You are on page 1of 35

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA DI


CHÚC THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015

1.1. Khái quát về di chúc:

1.1.1 Định nghĩa về di chúc:

Trước tiên, để có thể hiểu được tổng thể những vấn đề chung về điều kiện có
hiệu lực của di chúc theo Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015 thì chúng ta cần phải hiểu
về khái niệm của di chúc. Vậy di chúc là gì? .Có thể hiểu di chính là di nguyện, ước
muốn, ý chí, còn chúc là sự dặn dò, sự giao phó. Vậy di chúc chính là sự giao phó lại
những việc cần làm, tài sản của người chết cho người còn sống. Là mong muốn làm
những việc mà sau khi chết bản thân không thể làm đối với bản thân mình và người
thân như là giao tài sản thừa kế hay là chôn cất, an táng. Là mong muốn đơn phương
nhưng sẽ được đảm bảo thực hiện sau khi người lập di chúc chết đi. Theo từ điển
Tiếng Việt 2003, di chúc là dặn lại trước khi chết những việc người sau cần làm và nên
làm1. Là sự dặn dò, gửi gắm và trao tặng lại di sản, vật chất và những công việc cần
làm cho người còn sống và có hiệu lực sau khi người lập di chúc chết đi. Theo Điều
624, Chương 22, BLDS năm 2015 định nghĩa:” Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá
nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.”. Ta có thể hiểu một
cách đơn giản hơn là di chúc là mong muốn, ý chí cuối cùng của cá nhân muốn chuyển
giao toàn bộ tài sản, vật chất của mình cho người khác hoặc là mong muốn, yêu cầu,
giao nghĩa vụ cho người hưởng di chúc làm những việc mà người lập di chúc mong
muốn với cơ thể của họ, hình thức an táng, chôn cất, thờ cúng,.. sau khi qua đời. Ý chí
của cá nhân là thứ không thể bị thay đổi bởi bất kì ai khác ngoài cá nhân đó và bất cứ
ai có ý định chỉnh sửa hay thay đổi nội dung của di chúc hay ép buộc, lừa dối người
lập di chúc để hưởng lợi riêng từ di chúc đều là những hành vi không được phép và
ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi và mong muốn của người lập di chúc. Và toàn bộ tài
sản mà người lập di chúc sở hữu sẽ được định đoạt và trao hoàn toàn cho người mà
theo mong muốn của người lập di chúc, bất kì ai cũng không được tranh chấp hay

1
Hoàng Phê (chủ biên) (2003), Từ Điển Tiếng Việt, nhà xuất bản Đà Nẵng, Trung tâm từ điển
học, nơi xuất bản Hà Nội, trang 254.

1
chiếm đoạt tài sản với mục đích cá nhân. Di chúc có hiệu lực ngay sau khi người lập di
chúc chết và được bảo vệ và đảm bảo được thực hiện bởi pháp luật. Người được
hưởng những quyền lợi hay tài sản có thể là bất cứ ai trong gia đình hoặc cũng có thể
là một người không cùng huyết thống với người lập di chúc. Mọi công dân đều bình
đẳng trong quyền được lập di chúc và để lại tài sản, hưởng tài sản theo quy định của
pháp luật. Ngoài việc gửi gắm ý nguyện, di chúc còn thể hiện sự tin tưởng, yêu quý
của người lập với người được tài sản. Bên cạnh việc thừa kế tài sản, di chúc cũng có
thể là những mong muốn để những người còn sống thực hiện những công việc mà
người lập di chúc mong muốn sau khi chết đi về việc chôn cất hay bất kì công việc nào
với thể xác của người lập di chúc. Thực tế việc gửi gắm những công việc này xuất hiện
rất nhiều, người lập có thể yêu cầu trong di chúc về việc thực hiện chôn cất, an táng
hay là hiến bộ phận cơ thể cho các tổ chức cơ quan từ thiện… Và bên cạnh đó, tài sản
mà người lập di chúc giao lại cho người còn sống có thể là đất đai, nhà cửa, hay là
trang sức, vật chất có giá trị.Theo Điều 116, BLDS năm 2015:”Giao dịch dân sự là hợp
đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền,
nghĩa vụ dân sự”. Theo như cách hiểu đơn giản thì tất cả hợp đồng đều chính là giao
dịch dân sự và hợp đồng chính là sự cam kết của song hay đa phương để thực hiện một
việc nào đó theo mong muốn và ý chí của hai bên. Tuy nhiên không phải tất cả giao
dịch dân sự là hợp đồng. Di chúc là một giao dịch dân sự và cũng không phải là hợp
đồng vì di chúc là mong muốn đơn phương trao lại tài sản của mình sau khi chết chứ
không phải một cam kết tặng cho tài sản khi còn sống, cho nên di chúc chính là giao
dịch dân sự nhưng không phải là hợp đồng. Như đã nói ở trên, di chúc là ý chí đơn
phương của người lập di chúc và sẽ chắc chắn được thực hiện và không có bất kì một
cá nhân hay tổ chức nào có quyền can thiệp vào ý chí của người lập di chúc và bản
thân di chúc. Ý chí của người lập di chúc có thể nói là tuyệt đối, là mong muốn,
nguyện vọng cuối cùng của con người trước khi chết và những điều được đề cập đến
trong di chúc bới người lập di chúc sẽ được pháp luật bảo vệ, đảm bảo mọi di sản, vật
chất của người lập di chúc được chuyển giao sang cho người mà người lập di chúc
mong muốn. Vậy bản chấtcủa di chúc chính là một giao dịch dân sự, vậy nên cần phải
tuân thủ các yêu cầu, điều kiện của pháp luật, không trái với đạo đức thì di chúc mới
có hiệu lực. Và pháp luật sẽ đảm bảo về phần chuyển giao, thừa kế di chúc theo đúng ý
nguyện của người lập di chúc. Mục đích của di chúc cũng chính là để thực hiện mong

2
muốn cuối cùng của người lập di chúc sau khi người lập di chúc chết. Cụ thể ở đây là
chuyển giao di sản cho người thừa kế, có thể là về mặt vật chất hay tinh thần, truyền
đạt lại cho những người còn sống ước nguyện và mong muốn mà người lập di chúc
không thể thực hiện sau khi qua đời. Có rất nhiều định nghĩa về di chúc. Theo
Wikipedia, di chúc là một giấy tờ hợp pháp thể hiện nguyện vọng, mong muốn của
một người về cách phân chia tài sản mình có được sau khi chết. Trong di chúc, cá nhân
hoặc nhóm người được chỉ định là người thực thi, quản lý tài sản cho đến khi được
phân chia hết đúng theo di chúc. 2 Theo nhóm tác giả, di chúc chính là giao dịch đơn
phương của người lập di chúc với người hưởng di chúc. Mọi người đều có quyền lập
di chúc, và được hưởng di chúc theo quy định pháp luật. Di chúc thường được công bố
trước khi người lập chết và sẽ có hiệu lực sau khi người lập chết. Về mặt tinh thần, di
chúc chính là lời trăn trối, là những mong muốn, ý nguyện mà người lập di chúc muốn
gia đình, người thân thực hiện sau khi mình chết, là gửi gắm sự tin tưởng dành cho
những người còn sống để họ thực hiện theo nguyện vọng với vai trò trách nhiệm cũng
như là sự yêu thương, tình cảm dành cho người lập di chúc. Về mặt vật chất, di chúc là
sự chuyển giao tài sản của người lập di chúc dành cho những người được hưởng.
Người được hưởng có thể là bất cứ ai theo nguyện vọng mà người lập di chúc muốn,
và tất cả những mong muốn của người lập di chúc, nếu tuẩn thủ đúng về mặt đạo đức
và pháp luật thì sẽ được pháp luật bảo vệ và đảm bảo.

1.1.2. Đặc điểm của di chúc

Từ định nghĩa của di chúc, có thể thấy được rằng di chúc là một giao dịch dân
sự đặc biệt và có rất nhiều đặc điểm để phân tích và làm rõ.

Một là, di chúc là một giao dịch dân sự đơn phương tự nguyện cá nhân. Có thể
hiểu, di chúc chính là ý chí đơn phương của người lập di chúc, những người hưởng di
chúc không có quyền quyết định hay từ chối việc hưởng di chúc. Di chúc không phải
là hợp đồng nên không cần sự đồng ý của cả 2 bên, di chúc là ý chí đơn phương và
quyền quyết định tuyệt đối nằm trong tay người lập di chúc. Không thể có bất cứ sự từ
chối hay tác động lên nội dung di chúc từ người nào khác ngoài người lập di chúc. Tự

2
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, https://vi.wikipedia.org/wiki/Di_ch%C3%BAc,
ngày truy cập cuối cùng 24/9/2022

3
nguyện là sự tự thân, không bị ép buộc, là ý chí cá nhân để thực hiện một hành động
và hoàn toàn phụ thuộc vào chính bản thân. Như vậy, di chúc là một giao dịch dân sự
đến từ ý chí của chính người lập di chúc và không bị bất kì chủ thể nào khác tác động
tới. Tự nguyện của người lập di chúc là sự thống nhất ý chí và bày tỏ ý chí của họ, sự
thống nhất này có thể bị không còn tồn tại nếu người lập di chúc bị cưỡng ép, lừa dối
nhằm thay đổi nội dung di chúc. Mọi nội dung trong di chúc là đơn phương từ một
phía và cụ thể ở đây là người lập di chúc. Những người được hưởng di chúc hay không
được hưởng di chúc đều không có quyền tác động đến người lập di chúc và chính nội
dung trong di chúc. Người lập di chúc lập di chúc một cách tự nguyện, không một cá
nhân nào được phép tác động vào ý chí, tác động vật lý để ép buộc người lập di chúc
thực hiện theo yêu cầu đòi hỏi của cá nhân đó. Tất cả những nội dung trong di chúc
phải đến từ sự tự nguyện của chính bản thân người lập. Bất kì hành vi cưỡng ép, ép
buộc, lừa dối khiến cho người lập di chúc thay đổi ý chí từ đó thay đổi nội dung di
chúc chính là hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên nếu như sự lừa dối mà không làm
cho người lập di chúc thay đổi ý chí cá nhân thì vẫn được xem là không vi phạm pháp
luật. Thực tế, có rất nhiều trường hợp lừa dối người lập di chúc rằng người được
hưởng di chúc đã mất tích hoặc đã chết nhằm để người lập di chúc thay đổi nội dung di
chúc hay đe doạ sự sống của người lập di chúc, ép buộc người lập thay đổi nội dung di
chúc. Tất cả những trường hợp trên đều là hành vi trái pháp luật và sẽ được pháp luật
giải quyết.

