You are on page 1of 7

VẤN ĐỀ 1: HÌNH THỨC CỦA DI CHÚC

Tóm tắt Bản án số 83/2009/DSPT ngày 28/12/2009 của Tòa án nhân dân tỉnh
Phú Yên:
Bản án số 83/2009/DSPT ngày 28/12/2009 giải quyết tranh chấp di sản thừa kế
giữa các đương sự Ông Nguyễn Thành Hiếu – nguyên đơn và Bà Đặng Thị Trọng – bị
đơn. Ngôi nhà mang số 27 đường Lê Lợi là tài sản sở hữu hợp pháp của ông Này, bà
Trọng. Ngày 16/11/2008 ông Này qua đời. Trước khi qua đời, vào ngày19/12/2007 ông
Này lập giấy giao quyền thừa kế toàn bộ nhà đất thuộc quyền sở hữu chung của ông và bà
Trọng cho Hiếu là con riêng của ông Này. Do Ông Này đã lập di chúc giao toàn bộ nhà
đất cho ông Hiếu trong khi chưa có sự thỏa thuận của bà Trọng mới dẫn đến vụ kiện giữa
các đương sự. Tòa xét thấy, di chúc ông Này là di chúc viết tay, không được chính quyền
địa phương công chứng, chứng thực nhưng được lập trong lúc ông Này còn minh mẫn,
không bị cưỡng ép, lừa dối và có nhiều người làm chứng nên được coi là di chúc hợp
pháp. Tuy nhiên di chúc của ông Này giao toàn quyền sử dụng lô đất thuộc sở hữu của
hai vợ chồng nhưng lại không có sự thoả thuận của bà Trọng là không hợp pháp. Hội
đồng xét xử phúc thẩm quyết định giữ nguyên như quyết định của bản án sơ thẩm. Tuyên
xử bà trọng được quyền sở hữu toàn bộ tài sản, nhà và đất. Đồng thời bà Trọng có trách
nhiệm thanh toán lại cho ông Hiếu số tiền theo phần thừa kế được nhận theo di chúc.
1. Điều kiện về hình thức để di chúc tự viết tay có giá trị pháp lý? Nêu cơ sở
pháp lý khi trả lời. (CT)
CSPL: Điều 633 BLDS 2015 (Điều 655 BLDS 2005).
Điều kiện về hình thức để di chúc tự viết tay có giá trị pháp lý được nêu ở Điều
633 BLDS 2015 quy định về Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng:
“Người lập di chúc phải tự viết và ký vào bản di chúc.
Việc lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng phải tuân theo quy định
tại Điều 631 1của Bộ luật này.”
Di chúc phải do chính người để lại di sản viết và viết bằng chữ viết tay và tự mình
ký tên. Người lập di chúc không được đánh máy, in vi tính hoặc bằng các cách thức
tương tự. Người lập di chúc phải tự viết và ký vào bản di chúc là để xác nhận được người
viết di chúc và khẳng định ý chí của người để lại di sản.

1
Trường hợp có người làm chứng thì phải tuân theo Điều 632. Điều 632 quy định về Người làm chứng cho việc lập
di chúc.
Trường hợp người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác
viết hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm
chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của
người lập di chúc và ký vào bản di chúc. (Điều 634)
2. Nếu di chúc của ông Này là di chúc phải có người làm chứng thì những
người đã làm chứng di chúc của ông Này có là người làm chứng hợp pháp
không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời. (CT)
CSPL: Điều 632 BLDS 2015; Điều 651 BLDS 2015.
Nếu di chúc của ông Này là di chúc phải có người làm chứng thì những người làm
chứng di chúc của ông Này không phải là người làm chứng hợp pháp vì:
Theo Điều 632 BLDS 2015 quy định về Người làm chứng cho việc lập di chúc:
“Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:
1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.
2. Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc.
3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn
trong nhận thức, làm chủ hành vi.”
Trong Bản án số 83/2009/DSPT Những người làm chứng cho di chúc của ông Này
là cha, em gái, em trai của ông. Những người này đã vi phạm khoản 1 điều 632 BLDS
2015 “1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.”
Và căn cứ theo Điều 651 BLDS 2015 quy định về Người thừa kế theo pháp luật:
“a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi,con
đẻ, con nuôi của người chết.
