You are on page 1of 2

Tóm tắt Bản án số 20/2009/DSPT ngày 11 và 12/02/2009 của Tòa phúc

thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội.


Bản án số 20/2009/DSPT ngày 11 và 12/02/2009 của Tòa phúc thẩm Tòa án
nhân dân tối cao tại Hà Nội giải quyết tranh chấp di sản thừa kế giữa các đương sự bà
Nguyễn Thị Bằng, bà Nguyễn Thị Khiết, bà Nguyễn Thị Triển, bà Nguyễn Thị Tiến –
nguyên đơn và ông Nguyễn Tất Thăng – bị đơn. Cụ Thát có hai vợ, vợ cả là cụ
Nguyễn Thị Tần, vợ hai là cụ Phạm Thị Thứ. Cụ Thát và cụ Tần có 4 người con
chung là: ông Thăng, bà Bằng, bà Khiết, bà Triển. Cụ Thát và cụ Thứ có 1 người
con là bà Tiến. Cụ Thát (chết năm 1961), cụ Thứ (chết năm 1994) không để lại di
chúc. Cụ Tần (chết năm 1995) có để lại mấy lời dặn dò, cho bà Tiến một phần nhà đất
nhưng ông Thăng không công nhận. Ông Thăng khai mẹ ông chết có để lại di chúc,
nhưng ông không xuất trình được di chúc. Các nguyên đơn khẳng định chỉ có lời trăn
trối của cụ Tần về việc chia đất cho bà Tiến do bà Bằng ghi lại nhưng bị ông Thăng xé.
Ông Thăng không công nhận cụ Thứ là vợ hai cụ Thát và bà Tiến là con cụ Thát nhưng
không đưa ra được chứng cứ nào chứng minh cụ Thứ không phải là vợ cụ Thát. Tài sản
của cụ Thát và cụ Tần là 5 gian nhà ngói cổ, 2 gian nhà ngang, bếp, chuồng trâu, sân,
ao…Khi chết 2 cụ không để lại di chúc nhưng ông Thăng lại cho rằng đây là đất tổ tiên
để lại cho ông và ông đã đứng tên số di sản trên. Nay bà Bằng, Khiết, Triển,và bà Tiến
đòi chia thừa kế.
Tòa dân sự sơ thẩm quyết định: Bác bỏ đơn kiện yêu cầu của các nguyên đơn
đối với ông Thăng. Tòa dân sự phúc phẩm quyết định: Hủy bản án dân sự sơ thẩm,
chấp nhận đơn yêu cầu chia thừa kế của các nguyên đơn đối với ông Thăng về việc yêu
cầu chia di sản thừa kế của cụ Thát, cụ Tần, cụ Thứ.

4. Cụ Thát và cụ Thứ có đăng ký kết hôn không trong Bản án số 20? Vì sao?
Cụ Thát và cụ Thứ không đăng kí kết hôn mà chỉ chung sống như vợ chồng.Vì
thời điểm 2 cụ sống chung với nhau chưa có pháp luật quy định về việc đăng ký kết
hôn.
Ngoài ra, trong bản án chỉ nêu “Năm 1956 cải cách ruộng đất vì nhiều đất nênbị
quy thành phần địa chủ. Bố mẹ các bà nói với cụ Thứ tố khổ để được chia ½nhà. Sau
đó Nhà nước sửa sai gia đình các bà được trả lại nhà đất, bố mẹ các bà vẫn chung
sống cùng nhau”, cho thấy cụ Thát và cụ Thứ chỉ sống cùng nhau như vợ chồng và
không có đề cập đến việc cụ Thát và cụ Thứ có đăng kết hôn với nhau. Vì thế, không
có cơ sở để nói cụ Thát và cụ Thứ có đăng ký kết hôn.
5. Trong trường hợp nào những người chung sống với nhau như vợ chồng
nhưng không đăng ký kết hôn được hưởng thừa kế của nhau? Nêu cơ sở
pháp lý khi trả lời.
CSPL: Điều 1 Mục II Nghị quyết 01/2003/NQ-HĐTP, Khoản a Điều 4 Nghị
quyết 02/HĐTP.
Theo Điều 1 Mục II Nghị quyết 01/2003/NQ-HĐTP và Khoản a Điều 4 Nghị
quyết 02/HĐTP hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết một số loại tranh
chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, các trường hợp những người chung sống với nhau
như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn được hưởng thừa kế của nhau là:
Theo Điều 1 Mục II Nghị quyết 01/2003/NQ-HĐTP quy định về Thừa kế trong
trường hợp chưa có đăng ký kết hôn:
1. Thừa kế trong trường hợp chưa có đăng ký kết hôn:
a. Trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03/01/1987, nếu có
một bên chết trước, thì bên vợ hoặc chồng còn sống được hưởng di sản của bên chết để
lại theo quy định của pháp luật về thừa kế.
b. Trường hợp nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ
ngày03/01/1987 đến ngày 01/01/2001 mà có đủ điều kiện kết hôn theo quy định
củaLuật hôn nhân và gia đình năm 2000 thì có nghĩa vụ đăng ký kết hôn trong thờihạn
hai năm, kể từ ngày 01/01/2001 đến ngày 01/01/2003; do đó cho đến trước ngày
01/01/2003 mà có một bên vợ hoặc chồng chết trước thì bên chồng hoặc vợ còn sống
thì vẫn được hưởng di sản của bên chết để lại theo quy định của pháp luật về thừa kế.
Theo Khoản a Điều 4 Nghị quyết 02/HĐTP quy định về Về những người thừa
kế theo pháp luật:
a) Trong trường hợp một người có nhiều vợ (trước ngày 13-01-1960 - ngày
công bố Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 - đối với miền Bắc; trước ngày 25-3-
1977 - ngày công bố danh mục văn bản pháp luật được áp dụng thống nhất trong cả
nước - đối với miền Nam và đối với cán bộ, bộ đội có vợ ở miền Nam sau khi tập kết ra
Bắc lấy thêm vợ mà việc kết hôn sau không bị huỷ bỏ bằng bản án có hiệu lực pháp
luật), thì tất cả các người vợ đều là người thừa kế hàng thứ nhất của người chồng và
ngược lại, người chồng là người thừa kế hàng thứ nhất của tất cả các người vợ.

You might also like