Hai là, di chúc là một giao dịch dân sự xem trọng hình thức. Hình thức của di
chúc có hai loại đó là di chúc văn bản và di chúc miệng. Dù là bất kì hình thức nào thì
di chúc cũng phải đáp ứng được các yêu cầu về nội dung, trình tự theo đúng pháp luật.
Theo điều 627 BLDS 2015 đã quy định: “Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu
không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng”. Di chúc phải được
viết tay hoặc đánh máy và ký tên bởi người lập di chúc và nội dung của di chúc phải
tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật. Và khi lập di chúc phải có nhân chứng,
nhân chứng phải kí tên vào di chúc và có xác nhận về chữ ký, nếu không có nhân
chứng thì phải viết tay và ký tên. Bên cạnh đó người lập di chúc có thể công chứng,
chứng thực ở Uỷ ban nhân dân xã, phường,.. và phải được người có thẩm quyền chứng
nhận hoặc chứng thực. Di chúc miệng là sự thể hiện di chúc qua lời nói hay còn gọi là
lời trăn trối, thường được cá nhân thực hiện khi tính mạng bị đe doạ và có thể không
4
qua khỏi, không thể có đủ thời gian để lập di chúc thì ngay tại thời điểm đấy người lập
di chúc có thể lập di chúc miệng. Tuy nhiên, phải có ít nhất 2 người làm chứng, và
người làm chứng phải có trách nhiệm chép hoặc lưu lại ý chí của người lập di chúc,
cùng kí tên hoặc điểm chỉ, và phải được cơ quan có thẩm quyền chứng nhận. Nếu sau
3 tháng, người lập di chúc không chết thì mặc nhiên di chúc miệng sẽ bị huỷ bỏ. Bên
cạnh những hình thức cơ bản đấy, thì người lập di chúc trong lúc lập di chúc phải minh
mẫn, sáng suốt và không bị tác động nhằm thay đổi ý chí, nội dung di chúc, hơn nữa
nội dung di chúc phải tuân thủ theo quy định của pháp luật. Di chúc đòi hỏi rất nhiều
về hình thức vì đây là ý chí, di nguyện của người đã khuất và tài sản chuyển giao là tài
sản của người đã khuất cho nên phải được thực hiện và chứng thực cẩn thận vì nếu
không sẽ có rất nhiều kẻ gian cố tình sửa đổi nội dung di chúc. Và ngoài hình thức thì
nội dung di chúc cũng cần tuân theo pháp luật và yếu tố đạo được, khi đó di chúc mới
được thực hiện và bảo đảm bởi pháp luật.

Ba là, di chúc chỉ có hiệu lực sau khi người lập di chúc chết. Vì theo định nghĩa,
di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác
sau khi chết cho nên khi người lập di chúc chưa qua đời thì điều khoản, nội dung trong
di chúc sẽ chưa được thực hiện. Khi còn sống, cá nhân muốn chuyển giao tài sản của
mình cho cá nhân khác thì sẽ được gọi là cho nhận, có thể làm hợp đồng hoặc không
và phải được chấp thuận từ cả hai phía và người kia có thể từ chối không nhận. Tuy
nhiên di chúc thì khác, di chúc là sự chuyển giao tài sản cho người khác sau khi chết
cho nên di chúc sẽ có hiệu lực sau khi người đó chết đi. Đây cũng chính là lý do vì sao
việc chuyển giao tài sản khi còn sống (cho nhận) và việc chuyển giao tài sản khi đã
chết (di chúc) là khác nhau. Và điểm khác nhau chính là người lập di chúc chết cho
nên hiệu lực của di chúc sẽ được kích hoạt khi người lập di chúc chết. Tuy nhiên, di
chúc có hiệu lực khi và chỉ khi di chúc đó đã được chứng thực bởi người lập di chúc,
người làm chứng và các cơ quan có thẩm quyền. Nội dung của di chúc sẽ được đảm
bảo thực hiện bởi pháp luật và không cá nhân nào có quyền chống lại ý chí cá nhân
của người lập di chúc miễn là di chúc tuân thủ đúng quy định pháp luật và đúng đắn về
đạo đức. Với di chúc giấy, thì hiệu lực sẽ có ngay sau khi người lập di chúc chết, còn
di chúc miệng thì đặc biệt hơn. Di chúc miệng được lập ra khi người lập di chúc bị đe
doạ đến tính mạng. Với di chúc miệng đã được chứng thực, nếu sau 3 tháng kể từ khi
di chúc miệng được chứng thực mà người lập di chúc không chết thì di chúc sẽ bị huỷ
5
bỏ.

Bốn là, người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc đã
lập vào bất cứ lúc nào (Theo Điều 640 BLDS 2015). Di chúc là giao dịch dân sự mang
ý chí đơn phương của người lập di chúc cho nên quyền sửa đổi, thay thế, bổ sung di
chúc cũng sẽ hoàn toàn nằm trong tay người lập di chúc. Chỉ có trường hợp người lập
di chúc bị ép buộc, lừa dối nhắm sửa đổi nội dung, bổ sung hay thay thế người thừa kế
mới là vi phạm pháp luật. Việc bổ sung, thay thế được thực hiện khi người lập di chúc
còn sống và khi người lập di chúc chết, không ai có quyền sửa đổi, bổ sung trong nội
dung di chúc. Di chúc sẽ được đảm bảo thực hiện bởi pháp luật

1.2. Quy định của pháp luật về các điều kiện có hiệu lực của di chúc

1.2.1. Người lập di chúc phải có đủ năng lực để lập di chúc

Để di chúc được hợp pháp thì theo Khoản 1 Điều 625, Điểm a Khoản 1 Khoản
2 Khoản 3 Bộ luật dân sự năm 2015 thì người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong
khi lập di chúc, không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép; di chúc của người từ đủ mười lăm
tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ
hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc; di chúc của người bị hạn chế về thể
chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và
có công chứng hoặc chứng thực.

Ở Điểm a Khoản 1 Điều 630 Bộ luật dân sự năm 2015, người lập di chúc minh
mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc, không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép. Căn cứ vào
quy định trên, không có yêu cầu nào bắt buộc người lập di chúc phải có giấy khám sức
khỏe để chứng minh bản thân mình minh mẫn sáng suốt. Chỉ khi trong trường hợp
công chứng viên nghi ngờ người lập di chúc không minh mẫn sáng suốt thì trong
Khoản 2 Điều 56 Luật công chứng năm 2014 có nêu rõ: “Trường hợp công chứng viên
nghi ngờ người lập di chúc bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận
thức và làm chủ được hành vi của mình hoặc có căn cứ cho rằng việc lập di chúc có
dấu hiệu bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép thì công chứng viên đề nghị người lập di
chúc làm rõ, trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng di chúc
đó”. Hiện nay, pháp luật không có quy định nào yêu cầu người lập di chúc phải khám
và có giấy khám sức khỏe. Tuy nhiên, để tránh tranh chấp không đáng có, khuyến
khích người lập di chúc nên chuẩn bị giấy khám sức khỏe để chứng minh bản thân đủ
6
điều kiện minh mẫn, sáng suốt. Phần còn lại về việc bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép khi
viết di chúc ở Điều 127 Bộ luật dân sự năm 2015 thì giao dịch dân sự bị lừa dối đe
dọa, cưỡng ép. Vì vậy nên để di chúc được hợp pháp thì người viết di chúc phải được
đảm bảo không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép.

Ở Khoản 2 Điều 630 Bộ luật dân sự năm 2015, di chúc của người từ đủ mười
lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ
hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc. Dù ở độ tuổi này theo luật pháp ở Việt
Nam thì vẫn chưa thành niên nhưng vẫn đủ điều kiện để viết di chúc nếu có sự đồng ý
của bố mẹ hoặc người giám hộ. Theo quy định tại Điều 66 Bộ luật Dân sự năm
2005 thì người giám hộ của người từ mười lăm đến chưa đủ mười tám tuổi có các
nghĩa vụ: “Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường
hợp pháp luật quy định người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể tự
mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự; Quản lý tài sản của người được giám hộ;
Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.” Trong trường hợp người từ
đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được thừa hưởng một tài sản có giá trị
hoặc tự sở hữu tài sản đó nếu muốn viết di chúc thì phải được sự thì cần sự đồng ý của
người giám hộ vì người giám hộ có nghĩa vụ đại diện cho người viết di chúc trong các
giao dịch dân sự và có nghĩa vụ quản lí tài sản của người được giám hộ.

Ở Điều 20 Bộ luật dân sự năm 2015, người thành niên là người từ đủ 18 tuổi trở
lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ trừ trường hợp quy định tại các điều 22, 23
và 24 của Bộ luật này. Ở Điều 22 Bộ luật dân sự năm 2015, người mất năng lực hành
vi dân sự là khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể
nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan
hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người
mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần. Khi không
còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính
người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu
quan, Tòa án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.
Và giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện
theo pháp luật xác lập, thực hiện. Vì vậy người bị mất năng lực hành vi dân sự, thì
không được lập di chúc. Nếu muốn lập di chúc phải có người đại diện theo pháp luật
xác lập, thực hiện. Ở Điều 23 Bộ luật dân sự năm 2015, người khó khan trong nhận
7
thưc làm chủ hành vi là người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà
không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực
hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc
của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án
ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành
vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ. Khi không
còn căn cứ tuyên bố một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì theo
yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ
quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố người có
khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Dù chưa đến mức mất năng lực hành vi
dân sự nhưng người khó khan trong nhận thức hoặc làm chủ hành vi cũng cần người
giám hộ để có trách nhiệm đại diện trong các giao dịch dân sự. Vì vậy người bị người
khó khan trong nhận thức hoặc làm chủ hành vi thì không được lập di chúc. Nếu muốn
lập di chúc phải có người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện. Ở Điều 24 Bộ luật
dân sự năm 2015, người hạn chế hành vi dân sự là người nghiện ma túy, nghiện các
chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có
quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết
định tuyên bố người này là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Tòa án quyết
định người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và
phạm vi đại diện. Vì vậy người hạn chế hành vi dân sự thì không được lập di chúc.
Nếu muốn lập di chúc phải có người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện. Theo
quan điểm của nhóm thì người bị mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng
lực hành vi dân sự hoặc bị khó khăn trong việc nhận thức và làm chủ hành vi thì không
được lập di chúc.

Theo quy định ở Điều 626 Bộ luật dân sự năm 2015, người lập di chúc có
những quyền sau: “Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa
kế; phân định phần di sản cho từng người thừa kế; dành một phần tài sản trong khối di
sản để di tặng, thờ cúng; giao nghĩa vụ cho người thừa kế; chỉ định người giữ di chúc,
người quản lý di sản, người phân chia di sản.” Ở quyền chỉ định người thừa kế; truất
quyền hưởng di sản của người thừa kế nhưng theo Điều 20 Bộ luật dân sự năm 2015
đối với người từ chối nhận di sản Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ
trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối
8
với người khác. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến
người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia
di sản để biết. Và theo Điều 21 Bộ luật dân sự năm 2015, đối với người người không
được hưởng di sản bao gồm những người: người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm
tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di
sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó; người vi phạm
nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản; người bị kết án về hành vi cố ý
xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di
sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng; người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc
ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc,
huỷ di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí
của người để lại di sản. Những người quy định tại Khoản 1 Điều này vẫn được hưởng
di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ
hưởng di sản theo di chúc. Nên dù cho người viết di chúc muốn chỉ định thừa kế
nhưng nếu đối tượng thừa kế thuộc hai trường hợp trên thì đều không được thừa kế.
Còn về quyền truất quyền hưởng di sản của người thừa kế thì theo quy định Điều 644
Bộ luật dân sự năm 2015, những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai
phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật,
trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho
hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó: con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
con thành niên mà không có khả năng lao động. Quy định tại khoản 1 Điều này không
áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những
người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật
này. Nên dù bị truất quyền thừa kế di sản thì nếu đối tượng bị truất quyền thừa kế với
những điều kiện như trên vẫn được nhận một phần di sản theo pháp luật. Về quyền
phân định phần di sản cho từng người thừa kế, theo Điều 659 Bộ luật dân sự năm 2015
thì việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc; nếu di
chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho
những người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Trường
hợp di chúc xác định phân chia di sản theo hiện vật thì người thừa kế được nhận hiện
vật kèm theo hoa lợi, lợi tức thu được từ hiện vật đó hoặc phải chịu phần giá trị của
hiện vật bị giảm sút tính đến thời điểm phân chia di sản; nếu hiện vật bị tiêu huỷ do lỗi

9
của người khác thì người thừa kế có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại. Trường hợp
di chúc chỉ xác định phân chia di sản theo tỷ lệ đối với tổng giá trị khối di sản thì tỷ lệ
này được tính trên giá trị khối di sản đang còn vào thời điểm phân chia di sản. Vì vậy
nên việc phân chia di sản cho từng người thừa kế cũng bị thay đổi nếu đúng các trường
hợp trong Điều 659 Bộ luật dân sự năm 2015.

