You are on page 1of 7

Bài làm

(1) Trình bày tóm tắt những hiểu biết cơ bản về hệ thống quản lý chất lượng theo bộ
tiêu chuẩn ISO 9000
Lịch sử hình thành tiêu chuẩn ISO 9000: được công bố lần đầu tiên vào ngày 3/1987
bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế - ISO. Tiêu chuẩn đã trải qua hai lần sửa đổi lớn là
vào năm 2000 và 2005, phiên bản được sửa đổi gần đây nhất là năm 2015. ISO
9000:2015 là phiên bản lớn nhất của ISO 9000 và được xuất bản vào tháng 9/2015.
Hệ thống quản lí chất lượng ISO 9000: là bộ tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lí
chất lượng, được áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp hoặc tổ chức để đảm bảo
được khả năng cung cấp sản phẩm đáp ứng cho nhu cầu của khách hàng và luật định một
cách ổn định, thường xuyên nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng.
Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 gồm:
 ISO 9001:2015: hệ thống quản lí chất lượng - các yêu cầu.
 ISO 9000:2015: hệ thống quản lí chất lượng – cơ sở và từ vựng.
 ISO 9004:2018: quản lí chất lượng – chất lượng của mỗi tổ chức – hướng dẫn để
đạt được thành công bền vững.
 ISO 19011:2018: hướng dẫn hệ thống đánh giá quản lí.

ISO 9000 có 8 nguyên tắc cơ bản:

 Nguyên tắc 1: tập trung tuyệt đối vào khách hàng.


 Nguyên tắc 2: vai trò của lãnh đạo.
 Nguyên tắc 3: toàn bộ tham gia.
 Nguyên tắc 4: quản trị theo cách tiếp cận dựa trên quá trình.
 Nguyên tắc 5: quản trị theo cách tiếp cận dựa trên hệ thống.
 Nguyên tắc 6: cải tiến liên tục.
 Nguyên tắc 7: ra quyết định dựa trên sự kiện.
 Nguyên tắc 8: xây dựng mối quan hệ cùng có lợi với nhà cung cấp.

Các bước áp dụng ISO 9000 trong doanh nghiệp:

 Bước 1: Chuẩn bị và phân tích tình hình, hoạch định


Thành lập ban chỉ đạo và bổ nhiệm lãnh đạo, lựa chọn cơ quan tư vấn, cung cấp
nhận thức và đào tạo phát triển tài liệu ISO 9000, xem xét các hệ thống hiện có và
xây dựng kế hoạch thực hiện.
 Bước 2: Xây dựng hệ thống quản lí chất lượng
Viết tài liệu hệ thống quản lý chất lượng, triển khai hệ thống quản lý chất lượng,
đánh giá nội bộ, cải tiến các hoạt động của hệ thống.
 Bước 3: Đăng ký chứng nhận ISO tại ISOCERT
Đánh giá chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng, hành động khắc phục, chứng
nhận hệ thống quản lý chất lượng, giám sát sau chứng nhận và đánh giá lại, cải
tiến duy trì và đổi mới.
(2) Trình bày quy trình triển khai xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn ISO 9001 tại doanh nghiệp. Những rủi ro tiềm ẩn nào doanh nghiệp có thể
đối diện trong quá trình xây dựng hệ thống quản lý chất lượng.
Trình bày quy trình triển khai xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn ISO 9001 tại doanh nghiệp.
 Tồng quan về ISO 90001

Lịch sử hình thành ISO 9001?

ISO 9001 được biết như là tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng được phát hành lần đầu tiên
vào năm 1987. Nó quy định các yêu cầu của Hệ thống quản lý chất lượng (QMS). Các
tiêu chuẩn này dựa trên tiêu chuẩn BS 5750 của Anh.

ISO là 1 tiêu chuẩn chung cho các tổ chức hoạt động trên toàn thế giới. Đồng thời, nó
cũng được sử dụng cho việc đánh giá chứng nhận ISO 9001 hệ thống quản lí chất lượng
của một doanh nghiệp, mang lại lợi thế to lớn khi giao dịch với các nhà cung cấp trên
toàn thế giới. Vì tiêu chuẩn giống nhau ở mọi quốc gia, chứng nhận ISO 9001 cho thấy
Hệ thống quản lý chất lượng của công ty tuân thủ tiêu chuẩn ISO 9001.

ISO đã công bố phiên bản đầu tiên của tiêu chuẩn vào năm 1987 và sau đó họ đã xuất bản
phiên bản cập nhật của ISO 9001 vào năm 1994. ISO đã cập nhật lại tiêu chuẩn vào năm
2000, 2008 và lên phiên bản hiện tại vào năm 2015. Phiên bản này đã đưa ra một khái
niệm mới về tiêu chuẩn và Hệ thống quản lý chất lượng và thay thế hành động bằng tư
duy dựa trên rủi ro.

ISO 9001 là gì ?

