của doanh nghiệp được thể hiện
minh bạch trên Bản sao “Giấy phép đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp: (Phụ lục
2.1)
1.1.3 Bộ máy tổ chức của công ty Lorca Việt Nam
1.1.3.1 Sơ đồ hệ thống tổ chức bộ máy quản lý công ty : (Phụ lục 2.2)
1.1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ cơ bản của từng phòng ban
 Giám đốc:
 Giám đốc là người đại diện pháp nhân của công ty, đồng thời chịu trách nhiệm
quản lý và điều hành mọi hoạt động chung của công ty.
 Chỉ đạo công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch các mặt kinh doanh, kế toán tài
chính, đời sống xã hội, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ, tổ chức sản xuất.
 Quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản vật tư, tiền vốn, lao động.
 Chỉ đạo các mặt ngoại giao, nhập hàng, tiêu thụ sản phẩm, tổ chức lao động, ký
kết và chỉ đạo thực hiện các hợp đồng mua bán hàng hóa.
 Chủ của tài khoản công ty
 Tổ chức xây dựng hệ thống thông tin, các nội quy trong Công ty.
 Thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động theo bộ luật lao động. Tổ
chức đào tạo, tuyển dụng, bồi dưỡng nghề nghiệp theo yêu cầu và tính chất công việc.
 Phòng kế toán
 Kế toán trưởng: chịu trách nhiệm giám sát, kiểm tra, phân bổ trách nhiệm và
quyền hạn cho mỗi ban kế toán riêng dưới cấp của mình, đồng thời báo cáo theo định
kỳ mọi hoạt động tài chính lên Giám đốc.
 Kế toán tổng hợp: chịu trách nhiệm quản lý chung tất cả các mảng tài chính của
công ty: thu chi, công nợ, thủ tục báo cáo thuế, tiền lương nhân viên .... Đồng thời báo
cáo định kỳ mọi hoạt động của mình lên Kế toán trưởng.
 Kế toán bán hàng: chịu trách nhiệm quản lý mảng tài chính liên quan đến việc
xuất, nhập hàng hóa, công nợ với đối tác khách hàng, kiểm soát thu chi tài chính giữa
công ty với nhà phân phối, đại lý. Đồng thời báo cáo định kỳ mọi hoạt động của mình
lên Kế toán trưởng.
 Phòng kinh doanh
 Thị Trường: chịu trách nhiệm khảo sát, nghiên cứu thị trường để có sự so sánh
giá, so sánh sản phẩm với các đối thủ cạnh tranh nhằm đưa ra định hướng phát triển thị
trường mới, chăm sóc và giữ mối thị trường cũ của công ty. Phối hợp cùng phòng kinh
doanh tổ chức đi đào tạo, hội thảo ở những thị trường tiềm năng đang trên đà phát triển
hoặc cần mở rộng.
 Đối Ngoại: chịu trách nhiệm làm việc với các cơ quan ban ngành liên quan đến
các hoạt động của công ty để phối hợp hoạt động, xin giấy phép thành lập văn phòng,
giấy phép hội thảo cũng như chịu trách nhiệm giải quyết những khiếu nại, tố tụng nếu
có phát sinh từ nhà phân phối, đại lý với một đại diện bên thứ 3 nào đó.
 Phòng hành chính
 Nhân Sự: Chịu trách nhiệm soạn thảo các văn bản, hợp đồng liên quan đến hoạt
động kinh doanh của công ty, thay mặt Giám đốc ra thông báo, quyết định về hoạt
động của công ty đến nhân viên, nhà phân phối. Chịu trách nhiệm quản lý khối hành
chính văn phòng
 Tuyển Dụng: chịu trách nhiệm tuyển dụng nhân sự mới cho công ty, hướng dẫn
ứng viên các thủ tục hồ sơ, phối hợp cùng bộ phận Nhân sự soạn thảo hợp đồng cho
nhân viên.
 Chính Sách: chịu trách nhiệm về các chính sách lương, thưởng, chế độ bảo hiểm,
thai sản...cho nhân viên công ty. Đưa ra những chính sách trả thưởng, chính sách
khuyến mãi, hậu mãi cho khách hàng, đại lý và nhà phân phối.
 Phòng xuất nhập khẩu: Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của BGĐ công ty, thực hiện
các nhiệm vụ soạn thảo, xem xét hợp đồng công ty như hợp đồng mua bán ngoại
thương, hợp đồng ủy thác, hợp đồng gia công. Tham mưu cho GĐ khỉ giao dịch đàm
phán, ký kết hợp đồng với khách hàng trong và ngoài nước, thanh lý khi hết hợp đồng
gia công. Theo dõi thường xuyên và kịp thời tiến độ của mỗi đơn hàng, theo dõi và
nhận những đơn hàng mới, đồng thời đảm bảo đúng chất lượng mẫu mã và thời hạn
của các đơn hàng cũ. Theo dõi thường xuyên và sản xuất kịp tiến độ đáp ứng nhu cầu
khách hàng, sản xuất đảm bảo chất lượng và đúng thời hạn.
 Phòng kiểm tra chất lượng: Kiểm tra chất lượng thành phẩm trước khi gửi
chuyển cho khách hàng đảm bảo chất lượng theo đúng hợp đồng đã tha thuận
 Phòng kỹ thuật: Chịu trách nhiệm về kỹ thuật trong công ty, kiểm tra theo dõi
việc lụng phương tiện, máy móc trong công ty. Chủ trì việc nâng cấp, bảo dưỡng, sửa
chữa cho các phương tiện, thiết bị
 Phân xưởng: Hoàn thành các công đoạn sản xuất, sau đó chuyển sang bộ phận
thành phẩm. Nghiên cứu, tham gia để xuất với BGĐ về công tác kỹ thuật, thiết kế lắp
đặt, tiến máy móc một cách hiệu quả nhất.
Mối quan hệ giữa các bộ phận quản lý
 Mối quan hệ trong ban lãnh đạo:
Giám đốc là người đứng đầu công ty dẫn dắt mọi hoạt động của công ty đưa công
ty phát triển ngày một lớn mạnh, thực hiện mục tiêu kinh doanh mà công ty đề ra đem
lại nguồn lợi nhuận cho công ty. Tuy nhiên bên cạnh đó, giám đốc cũng phải chịu
trách nhiệm trước quyết định và chỉ thị của mình đưa ra, Giám đốc phải xem xét cẩn
thận, xin ý kiến của các phòng ban cũng như cổ đông trong công ty trước khi đưa ra
một quyết định nào đó. Dưới giám đốc đều là những cánh tay đắc lực hỗ trợ giám đốc
trong công việc kinh doanh cũng như quản lý công ty.
 Mối quan hệ giữa ban lãnh đạo với các phòng ban:
Là mối quan hệ chỉ đạo trực tiếp, giám đốc trực tiếp chỉ đạo và quyết định các
công việc của các phòng ban chức năng. Các phòng ban có nhiệm vụ tham mưu, đưa
ra ý kiến và thực hiện quyết định mà giám đốc giao cho mọi hoạt động.
 Mối quan hệ giữa các phòng ban:
Các phòng ban có nhiệm vụ bổ sung, hỗ trợ nhau thực hiện các chỉ thị , quyết
định mà giám đốc giao cho. Các bộ phận cùng nhau cung cấp các thông tin và tham
mưu kịp thời các ý tưởng, chiến lược kinh doanh cho ban lãnh đạo để có điều khiển
hoạt động của công ty một cách hiệu quả nhất và mục tiêu tối đa lợi nhuận.
Kết luận: Muốn một công ty từng bước đi lên một cách vững trãi thì mối quan
hệ giữa ban lãnh đạo và các phòng ban phải luôn gắn kết, hoạt động vì mục đích chung
đưa công ty lên đà phát triển, mở ra nhiều cơ hội kinh doanh tìm ra nguồn lợi nhuận
tốt cho công ty. Khi có những sai sót, mâu thuẫn giữa các phòng ban, công ty cần có
sự điều chỉnh phù hợp để không ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của công ty.
1.1.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty trong 3 năm 2018,
2019, 2020
Chênh lệch

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2019/2018 Năm 2020/2019

Số tiền % Số tiền %

Doanh thu
11,237,927,402 10,017,445,445 24,368,467,548 -1,220,481,957 10.86 14,351,022,103 143.26
(đồng)
Các khoản giảm
0 0 0 0 0
trừ doanh thu
Giá vốn hàng
10,153,941,589 8,820,023,640 21,256,712,083 -1,333,917,949 13.137 12,436,688,443 141.005
bán

Lợi nhuận gộp 1,083,985,813 1,197,421,815 3,111,755,465 113,436,002 10.465 1,914,333,650 159.871

Doanh thu hoạt


10,666,672 234,456 330,388 -10,432,216 97.802 95,932 40.9168
động tài chính
Chi phí hoạt
6,640,044 14,789,922 248,614,285 8,149,878 122.74 233,824,363 1580.97
động tài chính
Chi phí quản lí
987,823,372 1,214,232,707 3,002,416,797 226,409,335 22.92 1,788,184,090 147.269
kinh doanh
Lợi nhuận thuần 100,189,069 -31,366,358 -138,945,229 -131,555,427 131.31 -107,578,871 342.975
từ hoạt động sản
xuất kinh doanh

Thu nhập khác 0 164,490,175 243728851 164,490,175 79,238,676 48.1723

Chi phí khác 292,758,650 51,461,147 254545 -241,297,503 82.422 -51,206,602 -99.505

Lợi nhuận khác -292,758,650 113,029,028 243474306 405,787,678 138.61 130,445,278 115.409

Lợi nhuận kế
-192,569,581 81,662,670 140,529,077 274,232,251 142.41 58,866,407 72.0848
toán trước thuế
Chi phí thuế
0 0 14,634,070 0 14,634,070
TNDN
Lợi nhuận sau
-192,569,581 81,662,670 89,895,007 274,232,251 142.41 8,232,337 10.0809
thuế