1.2.2. Người lập di chúc phải hoàn toàn tự nguyện, minh mẫn và sáng suốt

Tại điểm a Khoản 1 Điều 630 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: Người lập
di chúc phải tự nguyện; minh mẫn; sáng suốt; không bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép.
Trường hợp bị cưỡng ép (về thể chất hoặc tinh thần); đe dọa; hoặc bị lừa dối thì di
chúc đó không có hiệu lực pháp luật. Rõ ràng từ điều luật, tác giả đã nhấn mạnh vào sự
quan trọng của tính tự nguyện và sự minh mẫn, sáng suốt mà một người lập di chúc
cần phải có khi thực hiện việc lập di chúc. Để hiểu hơn về điều luật ta cần tìm hiểu
một vài khái niệm. Trong giao tiếp cuộc sống hàng ngày, Tự nguyện là một chữ gốc
Hán, nhưng mà dễ hiểu, người bé hay người lớn; người nhiều chữ hay người ít chữ;
người nông dân hay người công nhân; người trí “thức” hay người trí “ngủ”… chỉ nghe
thoáng qua đều hiểu ngay3. Vậy tự nguyện là gì? Khái niệm tự nguyện xuất phát từ các
tình nguyện viên Latinh - ý chí tự do của một người, và biểu thị một hướng triết học
dành một ý chí thiêng liêng, con người hoặc tự nhiên cho vai trò hàng đầu trong sự
phát triển của thế giới, cũng như tất cả các thành phần của nó 4. “tự nguyện” nói lên sự
thoải mái làm một công việc gì đó do tự mình muốn làm, không bị ai thúc ép bắt buộc
phải làm. Còn có ý kiến khác cho rằng tự nguyện là một tính từ mô tả điều gì đó bạn
làm vì bạn muốn, mà không bị ảnh hưởng hoặc bị ép buộc. Thông thường, một hành
động tự nguyện là việc bạn chọn làm một cách có ý thức, chẳng hạn như đi làm ngay
cả trong một ngày mưa bão, hay tự nguyện tham gia các hoạt động công tác xã hội
giúp đỡ người gặp khó khăn, tự nguyện chia sẻ của cải, vật chất... Tất cả hành động đó
đều dựa trên tinh thần, ý chí tự nguyện của chủ thể. Ngoài ra tự nguyện còn được mô

3
Trần Huy Thuận (2008), “Tự Nguyện!”, báo Dân Trí, https://dantri.com.vn/ban-doc/tu-
nguyen-1219772543.htm?
fbclid=IwAR285ngJURC7maeA2pCmmm2hIH0_g9MrL_iV1XY_yeybWiPPzhDA04kq4_U
4
HOUSEPOLOGISTS-VỀ TÂM LÝ HỌC, Tình Nguyên,
http://vi.housepsych.com/volyuntarizm_default.htm , ngày truy cập cuối cùng 28/9/2022

10
tả là một hoạt động không được trả công, trong đó ai đó dành thời gian của họ để giúp
đỡ một tổ chức phi lợi nhuận hoặc một cá nhân mà họ không liên quan đến.

Vậy cụm từ “hoàn toàn tự nguyện” càng nhấn mạnh hơn sự tự do về ý chí của
chủ thể, làm một việc gì đó mà bản thân chủ thể thật sự muốn, không bị ai tác động
hoặc ép buộc, hoàn toàn dựa trên chính suy nghĩ và thực hiện một cách có ý thức mà
người đó hoàn toàn kiểm soát nó.

Nguyên tắc tự nguyện trong việc tham gia các giao dịch dân sự là một nguyên
tắc cơ bản được ghi nhận tại Bộ luật dân sự năm 2015. Trong giao lưu dân sự, các bên
đều phải hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được áp đặt, cấm đoán, cưỡng ép, đe
dọa, ngăn cản bên nào. Tự nguyện trong việc lập di chúc theo pháp lý được định nghĩa
như sau. Lập di chúc là hành vi pháp lý đơn phương của người lập di chúc. Vì vậy,
cũng như các giao dịch dân sự khác, việc lập di chúc cũng phải thể hiện ý chí tự
nguyện của người lập di chúc. Tự nguyện được hiểu theo nghĩa khái quát chính là việc
thực hiện một việc hoàn toàn theo ý mình, do mình nghĩ ra và thực hiện. Về mặt bản
chất, tự nguyện là sự thống nhất giữa ý chí và bày tỏ ý chí. Do đó, khi đánh giá ý chí
của một người nào đó có phải tự nguyện hay không, cần phải dựa vào sự thống nhất
biện chứng giữa hai phạm trù: ý chí và sự bày tỏ ý chí. Ý chí là cái bên trong, là cái mà
người khác khó có thể nhận biết được, nếu ý chí đó chưa được thể hiện ra ngoài bằng
hành động thực tiễn. Để người khác nhận biết được mong muốn của mình, con người
phải thể hiện ý chí bằng những hành vi cụ thể. Ý chí và sự bày tỏ ý chí là hai mặt của
một vấn đề, có quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau. Trong việc lập di chúc, người lập di
chúc thể hiện ý chí của mình thông qua hành vi phân định di sản cho người này nhiều,
người kia ít… người lập di chúc đã thể hiện tâm tình với người thừa kế. Vì vậy, muốn
xác định một di chúc có phải là ý chí tự nguyện của người lập di chúc hay không, cần
phải dựa vào sự thống nhất giữa ý chí của người lập di chúc và sự thể hiện ý chí đó
trong nội dung của di chúc. Chỉ khi nào di chúc phản ánh một cách trung thực, khách
quan những mong muốn của người lập di chúc thì sự định đoạt đó mới được coi là tự
nguyện.5

5
Th.s Nguyễn Văn Điền (2019), Điều kiện có hiệu lực của di chúc theo pháp luật dân sự hiện hành,
https://moj.gov.vn/UserControls/News/pFormPrint.aspx?UrlListProcess=%2Fqt%2Ftintuc%2FLists
%2FNghienCuuTraoDoi&ListId=75a8df79-a725-4fd5-9592-517f443c27b6&SiteId=b11f9e79-d495-439f-98e6-
4bd81e36adc9&ItemID=2452&SiteRootID=b71e67e4-9250-47a7-96d6-
11
Tóm lại theo nhóm tác giả tự nguyện của người lập di chúc sẽ được định nghĩa
như sau. Tự nguyện của người lập di chúc là sự thống nhất ý chí và hành động, bày tỏ
suy nghĩ cá nhân của chủ thể, của người lập di chúc một cách tự do, tự nguyện không
bị ép buốc, sự thống nhất này có thể không còn tồn tại nếu người lập di chúc bị cưỡng
ép, lừa dối nhằm thay đổi nội dung di chúc. Mọi nội dung trong di chúc là đơn phương
từ một phía và cụ thể ở đây là người lập di chúc. Những người được hưởng di chúc
hay không được hưởng di chúc đều không có quyền tác động đến người lập di chúc và
chính nội dung trong di chúc. Người lập di chúc một cách tự nguyện, không một cá
nhân nào được phép tác động vào ý chí, tác động vật lý để ép buộc người lập di chúc
thực hiện theo yêu cầu đòi hỏi của cá nhân đó. Tất cả những nội dung trong di chúc
phải đến từ sự tự nguyện của chính bản thân người lập. Bất kì hành vi cưỡng ép, ép
buộc, lừa dối khiến cho người lập di chúc thay đổi ý chí từ đó thay đổi nội dung di
chúc chính là hành vi vi phạm pháp luật.

Minh mẫn hay sáng suốt là một tính từ thể hiện khả năng nhận thức đúng đắn,
rõ ràng ít nhầm lẫn (thường nói về người già) giúp giải quyết vấn đề một cách tính táo
không sai lằm6.

Để xác định một người minh mẫn hay không minh mẫn dựa trên những tiêu
chí gì? Kinh nghiệm cho thấy khi lập di chúc cần có một xác nhận của bác sỹ khẳng
định vào thời điểm lập di chúc người đó minh mẫn và sáng suốt. Nhưng tuy nhiên đôi
khi ở những vùng nông thôn thì những trường hợp này hơi khó, người ta khi lập di
chúc không nghĩ đến giấy chứng nhận của bác sỹ. Trong những trường hợp này người
ta có thể dựa vào sự đánh giá của tòa án nếu như có sự tranh chấp, và tòa án có thể dựa
vào bệnh án hoặc là tiền sử nhập viện vì những vấn đề khác để xem xét chủ thể còn
khả năng nhận thức hay không, tùy vào chứng cứ mà các bên đưa ra. Ngoài ra một
chuyên gia khác đã chỉ ra những cách thức để chứng minh người lập di chúc minh
mẫn, sáng suốt, nhất là khi họ có dấu hiểu sức khỏe kém, lớn tuổi và thường xuyên bị
“lẫn” nhằm tránh những tranh chấp và rủ ro về sau:

64e9cb69ccf3&fbclid=IwAR0KNlVMiNOkYJPbv5oSoPpP-jADn39x0wB2aVZOhfTEtZnTabWXWClYvag ,

6
Từ điển Soha.vn, Minh mẫn, http://tratu.soha.vn/dict/vn_vn/Minh_m%E1%BA%ABn , ngày truy cập cuối
cùng 28/9/2022

12
Một là thực hiện thủ tục công chứng di chúc, theo quy định hiện nay việc lập
di chúc có thể công chứng hoặc không. Tuy nhiên để chứng minh một người hoàn toàn
minh mẫn, sáng suốt khi lập di chúc thì có thể thực hiện thủ tục công chứng hoặc
chứng thực di chúc đó. Bởi theo quy định về việc công chứng di chúc nêu tại Điều 56
Luật công chứng: “ người lập di chúc phải tự yêu cầu công chứng di chúc, không ủy
quyền cho người khác yêu cầu công chứng di chúc; Trường hợp công chứng viên nghi
ngờ người lập di chúc bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức
và làm chủ được hành vi của mình hoặc có căn cứ cho rằng việc lập di chúc có dấu
hiệu bị lừa dối, đe dọa hoặc cưởng ép thì công chứng viên đề nghị người lập di chúc
làm rõ.” Do đó, trong trường hợp công chứng di chúc, điều kiện về người lập di chúc
sẽ được bảo đảm. Đồng nghĩa, người lập di chúc chắc chắn phải minh mẫn, sáng suốt
và đáp ứng các điều kiện khác thì mới được công chứng viên công chứng di chúc 7.

Hai là khám sức khỏe khi muốn lập di chúc, pháp luật không có quy định nào
yêu cầu người lập di chúc bắt buộc phải khám và có giấy khám sức khỏe để chứng
minh bản thân đủ tỉnh táo, sáng suốt, minh mẫn trong khi lập di chúc. Tuy nhiên, để
chứng minh bản thân đủ điều kiện để lập di chúc thì người này có thể đi khám sức
khỏe và được cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận về tình trạng sức khỏe của bản
thân8.

