You are on page 1of 3

Câu 1: Bà Thẩm, chị Hương và bà Xê có thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông

Lưu không ? Vì sao?


Bà Thẩm và chị Hương thuộc hàng thừa kế của ông Lưu. Vì bà Thẩm là vợ
hợp pháp của ông Lưu và chị Hương là con đẻ của ông Lưu nên căn cứ vào Điểm a,
Khoản 1, Điều 651, BLDS 2015 (Điểm a, Khoản 1, Điều 676, BLDS 2005) quy định
về Hàng thừa kế theo pháp luật thì họ là những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của
ông Lưu.
“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con
đẻ, con nuôi của người chết;”
Bà Xê không thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông Lưu. Vì bà Xê không là vợ hợp
pháp của ông Lưu, quan hệ hôn nhân giữa ông Lưu và bà Thẩm là quan hệ hợp pháp
và vẫn tồn tại theo quy định pháp luật. Do vậy, theo quy định tại Điểm a, Khoản 1,
Điều 651, BLDS 2015 thì bà Xê không thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông Lưu.
Câu 2: Nếu ông Lưu kết hôn với bà Xê vào cuối năm 1976 thì câu trả lời cho câu
hỏi trên có khác không? Vì sao?
Nếu ông Lưu kết hôn với bà Xê vào cuối năm 1976 thì câu trả lời trên là khác.
Vì theo Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19/10/1990 thì bà Xê sẽ là vợ hợp pháp, là
người thừa kế hàng thứ nhất cùng với bà Thẩm, chị Hương. Tại điểm a, mục 4 Nghị
quyết số 02/HĐTP ngày 19/10/1990 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối
cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật thừa kế năm 1990 quy định:
“Trong trường hợp một người có nhiều vợ (trước ngày 13/01/1960 ngày công bố Luật
Hôn nhân và gia đình năm 1959 đối với Miền Bắc; trước ngày 25/3/1977 ngày công
bố danh mục văn bản pháp luật được áp dụng thống nhất trong cả nước đối với Miền
Nam và đối với cán bộ, bộ đội có vợ ở Miền Nam sau khi tập kết ra Bắc lấy thêm vợ
mà việc kết hôn sau không bị hủy bỏ bằng Bản án có hiệu lực pháp luật), thì tất cả
các người vợ đều là người thừa kế hàng thứ nhất của người chồng và ngược lại,
người chồng là người thừa kế hàng thứ nhất của tất cả các người vợ…”.
Câu 3: Trong vụ việc này, chị Hương có được chia di sản của ông Lưu không? Vì
sao?
Trong vụ việc này, chị Hương được chia di sản của ông Lưu. Vì, căn cứ vào
điểm a khoản 1 Điều 651 BLDS 2015( Điểm a, Khoản 1, Điều 676, BLDS 2005) về
hàng thừa kế theo pháp luật:
“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ,
con nuôi của người chết”.
Theo đó chị Hương là con đẻ của ông Lưu nên chị Hương thuộc hàng thừa kế thứ nhất
của ông Lưu. Do vậy, chị Hương được chia tài sản của ông Lưu.
Tóm tắt Quyết định số 08/2013/DS-GĐT:
Nguyên đơn: Bà Phạm Thị Ơn.
Bị đơn: Bà Lý Thị Chắc.
Cha chồng của bà Ơn là cụ Nguyễn Kỳ Huệ có tạo dựng được căn nhà bê tông cốt
thép diện tích xây dựng 148,8m2 và phần diện tích 921,4m2 tọa lạc tại số 3/58 quốc lộ
1A thị trấn Cai Lậy, xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Đến năm 1999, cụ Huệ chết để lại di
chúc định đoạt toàn bộ tài sản cho ông Nguyễn Kỳ Hà (con ruột cụ Huệ), là chồng bà
Ơn. Tuy nhiên, theo lời khai của bà Lý Thị Chắc thì bà Chắc được mẹ của cụ Huệ là
cụ Lý Thị thiệu cho vào ở từ năm 1938, sau này được cụ Huệ tiếp tục cho ở nhờ. Bà
Ơn đã có đơn khởi kiện yêu cầu đòi nhà đối với bà Chắc. Bà Chắc có yêu cầu phản tố
xin công nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với nhà đất
nêu. Vì vậy xảy ra tranh chấp.
Câu 4: Theo pháp luật hiện hành, ở thời điểm nào người thừa kế có quyền sở hữu
đối với tài sản là di sản do người quá cố để lại? Nêu cơ sở khi trả lời.
Thời điểm để người thừa kế có quyền sở hữu đối với tài sản là di sản do người
quá cố để lại kể từ thời điểm mở thừa kế.
Căn cứ vào khoản 1, Điều 611 BLDS 2015 ( khoản 1, Điều 633 BLDS 2005) Thời
điểm, địa điểm mở thừa kế quy định:
1. “Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án
tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định
tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.”
Và Điều 614 BLDS 2015( Điều 636 BLDS 2005) Thời điểm phát sinh quyền và nghĩa
vụ của người thừa kế quy định: “Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có
các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại.”
Câu 5: Trong quyết định số 08, theo nội dung của bản án, ở thời điểm nào người
thừa kế của ông Hà có quyền sở hữu nhà ở và đất có tranh chấp? Vì sao?
Thời điểm người thừa kế của ông Hà có quyền sở hữu nhà ở và đất có tranh
chấp theo quyết định số 08: “Cụ Huệ chết ngày 27/12/1999, trước khi chết cụ Huệ đã
lập di chúc cho con là Nguyễn Kỳ Hà được thừa kế; ông Hà chết ngày 14/05/2008 thì
bà Lý Thị Ơn là vợ và các con ông Hà được thừa kế và nhà đất này đã chuyển dịch
quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu đất ở sang cho bà Lý Thị Ơn; ngày 04/03/2011
bà Ơn đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
gắn liền với đất, nên bà Ơn có quyền đòi bà Chắc trả nhà đất.”
Vậy người thừa kế của ông Hà có quyền sở hữu nhà ngay thời điểm ông Hà chết:
14/05/2008.

Thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc


Câu 1: Đoạn nào của Quyết định cho thấy ông Lưu đã định đoạt bằng di chúc toàn
bộ tài sản của ông Lưu cho bà Xê?
Đoạn của nhận thấy cho thấy ông Lưu đã định đoạt bằng di chúc toàn bộ tài sản
của ông Lưu cho bà Xê : “Trước khi chết, ông Lưu có để lại di chúc cho bà được
quyền sử dụng toàn bộ tài sản gồm nhà cửa, đồ dùng trong gia đình nên bà yêu cầu
được thừa kế theo di chúc của ông Lưu.” , “ Bà Cao Thị Xê được hưởng thừa kế theo
di chúc ngày 27/7/2002 do ông Võ Văn Lưu viết gồm các tài sản nhà và đất tọa lạc tại
số 150/6A Lý Thường Kiệt, phường 6, thành phố Mỹ Tho đã được ghi nhận tại biên
bản xác minh đo đạc ngày 26/5/2005 của Tòa án nhân dân thành phố Mỹ Tho..”
Câu 2: Bà Xê, bà Thẩm, chị Hương có thuộc diện được hưởng thừa kế không
phụ thuộc vào nội dung của di chúc đối với di sản của ông Lưu không? Vì sao?
Bà Xê không được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc vì
bà quan hệ vợ chồng giữa bà Xê và ông Lưu là vi phạm pháp luật, do ông Lưu chưa
kết thúc quan hệ vợ chồng với bà Thẩm (1964) mà lại kết hôn với bà Xê (năm 1996).
Bà Thẩm được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc vì
theo khoản 1, điều 644 BLDS 2015, bà Thẩm là vợ hợp pháp của ông Lưu. Ông Lưu
và bà Thẩm kết hôn trên cơ sở tự nguyện và có đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân
xã Kinh Kệ, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
Chị Hương không được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di
chúc vì theo khoản 1, điều 644 BLDS 2015 thì chỉ có con chưa thành niên hay con đã
thành niên nhưng không còn khả năng lao động mới được thừa kế không phụ thuộc
nội dung di chúc. Ở đây, chị Hương hoàn toàn là người khỏe mạnh, có khả năng lao
động, con đã thành niên.
Căn cứ theo khoản 1, Điều 644 BLDS 2015( Điều 669 BLDS 2005) quy định:
“1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một
người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ
không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn
hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.”

You might also like