ROA -0.019 0.005 0.004 0.024 125% (0.001) 16%

ROE -0.054 0.008 0.009 0.062 116% 0.001 9%

ROS -0.017 0.008 0.004 0.025 148% (0.004) 55%


Qua bảng số liệu phân tích trên ta thấy sự biến động tăng giảm trong kết quả sản
xuất kinh doanh của công ty của 3 năm qua như sau:
 Doanh thu có sự biến đổi không đồng đều qua 3 năm. Thể hiện rõ: doanh thu
năm 2019 giảm so với năm 2018 là 1,220,481,957 đồng tương ứng với tỉ lệ 10.86%
điều này có thể là do ảnh hưởng của tình dịch bệnh COVID 19 đẫn đến nhu cầu của
khách hàng giảm đi mạnh. Doanh thu năm 2020 tăng so với năm 2019 là
14,351,022,103 đồng tương ứng với tỉ lệ 143.36% đây là sự tăng vượt trội do tình hình
dịch bệnh đã được cải thiện, con người bắt đầu cải thiện kinh tế dẫn đến nhu cầu mua
bán trong thị trường tăng
 Giá vốn hàng bán năm 2019 giảm so với năm 2018 là 1,333,917,949 đồng tương
ứng với tỉ lệ 13.137% do lượng hàng bán ra được ít nên số hàng nhập về cũng giảm so
với năm 2018. Giá vốn hàng bán năm 2020 tăng đáng kể so với năm 2019 là
12,436,688,443 tương ứng với tỉ lệ 141.005% điều này tăng cũng là do hàng bán ra
nhiều nên cần nhập lượng lớn do đó giá vốn hàng bán tăng.
 Lợi nhuận gộp năm 2019 tăng so với năm 2018 là 113,436,002 đồng tương ứng
với tỉ lệ 10.465% mặc dù doanh thu là giảm so với năm 2018 nhưng thực tế lợi nhuận
năm 2019 vẫn cao hơn là do giá vốn hàng bán giảm, do tình hình dịch bệnh nên các
bên cung cấp đã có sự giảm giá trong đơn đặt hàng. Lợi nhuận gộp năm 2020 tăng so
với 2019 là 1,914,333,650 đồng tương ứng với tỉ lệ 159.871%. Do năm 2020 nền kinh
tế phải vững mạnh để khôi phục sau thiên tai, dịch bệnh nên việc trao đổi, mua bán
hàng hóa diễn ra liên tục dẫn đến doanh thu tăng vượt trội làm cho lợi nhuận gộp tăng
 Doanh thu hoạt động tài chính giảm 10,432,216 đồng tương ứng với tỉ lệ
97.802% do tình hình kinh tế của các công ty đang bị chững lại do dịch bệnh nên cổ
tức, lãi suất thu được của công ty bị giảm mạnh. Doanh thu hoạt động tài chính năm
2020 tăng so với năm 2019 là 95,932 đồng tương ứng với tỉ lệ 40.9168, mặc dù tăng
không đáng kể nhưng cũng thể hiện được rằng nền kinh tế đang được khôi phục sau
dịch bệnh.
 Chi phí hoạt động tài chính tăng dần qua các năm, năm 2019 tăng 8,149,878
tương ứng với tỉ lệ 122.74%, năm 2020 tăng 233,824,363 đồng tương ứng với tỉ lệ
1580.97% tăng đáng kể, điều này là do công ty vay vốn để đầu tư cải thiện doanh thu
lợi nhuận sau thời gian dịch dài
 Lợi nhuận kế toán trước thuế của công ty năm 2018 là lỗ do đó công ty không
phải nộp thuế TNDN, năm 2019, năm 2020 lợi nhuận trước thuế của công ty tăng lên
đáng kể lần lượt là 274,232,251 và 58,866,407 đồng
 Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) năm 2019 tăng 0,024 tương ứng với 125 %
nhưng năm 2020 lại giảm 0.001 tương ứng với tỉ lệ 16%. Mặc dù lợi nhuận năm 2020
cao hơn so với lợi nhuận của năm 2019, điều này là do tài sản của năm 2019 cao hơn
tài sản năm 2020.
 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) tăng dần theo các năm cụ thể là
năm 2019 tăng 0.062 tương ứng với tỉ lệ 116%, năm 2020 tăng 0.01 tương ứng với tỉ
lệ 9%. Do lợi nhuận tăng dần theo các năm, nền kinh tế khôi phục sau COVID-19.
 Tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) năm 2019 tăng 0,025 tương ứng với tỉ lệ
148%, năm 2020 giảm 0,004 tương ứng với tỉ lệ 55%. Mặc dù lợi nhuận và doanh thu
năm 2019 và 2020 đều tăng nhưng cả hai chỉ tiêu này tăng một cách đồng đều.
Qua bảng trên, ta thấy công ty đã có sự thay đổi về lợi nhuận trong 3 năm 2018,
2019, 2020. Công ty đã có những biện pháp quản lí, khắc phục kinh tế sau dịch bệnh
COVID 19, đã làm lợi nhuận thu được tăng lên vượt trội. Tuy nhiên, lợi nhuận thu từ
hoạt động sản xuất kinh doanh giảm dần vào các năm, công ty cần tập chung vào bán
hàng, cung cấp dịch vụ hơn.
1.1.5 Giới thiệu phòng ban công ty Lorca Việt Nam
1.1.5.1 Tổ chức bộ máy kế toán
 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán (Phụ lục 2.3)
 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận
Phòng Tài chính Kế toán Công ty gồm có 8 người, mỗi người đảm nhận một
phần hành kế toán riêng.
Mỗi nhân viên kế toán được phân công trách nhiệm sau:
 Kế toán trưởng: Là người trực tiếp điều hành các vấn đề tài chính của công ty.
Ký các văn bản có liên quan đến vấn đề tài chính đồng thời tham mưu cho GĐ chỉ đạo
các nghiệp vụ tài chính theo quy định của bộ tài chính, hướng dẫn việc lập kế hoạch và
lập báo cáo tài chính. Bên cạnh đó bồi dưỡng hướng dẫn nghiệp vụ kế toán, tài chính
cho nhân viên kế toán kiện toàn bộ máy kế toán của đơn vị.
 Kế toán tổng hợp: Tập hợp dữ liệu kế toán toàn công ty, có trách nhiệm quản lý
chung sự phát sinh của hệ thống tài khoản dùng trong công ty. Trực tiếp lập các báo
cáo kế toán và các báo cáo kế hoạch hàng tháng, quý, năm theo chế độ hiện hành.
Theo dõi và báo cáo các loại thuế của văn phòng công ty cũng như toàn công ty
và theo dõi sự phát sinh của tài khoản 333 và tài khoản 133.
Theo dõi đầu tư các dự án kinh doanh phát triển nhà. Quản lý các đơn đặt hàng
theo bảng phân công theo dõi kèm theo và làm kiêm nhiệm thêm các công việc khác
khi có sự phân công.
 Kế toán tiền lương, BHXH, BHYT, BHTN: Theo dõi các nghiệp vụ có liên quan
đến tính lương và trả lương cho người lao động; kế toán theo dõi BHXH, BHYT,
BHTN, KPCĐ trên tài khoản 3383, 3384, 3385, 3382 đặc biệt là công tác thu hồi nợ
bảo hiểm. Quản lý các công trình theo bảng phân công và làm kiêm nhiệm thêm công
việc khác khi có sự phân công của Trưởng phòng hoặc Phó phòng.
 Kế toán TSCĐ, CCDC: Theo dõi công tác cho thuê xe, máy móc thiết bị sửa
chữa máy móc thiết bị. Theo dõi nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trên TK 153 và 152.
Theo dõi tài sản cố định trên TK 211, khấu hao tài sản cố định trên TK 214, theo dõi
sự luân chuyển của tài sản cố định, công cụ dụng cụ toàn công ty… Quản lý các đơn
đặt hàng theo bảng phân công và làm các công việc khác theo sự phân công của
Trưởng phòng và Phó phòng.
 Kế toán ngân hàng: Có trách nhiệm theo dõi với ngân hàng về tiền gửi, tiền vay
ký quỹ. Căn cứ vào uỷ nhiệm chi, séc, khế ước vay kế toán ghi sổ cái, sổ chi tiết, các
tài khoản có liên quan. Báo cáo Trưởng phòng.
 Kế toán thanh toán: Theo dõi tình hình công nợ phải thu, phải trả, tạm ứng của
các nhân viên và các chủ nhiệm đơn hàng để có kế hoạch thanh toán và thu hồi nợ kịp
thời. Cụ thể theo dõi thanh toán tại văn phòng công ty, theo dõi tiền mặt trên TK 111,
theo dõi công nợ phải thu khách hàng trên TK 131, theo dõi công nợ tạm ứng trên TK
141, theo dõi phải trả các nhà cung cấp trên TK 331, …
 Kế toán bán hàng: Ghi chép đầy đủ kịp thời khối lượng hàng hoá dịch vụ bán ra
và tiêu thụ nội bộ, tính toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp và các
khoản chi phí khác nhằm xác định kết quả bán hàng. Kiểm tra giám sát tiến độ thực
hiện, kế hoạch bán hàng, kế hoạch lợi nhuận, phân phối lợi nhuận.
 Thủ quỹ: có nhiệm vụ thu, chi tiền mặt, quản lý tiền mặt, ngân phiếu, ghi chép
quỹ và cáo sổ quỹ hàng ngày.
1.1.5.2 Tổ chức công tác kế toán tại công ty
1.1.5.2.1 Chính sách kế toán
Công ty áp dụng chế độ kế toán theo thông tư 133/2016/TT-BTC và các Thông
tư hướng dẫn sửa đổi, bổ sung có liên quan.
Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.
Hình thức sổ kế toán áp dụng: Nhật ký chung
Đơn vị tiền tệ sử dụng hạch toán: Đồng Việt Nam (VND)
Các giao dịch bằng ngoại tệ: Các khoản mục tài sản và nợ phải trả có gốc bằng
đơn vị tiền tệ khác VND được quy đổi sang VND theo tỷ giá hối đoái của ngày kết
thúc niên độ kế toán. Các giao dịch bằng đơn vị tiền tệ khác VND trong năm được quy
đổi sang VND theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch. Tất cả các khoản chênh lệch tỷ
giá hối đoái được ghi nhận vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Tiền: bao gồm tiền mặt và tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn
Các khoản phải thu: Các khoản phải thu khách hàng và các khoản phải thu khác
được phản ánh theo nguyên giá trừ đi dự phòng phải thu khó đòi.
Hàng tồn kho: Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán
hàng tồn kho và tính giá trị hàng tồn kho theo phương pháp nhập trước xuất trước.
Khấu hao: Khấu hao được tính theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian
hữu dụng theo Thông tư 45/2013/TT-BTC
1.1.5.2.2 Hệ thống tài khoản
Hiện nay, công ty cổ phần xuất nhập khẩu Lorca Việt Nam đang áp dụng hệ
thống tài khoản kế toán theo thông tư 133/2016/TT – BCT được Bộ Tài Chính ban