Ba là Lập di chúc khi ốm nặng, trong nhiều trường hợp, khi ốm nặng, nhiều
người thường không nhận thức được hành vi của bản thân. Theo đó, sau khi người này
chết, những người thừa kế có thể xảy ra mâu thuẫn khi xác định tình trạng minh mẫn,
sáng suốt của người lập di chúc. Để tránh trường hợp này xảy ra, người lập di chúc khi
ốm nặng có thể lập di chúc miệng với các điều kiện sau đây: “ Đang trong tình trạng bị
cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản; khi lập di chúc miệng phải có ít
nhất hai người làm chứng, người làm chứng ghi lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ; trong
thời gian năm ngày, di chúc phải được công chứng, chứng thực chữ ký hoặc điểm chỉ
của người làm chứng.9”

7
STC LAW FIRM, Người không minh mẫn lập di chúc như thế nào?
8
Nguồn tượng tự trích dẫn 5
9
Nguồn tượng tự trích dẫn 5
13
1.2.3. Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật và không trái
đạo đức xã hội 10

Mặc dù nội dung của di chúc hoàn toàn do người để lại di sản tự định đoạt
nhưng để được pháp luật bảo vệ, BLDS năm 2015 Điểm b khoản 1 Điều 630 đã quy
định: “Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã
hội”. Do đó nội dung của di chúc phải đáp ứng các yêu cầu sau:
Thứ nhất, có nội dung không quy phạm điều cấm của luật. Theo quy định này,
khi người để lại di sản thực hiện quyền lập di chúc của mình chỉ cần đảm bảo không vi
phạm những quy định của luật không cho phép người lập di chúc thực hiện. Hiện nay,
hầu hết các văn bản quy phạm pháp luật đều liệt kê hành vi bị cấm tương ứng với
phạm vi điều chỉnh của văn bản. Ví dụ, Luật Thương mại năm 2005 (Điều 70, 71),
Luật Doanh nghiệp năm 2014 (Điều 17, 39), Luật Đất đai năm 2013 (Điều 12)…
Trong khi đó, BLDS năm 2015 chỉ liệt kê một số hành vi bị cấm như: “cấm lợi dụng
việc xác định lại dân tộc nhằm mục đích trục lợi hoặc gây chia rẽ, phương hại đến sự
đoàn kết của các dân tộc Việt Nam” (Điều 29 BLDS năm 2015)  hay “nghiêm cấm việc
tổ chức họ dưới hình thức cho vay nặng lãi” (Điều 471 BLDS năm 2015). Đối với hoạt
động xác lập giao dịch nói chung và di chúc nói riêng, BLDS năm 2015 không quy
định cụ thể trường hợp nào cấm, không cho phép thực hiện. Do vậy, điều kiện nội
dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật (Khoản 1 Điều 630 BLDS năm
2015) cần hiểu theo hướng các điều khoản tổng hợp ý chí của người lập di chúc không
rơi vào các trường hợp cấm được liệt kê trong các văn bản luật cụ thể. Việc quy định
nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật là điểm mới của BLDS năm
2015. Đây cũng là một quy định thể hiện đúng tinh thần của Hiến pháp khi quy định tại
khoản 2 Điều 14: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy
định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự,
an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”.

Thứ hai, có nội dung không trái đạo đức xã hội, theo quy định của Điều 123
BLDS năm 2015, “đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống
xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng”. Đề cập tới yếu tố đạo đức xã hội,
chúng ta có thiên hướng về việc giải thích sự vật, hiện tượng phản ánh nét văn hóa,
10
Nghiên cứu lập pháp, Nội dung của di chúc theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, Nội dung của di chúc
theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 (lapphap.vn), ngày truy cập cuối cùng 28/9/2022.

14
truyền thống, chuẩn mực về giá trị ứng xử trong đời sống của cộng đồng, quốc gia.
Mỗi một quốc gia sẽ mang những nét đặc thù riêng về các chuẩn mực đạo đức này.
Việt Nam là quốc gia mang nét đặc trưng vùng lúa nước, sản xuất nông nghiệp nên
cuộc sống giữa những người dân cũng phản ánh sự yêu thương, trân quý, trọng tình,
trọng nghĩa của các mối quan hệ con người, đặc biệt là quan hệ giữa những người thân
thích với nhau. Cho nên, việc lập di chúc của cá nhân cũng được điều tiết theo hướng
không thể để nội dung của di chúc trái với đạo đức xã hội. Về quy định này, có quan
điểm cho rằng: “Việc lập di chúc có nội dung không trái pháp luật của một người mới
chỉ là việc họ thực hiện bổn phận của công dân. Ngoài bổn phận công dân, họ còn phải
thực hiện bổn phận làm người. Đạo làm người đòi hỏi các cá nhân khi lập di chúc phải
luôn luôn hướng tới phong tục, tập quán, truyền thống nhân bản và tinh thần tương
thân tương ái của cộng đồng gia đình cũng như cộng đồng dân tộc”( Phạm Văn Tuyết
(2003), Thừa kế theo di chúc theo quy định của Bộ luật Dân sự, Luận án tiến sĩ luật
học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, tr.94). Vì vậy, các giao dịch nói chung và
việc lập di chúc nói riêng ngoài tuân thủ quy định của pháp luật, nội dung của di chúc
còn không được trái đạo đức xã hội. Tức nội dung của di chúc thể hiện được quyền
định đoạt thuộc về sự tự do của cá nhân nhưng phải đảm bảo những chuẩn mực ứng xử
chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng. Do đó, xét dưới
góc độ đạo lý và tính nhân văn, pháp luật cũng quy định một số đối tượng sẽ được
hưởng di sản mà không phụ thuộc vào nội dung của di chúc. Bởi lẽ, một chủ thể tồn tại
trong quan hệ xã hội sẽ có những quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm đi kèm. Cha mẹ, vợ
chồng hoặc những người con chưa thành niên hay đã thành niên nhưng không có khả
năng lao động là những người cần được pháp luật bảo vệ. Do đó mà người để lại di sản
phải có những trách nhiệm, nghĩa vụ không thể chối bỏ đối với những chủ thể này.
Những chủ thể này đương nhiên sẽ được hưởng một phần nhất định trong khối tài sản
của người để lại di chúc mà không phụ thuộc vào ý chí của người để lại di chúc.

Xét về bản chất, đạo đức xã hội là yếu tố khó định lượng, nó không tồn tại
giống quy định của pháp luật. Trong khoa học pháp lý chưa cho thấy sự độc lập trong
việc xác định nội dung của di chúc trái đạo đức xã hội mà không vi phạm quy định của
pháp luật. Điều này được giải thích rằng, quy định pháp luật của một quốc gia luôn
phản ánh rõ nét kinh tế, chính trị, văn hóa, truyền thống... của quốc gia đó. Vì vậy, các
quy định của pháp luật Việt Nam hầu hết phản ánh được sự phù hợp về đạo đức xã hội
15
của người Việt Nam. Do đó, khi một bản di chúc bị tuyên có nội dung vi phạm điều
cấm của pháp luật thường nó cũng sẽ trái đạo đức xã hội.

Việc lập di chúc là một trong các hành vi thực hiện quyền tự định đoạt của cá
nhân liên quan đến tài sản. Bên cạnh quy định nội dung của giao dịch không vi phạm
điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội, BLDS năm 2015 và các văn bản quy
phạm có liên quan đã quy định nội dung quyền định đoạt tài sản của cá nhân. Đồng
thời khoanh vùng, hành vi bị cấm liên quan tới quyền tự định đoạt của cá nhân có thể
làm mất hiệu lực của di chúc. Điều này tạo ra hành lang pháp lý rõ ràng trong việc tôn
trọng, bảo đảm quyền tự định đoạt của cá nhân và loại bỏ khả năng xâm phạm, lạm
dụng tài sản của chủ thể khác để thực hiện tư lợi cá nhân hoặc mang lợi bất chính cho
chủ thể nhất định thông qua bản di chúc.

Điều 631 Bộ Luật Dân sự năm 2015 quy định về nội dung của di chúc gồm các
thông tin cơ bản là: Ngày, tháng, năm lập di chúc; Họ, tên và nơi cư trú của người lập
di chúc; Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; Di sản để lại và nơi có di
sản. Ngoài các nội dung trên, di chúc có thể có các nội dung khác như: Di chúc không
được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải
được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc; Trường hợp di
chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc
phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa.
Lý do di chúc phải có những nội dung trên được nêu lên như sau:
Thứ nhất di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của
mình cho người khác sau khi chết. Do vậy nếu di chúc mà không có ngày, tháng, năm
thì không thể xác định được thời điểm lập di chúc. Quy định này có ý nghĩa đối với
việc xác định văn bản quy phạm pháp luật đang điều chỉnh (khoản 1 Điều 156 Luật
Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015). Ngoài ra, yêu cầu nội dung của di
chúc phải có ngày, tháng, năm lập di chúc còn ý nghĩa trong việc giải quyết tranh chấp
đối với trường hợp một người lập nhiều bản di chúc đối với một tài sản. Khoản 5 Điều
643 BLDS năm 2015 quy định: “Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một
tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực”. Như vậy, di chúc không được ghi
ngày, tháng, năm lập sẽ không thể giải quyết tranh chấp trong trường hợp này. Hơn
nữa, việc không ghi ngày, tháng, năm lập di chúc sẽ không thể xác định di chúc được

16
lập trước hay sau khi người để lại di sản chết. Điều này có thể dẫn tới thực trạng, di
chúc bị giả mạo.
Thứ hai do di chúc là sự thể hiện ra bên ngoài của ý chí của từng cá nhân nên
di chúc không thể không có thông tin về họ và tên của cá nhân của người để lại di
chúc. Một bản di chúc luôn mang “sứ mệnh” là căn cứ để phân chia di sản. Nhưng quá
trình phân chia phải gắn liền với việc xác định người để lại di sản là ai, họ đã chết hay
chưa. Việc ghi nhận điều khoản này không chỉ mang lại lợi ích cho người lập di chúc
mà còn bảo đảm quyền, lợi ích của những người thừa kế, người liên quan đến người
xác lập di chúc. Do đó, họ và tên của người để lại di chúc là bắt buộc nếu không biết ai
là người để lại di sản và không thể khai nhận di sản thừa kế theo di chúc.
Thứ ba, nơi cư trú của người lập di chúc. Theo quy định của pháp luật, việc
xác định nơi cư trú của công dân có ý nghĩa: là nơi cá nhân thực hiện các quyền và
nghĩa vụ đối với nhà nước với tư cách là công dân; là nơi mà cơ quan nhà nước có
thẩm quyền đăng ký và lưu trữ các giấy tờ về hộ tịch có liên quan đến cá nhân (đăng
ký khai sinh, khai tử …); là nơi cơ quan nhà nước có thẩm quyền tống đạt các giấy tờ
có liên quan đến cá nhân; là địa điểm thực hiện nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ khi
các bên không có thoả thuận về địa điểm này và đối tượng của nghĩa vụ là động sản; là
căn cứ để toà án tuyên bố một cá nhân mất tích hay đã chết; là địa điểm mở thừa kế khi
cá nhân chết; là nơi toà án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp nếu đó là nơi cư trú của
bị đơn dân sự… Tuy nhiên, đối với việc lập di chúc dù ở dạng thức nào, việc ghi nơi
cư trú của người lập di chúc trong bản di chúc cũng không thực sự có ý nghĩa. Vì thực
tế, khi một cá nhân chết, cơ quan hành chính cấp cơ sở và quản lý hộ tịch phải hoàn tất
các thủ tục theo quy định mai táng, cấp giấy chứng tử. Đây là căn cứ để xác định nơi
cư trú của cá nhân đã chết. Riêng về bản di chúc, chính những người thừa kế được
hưởng trong di chúc hoặc những người có liên quan khi hoàn tất các thủ tục hưởng
thừa kế, giải quyết tranh chấp (nếu có) sẽ kê khai, xác nhận nơi cư trú của người để lại
di sản. Vì vậy, điều khoản nơi cư trú của cá nhân lập di chúc có thể có hoặc không
trong bản di chúc.
Thứ tư thông tin về người hưởng di sản: Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được
hưởng di sản là một trong các yếu tố cá biệt hóa chủ thể. Đối với di chúc, một trong
các nội dung được quan tâm lớn nhất là chủ thể được hưởng di sản thừa kế. Nếu không
có điều khoản này, quan hệ thừa kế theo di chúc sẽ không xuất hiện, việc dịch chuyển

