You are on page 1of 10

Câu 1: Điều kiện về hình thức để di chúc tự viết tay có giá trị pháp lý?

Nêu cơ sở pháp lý khi trả


lời.
Điều kiện về hình thức để di chúc tự viết tay có giá trị pháp lý:
Theo Điều 627 BLDS 2015: “Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di
chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.”
Điều 633 BLDS 2015: “Người lập di chúc phải tự viết và ký vào bản di chúc.Việc lập di chúc bằng
văn bản không có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 631 của Bộ luật này.”
Câu 2: Nếu di chúc của ông Này là di chúc phải có người làm chứng thì những người đã làm
chứng di chúc của ông Này có phải là người làm chứng hợp pháp không? Nêu cơ sở pháp lý khi
trả lời.
Tại Điều 654 BLDS 2005 quy định:
“Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:
1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc;
2. Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc;
3. Người chưa đủ mười tám tuổi, người không có năng lực hành vi dân sự.”
Trong Bản án số 83 có đoạn:
“Trước khi qua đời, vào ngày 19/12/2007 ông Nguyễn Này lập giấy giao quyền thừa kế toàn bộ
nhà đất thuộc quyền sở hữu chung của ông với bà Trọng cho Nguyễn Thành Hiếu là con riêng của
ông Này”. Suy ra em trai, em gái ông Này không phải là những người thừa kế theo di chúc; không
có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc; cũng không phải là người chưa mười tám
tuổi hay người không có năng lực hành vi dân sự. Như vậy, em trai, em gái của ông Này là những
người làm chứng hợp pháp.”
Tại Điều 676 BLDS 2005 quy định:
“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi
của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột
của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà
ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô
ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu
ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế
trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận
di sản.”
1
 Theo căn cứ trên thì người cha thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Chính vậy ta có thể khẳng định
rằng người cha là người thừa kế theo pháp luật của người lập di chúc. Người cha không phải là
người làm chứng hợp pháp căn cứ theo Khoản 1 Điều 654 BLDS 2005.
Câu 3: Di chúc của ông Này có là di chúc do ông Này tự viết tay không? Vì sao?
Trong Bản án số 83 có đoạn:
“Xét thấy, giấy thừa kế do ông Nguyễn Này viết không được chính quyền địa phương công
chứng, chứng thực nhưng được lập trong lúc ông Này còn minh mẫn, sáng suốt không bị lừa dối, đe
dọa hoặc cưỡng ép và có nhiều người làm chứng…”
 Vậy di chúc của ông Này là di chúc do ông Này tự viết tay.
Câu 4: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án liên quan đến hình thức di
chúc của ông Này khi đây là di chúc do ông Này tự viết tay.
Theo em, hướng giải quyết trên của Tòa án liên quan đến hình thức di chúc của ông Này là hợp lý
vì:
- Căn cứ Khoản 1 và Khoản 4 Điều 630 BLDS 2015 quy định:
“1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa,
cưỡng ép.
b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức
di chúc không trái quy định của luật.
4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp nếu có đủ
các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.”
- Căn cứ Điều 634 quy định về “Di chúc bằng văn bản có người làm chứng”:
“Trường hợp người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy
hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng phải có ít nhất là hai người làm
chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm
chứng, những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản
di chúc.”
Qua xác minh của Tòa án, giấy di chúc là do ông Nguyễn Này viết nhưng lại không được chính
quyền địa phương công chứng, chứng thực. Tuy nhiên, bản di chúc này được ông Này viết trong
tình trạng minh mẫn và sáng suốt, không hề có sự lừa dối, đe dọa hay cưỡng ép, đồng thời, tại thời
điểm ông lập di chúc cũng được nhiều người chứng kiến nên bản di chúc này được coi là hợp pháp.
Câu 5: Di chúc của cụ Hựu đã được lập như thế nào?
Di chúc của cụ Hựu đã được lập bằng cách: ngày 25/11/1998, cụ Hựu đọc cho ông Vũ viết,
cụ Hựu điểm chỉ, ông Vũ và cụ Đỗ Thị Quý (là mẹ của ông Vũ) ký tên làm chứng. Sau đó ngày
4/1/1999, bà Lựu mang di chúc đến cho ông Hoàng Văn Thưởng (là Trưởng thôn) và UBND xã
Mai Lâm xác nhận.