hành ngày 26/08/2016 (Phụ lục 2.4)
1.1.5.2.3 Hệ thống chứng từ
Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Lorca Việt Nam hiện đang sử dụng một số các
chứng từ hiện có trong danh mục chứng từ hiện có theo thông tư 133/2016/TT-BTC
được bộ tài chính ban hành ngày 26/08/2016. (Phụ lục 2.5)
 Cách thức tổ chức và quản lý chứng từ kế toán tại đơn vị:
Tại công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Lorca Việt Nam, các chứng từ kế toán được
lập và bảo quản tuân theo luật và chuẩn mực kế toán Việt Nam. Theo đó, các chứng từ
sẽ được kế toán lập và được giám đốc ký duyệt, đóng dấu. Khi các chứng từ có đầy đủ
dấu và chữ kí theo đúng quy định, tùy theo loại chứng từ mà sẽ được lưu hành nội bộ
hoặc chuyển đến các đối tác của công ty.
Các chứng từ sẽ được kế toán phân loại và lưu trữ ở những tập hồ sơ riêng biệt và
theo những tiêu chí nhất định để thuận tiện cho việc sử dụng khi cần đến.
1.1.5.2.4 Tổ chức hệ thống sổ kế toán
Hiện tại, doanh nghiệp áp dụng hình thức ghi sổ “Nhật ký chung” (không mở sổ
nhật ký đặc biệt),
Theo hình thức Nhật ký chung này, tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát
sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký chung mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung theo
trình tự thời gian phát sinh và nội dung của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên sổ
Nhật ký chung để ghi sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.
Hình thức Nhật ký chung bao gồm các sổ: sổ Nhật ký chung, Sổ nhật ký đặc
biệt, Sổ Cái, các sổ, thẻ kế toán chi tiết, Bảng tổng hợp chi tiết, bảng cân đối số phát
sinh.
Sơ đồ quy trình ghi sổ theo hình thức nhật ký chung (Phụ lục 2.6)
( Nguồn : Kế toán công ty
)
 Hàng ngày: căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi, giấy báo nợ, giấy báo có… ghi
nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, đồng thời ghi vào sổ quỹ tiền mặt, sổ tiền
gửi ngân hàng, sổ chi tiết TK 111, 112. Sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký
chung để ghi vào Sổ Cái TK 111, 112.
 Cuối tháng, cuối quý, cuối năm: cộng số liệu trên Sổ Cái TK 111,112, lập Bảng
cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp, đúng số liệu ghi trên Sổ Cái
và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ chi tiết TK 111,112) được dùng để lập
các Báo cáo tài chính. Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có
trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh
Có trên sổ Nhật ký chung cùng kỳ.
 Để theo dõi và nắm bắt kịp thời tình hình thu- chi trong doanh nghiệp và tránh
làm mất chứng từ, công ty sử dụng hình kế toán trên máy vi tính. Hình thức ghi sổ này
cho phép người dùng dễ dàng theo dõi được tình hình hoạt động của công ty một cách
dễ dàng, nhanh chóng giúp tiết kiệm thời gian. Đồng thời các kế toán viên có thể nộp
giấy tờ và các tài liệu liên quan ngay cho cơ quan Nhà nước khi được yêu cầu.
 Công ty hạch toán kế toán trên máy tính và nhập liệu vào phần mềm MISA SME,
nó giúp kế toán viên tính toán nhanh chóng khi sử dụng các lệnh tính toán đã được cài
sẵn trong đó. Giao diện phần mềm
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy tính (Phụ lục 2.7)
Giải thích sơ đồ:
Bước 1: Kế toán thu thập, lập chứng từ kế toán hàng ngày, hàng tháng theo
nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Sau đó kế toán viên kiểm tra và ký chứng trừ hoặc trình
giám đốc ký.
Bước 2: Khi có chứng từ, kế toán phân loại chứng từ, tổng hợp số liệu các chứng
từ cùng loại, sắp xếp đối chiếu với chứng từ liên quan.
Bước 3: Sau khi phân loại và định khoản trên chứng từ, kế toán viên tiến hành
ghi nhập giữ liệu vào phần mềm, lập sổ chi tiết, sổ cái, ...các tài khoản.
Bước 4: Cuối tháng hoặc cuối quý, kế toán khóa sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài
chính. Khi được kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa các sổ kế toán với nhau, tiến hành in.
Đóng thành quyển. Cuối cùng lưu trữ và bảo quản tài liệu
1.1.5.2.5 Hệ thống báo cáo kế toán
Công ty sử dụng hệ thống báo cáo ban hành theo điều 100 TT200/2014/TT-BTC
 Hệ thống báo cáo tài chính
 Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01 – DN)
 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02 – DN)
 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03 – DN)
 Bản thuyết minh Báo cáo tài chính (Mẫu số B09 – DN)
 Báo cáo thuế GTGT
 Tờ khai thuế GTGT
 Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn chứng từ
 Báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp
 Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp
1.1.5.2.6 Tổ chức công tác kiểm tra kế toán
 Công ty thường xuyên kiểm tra công tác kế toán, hàng năm công ty nhận sự kiểm
toán của các công ty kiểm toán theo quy định của nhà nước trước khi nộp báo cáo
 Định kì tiến hành việc đối chiếu sổ sách hoặc tiến hành kiểm tra bất thường đối
với các khoản mục nhạy cảm, có mức độ rủi ro cao, dễ bị nhân viên chiếm dụng, gian
lận
1.2 Thực trạng công tác kế toán vốn bằng tiền tại công ty
1.2.1 Chính sách quản lý
Tại Công ty, khi phát sinh các nghiệp vụ liên quan đến kế toán vốn bằng tiền, Kế
toán sẽ phản ánh ngay vào sổ
Để tránh gian lận, Kế toán và Thủ quỹ của công ty độc lập với nhau (bất kiêm
nhiệm).
Để bảo vệ tiền mặt tồn quỹ, công ty sử dụng két sắt và mã số két sắt được giữ bí
mật theo quy định.
Các chứng từ liên quan đến vốn bằng tiền như: Hóa đơn, phiếu thu, phiếu chi,…
được đánh số trước và liên tục.
Các khoản chi lớn được thực hiện qua Ngân hàng và được xét duyệt bởi Giám
đốc và Kế toán trưởng
Tại ngân hàng, Công ty mở chi tiết tài khoản tiền VND và USD, định kỳ kế toán
đối chiếu giữa sổ TGNH và sổ phụ ngân hàng.
Cuối kỳ kế toán, thực hiện đánh giá lại số dư ngoại tệ theo tỷ giá liên ngân hàng
do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố.
1.2.2 Kế toán tiền mặt
1.2.2.1 Nguyên tắc kế toán tiền mặt
Công ty sử dụng thống nhất một đơn vị là đồng Việt Nam, các nghiệp vụ phát
sinh bằng ngoại tệ được quy đổi sang đồng Việt Nam để hạch toán theo tỷ giá ngày
phát sinh nghiệp vụ.
Kế toán phản ánh kịp thời số tiền hiện có và tình hình thu chi của từng loại tiền.
Công ty xuất ngoại tệ theo phương pháp bình quân cuối kỳ
1.2.2.2 Chứng từ sử dụng
Tại công ty, chứng từ sử dụng trong việc thu chi tiền gồm có:
 Phiếu thu.
 Phiếu chi.
 Giấy đề nghị tạm ứng.
 Giấy đề nghị thanh toán.
 Biên lai thu tiền
1.2.2.3 Trình tự luân chuyển chứng từ
Quy trình thu tiền mặt: (Phụ lục 2.8)
Giải thích sơ đồ:
Bước 1: Cán bộ công nhân viên sau khi thu được tiền bán hàng rút tiền gửi thanh
toán về nhập quỹ, ... đem tiền mặt nộp quỹ, đề nghị nộp tiền cho kế toán thanh toán.
Bước 2: Kế toán thanh toán sau khi nhận được đề nghị nộp tiền từ cán bộ công
nhân viên sẽ tiến hành lập phiếu thu tiền mặt sau đó chuyển cho kế toán trưởng.
Bước 3: Kế toán trưởng sau khi nhận được phiếu thu sẽ tiến hành duyệt thu và ký
sau đó chuyển lại cho kế toán thanh toán.
Bước 4: Sau đó kế toán thanh toán nhận lại phiếu thu và giao lại cho người nộp
Bước 5: Người nộp ký vào phiếu thu và nộp tiền.
Bước 6: Thủ quỹ nhận lại phiếu thu và thu tiền của người nộp.
Bước 7: Thủ quỹ tiến hành ghi sổ quỹ.
Bước 8: Kế toán thanh toán ghi sổ kế toán tiền mặt.
Quy trình duyệt chi tiền mặt: (Phụ lục 2.9)
Giải thích sơ đồ:
Bước 1: Người đề nghị thanh toán sẽ lập giấy đề nghị tạm ứng, thanh toán; sau
đó chuyển qua bộ phận kế toán vốn bằng tiền và thanh toán.
Bước 2: Sau khi nhận được giấy đề nghị tạm ứng, thanh toán; kế toán sẽ lập
phiếu chi và chuyển sang bên bộ phận kế toán trưởng.
Bước 3: Kế toán trưởng nếu đồng ý thì sẽ ký duyệt và chuyển sang phòng giám
đốc. Ngược lại nếu không đồng ý thì lại chuyển về phòng kế toán vốn bằng tiền và
thanh toán để chờ xử lý sau.
Bước 4: Kế toán trưởng sau khi ký và xác nhận xong sẽ được chuyển đến phòng
giám đốc để đợi xác nhận ký phiếu chi.
Bước 5: Phòng kế toán vốn bằng tiền sẽ nhận lại phiếu chi đã có đầy đủ chữ ký.
Sau đó đồng thời chuyển cho phòng thủ quỹ và người đề nghị thanh toán để xác nhận
lại và ký phiếu chi.
Bước 6:
 Thủ quỹ sẽ nhận phiếu chi để chuẩn bị tiến hành xuất tiền.
 Người đề nghị chi sẽ nhận lại phiếu chi và ký phiếu chi.
Bước 7: Thủ quỹ tiến hành xuất tiền theo phiếu chi.
Bước 8: Kế toán vốn bằng tiền và thanh toán tiến hành ghi sổ kế toán tiền mặt.
1.2.2.4 Hệ thống sổ sách kế toán
 Sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt.
 Sổ Nhật ký chung
 Sổ Cái