17
di sản sẽ không thể diễn ra hoặc diễn ra nhưng không theo mong muốn thực sự của
người có di sản để lại. Kể cả trường hợp đặc biệt, thai nhi – chưa phải là chủ thể của
quan hệ pháp luật xuất hiện, việc cá biệt hoá thai nhi thông qua họ, tên của người mang
thai, hoặc người nào đó vẫn phải tồn tại mới có thể thực hiện việc phân chia di sản trên
thực tế. Do đó, đây là điều khoản chủ yếu trong di chúc và phải là điều khoản bắt buộc.
Thứ năm địa điểm của di sản phải cụ thể, chi tiết chứ không thể nói chung
chung. Nơi có di sản còn ảnh hưởng đến việc thực hiện niêm yết công khai trong quá
trình khai nhận di sản thừa kế. Một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn tới hiệu lực của
di chúc chính là di sản thừa kế. Một bản di chúc được lập hợp pháp nhưng di sản
không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế, việc phân chia sẽ không thể diễn ra. Điều
này dẫn tới nhiều trường hợp chỉ có người lập di chúc mới biết rõ được mình có bao
nhiêu loại tài sản, tài sản đó đang ở đâu. Điều khoản này có ý nghĩa sau: (i) tạo điều
kiện thuận lợi cho việc kê khai và xác nhận di sản; (ii) xác định Tòa án nơi có thẩm
quyền thụ lý giải quyết các tranh chấp liên quan tới di sản thừa kế (điểm c khoản 1
Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định “Đối tượng tranh chấp là bất
động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết”); (iii) xác định
thẩm quyền cơ quan liên quan thực hiện vấn đề quản lý di sản trong trường hợp không
có người thừa kế (khoản 3 Điều 616 BLDS năm 2015); (iv) xác định hiệu lực của di
chúc trong trường hợp di sản không còn. Theo đó, người thừa kế, các cơ quan liên
quan được đảm bảo sự thuận tiện trong quá trình thực hiện quyền năng của mình đối
với di sản.
Ngoài ra, phân định di sản thừa kế trong di chúc là một điều khoản không
được liệt kệ trong khoản 1 Điều 631 BLDS năm 2015 nhưng đây là điều khoản rất
quan trọng. Nó tạo ra rõ ràng và khác biệt với trình tự phân chia di sản thừa kế theo
pháp luật. Về nguyên tắc, hưởng theo pháp luật là hưởng bằng nhau. Hưởng theo di
chúc là hưởng khác nhau vì tùy thuộc vào ý chí của người để lại di sản. Chính vì vậy,
dù là định đoạt bằng nhau hay định đoạt khác nhau thì di chúc cần phải có điều khoản
phân định phần giá trị di sản mà mỗi người thừa kế được hưởng để định hướng phân
chia cụ thể.

18
Sau đây là một trong những ví dụ về trường hợp vi phạm điều cấm, đạo đức xã
hội của người để lại di sản khi lập di chúc11:
Bản án số 34/2017/ST-DS, di chúc không có hiệu luật do chồng tự ý định đoạt
trong di chúc tài sản chung của vợ chồng. Tài sản trên đất do người khác sử dụng, tạo
dựng. Sơ lược nội dung: Do bà Nguyễn Thị Thanh M và ông Nguyễn Đình C là vợ
chồng nên tài sản là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất thuộc
sở hữu chung hợp nhất. Bà Nguyễn Thị Thanh M và ông Nguyễn Đình C có quyền,
nghĩa vụ ngang nhau đối với việc sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung. Tuy
nhiên, trong di chúc ông Nguyễn Đình C lập ngày 07/10/2015 thể hiện nội dung định
đoạt toàn bộ khối tài sản chung của bà Nguyễn Thị Thanh M và ông Nguyễn Đình C là
vi phạm quy định tại Điều 223 Bộ luật dân sự năm 2005. Mặt khác, trong mảnh đất có
diện tích 22.556 m2 tọa lạc tại ấp 6 xã Lộc Hòa, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước thì
ông Lê Quang Th, bà Hoàng Thị M, ông Nguyễn Ngọc H, bà Phạm Thị B là người trực
tiếp sử dụng đất, tạo dựng tài sản trên đất song nội dung nội dung di chúc giao toàn bộ
mảnh đất này cho chị Nguyễn Thị Yến Linh mà không đề cập xử lý tài sản gắn liền với
việc sử dụng đất là xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp của những người này.

Bản án số 10/2019/DS-PT, di chúc có nội dung viết tắt, định đoạt tài sản vợ
chồng. Đây là một bản án có điểm đặt biệt là di chúc có nội dung viết tắt (theo khoản 3
Điều 631 BLDS năm 2015) được công nhận là một bản di chúc có hiệu lực. Sơ lược
nội dung: Ông R và bà T, bà M, bà X cho rằng nội dung bản di chúc có đoạn viết tắt
“ông Phạm Văn O: XVHTXN2 xã Thụy Hưng” là trái với quy định của pháp luật về
nội dung di chúc. Hội đồng xét xử xét thấy, chữ viết tắt này trong bản di chúc đã được
lý giải là chữ viết tắt về danh tính của người làm chứng là xã viên hợp tác xã nông
nghiệp xã Thụy Hưng, không làm ảnh hưởng đến nội dung chính của di chúc nên di
chúc không bị vô hiệu. Đối với quan điểm của luật sư về nội dung di chúc là trái pháp
luật bởi cụ T1 đã định đoạt cả phần tài sản của cụ V, hội đồng xét sử thấy, tại khoản 4
điều 642 Bộ luật dân sự quy định: “Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không
ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực”. Do

11
AMI LAW FIRM, Tuyển tập các Bản án Tòa tuyên án di chúc không có hiệu lực,
https://amilawfirm.com/tuyen-tap-cac-ban-an-toa-an-tuyen-di-chuc-khong-co-hieu-luc/ , ngày truy cập cuối cùng
28/9/2022.

19
đó, Toàn án cấp sơ thẩm cũng chỉ giải quyết phần tài sản của cụ T1 được hưởng để
chia theo di chúc và còn phần tài sản của cụ V đã được chia theo pháp luật là đúng.

1.2.4. Hình thức của di chúc đúng quy định của luật

Có tất 2 hình thức di chúc được thể hiện, thứ nhất là hình thức bằng văn bản và
thứ hai là hình thức di chúc bằng miệng.

Đối với hình thứ di chúc bằng văn bản thì bao gồm:

Một là, di chúc bằng văn bản không có người làm chứng: người lập di chúc
phải tự viết tay và kí vào di chúc. Nếu di chúc nhiều trang thì mỗi trang phải đánh số
thứ tự và có chữ kí hoặc điểm chỉ và theo quy định về nội dung của di chúc.

Hai là, di chúc bằng văn bản có người làm chứng: có thể nhờ người khác viết
nhưng phải có ít nhất 2 người làm chứng. Người lập di chúc phải kí tên hoặc điểm chỉ
vào bản di chúc, người làm chứng phải xác nhận chỉ điểm của người viết di chúc, và
phải kí tên vào bản di chúc.

Ba là, di chúc bằng văn bản có công chứng.

Bốn là, di chúc bằng văn bản có chứng thực.

Người lập di chúc có thể có hoặc không yêu cầu công chứng, chứng thực nhưng
nếu có tính hiệu lực của di chúc sẽ đảm bảo cao hơn.

Đối với di chúc bằng miệng cũng được quy định rõ nếu trường hợp tính mạng
một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di
chúc miệng. Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn
sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.

Di chúc có thể lập dưới hình thức chứng thư điện tử nếu đã chứng minh được di
chúc thể hiện đúng ý chí của người để lại di sản thừa kế, thì chúng ta cần phải quay lại
áp dụng nguyên tắc chung của pháp luật. Nguyên tắc chung ở đây, đó là trong trường
hợp quy định của BLDS năm 2015 trong phần di chúc không quy định, thì sẽ áp dụng
quy định trong phần giao dịch dân sự. Cho nên, có thể áp dụng quy định tại Điều 129
của BLDS năm 2015 về giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình
thức trong trường hợp di chúc bị vi phạm điều kiện về hình thức. Việc áp dụng quy
định này, một mặt vừa bảo vệ được ý chí của người để lại di sản thừa kế, mặt khác vừa

20
bảo đảm được quyền lợi của người thừa kế theo di chúc. Chính vì vậy, việc áp dụng
quy định tại Điều 129 của BLDS năm 2015 cho di chúc là phù hợp và không có sự
mâu thuẫn hay ảnh hưởng đến đặc trưng của di chúc so với các quy định khác.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 119 của BLDS năm 2015, thì: “Giao dịch dân
sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của
pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản”. Như đã phân tích
nêu trên, di chúc là một loại giao dịch dân sự đặc biệt, là hành vi pháp lý đơn phương
của người lập di chúc. Theo đó, tại Điều 628 của BLDS năm 2015 quy định di chúc
bằng văn bản bao gồm: Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng, di chúc
bằng văn bản có người làm chứng, di chúc bằng văn bản có công chứng và di chúc
bằng văn bản có chứng thực. Tuy nhiên, tại Điều 1 của Luật Giao dịch điện tử năm
2005 quy định về phạm vi áp dụng, thì: “Các quy định của Luật này không áp dụng
đối với việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các bất
động sản khác, văn bản thừa kế, giấy đăng ký kết hôn, quyết định ly hôn, giấy khai
sinh, giấy khai tử, hối phiếu và các giấy tờ có giá khác”. Như vậy, Luật Giao dịch điện
tử năm 2005 vẫn chưa thừa nhận việc di chúc được lập dưới hình thức chứng thư điện
tử, còn BLDS năm 2015 vẫn chưa có quy định đề cập đến hình thức di chúc bằng
chứng thư điện tử tại Chương XXII về thừa kế theo di chúc.

1.3. Ý nghĩa của quy định về các điều kiện có hiệu lực của di chúc

Năng lực hành vi dân sự của cá nhân phản ánh cá nhân có khả năng bằng hành
vi của mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự. Cá nhân chỉ có thể lập di chúc thể
hiện ý chí của mình khi cá nhân đó có thể định đoạt được tài sản của mình. Vì vậy,
pháp luật đòi hỏi người lập di chúc phải đạt đến một độ tuổi nhất định đồng thời phải
đủ khả năng nhận thức về việc định đoạt tài sản của mình.

Vì thế mà pháp luật yêu cầu người lập di chúc phải là người đã thành niên và
hoàn toàn có khả năng nhận thức vào thời điểm lập di chúc. Người từ đủ 15 tuổi dến
cưa đủ 18 tuổi có thể lập di chúc nhưng phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý
về việc lập di chúc.

Người lập di chúc phải tự nguyện khi lập di chúc, không bị lừa dối, đe dọa hoặc
cưỡng ép. Đây là một trong những điều kiện nhằm đảm bảo di chúc thể hiện đúng ý

21
nguyện, sự định đoạt, quyết định của người lập di chúc về việc dịch chuyển tài sản của
họ sau khi chết.

