You are on page 1of 6

BÀI KIỂM TRA NHẬN THỨC

HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ISO 9001

Họ và tên: Đỗ Vũ Gia Linh Giới tính:Nam


Công ty:DQS

Bộ phận:

Thời gian thực hiện: 90 phút


Hạng mục Marker Điểm tối đa
Điểm vượt qua: 60 100
Kết quả: Đạt Không đạt
Người chấm
1.01 Hãy cho biết mục đích của tiêu chuẩn ISO 9001, và ý nghĩa của việc lấy chứng chỉ chứng
nhận của hệ thống ISO 9001
- Nhằm giúp cho tổ chức tạo ra lòng tin về khả năng cung cấp một cách ổn định
sản phẩm và dịch vụ đáp ứng các yêu cầu của khách hàng cũng như các yêu cầu
của luật định và chế định hiện hành.
Ý nghĩa của việc lấy chứng chỉ chứng nhận của hệ thống ISO 9001 :
- Chứng nhận ISO 9001:2015 giúp đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

Tiêu chí chất lượng của sản phẩm/ dịch vụ luôn là yêu cầu hàng đầu của KH. Tiêu chuẩn
ISO 9001:2015 quy trình hóa các hoạt động trong doanh nghiệp giúp đảm bảo yêu cầu của
khách hàng về mặt chất lượng sản phẩm. Bằng cách liên tục cải thiện chất lượng sản phẩm
và quy trình giúp DN có thể đáp ứng tốt hơn mong đợi của KH
- Khi đạt được chứng chỉ ISO 9001:2015 doanh nghiệp sẽ có cơ hội tham gia vào các tổ
chức hay những thị trường “ khó tính “ mà trước đó DN không thể tham gia. Hơn nữa
chứng nhận ISO có thể giúp cho DN tính thêm chi phí đảm bảo chất lượng dịch vụ của
mình
- Cải thiện chất lượng và dịch vụ
- Nắm vững quy trình vận hành của DN

ISO 9001:2015 yêu cầu DN phải xác định và phân tích được các quá trình kinh doanh, với
mục đích tối ưu hóa quá trình này thông qua hệ thống quản lý chất lượng

1.02 Mục đích của các cuộc đánh giá audit nội bộ?
Thu thập các bằng chứng khách quan chứng minh cho lãnh đạo và các bên liên quan về sự
phù hợp của các hoạt động trong hệ thống quản lý so với các yêu cầu của tiêu chuẩn đánh
giá.
- Là hành động đánh giá với các phòng ban về quản lý cũng như các hoạt động. Để giúp
cho các phòng ban bám sát với các mục tiêu chất lượng mà ban lãnh đạo đã đưa ra

Phát hiện các điểm không phù hợp, các điểm yếu trong hoạt động quản lý để có các hành
động khắc phục và phòng ngừa
- Trong quá trình đánh giá nội bộ. Chuyên gia đánh giá nội bộ sau khi phát hiện các điểm
không phù hợp trong quá trình làm việc với các phòng ban dựa trên tiêu chuẩn quản lý chất
lượng. Sẽ đánh giá sự không phù hợp đó là nặng hay nhẹ dựa trên các chuẩn mực đánh giá
để làm bằng chứng đánh giá. Các chuẩn mực ở đây có thể là tiêu chuẩn, hướng đẫn, quy
định của nội bộ tổ chức các yêu cầu của KH hoặc các yêu cầu của pháp luật, luật định.

Nhận diện và đề xuất các cải tiến để hệ thống quản lý có hiệu quả cao hơn.
- Một cơ hội cải tiến là tình huống mà bằng chứng cho thấy một yêu cầu được áp dụng có
hiệu lực nhưng dựa trên kiến thức và kinh nghiệm của đánh giá viên, việc tăng thêm tính
hiệu lực và sự thiết thực theo cách tiếp cận khác là có thể được.
1.03 Tại sao chúng ta phải có một hệ thống tài liệu và hồ sơ cho hệ thống quản lý chất
lượng?
- Chứng minh và duy trì tính hiệu lực của QMS
- Là căn cứ để doanh nghiệp đánh giá và đo lường và đo lường tính hiệu quả của QMS
- Giúp cho Doanh nghiệp xem xét và có những quyết định cải tiến phù hợp

