You are on page 1of 4

Đề tài:

Trình bày quá trình thực hiện đánh giá đánh giá nội bộ hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn ISO 9001:2015 hoặc ISO 22000:2018 (chọn một trong hai tiêu chuẩn) tại một tổ chức.
Trong tình hình phát triển hiện nay, khi hội nhập kinh tế quốc ngày càng trở nên cạnh
tranh, các nước mở cửa hội nhập chấp nhận tự do thương mại hóa, đầu tư và hợp tác quốc tế.
Các đối tượng khách hàng ngày càng trở nên phức tạp; họ được cung cấp nhiều thông tin
hơn, và sự mong đợi của họ đối với hàng hoá và dịch vụ cũng ngày một cao hơn. Đối với bất
kỳ tổ chức nào, cách duy nhất để giữ được khách hàng chính là việc cam kết với vấn đề chất
lượng. Trong thực tế, bất kỳ tổ chức nào, dù trong lĩnh vực sản xuất hay kinh doanh dịch vụ,
để các sản phẩm của doanh nghiệp ra được thị trường cần đạt được các tiêu chuẩn ISO nhất
định. Đặc biệt khi muốn xuất khẩu, các sản phẩm thuộc về lương thực thực phẩm khi ra thị
trường quốc tế đòi hỏi cao các tiêu chí về chất lượng sản phẩm cũng như về vấn đề an toàn
vệ sinh thực phẩm thì các tiêu chuẩn iso là điều bắt buộc phải có và bộ tiêu chuẩn ISO 22000
đáp ứng cho những yêu cầu đó.
Quản lý chất lượng được hiểu là các quá trình cần được quản lý phù hợp, cả về mặt kỹ
thuật sản xuất, và nguồn nhân lực vì vậy ISO 22000 đưa ra các yêu cầu rất toàn diện, có liên
quan đến nhau, từ việc cung cấp, bố trí cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, dụng cụ, môi trường đến
kiến thức và nhận thức của cá nhân, quy trình sản xuất phù hợp, các hoạt động theo dõi, giám
sát, đánh giá đảm bảo hệ thống an toàn vệ sinh thực phẩm.
Có thể nói, trước sức cạnh tranh và đòi hỏi của thị trường, việc áp dụng các hệ thống
quản lý theo tiêu chuẩn đã trở thành một xu hướng nổi bật. Tuy vậy, để tạo lợi thế kinh
doanh và thực sự có những bước đột phá, việc áp dụng này cần có hướng đi mới, giàu sức
sáng tạo. Bên cạnh những điều đáng mừng là khi Việt Nam ta đã có sự áp dụng rộng rãi các
hệ thống này thì vấn đề các quy trình thực hiện đánh giá đánh giá nội bộ hệ thống quản lý
chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 22000:2018 như nào là vấn đề cần được làm rõ để việc đánh
giá được đảm bảo thực hiện tại doanh nghiệp.
Các quy trình thực thực hiện đánh giá bao gồm:
1. Xác định phạm vi đánh giá nội bộ: 
Xác định và đánh giá các hoạt động liên quan đến an toàn thực phẩm và chuỗi cung ứng thực
phẩm của tổ chức. Điều này bao gồm việc đánh giá và thiết lập các chính sách và quy trình
liên quan đến an toàn thực phẩm, quản lý rủi ro, kiểm soát bảo quản thực phẩm, kiểm soát
chất lượng thực phẩm, đảm bảo tính liên tục và cải thiện các hoạt động. Ngoài ra, phạm vi
này còn bao gồm việc đánh giá quá trình sản xuất và kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm,
bảo đảm tính an toàn và chất lượng của sản phẩm thực phẩm được sản xuất.
 Định hướng rõ ràng cho đánh giá nội bộ của mình nhằm đảm bảo tính khách quan, kịp
thời và hiệu quả.
 Lựa chọn và đề ra các tiêu chí đánh giá cụ thể, phù hợp với quy trình sản xuất, vận hành,
quản lý của cơ quan doanh nghiệp.

