You are on page 1of 4

*Diện thừa kế

Câu 2: Nếu ông Lưu kết hôn với bà Xê vào cuối năm 1976 thì câu trả lời cho câu hỏi trên
có khác không?

Nếu ông Lưu và bà Xê kết hôn vào năm 1976 thì bà Xê sẽ thuộc hàng thừa kế thứ nhất
của ông Lưu.

 Vì căn cứ theo điều 655 BLDS 2015 về việc thừa kế trong trường hợp vợ, chồng
đã chia tài sản chung; vợ, chồng đang xin ly hôn đã kết hôn với người khác có lưu
ý đến trường hợp:

“ Một người có nhiều vợ, nhiều chồng trước ngày 13/01/1960 tức ngày công bố Luật Hôn
nhân và gia đình ở miền Bắc; trước ngày 25/03/1977 tức ngày công bố danh mục VBPL
được áp dụng thống nhất trong cả nước đối với miền Nam và cán bộ, bộ đội có vợ ở miền
Nam sau khi tập kết ra Bắc lấy thêm vợ mà việc kết hôn sau không bị hủy bỏ bằng bản án
có hiệu lực pháp luật, thì tất cả các người vợ đều là người thừa kế hàng thứ nhất của
người chồng (và ngược lại).”

 Vậy nên, trường hợp ông Lưu bà Xê kết hôn vào năm 1976 ở miền Nam (Tiền
Giang) được pháp luật công nhận là vợ chồng hợp pháp, được hưởng thừa kế của
nhau và bà Xê sẽ thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông Lưu.

Câu 3: Trong vụ việc này, chị Hương có được chia tài sản của ông Lưu không? Tại sao?

 Trong vụ việc này, chị Hương được chia tài sản của ông Lưu. Vì căn cứ theo Điểm
a, Khoản 1, Điều 651 BLDS 2015 quy định về hàng thừa kế theo pháp luật:

“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm vợ; chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi
của người chết;”
 Theo đó, chị Hương là con đẻ của ông Lưu nên chị Hương sẽ được chia di sản của
ông Lưu theo hàng thừa kế thứ nhất.

Câu 4: Theo pháp luật hiện hành, ở thời điểm nào người thừa kế có quyền sở hữu đối với
tài sản do người chết để lại? Nêu cơ sở khi trả lời.

 Căn cứ theo Điều 614 quy định về thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của
người thừa kế là:
“Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do
người chết để lại.”

 Vậy nên có thể kết luận, người thừa kế sẽ có quyền sở hữu đối với tài sản do
người chết để lại tại thời điểm mở thừa kế ( tức thời điểm người có tài sản chết).

Câu 4: Trong Quyết định số 08, theo nội dung của bản án, ở thời điểm nào người thừa kế
của ông Hà có quyền sở hữu nhà ở và đất có tranh chấp? Tại sao?

 Trong Quyết định số 08, theo nội dung của bản án, tại thời điểm ông Hà chết, tức
ngày 12/5/2008, người thừa kế của ông Hà có quyền sở hữu nhà ở và đất có tranh
chấp căn cứ theo Điều 614 quy định thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của
người thừa kế là kể từ thời điểm mở thừa kế.

*Thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc

Câu 5: Đoạn nào của Quyết định cho thấy ông Lưu đã định đoạt bằng di chúc tất cả tài
sản của ông Lưu cho bà Xê?

 Trong Quyết định 499/2005/DSPT, đoạn cho thấy ông Lưu đã định đoạt bằng di
chúc tất cả tài sản của ông Lưu cho bà Xê:

“Công nhận di chúc ngày 27/07/2002 do ông Võ Văn Lưu viết có xác nhận của ông
Nguyễn Văn Thành trưởng khu phố 10, phường 6, thành phố Mỹ Tho ngày 19/02/2002 là
di chúc hợp pháp.

Bà Cao Thị Xê được hưởng thừa kế theo di chúc ngày 27/07/2002 do ông Võ Văn Lưu
viết gồm các tài sản nhà và đất.”