1.2.2.5 Minh họa một số nghiệp vụ liên quan đến kế toán tiền mặt tại công ty
1. Ngày 6/10/2020 Công ty nộp tiền mặt 87.000.000 đồng vào ngân hàng TMCP
ĐT và PT Việt Nam. Chứng từ gốc liên quan: giấy nộp tiền mặt và phiếu chi (Phụ lục
2.10)
Nợ TK 112 87.000.000
Có TK 111 87.000.000
2. Ngày 05/12/2020 Thu tiền mặt là 4.719.000 đồng đã bao gồm thuế GTGT 10%
từ Công ty Cổ phần Tân Minh Phát. Theo hóa đơn số 0001713 được minh họa bằng:
phiếu thu (Phụ lục 2.11)
Nợ TK 111 4.719.000
Có TK 511 4.290.000
Có TK 3331 429.000
3. Ngày 12/12/2020 Công ty chi tiền mặt mua dịch vụ của Công ty Cổ phần Cơ khí
chế tạo 19.3 là 6.763.634 đồng, chưa bao gồm thuế GTGT 10%. Theo hóa đơn số
0001724 (Phụ lục 2.12)
Nợ TK 6421 6.763.634
Nợ TK 1331 676.363
Có TK 1111 7.439.997
* Quy trình ghi sổ kế toán tiền mặt trên phần mềm kế toán tại công ty (Phụ lục
2.13)
 Hàng này, kế toán thanh toán thu, chi tiền, sau đó thủ quỹ thu, chi tiền, căn cứ
vào phiếu thu/ phiếu chi, kế toán thanh toán tiến hành nhập liệu trên phân hệ Quỹ/
Phiếu Thu/Chi, Sau khi nhập liệu, số liệu được tự động cập nhật vào sổ quỹ tiền mặt,
sổ nhật ký chung, sổ cái tài khoản 111
 Giao diện nhập liệu phiếu chi ngày 12/10/2020 (Phụ lục 2.14)
 Giao diện nhập liệu phiếu thu ngày 11/12/2020 (Phụ lục 2.15)
 Sổ Quỹ tiền mặt (Phụ lục 2.16)
 Sổ nhật ký chung (Phụ lục 2.17)
 Sổ cái tài khoản 111 (Phụ lục 2.18)
1.2.3 Kế toán tiền gửi ngân hàng
1.2.3.1 Nguyên tắc hạch toán
Kế toán mở sổ chi tiết từng loại tiền để theo dõi và hạch toán.
Định kỳ, kế toán đối chiếu số dư trên sổ sách kế toán với sổ phụ ngân hàng.
Kế toán hạch toán chi tiết sổ tiền gửi theo từng tài khoản ở từng ngân hàng để
thuận tiện cho việc kiểm tra đối chiếu.
Công ty xuất ngoại tệ theo phương pháp bình quân gia quyền (cuối tháng)
1.2.3.2 Chứng từ sử dụng
 Ủy nhiệm chi
 Giấy báo nợ
 Giấy báo có
1.2.3.3 Trình tự luân chuyển chứng từ
Quy trình luân chuyển chứng từ thu tiền qua ngân hàng (Phụ lục 2.19)
Khi nhận được tiền thanh toán qua tài khoản ngân hàng. Ngân hàng sẽ gửi Giấy
báo có hoặc giấy nộp tiền đến công ty.
Kế toán sẽ tiến hành việc kiểm tra, đối chiếu với các chứng từ có liên quan, sau
đó tiến trình nhập liệu vào phần mềm kế toán, cập nhật tình hình công nợ phải thu, các
tài khoản doanh thu và tài sản của công ty đồng thời lưu trữ chứng từ kế toán. Hoạt
động bán hàng thu tiền qua ngân hàng: Sau khi nhận đơn đặt hàng của Khách hàng,
phòng xuất nhập khẩu tiến hành kiểm tra thông tin khách hàng, tình hình gia công của
công ty, nếu đủ điều kiện, sẽ tiến hành ký kết hợp đồng nhận gia công theo các điều
kiện đã được thỏa thuận giữa công
Khi nhận dữ liệu về đơn hàng và phiếu xuất kho, sau khi kiểm tra, kế toán tiến
trình nhập dữ liệu, cập nhật công nợ hàng và thiết lập đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn
xuất khẩu bao gồm 3 liên kết, 1 liên gửi cho khách hàng, 2 liên kết tại bộ phận và theo
dõi công việc thanh toán của khách hàng.
Khách hàng thanh toán cho công ty qua Ngân hàng, Ngân hàng sẽ gửi giấy báo
sau khi nhận được thông báo thanh toán. Khi nhận được báo cáo giấy và các chứng từ
có liên quan, kiểm tra tiến độ kế toán, đối chiếu và tiến hành nhập liệu, cập nhật thông
tin khách hàng, khách hàng tình hình và lưu trữ các chứng từ.
Quy trình luân chuyển chứng từ bán hàng – thu tiền qua ngân hàng (Phụ lục
2.20)
Quy trình luân chuyển chứng từ chi tiền qua ngân hàng (Phụ lục 2.21)
Sau khi nhận được hóa đơn từ Nhà cung cấp và được kế toán trưởng và Giám đốc
xét duyệt và cập nhật các khoản nợ đến hạn, kế toán thanh toán tiến hành lập Ủy
nhiệm chi để tiến hành thanh toán, Ủy nhiệm chi được lập sẽ được chuyển cho Kế toán
trưởng và Giám đốc kí xét và gửi cho Ngân hàng, Ngân hàng sẽ xác nhận Ủy nhiệm
chi và tiến hàng thanh toán cho đối tượng nhận tiền, sau đó gửi Giấy báo nợ hoặc
phiếu hạch toán về công ty.
Sau khi nhận được Giấy báo nợ, Kế toán thanh toán sẽ kiểm tra, đối chiếu với các
chứng từ có liên quan, sau đó tiến hành nhập liệu, hạch toán vào phần mềm kế toán
cập nhật tình hình thanh toán công nợ và hạch toán các khoản mục chi phí có liên quan
và lưu Giấy báo nợ, Ủy nhiệm chi theo ngày.
1.2.3.4 Hệ thống sổ sách kế toán
 Sổ tiền gửi ngân hàng
 Sổ cái TK 112
 Sổ chi tiết TK 112
Công ty có mở 2 sổ chi tiết là 1121 và 1122
Công ty mở 4 tài khoản tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam và 1
tài khoản tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam
1.2.3.5 Minh họa một số nghiệp vụ phát sinh liên quan đến kế toán tiền gửi ngân
hàng tại công ty
1. Ngày 20/10/2020, Thanh toán 127.743.000 tiền lương Tháng 9 cho nhân viên
bằng tiền gửi ngân hàng, chứng từ gốc: Ủy nhiệm chi (Phụ lục 2.22)
Nợ TK 334 127.743.000
Có TK 112 127.743.000
2 . Ngày 2/11/2020 khách hàng thanh toán tiền hàng 15.839.000 đồng bằng tiền
gửi ngân hàng, chứng từ đi kèm: giấy báo có (Phụ lục 2.23)
Nợ TK 112 15.839.000
Có TK 131 15.839.000
3. Ngày 9/11/2020, Thanh toán 600.000.000 tiền hàng cho Công ty công ty CP
Xuất nhập khẩu Bếp Việt bằng TGNH, chứng từ: Ủy nhiệm chi (Phụ lục 2.24)
Nợ TK 331- “Bếp Việt” 600.000.000
Có TK 112 600.000.000
4. Ngày 1/12/2020, mua 1 lô hàng trị giá 271.990.000 giá chưa thuế GTGT 10%
của công ty công ty CP Xuất nhập khẩu Bếp Việt, đã nhận hàng và hóa đơn GTGT,
công ty chưa thanh toán. (Phụ lục 2.25)
Nợ TK 156 271.990.000
Nợ TK 133 27.199.000
Có TK 331- “Bếp Việt” 299.189.000
Quy trình ghi sổ kế toán tiền gửi ngân hàng trên phần mềm kế toán tại công ty (Phụ
lục 2.26)
Hàng này, kế toán thanh toán thu, chi tiền, sau đó kế toán trưởng và kế toán
thanh toán tiến hành đối chiếu với tài khoản ngân hàng. Sau khi nhập liệu, số liệu được
tự động cập nhật vào sổ tiền gửi ngân hàng, sổ nhật ký chung, sổ cái tài khoản 111
 Giao diện nhập liệu thu tiền gửi ngày 10/11/2020 (Phụ lục 2.27)
 Giao diện nhập liệu ủy nhiệm chi ngày 12/10/2020 (Phụ lục 2.28)
 Sổ Tiền gửi ngân hàng (Phụ lục 2.29)
 Sổ Nhật Ký chung (Phụ lục 2.30)
 Sổ cái (Phụ lục 2.31)
1.2.4 Kiểm kê quỹ tại công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Lorca
1.2.4.1 Mục đích kiểm kê
Công ty thực hiện kiểm kê để kiểm tra, đảm bảo việc ghi chép, hạch toán chính
xác số tài sản hiện có. Kiểm tra xem số dư trên sổ quỹ, sổ chi tiết tài khoản có phù hợp
với sổ cái hay không. Ngoài mục đích kiểm tra sự chính xác, việc thực hiện kiểm kê
giúp Ban Giám đốc phát hiện ra các gian lận, tham ô hay mất mát do nhân viên cố tình
gây ra để có biện pháp giải quyết và cải thiện.
1.2.4.2 Phương pháp kiểm kê
Khi kiểm kê sẽ tiến hàng kiểm kê toàn bộ bao gồm cả tiền Việt Nam Đồng và
tiền mặt ngoại tệ tại quỹ bằng cách đếm từng loại và đối chiếu số tổng cộng giữa sổ
quỹ, sổ chi tiết, sổ cái với số liệu kiểm kê được.
Tiền gửi ngân hàng sẽ được kiểm tra bằng cách đối chiếu số dư của từng tài
khoản giữa sổ kế toán của công ty với sổ ngân hàng hoặc với giấy yêu cầu xác nhận số
dư mà công ty đã gửi cho ngân hàng trước khi kiểm kê. Ban kiểm kê sẽ lập báo cáo
kiểm kê, nêu rõ tên tài khoản được kiểm kê, số dư của từng khoản đối chiếu, số chênh
lệch (nếu có) kiểm nguyên nhân chênh lệch và cách xử lý, người chịu trách nhiệm.
1.2.4.3 Quy trình thực hiện
Việc kiểm kê sẽ tiến hàng theo nhiều bước
Thành lập “Ban kiểm kê”: Việc kiểm kê được tiến hành định kỳ vào cuối
tháng, cuối quý, cuối năm hoặc khi cần thiết có thể kiểm kê quỹ đột xuất hoặc khi bàn
giao quỹ từ. Khi tiến hành kiểm kê phải lập Ban kiểm kê trong đó, thủ quỹ, kế toán
thanh toán, Kế toán trưởng là các thành viên và cuối năm tài chính thì có thêm sự có
mặt của GĐ.
Thực hiện các công việc trước khi kiểm kê: Để công việc kiểm kê được thuận
lợi và chính xác, kế toán phải phản ánh và cập nhật các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
trong kỳ, tiến hành khóa sổ đúng hạn để có số liệu chính xác trước khi tiến hành kiểm
kê. Thủ quỹ và kế toán sau khi nhận được thông báo hoặc yêu cầu về việc kiểm kê sẽ
tiến hành việc phân loại, sắp xếp các chứng từ, sổ sách để thuận tiện trong việc tiến
hành kiểm kê, kiểm tra, đối chiếu.
Thực hiện kiểm kê: Đối với tiền mặt, Ban kiểm kê sẽ tiến hành phân loại tiền
Việt Nam Đồng và lập bảng kiểm kê quỹ, sau đó tiến hành đối chiếu giữa số dư trên sổ
quỹ và sổ kiểm kê được. Đối với tiền gửi ngân hàng, ban kiểm kê sẽ tiến hành đối
chiếu giữa số dư trên sổ tiền gửi ngân hàng và số dư được Ngân hàng xác nhận hoặc sổ
phụ ngân hàng do công ty yêu cầu cấp vào ngày kiểm kê. Hiện công ty có tiền gửi tại
ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển.