2
Câu 6: Cụ Hựu có biết chữ không? Đoạn nào của Quyết định số 874 cho biết câu trả lời?
Theo Quyết định số 874 thì cụ Hựu là người không biết chữ.
Đoạn của Quyết định số 874 cho biết: “Ông Quang xác định cụ Hựu là người không biết chữ.
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 652 Bộ luật dân sự 2005 (Điều 655 Bộ luật dân sự 1995) thì: “Di
chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng
thành lập văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.”
Câu 7: Di chúc của người không biết chữ phải thỏa mãn các điều kiện nào để có
hình thức phù hợp với quy định của pháp luật?
Di chúc của người không biết chữ phải thỏa mãn các điều kiện như khoản 3 Điều 630
BLDS 2015: “Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ
phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực” thì
mới được coi là có hình thức phù hợp với quy định của pháp luật.

Câu 8: Các điều kiện nào nêu trên đã được đáp ứng đối với di chúc của cụ Hựu?
Di chúc của cụ Hựu đã đáp ứng được các điều kiện là:
- Có hai người làm chứng cho việc lập di chúc của cụ Hựu là ông Vũ và cụ Qúy thỏa
mãn Điều 632 BLDS 2015.
- Di chúc được người làm chứng lập thành văn bản (25/11/1998) thỏa mãn khoản 3 Điều
630 BLDS 2015.
Câu 9: Các điều kiện nào nêu trên đã không đã được đáp ứng đối với di chúc của cụ Hựa?
Trong các điều kiện nêu trên thì điều kiện không được đáp ứng đối với di chúc của cụ Hựu đó là:
“Qua giám định dấu vân tay của cụ Hựu tại bản di chúc thì Viện khoa học hình sự Tổng cục cảnh
sát kết luận: dấu vân tay mờ không thể hiện rõ các đặc điểm riêng nên không đủ yếu tố giám định.
Do đó, chưa đủ căn cứ xác định di chúc nêu trên thể hiện cùng ý chí của cụ Hựu.”
Câu 10: Theo anh/chị, di chúc nêu trên có thỏa mãn điều kiện về hình thức không? Vì sao?
Theo em, di chúc trên chưa thỏa mãn điều kiện về hình thức.
Bởi vì: Bản di chúc của cụ Hựu có 2 người làm chứng là ông Vũ và cụ Quý, trong khi đó người
xác nhận lại là ông Thưởng và UBND xã Mai Lâm mà bản thân ông Thưởng lại không chứng kiến
cụ Hựu lập di chúc. Như vậy, người làm chứng và người xác nhận là hoàn toàn khác nhau là chưa
thỏa đáng. Bên cạnh đó, qua giám định dấu vân tay của cụ Hựu tại bản di chúc thì Viện khoa học
hình sự Tổng cục cảnh sát kết luận: dấu vân tay mờ không thể hiện rõ các đặc điểm riêng nên không
đủ yếu tố giám định. Từ các điều trên có thể thấy di chúc trên chưa thỏa mãn điều kiện về hình thức.
Câu 11: Suy nghĩ của anh/chị về các quy định trong BLDS liên quan đến hình thức di chúc của
người không biết chữ.
Trong BLDS 2015 có những quy định liên quan đến hình thức di chúc của người không biết chữ
như khoản 3 Điều 630: “ Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ
phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.”