Câu 6: Bà Xê, bà Thẩm, chị Hương có thuộc diện được hưởng thừa kế không phụ thuộc
vào nội dung của di chúc đối với di sản của ông Lưu không? Tại sao?

 Căn cứ theo Khoản 1, Điều 644 BLDS 2015 quy định về người thừa kế không phụ
thuộc vào di chúc:

“1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một
người thừa kế theo pháp luật nếu di sản đựoc chia theo pháp luật, trong trường hợp họ
không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn
hai phần ba suất đó:

a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;


b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.”
 Bà Xê không được coi là vợ hợp pháp của ông Lưu nên bà Xê không thuộc diện
được thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc.
 Bà Thẩm là vợ hợp pháp của ông Lưu, đồng thời không còn khả năng lao động, do
đó, bà Thẩm thuộc diện được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di
chúc.
 Chị Hương là con đã thành niên của ông Lưu, đồng thời vẫn còn khả năng lao
động, do đó, chị Hương không thuộc diện được hưởng thừa kế không phụ thuộc
vào nội dung di chúc.

Câu 7: Theo TAND tối cao, tại sao bà Thẩm được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào
nội dung của di chúc đối với di sản của ông Lưu? Đoạn nào của quyết định cho câu trả lời

 Theo TAND tối cao, bà Thẩm được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung
của di chúc vì bà là vợ hợp pháp của ông Lưu, hơn nữa, đã già yếu không có khả
năng lao động nên bà được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào di chúc.
 Đoạn nhận định tại đoạn Quyết định số 280/2008/KNDS:

“…Tuy nhiên, do bà Thẩm đang là vợ hợp pháp của ông Lưu đã già yếu, không còn khả
năng lao động và là người thừa kế ở hàng thứ nhất nhưng không được ông Lưu xác định
là người thừa kế tài sản theo di chúc nên theo quy định tại Điều 669 BLDS thì bà Thẩm
được thừa kế tài sản của ông Lưu mà không phụ thuộc vào nội dung di chúc của ông
Lưu.”

Câu 8: Nếu bà Thẩm khỏe mạnh, có khả năng lao động thì có được hưởng thừa kế không
phụ thuộc vào nội dung di chúc của ông Lưu không? Vì sao?

 Nếu bà Thẩm khỏe mạnh, có khả năng lao động thì bà cũng được hưởng thừa kế
không phụ thuộc vào nội dung di chúc của ông Lưu, căn cứ theo Điểm a, Khoản 1,
Điều 644 BLDS 2015:

“1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một
người thừa kế theo pháp luật nếu di sản đựoc chia theo pháp luật, trong trường hợp họ
không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn
hai phần ba suất đó:

a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;”


 Bà Thẩm là vợ hợp pháp của ông Lưu nên bà thuộc diện được hưởng thừa kế
không phụ thuộc vào nội dung di chúc, do đó, dù bà Thẩm có khỏe mạnh hay
không thì bà vẫn được thừa kế tài sản của ông Lưu.
Câu 9: Nếu di sản của ông Lưu có giá trị 600 triệu đồng thì bà Thẩm sẽ được hưởng bao
nhiêu? Tại sao?

1. Giả sử: Di sản của ông Lưu là 600 triệu đồng


2. Theo Điều 651 người thừa kế hợp pháp là: bà Thẩm, chị Hương
3. Theo di chúc, bà Xê được hưởng = 600 triệu đồng.
4. Nhưng theo Điều 644, bà Thẩm được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào di chúc.
Ta có một suất thừa kế theo pháp luật = 600/2= 300 triệu

Do đó: Bà Thẩm = 2/3 x 300 = 200 triệu đồng

5. Kết luận: Nếu di sản của của ông Lưu trị giá 600 triệu đồng thì bà Thẩm sẽ được
hưởng 200 triệu đồng ( tương đương 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp
luật.)

You might also like