Xử lý kết quả kiểm kê: Sau khi kết thúc việc kiểm kê, Ban kiểm kê sẽ ký xác
nhận vào Bảng kiểm kê quỹ. Khi phát hiện chênh lệch, công ty sẽ xác định nguyên
nhân và phản ánh số chênh lệch và kết quả xử lý vào các tài khoản có liên quan trước
khi lập Báo cáo tài chính. Người lập và ký phải chịu trách nhiệm về kết quả kiểm kê.
Bản kiểm kê quỹ (Phụ lục 2.32)
1.2.4.4 Xử lý chênh lệch
Khi phát hiện thiếu 500.161 đồng quỹ tiền mặt khi kiểm kê, kế toán định khoản:
Nợ TK 1381 500. 161
Có TK 111 500.161
Bắt nhân viên thủ quỹ bồi thường bằng tiền mặt:
Nợ TK 111 500.161
Có TK 1381 500.161
* Hạch toán phần chênh lệch khi kiểm kê quỹ trên phần mềm kế toán (Phụ lục
2.33)
Kiểm kê quỹ trên phần mềm Misa gồm 2 bước:
Bước 1: Lập Bảng kiểm kê quỹ để ghi nhận và xử lý kết quả kiểm kê
1. Vào phân hệ Quỹ, chọn Kiểm kê (hoặc vào tab Kiểm kê, nhấn Thêm).
2. Nhập ngày và chọn loại tiền cần kiểm kê, sau đó nhấn Đồng ý.
3. Nhập thông tin kiểm kê tiền thực tế vào bảng kiểm kê. 
 Tab Thông tin chung: khai báo mục đích và thông tin về biên bản kiểm kê.
 Tab Thành viên tham gia: khai báo các thành viên tham gia vào hoạt động
kiểm kê quỹ (sử dụng chức năng chuột phải để thêm hoặc xoá thông tin về thành viên
tham gia).
 Tab Kết quả xử lý: khai báo lý do và kết luận sau khi thực hiện kiểm kê. Với
những bảng kiểm kê phát sinh chênh lệch đã được xử lý, tích chọn vào thông tin Đã
xử lý chênh lệch.
 Tab Kiểm kê thực tế: khai báo thông tin số lượng tiền mặt tồn thực tế trong
quỹ của Thủ quỹ theo từng mệnh giá tiền khác nhau. => Căn cứ vào kết quả được
nhập, chương trình sẽ tự động tính ra chênh lệch tồn giữa sổ của Kế toán tiền mặt và
tồn trong quỹ của Thủ quỹ
4. Nhấn Cất. Lưu ý: Chọn chức năng Đối chiếu để tìm nguyên nhân trong trường hợp
có sự chênh lệch giữa số kiểm kê thực tế của thủ quỹ và số tiền trên sổ kế toán.
Bước 2: Xử lý chênh lệch thừa/thiếu sau khi kiểm kê quỹ
1. Chọn chức năng Xử lý chênh lệch trên Bảng kiểm kê quỹ, không thấy có chênh
lệch bất cứ giao dịch nào
2. Căn cứ vào thực tế kiểm kê thừa hay thiếu, hệ thống tự động sinh ra Phiếu
thu/Phiếu chi tương ứng. Cụ thể:
 Trường hợp Số kiểm kê thực tế < Số dư trên sổ kế toán, hệ thống sẽ tự động sinh
ra Phiếu chi để xử lý giá trị thừa.
 Trường hợp Số kiểm kê thực tế > Số dư trên sổ kế toán, hệ thống sẽ tự động sinh
ra Phiếu thu để xử lý giá trị thiếu.
3. Xác định được nguyên nhân thiếu tiền, sẽ lập phiếu thu trên hệ thống phần mềm
kế toán, thu trực tiếp tiền mặt của thủ quỹ
CHƯƠNG 2: NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐƯA RA KIẾN NGHỊ
2.1 Nhận xét, đánh giá kế toán vốn bằng tiền tại công ty Cổ phần Lorca Việt
Nam
2.1.1 Ưu điểm
Được tổ chức theo hình thức tập trung, mọi nghiệp vụ phát sinh đều được gửi về
phòng kế toán để kiểm tra, đối chiếu và xử lý.
Các chứng từ được tập trung quản lý chặt chẽ nên khó xảy ra mất mát, thất lạc.
Bộ máy kế toán gọn nhẹ, các kế toán được phân công nhiệm vụ rõ ràng, có năng lực
chuyên môn.
Công ty đã xây dựng được trình tự luân chuyển chứng từ đầy đủ và hợp lý, vừa
đảm bảo sự tuân thủ các nguyên tắc, quy định kế toán vừa phù hợp với đặc điểm kinh
doanh của công ty.
Chứng từ sử dụng hợp lý và dễ sử dụng, các tài khoản được hạch toán chi tiết
theo từng đối tượng giúp dễ dàng trong việc theo dõi và kiểm tra, đối chiếu.
 Các biểu mẫu, chứng từ được cài đặt sẵn, thuận tiện trong việc tạo lập và in
ấn. Phần mềm kế toán MISA hỗ trợ rất nhiều trong công việc kế toán hằng ngày cũng
như việc tạo lập các báo cáo vào cuối kỳ. Phần mềm kế toán giúp cho công tác kế toán
chính xác, đảm bảo hơn về mặt số liệu về các đối tượng vật tư, hàng hóa, giúp các nhà
quản lý đưa ra quyết định và dự báo nhanh nhất, chính xác và hiệu quả. Không chỉ
dừng lại ở đó, phần mềm kế toán giúp đội ngũ quản lý giải phóng sức lao động, dành
nhiều thời gian cho việc phân tích, dự báo, xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanh
nhằm nâng cao hiệu quả cho doanh nghiệp.
2.1.2 Hạn chế
Công ty chưa xây dựng một mức tồn quỹ hợp lý, số tiền tồn quỹ lúc nhiều, lúc lại
ít dẫn tới việc khó khăn trong quản lý cũng như đề phòng các rủi ro mất mát, thất lạc.
Việc thực hiện chính sách tạm ứng còn nhiều thiếu sót trong việc thu hồi, thanh
toán tạm ứng, tại công ty hiện chưa có quy định cụ thể về thời gian thu hồi, thanh toán
tạm ứng và việc xử lý đối với các khoản tạm ứng không thanh toán đúng hạn.
Về công tác kế toán: Nghiệp vụ kinh tế phát sinh tuy được hạch toán ngay nhưng
công ty vẫn để tình trạng số liệu tháng này qua tháng khác mà chưa xử lý để xác định
doanh thu và chi phí của công ty. Chỉ tới thời điểm cuối kỳ kế toán mới tổng hợp, xử
lý số liệu để xác định lợi nhuận. Điều này làm công tác kế toán bị chậm trễ và dễ gây
nhầm lẫn vì phải xử lý nhiều thông tin trong một thời gian ngắn.
2.2 Kiến nghị
2.2.1 Xây dựng mức tồn quỹ
Công ty nên xây dựng một mức tồn quỹ, số tiền thu trong ngày sẽ được gửi vào
ngân hàng sau khi giữ lại mức tồn quỹ để đảm bảo cho việc thanh toán trong ngày.
Việc xây dựng một mức tồn quỹ cũng giúp sử dụng tiền một cách hiệu quả, hạn chế
việc chiếm dụng tiền và tránh được rủi ro như mất mát. Xây dựng mức tồn quỹ phù
hợp với tính chất, tình hình hoạt động của công ty giúp sử dụng tối đa hóa giá trị của
tiền mà vẫn đảm bảo khả năng chi trả của công ty hàng ngày như chi trả tiền lương,
thanh toán cho nhà cung cấp, chi tạm ứng và chi trả các khoản chi phí khác. Khi tận
dụng được tối đa giá trị của tiền bằng việc đầu tư vào chứng khoán, mua các khoản trái
phiếu, kỳ phiếu ngắn hạn hoặc cho vay ngắn hạn có lãi, công ty có thể làm giảm giá
thành sản phẩm, giúp tăng khả năng cạnh tranh.
2.2.2 Thực hiện kiểm kê bất thường
Kiểm kê bất thường là kiểm kê đột xuất, ngoài thời hạn quy định. Trong những
trường hợp như khi thay đổi người quản lý tài sản hoặc khi có các sự cố (cháy, mất
trộm) chưa xác định được thiệt hại thì công ty nên thực hiện loại hình kiểm kê này.
Việc kiểm kê như vậy nhằm xác định chính thức số thực có tài sản trong thực tế, phát
hiện các khoản chênh lệch giữa số thực tế so với số liệu trên sổ sách kế toán. Số liệu
trên sổ sách kế toán là số liệu trên cơ sở cập nhật các chứng từ, tức là số liệu có tính
chất hợp pháp, đáng tin cậy. Kiểm kê bất thường cũng xác định được thiệt hại, sự mất
mát của tài sản (vật liệu, sản phẩm, hàng hóa) bị tác động bởi các sự cố không lường
trước như hỏa hoạn, mất cắp. Khi thay đổi nhân sự về khâu quản lý tài sản, việc thực
hiện kiểm kê bất thường là rất cần thiết để có thể phát hiện được các hành vi tham ô,
gian lận, trộm cắp của người quản lý cũ và đảm bảo an toàn cho tài sản của công ty
Kết luận:
Để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường hiện nay ở nước ta đòi hỏi hoạt
động kinh doanh của các ngành nghề kinh tế có hiệu quả thu nhập của doanh nghiệp
phải bù đắp được chi phí bỏ ra và có lãi. Muốn vậy, các doanh nghiệp phải tiếp thu và
vận động một cách có khoa học, hợp lý quá trình quản lý sử dụng vốn của mình. Kế
toán là một công cụ hữu hiệu giúp cho không chỉ các nhà quản lý nắm được thực trạng
tài chính nhằm hoạch định kế hoạch phát triển cho tương lai của công ty.
Qua số liệu hạch toán, kế toán vốn bằng tiền của Công ty CP Xuất nhập khẩu
Lorca Việt Nam cho thấy mức độ khả quan về tài chính nên công ty đang trên đà phát
triển và đứng vững trên thị trường.
KẾT LUẬN
Đề án môn học về kế toán vốn bằng tiền tại CP Xuất nhập khẩu Lorca Việt Nam
là kết quả của quá trình tìm hiểu, nghiên cứu về thực trạng tại công ty. Qua quá trình
tìm hiểu này em nhận thấy rằng chỉ dựa vào kiến thức đã học ở trường là chưa đủ và
môn Đề án môn học là bước đầu của sự vận dụng các kiến thức vào công việc chuyên
ngành, vào thực tế tại các doanh nghiệp.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng tìm tòi nhưng do trình độ hiểu biết còn hạn chế
cũng như tính chất phức tạp của hoạt động kinh doanh nên chúng em sẽ không tránh
khỏi những thiếu sót trong quá trình trình bày. Vì vậy chúng em kính mong nhận được
những góp ý của thầy, cô giáo để bài viết được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy giáo, cô giáo trường Đại
học Công nghiệp Hà Nội đã giảng dạy và cung cấp cho em những kiến thức vô cùng
bổ ích để em có thể vận dụng vào thực tế.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của giảng viên
hướng dẫn ThS. Lương Thị Hân cùng với sự giúp đỡ của các thành viên trong phòng
Kế toán - Tài chính của Công ty CP Xuất nhập khẩu Lorca Việt Nam đã tạo điều kiện
cho em hoàn thành bài báo cáo này.