3
Và Điều 636 BLDS 2015 về Thủ tục lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban
nhân dân cấp xã: “Việc lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp
xã phải tuân theo thủ tục sau đây:
1. Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên hoặc người có
thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Công chứng viên hoặc người có thẩm
quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc
đã tuyên bố. Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc
đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình. Công chứng viên hoặc người có
thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã ký vào bản di chúc;
2. Trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc,
không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người này phải ký xác
nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân
cấp xã. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã
chứng nhận di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng.”

Những quy định nghiêm ngặt về hình thức của di chúc xuất phát từ cơ sở pháp lý và cơ sở kỹ thuật
cùa nó nhằm bảo vệ tối đa ý chí thật sự của người để lại di sản cũng như đề phòng việc người khác
lợi dụng những người khiếm khuyến hay người không biết chữ để giả mạo di chúc, lừa dối, đe dọa,
cưỡng ép…
B. DI CHÚC TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC.
Câu 1: Cụ Hương đã định đoạt tài sản nào? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?

Cụ Hương đã định đoạt tài sản là bất động sản, cụ thể là căn nhà số 302 Nguyễn Thượng Hiền,
phường 5, quận Phú Nhuận (Số cũ 25D/19 Nguyễn Văn Đậu). Đoạn “Ngày 06/04/2009, cụ Nguyễn
Văn Hương chết, để lại di chúc có nội dung chia toàn bộ căn nhà và đất số 302 Nguyễn Thượng
Hiền, phường 5, quận Phú Nhuận cho 5 người con là: Nguyễn Ngọc Đức, Nguyễn Hữu Nghĩa,
Nguyễn Ngọc Hiếu, Nguyễn Hữu Dũng, Quảng Thị Kiều (vợ Nguyễn Hữu Trí), di chúc đã được
công chứng tại Phòng công chứng số 4 thành phố Hồ Chí Minh ngày 16/01/2009” của Quyết định
cho câu trả lời.
Câu 2: Đoạn nào của Quyết định cho thấy tài sản cụ Hương định đoạt trong di chúc là tài sản
chung của vợ chồng cụ Hương?

Đoạn “Công nhận căn nhà số 302 Nguyễn Thượng Hiền, phường 5, quận Phú Nhuận (Số cũ
25D/19 Nguyễn Văn Đậu) có diện tích 680,6m2, giá trị tiền xây dựng 433.587.700 đồng là tài sản
chung của cụ Hương và cụ Qúy”.
Câu 3: Tòa án đã công nhận phần nào của di chúc? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?

Tòa án đã công nhận nội dung di chúc chỉ có giá trị một phần được thể hiện ở đoạn “Bản di
chúc này về hình thức có công chứng của Phòng Công chứng số 4, thành phố Hồ Chí Minh. Tại
thời điểm lập di chúc, cụ Hương có giấy chứng nhận sức khỏe của Bệnh viện Phú Nhuận xác nhận
cụ Hương minh mẫn. Do đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 652 Bộ luật dân sự năm 2005 thì di
chúc trên là hợp pháp. Tuy nhiên, về nội dung thì di chúc chỉ có giá trị một phần bởi nhà đất trên là
4
tài sản chung của vợ chồng cụ Hương và cụ Qúy. Việc cụ Hương lập di chúc cho toàn bộ nhà đất
cho 5 người con trong khi không có sự đồng ý của cụ Qúy là không đúng”.
Câu 4: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm.
Theo em thì hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm là hoàn toàn hợp lí. Bởi vì:
Đầu tiên căn cứ vào điều 612 BLDS 2015: "Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần
tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác". Vợ chồng cụ Hương đã lập hôn thú
năm 1962 và cụ Hương đã có được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 1994. Theo Khoản
1 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014: "Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ,
chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài
sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại
khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung
và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ
trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao
dịch bằng tài sản riêng." Như vậy bất động sản gồm nhà và đất tọa lạc tại số 25D/19 Nguyễn Văn
Dậu (Số mới 302 Nguyễn Thượng Hiền, phường 5, quận Phú Nhuận) là tài sản chung của 2 vợ
chồng ông bà. Nói cách khác, cụ Hương sở hữu 1/2 khối tài sản này.
Thứ hai, Điều 609 BLDS năm 2015 ghi rõ: "Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản
của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc
theo pháp luật.Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc". Cụ Hương chỉ
có quyền định đoạt khối 1/2 tài sản nhà đất mà thôi chứ không phải toàn bộ như theo bản di chúc.
Thứ ba, Khoản 3 Điều 643 quy định: "Di chúc không có hiệu lực, nếu di sản để lại cho người
thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần
thì phần di chúc còn lại vẫn có hiệu lực". Như vậy, di chúc của cụ Hương chỉ vô hiệu lực một phần
và phần tài sản 1/2 nhà đất kia của cụ vẫn không bị ảnh hưởng.
Câu 5: Nếu cụ Quý chết trước cụ Hương, phần nào của di chúc có giá trị pháp lý? Nêu cơ sở
pháp lí khi trả lời.
Nếu cụ Quý chết trước cụ Hương thì một nửa khối tài sản nhà đất của 2 vợ chồng cụ sẽ có giá trị
pháp lý.
Trường hợp 1: Trường hợp cụ Quý chết không để lại di chúc thì:
Căn cứ vào Điểm a Khoản 1 Điều 650 BLDS năm 2015: "1.Thừa kế theo pháp luật được áp dụng
trong trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc thì căn cứ theo Khoản 1 Điều 651 BLDS năm 2015 quy định:
"1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi
của người chết;