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột,chị
ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội,
ông ngoại, bà ngoại”
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 651 BLDS 2015, cha để của người chết thuộc
hàng thừa kế thứ nhất. Vì vậy cha đẻ của ông Này làm chứng là không hợp pháp.
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 651 BLDS 2015 thì em trai, em gái của ông Này
là thuộc hàng thừa kế thứ hai nhưng vì hàng thừa kế thứ nhất là cha của ông Này chưa
mất nên em trai và em gái của ông Này không được tính là thừa kế theo pháp luật của
người lập di chúc. Vì vậy, em trai và em gái của ông Này có thể coi là người làm chứng
hợp pháp theo pháp luật.
3. Di chúc của ông Này có là di chúc do ông Này tự viết tay không? Vì sao?
(CT)
Di chúc của ông Này là di chúc do ông Này tự tay viết vì:
Theo Bản án số 83/2009/DSPT, phần xét thấy có nêu rõ:
“Trước khi qua đời, vào ngày 19/12/2007 ông Nguyễn Này lập giấy giao quyền
thừa kế toàn bộ nhà đất thuộc quyền sở hữu chung của ông với bà Trọng cho Nguyễn
Thành Hiếulà con riêng của ông Này, được cha, em gái, em trai ông Này điểm chỉ và ký
tên làm chứng. Xét thấy, giấy thừa kế do ông Nguyễn Này viết không được chính quyền
địaphương công chứng nhưng được lập trong lúc ông Này còn minh mẫn, sáng suốt,
khôngbị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép và có nhiều người làm chứng nên được coi là di
chúc hợp pháp.”
4. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án liên quan đến
hình thức di chúc của ông Này khi đây là di chúc do ông Này tự viết tay.
(CT)
CSPL: Điều 633 BLDS 2015 (Điều 655 BLDS 2005).
Hướng giải quyết trên của Tòa án là hợp lí.
Điều 633 BLDS 2015 quy định về Di chúc bằng văn bản không có người làm
chứng:
“Người lập di chúc phải tự viết và ký vào bản di chúc.
Việc lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng phải tuân theo quy
địnhtại Điều 631 của Bộ luật này.”
Điều kiện về hình thức duy nhất đối với di chúc tựviết tay là người lập phải tự ký
vào văn bản di chúc. Ngoài ra không có quy định nào về việc phải công chứng , chứng
thực.
Và di chúc của ông Này được tự tay ông Này viết và có hai người làm chứng hợp
pháp là em trai và em gái, đồng thời di chúc được lập trong lúc ông Này hoàn toàn minh
mẫn, sáng suốt. Nên Tòa án là công nhận di chúc đó hợp pháp.
Tóm tắt quyết định số 874/2011/DS-GĐT (Tân 5 7)
Quyết định số 874/2011/DS-GĐT ngày 22/11/2011 giải quyết về “Tranh chấp và
thừa kế tài sản” giữa nguyên đơn là ông Đỗ Văn Quang và bị đơn là bà Hoàng Thị Ngâm.
Ông Đỗ Văn Quang yêu cầu Toà án huỷ bản di chúc của cụ Hựu vì cho rằng di chúc này
không hợp pháp. Biết cụ Hựu là người không biết chữ, khi viết di chúc đã đọc cho ông
Vũ viết giúp. Ông Vũ và bà cụ Đỗ Thị Quý (mẹ của ông vũ) là hai người ký tên làm
chứng và sau đó nhờ bà Lựu mang đến cho ông Hoàng Văn Thưởng (Trưởng thôn) và Uỷ
ban nhân dân xã Mai Lâm xác nhận.Toà án nhận định chưa đủ căn cứ xác định di chúc
thể hiện đúng ý chí của cụ Hựu nên quyết định huỷ quyết định trước đó của Toà án cấp
sơ thẩm và phúc thẩm khi công nhận di chúc của cụ Hựu là hợp pháp.
5. Di chúc của cụ Hựu đã được lập như thế nào?
Phần xét thấy trong Quyết định số 874/2011/DS-GĐT có ghi rõ “Di chúc do cụ
Hựu đọc cho ông Vũ viết, cụ Hựu điểm chỉ, ông Vũ và cụ Đỗ Thị Quý (là mẹ của ông Vũ)
ký tên làm chứng, sau đó ngày 04-01-1999 bà Lựu mang di chúc đến cho ông Hoàng Văn
Thưởng (là Trưởng thôn) và Uỷ ban nhân dân xã Mai Lâm xác nhận.”