2. Lập kế hoạch đánh giá nội bộ:


Là quá trình xác định các hoạt động, tiêu chí, phương pháp, tài liệu và thời gian để đánh giá
việc thực hiện các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 22000:2018 trong tổ chức. 
 Chuẩn bị tài liệu, quy trình đánh giá: Thu thập thông tin liên quan đến sản phẩm và dịch
vụ, thông tin về công nghệ sản xuất, quy trình kiểm tra, danh sách khách hàng đang sử
dụng sản phẩm, v.v. 
 Thành lập ban lãnh đạo đánh giá nội bộ iso
 Có hoạt động chỉ định các tổ chức của mỗi tổ báo cáo các đánh giá nội bộ được thực hiện
theo một biểu mẫu nhất định.
 Phân chia phạm vi đánh giá. Từ đó, chỉ định rõ các trách nhiệm cụ thể trong một bộ phận
tổ chức.
 Quy định việc phân chia, phê duyệt các đánh giá nội bộ. Đây là cán bộ lãnh đạo thường
trực về đánh giá nội bộ.
 Thiết lập thời gian cho việc đánh giá nội bộ phải được quy hoạch rõ ràng. Đồng thời
thông báo cho toàn thể cán bộ, nhân viên về quy trình đánh giá nội bộ.
 Tạo danh sách kiểm tra: Bộ phận quản lý chất lượng cần xây dựng danh sách kiểm tra để
tiến hành đánh giá nội bộ.

3. Thực hiện đánh giá nội bộ: Việc tiến hành đánh giá nội bộ theo tiêu chuẩn iso được thực
hiện đúng theo trình tự mong muốn. Quá trình đánh giá nội bộ được thực hiện theo các bước
bao gồm:
+ Họp nội bộ mở đầu
+ Cần xem xét tài liệu khi tiến hành đánh giá nội bộ
+ Thông tin chính xác trong lúc đánh giá
+ Cần phân công vai trò, trách nhiệm của người quan sát trong quá trình đánh giá
+ Cần tiến hành thu thập và xác nhận thông tin
+ Cần tiến hành chuẩn bị kết quả cho đánh giá nội bộ
+ Họp kết thúc
 Áp dụng các phương thức đánh giá, kiểm tra như kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn
thực phẩm, thực hiện bảo trì các thiết bị sản xuất, v.v. Đồng thời, lấy mẫu kiểm tra, phân
tích, đánh giá kết quả.
 Phân tích và đánh giá kết quả: So sánh kết quả với các tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn
vệ sinh thực phẩm. Đánh giá mức độ phù hợp giữa tiêu chuẩn và sản phẩm, dịch vụ. Nếu
có phát hiện lỗi hoặc sai sót, tiến hành phân tích, tìm nguyên nhân, đưa ra các giải pháp
khắc phục.

4. Tiến hành gửi lại hồ sơ đánh giá bộ phận có liên quan


 Hồ sơ đánh giá nội bộ có liên quan cần được giữ lại để tiến hành đánh giá đúng với từng
cơ sở. Điều này có ý nghĩa đúng với với được đánh giá sẽ có thêm cơ sở thực tế để
chứng minh hệ thống quản lý của họ có đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng hay
không.
 Để tiến hành gửi lại hồ sơ đánh giá bộ phận có liên quan, cần làm theo các bước sau:
+ Xác định bộ phận cần đánh giá lại
+ Kiểm tra lại hồ sơ đánh giá của bộ phận đó
+ Tìm ra các điểm cần cải thiện và sửa đổi hồ sơ đánh giá
+ Thực hiện các biện pháp cải thiện để đáp ứng tiêu chuẩn ISO 22000:2018
+ Gửi lại hồ sơ đánh giá cho bộ phận có liên quan để xem xét và duyệt lại.