5
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột
của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà
ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô
ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu
ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại."
Khi đó tài sản sẽ được chia đều theo quy định của pháp luật trong trường hợp của cụ Quý thì
quyền thừa kế sẽ là cụ Hương và 5 người con. Như vậy, phần tài sản của cụ Hương sẽ bao gồm
1/2 phần nhà đất ban đầu và cộng thêm phần tài sản từ cụ Quý.
Trường hợp 2: Trong trường hợp cụ Quý chết có để lại di chúc định đoạt một nửa phần tài sản nhà
đất thì:
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 644 BLDS năm 2015:
"1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người
thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được
người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động."
Như vậy, cụ Hương sẽ được hưởng 2/3 trong số tài sản của cụ Quý. Tuy nhiên, cụ Hương cũng
chỉ có quyền định đoạt 1/2 phần tài sản nhà đất của cụ cộng thêm 2/3 số tài sản được hưởng từ thừa
kế của cụ Quý.
Câu 6: Nếu tài sản được định đoạt trong di chúc chỉ thuộc quyền sở hữu của cụ Hương vào đầu
tháng 4/2009 thì di chúc của cụ Hương có giá trị pháp ký không? Vì sao?
Căn cứ tại Điều 609 BLDS năm 2015: "Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của
mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc
theo pháp luật. Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc." Và theo Điều
611 BLDS năm 2015 quy định "thời điểm, địa điểm mở thừa kế" với Điều 614 BLDS về "thời điểm
phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế" thì di chúc chỉ phát sinh hiệu lực từ thời điểm mở
thừa kế tức vào tháng 4/2009. Như vậy, cụ Hương vẫn có quyền định đoạt số tài sản của mình qua
di chúc. Tuy nhiên vẫn theo cách giải quyết của Tòa dựa vào Khoản 1 Điều 644 BLDS 2015 thì cụ
Quý sẽ được hưởng 2/3 trong số tài sản của cụ Hương, sau đó 1/3 số tài sản còn lại mới được chia
đều cho 5 người con.
Vì vậy, dù cụ Hương được quyền định đoạt toàn bộ số tài sản thuộc sở hữu của cụ vào đầu tháng
4/2009 thì di chúc cũng chỉ có hiệu lực một phần.
C. DI CHÚC CHUNG CỦA VỢ CHỒNG
Câu 1: Đoạn nào của bản án số 11 cho thấy di chúc có tranh chấp là di chúc chung của
vợ chồng ?
Trong Bản án số 14 có đoạn: “Ngày 10/8/2015 bà và ông X cùng nhau lập di chúc