6. Cụ Hựu có biết chữ không? Đoạn nào của Quyết định số 874 cho câu trả
lời?
Cụ Hựu là người không biết chữ, được thể hiện qua ghi nhận của Toà án “Ông
Quang xác định cụ Hựu là người không biết chữ” trong trang 6 của bản án.
7. Di chúc của người không biết chữ phải thoả mãn các điều kiện nào để có
hình thức phù hợp với quy định của pháp luật
CSPL: khoản 3 Điều 630, Điều 632, Điều 634 BLDS 2015.
Việc lập di chúc của người không biết chữ cần tuân theo quy định tại khoản 3
Điều 630 BLDS 2015: “Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không
biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng
thực.”
Như vậy có thể hiểu, việc lập di chúc của người không biết chữ phải đáp ứng hai
điều kiện:
+Có người làm chứng và người làm chứng đó phải là người thành lập văn bản
+Văn bản được thành lập (di chúc) phải được công chứng hoặc chứng thực.
Bên cạnh đó chiếu theo quy định tại Điều 634 2 về “Di chúc bằng văn bản có
người làm chứng”, những trường hợp di chúc không được chính người lập di chúc viết
tay và ký xác nhận thì cần có ít nhất 2 người làm chứng và những người làm chứng này
không được trái với quy định tại Điều 6323 tại bộ luật này”.
8. Các điều kiện nào nêu trên đã được đáp ứng đối với di chúc của ông Hựu?

2
Điều 634 quy định về Di chúc bằng văn bản có người làm chứng:
Trường hợp người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác
viết hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm
chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của
người lập di chúc và ký vào bản di chúc.
Việc lập di chúc bằng văn bản có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 631 và Điều 632 của Bộ luật
này.
3
Điều 632 quy định về Người làm chứng cho việc lập di chúc:
Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:
1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.
2. Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc.
3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ
hành vi.
(Trần Quỳnh 811)
Các điều kiện đã được đáp ứng đối với di chúc của cụ Hựu là :
+ Di chúc của ông Hựu đã được lập thành văn bản. Do ông Hựu đọc cho ông Vũ
viết.
+ Có ít nhất 02 người làm chứng. Người làm chứng là ông Vũ và bà Mai.
9. Các điều kiện nào nêu trên đã không được đáp ứng đối với di chúc của
ông Hựu ?
CSPL: Điều 658 BLDS 2005
Các điều kiện không được đáp ứng đối với di chúc của cụ Hựu là :
+ Công chứng chứng thực. Việc chứng thực di chúc không tuân theo trình tự thủ
tục được nêu tại Điều 658 BLDS 2005 quy định về Thủ tục lập di chúc tại cơ quan công
chứng hoặc ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn :
“Việc lập di chúc tại cơ quan công chứng hoặc ủy ban nhân dân xã, phường, thị
trấn phải tuân theo thủ tục sau đây:
1. Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên hoặc
người có thẩm quyền chứng thực của ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Công chứng
viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực phải ghi chép lại nội dung mà người lập di
chúc đã tuyên bố. Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận
bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình. Công chứng
viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn ký
vào bản di chúc;
2. Trong trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được
bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người
này phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực
của ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Công chứng viên, người có thẩm quyền chứng
thực của ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn chứng nhận bản di chúc trước mặt người
lập di chúc và người làm chứng.” Xét thấy, ông Thưởng (là trưởng thôn) và xác nhận
UBND Xã Mai Lâm xác nhận do bà Lựu mang di chúc để xác nhận (sau khi cụ Hựu lập
di chúc hơn 1 tháng) và UBND Mai Lâm chỉ xác nhậnchữ ký của Ông Thưởng chứ không
xác nhận nội dung di chúc”.
 Không có căn cứ để cho rằng di chúc đã được người lập di chúc điểm chỉ theo
đúng quy định do dấu vân tay mờ,không thể hiện rõ các đặc điểm riêng dẫn đến không đủ
yếu tố giám định. Qua giám định dấu vân tay của ông Hựu tại bản di chúc thì Viện khoa
học hình sự Tổng cục cảnh sát kết luận dấu vân tay mờ, không thể hiện rõ các đặc điểm
riêng nên không đủ yếu tố giám định.