ISO 9001 là tiêu chuẩn quốc tế để tạo ra Hệ


thống quản lý chất lượng (QMS), được xuất
bản bởi ISO (Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc
tế). Tiêu chuẩn được cập nhật gần đây nhất
vào năm 2015, và nó được gọi là ISO 9001:
2015. Để được phát hành và cập nhật, ISO
9001 phải được đa số các nước thành viên
đồng ý để nó trở thành tiêu chuẩn được quốc
tế công nhận, có nghĩa là nó được đa số các
nước trên toàn thế giới chấp nhận.

Định nghĩa ISO 9001: là tiêu chuẩn này cung


cấp các yêu cầu QMS phải được thực hiện cho
một công ty muốn tạo ra tất cả các chính sách, quy trình và thủ tục cần thiết để cung cấp các
sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng và quy định cũng như cải thiện sự hài
lòng của khách hàng. Hệ thống quản lý chất lượng là nền tảng của các hoạt động đảm bảo
chất lượng.

Tiêu chuẩn của ISO 9001?


Bản sửa đổi hiện tại của tiêu chuẩn là ISO 9001: 2015. Tiêu chuẩn ISO 9001:2015, đôi khi
được gọi là ISO 9001 bản sửa đổi 2015, được xuất bản vào tháng 10 năm 2015 và thay thế
cho bản sửa đổi trước đó, ISO 9001: 2008. Bản sửa đổi cập nhật này bao gồm nhiều quy trình
của bản sửa đổi trước của tiêu chuẩn, tập trung nhiều hơn vào tư duy dựa trên rủi ro và hiểu
biết về môi trường tổ chức. Để hỗ trợ sự thay đổi này, cấu trúc của ISO 9001: 2008 đã thay
đổi đáng kể - các điều khoản chính của tiêu chuẩn khác nhau giữa các bản sửa đổi năm 2015
và 2008.
Các phiên bản của tiêu chuẩn ISO 9001?
ISO 9001 đã trải qua 5 phiên bản: ISO 9001:1987, ISO 9001:1994, ISO 9001:2000, ISO
9001:2008, ISO 9001:2015.
 ISO 9001:1987: Quality systems – Model for quality assurance in
design/development, production, installation and servicing( Quản lý mô hình chất
lượng – mô hình đảm bảo chất lượng trong thiết kế/triển khai, sản xuất, lắp đặt và
dịch vụ kĩ thuật).
 ISO 9001:1994 Quality systems – Model for quality assurance in design,
development, production, installation and servicing (Tiêu chuẩn Việt Nam tương
đương: TCVN ISO 9001:1996 Quản lý chất lượng – Mô hình đảm bảo chất lượng
trong thiết kế, triển khai, sản xuất, lắp đặt và dịch vụ kỹ thuật).
 ISO 9001:2000 Quality management systems – Requirements (Tiêu chuẩn Việt Nam
tương đương: TCVN ISO 9001:2000 Quản lý chất lượng – Các yêu cầu).
 ISO 9001:2008 Quality management systems – Requirements (Tiêu chuẩn Việt Nam
tương đương: TCVN ISO 9001:2008 Quản lý chất lượng – Các yêu cầu).
 ISO 9001:2015 Quality managemeint systems – Requirements (Tiêu chuẩn Việt Nam
tương đương: TCVN ISO 9001:2015 Quản lý chất lượng – Các yêu cầu).
(Đây là phiên bản mới nhất tại thời điểm hiện tại)
 Quy trình triển khai xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn
ISO 9001 tại doanh nghiệp.
Trước hết, các doanh nghiệp phải nhận thức rõ những hạn chế, yếu kém của
doanh nghiệp như quy mô nhỏ, vốn không đủ, công nghệ sản xuất, vận hành lạc
hậu, quản trị doanh nghiệp còn yếu.Có một kế hoạch để sửa chữa những điểm yếu
này.
Phải xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn có tính đến các tác động môi trường
quốc tế, xác định vị trí của doanh nghiệp trong chuỗi giá trị, mạng lưới sản xuất
toàn cầu và khu vực; nâng cao chất lượng sản phẩm bằng cách đưa công nghệ tiên
tiến vào cải tiến quy trình sản xuất, đổi mới công nghệ sản xuất, kỹ thuật quản lý
và nhanh chóng tiếp cận các phương thức quản lý tiên tiến, áp dụng tiêu chuẩn
quản lý quốc tế được coi là biện pháp rất quan trọng, giúp tiết kiệm một tỷ trọng
lớn chi phí, là cơ sở để giảm chi phí, giảm giá bán sản phẩm để tăng cường cạnh
tranh về giá.
Áp dụng ISO 9001:15 tiêu chuẩn cải tiến phương thức kinh doanh:
 Bổ nhiệm và chỉ định nhóm người sẽ xây dựng và triển khai ISO: Lãnh
đạo công ty cần quyết định lựa chọn, chỉ định một số nhân sự chủ chốt của