Em xin chân thành cảm ơn!


Hà Nội, ngày 13 tháng 05 năm 2020
PHỤ LỤC

Phụ lục 2. 1: Giấy phép đăng ký kinh doanh


Phụ lục 2. 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty

Phụ lục 2. 3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán

Kế toán trưởng

Kế toán Kế Kế Kế Kế Kế Thủ
tổng toán toán toán toán toán quỹ
hợp lương, thanh ngân TSCĐ, bán
Bảo toán hàng CCDC hàng
hiểm

Phụ lục 2. 4: Hệ thống tài khoản


SỐ HIỆU TK
TÊN TÀI KHOẢN
Cấp 1 Cấp 2
1 2 3

    LOẠI TÀI KHOẢN TÀI SẢN

111 Tiền mặt


1111 Tiền Việt Nam
1112 Ngoại tệ
112 Tiền gửi Ngân hàng
1121 Tiền Việt Nam
1122 Ngoại tệ
131 Phải thu của khách hàng
133 Thuế GTGT được khấu trừ
1331 Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ
1332 Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ
136 Phải thu nội bộ
1361 Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc
1368 Phải thu nội bộ khác
138 Phải thu khác
1381 Tài sản thiếu chờ xử lý
1386 Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược
1388 Phải thu khác
141 Tạm ứng
151 Hàng mua đang đi đường
153 Công cụ, dụng cụ
154 Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
156 Hàng hóa
157 Hàng gửi đi bán
211 Tài sản cố định
2111 TSCĐ hữu hình
2112 TSCĐ thuê tài chính
2113 TSCĐ vô hình
214 Hao mòn tài sản cố định
2141 Hao mòn TSCĐ hữu hình
2143 Hao mòn TSCĐ vô hình
229 Dự phòng tổn thất tài sản
2293 Dự phòng phải thu khó đòi
2294 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
241 Xây dựng cơ bản dở dang
2411 Mua sắm TSCĐ
2413 Sửa chữa lớn TSCĐ
242 Chi phí trả trước
LOẠI TÀI KHOẢN NỢ PHẢI TRẢ
331 Phải trả cho người bán
333 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
3331 Thuế giá trị gia tăng phải nộp
33311 Thuế GTGT đầu ra
33312 Thuế GTGT hàng nhập khẩu
3332 Thuế tiêu thụ đặc biệt
3333 Thuế xuất, nhập khẩu
3334 Thuế thu nhập doanh nghiệp
3335 Thuế thu nhập cá nhân
3337 Thuế nhà đất, tiền thuê đất
3339 Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác
334 Phải trả người lao động
335 Chi phí phải trả
336 Phải trả nội bộ
3361 Phải trả nội bộ về vốn kinh doanh
3368 Phải trả nội bộ khác
338 Phải trả, phải nộp khác
3381 Tài sản thừa chờ giải quyết
3382 Kinh phí công đoàn
3383 Bảo hiểm xã hội
3384 Bảo hiểm y tế
3385 Bảo hiểm thất nghiệp
3387 Doanh thu chưa thực hiện
3388 Phải trả, phải nộp khác
341 Vay và nợ thuê tài chính
3411 Các khoản đi vay
3412 Nợ thuê tài chính
352 Dự phòng phải trả
3521 Dự phòng bảo hành sản phẩm hàng hóa
3524 Dự phòng phải trả khác
353 Quỹ khen thưởng phúc lợi
3531 Quỹ khen thưởng
3532 Quỹ phúc lợi
3534 Quỹ thưởng ban quản lý điều hành công ty
LOẠI TÀI KHOẢN VỐN CHỦ SỞ HỮU
411 Vốn đầu tư của chủ sở hữu
4111 Vốn góp của chủ sở hữu
4112 Thặng dư vốn cổ phần
4118 Vốn khác
413 Chênh lệch tỷ giá hối đoái
418 Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu
419 Cổ phiếu quỹ
421 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
4211 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm trước
4212 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm nay
LOẠI TÀI KHOẢN DOANH THU
511 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
5111 Doanh thu bán hàng hóa
5112 Doanh thu bán thành phẩm
5113 Doanh thu cung cấp dịch vụ
5118 Doanh thu khác
515 Doanh thu hoạt động tài chính
LOẠI TÀI KHOẢN CHI PHÍ SẢN XUẤT,
KINH DOANH
611 Mua hàng
631 Giá thành sản xuất
632 Giá vốn hàng bán
635 Chi phí tài chính
642 Chi phí quản lý kinh doanh
6421 Chi phí bán hàng
6422 Chi phí quản lý doanh nghiệp
LOẠI TÀI KHOẢN THU NHẬP KHÁC
711 Thu nhập khác
LOẠI TÀI KHOẢN CHI PHÍ KHÁC
811 Chi phí khác
821 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
TÀI KHOẢN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH
DOANH
911 Xác định kết quả kinh doanh