Tự nguyện của người lập di chúc là sự thống nhất ý chí và bày tỏ ý chí của họ
ra bên ngoài, sự thống nhất này có thể bị phá vỡ trong những trường hợp người lập di
chúc bị cưỡng ép, đe dọa hoặc lừa dối.

Cưỡng ép người lập di chúc có thể là sự cưỡng ép về thể chất hoặc về tinh thần.
Lừa dối người lập di chúc có thể được thực hiện thông qua việc đưa thông tin sai lệch
để cho người có tài sản tin rằng một người đã chết hoặc đã mất tích nên không để lại di
sản cho người đó mà để lại di sản cho người khác,...

Nội dung của di chúc là sự thể hiện ý chí của người lập di chúc về việc định
đoạt tài sản của mình cho những người thừa kế, phân chia di sản thừa kế, giao nghĩa
vụ cho người thừa kế...

Bản thân di chúc thể hiện ý chí tự định đoạt rất cao của người để lại di chcus
trong việc định đoạt tài sản của mình sau khi qua đời cho những người còn sống, pháp
luật không can thiệp sâu vào sự tự do ý chí đó. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là
quyền địn đoạt ấy không chịu sự ràng buộc nào của pháp luật. Ý chí tự định đoạt của
người lập di chúc phải phù hợp với ý chí của nhà nước và đạo đức xã hội. Nếu di chúc
có nội dung trái với pháp luật và đạo đức xã hội thì có thể bị coi là vô hiệu.

Hình thức của di chúc là phương tiện biểu hiện ý chí của người lập di chúc. Căn
cứ theo quy định tại Điều 627 BLDS thì di chúc phải được lập thành văn bản, nếu như
không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng. Trong một só
trường hợp đặc biệt sẽ yêu cầu phải lập di chúc bằng văn bản hoặc bằng văn bản và có
công chứng/chứng thực. Tùy theo trường hợp mà pháp luật quy định điều kiện, thủ tục
về mặt hình thức và khi không đáp ứng những điều kiện về mặt hình thức đó thì di
chúc bị coi là vô hiệu.

CHƯƠNG II. ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA DI CHÚC-


TỪ THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP ĐẾN KIẾN NGHỊ
HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT

2.1. Quan điểm của các cấp Tòa án xét sử vụ việc

22
Bản án số 05/2020/DS-PT ngày 26/02/2020 về việc “Yêu cầu hủy di chúc” của Tòa
án nhân dân tỉnh Đắk Nông12:

2.1.1. Tóm tắt nội dung bản án

Bà Vàng Thị G và ông Thào Seo S chung sống với nhau từ tháng 6 năm 1986,
không đăng kí kết hôn và chỉ tổ chức hôn lễ. Ông S và bà G có với nhau 5 người con
chung. Trong quá trình chung sống, cả gia đình tạo dựng được tài sản chung là 03 ha
đất rẫy và 02 thửa đất ở, đều chưa được cấp phép sử dụng đất tại tỉnh Đăk Nông. Năm
2015 ông S có quan hệ bất chính với người phụ nữ khác, vợ chồng sảy ra mâu thuẫn.
Do đó, ông S lấy tiền của gia đình và các con để xây nhà ở riêng. Đến năm 2018, ông
S đưa bà Sùng Thị S về ở chung. Cuối năm 2018, ông S đang nằm viện bị bà S bắt viết
di chúc để lại toàn bộ tài sản của gia đình, hiện đang được gia đình ông sử dụng và
không hề biết chuyện ông S viết di chúc. Sau khi ông S chết, bà S dựa theo di chúc
muốn chiếm quyền sử dụng đất. Bà G cho rằng bản di chúc ông S để lại là không đúng
với quy định pháp luật vì không được sự đồng ý của những người đồng sở hữu tài sản
là bà và các con. Do đó, bà làm đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án tuyên bố bản di chúc lập
ngày 18-11-2018 của ông S để lại cho bà G bị vô hiệu.

Bị đơn bà Sùng Thị S trình bày: Trước khi ông S hỏi cưới bà S thì giữa ông S,
bà S đã lập bản cam kết ngày 24-10-2017 tại nhà ông Sùng A L. Bản cam kết thể hiện
ông S và bà G chung sống với nhau không đăng kí kết hôn và có con chung.Do mâu
thuẫn vợ chồng, hai người đã bỏ nhau và đã thỏa thuận chia tài sản trước sự chứng
kiến của hai bên nội, ngoại, chính quyền thôn và anh Thào Seo H, Vàng A P.

Biên bản chia tài sản bị thất lạc nên không thể cung cấp cho Tòa án được, vì
vậy toàn bộ là tài sản riêng của ông S. Tháng 8-2018, ông S và bà S đã đến UBND xã
Đ để làm thủ tục xin đăng kí kết hôn nhưng không được. Tuy nhiên vì nguyện vọng ở
lại xã Đ nên Công an xã đã cho bà S nhập vào sổ hộ khẩu của ông S và ghi quan hệ với
chủ hộ là vợ. Đến cuối năm 2018 ông S chết, trước đó bản di chúc ông viết đã được
chứng kiến bởi bà S và một số họ hàng của bà với một số điều kiện ràng buộc. Do đó
bà không chấp nhận việc Tòa vô hiệu bản di chúc.

12
https://thuvienphapluat.vn/banan/ban-an/ban-an-052020dspt-ngay-26022020-ve-yeu-cau-huy-di-chuc-135871

23
Tại bản án sơ thẩm số: 07/2019/DS-ST ngày 22 tháng 7 năm 2019 của Tòa án
nhân dân huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông đã quyết định: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện
của bà Vàng Thị G đối với bà Sùng Thị S. Tuyên bố di chúc do bà Sùng Thị S xuất
trình, có nội dung ông Thào Seo S để lại tài sản gồm 03 hecta đất rẫy và 01 diện tích
đất ở trên đất có 01 ngôi nhà xây cấp 4, tại bản S, xã Đ, huyện T, tỉnh Đăk Nông cho
bà Sùng Thị S, được lập ngày 18-11-2018 là vô hiệu.

Sau khi xét xử sơ thẩm, ngày 31-7-2019, bà Sùng Thị S làm đơn kháng cáo toàn
bộ bản án sơ thẩm. Tại phiên tòa phúc thẩm, căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ có trong
hồ sơ vụ án, kết quả xét hỏi, tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử quyết định Chấp
nhận yêu cầu khởi kiện của bà Vàng Thị G đối với bà Sùng Thị S. Tuyên bố di chúc có
nội dung ông Thào Seo S để lại tài sản gồm 03 hecta đất rẫy và diện tích đất ở, trên đất
có 01 căn nhà xây cấp 4, tại bản S, xã Đ, huyện T, tỉnh Đăk Nông cho bà Sùng Thị S,
lập ngày 18-11-2018 bị vô hiệu.

2.1.2. Nhận định của tòa án

Căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ, kết quả xét hỏi và tranh tụng tại phiên tòa,
Hội đồng xét xử xét thấy:

Đầu tiên, ông Thào Seo S và bà Vàng Thị G chung sống với nhau như vợ chồng
từ tháng 6 năm 1986, không đăng ký kết hôn, được hai gia đình tổ chức lễ cưới được
xem là quan hệ vợ chồng hợp pháp vì theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì
trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03-01-1987 mà chưa đăng ký
kết hôn thì được khuyến khích đăng ký kết hôn và được xem là vợ chồng hợp pháp,
nếu có yêu cầu ly hôn thì được giải quyết theo quy định về ly hôn của Luật Hôn nhân
và gia đình năm 2000. Sau khi vợ chồng xảy ra mâu thuẩn, ông bà chưa được cơ quan
có thẩm quyền giải quyết ly hôn và chia tài sản chung theo quy định của pháp luật nên
việc ông S và bà S chung sống với nhau như vợ chồng từ năm 2017 là vi phạm Luật
Hôn nhân và gia đình13. Nên ông S và bà S không phải quan hệ vợ chồng hợp pháp.

Thứ hai, với bản di chúc lập ngày 18-11-2018, tại bệnh viên đa khoa tỉnh Đăk
Nông, ông Thào Seo S đã nhờ ông Sùng A V lập di chúc với nội dung để lại tài sản
gồm 03 ha đất rẫy và 01 căn nhà xây cấp 4 trên diện tích đất khoảng 20 x 30m tại bản
S, xã Đ, huyện T, tỉnh Đăk Nông cho bà Sùng Thị S. Bản di chúc có chữ ký của ông
13
Điểm c khoản 2 Điều 5 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
24
Thào Seo S, bà Sùng Thị S và người làm chứng Váng A P, Sùng A V, Thào A C, Thào
A S và Thào Seo T. Về hình thức của di chúc: việc ông S nhờ người khác viết bản di
chúc tại bệnh viện nhưng không có xác nhận của người phụ trách bệnh viện và tại thời
điểm lập di chúc người làm chứng anh Vàng A P không có mặt tại bệnh viện, sau đó
đưa di chúc về nhà nhờ anh P ký là vi phạm Điều 634 và khoản 3 Điều 638 của Bộ luật
Dân sự. Về nội dung của di chúc: đối với tài sản ông S lập di chúc để lại cho bà S có
nguồn gốc do Trung đoàn 720 cấp 01ha, gia đình ông S khai hoang thêm 01ha và mua
của anh Nguyễn Trọng T 01ha; đất ở gồm có: 01 căn nhà hiện nay bà G cùng các con
đang sử dụng đều là tài sản chung của vợ chồng ông S, bà G và các con. Tại thời điểm
lập di chúc, ông Thào Seo S không có chứng cứ chứng minh tài sản mà ông S để lại
cho bà S thuộc sở hữu của mình. Việc ông S, bà G ly hôn chưa được cơ quan có thẩm
quyền giải quyết và phân chia tài sản chung. Và bà G cũng không có văn bản uỷ quyền
cho ông S chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. Vậy nên, ông S không có
quyền tự định đoạt tài sản chung của vợ chồng. Việc ông S tự mình định đoạt tài sản
chung của vợ chồng là vi phạm Điều 213 của Bộ luật Dân sự. Ngoài ra, nội dung bản
di chúc ông S có điều kiện bà S không được lấy người đàn ông nào khác, nếu tái vi
phạm sẽ mất quyền sở hữu, sử dụng tài sản đã nêu trong di chúc; nếu con hoặc anh em
ruột ai đến chăm sóc, lo cho bà S đến tuổi già thì tài sản thuộc quyền thừa kế cho
người đó. Vì vậy, nội dung của di chúc đã vi phạm điều cấm của pháp luật 14
và đạo
đức xã hội.