các bộ phận để tạo thành nhóm nhân sự để triển khai xây dựng và áp dụng
ISO.
 Xây dựng kế hoạch thực hiện: Để áp dụng hệ thống quản lý chất lượng
theo tiêu chuẩn ISO 9001, trước tiên cần phân tích và xác định được các
điều khoản của tiêu chuẩn ISO. Sau đó xem xét sư đáp ứng các điều khoản
đó của tổ chức so với yêu cầu trong tiêu chuẩn. Sau khi tiến hành phân
tích, ban ISO sẽ lên kế hoạch lập thực hiện chi tiết.
 Thông báo trong nội bộ tổ chức: Đây là một thông tin quan trọng quyết
định mọi hoạt động sản xuất kinh doanh sắp tới. Vì vậy, cần phải thông
báo cho tất cả các nhân viên trong doanh nghiệp được biết. Chuẩn bị cho
kế hoạch áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2015.
 Xây dựng và thiết lập các quy trình/hướng dẫn và biểu mẫu: Tiêu chuẩn
ISO 9001:2015 đòi hỏi phải có hệ thống tài liệu, quy trình bắt buộc phải
thiết lập theo các yêu cầu trong tiêu chuẩn. Ngoài ra để đảm bảo thiết lập
được một hệ thống quản lý chất lượng ổn định thì với mỗi công đoạn sản
xuất, kinh doanh doanh nghiệp cần thiết lập các quy trình và hướng dẫn
chuẩn hóa.
 Thực hiện và vận hành theo hệ thống quản lý chất lượng đã thiết lập: Đưa
những quy trình tác nghiệp vào hệ thống tài liệu của hệ thống quản lý chất
lượng ISO 9001 vào áp dụng trong những phòng ban/bộ phận có liên quan
của tổ chức. Trong bước này, lãnh đạo của doanh nghiệp và đội ngủ nhân
viên phải được thông báo về những quy trình làm việc mới hoặc những
thay đổi chính thức trong hoạt động vận hành sản xuất/kinh doanh theo
tiêu chuẩn ISO 9001.
 Đánh giá, giám sát nội bộ quy trình áp dụng ISO 9001: ISO 9001 yêu cầu
doanh nghiệp phải định kỳ đánh giá hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001
để đảm bảo hệ thống được duy trì, vận hành ổn định. Kỹ năng đánh giá
nội bộ là một trong những kỹ năng cần thiết và hữu ích cho các cán bộ
quản lý cấp trung để có thể tự kiểm tra, đánh giá chéo hiệu quả các hoạt
động trong nội bộ doanh nghiệp.
 Đăng ký và chứng nhận ISO 9001: Khi doanh nghiệp đã xây dựng, áp
dụng và vận hành được hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001 thì cần
tìm đến tổ chức chứng nhận hợp pháp tại Việt Nam để làm các thủ tục
đăng ký chứng nhận. Sau khi đăng ký chứng nhận tổ chức chứng nhận sẽ
cử đoàn chuyên gia có năng lực và kinh nghiệm xuống doanh nghiệp để
đánh giá, thẩm định tính phù hợp của hệ thống quản lý chất lượng đã thiết
lập so với các yêu cầu trong tiêu chuẩn. Chứng chỉ chứng nhận phù hợp
tiêu chuẩn ISO 9001 sẽ là một lợi thế cạnh tranh và nâng cao thương hiệu,
hình ảnh rất lớn.
 Duy trì chứng nhận ISO 9001: Nhiều doanh nghiệp đã sai lầm khi nghĩ
rằng chỉ cần có chứng chỉ chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO
9001 đã là bước cuối cùng của công việc xây dựng và áp dụng chứng nhận
ISO 9001. Tuy nhiên, việc duy trì được hệ thống quản lý chất lượng đó
cũng quan trọng và khó khăn không kém. Do đó, doanh nghiệp cần được
đảm bảo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 của mình được vận hành
xuyên suốt trong hoạt động hằng ngày của tổ chức để đảm bảo tính ổn
định của hệ thống và tạo ra cơ hội cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Cải tiến cách thức kinh doanh; tạo bản sắc riêng, nét độc đáo của riêng bạn để thu
hút khách hàng, phát triển thị trường và xây dựng thương hiệu. Có như vậy, doanh
nghiệp mới đáp ứng được nhu cầu của khách hàng đồng thời tiêu thụ được sản
phẩm của mình, lượng tiêu thụ sẽ tăng lên đáng kể.

Do đó, khi một doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm đồng thời thực hiện
các chiến lược trên sẽ làm tăng sự hài lòng của khách hàng mà khách hàng không
phải trả thêm chi phí cho việc cải tiến chất lượng.

 Những rủi ro tiềm ẩn nào doanh nghiệp có thể đối diện trong quá trình xây
dựng hệ thống quản lý chất lượng.

You might also like