Phụ lục 2. 5: Hệ thống chứng từ


Chứng từ kế toán bán hàng
STT Tên chứng từ Mẫu số

1 Phiếu xuất kho 02-VT

2 Hóa đơn giá trị gia tăng 01GTKT

3 Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ 03PXK-3LL

Chứng từ kế toán hàng tồn kho


STT Tên chứng từ Mẫu số
1 Phiếu nhập kho 01-VT
2 Phiếu xuất kho 02-VT
Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ dụng cụ, sản
3 03-VT
phẩm, hàng hóa.
4 Phiếu báo vật tư còn lại cuối cùng 04-VT
5 Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa 05-VT
6 Bảng kê mua hàng hóa 06-VT

Chứng từ kế toán tiền lương


STT Tên chứng từ Mẫu số
1 Bảng chấm công 01-LĐTL
2 Bảng thanh toán tiền lương 02- LĐTL
3 Bảng thanh toán tiền thưởng 03- LĐTL
4 Giấy đi đường 04- LĐTL
5 Phiếu xác nhận và công việc hoàn thành 05- LĐTL
6 Hợp đồng giao khoán 06- LĐTL

Chứng từ kế toán thu chi thanh toán


STT Tên chứng từ Mẫu số
1 Phiếu thu 01-TT
2 Phiếu chi 02-TT
3 Giấy đề nghị tạm ứng 03-TT
4 Giấy thanh toán tạm ứng 04-TT
5 Giấy đề nghị thanh toán 05-TT
6 Biên lai thu tiền 06-TT
7 Bảng kê chi tiền 07-TT

Chứng từ sử dụng trong tài sản cố định


STT Tên chứng từ Mẫu số
1 Biên bản giao nhận TSCĐ 01-TSCĐ
2 Biên bản thanh lý TSCĐ 02-TSCĐ
3 Biên bản đánh giá TSCĐ 04-TSCĐ
4 Biên bản kiểm kê TSCĐ 05-TSCĐ
5 Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ 06-TSCĐ

Chứng từ kế toán thuế


STT Tên chứng từ Mẫu số
1 Tờ khai thuế GTGT 01- GTGT
2 Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa dịch vụ bán ra 01- 1/GTGT
3 Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa dịch vụ mua vào 01- 2/GTGT
4 Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn tài chính BC- 26/HĐ
5 Báo cáo thanh quyết toán sử dụng hóa đơn hàng năm BC- 29/HĐ
6 Tờ khai thuế thu nhập DN tạm tính 01A/TNDN
7 Tờ khai quyết toán thuế thu nhập DN 03/TNDN

Phụ lục 2. 6: Sơ đồ quy trình ghi sổ theo hình thức nhật ký chung
Phụ lục 2. 7: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức trên máy vi tính
Phụ lục 2. 8: Quy trình thu tiền mặt

Phụ lục 2. 9: Quy trình duyệt chi tiền mặt


Phụ lục 2. 10: Giấy nộp tiền mặt

Phụ lục 2. 11: Phiếu thu ngày 11/12/2020


Phụ lục 2. 12: Phiếu chi ngày 12/12/2020

Phụ lục 2. 13: Quy trình ghi sổ kế toán tiền mặt trên phần mềm kế toán tại công ty
Phụ lục 2. 14: Giao diện nhập liệu phiếu chi ngày 12/10/2020

Phụ lục 2. 15: Giao diện nhập liệu phiếu thu ngày 11/12/2020
Phụ lục 2. 16: Sổ quỹ tiền mặt
SỔ QUỸ TIỀN MẶT
Tài khoản: 1111; Loại tiền: VND; Năm 2020
Ngày Ghi
Ngày Số hiệu chứng từ Số tiền
chứng Diễn giải chú
ghi sổ
từ Thu Chi Thu Chi Tồn
Số dư đầu kỳ 0 0 217,973,522
……… ……….. ………. ………. …………………………………. …………. ……….. …….
. ………. ………. ………. ………………………………… ……… ………. …………
………
.
05-10-
05-10- Thu tiền bán hàng Anh Hòa theo
PT00740   12,980,000 0 4,158,013,463
2020 2020 hóa đơn 0001317
06-10- 06-10-
PT00717   Thu khác 337,000 0 4,158,350,463
2020 2020
06-10- 06-10- Thu tiền bán hàng CHỊ LOAN
PT00742   2,101,000 0 4,160,451,463
2020 2020 theo hóa đơn 0001322
06-10- 06-10-
11588 Nộp tiền 0 87,000,000 4,073,451,463
2020 2020
Chi tiền mua dịch vụ của CÔNG
12-10- 12-10-
PC00297 TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ CHẾ 0 7,440,000 3,507,437,225
2020 2020
TẠO 19.3
11-12- 11-12- Thu tiền bán hàng Công Ty Cổ
PT00868   4,719,000 0 1,097,222,817
2020 2020 Phần Tân Minh Phát theo hóa
đơn 0001713
11-12- 11-12-
PC00264 Chi khác 0 370,000 1,096,852,817
2020 2020
11-12- 11-12- Chi tiền mua dịch vụ của Công
PC00292 0 616,000 1,096,236,817
2020 2020 Ty Cổ Phần Cảng Xanh VIP
……… ……….. ………. ………. …………………………………. …………. ……….. …….
. ………. ………. ………. ………………………………… ……… ………. …………
………
.
Số
15,003,925,17
dòng = 14,824,014,815
6
1332          

Phụ lục 2. 17: Sổ nhật ký chung


SỔ NHẬT KÝ CHUNG
Năm 2020
TK
Ngày Ngày Số chứng Tài
Diễn giải đối Phát sinh Nợ Phát sinh Có
hạch toán chứng từ từ khoản
ứng
06-10- 06-10-
11442 Thu tiền hàng 1121 131 24,000,000 0
2020 2020
06-10- 06-10-
11442 Thu tiền hàng 131 1121 0 24,000,000
2020 2020
06-10- 06-10-
11588 Nộp tiền 1121 1111 87,000,000 0
2020 2020
12-10- 12-10-
PC00213 Tiền điện 1331 1111 288,994 0
2020 2020
12-10- 12-10-
PC00213 Tiền điện 1111 1331 0 288,994
2020 2020
12-10- 12-10- Chi tiền mua dịch vụ của CÔNG TY CỔ
PC00297 6421 1111 6,763,636 0
2020 2020 PHẦN CƠ KHÍ CHẾ TẠO 19.3
12-10- 12-10- Chi tiền mua dịch vụ của CÔNG TY CỔ
PC00297 1111 6421 0 6,763,636
2020 2020 PHẦN CƠ KHÍ CHẾ TẠO 19.3
12-10- 12-10- Chi tiền mua dịch vụ của CÔNG TY CỔ
PC00297 1331 1111 676,364 0
2020 2020 PHẦN CƠ KHÍ CHẾ TẠO 19.3
12-10- 12-10- Chi tiền mua dịch vụ của CÔNG TY CỔ
PC00297 1111 1331 0 676,364
2020 2020 PHẦN CƠ KHÍ CHẾ TẠO 19.3
11-12- 11-12- Thu tiền bán hàng Công Ty Cổ Phần Tân
PT00868 1111 5111 4,290,000 0
2020 2020 Minh Phát theo hóa đơn 0001713
11-12- 11-12- Thu tiền bán hàng Công Ty Cổ Phần Tân
PT00868 5111 1111 0 4,290,000
2020 2020 Minh Phát theo hóa đơn 0001713
11-12- 11-12- Thu tiền bán hàng Công Ty Cổ Phần Tân 3331
PT00868 1111 429,000 0
2020 2020 Minh Phát theo hóa đơn 0001713 1
11-12- 11-12- Thu tiền bán hàng Công Ty Cổ Phần Tân
PT00868 33311 1111 0 429,000
2020 2020 Minh Phát theo hóa đơn 0001713
11-12- 11-12- Xuất kho bán hàng Công Ty Cổ Phần
XK01569 632 156 3,847,441 0
2020 2020 Tân Minh Phát theo hóa đơn 0001713
11-12- 11-12- Xuất kho bán hàng Công Ty Cổ Phần
XK01569 156 632 0 3,847,441
2020 2020 Tân Minh Phát theo hóa đơn 0001713
11-12- 11-12-
SCK032 Nộp thuế 33312 1121 97,191,845 0
2020 2020
11-12- 11-12- 3331
SCK032 Nộp thuế 1121 0 97,191,845
2020 2020 2
11-12- 11-12- UNC0025 Chi khác 331 1121 954,564 0
2020 2020 5
Số dòng = 211,362,406,33 211,362,406,33
15658           5 5

Phụ lục 2. 18: Số cái TK 111

Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Lorca Việt Nam


Mẫu số: S03b-DNN
Thôn Bái Xuyên, Xã Minh Tân, Huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
(Ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC
Ngày 26/08/2016 của Bộ Tài chính)

SỔ CÁI
(Dùng cho hình thức kế toán Nhật ký chung)
Năm 2020

Tài khoản: 1111 - Tiền Việt Nam Đơn vị tính:


VND

Ngày, Nhật ký Số hiệu


Chứng từ Số tiền
tháng Diễn giải chung TK đối  
ghi sổ Số hiệu Ngày, tháng Trang STT ứng Nợ Có  
số dòng
A B C D E G H 1 2  
      - Số dư đầu kỳ       217,973,522 0  
      - Số phát sinh trong kỳ            

……. …………. ……………. ………………………….          

03-10-2020 PC00189 03-10-2020 Chi khác     6422 0 454,545

Thu tiền bán hàng Anh


05-10-2020 PT00740 05-10-2020 33311 1,180,000 0
Hòa theo hóa đơn 0001317    

06-10-2020 11588 06-10-2020 Nộp tiền     1121 0 87,000,000

Thu tiền bán hàng Công


11-12-2020 PT00868 11-12-2020 Ty Cổ Phần Tân Minh 33311 429,000 0
Phát theo hóa đơn 0001713    
Chi tiền mua dịch vụ của
12-10-2020 PC00297 12-10-2020 CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ 6421 0 6,763,636
KHÍ CHẾ TẠO 19.3    
13-10-2020 PT00735 13-102020 Thu khác     131 554,000 0
…………
………………. ……… ……………………………      
…    
14,824,014,81
- Cộng số phát sinh 15,003,925,176
            5
      - Số dư cuối kỳ       38,063,161 0
14,824,014,81
- Cộng lũy kế từ đầu năm   15,003,925,176
          5
 
Ngày ..... tháng ..... năm .........  

Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc


(Ký, họ tên) (Ký,họ tên) (Ký,họ tên, đóng dấu)

Đoàn Thị Trang Đoàn Thị Thúy


Phụ lục 2. 19:Quy trình luân chuyển chứng từ thu tiền qua ngân hàng

Phụ lục 2. 20: Quy trình luân chuyển chứng từ bán hàng – thu tiền qua ngân hàng
Phụ lục 2. 21: Quy trình luân chuyển chứng từ chi tiền qua ngân hàng
Phụ lục 2. 22: Ủy nhiệm chi ngày 20/10/2020
Phụ lục 2. 23: Giấy báo có ngày 2/11/20020
Phụ lục 2. 24: Ủy nhiệm chi ngày 9/11/2020
Phụ lục 2. 25: Hóa đơn GTGT ngày 1/12/2020
Phụ lục 2. 26: Quy trình ghi sổ kế toán tiền gửi ngân hàng trên phần mềm kế toán tại
công ty
Phụ lục 2. 27: Giao diện nhập liệu thu tiền gửi ngày 10/11/2020
Phụ lục 2. 28: Giao diện nhập liệu ủy nhiệm chi ngày 12/10/2020

Phụ lục 2. 29: Số tiền gửi ngân hàng


SỔ TIỀN GỬI NGÂN HÀNG
Tài khoản: 1121; Loại tiền: VND; Năm 2020
Ngày Ngày
Số chứng
hạch chứng Diễn giải TK đối ứng Thu Chi Tồn
từ
toán từ
33,454,048,22 33,125,055,06
          8 7  
      Số dư đầu kỳ   0 0 5,031,401
……… ……… ………… …………………… …………… …………… …………… ……………
……… ……… ………… …………………… …………… …………… …………… ……………
……… ……… ………… …………………… …………… …………… …………… ……………
……. …….. ……… …………. …… …………. …………. …………
19-10- 19-10-
SCK018 Nộp thuế 33312 0 44,946,884 726,193,059
2020 2020
19-10- 19-10-
SCK018 Nộp thuế 3333 0 13,350,117 712,842,942
2020 2020
20-10- 20-10-
UNC00211 TT lương T9L2 334 0 127,743,000 585,099,942
2020 2020
02-11- 02-11-
11501 Thu tiền hàng 131 15,839,000 0 606,039,768
2020 2020
09-11- 09-11-
11549 Thu tiền hàng 131 2,200,000 0 1,045,279,472
2020 2020
09-11- 09-11-
UNC00222 Chi khác 331 0 600,000,000 445,279,472
2020 2020
28-11- 28-11-
11604 Thu tiền hàng 131 51,500,000 0 143,340,658
2020 2020
30-11- 30-11-
11605 Thu tiền hàng 131 156,000,000 0 299,340,658
2020 2020
30-11- 30-11-
11606 Thu tiền hàng 131 19,850,000 0 319,190,658
2020 2020
30-11- 30-11-
11607 Thu tiền hàng 131 16,550,000 0 335,740,658
2020 2020
30-11- 30-11-
11608 Thu tiền hàng 131 3,700,000 0 339,440,658
2020 2020
30-11- 30-11-
SCK025 Phí dịch vụ 1331 0 1,011,076 338,429,582
2020 2020
30-11- 30-11-
SCK025 Phí dịch vụ 6422 0 10,110,765 328,318,817
2020 2020
………… …………………… …………… …………… ……………
……… ……… ……………
………… …………………… …………… …………… ……………
…… ……….. ……………
…… ……. ……. …… ……
Số dòng         33,454,048,22 33,125,055,06  
= 965 8 7

Phụ lục 2. 30: Sổ nhật ký chung

SỔ NHẬT KÝ CHUNG

NĂM 2020

Ngày hạch Ngày chứng TK đối


Số chứng từ Diễn giải Tài khoản Phát sinh Nợ Phát sinh Có
toán từ ứng
………… …………… …………… ………… …… …………… ……………
…………………………
……. …….. …… … … …….. …
20-10- Xuất kho bán hàng Bếp 365 theo hóa
20-10-2020 XK01224 632 156 13,429,147 0
2020 đơn 0001374
20-10- Xuất kho bán hàng Bếp 365 theo hóa
20-10-2020 XK01224 156 632 0 13,429,147
2020 đơn 0001374
20-10-
20-10-2020 UNC00211 TT lương T9L2 334 1121 127,743,000 0
2020
20-10-
20-10-2020 UNC00211 TT lương T9L2 1121 334 0 127,743,000
2020
21-10-
21-10-2020 11483 Thu tiền hàng 1121 131 70,477,000 0
2020
21-10-
21-10-2020 11483 Thu tiền hàng 131 1121 0 70,477,000
2020
…………… …………… ………… …… …………… ……………
………. ………………
……….. …… ………….. …. …….. ……
02-11-
02-11-2020 11501 Thu tiền hàng 1121 131 15,839,000 0
2020
02-11-
02-11-2020 11501 Thu tiền hàng 131 1121 0 15,839,000
2020
02-11-
02-11-2020 11502 Thu tiền hàng 1121 131 15,100,000 0
2020
02-11-
02-11-2020 11502 Thu tiền hàng 131 1121 0 15,100,000
2020
…………… …………… …………………………………… ………… …… …………… ……………
………….
….. …………… …… … …. ……… …
09-11-
09-11-2020 UNC00222 Chi khác 331 1121 600,000,000 0
2020
09-11-
09-11-2020 UNC00222 Chi khác 1121 331 0 600,000,000
2020
09-11-
09-11-2020 UNC00272 Chi khác 331 1121 204,426,950 0
2020
09-11-
09-11-2020 UNC00272 Chi khác 1121 331 0 204,426,950
2020
Số dòng = 211,362,406, 211,362,406,
15658           335 335

Phụ lục 2. 31: Sổ cái tài khoản 112


Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Lorca Việt Nam
Mẫu số: S03b-DNN
Thôn Bái Xuyên, Xã Minh Tân, Huyện Phú Xuyên, Thành phố
Hà Nội, Việt Nam
(Ban hành theo Thông tư số
133/2016/TT-BTC
Ngày 26/08/2016 của Bộ
Tài chính)

SỔ CÁI
(Dùng cho hình thức kế toán Nhật ký chung)
Năm 2020

Tài khoản: 1121 - Tiền Việt Nam Đơn vị


tính: VND
Số
hiệu
Nhật ký
Chứng từ Diễn giải TK Số tiền
Ngày, chung
đối
tháng
ứng
ghi sổ
Tra
Số Ngày, STT
ng Nợ Có
hiệu tháng dòng
số
A B C D E G H 1 2

      - Số dư đầu kỳ       5,031,401 0
- Số phát sinh
 
      trong kỳ        
…… ……… …… ………………… … ……. …… ………… …………
…… …… … …………
……… ……………. ……. …………
… …. … . ….
20- 20-
UNC0 127,743,00
10- 10- TT lương T9L2 334 0
0211 0
2020 2020    
21- 21-
10- 11483 10- Thu tiền hàng 131 70,477,000 0
2020 2020    
21- 21-
10- 11484 10- Thu tiền hàng 131 79,523,000 0
2020 2020    
…… …… … ………… …………
……… ………………… ……
…… …… … ……. ………… …………
……… ……………. …….
… …. … . ….. ….
02- 02-
11- 11501 11- Thu tiền hàng 131 15,839,000 0
2020 2020    
02- 02-
11- 11502 11- Thu tiền hàng 131 15,100,000 0
2020 2020    
02- 02-
11- 11503 11- Thu tiền hàng 131 12,850,000 0
2020 2020    
…… …… … ………… …………
……… ………………… ……
…… …… … ……. ………… …………
……… ……………. …….
… …. … . ….. ….
09- 09-
UNC0 600,000,00
11- 11- Chi khác 331 0
0222 0
2020 2020    
09- 09-
UNC0 204,426,95
11- 11- Chi khác 331 0
0272 0
2020 2020    
…… …… … ………… …………
……… ………………… ……
…… …… … ……. ………… …………
……… ……………. …….
… …. … . ….. ….
Số trang trước 33,454,048, 33,125,055,
 
      chuyển sang     228 067
- Cộng số phát 33,454,048, 33,125,055,
sinh 228 067
           
334,024,56
- Số dư cuối kỳ   0
          2
- Cộng lũy kế từ 33,454,048, 33,125,055,
 
      đầu năm     228 067

Ngày ..... tháng ..... năm .........

Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám dốc


(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên,đóng dấu)
Đoàn Thị Trang Đoàn Thị Thúy
Phụ lục 2. 32: Bản kiểm kê quỹ
Phụ lục 2. 33: Hạch toán phần chênh lệch khi kiểm kê quỹ trên phần mềm kế toán
Bước 1: Lập Bảng kiểm kê quỹ để ghi nhận và xử lý kết quả kiểm kê
1. Vào phân hệ Quỹ, chọn Kiểm kê (hoặc vào tab Kiểm kê, nhấn Thêm).

2. Nhập ngày và chọn loại tiền cần kiểm kê, sau đó nhấn Đồng ý.

3. Nhập thông tin kiểm kê tiền thực tế vào bảng kiểm kê. 
Bước 2: Xử lý chênh lệch thừa/thiếu sau khi kiểm kê quỹ
1. Chọn chức năng Xử lý chênh lệch trên Bảng kiểm kê quỹ, không thấy có chênh
lệch bất cứ giao dịch nào
2. Căn cứ vào thực tế kiểm kê thừa hay thiếu, hệ thống tự động sinh ra Phiếu
thu/Phiếu chi tương ứng
3. Xác định được nguyên nhân thiếu tiền, sẽ lập phiếu thu trên hệ thống phần mềm kế
toán, thu trực tiếp tiền mặt của thủ quỹ

You might also like