5. Lập báo cáo và kế hoạch cải tiến: Để lập báo cáo và kế hoạch cải tiến trong quá trình đánh
giá nội bộ theo tiêu chuẩn ISO 22000:2018, chúng ta cần thực hiện các bước sau:
 Định danh các điểm mạnh và điểm yếu của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu
chuẩn ISO 22000:2018. Để làm được việc này, chúng ta nên tiến hành đánh giá nội bộ,
từ đó đánh giá chi tiết hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.
 Sử dụng kết quả đánh giá nội bộ để lập báo cáo về điểm mạnh và điểm yếu về hệ thống
an toàn thực phâmt của doanh nghiệp, cùng với các đánh giá liên quan đến chất lượng và
hiệu suất của hệ thống.
 Đưa ra kế hoạch cải tiến, dựa trên các kết quả đánh giá nội bộ, với mục đích giải quyết
các vấn đề còn tồn tại và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống an toàn thực phẩm.
Kế hoạch cải tiến cần được lập trình một cách cụ thể, chi tiết và có tính khả thi cao.
 Thực hiện các hoạt động cải tiến được ghi trong kế hoạch và sử dụng các tiêu chí định
sẵn để đánh giá hiệu quả của các hoạt động đó.
 Tiếp tục đánh giá nội bộ hệ thống an toàn thực phẩm để đảm bảo các hoạt động cải tiến
được triển khai một cách chặt chẽ, hiệu quả và liên tục theo tiêu chuẩn ISO 22000:2018.
 Tổng hợp các kết quả đánh giá, phân tích, đánh giá, đưa ra kế hoạch cải tiến đối với sản
phẩm hoặc dịch vụ khi đánh giá không đạt yêu cầu. Nếu sản phẩm đạt yêu cầu, báo cáo
được trình lên ban lãnh đạo để xác nhận và đánh giá.
 Khi thực hiện quy trình đánh giá nội bộ. Tổ chức phải xác định các vấn đề như sau:
+ Điều gì cần phải được theo dõi và được đo lường chính xác
+ Tìm hiểu các phương thức theo dõi cũng như các phương thức đo lường hiệu quả để đánh
giá nội bộ chính xác.
+ Xác định khi nào cần thực hiện được hoạt động theo dõi và đo lường đánh giá nội bộ

6. Hoàn tất đánh giá và lưu lại hồ sơ 


 Toàn bộ quá trình đánh giá nội bộ cần được lưu trữ lại. Bao gồm các loại hồ sơ như: Kế
hoạch đánh giá, chuẩn bị đánh giá hay báo cáo đánh giá cùng các chương trình và kế
hoạch đánh giá nội bộ. Tất cả đều cần được hoàn tất và tiến hành lưu trữ lại.
 Để hoàn tất quy trình đánh giá nội bộ theo tiêu chuẩn ISO 22000:2018, cần làm các bước
sau:
+ Đánh giá toàn bộ quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm.
+ Thực hiện các bước kiểm tra và đánh giá chất lượng từ nguyên vật liệu, sản phẩm trung
gian cho đến sản phẩm cuối cùng.
+ Tiến hành thu thập thông tin về tiêu chuẩn và điều kiện an toàn thực phẩm.
+ Đánh giá và đối chiếu dữ liệu với các chỉ tiêu an toàn thực phẩm.
+ Cập nhật quy trình sản xuất, chế biến thực phẩm để giảm thiểu rủi ro và đảm bảo tuân thủ
tiêu chuẩn ISO 22000:2018.
+ Hoàn tất báo cáo đánh giá và lưu lại hồ sơ cho việc kiểm định và giám sát vào tương lai.
 Tài liệu tham khảo:
https://vnce.vn/danh-gia-noi-bo-la-gi 
https://chungnhanquocte.com/nhung-dieu-can-biet-ve-quy-trinh-danh-gia-noi-bo-theo-tieu-
chuan-iso/ 

You might also like