6
chung của vợ chồng do ông X viết với nội dung: nếu ông X chết trước bà thì di chúc này
sẽ giao lại cho bà quản lý sử dụng tài sản chung, khi bà chết sẽ giao lại cho con trai là
Hoàng Hồng H1. Khi viết di chúc ông X hoàn toàn khỏe mạnh, minh mẫn, không bị ai ép
buộc”.
 Đoạn trích trên thể hiện quan điểm của Tòa án công nhận di chúc trong vụ việc là di
chúc chung của vợ chồng.

Câu 2: Đoạn nào của bản án cho thấy di sản có tranh chấp được di chúc dùng vào việc
thờ cúng?
Theo toà án, di chúc chung của vợ chồng vẫn có giá trị pháp lý khi áp dụng BLDS
2015. Đoạn trong bản án cho câu trả lời: " ông Xã, bà H làm di chúc chung của vợ
chồng thể hiện việc định đoạt tài sản chung...phù hợp với quy định tại điều 630 BLDS
2015".
Câu 3: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án về di chúc chung của
vợ chồng trong mối quan hệ với BLDS 2015?
Hướng giải quyết trên của Tòa án về di chúc chung của vợ chồng là hợp lý và có căn cứ tại
Điều 663 BLDS 2005; Điều 627 qui định Hình thức của di chúc “Di chúc phải được lập
thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.” và tại
Điều 630 BLDS 2015 qui định về Di chúc hợp pháp :
“1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe
doạ, cưỡng ép;
b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội;
hình thức di chúc không trái quy định của luật.
2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập
thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được
người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp,
nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối
cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc
miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm
chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí
cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng
thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.”

