You are on page 1of 3

*) Thừa kế thế vị và hàng thừa kế thứ hai, thứ ba

Tóm tắt bản án số 69/2018/DSPT ngày 09/03/2018 của Tòa án nhân dân cấp cao tại
Hà Nội:

-Nguyên đơn: Anh Thiều Văn C1.

-Bị đơn: Ông Đỗ Quang V.

Bà Đỗ Thị T5 không có chồng nhưng có một người con nuôi là chị Đỗ Đức Phương
C3. Chị C3 kết hôn với anh Thiều Văn C1 ngày 27/6/2002 và vợ chồng anh có 02 con
chung là cháu Thiều Thụy Thùy T7 và cháu Thiều Đỗ Gia H4. Ngày 05/3/2007 Chị C3
chết và sau đó ngày 10/2/2009 bà T5 chết cả hai không để lại di chúc. Năm 2011 anh C1
về sửa chữa lại nhà và làm thủ tục khai nhận thừa kế phần di sản mà bà T5 cho hai cháu
T7 và H4 nhưng ông Đỗ Quang V ngăn cản không cho sửa chữa và khai nhận thừa kế
cho hai cháu. Anh C1 yêu cầu giải quyết tranh chấp về quuênd thừa kế tài sản của bà Đỗ
Thị T5 giữa anh và ông Đỗ Quang V đồng thời công nhận hai cháu Thiều Thụy Thùy T7
và cháu Thiều Đỗ H4 được hưởng toàn bộ di sản do bà T5 để lại. Quyết định của Tòa án
Dân sự sơ thẩm: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Nguyên đơn Công nhận cho hai cháy
T7 và H4 được quyền thừa kế đối với di sản của Bà T5 để lại. Bác yêu cầu của bị đơn
ông Đỗ Quang V. Quyết định của Tòa án Dân sự phúc thẩm: chấp nhận kháng cáo của
Anh Thiều Văn C1 và chấp nhận một phần kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh
Hà Tĩnh. Hủy bản án dân sự sơ thẩm số 03/2017/DS-ST ngày 14/6/2017 của Tòa án nhân
dân tỉnh Hà Tĩnh.

Câu 1: Trong vụ việc trên, nếu chị C3 còn sống, chị C3 có được hưởng thừa kế của
cụ T5 không? Vì sao?

Trả lời:

-Trong vụ việc trên, nếu chị C3 còn sống, chị C3 sẽ được hưởng thừa kế của cụ T5.

-Vì theo điểm a, khoản 1 điều 651 Người thừa kế theo pháp luật BLDS năm 2015:

“ 1. Những người thừa kế theo pháp luât được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ,
con nuôi của người chết.”

=> Chị C3 là con nuôi của cụ T5 nên sẽ được hưởng.

Câu 2: Khi nào áp dụng chế định thừa kế thế vị? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.

Trả lời:
- Áp dụng chế định thừa kế thế vị khi con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng
một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ
của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm
với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được
hưởng nếu còn sống.

- Cơ sở pháp lý: Căn cứ theo Điều 652 BLDS năm 2015 quy định về Thừa kế thế vị:
“Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người
để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu
còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì
chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.”

Câu 3: Vợ của người con chết trước (hoặc cùng) cha/mẹ có được hưởng thừa kế thế
vị không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.

Trả lời:

- Vợ của người con chết trước (hoặc cùng) cha/mẹ không được hưởng thừa kế thế vị.

- Cơ sở pháp lý: Căn cứ vào Điều 652, BLDS năm 2015 quy định về Thừa kế thế vị:
“Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với
người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được
hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại
di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn
sống.”.

- Theo đó, vợ của người con chết trước (hoặc cùng) cha/mẹ không thuộc những trường
hợp được hưởng thừa kế thế vị đã được pháp luật quy định. Vì vậy, vợ của người con
chết trước (hoặc cùng) cha/mẹ không được hưởng thừa kế thế vị.

Câu 4: Trong vụ việc trên, Tòa án không cho chồng của chị C3 hưởng thừa kế thế vị
của cụ T5. Hướng như vậy có thuyết phục không? Vì sao?

Trả lời:

-Hướng giải quyết của Tòa án như vậy là thuyết phục. Vì căn cứ theo điều 652 BLDS
năm 2015 quy định về Thừa kế thế vị: “Trong trường hợp con của người để lại di sản
chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di
sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc
cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc
mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.”

Và theo điểm a, khoản 1 điều 651 Người thừa kế theo pháp luật BLDS năm 2015:
“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con
nuôi của người chết;”
=> Vì chồng chị C3 không thuộc hàng thừa kế thứ nhất, không có quan hệ huyết thống
nên không có quyền hưởng di sản đó. Nhưng xét phương diện hợp tình, hợp lý hướng giải
quyết lại không thỏa đáng vì T7 và H4 còn nhỏ, không hiểu biết tài sản và quản lý tài sản như thế
nào nên chồng chị C3 thừa kế di sản, dùng tài sản thừa kế để chăm sóc, nuôi dưỡng hai cháu.
Câu 5: Theo quan điểm của tác giả, con đẻ của con nuôi của người quá cố có thể được
hưởng thừa kế thế vị không?
Trả lời:
Vấn đề thừa kế liên quan đến con đẻ của con nuôi của người quá cố quy định tại điều 653 BLDS
năm 2015 về quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ: ” Con nuôi
và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy
định tại Điều 651 và Điều 652 của Bộ luật này.” .Quy định chung chung dẫn dến nhiều
cách hiểu khác nhau

Câu 6: Trong vụ việc trên, đoạn nào cho thấy Tòa án cho con đẻ của chị C3 được
hưởng thừa kế thế vị của cụ T5?
Trả lời:
-Phần nhận định của Tòa án, [3]…“Năm 2002, chị C3 kết hôn với anh Thiều Văn C1 và
vợ chồng có hai con chung là Thiều Thụy Thùy T7 (sinh năm 2002) và cháu Thiều Đỗ
Gia H4 (sinh năm 2004). Chị C3 (chết năm 2007) và bà T5 (chết năm 2009) cả hai không
để lại di chúc nên hai cháu T7 và Huy được thừa kế thế vị di sản của bà T5 theo quy định
tại Điều 677 Bộ luật dân sự năm 2005.”

You might also like