Cuối cùng, bà S cho rằng trước khi ông bà chung sống với nhau, ông S và bà G
đã thỏa thuận chia tài sản, biên bản chia tài sản được lập tại nhà trưởng thôn anh Ma
Seo P, do Công an viên Vàng A C trực tiếp lập. Tuy nhiên, lời khai của ông Ma Seo P
và Vàng A C đều thể hiện từ năm 2015 đến nay các anh không tham gia việc chia tài
sản chung giữa ông Thào Seo S và bà Vàng Thị G. Năm 2015 các anh có lập biên bản
ở nhà trưởng thôn về việc ông Thào Seo S đi ngoại tình với người khác nhà thôn
trưởng. Quá trình giải quyết bà S không đưa ra được chứng cứ nào chứng minh giữa
ông S, bà G đã có sự thoả thuận phân chia tài sản hoặc đã được cơ quan có thẩm quyền
giải quyết, lời khai của bà cũng không được bà G cùng các con của bà G thừa nhận. Vì
vậy, Toà án cấp sơ thẩm giải quyết vụ án dân sự theo những chứng cứ đã thu thập
được quy định tại khoản 4 Điều 91 của Bộ luật Tố tụng dân sự và tuyên bố di chúc của
14
Điểm b khoản 1 Điều 630 của Bộ luật Dân sự năm 2015
25
ông Thào Seo S lập ngày 18-11-2018 bị vô hiệu và kháng cáo của bà S là không có
căn cứ

KẾT LUẬN

Theo tôi, quan điểm và lập luận của Toà án trong việc xác định di chúc do ông
S lập là không hợp pháp vì tài sản bao gồm 03 ha đất rẫy và 01 căn nhà xây cấp 4 trên
diện tích đất khoảng 20 x 30m tại bản S, xã Đ, huyện T, tỉnh Đăk Nông chính là tài sản
trong thời kỳ hôn nhân , hơn nữa ông S và bà G không có bất cứ thỏa thuận nào rằng
tài sản này phải được chia riêng cho vợ, chồng và ông S cũng không có quyền định
đoạt tài sản này theo quy định của pháp luật15

Như vậy khi di chúc không hợp pháp thì sẽ chia theo hàng thừa kế thứ nhất
gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết

2.2. Quan điểm của nhóm nghiên cứu về tranh chấp và kiến nghị hoàn thiện quy
định pháp luật hiện hành

2.2.1. Quan điểm của nhóm nghiên cứu về tranh chấp

Về quan hệ hôn nhân:


Đầu tiên, mối quan hệ vợ chồng giữa ông Thào Seo S với bà Vàng Thị G là hợp
pháp vì 2 người chung sống với nhau như vợ chồng từ tháng 6 năm 1986, được hai gia
đình tổ chức lễ cưới được xem là quan hệ vợ chồng hợp pháp, mặc dù không có giấy
đăng kí kết hôn hay cơ quan có thẩm quyền xác nhận vì theo Luật Hôn nhân và gia
đình năm 2000 thì trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03-01-1987
mà chưa đăng ký kết hôn thì được khuyến khích đăng ký kết hôn và được xem là vợ
chồng hợp pháp.
Thứ hai, mối quan hệ giữa ông S với bà S không phải là vợ chồng hợp pháp vì
sau khi vợ chồng ông S và bà G xảy ra mâu thuẩn và quyết định ly hôn, ông bà chưa
được cơ quan có thẩm quyền giải quyết ly hôn và chia tài sản chung theo quy định của
pháp luật nên việc ông S và bà S chung sống với nhau như vợ chồng từ năm 2017 là vi
phạm chế độ một vợ một chồng16.
Về vấn đề tài sản:

15
Điều 38, 39 và 40 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014
16
Quy định ở điều 182 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017

26
Tài sản được ông S đề cập trong di chúc bao gồm 03 ha đất rẫy và 01 căn nhà xây
cấp 4 trên diện tích đất khoảng 20 x 30m tại bản S, xã Đ, huyện T, tỉnh Đăk Nông có
nguồn gốc do Trung đoàn 720 cấp 01ha, gia đình ông S khai hoang thêm 01ha và mua
của anh Nguyễn Trọng T 01ha; đất ở gồm có: 01 căn nhà hiện nay bà G cùng các con
đang sử dụng. Đây là tài sản chung của vợ chồng của ông S và bà G trong thời kì hôn
nhân. Việc ông S, bà G ly hôn chưa được cơ quan có thẩm quyền giải quyết và phân
chia tài sản chung. Và bà G cũng không có văn bản uỷ quyền cho ông S chiếm hữu, sử
dụng, định đoạt tài sản chung. Vậy nên, ông S không có quyền tự định đoạt tài sản
chung của vợ chồng.
Về vấn đề di chúc:
Di chúc của ông S không thảo mãn đầy đủ các yêu cầu khi lập di chúc vì tại thời
điểm lập di chúc việc ông S nhờ người khác viết bản di chúc tại bệnh viện nhưng
không có xác nhận của người phụ trách bệnh viện và người làm chứng anh Vàng A P
không có mặt tại bệnh viện, sau đó đưa di chúc về nhà nhờ anh P ký là vi phạm Điều
634 và khoản 3 Điều 638 của Bộ luật Dân sự, đồng thời tại thời điểm lập di chúc, ông
Thào Seo S không có chứng cứ chứng minh tài sản mà ông S để lại cho bà S thuộc sở
hữu của mình vì tài sản này là tài sản chung của vợ chồng ông S và bà G cũng như
không có bất cứ văn bản nào xác nhận quyền tự ý định đoạt tài sản này của ông S và
ông S đã vi phạm pháp luật 17.

Ngoài ra, nội dung bản di chúc ông S có điều kiện bà S không được lấy người
đàn ông nào khác, nếu tái vi phạm sẽ mất quyền sở hữu, sử dụng tài sản đã nêu trong
di chúc; nếu con hoặc anh em ruột ai đến chăm sóc, lo cho bà S đến tuổi già thì tài sản
thuộc quyền thừa kế cho người đó. Vì vậy, nội dung của di chúc đã vi phạm điều cấm
của pháp luật 18 và đạo đức xã hội

Các bản án tương tự 19

Bản án số 1: 15/2019/DS-PT ngày 26/02/2019 về tranh chấp thừa kế tài sản, bồi


thường thiệt hại

Cấp xét xử: Phúc thẩm

Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân tỉnh Kiên Giang


17
Điều 213 của Bộ luật Dân sự năm 2015
18
Điểm b khoản 1 Điều 630 của Bộ luật Dân sự năm 2015
19
Trích từ https://thuvienphapluat.vn/banan/tin-tuc/tong-hop-07-ban-an-ve-di-chuc-khong-co-hieu-luc-3713
27
Trích dẫn nội dung: Thứ nhất, tài sản chung ông H, bà D đang tranh chấp, chưa được
Tòa án giải quyết, nên không có giá trị. Hơn nữa, ông Tr không thừa nhận chữ ký của
bà D, ông Nh không yêu cầu giám định, nên di chúc do bà D để lại không có giá trị
thực hiện.

Tương tự như vậy, hai tờ di chúc của ông H để lại, một tờ di chúc đánh máy ngày
05/3/2006, một tờ viết tay đề ngày 04/8/2013. Thời điểm này bà D đã chết, do vậy
phần tài sản của bà D đã trở thành di sản thừa kế, một mình ông H không có quyền
định đoạt toàn bộ tài sản của vợ chồng được. Do vậy, hai bản di chúc của ông H cũng
không có giá trị thực hiện.

Kết quả giải quyết: Không chấp nhận kháng cáo của nguyên đơn ông Võ Văn Tr và
bị đơn ông Võ Văn Nh. Giữ nguyên bản án dân sự sơ thẩm.

Bản án số 2: 11/2016/DS-PT ngày 22/06/2016 về yêu cầu tuyên bố di chúc không


hợp pháp

Cấp xét xử: Phúc thẩm

Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Trị

Trích dẫn nội dung: Theo Điều 108, Điều 733, Điều 734, Điều 735 Bộ luật Dân
sự; điểm đ khoản 1 Điều 179 Luật đất đai quy định thì Hộ gia đình bà Trần Thị B gồm
bà B, bà H, ông T, cháu L, cháu T, cháu T, bà L là những người có mối quan hệ hôn
nhân, huyết thống đều có quyền sử dụng diện tích 1.084m2 tại khu phố T, phường Đ,
thành phố Đ theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số Y 540637 do UBND Thành
phố Đ cấp ngày 23/02/2004. Việc bà Trần Thị B lập di chúc ngày 23/02/2004 cho ông
Lê Quang T, bà Trần Thị L diện tích 1.084m2  là không đúng pháp luật. Vì vậy, bản di
chúc của bà Trần Thị B lập ngày 21/10/2010 không có hiệu lực phần nội dung.

Kết quả giải quyết: Không chấp nhận kháng cáo của bị đơn ông Lê Quang T và giữ
nguyên bản án sơ thẩm.

KẾT LUẬN
Tôi đồng ý với quan điểm của tòa án vì:
Theo quy định của pháp luật tại Điều 59 và Điều 62 Luật Hôn nhân và gia đình
năm 2014 về nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng, theo đó, tài sản chung của vợ

28
chồng được chia đôi, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác thì được áp dụng theo
thỏa thuận đó.

Đối với tài sản là quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất của vợ chồng được tách
ra và chia theo quy định của pháp luật về thừa kế, việc phân chia tài sản sẽ được chia
bằng hiện vật. Tuy nhiên, đối với tài sản là bất động sản, các bên có thể tự thỏa thuận
chia tài sản theo giá trị, bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật phải thanh toán cho
những người còn lại phần giá trị tài sản mà họ được hưởng.

Do di chúc ông S lập là tài sản trong thời kì hôn nhân , không phải là tài sản
riêng của ông S nên tờ di chúc ông S lập cho bà S hoàn toàn vô hiệu

2.2.2. Bất cập và kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật hiện hành
2.2.2.1. Bất cập và kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật hiện hành về thừa kế
theo di chúc trong bộ luật dân sự 2015
Thừa kế có vai trò khá quan trọng trong xã hội và đã được pháp luật quy định,
bảo vệ từ rất lâu. Khi một người có tài sản mất đi thì vấn đề thừa kế tài sản của người
đó sẽ được đặt ra và việc phân chia tài sản của người quá cố có thể theo di chúc của
người đó. Vì vậy các bộ luật như: BLDS 1995 , BLDS 2005 , BLDS 2015 đã được
thông qua và bổ sung chỉnh sửa một số quy định về thừa kế theo di chúc để phù hợp và
khả thi hơn nhằm khắc phục những hạn chế sự và điều chỉnh để thể hiện vai trò quan
trọng trong hệ thống pháp luật các quan hệ xã hội phát sinh trong thực tiễn thiết lập
các nguyên tắc chung cho các mối quan hệ trong đời sống dân sự đã phát huy vai trò to
lớn đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới để phù hợp với nước ta. Mọi người đều
bình đẳng trước pháp luật nên sẽ có quyền như nhau trong việc hưởng tài sản thừa kế
mà không phân biệt gái trai tôn giáo nên thừa kế là quyền cơ bản của công dân. Có thể
hiểu thừa kế là sự chuyển giao tài sản các quyền và nghĩa vụ từ người đã chết sang cho
người còn sống dựa trên hai nguyên tắc: thừa kế theo di chúc và thừa kế theo quy định
của pháp luật. Để đủ điều kiện hưởng di sản do người chết để lại, người thừa kế là cá
nhân phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm
mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết .Tuy nhiên sau nhiều
lần sửa đổi Bộ luật Dân sự quy định về thừa kế theo di chúc ngày càng được hoàn
thiện hơn nhưng vẫn còn một số bất cập là điều không thể tránh khỏi

29
Người lập di chúc có quyền sau đây20 :

Một là, chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.

Hai là, phân định phần di sản cho từng người thừa kế.

Ba là, dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.

Bốn là, giao nghĩa vụ cho người thừa kế.

Cuối cùng là, chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.

Di sản dùng vào việc thờ cúng21

Đầu tiên, trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ
cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ
định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không
thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những
người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản
lý để thờ cúng.

Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng
thì những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng.

Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản
dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những
người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.

Thứ hai, trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán
nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ
cúng.”