7
D. DI SẢN DÙNG VÀO VIỆC THỜ CÚNG
Câu 1: Trong điều kiện nào di sản dùng vào việc thờ cúng có giá trị pháp lý? Nêu cơ sở pháp lý khi
trả lời.
Di sản dùng vào việc thờ cúng có giá trị pháp lý khi người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào
việc thờ cúng.
Cơ sở pháp lý khoản 1 Điều 645 BLDS 2015:
“Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản
đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực
hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa
thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc
thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.
Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người
thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng.
Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng
để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc
diện thừa kế theo pháp luật.”
Câu 2: Đoạn nào của bản án cho thấy di sản có tranh chấp được di chúc dùng vào việc thờ
cúng?
Đoạn sau đây của bản án cho thấy di sản có tranh chấp được di chúc dùng vào việc thờ
cúng: “Tại tờ di chúc ngày 08 tháng 7 năm 2014 bà Lùng để lại nhà đất cho 7 người con đồng
thừa hưởng để thờ cúng cha mẹ…”
Câu 3: Các điều kiện để di sản dùng vào việc thờ cúng một cách hợp pháp có được thỏa
mãn trong vụ việc đang được nghiên cứu không?
Cơ sở pháp lý:
Khoản 3 điều 648 BLDS 2005: Quyền của người lập di chúc: “ Dành một phần tài sản trong khối
di sản để di tặng, thờ cúng.”
Khoản 1 điều 670 BLDS 2005: “ Trong trường hợp người lập di chúc có để lại một
phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được
giao cho một người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng;
nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thoả thuận của
những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc
thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.
Trong trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì
những người thừa kế cử một người quản lý di sản thờ cúng.
Trong trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản
dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những
người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.”
Trong vụ việc trên, các điều kiện để di sản dùng vào việc thờ cúng một cách hợp pháp không được
thỏa mãn:
8
- Thứ nhất, theo khoản 3 điều 648 BLDS 2005 thì chỉ được dành một phần tài sản trong khối di
sản để dùng cho việc thờ cúng nhưng bà Lùng lại để lại toàn bộ nhà đất cho 7 người con đồng
thừa hưởng để thờ cúng cha mẹ.
- Thứ hai, theo khoản 1 điều 670 BLDS 2015 thì phần di sản dùng vào việc thờ cúng không được
chia thừa kế nhưng ở vụ việc trên Tòa án lại ra quyết định chia thừa kế phần nhà đất trên cho 7
người con.
- Thứ ba, theo khoản 1 điều 670 BLDS 2005 thì phần di sản dùng để thờ cúng được giao cho một
người được chỉ định trong di chúc quản lý và để thực hiện việc thờ cúng nhưng trong di chúc
của bà Lùng lại ghi là giao cho 7 người con đồng thừa hưởng để thờ cúng cha mẹ nên không thể
xác định được “một người” ở đây là ai.
Câu 4: Ai đồng ý và ai không đồng ý chia di sản dùng vào việc thờ cúng trong vụ tranh chấp này?
Đọan nào của bản án cho câu trả lời?
- Về vấn đề chia di sản dùng vào việc thờ cúng trong vụ tranh chấp di sản thừa kế:
- Đồng ý gồm 5 người: anh Được, anh Thảo, anh Xuân, anh Nhành, chị Hoa.
- Không đồng ý gồm: anh Tân, chị Hương.
Đoạn cho câu trả lời: “Tại tờ di chúc ngày 8 tháng 7 năm 2004 bà Lùng để lại nhà đất cho 7 người
con đồng thừa hưởng để thờ cúng cha mẹ, anh Được là người đang quản lý di sản, hiện tại 5/7 anh chị
em của anh Được đồng ý chia di sản và giao cho anh Được sở hữu di sản là có cơ sở chấp nhận”.
Câu 5: Cuối cùng Tòa án có chấp nhận chia di sản đã được di chúc dùng vào việc thờ cúng không?
Đoạn nào của bản án cho câu trả lời?
Tòa án có chấp nhận chia di sản đã được di chúc dùng vào việc thờ cúng.
Đoạn cho câu trả lời: “Giao cho anh Được quyền sở hữu, sử dụng căn nhà diện tích 57,25m2
kết cấu móng cột xây gạch, mái lợp tole xi măng, xà gồ gỗ, nền lát gạch ceranic, cửa sắt trên diện tích
86m2 đất thửa số 27 tờ bản đồ số 25-Thị trấn Long Thành-Huyện Long Thành-Tỉnh Đồng Nai giới hạn
bởi các điểm 1,2…8,1 có tứ cận…”.
Câu 6: Suy nghĩ của anh/chị về chế định di sản dùng vào việc thờ cúng trong BLDS và giải pháp của
Tòa án trong vụ việc đang được nghiên cứu.
BLDS đã đơn giản hóa những quy định về việc hưởng dụng di sản dùng vào việc thờ cúng, xem
việc lập người thờ tự cũng giống như việc chia di sản theo nguyên tắc chung thông thường. Tuy nhiên,
Bộ luật vẫn còn bao quát chưa đi sâu vào việc điều chỉnh các quan hệ xã hội đa dạng và phức tạp như
quan hệ thừa kế di sản dùng vào việc thờ cúng.
Về giải pháp của Tòa án trong vụ việc trên: Tòa án giải quyết như vậy là chưa xác đáng. Tòa
quyết định anh Được là người sở hữu di sản dùng vào việc thờ cúng và thanh toán bằng tiền cho anh
Tân và chị Hương là 2 người không đồng ý chia di sản. Tuy nhiên, căn cứ theo Điều 145 BLDS 2015
quy định rõ: “Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di
sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực
hiện việc thờ cúng;…” nên Tòa án chia căn nhà diện tích 57,25m2 bà Lùng để lại để thờ cúng cha mẹ
cho 7 người con là không đúng với quy định của pháp luật. Ở đây, Tòa cần xác định rõ di sản bà Lùng
để lại phần nào được chia và phần nào phải giữ nguyên.
9
10

You might also like