10. Theo anh/chị, di chúc nêu trên có thỏa mãn điều kiện về hình thức
không ? Vì sao?
CSPL: Điều 658 BLDS 2005
Di chúc trên không thỏa mãn điều kiện về hình thức, vì:
+ Việc chứng thực di chúc không tuân theo trình tự thủ tục được nêu tại Điều 658
BLDS 2005 quy định về thủ tục lập di chúc tại cơ quan công chứng hoặc ủy ban nhân dân
xã, phường, thị trấn.
“Việc lập di chúc tại cơ quan công chứng hoặc ủy ban nhân dân xã, phường, thị
trấn phải tuân theo thủ tục sau đây:
1. Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên hoặc
người có thẩm quyền chứng thực của ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Công chứng
viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực phải ghi chép lại nội dung mà người lập di
chúc đã tuyên bố. Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận
bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình. Công chứng
viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn ký
vào bản di chúc;
2. Trong trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được
bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người
này phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực
của ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Công chứng viên, người có thẩm quyền chứng
thực của ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn chứng nhận bản di chúc trước mặt người
lập di chúc và người làm chứng”.
Sau khi ông Hựu lập di chúc hơn một tháng thì ông Vũ và bà Quý mới đem bản
di chúc đó ra công chứng. Nhận thấy, mặc dù di chúc của ông Hựu đã được hai người
làm chứng, và người làm chứng cũng đã ký tên xác nhận về việc lập di chúc nhưng việc
ký tên không được thực hiện trước mặt người có thẩm quyền chứng thực của UBND cấp
xã. Bên cạnh đó, người có thẩm quyền chứng thực của UBND cấp xã cũng không thực
hiện chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc là ông Hựu. UBND xã cũng đã
xác nhận chỉ xác nhận chữ ký của ông Thưởng chứ không xác nhận đến nội dung của bản
di chúc.
 Không có căn cứ để cho rằng ông Hựu đã điểm chỉ vào bản di chúc. Viện khoa
học hình sự Tổng cục cảnh sát đã kết luận dấu vân tay trên bản di chúc mờ, không thể
hiện rõ các đặc điểm riêng nên không đủ yếu tố giám định.
Do đó nhận thấy di chúc trên không thỏa mãn điều kiện về hình thức và chưa đủ
căn cứ xác định di chúc nêu trên thể hiện đúng ý chí của ông Hựu.
11. Suy nghĩ của anh/chị về các quy định trong BLDS liên quan đến hình thức
di chúc của người không biết chữ.
CSPL: Khoản 3 Điều 630 BLDS 2005, Khoản 3 Điều 652 BLDS 2015
Theo quy định tại khoản 3 Điều 652 BLDS 2005 và khoản 3 Điều 630 BLDS 2015
:
“Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải
được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.”
Quy định trong BLDS liên quan đến hình thức di chúc của người không biết chữ
vẫn còn sơ sài, chưa quy định rõ. Người làm chứng, công chứng hoặc chứng thực cần
phải là người lập di chúc hoặc là người thể hiện ý chí của người lập di chúc thành văn
bản để đảm bảo sự rõ ràng, chính xác của di chúc, đảm bảo theo đúng ý muốn và tâm
nguyện của người lập di chúc đối với các tranh chấp xảy ra trên thực tế. Các chủ thể này
chưa chắc chắn đã nắm được toàn bộ mong muốn của người lập di chúc nên có thể có các
sơ suất dẫn đến sai sót hoặc không theo ý muốn của người lập di chúc. Bên cạnh đó việc
Việc phải thông qua nhiều chủ thể để cho ra đời bản di chúc cuối cùng khá tốn thời gian,
nhân lực.
Để bảo vệ tối đa ý chí đích thực của người lập di chúc và đề phong việc người
khác lợi dụng sơ hở, khiếm khuyết để giả mạo, lừa dối, đe dọa, cưỡng ép... Các nhà làm
luật nên cân nhắc đến việc bổ sung thêm những hình thức mới đi kèm cho di chúc của
người không biết chữ như ghi âm, ghi hình... Việc lắng nghe trực tiếp tâm tư, nguyện
vọng của chính người lập di chúc sẽ đảm bảo tính xác thực cũng như tiết kiệm thời gian,
nhân lực cho quá trình lập di chúc.

You might also like