1.04 Hãy nêu ngắn gọn khái niệm rủi ro? Và vai trò của việc phân tích đo lường và đánh
giá rủi ro đối với hệ thống quản lý chất lượng? Việc thực hiện phân tích, đánh giá
và cập nhật rủi ro nên được thực hiện khi nào? Kết quả của việc phân tích, đánh
giá, cập nhật rủi ro sẽ dẫn đến điều gì ( phải đưa ra hành động cụ thể ) đọc thêm tài
liệu?
- Rủi ro là ảnh hưởng của sự không chắc chắn và cũng như bất kỳ sự bất định nào cũng có
thể có những tác động tích cực hay tiêu cực
- Vai trò của việc phân tích đo lường nhằm đánh giá rủi ro với hệ thống quản lý chất lượng
giúp thực hiện các hành động phòng ngừa để loại bỏ sự không phù hợp tiềm ẩn, phân tích
bất kỳ sự không phù hợp xảy ra, và hành động để ngăn ngừa sự tái diễn phù hợp với các
ảnh hưởng của sự không phù hợp ( sai ) ( nêu rõ cụ thể tình huống )
- Việc phân tích, đánh giá và cập nhật rủi ro nên được thực hiện khi :
- Khi có các thay đổi về mô hình quản lý mới tái cấu chúc các bộ phận phòng ban. Hoặc
thay đổi chức năng của các bộ phận phòng ban
- Quá trình phát triển xây dựng nhà máy mới khi đó sẽ giúp Doanh nghiệp liệt kê các rủi ro
khó khăn có thể gặp phải để từ đó đưa ra các biện pháp phòng ngừa hoặc cải tiến
- Khi có các sự kiện đặc biệt bất ngờ có thể xảy ra cần lên phương án phân tích và đánh giá
để có thể lường trước được sự vật, sự việc
1.05 Hãy nêu ngắn gọn ý hiểu của bạn về nguyên tắc “quyết định dựa trên dữ liệu” và lấy ví dụ
về việc ra quyết định dựa trên dữ liệu trong hệ thống quản lý chất lượng.

- Khi muốn đưa ra một quyết định nào đó đều phải dựa trên những phân tích, đánh giá và
bằng chứng cụ thể chứ ko thể dựa trên suy diễn, cảm tính của bản thân. Bằng chứng ở đây
có thể là những hồ sơ, tài liệu, một sự kiện nào đó diễn ra được ghi chép lại bằng hình ảnh,
video… có tính xác thực. Sau khi dựa vào những bằng chứng được đưa ra, để tránh những
rủi ro có thể xảy ra, doanh nghiệp cần đưa ra những quyết định chính xác trong hướng đi
của mình. Để có được những bằng chứng cụ thể, doanh nghiệp cần lưu ý một số điểm sau:
+ Thường xuyên kiểm tra, đánh giá và ghi chép lại toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh
bằng các nguồn tài liệu khác nhau.
+ Xây dựng một hệ thống tài liệu đầy đủ, chính xác và dễ dàng tìm kiếm khi cần.
+ Hình thành thói quen đưa ra quyết định theo những bằng chứng, số liệu cụ thể cho toàn
bộ nhân sự của doanh nghiệp từ lãnh đạo cho đến đội ngũ nhân viên

Vd: Máy sản xuất vật liệu nhựa bị hỏng không rõ nguyên do vì không còn checklist ghi
thông số bảo hành, bảo dưỡng máy móc. ( đọc thêm về các quy trình sản xuất từ đó đưa ra
được các ví dụ cụ thể )

- Quyết định dựa trên dữ liệu là khi thực hiện hành động khắc phục hay không khắc phục
Dựa trên bằng chứng về tỉ lệ về sản phẩm lỗi.

1.06 Việc xem xét của lãnh đạo có thể được thực hiện dưới hình thức nào?

Tần suất của việc xem xét lãnh đạo được quy định như thế nào?

Hồ sơ nào cần lưu lại để chứng minh


- Việc xem xét của lãnh đạo được thể hiện dưới hình thức họp xem xét lãnh đạo
- Tần suất xem xét lãnh đạo được ban ISO chuẩn bị cho cuộc họp xem xét lãnh đạo định kỳ
tối thiểu 1 lần/ năm
- Những hồ sơ cần lưu lại để chứng minh đó là :
+ Chương trình họp xem xét lãnh đạo
+ Danh sách họp xem xét lãnh đạo
+ Biên bản họp xem xét lãnh đạo
1.07 Theo ý hiểu của bạn hãy cho biết, sản xuất trong điều kiện được kiểm soát là gì?
Kiểm soát chất lượng trong sản xuất chất lượng sản phẩm nhằm xác định & loại bỏ lỗi
trước khi đến tay người tiêu dùng. Trong trường hợp sai sót được phát hiện, nhà quản lý có
thể đưa ra quyết định thu hồi hoặc đề xuất các giải pháp khắc phục sự cố đáp ứng trọn vẹn
nhu cầu của khách hàng.
Tại những nhà máy lớn sản xuất số lượng lớn với lịch trình dày đặc thì việc kiểm tra chất
lượng sản phẩm đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nếu một máy móc gây ra lỗi, nó có thể
dẫn đến hàng nghìn sản phẩm không đạt tiêu chuẩn cam kết với khách hàng.

1.08 Mục đích của việc quản lý sản phẩm không phù hợp?

Bạn hãy cho biết, sản phẩm không phù hợp phải được quản lý như thế nào?

….
1.09 Hãy phân biệt sản phẩm không phù hợp và sự không phù hợp. Và khi nào thì phải thực
hiện hành động khắc phục đối với sản phẩm không phù hợp.

1.10 Hãy cho biết trình tự để giải quyết một sự không phù hợp?

You might also like