Theo pháp luật 22, người lập di chúc có quyền dành một phần gia tài trong khối
di sản để thờ cúng. Việc hiểu “ một phần gia tài trong khối di sản ” được ghi trong
điều luật trên chưa thống nhất nên trên thực tiễn vận dụng đã có những cách hiểu và
vận dụng khác nhau. “Người lập di chúc có dành một phần làm di sản thờ cúng thì
phần di sản đó giao cho người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa
kế thỏa thuận giao cho một người quản lí. Như vậy, cần phải hiểu thế nào là một phần
20
Điều 626 của Bộ luật Dân sự năm 2015. Quyền của người lập di chúc
21
Điều 645 của Bộ luật Dân sự năm 2015. Di sản dùng vào việc thờ cúng
22
Khoản 3 Điều 626, 645 Bộ Luật Dân sự năm 2015
30
di sản và nếu người lập di chúc định đoạt vượt quá một phần thì di chúc có giá trị hay
không.” 23
Cụ thể có vài cách hiểu so với cùng một nội dung thủ tục công chứng di
chúc

Chúng ta có thể hiểu rằng “một phần tài sản trong khối di sản” được hiểu là một
phần tài sản trong một tài sản cụ thể, độc lập với tài sản khác. Một số cơ quan khác lại
cho rằng cần phải hiểu theo nghĩa rộng, là một phần gia tài của hàng loạt khối di sản
mà người lập di chúc để lại, chứ không hề hiểu là một phần của từng gia tài đơn lẻ.
Tức là hàng loạt ngôi nhà gắn liền với đất là một phần gia tài trong khối di sản thì phải
xác nhận di chúc với nội dung nói trên theo nhu cầu tất yếu của dân cư. ”Theo quy
định, toàn bộ tài sản của người chết là một khối di sản, một phần của một khối di sản
đó sẽ là: nếu chia di sản ra làm hai hay nhiều phần thì người lập di chúc không được
dành lại quá một phần của khối di sản đó. Do vậy, nếu người lập di chúc định đoạt
vượt quá 1/2 di sản, khi mở thừa kế sẽ để lại 1/2 di sản để thờ cúng, phần còn lại chia
theo di chúc hoặc chia theo pháp luật. Vấn đề này cần phải có văn bản hướng dẫn cụ
thể để tránh việc áp dụng tùy tiện.”24

Kiến nghị:

Theo nhóm tác giả , thiết nghĩ nên quy định rõ vấn đề nêu trên theo hướng người lập di
chúc có quyền để lại một phần tài sản cụ thể trong toàn bộ khối di sản, điều này góp
phần làm rõ ra những tài sản cụ thể mà người đã khuất muốn để lại trong việc thờ
cúng. Như vậy sẽ hạn chế tranh chấp xảy ra giữa người thừa kế hoặc phần tài sản được
di tặng, thừa kế.

Bên cạnh đó , nếu phần tài sản được di tặng , thờ cúng từ người đã khuất vượt quá
50% số tài sản của người đã khuất để lại, tôi xin đưa ra kiến nghị chỉ đóng góp vào
việc thờ cúng 30%, số tài sản còn lại trong phần tài sản thờ cúng(động sản , bất động
sản) hãy bổ sung vào các hội từ thiện , trại trẻ mồ côi , các cơ sở phụng dưỡng người
già, cơ sở phúc lợi xã hội, xây nhà tình thương... . Điều này thực hiện được với điều
kiện những người được thừa kế phần còn lại của di chúc cũng đồng ý . Từ đó các tổ
chức này sẽ có kinh phí hoạt động để giúp đỡ nhiều mảnh đời bất hạnh, đóng góp 1
việc làm tốt vào tín ngưỡng của người đã khuất.

23
Điều 626 của Bộ luật Dân sự năm 2015. Quyền của người lập di chúc
24
Điều 626 của Bộ luật Dân sự năm 2015.
31
2.2.2.2. Bất cập và kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật hiện hành về vấn đề ly
hôn và phân chia tài sản

Từ nội dung của chương I và chương II, chúng ta thấy được pháp luật hiện hành
còn tồn tại khá nhiền những bật cập. Trong luật hôn nhân và gia đình năm 2014, ta
thấy các vẫn đề pháp lý về vấn đề ly dị còn chưa hoàn toàn hoàn thiện, cụ thể gây ra
khá nhiều khó khăn trong việc ly hôn và phân chia tài sản, và càng khó khăn hơn với
những đối tượng là người vùng sâu vùng xa, dân tộc thiểu số chỉ riêng và những người
khó tiếp cận với pháp luật hiện hành chỉ chung.

Tuy đã có rất nhiều văn bản hướng dẫn cũng như những điều luật cho vấn đề ly
hôn, cụ thể tại chương IV mục 1 luật Hôn nhân và gia đình từ điều số 51 tới 64. Chỉ ra
cách giải quyết về li dị cho vấn đề chia tài sản, con cái, những trường hợp đặt biệt.
Một số điều luật vẫn có khá chung chung, chưa cụ thể, khó định lượng nên hướng giải
quyết của Thẩm phán khi giải quyết một số vụ việc khó có thể sẽ không thống nhất,
đồng bộ. Công tác quyết định công nhận thuận tình ly hôn chưa được xác định một
cách đầy đủ và chính xác, thường thuận theo mong muốn ly dị. Tuy nhiên vẫn có
những trường hợp li hôn nhằm mục đích khác như trốn tránh trả nợ cho người khác,
mục đích xuất ngoại hay pháp luật về dân số, nói chung chỉ dựa trên pháp lý mà đáng
ra vấn đề chấm dứt hôn nhân phải dựa trên tình trạng quan hệ vợ chồng, không còn
tình cảm hay không còn muốn chung sống. Vẫn đề giả quyết ly dị dựa nhiều vào tính
tự nguyện hai bên này đã làm ảnh hưởng đến quyền lợi một số bên thứ 3. Do đó, tôi có
kiến nghị rằng pháp luật cần làm rõ và nghiêm túc hơn về công tác quyết định đồng
thuận ly hôn và với những vụ ly hôn giả để trục lợi cá nhân, cần có chế tài phạt hành
chính hay thậm chí nặng hơn. Tòa án cần tìm hiểu rõ hơn về nguồn gốc gây ra li dị
thay vì dựa vào chủ yếu bằng sự tự nguyện của hai bên.

Tiếp theo là những bật cập trong kết hôn, li hôn cũng như phân chia tài sản của
một số đồng bào thiểu số. Ta được biết tại một số vùng cũng như một số dân tộc thiểu
số, họ không hề đăng ký kết hôn khi lấy nhau, chỉ được sự chứng kiến của họ hàng
cũng như một số người khác, họ là vợ chồng nhưng xét trên pháp luật thì họ lại không
được hưởng những quyền pháp luật đề ra (do phần lớn là không biết việc quan trọng
của việc đăng ký kết hôn, và cũng không biết phải đăng ký kết hôn), và kéo theo đó thì
thông thường những tài sản mà họ sở hữu cũng không có giấy tờ chứng minh quyền sử

32
dụng đất mà thường được công nhận bởi yếu tố con người và phong tục tập quán.
Cũng vì không có cả giấy tờ đăng ký kết hôn cũng như là giấy tờ sử dụng đất hay
chứng thực sở hữu tài sản, bất động sản nên thực tế khi kết hôn thì dễ nhưng việc ly dị
và chia tài sản lại cực kì khó vì pháp luật hiện tại làm việc dựa trên giấy tờ, trọng
chứng hơn trọng cung và sẽ vô cũng khó khăn khi giải quyết những phân chia tài sản
khi có thiếu căn cứ chứng thực. Dẫn đến theo đó là thiệt thòi về lợi ích của một phía
hoặc lợi ích của bên thứ 3. Do đó với những đối tượng đặt biệt, ta cần có kiến nghị bổ
sung riêng đối với những trường hợp phân chia tài sản của một số đồng bào dân tộc
thiểu số. Với những nhóm nhỏ này thì việc phân chia theo pháp luật hiện hành sẽ rất
khó vì thường việc hôn nhân, ly dị, thỏa thuận chia tài sản của họ thường được chứng
thực bằng con người. Trong những trường hợp vợ chồng không đạt được thỏa thuận
chung thì Tòa án sẽ rất khó để làm rõ tính minh bạch cũng như bảo đảm quyền lợi cho
cả hai bên.

Kiến nghị:

Cần thêm vào những điều luật mang tính tập quán của một số địa phương. Cũng
như cần xác định bằng nhiều yếu tố con người hơn tại đây. Tuy nhiên kiến nghị này
cũng không thể hoàn chỉnh vì yếu tố con người cũng không phải lúc nào chính xác, vì
vậy hơn hết vẫn là tuyên truyền tính quan trọng của luật pháp, tính thiết yếu của giấy
tờ đăng kí kết hôn, các chứng thực sử dụng tài sản đến từng người.

33
III. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Chương 1:

(1) https://hieuluat.vn/hoi-dap-phap-luat/di-chuc-co-phai-la-hop-dong-khong-559-
45083-article.html
(2) https://luatminhkhue.vn/-giao-dich-dan-su-theo-quy-dinh-cua-bo-luat-dan-su-
2015.aspx
(3) https://luatduonggia.vn/tu-nguyen-la-gi-bieu-hien-y-nghia-va-vi-du-ve-tu-
nguyen/
(4) http://luatsaosang.vn/dan-su1/kien-thuc-dan-su/di-chuc-the-nao-la-hop-
phap.html
(5) https://luatminhkhue.vn/dieu-kien-co-hieu-luc-cua-di-chuc-.aspx
(6) Bộ luật dân sự năm 2015 và luật công chứng 2014

Chương 2:

(7) https://thuvienphapluat.vn/banan/ban-an/ban-an-052020dspt-ngay-26022020-
ve-yeu-cau-huy-di-chuc-135871
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Quyen-dan-su/Bo-luat-dan-su-2015-
296215.aspx
https://luatnhanhoa.vn/kien-thuc-phap-luat/319/di-san-dung-vao-viec-tho-cung-
theo-bo-luat-dan-su-2015.html
https://tuvi365.net/dieu-648-bo-luat-dan-su-1646445664
https://123docz.net/trich-doan/3366564-bat-cap-cua-thua-ke-theo-di-chuc.htm
(8) https://luatminhkhue.vn/toi-vi-pham-che-do-mot-vo-mot-chong.aspx

(9) https://thuvienphapluat.vn/banan/tin-tuc/tong-hop-07-ban-an-ve-di-chuc-khong-
co-hieu-luc-3713

34
PHÂN CHIA CÔNG VIỆC

- Bảo Đức: 1.1.1. Định nghĩa di chúc

1.1.2. Đặc điểm của di chúc

- Khải Ân 1.2.1. Người lập di chúc phải có đủ năng lực để lập di chúc

- Trần Minh Đức 1.2.2. Người lập di chúc phải hoàn toàn tự nguyện, minh mẫn và
sáng suốt

1.2.3. Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật và
không trái đạo đức xã hội

- Giang:1.2.4. Hình thức của di chúc đúng quy định của luật

1.3. Ý nghĩa của quy định về các điều kiện có hiệu lực của di chúc

- Lý An: 2.1.2. Nhận định của tòa án

2.2.1. Quan điểm của nhóm nghiên cứu về tranh chấp

- Đỗ Minh Đức: 2.1.1. Tóm tắt nội dung bản án

2.2.2.2. Bất cập và kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật hiện hành
về vấn đề ly hôn và phân chia tài sản

- Hồng Đức: các phần kết luận

2.2.2.1. Bất cập và kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật hiện hành về
thừa kế theo di chúc trong bộ luật dân sự 2015

35

You might also like