You are on page 1of 2

6.

Ngoài việc sống với cụ Thứ, cụ Thát còn sống với người phụ nữ nào trong Bản
án số 20? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời?
Ngoài việc sống với cụ Thứ, cụ Thát còn sống với cụ Nguyễn Thị Tần.
Bản án đã nêu rõ qua đoạn : “Xác định cụ Nguyễn Tất Thát có 2 vợ : vợ cả là cụ
Nguyễn Thị Tần, vợ hai là cụ Phạm Thị Thứ. Các đương sự đều thống nhất là cụ Thát mất
năm 1961 có vợ là cụ Tần năm 1995 có 4 người con là ông Thăng, bà Bằng, bà Khiết và bà
Triển. Theo các nguyên đơn và bà Khiết thì cụ Thát có vợ hai là cụ Phạm Thị Thứ( mất năm
1994) có 1 con là bà Tiến”.
7.Nếu cụ Thát và cụ Thứ chỉ bắt đầu sống với nhau như vợ chồng vào cuối năm
1960 thì cụ Thứ có là người thừa kế của cụ Thát không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Nếu cụ Thát và cụ Thứ chỉ bắt đầu sống với nhau như vợ chồng vào cuối năm 1960
thì cụ Thứ không phải là người thừa kế của cụ Thát vì :
- Căn cứ vào khoản a điều 4 Nghị quyết số 02/HĐTP : “Trong trường hợp một người
có nhiều vợ (trước ngày 13-01-1960 - ngày công bố Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 -
đối với miền Bắc; trước ngày 25-3-1977 - ngày công bố danh mục văn bản pháp luật được áp
dụng thống nhất trong cả nước - đối với miền Nam và đối với cán bộ, bộ đội có vợ ở miền
Nam sau khi tập kết ra Bắc lấy thêm vợ mà việc kết hôn sau không bị huỷ bỏ bằng bản án có
hiệu lực pháp luật), thì tất cả các người vợ đều là người thừa kế hàng thứ nhất của người
chồng và ngược lại, người chồng là người thừa kế hàng thứ nhất của tất cả các người vợ.” Cụ
Thát và cụ Thứ sống với nhau vào cuối năm 1960 nên cụ Thứ không phải người thừa kế theo
pháp luật
8. Câu trả lời cho câu hỏi trên có khác không khi cụ Thát và cụ Thứ sống ở miền
Nam? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Nếu cụ Thát và cụ thứ sống ở miền Nam thì câu trả lời cho câu hỏi trên là hoàn toàn
khác. Căn cứ vào khoản a điều 4 Nghị quyết số 02/HĐTP : “Trong trường hợp một người có
nhiều vợ (trước ngày 13-01-1960 - ngày công bố Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 - đối
với miền Bắc; trước ngày 25-3-1977 - ngày công bố danh mục văn bản pháp luật được áp
dụng thống nhất trong cả nước - đối với miền Nam và đối với cán bộ, bộ đội có vợ ở miền
Nam sau khi tập kết ra Bắc lấy thêm vợ mà việc kết hôn sau không bị huỷ bỏ bằng bản án có
hiệu lực pháp luật), thì tất cả các người vợ đều là người thừa kế hàng thứ nhất của người
chồng và ngược lại, người chồng là người thừa kế hàng thứ nhất của tất cả các người vợ.”
Vậy thì cụ Thứ hoàn toàn là người thừa kế hàng thứ nhất của cụ Thát
9.Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án thừa nhận cụ Thứ là người thừa kế của cụ
Thát trong Bản án số 20.
Việc Tòa án thừa nhận cụ Thứ là người thừa kế của cụ Thát trong Bản án số 20 là
đúng. Dựa vào khoản a điều 4 Nghị quyết số 02/HĐTP và những lý do như là sự xác định
của họ hàng và hàng xóm, sự xác nhận của chính quyền địa phương, lý lịch và giấy khai sinh
do chủ tịch Ủy ban nhận dân phường Xuân La cấp thì tòa thừa nhận việc cụ Thứ là vợ cụ
Thát và người thừa kế hàng thứ nhất là hợp tình hợp lý tuy nhiên vẫn còn một số điểm không
hợp với luật pháp. Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thì Việc cụ Thát có 2 người vợ
là hoàn toàn trái với pháp luật theo khoản 1 điều 2 Luật hôn nhân và gia đình : “ Hôn nhân tự
nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.” và khoản 2 điều 4 Luật hôn nhân
và gia đình : “Cấm người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng
với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ
chồng với người đang có chồng, có vợ.”

10.Trong Án lệ số 41/2021/AL, bà T2 và bà S có được hưởng di sản do ông T1 để


lại không? Đoạn nào của Án lệ có câu trả lời.
Bà S được hưởng di sản do ông T1 để lại thể hiện qua đoạn : “Xét sau khi bà T2
không còn sống chung với ông T1 thì năm 1985 ông T1 sống chung với bà S cho đến khi ông
T1 chết có 1 con chung, có tài sản chung hợp pháp, án sơ thẩm công nhận là hôn nhân thực tế
nên được chia tài sản chung và được hưởng di sản thừa kế của ông T1 là có căn cứ.”
Bà T2 không được hưởng di sản do Ông T1 để lại thể hiện qua đoạn : “ Xét bà Tô Thị
T2 chung sống với ông T1 không đăng ký kết hôn, đến năm 1982 bà T2 đã bỏ vào Vũng Tàu
lấy ông D có con chung từ đó đến nay quan hệ hôn nhân thực tế giữa ông T1 với bà T2 đã
chấm dứt từ lâu nên không còn nghĩa vụ gì với nhau nên bà T2 không được hưởng di sản của
ông T1 để lại như án sơ thẩm xử là đúng.”

You might also like