You are on page 1of 2

Di chúc vợ chồng:

Câu 1: Có pháp luật nước ngoài nào ghi nhận di chúc chung của vợ chồng không?
Nêu ít nhất một hệ thống pháp luật mà anh/chị biết.
Có. Pháp luật Ấn Độ ghi nhận di chúc chung trong Luật Halsbury của Ấn Độ (dựa trên
Luật Halsbury của Anh): “di chúc chung là một công cụ di chúc được thực hiện bởi hai
hoặc nhiều người, theo mục đích chung, nhằm mục đích định đoạt một số lợi ích của họ
đối với tài sản thuộc sở hữu chung của họ, hoặc tài sản riêng của họ được coi là quỹ
chung, cho một hoặc nhiều người thứ ba.”. Và hiện tại pháp luật Ấn Độ không cấm việc
lập di chúc chung giữa vợ chồng nên nếu bản di chúc chung hợp pháp theo các quy định
của Luật thì có hiệu lực.
+ Ngoài ra pháp luật ở các nước Áo, Đức có ghi nhận di chúc chung của vợ chồng. BLDS Đức ghi nhận
di chúc chung của vợ chồng (Điều 2265) và từ năm 2001, Đức còn đi xa hơn ở việc chấp nhận di chúc
chung của những người cùng giới sống chung có đăng ký

Tóm tắt bản sán số 14/2017/DSST:


Vợ chồng ông Hoàng Minh X và bà Hoàng Thị H có 4 người con, ngày 10/08/2015 hai
vợ chồng ông X lập di chúc chung với nội dung: nếu ông X chết trước bà H thì di chúc
này sẽ giao lại cho bà quản lí sử dụng tài sản chung, khi bà chết sẽ giao lại cho con trai là
anh H1. Khi viết di chúc ông X hoàn toàn khỏe mạnh và minh mẫn tuy nhiên do sau đó
ông phải nhập viện nên di chúc chưa được chứng thực. Tháng 01/2016, ông X chết, bà H
công bố di chúc nhưng các con bà là anh H, H2, H3 vì cho rằng di chúc không phải do
chính tay ông X viết và yêu cầu chia lại khối tài sản mà ông X để lại cho 4 người con. Bà
H khởi kiện yêu cầu Tòa án công nhận di chúc của ông X, kết quả giám định cho thấy di
chúc là do chính tay ông X viết nên công nhận di chúc.
Câu 2: Đoạn nào của bản án số 14 cho thấy di chúc có tranh chấp là di chúc chung
của vợ chồng?
Đoạn của bản án số 14 cho thấy di chúc có tranh chấp là di chúc chung của vợ chồng
thuộc phần nhận định của Tòa án: “Quan hệ pháp luật: Ông Hoàng Minh X và bà Hoàng
Thị H là vợ chồng. Trong thời kì hôn nhân ông bà tạo dựng được khối tài sản chung như
biên bản thẩm định ngày 21/8/2017. Tháng 01/2016 ông X chết và có để lại 1 bản di chúc
chung của vợ chồng viết ngày 10/8/2015. Anh H, H2, H3 là con đẻ của ông X, bà H
không công nhận di chúc trên là hợp pháp. Bà H khởi kiện và yêu cầu Tòa án công nhận
di chúc chung của vợ chồng bà là hợp pháp”.
Câu 3: Theo Tòa án, di chúc chung của vợ chồng có giá trị pháp lý khi áp dụng
BLDS 2015 không? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời.
Theo Toà án, di chúc chung của vợ chồng có giá trị pháp lý khi áp dụng BLDS 2015.
Tòa xét đến nội dung và các điều kiện của di chúc và công nhận di chúc là hợp pháp
trong đoạn:’’Nội dung trong bản di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái
đạo đức xã hội phù hợp với quy định tại điều 630 BLDS 2015.’’ Và “công nhận di chúc
chung của ông Hoàng Minh X và bà Hoàng Thị H viết ngày 10/08/2015 là hợp pháp”
Câu 4: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án về di chúc chung
của vợ chồng trong mối quan hệ với BLDS 2015.
Hướng giải quyết trên của Tòa án về di chúc chung của vợ chồng là phù hợp với di
nguyện của ông X khi cùng lập di chúc chung với vợ của ông là bà H cũng như phù hợp
với quy định tại Điều 630 BLDS 2015.
 Thứ nhất, theo lời khai của bà H và các con, khi lập di chúc ông X hoàn toàn minh
mẫn sáng suốt và nội dung di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái
đạo đức xã hội.
 Thứ hai, các con ông X phản đối di chúc vì cho rằng di chúc không phải chính tay
ông viết nhưng kết quả giám định cho thấy di chúc là do ông X viết nên các con
ông X không còn lý do để phản đối.
 Thứ ba , do tài sản chung của ông X , bà H đã được định đoạt bằng di chúc chung
của vợ chồng nên yêu cầu chia di sản của các con không được xem xét .
Tuy BLDS 2015 đã bỏ quy định về di chúc chung nhưng BLDS 2015 không cấm và bản
di chúc đáp ứng được các điều kiện tại Điều 630 BLDS 2015 nên Tòa án công nhận di
chúc chung của vợ chồng ông X là hợp lý.

You might also like